1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tìm hiểu về hệ thống ngân hàng thương mại và các địnhchế tài chính phi ngân hàng tại việt nam

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Tìm Hiểu Về Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Và Các Định Chế Tài Chính Phi Ngân Hàng Tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Lê Na, Đinh Phạm Thảo Nhi, Nguyễn Thị Hoàng Nhung, Nguyễn Mai Quỳnh, Trần Thị Thùy Trang
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Thị Trường
Chuyên ngành Tài Chính
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 2,89 MB

Cấu trúc

  • 1. Định nghĩa, phân loại (7)
    • 1.1. Định nghĩa (7)
    • 1.2. Phân loại (7)
  • 2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM (8)
  • 3. Những xu hướng phát triển của NHTM tại Việt Nam hiện nay (9)
  • 4. Các dịch vụ cơ bản (9)
    • 4.1. Dịch vụ tín thác (9)
    • 4.2. Dịch vụ chuyển tiền (9)
    • 4.3. Dịch vụ nhờ thu (10)
    • 4.4. Dịch vụ phát hành thư tín dụng (10)
    • 4.5. Dịch vụ bảo lãnh (10)
    • 4.6. Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ (11)
  • 2. Các sản phẩm bảo hiểm phổ biến (11)
    • 2.1. Bảo hiểm do nhà nước thực hiện (11)
  • 3. Thị phần các công ty bảo hiểm tại Việt Nam (12)
  • 4. Xu hướng phát triển của các công ty tại Việt Nam hiện nay (13)
  • 2. Nguồn hình thành và sử dụng vốn (14)
    • 2.1. Quỹ trợ cấp tư (14)
    • 2.2. Quỹ trợ cấp công cộng (14)
  • 3. Phạm vi đối tượng tham gia (15)
  • 4. Thực trạng hoạt động của các quỹ hưu trí tại Việt Nam (15)
    • 1.2. Phân loại: Dựa trên cơ sở chủ sở hữu vốn (16)
  • 2. Hoạt động cơ bản của công ty tài chính (17)
    • 2.1. Huy động vốn (17)
    • 2.2. Cung cấp dịch vụ tài chính (17)
    • 2.3. Hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác (18)
    • 2.4. Các hoạt động khác (18)
    • 3.1. Chi phí đầu vào tăng cao (18)
    • 3.2. Chưa khai thác lợi thế sẵn có (18)
    • 3.3. Hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện (18)
    • 3.4. Cạnh tranh gay gắt (19)
    • 3.5. Cho vay rủi ro cao, nguy cơ tăng nợ xấu (19)
    • 3.6. Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (19)
  • 1. Định nghĩa và phân loại (19)
  • 2. Các giai đoạn hình thành và phát triển (21)
    • 2.1. Quỹ nội tại Việt Nam (21)
    • 2.2. Các quỹ ngoại trên thị trường Việt Nam (22)
  • 3. Tình hình hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam hiện nay (22)
    • 3.1. Tổng quan (22)
    • 3.2. Những nét nổi bật (23)
  • 2. Nguyên tắc, phạm vi hoạt động (2)
    • 2.1. Nguyên tắc (24)
    • 2.2. Phạm vi hoạt đông (26)
  • 3. Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam hiện nay (27)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................21 (29)

Nội dung

Định nghĩaNHTM là một loại hình định chế tài chính trung gian đặc trưng là cung cấpcác dịch vụ tài chính, loại hình ngân hàng giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp, tổchức kinh tế và

Định nghĩa, phân loại

Định nghĩa

NHTM là một loại hình định chế tài chính trung gian đặc trưng là cung cấp các dịch vụ tài chính, loại hình ngân hàng giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền tiết kiệm rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán Ngoài ra NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.

Ngân hàng thương mại giống các tổ chức kinh doanh khác là hoạt động vì mục đích thu lợi nhuận., ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh đặc biệt vì :

- Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ.

- Phạm vi kinh doanh của ngân hàng là các dịch vụ phát sinh trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng.

- Ngân hàng không tham gia vào quá trình sản xuất mà nằm ngoài quá trình sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối sản phẩm xã hội bằng cách cung ứng vốn, dịch vụ làm tăng tốc độ phát triển nền kinh tế.

- Ngân hàng thu lợi nhuận bằng cách cung ứng các dịch vụ trung gian trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, qua đó khách hàng trả cho ngân hàng các khoản lệ phí, dịch vụ phí.

- Nắm giữ nguồn lực tài chính rất lớn trong nền kinh tế.

Phân loại

1.2.1 Phân loại ngân hàng thương mại dựa vào hình thức sở hữu

- Ngân hàng thương mại quốc doanh: là ngân hàng được thành lập từ vốn thuộc

Ngân sách Nhà nước, là trụ cột của nền kinh tế Ví dụ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)

- Ngân hàng thương mại cổ phẩn (TMCP): là ngân hàng được thành lập từ vốn góp của các cổ đông, kinh doanh đa năng Hệ thống ngân hàng TMCP bao gồm hai loại: ngân hàng TMCP đô thị và ngân hàng TMCP nông thôn Ví dụ: Ngân hàng TMCP ACB, ngân hàng TMCP SacomBank, ngân hàng TMCP Techcombank

- Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng do các bên liên doanh góp vốn, tỷ lệ đóng góp của các đối tác nước ngoài không quá 50% vốn điều lệ Ví dụ: Ngân hàng liên doanh Indovina, Ngân hàng liên doanh Viet Lao, Ngân hàng liên doanh Viet Nga

- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: là ngân hàng được thành lập theo pháp luật Việt

Nam do chủ sở hữu nước ngoài cấp 100% vốn, được quyền cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng cho thị trường Việt Nam, thời gian hoạt động không vượt quá 99 năm Ví dụ: Ngân hàng HSBC Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam…

- Ngân hàng tư nhân: Do cá nhân thành lập bằng vốn của cá nhân đó Loại hình ngân hàng này thường nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp,có mối quan hệ tốt với khách hàng. Tuy nhiên, loại hình ngân hàng tư nhân theo cách tiếp cận này chưa xuất hiện tại VN.

