1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận tìm hiểu hoạt Động của các sàn thương mại Điện tử hiên nay

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu hoạt động của các sàn thương mại điện tử hiện nay
Tác giả Nguyễn Trương Hoàng Tin, Lê Na, Hoàng Thị Ngọc Yến, Nguyễn Cao Kiểu Thắm, Nguyễn Chí Cường
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thành Luân
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thương Mại Điện Tử
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024-2025
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 7,13 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ SHOPEE (8)
    • 1.1. Lịch sử hình thành Shopee (8)
    • 1.2. Cơ cấu tổ chức của Shopee (10)
      • 1.2.1. Cơ cấu tổ chức (10)
      • 1.2.2. Chức năng của các phòng ban (11)
    • 1.3. Lĩnh vực kinh doanh (14)
    • 1.4. Cơ sở vật chất (17)
      • 1.4.1. Văn phòng Shopee (17)
      • 1.4.2. Kho hàng của Shopee (20)
    • 1.5. Cơ cấu nhân sự (21)
    • 1.6. Thuận lợi và khó khăn của công ty (22)
      • 1.6.1. Thuận lợi (22)
      • 1.6.2. Khó khăn (23)
    • 1.7. Phân tích SWOT sàn TMĐT Shopee và so sánh Shopee với các sàn khác (23)
      • 1.7.1. Điểm mạnh (Strength) (23)
      • 1.7.2. Điểm yếu (Weaknesses) (24)
      • 1.7.3. Cơ hội (Opportunities) (25)
      • 1.7.4. Thách thức (Threats) (26)
      • 1.7.5. So sánh sàn TMĐT Shopee với các sàn TMĐT khác (27)
    • 1.8. Kết quả và thị phần Shopee qua các năm (29)
      • 1.8.1. Kết quả (29)
      • 1.8.2. Thị Phần (30)
  • CHƯƠNG 2. CHÍNH SÁCH QUẢN LÍ MỘT CỬA HÀNG (B2C) (31)
    • 2.1. Cách thức hoạt động kinh doanh chung của sàn thương mại điện tử (31)
      • 2.1.1. Xuất hiện (31)
      • 2.1.2. Truy cập (32)
      • 2.1.3. Quyết định mua hàng (32)
    • 2.2. Điều kiện đăng kí một gian hàng trên shopee (33)
      • 2.2.1. Điều kiện (33)

Nội dung

Shopee được giới thiệu lần đầu tại Singapore vào năm 2015 với tư cách là sàn TMĐT và tập trung vào thiết bị di động nơi người dùng có thể duyệt,mua sắm, bán sản phẩm và hiện có mặt ở 8 q

GIỚI THIỆU VỀ SHOPEE

Lịch sử hình thành Shopee

Sea Limited (Sea) là một tập đoàn công nghệ có trụ sở chính tại Singapore Được thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li - được biết đến là người đối đầu với Alibaba Sea ban đầu được thành lập với tên gọi Garena nhưng công ty đã đổi tên thành thương hiệu Sea vào năm 2017, mặc dù thương hiệu Garena vẫn được giữ lại cho nhánh giải trí kỹ thuật số của công ty.

Từ năm 2020, Sea cũng là chủ sở hữu của câu lạc bộ bóng đá Singapore Premier League Lion City Sailors FC, sau khi Forrest Li mua lại tư nhân hóa và đối tên thành Home United Sea hiện đang hoạt động như một công ty mẹ của Garena, SeaMoney và Shopee.

Shopee được giới thiệu lần đầu tại Singapore vào năm 2015 với tư cách là sàn TMĐT và tập trung vào thiết bị di động nơi người dùng có thể duyệt, mua sắm, bán sản phẩm và hiện có mặt ở 8 quốc gia: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Philippines, Brazil và đặc biệt ngày 8 tháng 8 năm 2016 Shopee đã chính thức ra mắt tại Việt Nam.

Giai đoạn này Shopee là một thị trường di động sử dụng kết hợp cả mô hình P2P (người với người) và C2C (người tiêu dùng với người tiêu dùng). Tuy nhiên, cách thức áp dụng mô hình này có sự khác biệt so với các nền tảng P2P truyền thống.

Trong giai đoạn này Shopee nhanh chóng mở rộng sang các thị trường Đông Nam Á khác như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Philippines và hoạt động tại 13 quốc gia.

Tại Malaysia, Shopee đã trở thành cổng thương mại điện tử được truy cập nhiều thứ ba trong quý 4 năm 2017, vượt qua Lelong và thay thế Lazada trở thành ứng dụng hàng đầu trên các kho ứng dụng iOS và Google Play Một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 12 năm 2017 cho thấy Shopee là nền tảng mua sắm hàng đầu dành cho các bà mẹ Indonesia (73%), vượt xa Tokopedia (54%), Lazada (51%) và Instagram (50%).

Trong giai đoạn mới này thì shopee đã có nhiều khởi sắc tốt đẹp hơn so với những năm trước, nhưng đằng sau những điều tốt đẹp ấy thì cũng không ít rắc rối đến với shopee.

 Năm 2019, Shopee đã ra mắt một trang web bản địa hóa ở Brazil Đây là trang web đầu tiên của Shopee tại Mỹ Latinh và bên ngoài châu Á • Năm 2020: Shopee chính thức ra mắt tại thị trường Mexico, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng toàn cầu.

 Năm 2020: Shopee bắt đầu hoạt động tại Hàn Quốc để giúp các thương gia địa phương tiếp cận khách hàng tại các thị trường nơi Shopee hoạt động. Tuy nhiên, Shopee không có nền tảng dành cho người tiêu dùng ở Hàn Quốc.

 Năm 2021:Shopee được coi là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á với 343 triệu lượt truy cập hàng tháng Ngoài ra, Shopee tiếp tục mở rộng sang thị trường Nam Mỹ với việc ra mắt tại Colombia và Chile. Vào tháng 9, Shopee ra mắt tại thị trường Ba Lan Hai tháng tiếp theo, Shopee cũng ra mắt tại Tây Ban Nha và Pháp Vào tháng 11, Shopee đã thâm nhập thị trường Ấn Độ.Nó đã đạt được 100.000 đơn đặt hàng mỗi ngày và có hơn một triệu lượt cài đặt ứng dụng trên Google Play Store ở Ấn Độ.

