1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nghiên cứu về hoa văn biểu tượng linh thú, Động vật trong nghệ thuật trang trí xứ huế

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu về hoa văn biểu tượng linh thú, động vật trong nghệ thuật trang trí xứ Huế
Người hướng dẫn Cô Nguyễn An Thụy
Trường học Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM
Chuyên ngành Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Thể loại Bài nghiên cứu môn học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 122,65 KB

Nội dung

Trong số đó nghệ thuật kiến trúc Huế là một tro ng những công trình tiêu biểu thể hiện rõ nét những giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa, truyền th ống dân tộc và tất cả giá trị đó đều được

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM

BÀI NGHIÊN CỨU MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Tên đề tài: Nghiên cứu về hoa văn biểu tượng linh thú, động vật trong nghệ thuật trang trí

xứ Huế

Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn An Thụy

Trang 2

TP.HCM, ngày 03 tháng 12 năm 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Tr ường Đại học Kiến Trúc TP.HCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI NGHIÊN CỨU MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Mã lớp học phần: 31000120

ĐIỂM CỦA BÀI NGHIÊN CỨU Lời nhận xét của giảng viên

Ghi bằng số Ghi bằng chữ

Tp HCM, Ngày 03 tháng 12 năm 2022

Đại diện nhóm ký tên

Trang 3

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Việt Nam được thế giới biết là nơi với nhiều phong cảnh đẹp và những công trình kiế

n trúc cổ độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc Trong số đó nghệ thuật kiến trúc Huế là một tro

ng những công trình tiêu biểu thể hiện rõ nét những giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa, truyền th ống dân tộc và tất cả giá trị đó đều được thể hiện bằng hệ thống đồ sộ các hình tượng trang trí trên công trình kiến trúc Huế Từ đó những họa tiết hình tượng biểu trưng trong kiến trúc Huế

đã dần trở thành biểu tượng mỹ thuật truyền thống quan trọng trong dòng chảy lịch sử của dâ

n tộc

Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy những giá trị nghệ thuật của kiến trúc Huế là v

ô cùng quan trọng trong việc khẳng định nét đặc trưng riêng biệt, đậm đà bản sắc Việt

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện của Việt Nam sẽ không tránh kh

ỏi sự du nhập và lai tạp văn hóa khiến cho những giá trị văn hóa Việt bị ảnh hưởng rất lớn gâ

y ra những nhìn nhận sai lệch về văn hóa Đồng thời sự phát triển về kinh tế - du lịch những c ông trình kiến trúc được xây dựng không còn giữ những giá trị thuần túy mà chỉ nhằm phục v

ụ lợi ích thương mại Theo đó là sự thiếu kiến thức, không hiểu cặn kẽ về nguồn gốc, ý nghĩa của các biểu tượng văn hóa nên việc sử dụng tùy tiện các biểu tượng này diễn ra nhan nhản (v

í dụ như việc sử dụng lầm lẫn giữa sư tử đá hung dữ và con nghê hiền lành thuần Việt Biểu t ượng con rồng cũng tương tự Đa số rồng ở các công trình kiến trúc mới có hình dáng ngoại l

ai chứ không phải là rồng Việt) làm sai lệch với truyền thống văn hóa Việt Nam

Hơn hết giới trẻ ngày nay ít quan tâm đến những vấn đề văn hóa khiến những kiến thứ

c về những giá trị truyền thống bị mai mục Lâu dần thế hệ trẻ sẽ không còn biết đến những g

iá trị truyền thống văn hóa Việt Nam

2 Mục tiêu đề tài:

Tìm hiểu nguồn gốc, lịch sử và giá trị lịch sử nghệ thuật kiến trúc Huế để nghiên cứu hoa văn, họa tiết từ đó làm rõ ý nghĩa văn hóa của từng hoa văn, phản ánh các đặc trưng trong kiến trúc Huế cũng như những triết lý tư tưởng con người trong giai đoạn đó Thông qua tìm hiểu, nghiên cứu, sinh viên có sự ứng dụng họa tiết, hoa văn tìm hiểu được vào ngành học tập của mình Đồng thời giúp cho giới trẻ tiếp cận những loại hình nghệ thuật một cách dễ dàng t