1.2.2 Phân loại ngân hàng thương mại dựa vào chiến lược kinh doanh

- Ngân hàng thương mại bán buôn: là NHTM tập trung nhắm đến đối tượng khách hàng là các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các xí nghiệp lớn. Danh mục sản phẩm ngân hàng loại này cung cấp cho khách hàng thường không đa dạng tuy nhiên giá trị của từng giao dịch thường là rất lớn.

- Ngân hàng thương mại bán lẻ: là ngân hàng tập trung khai thác nhóm đối tượng khách hàng là cá nhân hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ Thường chú trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng được các nhu cầu của nhiều khách hàng. Hoạt động của ngân hàng này chủ yếu là huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế, và cho vay để giải quyết vấn đề tiêu dùng hoặc các dự án sản xuất với quy mô nhỏ và vừa.

- Ngân hàng thương mại vừa bán buôn, vừa bán lẻ: Là ngân hàng thực hiê Šn song song cả hai hoạt động bán buôn và bán lẻ Ngân hàng này nhắm vào tất cả các dạng khách hàng từ cá nhân, các hô Š gia đình, các doanh nghiê Šp vừa và nhỏ đến các tổng công ty, các tâ Šp đoàn lớn Ví dụ: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam(VietinBank).

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM

- Chất lượng nguồn nhân lực kém, chính sách tiền lương chưa thỏa đáng, dễ dẫn đến chảy máu chất xám.

- Quy mô vốn hoạt động còn nhỏ nên chưa thực hiện được mục tiêu kinh doanh một cách hoàn chỉnh.

- Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng và chưa đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng.

- Các tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh lời của phần lớn các NHTM VN đều thua kém các ngân hàng trong khu vực.

Những xu hướng phát triển của NHTM tại Việt Nam hiện nay

Sự xuất hiện của các NH 100% vốn nước ngoài và việc loại bỏ dần các hạn chế đối với hoạt động của chi nhánh NH đã khiến mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, buộc các NH Việt Nam phải tái cấu trúc để tiếp tục phát triển Các NHTM cổ phần đang cấu trúc lại, có sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cùng lộ trình tăng vốn điều lệ lên mức tối thiểu là 3.000 tỉ VND Tất cả các động thái này nhằm hướng tới sự phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, những đóng góp của hệ thống NHTM VN vào quá trình đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá là rất lớn Số lượng các NHTM VN tăng nhanh, đã và đang từng bước chuyển dần hướng tới một hệ thống tương thích của các nền kinh tế đang nổi và mới phát triển Sự lớn mạnh của hệ thống NHTM VN thể hiện ở sự tăng lên của vòng chủ sở hữu, tổng tài sản, mức độ đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp và sự đóng góp của ngành vào GDP hàng năm: về tổng vốn đăng ký đã tăng gấp 12 lần, tổng tài sản và tiền gửi tăng hơn

16 lần và các khoản vay tăng khoảng 14 lần Đến nay, vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn do các NHTM đáp ứng, với tổng tài sản của hệ thống lên tới khoảng140% GDP.

Các dịch vụ cơ bản

Dịch vụ tín thác

Là dịch vụ NHTM nhận uỷ thác của khách hàng, đứng ra mua bán hộ khách hàng các loại chứng khoán có giá, kim loại quý, ngoại hối Trong đó dịch vụ phát hành hộ chứng khoán có giá giữ vai trò quan trọng, khi tiến hành dịch vụ này ngân hàng ngoài việc thu thủ tục phí khá lớn còn kinh doanh các loại chứng khoán đó để kiếm lợi nhuận.

Dịch vụ chuyển tiền

Là dịch vụ mà ngân hàng nhận uỷ thác của khách hàng, dùng phương tiện mà người gửi tiền yêu cầu để chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ở một địa điểm quy định ở trong hay ngoài nước Về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ này được thực hiện thông qua các phương tiện lưu thông tín dụng như séc, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền… ít khi phải chuyển bằng tiền mặt.

Chuyển tiền gồm có 2 loại là chuyển tiền bằng điện và chuyển tiền bằng thư.Trong đó, chuyển tiền bằng điện phổ biến hơn do tốc độ nhanh, an toàn, nhưng chi phí đắt hơn Dịch vụ này tiện lợi khi cần chuyển tiền ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia.

Dịch vụ nhờ thu

Là dịch vụ NHTM nhận sự uỷ thác của khách hàng thu các khoản tiền căn cứ vào các chứng từ của khách hàng giao như séc, thương phiếu, các chứng khoán có giá. Dịch vụ này được sử dụng trong giao dịch buôn bán xuất nhập khẩu, người bán thông qua NH rồi thanh toán tiền cho ngân hàng.

