1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - đầu tư quốc tế - đề tài - ĐẦU TƯ CỦA SAMSUNG VÀO VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

31 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đầu tư của Samsung vào Việt Nam trong lĩnh vực điện thoại di động
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Đầu tư quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Samsung là một trong những công ty lớn của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam với quy mô lớn.. Samsung đã đóng góp rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong lĩnh vực điện thoại di đ

Trang 2

1. LỜI MỞ ĐẦU

Thế giới đang bước vào xu thế toàn cầu hóa, với những bước phát triển rõ rệt cùng những thay đổi nhanh chóng trong tổng thể nền kinh tế, kĩ huật, công nghệvà những biến đổi khác trong chính trị và xã hội Tất cả đã đem lại cho thời đại một sắc màu riêng

Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, các quốc gia đã không ngừng “chuyển mình ” để cùng sánh vai với các nước Với một nước đang phát triển như nước ta, thì cần rất nhiều vốn, đặc biệt là từ đầu tư trực tiếp nước ngoài Nguồn vốn FDI có vai trò hết sức quan trọng trong sựu phát triển kinh tế- xã hội của nước ta

Samsung là một trong những công ty lớn của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam với quy mô lớn Samsung đã đóng góp rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong lĩnh vực điện thoại di động và góp phần phát triển kinh tế Việt Nam.Vì vậy, nhóm chọn đề tài: “ ĐẦU TƯ CỦA SAMSUNG VÀO VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG”

Trang 3

I TỔNG QUAN VỀ SAMSUNG

1 Tập đoàn Samsung Tập đoàn Samsung (có nghĩa là "3 ngôi sao"), là một tập đoàn đa quốc gia

của có tổng hành dinh đặt tại Samsung Town, Seoul Tập đoàn có nhiều công ty con, hầu hết hoạt động dưới thương hiệu Samsung, là tập đoàn thương mại (chaebol) lớn nhất Hàn Quốc

Samsung được sáng lập bởi Lee Byung-chul năm 1938, được khởi đầu là một công ty buôn bán nhỏ 3 thập kỉ sau, tập đoàn Samsung đa dạng hóa các ngànhnghề bao gồm chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ Samsung tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập kỉ 60, xây dựng và công nghiệp đóng tàu vào giữa thập kỉ 70 Sau khi Lee mất năm 1987, Samsungtách ra thành 4 tập đoàn - tập đoàn Samsung, Shinsegae, CJ, Hansol Từ thập kỉ 90,Samsung mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung vào lĩnh vực điện tử, điện thoại di động và chất bán dẫn, đóng góp chủ yếu vào doanh thu của tập đoàn

Những chi nhánh quan trọng của Samsung bao gồm Samsung Electronics (công ty điện tử lớn nhất thế giới theo doanh thu, và lớn thứ 4 thế giới theo giá trị thị trường năm 2012), Samsung Heavy Industries (công ty đóng tàu lớn thứ 2 thế giới theo doanh thu năm 2010), Samsung Engineering và Samsung C&T (lần lượt là công ty xây dựng lớn thứ 13 và 36 thế giới) Những chi nhánh chú ý khác bao gồm Samsung Life Insurance (công ty bảo hiểm lớn thứ 14 thế giới),

Samsung Everland (quản lý Everland Resort, công viên chủ đề lâu đời nhất Hàn Quốc), Samsung Techwin (công ty không gian vũ trụ, thiết bị giám sát, bảo vệ) và Cheil Worldwide (công ty quảng cáo lớn thứ 16 thế giới theo doanh thu năm 2011)

Samsung có tầm ảnh hưởng lớn trong phát triển kinh tế, chính trị, truyền thông, văn hóa ở Hàn Quốc, và là động lực thúc đẩy chính đằng sau "Kì tích sông Hàn" Đóng góp 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc Doanh thu chiếm 17% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) $1,082 tỷ đô la Mỹ của Hàn Quốc.

