1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - đầu tư quốc tế - đề tài - ĐẦU TƯ CỦA TẬP ĐOÀN Hyundai VÀO VIỆT NAM

25 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề ĐẦU TƯ CỦA TẬP ĐOÀN Hyundai VÀO VIỆT NAM
Chuyên ngành Đầu tư quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 164,92 KB

Nội dung

Trang 1

I TỔNG QUAN VỀ HYUNĐAI 2

1 Lịch sử hình thành: 2

2 Triết lý kinh doanh: 3

a) Phương châm quản lý: 3

b) Giá trị cốt lõi Trong lịch sử hoạt động: 3

c) Tầm nhìn và sứ mệnh: 4

II TẬP ĐOÀN HUYNDAI ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM 4

1 Thị trường ô tô ở Việt Nam 4

e) Môi trường kinh doanh 12

3 Khó khăn khi Hyundai đầu tư vào Việt Nam 12

4 Hoạt động sản xuất: 13

5 Chiến lược và hình thức đầu tư 15

a) Phát triển, kinh doanh đầu tư ở nhiều nghành nghề khác ngoài ô tô 15

b) Cải thiện công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 16

Trang 2

7 Thành tựu đạt được của hyundai Thành Công: 19

III LỢI ÍCH CỦA VIỆT NAM VÀ TẬP ĐOÀN HYUNDAI HÀN QUỐC NHẬN ĐƯỢC 21

1 LỢI ÍCH ĐỐI VỚI TẬP ĐOÀN HYUNDAI HÀN QUỐC 21

2 LỢI ÍCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM 22

IV BẤT LỢI ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ TẬP ĐOÀN HYUNDAI 23

1 ĐỐI VỚI TẬP ĐOÀN HYUNDAI 23

2 ĐỐI VỚI VIỆT NAM 23

V KẾT LUẬN 23

Trang 3

I TỔNG QUAN VỀ HYUNĐAI 1 Lịch sử hình thành:

Năm 1947, Chung Ju-yung đã sáng lập ra Công ty xây dựng và cơ khí Hyundai.Phải đến năm 1967, Công ty ôtô Hyundai mới được thành lập Năm 1968, Hyndaihợp tác với Ford Motor Company cho ra đời model đầu tiên của công ty là Cortina.Pony, chiếc xe Hàn Quốc đầu tiên xuất xưởng vào năm 1975, được thiết kế bởiGiorgio Giugiaro theo phong cách Ý, với công nghệ dẫn động do MitsubishiMotors cung cấp Những năm sau đó, sản phẩm của Hyndai được xuất khẩu sangEcuado và nhanh chóng tiếp cận thị trường các nước Benelux (Belgium,Netherlands, và Luxembourg) Năm 1991, Hyundai đã mở đường độc quyền côngnghệ cho mình khi phát triển thành công động cơ xăng, I4 Alpha và có hộp truyềnđộng

Đến năm 1986, xe của Hyndai bắt đầu được bán tại Mỹ Nhờ giá cả phải chăng,model Excel đã lọt vào top “10 xe được ưa chuộng nhất” do tạp chí Fortune bìnhchọn Năm 1988, công ty bắt đầu sản xuất các model với công nghệ của riêngmình, khởi đầu là chiếc Sonata loại midsize đến nay vẫn còn được sản xuất

Năm 1996, Hyundai Motors India Limited được thành lập, đặt xưởng sản xuất tại Irrungattukatoi gần Chennai, Ấn Độ

Năm 1998, Hyndai bắt đầu nỗ lực xây dựng hình ảnh của mình như một thương hiệu toàn cầu Một năm sau, Chung Ju Yung quyết định trao quyền lãnh đạo Hyndai Motor cho con trai mình là Chung Mong Koo Hyndai Motor Group, công ty mẹ của Hyundai đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển chất lượng, mẫu mã, tăngcường sản xuất và nghiên cứu dài hạn cho ngành ôtô nói riêng Tập đoàn đã tăng thời gian bảo hành lên tới 10 năm hay 160.000 km đối với xe bán tại Mỹ, đồng thờiphát động chiến dịch marketing quy mô lớn