Khi tiến hành dịch vụ thu hộ, ngoài việc thu thủ tục phí, ngân hàng còn có thể tranh thủ sử dụng số tiền của khách hàng khi thu hộ được, đặc biệt là ngoại tệ.

Dịch vụ phát hành thư tín dụng

Là dịch vụ NHTM theo yêu cầu của khách hàng mở một thư tín dụng cho một người khác hưởng Thư tín dụng là cam kết của ngân hàng phát hành sẽ trả tiền cho người thụ hưởng nếu người này xuất trình cho ngân hàng những chứng từ phù hợp với những quy định trong thư tín dụng và xuất trình trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng Để được mở một thư tín dụng, người xin mở phải ký quỹ một số tiền nhất định, hoặc có khi không phải ký quỹ, tuỳ thuộc vào uy tín của người xin mở.

Thư tín dụng gồm có nhiều loại: thư tín dụng không thể huỷ ngang, thư tín dụng có thể huỷ ngang, thư tín dụng có xác nhận Khi thực hiện việc phát hành thư tín dụng, ngân hàng thương mại thu phí mở thư tín dụng và tiền hoa hồng.

Dịch vụ bảo lãnh

Gồm có 2 loại là bảo lãnh thư tín dụng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

- Bảo lãnh thư tín dụng là khi một thư tín dụng đã được phát hành nhưng bên thụ hưởng không tin tưởng vào uy tín của ngân hàng phát hành nên yêu cầu thư tín dụng đó phải được một ngân hàng khác đứng ra bảo lãnh Được dùng phổ biến trong xuất nhập khẩu hàng hoá giữa các quốc gia Xét từ góc độ người thụ hưởng, đây là phương thức thanh toán rất đảm bảo bởi thư tín dụng được cam kết thanh toán bởi haiNHTM.

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là việc NTHM đứng ra, dùng uy tín của mình để bảo lãnh cho một bên của một hợp đồng cung ứng hàng hoá hay dịch vụ Thường được sử dụng trong đấu thầu, có thể được dùng trong buôn bán ngoại thương.

Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ

Thẻ thanh toán hay còn gọi là “tiền nhựa” (plastic money) là một phương tiện thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành và cung cấp cho khách hàng (gọi là chủ thẻ) dùng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại cơ sở chấp nhận thẻ mà không phải chi trả bằng tiền mặt, hoặc dùng để rút tiền khi có nhu cầu Các chủ thể tham gia vào thị trường thẻ bao gồm:

- Các tổ chức thẻ quốc tế: tổ chức Dinners Club, Visa,

- Ngân hàng phát hành thẻ: là NH được phép phát hành thẻ, là thành viên của tổ chức thanh toán quốc tế, là NH cấp tín dụng cho khách hàng dưới hình thức thẻ tín dụng

- Ngân hàng thanh toán thẻ: đảm nhiệm thực hiện các hoạt động thanh toán

- Ngân hàng đại lí thanh toán: là ngân hàng được ngân hàng thanh toán thẻ chọn thực hiện một số dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ thông qua hợp đồng như nhờ thu, thanh toán với cơ sở chấp nhận thẻ, ứng tiền mặt cho chủ thẻ.

NỘI DUNG 2 CÔNG TY BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

- Công ty bảo hiểm là một định chế tài chính phi ngân hàng, là định chế tiết kiệm theo hợp đồng.

- Là tổ chức tài chính cung cấp nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau nhằm bảo vệ các chủ thể (cá nhân hoặc doanh nghiệp) nhằm chống lại nhưng rủi ro về tổn thất tài chính thông qua việc cung cấp các hợp đồng bảo hiểm, cam kết sẽ bồi thường cho người mua một khoản tiền nhất định trong trường hợp xảy ra rủi ro.

- Công ty bảo hiểm nhân thọ.

- Công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn.

Các sản phẩm bảo hiểm phổ biến

Bảo hiểm do nhà nước thực hiện

Loại bảo hiểm Mục đích Phân loại

Bảo hiểm y tế Nhằm phục vụ cho nhu cầu an toàn, bảo đảm sức khỏe của người dân +) BHYT bắt buộc

Là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau,thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết

+) BHXH tự nguyện +) BHXH bắt buộc

Là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người có tiền gửi tiết kiệm trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi có rủi ro với đơn vị gửi tiền tiết kiệm như ngân hàng hay các tổ chức tài chính

- Là loại hình bảo hiểm mang ý nghĩa kinh tế - xã hội Trong đó, người mua bảo hiểm sẽ đóng một khoản tiền bảo hiểm theo định kì cho công ty bảo hiểm và công ty bảo hiểm sẽ trả lại số tiền như đã thỏa thuận trong hợp đồng khi đến hạn hoặc khi có rủi ro xảy ra đối với người được bảo hiểm.

2.2.2 Bảo hiểm phi nhân thọ :

- Là loại bảo hiểm bảo vệ quyền lợi của con người rộng hơn so với bảo hiểm nhân thọ

+ Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu + Bảo hiểm tài sản + Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển + Bảo hiểm trách nhiệm + Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính + Bảo hiểm hàng không + Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh + Bảo hiểm xe cơ giới

+ Bảo hiểm cháy, nổ + Bảo hiểm nông nghiệp

Thị phần các công ty bảo hiểm tại Việt Nam

- Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện có 81 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm (trong đó có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 02 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 29 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) và

01 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài.

- Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ngày càng được ưa chuộng và chiếm thị phần lớn trong thị trường bảo hiểm vì sự đa dạng của các loại bảo hiểm với chế độ ưu đãi và chính sách tuyên truyền của nó rất rộng rãi.=> Bảo hiểm nhân thọ chiếm thị phần lớn

- Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tiếp tục nỗ lực để phát triển thị phần, đa dạng hóa các kênh phân phối từ đại lý, Bancassurance đến bán hàng trực tuyến nhằm chiếm lĩnh thị trường tại Việt Nam [Hình 1] Đời sống người dân càng nâng cao thì ngành bảo hiểm nhân thọ lại càng có tiềm năng phát triển rộng mở, đi kèm với đó là sự cạnh tranh khóc liệt để khẳng định vị trí của mình [Bảng 1 Bảng thống kê các công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam 2022]

Xu hướng phát triển của các công ty tại Việt Nam hiện nay

Chuyển từ bảo hiểm thuần tiết kiệm sang bảo hiểm tiết tiệt kết hợp với bảo vệ và các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tiết kiệm cho giáo dục.

Các công ty bảo hiểm dần tập trung vào đổi mới công nghệ và phát triển kênh bán hàng qua công nghệ số.

Hình 1.Biểu đồ thể hiện thị phần doanh nghiệp trong thị trường bảo hiểm năm 2022

Top 5 công ty bảo hiểm nhân thọ Nguồn gốc Năm vào thị trường Việt Nam Thông tin website

Top 1 Tổng công ty Bảo Việt Nhân

Thọ Việt Nam 1996 baovietnhantho.com.vn

Top 2 Prudential Việt Nam Anh 1999 prudential.com.vn

Top 3 Dai-ichi Việt Nam Nhật 2007 dai-ichi-life.com.vn

Top 4 AIA Việt Nam Mỹ 2000 aia.com.vn

Top 5 Manulife Việt Nam Canada 1999 manulife.com.vn

Bảng 1 Bảng thống kê các công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam 2022

NỘI DUNG 3 QUỸ HƯU TRÍ Ở VIỆT NAM

Quỹ hưu trí quỹ tài chính phi ngân hàng là để thực hiện chương trình hưu trí, được hình thành từ sự đóng góp của người tham gia quỹ và người sử dụng lao động.

Quỹ hưu trí có thể xem là một khoản tiết kiệm hoặc đầu tư được tạo ra để đảm bảo thu nhập cho người lao động sau khi họ về hưu Đây là hình thức tiết kiệm tiền mỗi tháng hoặc từ các khoản lương để tích lũy một số tiền cho tương lai Quỹ hưu trí được quản lý bởi cá nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ, và được đầu tư vào các cơ hội tài chính khác nhau để tăng lợi tức, tạo ra nguồn thu nhập ổn định sau khi người đó về hưu.

Căn cứ vào phương thức đóng góp và chi trả trợ cấp, các quỹ hưu trí chia thành:

- Các chương trình “đóng góp xác định”: mức trợ cấp tương lai được xác định bằng các khoản đóng góp trước đó cộng thu nhập đầu tư.

- Các chương trình “trợ cấp xác định”: mức trợ cấp tương lai được xác định trước, không phụ thuộc/phụ thuộc rất ít vào kết quả đóng góp và thu nhập đầu tư trước đó. Đối với chương trình “trợ cấp xác định”, Các quỹ/chương trình này có thể được hình thành theo 2 phương thức:

- Quỹ trợ cấp tư: Các Quỹ này được quản lý bởi Ngân hàng hoặc một Công ty bảo hiểm nhân thọ hoặc một người quản lý chuyên nghiệp

- Quỹ trợ cấp công cộng: Quỹ trợ cấp công cộng phổ biến là Bảo hiểm xã hội Đây là

Quỹ do Nhà nước thiết lập và quản lý Đối tượng tham gia là những người lao động ở mọi loại cơ sở tư và cơ sở công.

Nguồn hình thành và sử dụng vốn

Quỹ trợ cấp tư

- Các khoản đóng góp định kỳ theo một tỷ lệ nhất định trên tiền lương của những người đang làm việc

- Đóng góp định kỳ theo một tỷ lệ nhất định của người sử dụng lao động

- Thu nhập từ hoạt động đầu tư

- Chi trợ cấp cho những người tham gia đóng phí khi về hưu (chi trả một lần hoặc thường xuyên theo kỳ)

- Đầu tư cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ hoặc cho vay cầm cố bất động sản; tiền gửi ngân hàng, giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành

Quỹ trợ cấp công cộng

- Các khoản đóng góp định kỳ theo một tỷ lệ nhất định trên tiền lương của những người đang làm việc ở mọi loại cơ sở tư và cơ sở công

- Đóng góp định kỳ theo một tỷ lệ nhất định của người sử dụng lao động

- Thu nhập từ hoạt động đầu tư

- Chi trợ cấp cho những người tham gia đóng phí: thu nhập hưu trí; thanh toán chi phí y tế; trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tàn tật

- Đầu tư trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại của Nhà nước, tiền gởi tại ngân hàng thương mại của Nhà nước vay,…

Phạm vi đối tượng tham gia

- Người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ hưu trí cho người lao động trong doanh nghiệp.

- Người lao động tham gia quỹ hưu trí thông qua người sử dụng lao động.

- Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên đăng ký tự nguyện đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện không thông qua người sử dụng lao động.