ừ đó hình thành ý thức trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử quý báu của dân tộ

c mà ở trong phạm vi nghiên cứu là nghệ thuật trang trí trong kiến trúc Huế

3 Lịch sử nghiên cứu

4 Đối tượng nghiên cứu

Không gian: Kiến trúc Huế

Thời gian: Triều đại nhà Nguyễn (1802 - 1945)

Chủ thể: Hình tượng họa tiết linh thú, động vật trang trí trên công trình kiến trúc Huế

Trang 4

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 2: Phân loại và đi sâu vào hình tượng thú

CON RỒNG:

Ý nghĩa:

Là biểu tượng của sự cao quý, của sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ nên hình tư ợng rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa, trang phục vua chúa

Rồng chính là biểu tượng của hoàng đế đất nước An Nam, mang ý nghĩa lời chúc, côn

g hiệu thiên nhiên Bởi rồng chính là 1 trong 4 tứ linh Việt Nam Những linh vật này mang đặ

c trưng của tín ngưỡng bởi sự hiện diện của chúng đảm bảo cho sự ảnh hưởng thần bí nào đó Mang đến điềm lành, biểu tượng này cũng mang tính thần diệu và lời cầu mưa

Loài vật này cũng là biểu tượng của người chồng, của vị hôn phu, nói chung của đàn ô

ng Phụ nữ được biểu tượng bằng chim phượng hoàng Những bài ca dao thường ám chỉ đến những biểu tượng này, và khi ta thấy trên một tấm chạm khắc hay tấm thêu có họa tiết rồng k

ết hợp với chim phượng hoàng, thì đó là cách người ta nói về đám cưới Thông thường, nghĩa bóng của hình ảnh này được nhấn mạnh bằng chữ hỷ, “ niềm vui”, được nhân đôi thành song

hỷ để chỉ sự chung vui, hạnh phúc lứa đôi

Được sử dụng cho loại công trình:

Như tôi đã nói, rồng là biểu tượng của hoàng đế Trong trường hợp này, ai cũng biết l

à chân nó có năm móng vuốt Vì vậy, khi ta thấy trên đồ gỗ, rương rủ, đồ gốm sứ có rồng nă

m móng, thì đó là đồ ngự dụng ít nhiều được hoàng đế dùng trực tiếp ( bản minh họa CXXIII, CXXVII, sách L’Art À HUÉ ) Ở ngoài cung điện, hình rồng chỉ có 4 móng

Họa tiết rồng được thể hiện bằng nhiều cách thức

Có lúc, nó được nhìn từ mặt bên, trọn vẹn toàn thân, chảng hạn như trên các đường gờ mái, tay vịn cầu thang, trên các tấm thêu, tấm khắc hay họa, nói chung là khắp nơi Có lúc ng ười ta thể hiện nó nguyên dáng nhưng nhìn chính diện, ta chỉ thấy đầu và các chân trước cong cong, Lúc đó ta có kiểu mặt rồng, hay mặt nả Ta thấy cách trang trí này chủ yếu ở các đầu hồ

i tam giác của các ngôi chùa An Nam hay các cung điện, phối hợp cùng các họa tiết dơi ở phầ

n trán bia, hay ở giữa mặt trước của bộ khung chân tủ đồ An Nam Khi được nhìn chính diện như vậy, ở giữa trán rồng sẽ một kí tự mà nhiều người đọc là “Vương” (vua) hoặc “nhâm” (lớ n) mà cũng có thể chỉ là nếp nhăn được cách điệu hóa, thường được thu lại sao cho nằm vừa vặn trong nửa chữ nhật có các góc dưới gấp lại, chỉ bao gồm các đường nét đối xứng Người

An Nam gọi hình này là con rồng ăn chữ Thọ

Trên đường bờ nóc, rồng xuất hiện hai lần, thành hai con nằm đối xứng nhau ở hai đầ

u của đường bờ Ở giữa nóc, người ta để họa tiết hỏa châu, và hai con rồng đều quay đầu hướ

ng về quả châu để chầu, Tổng thể này, gồm họa tiết hỏa châu và hai con rồng, được gọi là lưỡ

ng long triều nguyệt Biểu tượng này cũng được thể hiện trên những tấm khắc hay tấm họa, tr