 Năm 2022: Vào ngày 29 tháng 3, chỉ năm tháng sau khi ra mắt, Shopee đã ngừng hoạt động tại Ấn Độ Trang web và ứng dụng cũng ngừng hoạt động ở Ấn Độ vào ngày 31 tháng 5 Shopee lần lượt rời khỏi Pháp và Tây Ban Nha vào ngày 6 tháng 3 và 17 tháng 6, Vào tháng 9 năm 2022, Shopee đã chấm dứt hoạt động tại Chile, Colombia và Mexico, nhưng sẽ tiếp tục phục vụ khách hàng tại các quốc gia này thông qua mô hình xuyên biên giới Shopee đã rời khỏi Argentina hoàn toàn vào ngày 8 tháng 9 năm 2022 sau khi phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Mercado Libre, chỉ còn lại Ba Lan hoạt động tại châu Âu.

Giai đoạn hiện tại (2023 - nay)

Shopee, "gã khổng lồ" thương mại điện tử Đông Nam Á, đang đối mặt với những thách thức không nhỏ trong giai đoạn này:

 Sa thải nhân viên: Shopee buộc phải sa thải nhân viên tại một số thị trường Đông Nam Á như Indonesia, Việt Nam và Thái Lan do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và áp lực chi phí.

 Rút khỏi thị trường: Shopee đã rời khỏi châu Âu với thông báo đóng cửa hoạt động tại Ba Lan vào ngày 12 tháng 1 năm 2023.

 Sụt giảm giá trị thị trường: Sea Limited, công ty mẹ của Shopee, chứng kiến giá trị thị trường giảm mạnh 170 tỷ USD trong vòng một năm qua, ảnh hưởng đến tiềm lực tài chính của Shopee.

Cơ cấu tổ chức của Shopee

- Theo nguồn Phòng Hành chính - Nhân sự, sơ đồ tổ chức của Shopee được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bố phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và phòng ban trong công ty Là một công ty đa quốc gia có bộ máy hoạt động như một công ty cổ phần, gồm: Căn cứ vào ngành nghề kinh doanh của mình, công ty TNHH Shopee Việt Nam đã lựa chọn xây dựng cơ cấu doanh nghiệp theo cấu trúc tổ chức theo chức năng.

- Các bộ phận được chia theo tính chất tổ chức Các nhân viên nhận nhiệm vụ từ người đứng đầu các phòng ban, từ đó có thể tăng hiệu quả hoạt động thông qua sự phối hợp với các nhân viên trong từng bộ phận Tuy nhiên cấu trúc này gặp khó khăn trong việc phối hợp giữa các bộ phận Chính vì thế, tại công ty TNHH Shopee ở mỗi phòng ban thường có thêm bộ phận hỗ trợ, để giúp đỡ các công việc làm giảm gánh nặng cho các nhân viên chuyên trách.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sea (nguồn: theorg.com)

1.2.2 Chức năng của các phòng ban

• Giám Đốc Vận Hành Các Nước: Quản lý hoạt động kinh doanh và vận hành chung của Shopee tại các thị trường khác nhau.

• Trưởng Nhóm, Quản Lý, Phân Tích Doanh Nghiệp Vận Hành & Vận Hành Thanh Toán: Phân tích dữ liệu, tối ưu hóa quy trình vận hành, quản lý các vấn đề liên quan đến thanh toán.

• Nhóm trưởng PMO (trí tuệ kinh doanh): Đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng nền tảng dữ liệu của Shopee và là nguồn thông tin mà dựa vào đó doanh nghiệp có thể phân tích và đưa ra những giải pháp thích hợp cho những vấn đề liên quan đến việc vận hành kinh doanh.

• Trưởng Phòng Vận Hành: Giám sát hoạt động vận hành hàng ngày tại các kho hàng, trung tâm xử lý đơn hàng.

• Trường Nhóm Quản Lý Dự Án: Lập kế hoạch, triển khai và quản lý các dự án quan trọng của Shopee.

• Director: Giám đốc vận hành quản lý các hoạt động vận hành hàng ngày của công ty, đảm bảo các quy trình hoạt động trơn tru.

• Self President: Lãnh đạo toàn bộ hoạt động kinh doanh của Shopee.

• Phó chủ tịch: Hỗ trợ Chủ tịch trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh tổng thể, giám sát hoạt động của các phòng ban kinh doanh, đảm bảo đạt được mục tiêu doanh thu.

• Trưởng Phòng Bán Hàng: Lập kế hoạch và thực hiện các chiến lược bán hàng, thúc đẩy doanh thu.

• Trưởng Phòng Marketing: Lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu Shopee.

• Quản Lý Thương Mại Điện Tử: Quản lý các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên Shopee.

• Trường Bộ Phận Quản Lý Người Bán: Quản lý và hỗ trợ người bán hàng trên

• Giám đốc thương mại khu vực Sea: Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Shopee tại một khu vực cụ thể thuộc Đông Nam Á (Sea). Người này sẽ xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường địa phương, hợp tác với các đối tác địa phương để mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh số.

• Quản Lý Kế Hoạch Tài Chính và Kiểm Soát Chi Phí Hậu Cần: Lập kế hoạch và quản lý chi phí hậu cần cho Shopee.

• Giám Sát Nội Dung Chất Lượng: Đảm bảo chất lượng nội dung sản phẩm và dịch vụ trên Shopee.

• Trưởng Nhóm Logistics (quản lý đơn hàng): Quản lý quy trình vận chuyển và giao hàng cho Shopee.

• Giám Đốc Thiết Kế Sản Phẩm: Thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng cho Shopee.

• Trưởng Nhóm Quản Lý Sản Phẩm, Dữ Liệu Sản Phẩm và Vận Hành: Chịu trách nhiệm về vòng đời của sản phẩm, từ khâu lên ý tưởng đến khi ra mắt thị trường.

Thu thập, phân tích dữ liệu về sản phẩm, người dùng để đưa ra các quyết định cải tiến sản phẩm.

• Trưởng Phòng Tiếp Thị & Quản Lý Sản Phẩm Kinh doanh, ShopeePay: Tiếp thị và quản lý sản phẩm ShopeePay.

• Trường Nhóm Chuyên Gia Quảng Cáo Điều Phối Viên Kiếm Tiền: Lập kế hoạch và thực hiện các chiến dịch quảng cáo cho Shopee.

PHÒNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN:

• Quản Lý Kỹ Thuật: Quản lý các hoạt động kỹ thuật hàng ngày, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả.

• Quản Lý Cấp Cao: Lãnh đạo các dự án lớn, xây dựng chiến lược phát triển công nghệ.

• Phân Tích Cấp Cao: Phân tích dữ liệu, đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu, xây dựng các mô hình dự báo.

• Chuyên Gia Khoa Học Dữ Liệu Cao Cấp: Nghiên cứu và phát triển các thuật toán học máy mới cho Shopee.