Thực trạng hoạt động của các quỹ hưu trí tại Việt Nam

Phân loại: Dựa trên cơ sở chủ sở hữu vốn

Theo Thông tư số 06/2002/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định 79/2002/NĐ-CP (Thông tư 06/2002/TT-NHNN), Công ty tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam gồm các loại hình sau:

- Công ty tài chính Nhà nước: là Công ty tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động, Được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới 2 hình thức: Công ty tài chính thuộc Tổng công ty Nhà nước, do Tổng công ty Nhà nước cấp 100% vốn điều lệ và Công ty tài chính Nhà nước khác.

- Công ty tài chính cổ phần: là Công ty tài chính do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần.

- Công ty tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng: là Công ty tài chính do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình, làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân.

- Công ty tài chính liên doanh: là Công ty tài chính được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

- Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài: là công ty tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luậtVN

Hoạt động cơ bản của công ty tài chính

Huy động vốn

- Huy động vốn bằng nhận tiền gửi: Nhận tiền gửi là hình thức huy động vốn dễ dàng, nhanh chóng, đơn giản, tiện lợi, thường xuyên, tốn ít chi phí

- Huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác: Công ty tài chính muốn được phát hành các giấy tờ có giá phải đáp ứng các điều kiện về tình hình tài chính, tuân thủ các quy định về hạn chế để bảo đảm trong hoạt động và các thủ tục phát hành khác

- Huy động vốn bằng cách vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng trong, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế: Khi nguồn vốn huy động từ nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá không đủ đáp ứng nhu cầu, các công ty tài chính được phép huy động vốn bằng cách này Việc vay và cho vay vốn này sẽ giúp các công ty tài chính điều hoà phân phối vốn để tăng cường khả năng thanh toán, bảo đảm an toàn, hiệu quả cho hoạt động của từng công ty.

Cung cấp dịch vụ tài chính

- Hoạt động cho vay: Công ty tài chính cung cấp dịch vụ cho vay tiền cho cá nhân và doanh nghiệp Các công ty tài chính thu lãi suất cho vay để bù đắp các chi phí huy động vốn, chi phí dự phòng, chi phí kinh doanh, chi phí quản lý, chi phí thuế các loại và chi phí rủi ro đầu tư

- Thanh toán: Công ty tài chính cung cấp các dịch vụ thanh toán và giao dịch tiền tệ, bao gồm thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, và hệ thống thanh toán điện tử

- Tư vấn tài chính: Công ty tài chính có thể cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp để quản lý tài sản, đầu tư thông minh, và đạt được mục tiêu.

- Quản lý tài sản: Công ty tài chính có thể quản lý danh mục đầu tư cho các quỹ đầu tư, hộ gia đình, hoặc khách hàng cá nhân để tối ưu hóa lợi nhuận và rủi ro.

Hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác

và các giấy tờ có giá khác.

- Chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của khách hàng.

- Tái chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua lại giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán và đã được chiết khấu theo phương thức mua hẳn.

Các hoạt động khác

- Quản lý rủi ro tài chính: Công ty tài chính thường tham gia vào quản lý rủi ro tài chính cho khách hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm bảo hiểm, quản lý danh mục đầu tư, và tư vấn về tài chính.

- Giao dịch tài chính: Công ty tài chính tham gia vào các giao dịch tài chính như mua bán cổ phiếu, trái phiếu, ngoại hối, và các sản phẩm tài chính phức tạp khác để tạo lợi nhuận hoặc thực hiện các giao dịch cho khách hàng.

- Cung cấp dịch vụ tư vấn có liên quan đến tài chính, ngân hàng, đầu tư hay tiền tệ. Tóm lại, các công ty tài chính có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có các mô hình kinh doanh riêng biệt, vì vậy cách thức hoạt động có thể khác nhau tùy theo loại hình công ty và mục tiêu kinh doanh cụ thể.

3 Những khó khăn trong hoạt động của các công ty tài chính tại Việt Nam hiện nay

Chi phí đầu vào tăng cao

- Hiện nay, lãi suất huy động trên thị trường ngân hàng giảm mạnh, trong khi đó,công ty tài chính chỉ được phép huy động từ tiền gửi của doanh nghiệp nên chi phí vốn ngày càng có xu hướng tăng, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập lãi thuần của công ty.

Chưa khai thác lợi thế sẵn có

- Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và quy mô ngày càng lớn của các NHTM đang tạo ra sức ép cạnh tranh không nhỏ.

- Doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào công ty tài chính, chuyển sang hợp tác với NHTM.

- Công ty tài chính đối mặt nguy cơ mất thị phần và khách hàng.

Hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện

- Luật Các tổ chức phi ngân hàng và các văn bản quy định chi tiết chưa đầy đủ, dẫn đến việc quản lý hoạt động của các công ty tài chính còn nhiều bất cập.

- Các công ty tài chính tiêu dùng gặp khó khăn trong việc quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng và quan điểm không tích cực của nhiều người đối với lĩnh vực này.

Cạnh tranh gay gắt

- Thị trường tài chính Việt Nam ngày càng cạnh tranh gay gắt với sự tham gia của nhiều ngân hàng, công ty tài chính, công ty công nghệ tài chính,

- Các công ty tài chính phải đối mặt với áp lực cạnh tranh về giá cả, sản phẩm, dịch vụ và chất lượng phục vụ.