- Sản phẩm nghe nhìn: TV phẳng, TV slimFIt, TV LCD, PDP, đầu máy DVD, rạp hát tại gia, máy nghe Mp3

- Sản phẩm vi tính: Màn hình CRT, LCD, máy in laser môn/color/ đa năng/ đĩa cứng, đĩa quang.

- Thiết bị gia dụng: Tủ lạnh SBS, tủ lạnh thường, máy giặt, điều hòa với công nghệ Silver Nano

- Điện thoại di động: với kiểu dáng thời trang và công nghệ cao cấp nhất.

Trang 4

Tầm nhìn SAMSUNG 2020

Tầm nhìn của Công ty Điện tử Samsung trong thập kỷ mới đã được nêu rõ trongtuyên ngôn “Thấu hiểu Thế giới, Kiến tạo Tương lai”

2 Công ty Samsung tại Việt Nam

Năm 1996, Samsung Vina :Samsung Electronics Hàn Quốc liên doanh với công ty cổ phần TIE SamsungVina chỉ là một dự án quy mô nhỏ, với vốn đầu tư ban đầu 36,5 triệu USD, tập trung phục vụ thị trường nội địa Lúc ấy, do quy định của pháp luật Việt Nam, Samsung phải liên doanh với Công ty cổ phần TIE để triển khai dự án này

- Ngày 28 tháng 10 năm 2009, nhà máy sản xuất, lắp ráp và ứng dụng côngnghệ sản xuất điện thoại di động khép kín hiện đại nhất đã được Samsungkhánh thành và đưa vào hoạt động tại Yên Phong, Bắc Ninh : SamsungElectronics Việt Nam (SEV)

Trước đó thì vào tháng 3 năm 2008, Công ty TNHH Điện tử Samsung ViệtNam chính thức được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép thành lập và hoạtđộng tại tỉnh này với quy mô sử dụng đất là 100 héc-ta

- Đang trên đà phát triển cực mạnh, cùng với sự ưu đãi từ các chính sách của Nhà nước, Samsung có một sự đầu tư lớn vào tổ hợp công nghệ cao Thái Nguyên tại KCN Yên Bình Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) với diện tích 170ha ở Phổ Yên, Thái Nguyên

SEV và SEVT đều sản xuất và lắp ráp điện thoại di động, máy tính bảng và linh kiện điện thoại, chủ yếu dùng cho xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới Tổng cộng các nhà máy Samsung tại Việt Nam hiện cung cấp 30% tổng sản lượng điện thoại Samsung bán ra trên toàn cầu

3 Giới thiệu sản phẩm điện thoại

Dưới đây là những mẫu điện thoại ấn tượng của Samsung trong các năm qua:

 Tới năm 1993, hãng lại tiếp tục giới thiệu SH-700, một trong những điện thoại "siêu nhẹ" lúc bấy giờ Máy nặng khoảng 100 gram

Trang 5

 Cũng vào năm 2003, Samsung chính thức bước vào thế giới điện thoại thông minh với mẫu SCH-i600, sử dụng nền tảng Windows Mobile 2002 Đây cũng là điện thoại 3G đầu tiên của hãng

Smartphone này hỗ trợ bộ nhớ mở rộng SD, Windows Mobile 2002 tích hợp với Outlook và đồng bộ địa chỉ liên lạc, các cuộc hẹn lịch, và e-mail từ máy tính

 Một năm sau, Samsung đã tung ra A790, điện thoại đầu tiên hoạt động trên cả 2 mạng GSM và CDMA SHP-A790 màn hình 2,35 inch, tích hợp camera nhưng máy cũng có nhiều hạn chế như không hỗ trợ loa ngoài và gọi hội nghị

2006: Samsung X830

Đã từng có thời bản lề xoay là kiểu thiết kế độc chiếm các mẫu điện thoại di động, và X830 là một trong số đó Nhìn bên ngoài thì thiết bị này trông khá giống một cái máy chơi nhạc MP3, chỉ khi nào bạn xoay nắp lên thì mới nhìn ra hình dáng thật sự của sản phẩm Mà thực chất

Trang 6

thì thiết kế như kiểu máy MP3 cũng chính là ý định của Samsung khi nhắm đến đối tượng khách hàng chính là những người thích nghe nhạc Một điểm khác lạ nữa trên chiếc máy này nằm ở bàn phím 2 cột thay vì 3 như bao chiếc điện thoại di động khác X830 dùng màn hình 1,46", có 1GB bộ nhớ trong, 4MB dung lượng trống để cài app Java và sở hữu camera 1,3 megapixel.