ên phần chân đồ gỗ, trên khung chân sập, trường kỷ, Một số người muốn coi hình ảnh này, ít nhất với trường hợp là đường bờ nóc, là biểu tượng mang tính thần diệu và lời cầu mưa, vì hỏ

a châu đại diện cho sấm sét, và hai con rồng đều là long vương nên đại diện cho mưa

Trang 5

Yếu tố phong thủy, ngũ hành

Từ xa xưa người Việt thường quan niệm rằng rồng chính là một con vật có gắn liền vớ

i thực tại giúp mang đến mưa thuận gió hòa Con vật này được xem là rất linh thiêng và mang một biểu tượng cho sự quyền quý, hạnh phúc

Chúng ta thường nhìn thấy hình ảnh của con rồng trong việc xây dựng các cung điện, đình chùa, miếu mạo và các lăng tẩm Ở một số địa danh nổi tiếng cũng được gắn liền với hìn

h ảnh của con rồng như Thành Thăng Long, sông Cửu Long Giang, cầu Hàm Rồng,

Chính với biểu tượng cao quý, sức sống vĩnh hằng của con vật này nên nó được sử dụ

ng để thiết kế nhiều trong kiến trúc cung đình, trang phục của các vua chúa Theo từng triều đ

ại thì hình tượng con rồng cũng có những thay đổi

Ý nghĩa mà bức tranh mang đến đó chính là giúp cho gia chủ gặp nhiều may mắn, xua đuổi được tà khí và làm ăn ngày càng thịnh vượng, gặt hái được nhiều tài lộc và sức khỏe dồi dào

Tuy nhiên theo các chuyên gia về phong thủy thì chúng ta nên đặt tranh rồng tại phòn

g khách Bởi đây chính là sự giao thoa của dương khí, bức tranh đặt tại đây sẽ giúp thu hút dư ơng khí và xua đuổi được những tà khí ra khỏi căn phòng của gia đình bạn

CON KỲ LÂN

Ý nghĩa:

Loài linh thú này cũng thuộc nhóm tứ linh Dưới góc nhìn của phong tụcc tập quán, n

ó có tính tình tốt, nhân hậu, nó không bao giờ giẫm lên cỏ non, không làm hại sinh vật nào, v

à chỉ những vua chúa có nhân đức mới nhìn thấ được kỳ lân Vì đặc điểm thiện tâm tự tại này nên có thành ngữ lân giác, nghĩa đen là “sừng của con lân (giống cái)”, ám chỉ “vũ khí vô hạ i”

Ông P Corentin Pétillon còn nói thêm rằng, sự xuất hiện của kỳ lân, tương ứng với vi

ệc lên ngôi của một đức minh quân, luôn luôn là điềm lành

Các công trình:

Người An Nam thường gọi chung chung là lân, kỳ lân, nhưng họ cũng có khi gọi là lo

ng mã, con long mã vì trên các bình phong họa tiết thú đó có vài đặc điểm của rồng hợp nhất với vài đặc điểm của ngựa

Dù hiểu “cổ đồ” thế nào, kỳ lân trên các bình phong thỉnh thoảng cũng mang trên lưng bánh xe tám cạnh có hình bát quái

Tương tự, người An Nam cũng đặt tên kỳ lân cho những bức tượng nhỏ bằng đôngf đ

ỏ hay đồng thanh, cho những vật dụng trang trí, hay đỉnh trầm, có hình dáng tựa sư tử hơn V

à trên lưng của loài vật này, ta thấy lại có thêm một con khác nữa, nhỏ xíu, thường có công d ụng làm núm cho nắp của đỉnh lư hương, người An Nam gọi nó có khi là kỳ lân khi là sư tử Trong trường hợp này, dường như có một sự mơ hồ rất lớn trong hệ thống mỹ thuật An Nam,

sự mơ hồ mà chúng tôi vừa đưa ra những ví dụ ở đây, mà ta cũng sẽ thấy đối với những linh t

hú khác

Khi biến hình, họa tiết kỳ lân thường được kết hợp với nhánh hoa mẫu đơn, gọi là mẫ

u đơn hóa lân Mà ta cũng có tiết trái lê kết hợp cùng nó, trong một số đền, chùa, tôi còn thấy tất cả họa tiết cây hay trái của trang trí truyền thống đều hóa kỳ lân cả

Yếu tố phong thủy, ngũ hành

Trang 6

Kỳ lân trong truyền thuyết là một trong Tứ linh vật Long Lân Quy Phụng, loài thần th