Ví dụ: Sự phát triển của MoMo - hãng fintech nội địa Việt Nam đã thu hút các doanh nghiệp đối thủ nước ngoài, giúp Việt Nam trở thành một trong những thị trường fintech cạnh tranh nhất châu Á.

Cho vay rủi ro cao, nguy cơ tăng nợ xấu

- Tỷ lệ nợ xấu trong ngành tài chính Việt Nam đang ở mức cao, đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.

- Thủ tục vay vốn tại các công ty tài chính thường phức tạp và tốn nhiều thời gian

- Nhiều khách hàng phản ánh dịch vụ khách hàng của các công ty thường chậm trễ, thiếu chuyên nghiệp, không giải quyết được vấn đề của họ một cách hiệu quả

- Có các đối tượng gian lận lừa đảo, cổ xúy trên truyền thông về quỵt nợ…

Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

- Dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các công ty tài chính, khiến cho người lao động mất việc, doanh thu và lợi nhuận sụt giảm.

- Nhiều công ty tài chính phải đối mặt với nguy cơ giải thể hoặc phá sản.

- Người dân hạn chế nhu cầu vay mới để chi tiêu Khách hàng đang có dư nợ đứng trước nguy cơ giảm lương, mất việc làm nên không có khả năng trả nợ

NỘI DUNG 5 QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM

Định nghĩa và phân loại

Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài sản khác, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác

Các quỹ huy động vốn dưới hình thức các cổ phần (chứng chỉ quỹ đầu tư) và dùng chúng để đầu tư chứng khoán vì lợi ích của các cổ đông

1.2.1 Căn cứ vào nguồn vốn huy động.

- Quỹ đóng (Closed end funds) là loại quỹ không có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ quỹ đầu tư được phát hành ra công chúng theo yêu cầu của nhà đầu tư, nhà đầu tư chỉ có thể thu hồi số vốn đầu tư bằng cách chuyển nhượng chứng chỉ quỹ đầu tư cho các nhà đầu tư khác trên thị trường chứng khoán.

- Quỹ mở (Open end funds) là loại quỹ có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ quỹ đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư Quỹ này có số vốn và số thành viên luôn thay đổi, chỉ xuất hiện ở các quốc gia có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như

Mỹ, Canada, Anh, Đức, Nhật,…

1.2.2 Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn.

- Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ công chúng): là quỹ đầu tư chứng khoán chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng Quỹ công chúng thường không bị pháp luật giới hạn về số lượng NĐT tối đa vào quỹ Do số lượng các NĐT lớn nên quỹ này có nhiều giới hạn đầu tư do pháp luật quy định để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn các NĐT vào quỹ.

- Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên): là quỹ đầu tư chứng khoán được lập bằng vốn góp của một số nhà đầu tư nhất định và không phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng Thành viên của quỹ thường là những nhà đầu tư chuyên nghiệp và có năng lực tài chính mạnh như công ty tài chính, ngân hàng hoặc doanh nghiệp bảo hiểm…

1.2.3 Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ

- Quỹ đầu tư dạng công ty: Là quỹ đầu tư có tư cách pháp nhân đầy đủ, được thành lập bằng hình thức công ty đầu tư cổ phần, có điều lệ hoạt động, vốn huy động bằng cách phát hành cổ phiếu Cổ phiếu của Quỹ có thể được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC Những người góp vốn vào quỹ sẽ trở thành những cổ đông được quyền hưởng như trong một công ty cổ phần truyền thống.

- Mô hình tín khác: Là quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân Ở mô hình này, quỹ đầu tư là một khối lượng tiền do các nhà đầu tư góp vốn vào để sử dụng dịch vụ quản lý đầu tư chuyên nghiệp để thu lợi nhuận

1.2.4 Căn cứ trên danh mục đầu tư của quỹ

- Quỹ tương hỗ cổ phiếu (stock fund): Là quỹ đầu tư hoàn toàn vào một chủng loại cổ phiếu nhất định, như cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu chưa niêm yết, mạo hiểm… để phù hợp với nhu cầu, sở thích, điều kiện của từng nhà đầu tư cụ thể.

- Quỹ tương hỗ trái phiếu (bond fund): Là quỹ đầu tư vào một hoặc nhiều chủng loại trái phiếu như trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ.

- Quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ (Money market fund): Là quỹ đầu tư thị trường vốn ngắn hạn, mà bản chất là quỹ đầu tư tín thác (Quỹ mở) tập trung vào các sản phẩm trái phiếu ngắn hạn với các đặc điểm an toàn, lãi suất cao, thanh khoản cao.

- Quỹ đầu tư ETF: Là quỹ có danh mục đầu tư để mô phỏng một chỉ số cụ thể nhằm đa dạng hóa danh mục, tối thiểu hóa rủi ro phi hệ thống, phù hợp với các NĐT thụ động, cho phép người quản lý bỏ ra ít công sức hơn so với các loại quỹ có danh mục biến đổi thường xuyên

- Quỹ khác: Các quỹ còn lại được chia theo cách quản lý, chiến lược đầu tư, cho phép các nhà quản lý tham gia hoặc phản ứng với các thay đổi điều kiện thị trường bằng việc đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, công cụ thị trường tiền tệ… tùy từng thời gian.

Các giai đoạn hình thành và phát triển

Quỹ nội tại Việt Nam

- Quỹ đầu tư được hình thành tại Châu Âu vào giữa thế kỷ XIX Khái niệm quỹ đầu tư chứng khoán còn mới nên trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn tương đối xa lạ và ít được các nhà đầu tư nhỏ lẻ quan tâm.