2006: Samsung SGH-i607 BlackJack

Cũng vào năm 2006, khi mà điện thoại thông minh bắt đầu phổ biến hơn với sự nổi tiếng của BlackBerry thì Samsung cũng có một dòng điện thoại bàn phím full

QWERTY của mình: BlackJack Thiết bị này chạy Windows Mobile, dùng màn hình 2,25", camera 1,3 megapixel và từng được Hiệp hội công nghiệp viễn thông di động (CITA) ở Mỹ trao giải thưởng "phần cứng tốt nhất trong mảng smartphone/PDA".

2008: Samsung Instinct

Đây là một trong những chiếc điện thoại từng được ví như "đối thủ của iPhone" Nó sử dụng màn hình cảm ứng kích thước lớn, cũng có các nút back, home và gọi điện gần giống như smartphone Android ngày nay Tuy nhiên, giao diện của Instinct vẫn còn chưa hiện đại do sử dụng nhiều thành phần Java mang từ điện thoại cũ sang, ngoài ra nó cũng chưa có kho phần mềm nào cả Nên nhớ, vào lúc đó iPhone cũng chưa có App Store.

Trang 7

2008: Samsung Omnia SCH-i910

Cuối năm 2008, Samsung tung ra Omnia, một trong những chiếc điện thoại đầu tiên của hãng có giao diện TouchWiz Thông qua giao diện tùy biến này, Samsung muốn làm cho thiết bị của mình trông đẹp hơn, giúp người dùng tương tác dễ hơn, ngoài ra nó cũng có widget nữa Nhiều người xem Omnia như là tiền thân của dòng Galaxy S ngày nay Tuy nhiên, hệ điều hành mà thiết bị này chạy là Windows Mobile vốn chưa được tối ưu hoàn toàn cho việc cảm ứng bằng ngón tay, kết hợp với jack tai nghe không theo chuẩn 3,5mm đã khiến Omnia nhận nhiều lời chỉ trích.

2009: Samsung Alias 2

Thiết bị này là người kế nhiệm cho mẫu Alias đầu tiên, và đặc biệt nó được bổ sung bàn phím có khả năng thay đổi tùy theo hoạt động của người dùng Để có được khả năng này, Samsung đã dùng bàn phím làm từ tấm nền E-Ink! Nếu bạn đang ở màn hình chính thì bàn phím này hiển thị chỉ các phím số, nếu bạn chạy phần mềm nhắn tin thì nó đổi thành bàn phím QWERTY đầy đủ Alias 2 xài kiểu nắp bật đôi, tức là bạn có thể bật nó lên

theo chiều dọc hoặc chiều ngang đều được Và tất nhiên, tùy theo chiều bật nắp mà bàn phím cũng sẽ đổi theo cho phù hợp.

2011: Samsung Galaxy Note 1

Vào thời 2011, Galaxy Note là một chiếc điện thoại rất rất to với màn hình lên đến 5,3" (giờ thì kích thước này khá phổ biến chứ không còn lạ lẫm nữa) Nó gây ấn tượng nhờ màn hình lớn và rộng rãi, ngoài ra

Trang 8

Samsung cũng gây bất ngờ khi đưa Note lên thành dòng thiết bị cao cấp của mình bên cạnh Galaxy S Note 1 đã làm bệ phóng để tạo nên sự thành công cho dòng Galaxy Note sau này của Samsung Trước Note 1 đã có Dell Streak với màn hình 5", cũng được xem là một thiết bị với màn hình rất lớn.