ú mang may mắn, phúc lành đến cho con người Còn trong phong thủy, kỳ lân có khả năng tr

ấn trạch, trừ tà, đem phú quý và bình an đến cho gia đình

Kỳ Lân mang tới điềm lành cùng năng lượng phong thủy mạnh mẽ và tốt lành Kỳ Lâ

n rất trung thành với chủ sở hữu của nó và sẽ bảo vệ ngôi nhà tránh khỏi những xấu xa

Do đó, Kỳ Lân có địa vị hoàng gia cao hơn những vật phẩm phong thủy khác

Kỳ lân là một trong bốn linh vật cao quý: Long, Ly (Kỳ Lân), Quy, Phụng (Phượng) Ly (Kỳ Lân) trong đó Kỳ là con đực, Lân là con cái, gọi chung là Kỳ Lân

Kỳ Lân thường liên quan đến việc mang lại sự giàu có và may mắn cho mọi người Đ ồng thời, nó cũng được biết đến là linh vật bảo vệ nhân từ, mang lại sự hòa hợp gia đình

Tuy nhiên, hầu hết các truyền thuyết và câu chuyện trong văn học, hình ảnh Kỳ lân đề

u gắn với sự may mắn về đường con cái

Những bức tượng Kỳ lân thường có hình ảnh đứa bé cưỡi trên lưng Kỳ lân và cầm hoa sen trên tay Điều này biểu thị cho sự sinh sôi nảy nở, ước mơ con đàn cháu đống Vì vậy, nh ững gia đình hiếm muộn con thường hay bày tượng Kỳ Lân Tống Tử ở trong nhà

Là một sinh vật hiện thân của Từ Tâm, đôi khi Kỳ lân cũng được sử dụng như một biể

u tượng trong thực hành Phật giáo Cũng có một khoảng thời gian con kỳ lân được thêu lên á

o choàng của tòa án biểu tượng cho quyền lực và sự khôn ngoan

* Đặt kỳ lân phong thủy trong nhà

– Nếu gia chủ mong muốn con cái sẽ đặt kỳ lân trong phong ngủ và phù hợp với mệnh của gia chủ mà chọn hướng phù hợp

– Nếu gia chủ mong muốn thành công trong công việc, học hành sẽ đặt một đôi kỳ lân tại các không gian làm việc như phòng làm việc, phòng đọc sách hoặc trên mặt bàn

– Nếu gia chủ mong muốn tài lộc, may mắn, gia đình bình yên, thuận hòa sẽ đặt Kỳ L

ân ngay trong phòng khách, vừa thể hiện được sự tôn trọng của bản thân đối với linh vật, vừa giúp Kỳ Lân phong thủy “trấn trạch” được căn nhà một cách thuận lợi, dễ dàng nhất

– Không nên đặt Kỳ Lân tại vị trí gần cửa sổ, như vậy thể hiện thái độ không tôn trọn

g đối với linh vật, có thể khiến Kỳ Lân “cắn ngược” lại chủ nhà, đem đến tai ương cho cả gia đình

* Đặt kỳ lân phong thủy trong công ty, cửa hàng

Thông thường tại công ty, doanh nghiệp trưng bày kỳ lân theo đôi Một cặp kỳ lân tọa lạc hai phía cửa chính của công ty, đuôi hướng vào phía trong, đầu hướng ra ngoài sẽ đem tới cho công ty, doanh nghiệp những cơ hội thăng tiến cực kỳ lớn

CON CHIM PHỤNG

Ý nghĩa:

Họa tiết này được đặt trên những ngon sóng biển nhấp nhô, xin nói thêm, dường như c

ác linh vật trong nhóm tứ linh đều có một mối liên hệ gì đó với nước

Loài vật này còn đại diện cho sự kiêu hãnh và tôn quí

Theo truyền thống Trung Hoa, loài chim này sở hữu nhiều phẩm hạnh đẹp “Tiếng hót của nó trải qua đủ ngũ âm, bộ lông điểm xuyến đủ năm sắc, cơ thể thu đủ sáu biểu tượng: đầu tượng trưng cho bầu trời, đôi mắt cho mặt trời, lưng cho mặt trăng, đôi cánh cho gió, chân ch