TRƯỜNG PHÒNG, BẢO MẬT DỮ LIỆU: Đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu cho Shopee.

• Phân tích Cấp Cao: Thiết kế và xây dựng kiến trúc dữ liệu, đảm bảo dữ liệu được quản lý và sử dụng hiệu quả.

GIÁM ĐỐC PHÁT TRIỂN MARKETING: Phát triển và thực hiện các chiến lược marketing dài hạn cho Shopee.

GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ: Quản lý nhân sự, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên cho Shopee. viên trong bộ phận.

• Trưởng nhóm tuyển dụng: Lập và triển khai các kế hoạch tuyển dụng đến nhân viên trong bộ phận

• Trưởng nhóm hoạt động nhân sự: Nghiên cứu, hoạch định tài nguyên nhân sự: duy trì và quản lý nguồn lực : đào tạo và phát triển.

• Đối tác nhân sự: Lên kế hoạch và tầm nhìn chiến lược về nhân sự.

• Quản lý tiếp nhận tài năng: Là người xây dựng một hệ thống nhằm tìm kiếm, đào tạo và giáo dục người có năng lực trở thành người phù hợp cho

1 vị trí / 1 nhu cầu tuyển dụng hiện tại hoặc trong tương lai.

Lĩnh vực kinh doanh

 Ban đầu, cách thức kinh doanh mà Công ty TNHH Shopee theo đuổi là C2C – Consumer to Consumer, làm trung gian mua bán giữa cá nhân với cá nhân Cho đến thời điểm hiện tại, Công ty TNHH Shopee đã mở rộng thêm mô hình B2C – Business to Consumer, mua bán giữa doanh nghiệp với cá nhân, Shopee vẫn đóng vai trò là người liên kết trung gian Tóm lại, Shopee là kênh bán hàng trung gian, mô hình này hỗ trợ người bán đăng tải các thông tin về sản phẩm, dịch vụ và giúp người mua tiếp cận với các thông tin này một cách trực quan.

 Sàn giao dịch TMĐT trên website shopee.vn do Công ty TNHH Shopee thực hiện hoạt động và vận hành với các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như:

- Đặt hàng trực tuyến và giao tận nơi;

- Shopee Live và Trò chơi ứng dụng

 Công ty TNHH Shopee có rất nhiều loại mặt hàng khác nhau như vật dụng gia đình, đời sống, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, thời trang, thể thao, sản phẩm ăn uống, các đồ điện tử điện thoại, máy tính bảng… từ đồ bình dân đến những đồ xa xỉ Shopee là sàn TMĐT chính nên các sản phẩm trên đây đều do người bán đăng lên, vì vậy sản phẩm được bán trên nền tảng này rất đa dạng và phong phú Các sản phẩm trên shoope.vn đều có giá khá cạnh tranh vì thường xuyên có ưu đãi khuyến mãi cho khách mua.

● Mặc dù là kênh mua sắm lớn, nhưng cũng có những sản phẩm cấm giao dịch và hoặc giao dịch có điều kiện tại Shopee Các sản phẩm vi phạm quy định sẽ không được phép đăng bán trên Shopee Để đảm bảo trải nghiệm của người mua, Shopee sẽ tiến hành kiểm tra chặt chẽ 4 nhóm sản phẩm vi phạm Shopee đó là:

-Sản phẩm spam nội dung.

-Tỷ lệ hàng đặt trước cao.

Nội dung đăng bán không phù hợp bao gồm: Đăng bán những sản phẩm bị cấm, hướng dẫn giao dịch ngoài Shopee, thay đổi nội dung sản phẩm và giảm giá không hợp lệ

STT Các sản phẩm bị cấm trên Shopee

1 Tiền tệ, tiền giả, con dấu giả, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Hàng vi phạm bản quyền: Hàng nhái, hàng giả, bản sao trái phép của một sản phẩm hay hiện vật mà có thể vi phạm quyền tác giả, quyền thương hiệu, hoặc các quyền sở hữu trí tuệ khác của các bên thứ ba

3 Các chất ma túy (bao gồm cả ma túy tổng hợp), thuốc các loại, thuốc kích dục,

4 Động vật và chế phẩm từ động vật (bao gồm động vật hoang dã)

5 Đồ cổ và các tạo tác nghệ thuật

6 Mỹ phẩm đã qua sử dụng

Các thiết bị giám sát điện tử và thiết bị điện tử khác như thiết bị chia cáp truyền hình, máy quét radar, thiết bị điều khiển tín hiệu giao thông, thiết bị nghe lén

8 Các mặt hàng bị cấm vận

Súng, vũ khí và các sản phẩm có hình dạng giống vũ khí Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng Giống lựu đạn, bom, mìn

Súng nén bằng hơi nước hoặc lò-xo bắn đạn nhựa hoặc các loại đạn khác Súng bắn nước, hơi nước; súng bắn phát quang hoặc bắn gây tiếng nổ

Giống kiếm, mác, lê, dao găm, cung nỏ (làm bằng các loại vật liệu kể cả gỗ, tre, giấy nén, ) Các loại đồ chơi có hình dáng giống các loại vũ khí khác

Các loại pháo: Pháo nổ, pháo hoa, pháo đập, đạn đập làm bằng thuốc pháo hoặc bằng các loại vật liệu khác có thể gây cháy, bỏng Đồ chơi tình dục, công cụ hỗ trợ tình dục (sex toy) các loại

13 Thực phẩm thuốc: Các mặt hàng được giới thiệu là có tác dụng trong chẩn đoán, cứu chữa, điều trị hoặc phòng ngừa bệnh ở người hoặc động vật; có tác dụng tránh thai, gây mê, hoặc ức chế/chấm dứt/tăng cường chức năng sinh lý tạm thời hoặc lâu dài (ví dụ: dược phẩm, thuốc giảm cân không nhãn mác xuất xứ hoặc nhãn mác sai)

Thực phẩm có hại: Thực phẩm có chứa thành phần bị cấm hoặc vượt quá tỷ lệ cho phép; thực phẩm bị pha trộn mà không thông báo đầy đủ cho người mua trước thời điểm giao dịch

15 Các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng

17 Bất kỳ mặt hàng thực phẩm nào gây hại sức khoẻ cho con người.

Bảng danh sách các sản phẩm bị cấm trên Shopee (Nguồn: banhang.shopee)

Cơ sở vật chất

Là một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới thì cơ sở vật chất của Sea Ltd cũng không kém gì so với các công ty đang phát triển khác, nó gồm có: Trung tâm dữ liệu, kho bãi và cơ sở hậu cần, phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển (R&D), cơ sở đào tạo phát triển nhân sự,

Văn phòng đầu tiên của Shopee được đặt tại Tòa nhà Ascent Sau đó, đến ngày 03/09/2019, văn phòng trụ sở chính của Shopee được chuyển về khu vực sáu tầng tại Công viên Khoa học Singapore Trụ sở chính của shopee có diện tích 22.700m2, lớn hơn gấp sáu lần so với trụ sở cũ Tòa nhà này có thể chứa lên đến 3.000 nhân viên, khẳng định sự lớn mạnh hiện tại của sàn thương mại điện tử này.