- Khởi đầu tháng 3/2013, trên thị trường chỉ có 1 quỹ mở thì đến nay, sau 12 năm hình thành và phát triển, đã có 30 quỹ đầu tư chứng khoán, bao gồm 1 quỹ đóng, 8 quỹ thành viên, 18 quỹ mở, 2 quỹ ETF và 1 quỹ bất động sản Đến 30/9/2016, tổng giá trị tài sản quản lý lên tới 7,171 tỷ đồng và có mức tăng trưởng NAV ổn định

- Quỹ mở dần chiếm ưu thế và thay thế quỹ đóng :

Ra đời đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 20/5/2004 là quỹ VF1 được cấp phép thành lập và được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán HCM (HOSE) với số vốn ban đầu là 300 tỷ đồng.

Năm 2008 số lượng quỹ đóng là 18 (chiếm 85% tổng số quỹ) Vì nguồn vốn lớn và ổn định nên các chiến lược đầu tư của quỹ đóng mang tính dài hạn hơn quỹ mở và đem lại nhiều lợi nhuận cho NĐT.

Năm 2012 số lượng quỹ đóng trên thị trường là 6 quỹ,

Năm 2016, số quỹ đóng chỉ còn 1 quỹ duy nhất là Quỹ đầu tư tăng trưởng TVAM(FUCTVGF1) của công ty Quản lý quỹ Thiên Việt hoạt động và niêm yết trên sàn.

Các quỹ ngoại trên thị trường Việt Nam

- Giai đoạn 1991 – 2001 (trước khi có thị trường chứng khoán Việt Nam): Hoạt động của các quỹ ngoại còn nhỏ lẻ vì nước ta còn thiếu những cơ sở cần thiết cho thị trường đầu tư Từ năm 1992 đến năm 1998, chỉ có 38 doanh nghiệp tư nhân được thành lập và 128 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.

- Giai đoạn 2001 – 2005 : Thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành, dòng quỹ ngoại bắt đầu trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam, với 13 quỹ mới được thành lập có tổng quy mô vốn đạt 908 triệu USD.

- Giai đoạn từ 2006 (Việt Nam gia nhập WTO) đến nay: Hoạt động mạnh mẽ Việc gia nhập WTO cùng sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường chứng khoán đã giúp nước ta thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư có nền kinh tế phát triển.

- Đến năm 2014, có khoảng 25 quỹ đầu tư ngoại hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng quy mô vốn lên tới gần 4 tỷ USD, là kết quả hoạt động tương đối tốt của các quỹ ngoại ở Việt Nam.

Tình hình hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam hiện nay

Tổng quan

- Nhìn chung thị trường quỹ đầu tư Việt Nam đang từng bước phát triển tích cực với sự gia tăng số lượng quỹ, giá trị tài sản ròng (NAV) và lợi nhuận.

- Các NĐT có nhu cầu cao hơn vào quỹ đầu tư do sự tiện lợi, an toàn và hiệu quả của kênh đầu tư này.

- Việc thị trường chứng khoán mở rộng phát triển là một trong những lý do góp phần thúc đẩy hoạt động của các quỹ đầu tư.

- Bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn một số thách thức cần được giải quyết như: nhận thức của nhà đầu tư còn hạn chế, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty quản lý quỹ và biến động của thị trường.

Nguyên tắc, phạm vi hoạt động

Nguyên tắc

Đầu tiên, công ty chứng khoán phải là một thành viên thuộc Sở giao dịch và khi tiến hành kinh doanh, công ty đó phải đáp ứng đủ hết các điều kiện, quy định và điều kiện tiên quyết chính là phải thực hiện đăng ký kinh doanh chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán.

Một công ty chứng khoán để được cấp phép cần thỏa những quy định sau:Phương án kinh doanh của công ty phải phù hợp với từng mục tiêu phát triển ngành chứng khoán; về cơ sở vật chất thì công ty phải trang bị hết những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc kinh doanh chứng khoán; mức vốn pháp lý tối thiểu theo quy định của từng ngành nghề kinh doanh; ban lãnh đạo của công ty chứng khoán và những nhân viên kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề.

Công ty chứng khoán còn là một tổ chức kinh doanh hoạt động bị kiểm soát. Tất cả những hoạt động kinh doanh trong công ty chứng khoán đều bị kiểm soát chặt chẽ bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền và Hiệp hội chứng khoán sở tại.

Theo quy định tại Điều 45 Thông tư 210/2012/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 15 Điều 1 Thông tư 07/2016/TT-BTC thì hoạt động của công ty chứng khoán phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Công ty chứng khoán phải ban hành quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro áp dụng cho các nghiệp vụ được cấp phép hoạt động.

- Công ty chứng khoán phải ban hành các quy tắc đạo đức hành nghề phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh của công ty.

- Công ty chứng khoán phải đảm bảo tách biệt về văn phòng làm việc, nhân sự, hệ thống dữ liệu, báo cáo giữa các bộ phận nghiệp vụ để đảm bảo tránh xung đột lợi ích giữa công ty chứng khoán với khách hàng hoặc giữa các khách hàng với nhau. Công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết trước về những xung đô Št lợi ích có thể phát sinh giữa công ty chứng khoán, người hành nghề chứng khoán và khách hàng.