Trong cuộc khảo sát về chất lượng xe hơi của tổ chức J.D Power and Associatesnăm 2004, Hyundai đã vượt qua nhiều đối thủ tiếng tăm và giữ vị trí thứ 2 Hiệnnay Hyndai nằm trong top 100 thương hiệu ôtô lớn nhất thế giới Từ năm 2002Hyndai cũng là một trong những nhà tài trợ chính thức cho giải World Cup củaFIFA

Năm 2006, chính phủ Hàn Quốc đã mở cuộc điều tra về những hoạt động của Chủ tịch Chung Mong Koo và phát hiện ông đã có hành vi tham ô Kết quả, ngày 28/4/2006 ông Chung bị bắt giữ vì đã biển thủ 100 tỉ won (tương đương với 106 triệu đô) và ông Kim Dong-jin được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành công ty

Trang 4

thành công vang dội và giành giải thưởng “2007 Top Safety Pick” của IIHS.Tại triển lãm ôtô quốc tế Bắc Mỹ 2008, Hyundai đã trình làng model HyundaiGenesis Coupe dẫn động bánh sau Phiên bản mới này đã có mặt tại các đại lýtrong nước vào hè 2008 vừa qua và sẽ có mặt tại thị trường Mỹ vào mùa xuân năm2009.

Hyundai tuyên bố sẽ cho ra mắt phiên bản hatchback 5 cửa của model Elantracompact sedan vào năm 2009 với tên gọi Elantra Touring

2 Triết lý kinh doanh:

Sự thành công này của Hyundai cho đến ngày hôm nay chính là sự kết hợp ýchí đặc thù của người Hàn Quốc với tính chính xác của Nhật Bản và kinh nghiệmquản lý kinh doanh của Mỹ trong mọi công đoạn sản xuất và quản lý để có đượcchất lượng cao nhất, hiệu quả tốt nhất và hiệu ứng tối ưu Nắm bắt những giá trịkinh nghiệm đó, Hyundai đã xây dựng cho mình triết lý kinh doanh phù hợp và lấyđó làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh doanh thực tiễn của mình

a) Phương châm quản lý:

Tôn trọng con người Ý thức trách nhiệm không giới hạn Nhận thức khả năngHiện thực hóa giấc mơ của con người bằng cách tạo ra sảm phẩm mới dựa trên tưduy và khả năng luôn đổi mới

b) Giá trị cốt lõi Trong lịch sử hoạt động:

Hyundai luôn duy trì và kiên định 5 giá trị cốt lõi sau đây:

1 Khách hàng: Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu số 1 và là động lực

phát triển của Hyundai Do đó, Công ty thúc đẩy một nền văn hóa doanh nghiệpđịnh hướng khách hàng bằng cách cung cấp sản phẩm với chất lượng tốt nhất vàdịch vụ hoàn hảo nhất , trên cơ sở lấy khách hàng làm trung tâm “Doanh số là

Thực hiện hóa giấc mơ của con người bằng cách tạo ra sản phẩm mới dựa trên tư duy và khả năng luôn đổi mới

Nhận thức khả

năng

Ý thức trách nhiệm không giới

hạn

Tôn trọng con người

Trang 5

lòng khách hàng Chúng tôi muốn trở thành thương hiệu ôtô được yêu thích nhất”(Krafcik–Top 10 người quyền lực nhất ngành ôtô)

2 Thử thách: Hyundai không bao giờ thỏa mãn với kết quả đã đạt được và

sẵn sàng chấp nhận thách thức để khẳng định vị thế của mình trên thị trường Đểtạo ra những giá t rị riêng biệt, Hyundai thường đi ngược lại với những nguyên tắctruyền thống và lố i mòn để tạo ra những th iết kế mang t ính đột phá

3 Hợp tác: Đảm bảo hài hòa lợi ích tổ chức với người lao động, khách hàng

và đối tác nhằm tạo ra một sức mạnh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh tối ưu