Khác với các công ty khác thường quy định khu vực thảo luận ở 1-2 nơi riêng biệt Tuy nhiên, khu vực thảo luận được bố trí trải dài và xuyên suốt ở trụ sở Shopee Điều đó cũng đồng nhất với toàn bộ văn phòng Shopee trên thế giới.

Sắc cam độc đáo: Màu cam là biểu trưng của sự phấn khởi, sáng tạo và hạnh phúc Nó cũng thể hiện sự quyết đoán và đam mê mãnh liệt Đồng thời, sắc cam cũng là biểu tượng của sức mạnh, sự bền bỉ Do đó, Shopee đã chọn sắc cam làm tông màu chủ đạo để làm nên thương hiệu của mình Nhờ vậy, Shopee luôn trẻ trung, tươi mới và tràn ngập năng lượng Điều đó được thể hiện qua Website, ứng dụng và các ấn phẩm quảng cáo của Shopee.

Dựa trên tông màu cam độc đáo, Shopee đã kiển tạo nên không gian văn phòng hoàn mỹ Tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn cho nhân viên và khẳng định thương hiệu của mình Đồng thời, không gian đó cũng tạo ra nguồn năng lượng tích cực cho khách hàng, đối tác mỗi khi ghé thăm văn phòng của Shopee.

Tại Việt Nam, Shopee có 03 trụ sở văn phòng chính.

- Tại Thủ đô Hà Nội shopee có 02 văn phòng được đặt tại địa chỉ:

• Địa chỉ 1: Tầng 12, Tòa nhà Capital Building, số 41 Hai Bà Trưng, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiểm, Hà Nội;

• Địa chỉ 2: Tầng 29, Tòa nhà trung tâm Lotte Hà Nội, số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội.

- Tại Thành phố Hồ Chí Minh, văn phòng Shopee được đặt tại địa chỉ: Tầng 17 Saigon Centre 2, số 67 Lê Lợi, Phường Bền Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh với tên là Công ty TNHH Shopee.

Văn phòng Shopee tại Việt Nam được kiến tạo theo không gian mở bằng cách loại bỏ những vách ngăn không cần thiết Điều đó giúp Shopee tận dụng được tối đa không gian, mở ra một không gian văn phòng độc đáo Điều đó góp phần tạo ra sự năng động, sáng tạo và thoải mái cho nhân viên Shopee và khách hàng, đối tác khi ghé thăm.

Bên cạnh không gian làm việc độc đáo, Shopee còn giúp nhân viên của mình thư giãn bằng một tổ hợp giải trí đúng nghĩa với phòng karaoke, phòng yoga, phòng game, khu vực đọc sách Tại văn phòng Shopee còn có khu vực pantry rộng rãi, thoáng đãng với đầy đủ trang thiết bị cần thiết Ví dụ như bàn ghế, tủ lạnh, lò vi sóng, bàn bi lắc…

Với những điều thú vị trên, có thể thấy văn phòng Shopee tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ chuẩn mực không gian làm việc hiện đại Đây cũng là không gian làm việc mơ ước của nhiều người.

Hệ thống kho Shopee có thể nói là hiện đại bậc nhất thế giới, Shopee tập trung phát triển các kho hàng lớn ở khắp cả nước, nâng cao lợi thế cạnh tranh trong thời điểm các sàn thương mại điện tử phát triển nhanh chóng Từ năm 2020, Shopee đã đưa vào hoạt động các kho bãi gia tăng mức độ tự động hóa, tích hợp hệ thống quản lý chuyên biệt để truy cứu vị trí hàng hóa ngay từ khi đơn hàng được đặt, quy trình vận chuyển theo dây chuyền giúp rút ngắn thời gian và chi phí phân phối sản phẩm đến người giao hàng.

Shopee sử dụng các thiết bị, máy tóc hiện đại như là: Máy quét mã vạch, Băng chuyền hàng hóa, Robot, để giúp Shopee có thể năng cao chất lượng phục vụ của kho hàng.

Theo khảo sát của nền tảng Shopee, thời gian gần đây trên toàn khu vực, các nhà bán hàng sử dụng kho hàng của Shopee đã bán được nhiều hàng hơn, bưu kiện vận chuyển cũng tăng gấp 4 lần so với trước đây.

Cơ cấu nhân sự

Năm 2024, Shopee muốn thận trọng hơn trong việc chi tiêu và tập trung vào việc đạt được lợi nhuận thay vì đốt tiền mặt nên công ty đã sa thải 7000 nhân viên, gần 18% tổng số nhân viên của mình.

 Tổng tỷ lệ giới tính của nhân viên lần lượt là: 44% nhân viên của Shopee là nữ và 56% là nam Thấy rằng, tỷ lệ giới tính giữa nam và nữ không chênh lệch quá nhiều.

 Tỷ lệ giới tính của nhân viên đối với nhân viên cấp trung và nhân viên cấp cao là: 46% nhân viên của Shopee là nữ và 54% là nam Điều này cho thấy rằng lực lượng lao động của Shopee có tỷ lệ giới tính tương đối cân bằng.

Bảng 1.1 Biểu đồ cơ cấu nhân sự của Shopee

• Tỷ lệ nhân viên vận hành cao: Nhóm nhân viên vận hành chiếm tỷ lệ cao nhất (47%), cho thấy Shopee tập trung mạnh vào các hoạt động vận hành và hậu cần Điều này có thể liên quan đến mô hình kinh doanh thương mại điện tử của Shopee, nơi các hoạt động giao hàng và kho bãi đóng vai trò quan trọng.

• Nhân viên marketing & sale: Nhóm nhân viên marketing & sale chiếm tỷ lệ 28%, cho thấy Shopee cũng chú trọng vào các hoạt động tiếp thị và bán hàng.

• Nhân viên tài chính: Nhóm nhân viên tài chính chiếm tỷ lệ 9%, cho thấy Shopee có đội ngũ nhân viên tài chính để quản lý tài chính và các hoạt động liên quan.