- Công ty chứng khoán phải bố trí người hành nghề chứng khoán có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với các nghiệp vụ hoạt động

- Công ty chứng khoán không được đưa ra nhận định hoặc bảo đảm với khách hàng về mức thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư của mình hoặc bảo đảm khách hàng không bị thua lỗ, trừ trường hợp đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định.

- Công ty chứng khoán không được tiết lộ thông tin về khách hàng, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Công ty chứng khoán không được thực hiện những hành vi làm cho khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán.

- Công ty chứng khoán đưa ra dự báo giá hoặc khuyến nghị giao dịch liên quan đến một loại chứng khoán cụ thể trên các phương tiện truyền thông phải ghi rõ cơ sở phân tích và nguồn trích dẫn thông tin.

- Trong hoạt động nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, công ty chứng khoán phải ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng thông qua đại diện theo pháp luật hoặc người được đại diện theo pháp luật ủy quyền, giao quyền thực hiện

- Tài sản của khách hàng do công ty chứng khoán tiếp nhận và quản lý bao gồm tiền gửi giao dịch chứng khoán được công ty quản lý theo quy định tại Điều 50 Thông tư này và chứng khoán lưu ký, lưu giữ tại công ty chứng khoán theo quy định tại Điều 51 Thông tư này, kể cả trên tài Khoản chuyên dụng đứng tên công ty chứng khoán, là tài sản của khách hàng, không phải của công ty chứng khoán Trường hợp công ty chứng khoán giải thể hoặc bị phá sản, các tài sản này phải được hoàn trả cho khách hàng sau khi trừ đi nghĩa vụ nợ phải trả của khách hàng đối với công ty chứng khoán.

Phạm vi hoạt đông

Công ty chứng khoán ở Việt Nam có phạm vi hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán Dưới đây là một số phạm vi hoạt động chính của các công ty chứng khoán ở Việt Nam:

- Môi giới chứng khoán: Cung cấp dịch vụ môi giới mua bán chứng khoán cho khách hàng Các công ty chứng khoán giúp khách hàng mua và bán chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán, thực hiện các lệnh giao dịch và cung cấp thông tin liên quan đến thị trường và chứng khoán,

- Tư vấn đầu tư: Các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư cho khách hàng Điều này bao gồm cung cấp thông tin và đề xuất về các cơ hội đầu tư, phân tích nghiên cứu thị trường, và hỗ trợ khách hàng xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp với mục tiêu và rủi ro cá nhân.

- Quản lý quỹ: Các công ty chứng khoán có thể quản lý các quỹ đầu tư chứng khoán, bao gồm quỹ chứng khoán mở và quỹ ETF (quỹ giao dịch trên sàn) Công ty chứng khoán quản lý quỹ thường thực hiện việc mua và bán chứng khoán theo chiến lược đầu tư của quỹ và đảm bảo tuân thủ các quy định và yêu cầu của quỹ.

- Corporate Finance (Tài chính doanh nghiệp): Các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ tài chính doanh nghiệp cho các công ty và tổ chức Điều này bao gồm tư vấn về tài chính, sáp nhập và thâu tóm, phát hành cổ phiếu và trái phiếu, và các giao dịch tài chính khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường vốn và quản lý tài chính.

- Phân tích nghiên cứu thị trường: Các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ phân tích và nghiên cứu thị trường Điều này bao gồm phân tích các công ty niêm yết, dự báo thị trường, đưa ra đề xuất đầu tư, cung cấp thông tin thị trường cho khách hàng.Ngoài ra, các công ty chứng khoán cũng có thể cung cấp các dịch vụ khác như dịch vụ tiền gửi chứng khoán, dịch vụ lập báo cáo tài chính và các dịch vụ tài chính khác liên quan đến chứng khoán và thị trường tài chính.

Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam hiện nay

Mỗi công ty chứng khoán có phí giao dịch, hệ thống công nghệ, chính sách, , dịch vụ hỗ trợ đi kèm khác Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có gần một trăm công ty lớn nhỏ đang hoạt động.

Cuộc đua thị phần môi giới chứng khoán khá gay cấn.

Tuy nhiên thị phần lớn chưa hẳn đi kèm với lợi nhuận cao Báo cáo tài chính quý 3-2023 vừa công bố cho thấy quán quân thị phần VPS có lợi nhuận xếp sau đáng kể so với quán quân lợi nhuận TCBS dù thứ hạng cách xa.

Cụ thể quý 3 lãi sau thuế VPS đạt 266 tỉ đồng bị "bỏ" cách khá xa so với các đối thủ còn lại SSI (710 tỉ đồng), VNDS (636 tỉ đồng), TCBS (914 tỉ đồng)

Về tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ, trong khi VPS đi ngang quý này thìVnDirect có mức tăng gấp 6,8 lần cùng kỳ, đạt 636 tỉ đồng Tiếp đến là KIS đạt 143 tỉ đồng, gấp 6,2 lần; SSI gấp hơn 2 lần

Ngày đăng: 03/06/2024, 19:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Là sự cạnh tranh khóc liệt để khẳng định vị trí của mình. [Bảng 1. Bảng thống kê các công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam 2022] - tiểu luận tìm hiểu về hệ thống ngân hàng thương mại và các địnhchế tài chính phi ngân hàng tại việt nam
s ự cạnh tranh khóc liệt để khẳng định vị trí của mình. [Bảng 1. Bảng thống kê các công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam 2022] (Trang 13)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w