2012: Galaxy Beam

Chiếc smartphone Android này độc ở chỗ nó được tích hợp máy chiếu pico Máy chiếu này có độ sáng 15 lumen và có thể chiếu ra hình ảnh kích thước tối đa 50" Một ứng dụng riêng sẽ được cài sẵn trên thiết bị để giúp người dùng điều khiển hoạt động của máy chiếu Bản thân máy chiếu này chạy tốt, nhưng cấu hình của Galaxy Beam lại chỉ dừng ở tầm trung, cộng thêm việc chỉ bán ở một vài thị trường khiến máy không trở nên nổi tiếng như dòng S hay Note.

2012: Samsung Galaxy Camera

Thực chất đây không phải là điện thoại, nhưng do nó sở hữu nhiều đặc điểm của điện thoại nên vẫn có thể được cho vào danh sách này Galaxy Camera là một chiếc máy ảnh Point- and-Shoot nhưng có thêm các tính năng của Android, điển hình như giao diện TouchWiz, cho phép cài thêm app và nhiều thứ khác Máy sở hữu zoom quang đến 21x nên được xếp vào dòng siêu zoom.

2013: Samsung Galaxy Round

Galaxy Round là chiếc smartphone đầu tiên trến thế giới có màn hình OLED cong theo chiều ngang Có thể

Trang 9

nói đây chính là một chiếc Note 3 nhưng có màn hình cong, máy cũng có cổng USB 3.0 và đặc biệt là mặt lưng giả da Phần cong của Round không có nhiều tác dụng thực tiễn ngoại trừ giúp cho việc cầm nắm trở nên dễ dàng hơn, còn lại chỉ là các tính năng vui vẻ như đè lên máy để xem thông báo hay chuyển giữa các chế độ với nhau Chủ yếu, Galaxy Round chỉ là một sản phẩm để Samsung khoe về công nghệ chế tạo màn hình OLED dẻo của mình, cũng vì thế mà hãng chỉ bán nó ở Hàn Quốc mà thôi Để phản pháo lại Samsung, LG cũng có thiết bị cong của mình là LG G Flex nhưng nó cong theo chiều dọc.

2014: Samsung Galaxy Note Edge

Ý tưởng về chiếc màn hình cong 1 bên đã được Samsung công bố từ lâu, nhưng mãi đến năm 2014 thì hãng mới cho ra sản phẩm thương mại đầu tiên dùng tấm nền OLED dẻo dạng này Phần cong của Note Edge có nhiều lợi ích hơn so với cách cong của Galaxy Round, ví dụ như để chạy app, để xem thông báo, cài thêm những widget nhỏ đặc biệt Note Edge có cấu hình giống như Note 4, cũng có bút S-Pen nhưng giá bán cao hơn.

2015: Samsung Galaxy S6 Edge

Để tiếp nối màn hình cong của Note Edge, Samsung đã ra mắt S6 Edge Nhưng nếu như Note Edge chỉ cong 1 bên thì S6 Edge cong cả hai bên, điều đó tạo ra vẻ ngoài cân đối hơn cho thiết bị, và đây cũng là thiết bị đầu tiên trên thị trường được trang bị màn hình cong 2 bên S6 Edge còn đặc biệt bởi nó sở hữu một thiết kế rất hiện đại, mới mẻ và rất cách tân so với những smartphone Galaxy S đời trước Điều này là do Samsung đã quyết định dồn nhiều công sức vào để làm mới thiết kế cho mẫu điện thoại cao cấp của mình trong bối cảnh các hãng đang ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ hơn về mặt này.

2015: Samsung Galaxy Folder

Nếu như 10 năm trước thì kiểu điện thoại nắp gập này không có gì lạ nhưng ở năm

Trang 10

2015 thì nó lại gây ra sự chú ý Lý do mà Samsung vẫn còn sản xuất điện thoại nắp gập đó là do kiểu thiết kế này vẫn còn phổ biến tại Hàn Quốc, đặc biệt là với những người cao tuổi Thiết kế nắp gập cổ điển vẫn còn đó trên Galaxy Folder, có điều Samsung cho nó chạy Android 5.1 và gắn thêm màn hình cảm ứng kích thước 3,8" vào.