• Nhân viên nghiên cứu và phát triển: Nhóm nhân viên nghiên cứu và phát triển chiếm tỷ lệ 16%, cho thấy Shopee cũng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để cải thiện sản phẩm, dịch vụ và công nghệ của mình.

• Nhân viên vận hành Nhân viên marketing & sale Nhân viên tài chínhNhân viên nghiên cứu và phát triển

Thuận lợi và khó khăn của công ty

• Nguồn vốn dồi dào: Nhờ thành công trong lĩnh vực game, Sea Group thu hút đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn trên thế giới.

• Tiếp cận khách hàng đa dạng: Công ty sử dụng nhiều kênh marketing khác nhau để tiếp cận khách hàng.

• Công nghệ: Sử dụng công nghệ Blockchain trong việc phát triển nền tảng thanh toán kỹ thuật số mới SeaMoney.

• Học hỏi kinh nghiệm: Việc mở rộng thị trường giúp Shopee học hỏi được nhiều kinh nghiệm và môi trường kinh doanh khác nhau.

• Đầu tư vào công nghệ: Shopee không ngừng đầu tư vào công nghệ mới để phát triển các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo.

• Suy thoái kinh tế: Suy thoái trong nền kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Shopee, vì nó có thể dẫn đến việc giảm chi tiêu của người tiêu dùng.

• Bất ổn chính trị: Đông Nam Á là khu vực dễ xảy ra bất ổn chính trị. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Shopee.

• Thị trường thương mại điện tử: Shopee phải cạnh tranh với các đối thủ lớn như Lazada, Tiki, và các sàn thương mại điện tử khác trên toàn cầu.

• Chi phí hoạt động cao: Chi phí vận hành, kho bãi, nhân sự và marketing chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí của công ty.

Phân tích SWOT sàn TMĐT Shopee và so sánh Shopee với các sàn khác

• Nguồn lực tài chính lớn mạnh và chiếm thị phần cao trong thị trường thương mại điện tử: Shopee thuộc sở hữu của tập đoàn với vốn hóa thị trường40,48 tỷ USD và là tập đoàn sở hữu nền tảng game lớn nhất Đông Nam Á.Tập đoàn này được “chống lưng” bởi Tencent (gã khổng lồ Trung Quốc nắm giữ khoảng 40% cổ phần của Sea).

• Nhiều loại sản phẩm: Shopee cung cấp vô vàn các loại sản phẩm thuộc nhiều danh mục khác nhau như thời trang, điện tử, đồ gia dụng, mỹ phẩm và hàng tạp hóa.

• Giá cả cạnh tranh: Nhiều người bán trên Shopee cung cấp mức giá cạnh tranh nhờ mô hình C2C của nền tảng và các chương trình khuyến mãi thường xuyên.

• Tiện lợi: Shopee mang đến trải nghiệm mua sắm tiện lợi với ứng dụng thân thiện, dễ dàng điều hướng và nhiều phương thức thanh toán: Shopee Mall, Flash Sale, Shopee Live, Shopee Chat, Shopee Pay, Shopee Food, Shopee Games,

• Giao hàng nhanh chóng: Shopee hỗ trợ chi phí vận chuyển cho các đơn hàng, chính sách vận chuyển cho các nhà bán hàng cực ưu đãi, liên kết với các hãng vận chuyển lớn như: (Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, J&T Express, Vietnam Post,…) thời gian giao hàng tương đối nhanh.

• Các chính sách bảo vệ người bán và người mua: Khách hàng có thể tương tác

• trực tiếp với người bán hàng nhờ tính năng chat trực tiếp hoặc bình luận Chính sách đổi trả, ràng buộc nhà bán hàng rõ ràng.

• Khuyến mãi và giảm giá: Shopee thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi và cung cấp mã giảm giá, phiếu giảm giá và các ưu đãi flash sale.

• Đầu tư: Shopee còn đầu tư mạnh cho Marketing, Truyền Thông và mời các nhân vật nổi tiếng làm đại diện nhãn hàng như: Sơn Tùng MTP, Bảo Anh, Hoài Linh thậm trí là cả Blackpink,

• Hàng giả: Mặc dù Shopee đã có các biện pháp để ngăn chặn, nhưng vẫn có trường hợp bán hàng giả ngoại trừ Shopee Mall.

• Chất lượng không đảm bảo: Do mô hình C2C, chất lượng sản phẩm có thể rất khác nhau Người dùng cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi mua hàng.

• Trì hoãn giao hàng: Đôi khi thời gian giao hàng có thể lâu hơn dự kiến, đặc biệt là đối với các đơn hàng mua từ nước ngoài.

• Thủ thuật đánh lừa: Một số người bán có thể sử dụng các thủ thuật gian lận như đánh giá giả hoặc mô tả sản phẩm gây hiểu lầm.

• Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Thời gian phản hồi của dịch vụ chăm sóc khách hàng có thể thay đổi tùy thuộc vào tình huống và lượng công việc.

• Cạnh tranh và chiến tranh giá: Sự cạnh tranh cao giữa những người bán dẫn đến chiến tranh giá khốc liệt, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

• Thời gian đổi trả hạn chế: Thời gian đổi trả cho một số sản phẩm có thể ngắn hơn so với các nhà bán lẻ truyền thống.

• Hệ thống đánh giá mua hàng không hiệu quả: Hệ thống đánh giá mua hàng trên Shopee không hoàn hảo và có thể không phản ánh đầy đủ chất lượng thực sự của sản phẩm, người bán có thể trả tiền và thuê người đánh giá nhận xét tích cực, tạo đơn ảo để tăng lượt bán hàng của sản phẩm tạo uy tín đối với khách hàng.

• Xu hướng mua hàng online tăng nhanh:

- Theo dữ liệu thống kê của Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử bình quân 16-30% một năm và với 99,2 triệu người vào tháng 1/2024 cùng lượng người dùng smartphone tăng nhanh, Việt Nam được đánh giá là thị trường hấp dẫn đối với các công ty thương mại điện tử.

- Theo thống kê của Metric, tổng doanh thu của 5 sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và TikTok Shop trong Quý I/2024 cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng 78,69% so với cùng kỳ năm ngoái.