Trang 7

o mặt đất và đuôi là các tinh cầu” Người ta cũng gán cho chim phụng bảy đức hạnh và năm món đồ trang trí, chưa tính đến chín phẩm chất nữa, làm nó trở thành vua của chim muông L oại cây yêu chuộng của chim phụng là cây ngô đồng

Chim phụng chủ xuất hiện vào thời thái bình, và ẩn mất khi có dấu hiệu của thời biến loạn Vì vậy, nó là biểu tượng và điềm lành cho thời bình

Tất cả tín ngưỡng này có vẻ lạ lẫm với người An Nam Họ chỉ biết một điều rằng chi

m phụng gợi đến sự gắn kết của nam và nữ trong đám cưới, còn trong tập thể, nó tượng trưng cho nữ Theo truyền thuyết, đó là một trang thanh niên và một thiếu nữ, cả hai đều đẹp đẽ hiế

m có, cả hai đều có những phẩm chất tinh thần và lòng nhân ái, rằng người chồng là một vị ti

ên, còn người vợ là một con chim phụng, nên dân gian có câu “Tiên sa, phụng lộn”, nghĩa là

“Tiên giáng trần, phụng hòa duyên”

Hình ảnh của chim phụng trong cung đình dường như cũng là một lời tán dương đối v

ới vua chùa Người ta muốn nói rằng đời vua đó là thời thịnh trị thái bình, chỉ lúc ấy chim ph ụng mới xuất hiện

Hình ảnh:

Hình chim phụng trang trí cho những nơi thờ phụng nữ thần hay dành riêng cho phụ n

ữ Vì vậy, đường bờ nóc của một ngôi đình thờ thần mẫu thường có họa tiết chim phụng chứ không phải rồng, và nếu ở đó có bình phong thì lại là trang trí chim phụng Họa tiết cũng đượ

c dùng cho phần trán hay khung bia mộ của các hoàng hậu, là họa tiết chạm trổ chủ đạo ở giư ờng, hộp đựng triện, ấn và các vật dụng dành cho phụ nữ Điều này không có nghĩa là nghệ n hân không được dùng họa tiết chim phụng cho các trang trí phụ trên đồ gỗ, hay trên các công trình thông thường Nhưng nhìn chung, ta có thể nói rằng những vật dụng có hình ảnh của chi

m phụng đứng riêng mình nó hay là họa tiết trang trí chủ đạo thì đều để dành cho phụ nữ

Trong kiến trúc, hình ảnh chim phụng được dùng như họa tiết nhấn ở mái đao, để tran

g trí những đường bờ nóc của mái đình, chùa thờ riêng một nữ thần nào đó Nó cũng được dù

ng trong trang trí của các đình, chùa và dinh phủ khác, nhưng khi đó, nó nhường vị trí quan tr ọng nhất này cho rồng và lui xuống vị trí đầu mái hồi Nó trang trí cả các bình phong ở những đền thờ nữ thần kia Người ta đặt nó tuy hiếm hoi, nhưng ở các góc, thay cho họa tiết dơi Ở l ăng mộ hoàng hậu, nó trang trí phần trán bia mô thay cho rồng, hoặc các khung viền Cuối cù

ng, nó được chạm trổ, vẽ hay thêu ở vị trí chính giữa những mặt đồ gỗ, trên nắp các tráp hộp, trên các tấm bình phong lụa, trên thành các sập, trường kỷ

Họa tiết này có vài kiểu thức biến hóa, thường thấy nhất là cành đào hóa phụng, nhữn

g cũng có mẫu đơn hóa phụng, nhánh hoa cúc, hay mãng cầu, hoa lan kết hợp với phụng Nó

ít có linh hoạt hơn rồng, gần bằng với kỳ lân, dù các đường nét duyên dáng và tổng thể mỹ lệ

đã tạo nên sự thích nghi dễ dàng

Ở miền Bắc, ta thường thấy họa tiết bốn con phụng quây quây đuôi lại trên đỉnh cột tr ước các đình, chùa Hiệu ứng tạo ra đầy mỹ cảm