4 Con người: Hyundai tin rằng tương lai của tổ chức nằm trong sức mạnh và

khả năng của các thành v iên Để có sự phát t riển bền vững, công ty đã tạo lập mộtnền văn hóa công ty, ở đó nhân viên luôn được trao cơ hội tối đa để phát huy nănglực, phát triển b ản thân và đóng góp vào sự thành công của công ty

5 Tính toàn cầu: Hyundai cũng như các công ty xuyên quốc gia khác nhận

thấy để thành công họ phải tôn trọng sự đa dạng của nền văn hóa và phong tục, nỗlực và phấn đấu hết mình để trở thành một công ty toàn cầu, đáp ứng được kỳ vọngngười tiêu dùng trên toàn thế giới

c) Tầm nhìn và sứ mệnh:

Vì sự phát triển lâu dài, bền vững và để trở thành một đối tác đáng tin cậy củakhách hàng, Hyundai hứa hẹn trong tương lai sẽ nỗ lực mang lại cái nhìn mới vềsản phẩm thông qua các giải pháp đột phá và sáng tạo trên cơ sở công nghệ, dịchvụ thân thiện với môi trường và luôn lấy con người làm trung tâm Hãng mongmuốn mở rộng khái niệm về ô tô cho người tiêu dùng, rằng đó không những làphương tiện vận tải đơn giản , mà còn là không gian giúp gắn kết mỗi cá nhân vớigia đình, công việc và xã hội Bằng cách tạo ra một không gian mới trong th iết kế,Hundai hi vọng có thể tạo thêm giá trị cho chiếc xe truyền thống Trong tương lai,Hyundai hi vọng có thể đưa ra giải pháp di động hoàn toàn mới mẻ và sáng tạonhưng vẫn đảm bảo tính cạnh tranh về giá trên thị trường toàn cầu Cùng với pháttriển sản phẩm, trên cơ sở cải tiến dịch vụ sau bán hàng, họ kỳ vọng người tiêudùng sẽ có những trải nghiệm tốt nhất và đáng tin cậy nhất Hyundai cũng cam kếtsẽ luôn nỗ lực sáng tạo và tư duy không ngừng để tạo ra những sản phẩm tiết kiệmnguyên liệu và thân thiện nhất với môi trường Thực tế cũng đã chứng minh thôngqua những cải tiến mới, công ty đã tăng tính hiệu quả cũng như hiệu suất của tất cảnhững xe họ sản xuất, cùng với người anh em Hàn Quốc Kia, trở thành công ty”xanh” nhất tại Mỹ (theo công bố của cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ)

II TẬP ĐOÀN HUYNDAI ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM 1 Thị trường ô tô ở Việt Nam

Trang 6

- Vị trí của ngành ô tô Việt Nam trên thế giới:

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là tí hon giữa những người khổng lồ đến từ các quốc gia

có lịch sử nền công nghiệp ô tô lâu đời Điều này chúng ta có thể dẽ dàng nhận ra thông qua bảng số liệu về “số lượng tiêu thụ ô tô ở một số quốc gia trên thê giới”:

Bảng thống kê số lượng tiêu thụ xe ô tô ở một số quốc gia trên thế giới (triệu

chiếc) Giai

đoạn

1999

1990- 2010

Trang 7

thống với nền công nghiệp ô tô được ra đời từ rất sớm là Bắc Mĩ, Tây Âu và Đông Á Trong khi Tây Âu với nhà sản xuất lớn nhất là Đức là nơi đầu tiên đưa ô tô vào sản xuất hàng loạt ngay từ những năm cuối thế kỉ 19, Hoa Kì là nơi chứng kiến ngành công nghiệp ô tô lên ngôi với những mẫu xe bình dân giá rẻ của Ford từ năm 1910 Trong khi đó, các quốc gia Đông Á mà đi đầu là Nhật Bản bắt đầu nổi lên từ năm 1960, dần trở thành khu vực sản xuất ô tô lớn nhất thế giới với sự nổi lên của Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan…