• Thời lượng sử dụng Internet ở Việt Nam cao:

-Theo số liệu thống kê từ báo cáo Digital Vietnam in 2024, mức thời gian online của người dùng tại Việt Nam là 6 giờ 18 phút Với việc con người sẽ ngày càng phụ thuộc vào Internet trong các hoạt động hàng ngày, thì việc mua sắm, hay bán hàng cũng dần chuyển qua hình thức online, qua các sàn thương mại điện tử Đây là cơ hội cho các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam.dv

• Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam nhanh top đầu thế giới:

- Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới (tính đến tháng 12/2023 theo Statista) và đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á theo OpenGov Asia Với sự phát triển vũ bão của kinh doanh online, người tiêu dùng đang có xu hướng mua hàng online ngày càng nhiều, đây là một cơ hội lớn để phát triển của Shopee nói riêng và các sàn thương mại điện tử nói chung.

- Thương mại điện tử đang thuộc top các ngành nghề được chính phủ khuyến khích và ưu tiên phát triển.

- Tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh chóng của Việt Nam hiện nay, sự cạnh tranh giữa Shopee (Tập đoàn SEA) với các đối thủ nặng ký khác như Lazada (Tập đoàn Alibaba), Tiki, Sendo (Tập đoàn FPT)… đang diễn ra rất khốc liệt.

- Tất cả đều đua nhau đầu tư mở rộng kho bãi, đi kèm nhiều chiến dịch marketing khác nhau với nhiều phương thức thanh toán và chính sách hỗ trợ người bán, người mua nhằm thu hút các khách hàng và doanh nghiệp.

• Chi phí vận hành cao:

Kết quả và thị phần Shopee qua các năm

Theo Kirin Capital, mặc dù mới chỉ chính thức tham gia thị trường TMĐT tại Việt Nam vào năm 2016, song chỉ mất vỏn vẹn 2 năm, Shopee đã chính thức vượt mặt Lazada và Tiki để trở thành trang TMĐT phổ biến nhất tại Việt Nam vào năm 2018 Qua số liệu, có thể thấy Shopee đang vượt mặt Lazada về độ nhận diện trên nền tảng số với Total Score gấp gần 3 lần Lazada Năm 2023, Shopee trở thành sàn thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam.

Shopee gia nhập Việt Nam vào 8/2016 với chiến lược tập chung vào thiết bị di động, hỗ trợ dịch vụ vận chuyển và đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, truyền thông mạnh mẽ giúp Shopee thu hút lượng lớn người dùng tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại Shopee đang là sàn thương mại chiếm thị phần lớn ở Việt Nam tính tới Quý III/2023 Shopee đang chiếm 69,1% thị phần ngành thương mại điện tử tại Việt Nam.

So với cùng kỳ năm 2022, Shopee có giảm nhẹ từ 72% xuống 69,1%.Tuy nhiên nếu so với quý 2/2023, thì doanh thu quý 3/2023 chỉ duy nhấtShopee có sự tăng trưởng khi từ 63% lên 69% Trong khi đó, Lazada từ 18% giảm còn 14%, TikTok Shop giảm nhẹ từ 18 xuống còn 16%, Tiki vẫn dậm chân tại chỗ với mức 1% thị phần.

Hình 1.5 Thị phần và doanh thu các sàn TMĐT

(Nguồn: Theo Mectric.vn, Kirin Capital tổng hợp)

CHÍNH SÁCH QUẢN LÍ MỘT CỬA HÀNG (B2C)

Cách thức hoạt động kinh doanh chung của sàn thương mại điện tử

Về cơ bản các sàn đều có cách thức hoạt động giống nhau Các sàn sẽ có các thuật toán đánh giá, phân tích shop để căn cứ xếp hạng cho shop hiển thị khi người mua tìm sản phẩm trên sàn.

Các thuật toán của Shopee căn cứ vào các thông số, tiêu chí điểm chất lượng của shop để đề xuất sản phẩm xuất hiện khi người dùng tìm kiếm

Sau đây là các tiêu chí và thuật toán của sàn nhằm đánh giá điểm chất lượng cho

• Có nhiều lượt đánh giá tốt

• Số lượt người xem nhiều

• Tỉ lệ % xử lý đơn và giao hàng nhanh

• Số lượng đơn hủy ít

➢ Shop nào mà có nhiều các yếu tố trên thì càng được ưu tiên xuất hiện nổi bật so với đối thủ kèm theo đó là được nhiều khách hàng vào xem sản phẩm hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn từ đó thúc đẩy doanh thu của shop càng tăng.

Ngoài ra, các sàn thương mại cũng có bán các kênh quảng cáo, các kênh bán hàng, tiếp thị marketing để ưu tiên hiển thị cho các nhà bán hàng như:

• Mua top cho sản phẩm

• Mua đề xuất cho sản phẩm liên quan

• Khuyến mại giảm giá, mua combo

Thông qua đề xuất tự nhiên hoặc qua các chiến dịch quảng cáo marketing từ đó khách hàng tiềm năng truy cập vào xem sản phẩm:

• Shopee đề xuất sản phẩm từ đó khách hàng truy cập xem xét sản phẩm: giá cả, hình ảnh mô tả, thông tin shop.

• Thông qua các chiến dịch quảng cáo từ khóa, shop từ đó khách hàng truy cập xem xét sản phẩm.

• Thông qua chiến dịch quảng cáo bên ngoài như: quảng cáo facebook, website, tiktok, youtube từ đó thu hút nhiều khách hàng truy cập xem xét sản phẩm.

Sau khi khách hàng vào xem sản phẩm, thấy sản phẩm phù hợp về giá, hình ảnh, công năng sử dụng thì khách hàng sẽ quyết định mua hàng.22 Để tối ưu tỉ lệ mua hàng cần:

• Ảnh sản phẩm đẹp, rõ nét Ảnh là tiêu chí quan trọng dẫn đến khách hàng mua hay không

• Cần lấy được niềm tin, thiện cảm của khách

• Chế độ bán hàng, hậu mãi, tư vấn phản hồi khách

Điều kiện đăng kí một gian hàng trên shopee

Đăng bán sản phẩm trên Shopee là hoạt động của Người Bán dùng hàng hóa, dịch vụ và tài liệu về hàng hóa, dịch vụ để giới thiệu với Người mua (Khách hàng) về hàng hóa, dịch vụ đó.

Khi đăng bán sản phẩm trên Shopee, Người Bán có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Điều 117, Điều 120.4, Điều 121 của Luật Thương Mại và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ Đối với Người Bán là pháp nhân có vốn đầu tư nước ngoài, Người Bán cần có Giấy phép kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Tất cả chứng từ mà Người Bán được yêu cầu cung cấp thì Người Bán phải đảm bảo và cam kết tất cả các chứng từ mà Người Bán cung cấp cho Shopee đều được scan từ chứng từ gốc, không được làm giả, chỉnh sửa, tẩy xóa.