Yếu tố phong thủy ngũ hành

Phượng hoàng còn là biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã, cũng biể

u thị cho sự hòa hợp âm dương Theo truyền thuyết, nó xuất hiện trong thời kỳ hòa bình và th ịnh vượng Tại Trung Hoa thời cổ đại, có thể tìm thấy hình ảnh của phượng hoàng trong các t rang trí của đám cưới hay của hoàng tộc cùng với con rồng Điều này là do người Trung Quố

c coi rồng và phượng (hoàng) là biểu tượng cho quan hệ hạnh phúc giữa chồng và vợ, một kiể

u ẩn dụ khác của âm và dương

Trang 8

Là một trong bốn tứ linh (long, lân, quy, phụng) và là vua của các loài chim, phượng hoàng còn biểu hiện cho khả năng hồi phục kiên cường sau thất bại, đổ nát lại vươn lên từ đố

ng tro tàn Trong Phong Thủy, thân hình của phượng hoàng gợi lên năm đức tính của con ngư ời: đầu tượng trưng cho đức hạnh, đôi cánh tượng trưng cho tinh thần trách nhiệm và nghĩa v

ụ, chiếc lưng tượng trưng cho cách đối nhân xử thế khéo léo, bộ ngực là lòng nhân đạo và lòn

g trắc ẩn và phần bụng biểu thị sự đáng tin cậy Phượng hoàng chiếm giữ cả cung hướng Nam của bầu trời, và phù hợp với ánh lửa của phương Nam, có liên hệ với Mặt trời, với hơi ấm của mùa hè và niềm vui có được một vụ mùa bội thu

Khi phượng hoàng đi chung với một rồng, thì đó là biểu tượng của một cuộc sống vợ chồng hạnh phúc (phượng hoàng bên phải, rồng bên trái) Không nên trưng hai con phượng h oàng bên nhau, điều đó hàm ý về mối quan hệ đồng giới Trong khi đó, một chú chim phượng hoàng bên bông hoa mẫu đơn lại tượng trưng cho những người trẻ tuổi đang yêu Đôi lúc, hìn

h tượng phượng hoàng cũng được thể hiện với một đứa trẻ ngồi trên lưng và ôm một bình hoa

CON RÙA

Ý nghĩa:

Ở Trung Hoa, người ta nghĩ rằng rùa, thuộc giống cái, sẽ giao phối với rắn Bởi nguyê

n do đó, nó trở thành biểu tượng của sự trơ trẽn Vẽ một con rùa lên cửa nhà ai là nói người đ

ó có sự bất chính

Đặt hình rùa, hay đơn giản là viết kí tự rùa lên tường, trong một con hẻm hay trong m

ột góc, thì thành lời nhắc khách qua đường đừng đứng lại đó để thỏa mãn những nhu cầu sinh lý

Khối thân to chắc của rùa đem lại cảm giác về sự vững vàng Vì vậy, ở Trung Hoa, ng ười ta thờ cúng nó để bảo vệ các con đê

Người An Nam dường như không biết về tất cả những điều này Nhưng họ dùng con r

ùa để đội bia cũng có mối liên hệ với niềm tin dân gian về sự trường thọ, và hẳn cũng liên qu

an đến hình dáng vững chắc của nó, nên họ mới đặt rùa dưới những tấm bia để nó đem lại sự trường tồn và vững bền

Các công trình kiến trúc:

Các bia tiến sĩ, mái ngói, mái đình, họa tiết chạm trổ trên các phù điêu

Yếu tố phong thủy, ngũ hành

Tứ linh gồm Long, Ly, Quy, Phượng Trong đó Rùa là biểu tượng cho sự trường tồn, s ống lâu, mãi mãi Vì thế dân gian thường nói rằng "sống lâu như “cụ rùa” “Trong các đền, ch

ùa của người Việt, ta thường bắt gặp hình ảnh rùa đội hạc Đây là cặp biểu tượng cho sự điều hoà âm dương, vững bền Hay biểu tượng rùa đội bia đá như bia Tiến sĩ trong Văn miếu - Qu

ốc tử giám, cũng với ý nghĩa để nói rằng, những vị trạng nguyên, những tiến sĩ sẽ được ghi da

nh từ đời nay sang đời khác, bền vững mãi mãi” - GS Ngô Đức Thịnh phân tích

GS Thịnh nói thêm: “Vì nó là con vật thiêng, nên người ta tỏ lòng kính trọng Tuy nhi

ên, trước đây PGS Hà Đình Đức - một nhà rùa học - từng đề xuất nên xếp rùa Hồ Gươm vào danh sách những bảo vật quốc gia, thì tôi cho rằng chưa hợp lý Bởi suy cho cùng, đó cũng ch