So với các các quốc gia trên thế giới, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ra đời khá muộn Sau quá trình đổi mới, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích sự phát triển của ngành ô tô, đưa ô tô trở thành mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa Sau hơn 25 phát triển, thị trường Việt Nam đang là sân chơi của nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới như Toyota, Honda, Fords, GM… và cả những doanh nghiệp nội địa như Trường Hải, TMT, Vinaxuki với doanh số bán hàng đạt gần 120,000 xe mỗi năm

Tuy nhiên, theo thống kê của Tổ chức quốc tế các nhà sản xuất ô tô (OICA), năm 2013 Việt Nam đã xuất xưởng tổng cộng 40,902 xe ô tô, tương đương khoảng 0.04% lượng xe sản xuất trên toàn thế giới trong cùng năm Kém hơn rất nhiều so với số lượng xe sản xuất trong năm 2013 của 5 nước sản xuất ô tô hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc chiếm lần lượt 25%, 12%, 11%, 6.6% và 5.2% sản lượng toàn thế giới

-Vị trí ngành ô tô Việt Nam trong khu vực:

Trong khu vực Đông Nam Á, sản lượng xe ô tô của Việt Nam cũng thấp hơn rất nhiều so với các nước như Thái Lan, Indonesia và Malaysia.Trong năm 2013, trong khi Việt Nam vẫn khiêm tốn với sản lượng khoản 40,000 chiếc ô tô, Thái Lan đã trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ 7 trên thế giới với gần 2.5 triệu chiếc Indonesia cũng vươn lên mạnh mẽ trong năm 2013, đạt sản lượng hơn 1.2 triệu chiếc

Tính đến tháng 4 năm 2012, Việt Nam có 33 công ty doanh nghiệp hỗ trợ cấp 1 và 181 công ty cấp 2 Trong khi tại Thái Lan, số doanh nghiệp hỗ trợ cấp 1 là 709 với 354 công ty của Thái Lan và 355 công ty có yếu tố nước ngoài Số nhà cung cấp cấp 2, 3 và thấp hơn nữa của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan là hơn 1100 doanh nghiệp địa phương Số lượng doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất ô tô của Malaysia

Trang 8

nhà cung cấp cấp 1, 200 nhà cung cấp cấp 2 và tại Indonesia thì có 166 nhà cung cấp cấp 1 cùng với 336 nhà cung cấp cấp 2 Theo IHS, Thái Lan chỉ có 16 nhà sản xuất lắp ráp ô tô, Malaysia có 13 và Indonesia chỉ có 12 nhà sản xuất Với cơ cấu sản xuất cân đối như vậy, các doanh nghiệp của TháiLan,Indonesia, Malaysia ó tỉ lệ nội địa hóa ngành ô tô rất cao so với Việt Nam.

Như vậy, có thể nói, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cực kì nhỏ bé và yếu kém, không chỉ so với các trung tâm sản xuất lớn của thế giới mà còn so với các quốc gia trong khu vực

b) Nhu cầu:

Tỉ lệ sở hữu ô tô ở Việt Nam còn ở mức rất thấp so với khu vực Trong khi tỉ lệ hộ gia đình sở hữu xe ô tô ở Việt Nam chỉ khoảng trên dưới 10%, con số này ở

Philipine là 53%, Indonesia là 54% và Malaysia là 93%

c) Thị trường tiềm năng

Mặt bằng lãi suất ở mức thấp và ổn định, tín dụng cho vay mua ô tô tăng trưởng liên tục cộng thêm những chính sách hỗ trợ của Chính phủ như giảm phí trước bạ xe ô tô sẽ tiếp tục là những yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ ô tô trong nước.Với lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc theo cam kết AFTA và WTO, giá ô tô được dự báo sẽ giảm mạnh với sự thâm nhập thị trường của nhiều hãng xe trong khu vực Thêm vào đó, Việt Nam vẫn đang được đánh giá là một trong những quốc gia có chi phí sản xuất hấp dẫn đối với các nhà sản xuất Do đó, nguồn cung mặt hàng ô tô sẽ trở nên dồi dào Với sự tăng trưởng cả về nhu cầu và sản lượng cung cấp, thị trường ô tô Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng liên tục trong thời gian tới