Tài khoản Shopee: Cần phải có một tài khoản Shopee cá nhân hoặc doanh nghiệp đã được đăng ký và xác minh

Sản phẩm đăng bán trên Shopee phải tuân thủ theo những quy định như:

 Phải rõ nét, chi tiết tình trạng sản phẩm

 Phải có ít nhất một hình ảnh thật của sản phẩm do chính Người Bán tự chụp Và diện tích sản phẩm thật phải chiếm ít nhất 40% diện tích toàn ảnh.

 Ngôn ngữ trên phông nền hình ảnh là tiếng Việt, không dùng ngôn ngữ nước ngoài.

 Hình ảnh không chứa yếu tố khỏa thân, khiêu gợi, phản cảm,… gây khó chịu cho người xem.

 Phải mô tả đúng hàng hóa, dịch vụ được đăng bán và phải là tiếng Việt có dấu, đủ ký tự, rõ nghĩa, không dùng các ký tự đặc biệt, không viết tắt.

 Tên gọi của sản phẩm phải trùng khớp với thông tin trên hình ảnh sản phẩm.

 Tên sản phẩm không sử dụng lời lẽ có nội dung dung tục, bạo lực;…

 Nếu sử dụng kèm thương hiệu sản phẩm (Việt Nam hoặc nước ngoài) thì phần tên phải bao gồm tiếng Việt đi kèm mô tả ngắn gọn sản phẩm để người mua có thể hiểu rõ ràng

 Nếu là bộ sản phẩm thì tên sản phẩm phải ghi rõ Combo/Bộ sản phẩm

 Không chứa các từ khoá như “Sản phẩm hot”, “Bán chạy” “Giảm giá”,

“Miễn phí vận chuyển” trong tên sản phẩm.

Mô tả sản phẩm chi tiết: Về nguồn gốc xuất xứ, nguyên vật liệu, kích thước, công dụng của sản phẩm, thông tin bảo hành của sản phẩm,… để cho người mua (khách hàng) hiểu rõ về sản phẩm của người bán có chất lượng hay không.

2.2.2 Các nội dung được phép đăng bán

Người Bán được quyền đăng các sản phẩm lên Shopee nhằm mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, NGHIÊM CẤM đăng tải những sản phẩm có nội dung sau đây:

 Phản động, chống phá, bài xích tôn giáo, khiêu dâm, bạo lực, đi ngược lại thuần phong mỹ tục, truyền thống và văn hóa Việt Nam, xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia của Việt Nam.

 Đăng thông tin rác, phá rối hay làm mất uy tín của các dịch vụ do Shopee cung cấp.

 Xúc phạm, khích bác đến người khác dưới bất kỳ hình thức nào.

 Tuyên truyền về những thông tin mà pháp luật nghiêm cấm như: sử dụng heroin, thuốc lắc, giết người, cướp của,…

 Khuyến khích, quảng cáo cho việc sử dụng các sản phẩm độc hại.

 Các sản phẩm văn hóa đồi trụy.

 Tài liệu bí mật quốc gia, bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân;

 Con người và/hoặc các bộ phận của cơ thể con người.

 Động vật và chế phẩm từ động vật (bao gồm động vật hoang dã) như: chó, mèo, cá, ốc, chuột, nhím, ốc mượn hồn, hamster, ngà voi, sừng tê giác, cao hổ, da/ lông động vật, )

 Những sản phẩm có tính chất phân biệt chủng tộc, xúc phạm đến dân tộc hoặc quốc gia nào đó.

 Hạn chế tối đa những sản phẩm mang tính cá nhân

 Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc bất kỳ nhãn hiệu hàng hóa nào của bất kỳ bên thứ ba nào.

 Các sản phẩm nằm trong Danh sách sản phẩm bị cấm/hạn chế của Shopee.

2.2.3 Điều kiện đăng ký xét duyệt Shopee Mall

 Người bán đồng ý với các chính sách của Shopee

 Tối đa 14 ngày kể từ ngày đăng ký, Người bán sẽ nhận được kết quả.

 Shopee không thu bất kỳ phụ phí nào cho việc đăng ký trở thành Shopee mall Các shop cần lưu ý thông tin này để tránh bị lừa đảo bởi các thành phần giả mạo.

 Bằng việc đăng ký xét duyệt Shopee mall, bạn đã hiểu và chấp nhận tham gia các chính sách, chương trình của Shopee mall, khi hoàn tất việc trở thành Shopee mall

2.3 Hướng dẫn các bước tạo một cửa hàng trên Shopee

2.3.1 Tạo một tài khoản Shopee:

Trước khi tạo một gian hàng trên Shopee trước hết chúng ta cần phải có một tài khoản Shopee

Chúng ta phải truy cập vào trang Shopee với đường link https://shopee.vn/

Cách 1: Có thể sử dụng tài khoản Facebook để đăng nhập vào Shoppe

Cách 2: Có thể sử dụng tài khoản Google để đăng nhập vào Shopee

Cách 3: Nếu bạn không có 2 tài khoản trên có thể đăng kí tài khoản bằng cách: Bước 1: Bấm vào nút Đ ăng kí tài khoản

Bước 2: Nhập số điện thoại của bạn cần đăng kí

Bước 3: Chọn các phương thức (qua zalo, tin nhắn, cuộc gọi) để Shopee gửi mã xác nhận qua điện thoại của bạn

Bước 4: Nhập mã xác nhận mà bạn nhận được từ Shopee

Bước 5: Thiết lập mật khẩu tuân thủ theo các yêu cầu của Shopee

Bước 6: Ấn nút Đăng kí

Lưu ý: Người bán nên thiết lập mật khẩu shopee mạng và an toàn và kham khảo các cách bảo vệ tài khoản trên Shopee

2.3.2 Đăng nhập và bắt đầu bán hàng

Sau khi đã có tài khoản đăng nhập vào Shopee chúng ta cần thực hiện các bước sau để tạo gian hàng:

Bước 1: Vào Kênh Người Bán theo link: https://banhang.shopee.vn/ -> Kích hoạt ngay sau đó hiện lên Form đăng kí trở thành người bán trên Shopee

Bước 2: Điền các Thông tin Shop (tên shop, địa chỉ lấy hàng, email) -> TIẾP TỤC

Bước 3: Điền Cài đặt vận chuyển (Hỏa tốc, nhanh, tiết kiệm, hàng cồng kềnh) -> TIẾP TỤC

Bước 4: Điền Thông tin thuế (Loại hình kinh doanh, địa chỉ đăng kí kinh doanh, email nhận hóa đơn điện tử, mã số thuế) -> TIẾP TỤC