ỉ là một sinh vật thôi, chứ đã là bảo vật quốc gia thì phải thực sự là vật quý, hiếm"

CON DƠI

Trang 9

Ý nghĩa:

Họa tiết dơi có một vị trí quan trọng trong nghệ thuật trang trí An Nam Nó là biểu tượ

ng cho phúc lành Cách gọi thuần Việt con dơi hay dơi không nói lên điều gì, nhưng tên Hán-Việt của nó không nói lên được điều gì mà tên Hán-Hán-Việt của nó, nghĩa là “đại phúc, phúc làn h” Do đó, người ta lấy hình dơi để biểu thị cho phúc lành, lời chúc phúc, còn để chỉ phúc làn

h viên mãn thì họ dùng họa tiết “năm con dơi”, ngũ phúc, gồm 5 điều phúc lành như sau, dĩ n hiên vẫn có những phiên bản khác: thọ là sống lâu, phú là giàu có, khang ninh là an lành và m ạnh khỏe, tu hiếu đức là phúc đức tốt, khảo chung mệnh được cho là cái chết sau khi hưởng đ

ủ tuổi trời Nhóm năm con dơi mà ta thường thấy trên nắp các hộp chạm khắc hay trên tấm bì

nh phong thêu

Họa tiết dơi thường đi kèm cách chơi chữ đa nghĩa

Phổ biến nhất là kết hợp với chữ phúc, theo ngôn ngữ nói, hoặc chữ khánh trong văn c hương, có cùng nghĩa là nhận được ban thưởng, may mắn và phúc lành” Đến lượt chữ khánh, trong nghĩa Hán Việt là nhạc khí bằng đá, đàn đá Cách chơi chữ của chữ phúc được bổ sung bằng cách chơi chữ của chữ khánh Theo đó, người ta trang trí họa tiết dơi ngậm đàn đá có đi

ểm xuyến hai quả tua, hình vẽ này đọc là phúc khánh, nghĩa đen là “dơi và và đàn đá”, nghĩa bóng là “may mắn và đại phúc”, đây cũng chính là một lời chúc nữa

Hoặc có thể kết hợp chữ thọ với chữ phúc để ra phúc thọ, “hạnh phúc và trường thọ”

Ý nghĩa này còn được thể hiện trong trang trí qua họa tiết dơi, tượng trưng cho phúc, ngậm c

hữ thọ được cách điệu hóa và đôi khi tiết giảm thành khung bát giác đơn giản, trong đó họa ti

ết dơi được tạo thành từ họa tiết lá thuần kéo ra hay co lại

Thay cho nhạc khí đá hay kí tự trường thọ, họa tiết dơi cũng có lúc ngậm một lẵng ho

a, một vật trong nhóm bát bửu, như ta đã biết, tượng trưng cho niềm vui và phúc lành

Công trình kiến trúc:

Đôi khi nó nằm giữa một tấm chạm khắc, nhưng thường là nó nép mình ở các góc, lép đầy góc với sải cánh rộng trang nhã Riêng trong nghề làm đồ trang sức, họa tiết này còn nằm

ở phần tòn ten của bông tai Hoặc các đồ vật như: nghiên mực, án thư, chạm khắc cửa

Yếu tố phong thủy, ngũ hành

Sở dĩ con dơi trở thành biểu tượng may mắn, có thể nói nguyên nhân phần nhiều là do

âm đọc mang lại Theo đó, trong tiếng Hán, chữ "bức" (con dơi) có phát âm giống với chữ "p húc", tức cách nói chung về những điều may mắn như ý, nên phạm vi ứng dụng của hình tượn

g dơi rất rộng rãi Loài vật này thường xuyên xuất hiện trong các bức tranh cát tường Có nhữ

ng bức tranh chỉ vẽ dơi, như bức song phúc, ngũ phúc

Biểu tượng dơi còn xuất hiện nhiều hơn trong các hoa văn cát tường, chẳng hạn như n

gũ phúc bổng thọ, phúc tại nhãn tiền, bình an ngũ phúc tự thiên lai,

Đặc biệt, dơi là biểu tượng thường được sử dụng trong trang trí Khi sử dụng trong ph ong thủy, dơi thường được sơn màu đỏ son – bởi màu đỏ là màu của niềm vui và những điều may mắn trong cuộc sống