2016: Samsung galaxy S7 Ra mắt Samsung Galaxy S7 được xem là một sự thành công lớn nhất từ trước đến nay với sự thiết kế hoàn hảo cùng với bước tiến nổi trội về hiệu năng, camera, thời lượng pin đặc biệt là khả năng chống nước.

Trang 11

II MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

Sau 20 năm có mặt tại Việt Nam (1996-2016), Samsung đã dần khẳng định vị thế "ông lớn" của mình bằng việc mạnh tay đầu tư hàng tỷ đô để xây dựng hàng loạt các nhà máy Vậy tại sao doanh nghiệp này lại quyết định bỏ ra số tiền lớn đến nhưvậy?

1 Vị trí địa lý: - Dễ dàng giao lưu với nhiều nước: Với vị trí vừa gắn liền với lục địa Á - Âu

vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương lại nằm trên các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế quan trọng nên nước ta dễ dàng giao lưu, trao đổi hàng hoá với nhiều nước trên thế giới Cùng với vị trí đó, hệ thống cảng nước sâu ven biển là điều kiện hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nước ngoàiThuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á

- Nằm trong khu vực có hoạt động kinh tế sôi động: Nước ta nằm trong

khu vực Đông Nam Á, nơi có các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động, điều đógiúp nước ta có thể trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ các nước phát triển trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Inđônêxia

Vị trí địa lý của Việt Nam gần với các nhà máy có sẵn của Samsung tại Trung Quốc và Hàn Quốc - nơi cung ứng những linh kiện, phụ kiện nhỏ mà Việt Nam chưa thể tự sản xuất được

Bên cạnh đó, Việt Nam hầu như chưa có sự ràng buộc nào đối với việc di chuyển dây chuyền sản xuất từ các nhà máy nước ngoài vào trong nước Giới phân tích nhận định Việt Nam tương đối “mở” so với một số nước khác trong vấn đề này

2 Kinh tế:

Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động, hợp tác trong khu vực, nhất là ASEAN ngày càng mở rộng tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi quốc gia

Trang 12

Ở trong nước, Việt Nam có được thuận lợi rất cơ bản là những thành tựu to lớn và những bài học kinh nghiệm quan trọng sau 20 năm đổi mới, nhưng cũng còn nhiều yếu kém, khuyết điểm; trong khi yêu cầu hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng khẩn trương và sâu rộng hơn Việt Nam đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực.

Bước vào giai đoạn mới, thế và lực của nền kinh tế Việt Nam cũng như những kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đều đã được tăng lên đáng kể Việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo thêm cơ hội để nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới Việt Nam vẫnđược thế giới đánh giá là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực châu Á (sau Trung Quốc tăng 7,8%) Do tăng trưởng kinh tế khá nên tình hình tài chính ổn định Tổng thu ngân sách cả năm ước đạt 390 nghìn tỉ đồng (2009) Các khoản thu lớn đều đạt và vượt dự toán cả năm và tăng so với năm 2008 Thu nội địa tăng 5%, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 3,5% Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 10%, thutừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 90%, thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước tăng 3%, thu phí xăng dầu tăng 45%, thu phí và lệ phí tăng 5%.Tổng chi ngân sách nhà nước cả năm đạt 104% dự toán cả năm, trong đó chi đầu tư phát triển tăng 8%; (riêng đầu tư xây dựng cơ bản tăng 9%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể tăng 5%, chi trả nợ và viện trợ tăng 3%

3 Sự bùng nổ của nền kinh tế trung quốc:

Bước chân vào Trung Quốc từ năm 1992, Samsung đã có trong tay 13 địa điểm sảnxuất và 7 phòng nghiên cứu, cùng 45.600 nhân công ( chiếm 19% tổng nhân lựctoàn cầu của Samsung )

Tốc độ tăng trưởng kinh tế kỉ lục đã biến Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ2 thế giới Hệ quả là giá nhân công tăng cao và những chính sách ưu đãi đối vớinhà đầu tư nước ngoài bị cắt giảm Trung Quốc hiện đủ lớn để có thể đem lại rủi rocho các tập đoàn làm ăn ở đây bởi phải cạnh tranh với chính sản phẩm tương tựtrên thị trường nội địa