d) Đối thủ cạnh tranh

Tại thị trường Việt Nam, Hyundai gặp phải khá nhiều đối thủ đáng gờm : toyota, Kia, Honda, Ford…trong đó đáng kể đến nhất có lẽ là toyota Toyota là một công ty đa quốc gia có trụ sở tạiNhật Bản, và là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới vào năm 2015 Về mặt công nhận quốc tế, hãng Toyota là nhà sản xuất xe hơi duy nhất có mặt trong nhóm top 10 xếp hạng công nhận tên BrandZ Năm 1995 Toyota « chân ướt chân ráo » đầu tư vào Việt Nam khi thị trường ô tô ở nước ta còn non

Trang 9

người tiêu dùng đánh giá cao.

2 Đặc điểm thuận lợi của môi trường Việt Nam để Hyundai Hàn Quốc tin tưởng lựa chọn đầu tư

Ngày 10/12/2012, trên tờ báo Namyang Chinese, tờ báo hàng đầu củaMalaysia đăng tải hai bài viết đánh giá rất cao sự phát triển của Việt Nam và khẳngđịnh chính sự ổn định về chính trị đã giúp cho Việt Nam đạt được những thành tựunày và trở thành một trong những thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ChâuÁ

Nhà nước ta cũng rất chú trọng mở cửa thị trường, ban hành luật thông thoánghơn trong vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó Việt Nam cũng mở rộngquan hệ với các nước trên thế giới như tham gia các tổ chức WTO, ASEAN cũngnhư kí kết các hiệp định song phương, đa phương…càng mở ra cơ hội cho nhiềunhà đâu tư nước ngoài hơn khi các hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ

Yếu tố chính trị ảnh hưởng lớn nhất đối với nền công nghiệp ô tô Việt Nam trong thời gian gần đây chính là những mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông Hiện Trung Quốc đang là nhà cung cấp linh kiện lớn thứ 2 cho Việt

Trang 10

b) Vị trí địa lý và mối quan hệ Việt – Hàn

Được đánh giá là trung tâm của Đông Nam Á, nằm ngay tại eo biển giao nhau giữaThái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cực kỳ thuận lợi cho việc vận chuyển, thôngthương giữa các nước Bắc Á, Đông Á và Châu Mỹ La-tin Đưa Việt Nam trở thànhnơi thu hút hấp dẫn, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực xuấtkhẩu và công nghiệp phụ trợ

Hai nước Việt Nam và Hàn Quốc có lịch sử và văn hóa tương đồng Thêm vào đó, hai nước cũng có những thế mạnh bổ sung cho nhau như Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào trong khi Hàn Quốc lại có thế mạnh về công nghệ và những thành công về phát triển kinh tế Mối quan hệ kinh tế chính trị Việt Nam - Hàn Quốc thể hiện rõ thông qua các hoạt động hợp tác đầu tư, thương mại, tăng cường quan hệ hợp tác song phương Bên cạnh đó Việt Nam vốn là một nước nghèo tài nguyên, thị trường trong nước hẹp, tích luỹ trong nước ít, nhưng qua hơn 1/4 thế kỷ, Hàn Quốc đã công nghiệp hoá thành công, trở thành một nước công nghiệp phát triển mới

Trong quan hệ hợp tác Việt Nam và Hàn Quốc, quan hệ kinh tế, chính trị Việt Nam – Hàn Quốc là lĩnh vực phát triển nhanh nhất, năng động nhất, và hiệu quả nhất

Việt Nam luôn coi Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu; mong muốn không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước phát triển mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa trong thời gian

tới

c) Chính sách pháp luật

Pháp luật Việt Nam khá ổn định, không có nhiều sự thay đổi, những quyđịnh cũng có sửa đổi bổ sung cho phù hợp, hệ thống luật pháp Việt Nam ngày càngđược hoàn thiện dần đáp ứng các nhu cầu của quá trình phát triển và hội nhập kinhtế quốc tê, công bằng hơn và phù hợp với luật pháp quốc tế

d) Kinh tế

Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, nayViệt Nam đã bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình, tăng trưởng bình quânđạt khoảng 7%/năm Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng

Trang 11

hút nguồn lực xã hội cho phát triển Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tếduy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên; đời sốngnhân dân từng bước được cải thiện; đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triểncho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân thậtsự trở thành lực lượng quan trọng để thực hiện đường lối CNH, HĐH đất nước.