Biểu tượng 5 con Dơi:

Thông thường để có hạnh phúc viên mãn người ta trang trí năm con dơi tượng trưng c

ho ngũ phúc Năm điều phúc đó là:

Thọ tức là sống lâu

Phú tức là giàu có

Trang 10

Khang ninh tức là yên ổn và có sức khỏe

Du hảo đức tức là yêu mến đức hạnh

Khảo chung mệnh tức là chết mà không bệnh tật khi tuổi già

Biều tượng con dơi trong phong thủy:

Hình ảnh con dơi đang bay, miệng ngậm đồng tiền lớn, hay hình ảnh con dơi ngậm ch iếc khánh đá, con dơi ngậm chữ thọ, con dơi ngậm hoa cúc… được các nghệ nhân khắc hoặc đắp nổi có lẽ đều mang ý nghĩa nhất định

Con dơi ngậm khánh đá tức là con dơi ấy đang mang đến niềm may mắn, bởi chữ khá

nh có nghĩa là vui vẻ, hạnh phúc, phần thưởng Khi nó kết hợp với con dơi tức là Phúc Khánh

có ý nghĩa càng làm tăng sự hạnh phúc sung sướng và may mắn gấp bội

Con dơi ngậm chữ thọ khi người ta kết hợp hai chữ phúc và thọ lại để chỉ một thông đ iệp mà ai ai cũng mong muốn có được Đó là sự giàu có sung sướng hạnh phúc và sống lâu tr

ăm tuổi

Hình ảnh con dơi ngậm tiền cũng không nằm ngoài ý nghĩa ấy Như vậy, có thể thấy s

ự phối hợp giữa hình ảnh con dơi và các hình tượng đi kèm nó để làm tăng sức biểu cảm của hình tượng mà không làm mất đi tính thẩm mỹ

SƯ TỬ ( cọp )

Ý nghĩa:

Trong trang trí kiến trúc, họa tiết nghe trang trí cho điện Thái Hòa, đại diện cho các b uổi đăng triều quan trọng

Công trình kiến trúc:

Sư tử được dùng trong nghệ thuật An Nam dưới hai hình dáng và hai tên gọi

Đầu tiên, chúng ta có con sư tử Bờm xoăn, bộ lông lượn sóng, đuôi rộng thành chum, móng vuốt uy lực, nhưng lại có vẻ an phận và hiền hậu Nó luôn được thể hiệ hiện đang chơi với quả cầu cột dải lụa dài tung ra như ngọn lửa hay thắt nút khéo léo Toàn bộ đề tài này hẳn nhiên được thực hiện theo quy ước truyền thống, đặc biệt là bộ lông

Họa tiết này thường được dùng cho trang trí góc, trong đó con sư tử bước xuống từ m

ột cột cửa, đặt hai chân trước trên gờ tường nối với cửa chính Trong trường hợp này, ta có họ

a tiết thú chơi với trái cầu, gọi là sư hý cầu

Có khi nó được sử dụng để trang trí bình phong, nhưng lúc này là một nhóm gồm năm con sư tử, gọi là ngũ sư hý cầu

Ta còn thấy nó, một mình hoặc với những con sư tử khác, đứng trên một bình vôi hay một đỉnh trầm Nhưng khi không có trái cầu đi kèm thì trong cách hiểu của người An Nam lậ

p tức có sự lẫn lộn: người này nói nó là kỳ lân, người kia nói nó là sư tử Rất khó để phân địn

h rõ ràng, lúc này đây cũng như rất nhiều trường hợp khác, có sự mơ hồ trong hệ thống họa ti

ết thú của mỹ thuật An Nam

Trong trang trí kiến trúc, họa tiết nghê trang trí cho điện Thái Hòa, đại diện cho các b uổi đăng triều quan trọng, Nó được đặt trong lồng kính to có chiều cao khoảng 1 mét, bằng đ ồng mạ vàng, rất oai phong, có 2 con nghê, mỗi con ở một bên điện Trước lăng tẩm của vua Thiệu Trị cũng có 2 con nghê có cùng kích thước, cùng bằng đồng mạ vàng, đứng gác

Ngày đăng: 14/11/2024, 10:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w