Trang 13

Hơn nữa, các tập đoàn lớn ngày càng có xu hướng phân tán rủi ro, thay vì dồn quá nhiều vốn vào Trung Quốc Năm 2007, khi bắt đầu tìm kiếm vị trí cho dự án Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV), Samsung đã mất rất nhiều thời gian khảo sát, cân nhắc lựa chọn giữa các quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ,

Indonesia… nhưng cuối cùng tập đoàn này đã chọn Việt Nam để đặt nhà máy

4 Chế độ chính trị, xã hội ở việt nam:

Từ thời kì đổi mới đến nay, cùng với những chính sách tích cực của Đảng và Nhànước, Việt Nam luôn là một trong những Quốc gia giữ được nền chính trị ổn địnhnhất trên thế giới Bởi lẽ đó, Việt Nam luôn được các công ty, tập đoàn nước ngoàiquan tâm, chú ý đầu tư

Cùng với quan điểm trên, Ông Nguyễn Văn Đạo - Phó tổng giám đốc SamsungVina chia sẻ lý do Samsung chọn Việt Nam làm nơi đầu tư mạnh là bởi sự ổnđịnh, nhất quán về chính trị ở nước ta, tránh được tình trạng nhiêu khê, sách nhiễu,"trên bảo, dưới không nghe" Điều đó chính là lý do Samsung đầu tư hàng tỷ USDcho các dự án ở Việt Nam

5 Chính sách ưu đãi lớn của chính phủ:

Đối với những nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam luôn có những chính sách hỗ trợ cũng như các chế độ ưu đãi rất lớn từ Chính phủ

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

Năm 2010, một năm sau khi Samsung Electronics, đưa nhà máy sản xuất điện thoại tại Bắc Ninh vào hoạt động, tập đoàn điện tử lớn nhất thế giới này bắt đầu đề xuất với Chính phủ Việt Nam công nhận công ty con tại Bắc Ninh – Samsung Electronics Việt Nam – là DN công nghệ cao

Nếu theo đúng Luật Công nghệ cao, Samsung Electronics Việt Nam, vào lúc đó chưa đủ tiêu chuẩn để được công nhận là DN công nghệ cao, vì Điều 18 của Luật quy định rõ rằng, DN chỉ được xét duyệt là DN công nghệ cao sau khi đã hoạt động ít nhất 3 năm

Lúc đó, Samsung Electronics Việt Nam mới hoạt động được có 1 năm Hơn nữa, DN còn phải đáp ứng các tiêu chí về hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), như là chi phí dành cho hoạt động R&D trong 3 năm đó phải tương đương 1% doanh thu và số nhân viên làm việc liên quan đến các hoạt động R&D phải chiếm 5% tổng số lao động

Trang 14

Một điều nữa cần phải nói là nếu xét về danh mục sản phẩm để được công nhận là sản phẩm công nghệ cao theo Luật Công nghệ cao thì sản phẩm điện thoại di động do Samsung sản xuất cũng không nằm trong danh mục công nghệ cao.

Mặc dù vậy, sau hai năm đàm phán với các cơ quan Chắnh phủ, Samsung Electronics Việt Nam đã chắnh thức được công nhận là DN công nghệ cao Những ưu đãi về thuế đó sau này cũng được dành cho phần đầu tư mở rộng trị giá 830 triệu USD tại Bắc Ninh và đầu tư mới 2 tỷ USD tại Thái Nguyên của Tập đoàn Samsung

Tức là Nếu như ở Hàn Quốc, mỗi năm Samsung phải đóng thuế ở mức 22%, thì khi vào đến Việt Nam, Samsung không phải trả một đồng nào trong suốt 4 năm liền cho thứ gọi là thuế doanh nghiệp Samsung hýởng ýu đãi cao nhất dành cho nhà đầu tý tại Việt Nam với mức thuế thu nhập DN chỉ 10% cho suốt quá trình triển khai dự án Cùng với đó là 4 nãm đầu miễn thuế và 9 nãm tiếp theo đýợc giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp

Thậm chắ sau khi Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên chobiết sẽ đầu tư 3 tỷ USD vào giai đoạn 2 - Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên (SEVT2), tập đoàn này cũng kiến nghị được hưởng thêm những ưu đãi đầu tư đặc biệt mới

Cụ thể Samsung đề nghị được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 30 năm kể từ năm đầu tiên công ty có doanh thu từ dự án; miễn thuế thu nhập trong 4 năm kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo, Samsung đề xuất được giảm tiếp 50% tiền thuế trong 3 năm nữa

- Ưu đãi về hải quan

Samsung tiếp tục nhận được ưu đãi lớn về lĩnh vực hải quan vì đạt các tiêu chuẩn làm ăn lâu dài và đầu tư vào công nghệ cao tại Việt Nam

Chắnh sách ưu đãi Hải quan được BTC kiến nghị nằm trong chế độ doanh nghiệp (DN) ưu tiên với những DN lớn, dự án quan trọng trong Thông tư số 86/2013/TT-BTC về áp dụng chế độ ưu tiên Hải quan đối với DN ưu tiên

Theo đó, các ưu tiên về chắnh sách Hải quan đối với ba công ty của Samsung sẽ là miễn kiểm tra hồ sơ hải quan và hàng hóa thực tế; khai hải quan 1 lần; được ưu tiên áp dụng chế độ tự thanh khoản, hoàn thuế trước và sau kiểm traẦ trong quá trình thông quan, trước và sau thông quan

Trang 15

- Bên cạnh đó 23/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý miễn tiền thuê đất trong vòng 50 năm cho Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) khi đầu tư xây dựng Dự án Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Samsung tại Hà Nội.

- Tỉnh BẮc Ninh hỗ trợ dự khoảng 300 tỷ đồng từ nguồn ngân sách để hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo lao động người Bắc Ninh cụ thể là 50% phí sử dụng hạ tầng cho 46,28ha đất dự án (286,9 tỷ đồng), hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động là người dân của tỉnh là 1,5 triệu/người (12 tỷ đồng)

- Về hạ tầng, Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp Yên Phong cam kết đảm bảo cấp nước sạch và xử lý nước thải, đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đáp ứng nhu cầu và tiến độ triển khai thực hiện dự án của Samsung Display Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện các giải pháp để đảm bảo đầu tư xây dựng các công trình cấp điện cho tổ hợp Samsung tại khu công nghiệp Yên Phong Bắc Ninh, bao gồm cả dự án Samsung Display.

6.Khánh hàng a) Nhu cầu khách hàng:

Ở thời điểm lúc bấy giờ, nước ta đang bắt đầu hội nhập, nên nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân thì nhiều mà nhà sản xuất lại ít

Dân số của nước ta cũng đang là một dân số trẻ và năng động, sẵn sàng thích ứng với cái mới, nếu thuyết phục được họ từ các khía cạnh hợp lý và thực tiễn Từ đó, chúng ta hoàn toàn tự tin có thể xây dựng một chiến lược về tiêu dùng trên bình diện quốc gia và hướng tới những mục tiêu kích thích mạnh mẽ được sản xuất trong nước Qua việc điều tra thị hiếu tiêu dùng của hệ thống các siêu thị và mạng lưới bán lẻ, chúng ta có thể thấy là người tiêu dùng, nhất là lớp trẻ đánh giá cao những tiêu chí như sau khi lựa chọn mua hàng hóa: Một là kết cấu (cấu tạo) của hàng hóa hoặc vật dụng phải hợp lý và càng gọn nhẹ càng tốt; Hai là kiểu dáng phải thanh nhã và tinh tế; ba là công năng hoạt động phải tiện dụng và tính nặng sửdụng phải lâu bền Như vậy, tuy đời sống đã thay đổi, nhưng trong tiêu chí hàng hóa vẫn còn lại sự tiếp nối từ quan niệm của truyền thống cha ông

Ngày đăng: 26/09/2024, 11:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w