- Về tăng trưởng kinh tế : kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳnthời kỳ trước đổi mới Sau giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), với mức tăngtrưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%, nền kinh tế Việt Nam đã trải quagần 20 năm với mức tăng trưởng rất ấn tượng: giai đoạn 1991 - 1995, GDP bìnhquân tăng 8,2%/năm, gấp đôi so với 5 năm trước đó; giai đoạn 5 năm tiếp theo1996 - 2000, mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính khu vực(1997-1999), GDP vẫn duy trì bình quân tăng 7,6%/năm; giai đoạn 2001 - 2005,GDP tăng bình quân 7,34%; giai đoạn 2006 - 2010, do suy giảm kinh tế Thếgiới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 6,32 %/năm Saukhi tăng trưởng chậm lại trong các năm 2011-2012, kinh tế Việt Nam phục hồitích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế năm 2013 đạt 5,4%

- Quy mô nền kinh tế tăng nhanh GDP bình quân đầu người tăng nhanh Lựclượng sản xuất có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng Chất lượng tăngtrưởng có mặt được cải thiện, trình độ công nghệ sản xuất có bước được nânglên Đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp TFP vào tăng trưởng nếu ở giaiđoạn 2001-2005 đạt 21,4%, giai đoạn 2006-2010 đạt 17,2%

- Cơ cấu kinh tế của Việt Nam bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại Cơ cấungành kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vựcdịch vụ và công nghiệp Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theohướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình

Trang 12

chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, làm độnglực cho phát triển kinh tế vùng, miền và cả nước Phát triển các khu kinh tế, khucông nghiệp tập trung nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển, đồng thời hình thànhcác vùng chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi gắn với công nghiệp chế biến Thịtrường hàng hóa, dịch vụ có bước phát triển và hoàn thiện về quy mô, cơ cấuhàng hóa - thị trường trong và ngoài nước, kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ,cơ chế quản lý, mức độ cạnh tranh Thị trường tài chính, tiền tệ phát triển khámạnh và sôi động Bên cạnh kênh huy động vốn từ ngân hàng, thị trường chứngkhoán bước đầu hình thành, góp phần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư Đồng thời,hoạt động của thị trường bảo hiểm đã đóng góp tích cực vào việc ổn định sảnxuất và đời sống dân cư, huy động vốn cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước Thịtrường bất động sản có bước phát triển nhanh chóng Thị trường lao động đượchình thành trên phạm vi cả nước Thị trường khoa học - công nghệ đang hìnhthành và phát triển, số lượng và giá trị giao dịch công nghệ có bước tiến đáng kểtrong những năm gần đây Thị trường một số loại dịch vụ công cơ bản, nhất làvề y tế, giáo dục có bước phát triển mới, huy động được các nguồn lực ngoàingân sách nhà nước tham gia.

- Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế Việc kýkết các hiệp định thương mại song phương và đa phương, tham gia tích cực vàocác cuộc đàm phán đang ngày càng nâng cao vị thế của Việt Nam trên trườngquốc tế

- Việt Nam được đánh giá là một trong 20 nước có năng lực cạnh tranh cao nhấttừ năm 2012 đến nay và được dự đoán 5 năm tới sẽ tiến đến vị trí thứ 10 trongbảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu.Điều này có thể thấy được do nguồnlao động dồi dào và giá rẻ của Việt Nam đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư

Ngày đăng: 26/09/2024, 11:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w