Bước 5: Điền Thông tin định danh: chọn hình thức định danh và sau đó điền các thông tin (Họ và tên, Số CCCD / hộ chiếu, Chụp hình ảnh CCCD / hộ chiếu)

Bước 1: Truy cập Ứng dụng Shopee

Bước 2: Điền thông tin Email/Số điện thoại/Tên đăng nhập và mật khẩu

Bước 3: Bấm Đăng nhập để truy cập vào Ứng dụng

Bước 4: Bấm Tôi và chọn Bắt đầu bán

Các bước còn lại tương tự như bước 2, bước 3, bước 4, bước 5, bước 6 khi đăng nhập và bắt đầu bán hàng trên trên người bán

2.3.3 Thiết lập Shop bán hàng

2.3.3.1 Cập nhật thông tin người bán hàng

Cách 1: Cập nhật Thông tin từ Kênh Người Bán

Bước 1: Đăng nhập trang Kênh Người Bán bằng 2 cách:

 Truy cập link: https://banhang.shopee.vn/ hoặc

 Vào https://shopee.vn/ và chọn Kênh Người Bán

Bước 2: Sau khi vào trang Kênh Người Bán, Người bán chọn Hồ sơ Shop

Trong mục Hồ Sơ Shop sẽ có 3 mục:

Chọn Chỉnh sửa để bắt đầu cập nhật / chỉnh sửa Thông tin thuế và Thông tin định danh.

Bước 3: Sau khi đã điền hoặc chỉnh sửa thông tin, Người bán chọn Hoàn tất để hoàn thành cập nhật và lưu lại thông tin

Lưu ý: Nếu Người bán cập nhật thông tin Thông Tin Thuế và Thông Tin Định

Danh trên Ứng dụng, vui lòng cập nhật Ứng dụng Shopee phiên bản mới nhất, truy cập mục Thông báo -> Cập nhật Người bán và nhấn vào link được gửi kèm trong thông báo

Cách 2: Cách cập nhật Thông tin từ Biểu mẫu đăng ký (Truy cập mục Thông báo ->

Cập nhật Người bán trên Ứng dụng)

Bước 1: Truy cập Biểu mẫu đăng ký (từ Ứng dụng Shopee mục Thông báo )

Bước 2: Người bán kiểm tra lại các thông tin đã được điền sẵn và chỉnh sửa nếu có nhu cầu

Bước 3: Sau khi đã xác nhận các thông tin được điền sẵn tại bước 2, người bán bắt đầu điền Thông tin Thuế & Thông tin Định Danh

Bước 4: Sau khi đã điền hoặc chỉnh sửa thông tin, Người bán chọn Hoàn tất để hoàn thành cập nhật và lưu lại thông tin.

Lưu ý: Về việc thay đổi thông tin: Đối với Người bán không thuộc Shopee Mall: việc chỉnh sửa thông tin được giới hạn không quá 01 lần/tháng Sau khi sửa đổi thành công, thông tin được cập nhật ngay trên hệ thống. Đối với Người bán thuộc Shopee Mall: thông tin sau khi được xét duyệt thành công sẽ không thể sửa đổi thông qua hệ thống Khi có nhu cầu thay đổi, Người bán cần phải liên hệ nhân viên ngành hàng hoặc CSKH để được hướng dẫn cụ thể Việc thay đổi thông tin được giới hạn không quá 01 lần/ tháng Thông tin chỉ được cập nhật thành công trên hệ thống sau khi được tái xét duyệt thành công.

Shopee bảo lưu quyền từ chối cập nhật, sửa đổi thông tin của Người bán khi việc sửa đổi không có lý do hợp lý, nội dung sửa đổi không thống nhất, không trung thực.

Hướng dẫn tra cứu mã số thuế

 Đối với Người bán là doanh nghiệp:

 Tra cứu Mã số thuế trên giấy phép đăng ký kinh doanh

 Đối với Người bán là Hộ kinh doanh:

 Tra cứu trên trang Tổng cục Thuế

Bước 1: Truy cập trang web http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp

Bước 2: Tại tab Thông tin về người nộp thuế, điền thông tin CCCD của

CHỦ HỘ KINH DOANH để thực hiện tra cứu.

 Tra cứu trên giấy phép đăng ký kinh doanh (dành cho Người bán đăng ký từ năm 2023): Tra cứu Mã số thuế trên giấy phép đăng ký kinh doanh

 Đối với Người bán là cá nhân:

Bước 1: Truy cập trang web http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp

Bước 2: Tại tab Thông tin về người nộp thuế TNCN , điền thông tin CCCD để thực hiện tra cứu.

2.3.3.2 Cách tạo sản phẩm mới trên Shopee Để tạo một sản phẩm mới cần đăng nhập vào Kênh người bán

Bước 1: Chọn Quản lí sản phẩm -> chọn Tất cả sản phẩm -> chọn Thêm 1 sản phẩm.

Ngày đăng: 13/11/2024, 21:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sea (nguồn: theorg.com) - Tiểu luận tìm hiểu hoạt Động của các sàn thương mại Điện tử hiên nay
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức Sea (nguồn: theorg.com) (Trang 11)
Bảng danh sách các sản phẩm bị cấm trên Shopee (Nguồn: - Tiểu luận tìm hiểu hoạt Động của các sàn thương mại Điện tử hiên nay
Bảng danh sách các sản phẩm bị cấm trên Shopee (Nguồn: (Trang 17)
Bảng 1.1. Biểu đồ cơ cấu nhân sự của Shopee - Tiểu luận tìm hiểu hoạt Động của các sàn thương mại Điện tử hiên nay
Bảng 1.1. Biểu đồ cơ cấu nhân sự của Shopee (Trang 21)
Bảng 1.2 So sánh sàn TMĐT Shopee với các sàn TMĐT khác 1.8. Kết quả và thị phần Shopee qua các năm - Tiểu luận tìm hiểu hoạt Động của các sàn thương mại Điện tử hiên nay
Bảng 1.2 So sánh sàn TMĐT Shopee với các sàn TMĐT khác 1.8. Kết quả và thị phần Shopee qua các năm (Trang 29)
Bảng 1.3 Doang thu Shopee 2019-2023 - Tiểu luận tìm hiểu hoạt Động của các sàn thương mại Điện tử hiên nay
Bảng 1.3 Doang thu Shopee 2019-2023 (Trang 30)
Hình 1.5 Thị phần và doanh thu các sàn TMĐT - Tiểu luận tìm hiểu hoạt Động của các sàn thương mại Điện tử hiên nay
Hình 1.5 Thị phần và doanh thu các sàn TMĐT (Trang 31)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w