Tiểu luận - Tìm hiểu và đánh giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi - Tìm hiểu và đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai phường Trần Phú
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 71 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
71
Dung lượng
334,63 KB
Nội dung
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT QLNN : Quản lý nhà nước BTN&MT: Bộ tài nguyên và Môi trường THCS: Trung học cơ sở ĐKTK: Đăng ký thống kê GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCN: Giấy chứng nhận UBND: Ủy ban nhân dân NĐ-CP: Nghị định-Chính phủ TT-BTNMT: Thông tư-Bộ tài nguyên môi trường TTLT-BTP-BTNMT: Thông tư liên tịch- Bộ tư pháp-Bộ tài nguyên môi trường QĐ-BTNMT: Quyết định-Bộ tài nguyên và môi trường QĐ-UBND: Quyết định-Ủy ban nhân dân QĐ-STNMT: Quyết định- Sở tài nguyên và môi trường QSDĐ: Quyền sử dụng đất VPĐKQSDĐ: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TKĐĐ: Thống kê đất đai CMND: Chứng minh nhân dân TCĐĐ: Tranh chấp đất đai A ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tặng vật của thiên nhiên cho không loài người, là nguồn gốc của mọi ngành sản xuất và mọi sự tồn tại, kết tinh trong đó là sức lao động của con người Trong suốt hành trình lịch sử, đất đai còn là điều kiện sinh tồn của con người, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ của khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng Đất đai có đặc điểm là bị giới hạn về mặt diện tích, việc sử dụng đất cần phải có sự quản lý của nhà nước Vì vậy các quốc gia đều quan tâm đến vấn đề quản lý nhà nước về đất đai, nhằm đảm bảo hiệu quả đối với việc sử dụng đất và duy trì các mục tiêu chung của xã hội Hiện nay nhu cầu sử dụng đất đai tăng tỷ lệ thuận với tỷ lệ tăng dân số trong khi diện tích đất đai lại cố định làm cho đất đai trở thành hàng hóa đặc biệt, giá đất ngày càng tăng cao, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bất cập trong việc sử dụng và quản lý đất đai Tranh chấp đất đai là một vấn đề nảy sinh và tồn tại trong quá trình sử dụng đất Do vậy, công tác giải quyết tranh chấp đất đai luôn được Nhà nước quan tâm và là một trong các nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai Cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai cũng là một trong những công tác quan trọng trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai; là điều kiện để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ, đảm bảo cho đất đai được sử dụng một cách đầy đủ, tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả nhất; là cơ sở pháp lý để xác định các quyền của người sử dụng đất khi có tranh chấp, khiếu nại tố cáo xảy ra cũng như xác định nghĩa vụ mà người sử dụng đất phải làm theo Do đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác này Trên toàn thành phố Quảng Ngãi nói chung và địa bàn phường Trần Phú nói riêng từ khi ngành địa chính thành lập đến nay, công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã được thực hiện một cách có hiệu quả, có nhiều chuyển biến tích cực Tuy nhiên trên thực tế, QLNN về đất đai mà đặc biệt là công tác đăng ký, chỉnh lý biến động trên địa bàn phường vẫn còn bộc lộ một số điều cần lưu ý, xem xét và chấn chỉnh Để khắc phục những hạn chế và tồn tại đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác đăng ký, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn phường Trần Phú trong những giai đoạn tiếp theo thì chính quyền cấp xã và cơ quan chuyên môn ở đây là phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc thành phố Quảng Ngãi cần đánh giá một cách khách quan, nghiêm túc những kết quả đạt được Từ đó, đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm thực hiện tốt công tác đăng ký, chỉnh lý biến động nói riêng và nâng cao hiệu quả lĩnh vực QLNN về đất đai nói chung ở địa bàn phường Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác đăng ký, chỉnh lý biến động đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai Được sự đồng ý của Khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp – Trường Đại học Nông lâm Huế, cùng với sự giúp đỡ và tạo điều kiện của lãnh đạo, chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Quảng Ngãi, cán bộ địa chính phường Trần Phú, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trần Văn Nguyện, cô Nguyễn Thị Hải, thầy Nguyễn Tiến Nhật, và thầy Dương Quốc Nõn, nhóm chúng em tiến hành nghiên cứu thực hiện 2 chuyên đề: Chuyên đề 1: “ Tìm hiểu và đánh giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi” Chuyên đề 2: “Tìm hiểu và đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn phường Trần Phú giai đoạn 2010 – 2012” B ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI PHƯỜNG TRẦN PHÚ I Điều kiện tự nhiên phường Trần Phú Phường Trần Phú là một phường nội thành nằm về phía Tây thành phố Quảng Ngãi với diện tích tự nhiên là 218,22 ha, chiếm 5,87% diện tích đất tự nhiên toàn thành phố Bản đồ phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi ( Nguồn từ google map) Cụ thể ranh giới phường như sau: Phía Bắc: Giáp phường Lê Hồng Phong và huyện Sơn Tịnh Phía Nam: Giáp phường Nghĩa Lộ Phía Đông: Giáp phường Trần Hưng Đạo và Nguyễn Nghiêm Phía Tây: Giáp phường Quảng Phú Địa hình bằng phẳng, cấu tạo địa chất có sức chịu tải trung bình của nền đất từ 1 – 1,7 kg/cm2, thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng Phường Trần Phú mang đặc tính chung của cả tỉnh và khu vực duyên hải miền Trung, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: có nền nhiệt cao, lượng mưa tương đối nhiều, bức xạ lớn Nhiệt độ trung bình cả năm là 27oC, nhiệt độ cao tuyệt đối là 39oC và thấp tuyệt đối là 13,4oC Thời gian nóng nhất trong năm từ tháng 6 đến tháng 8 và lạnh nhất từ tháng12 đến tháng 2 năm sau II Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội 1 Dân số, lao động,việc làm và thu nhập Năm 2012, dân số trung bình của phường là 17.023 người, với 3.858 hộ Tổng số người trong độ tuổi lao động ( tính từ 15 tuổi đến 60 tuổi) là 11.815 người, chiếm 69,4% dân số Thu nhập bình quân đầu người của phường là 15 triệu đồng/ người/ năm Theo thống kê mới nhất tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn 0,89% ( thống kê tháng 3/ 2013) 2 Hệ thống cơ sở hạ tầng 2.1 Giao thông Diện tích đất giao thông trên địa bàn phường hiện nay là 49,65 ha chiếm 80,5% diện tích đất công cộng Nhìn chung giao thông của phường Trần Phú tương đối ổn định, có các điều kiện thuận lợi trong giao thông đối ngoại, thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa Trong mấy năm trở lại đây, chất lượng đường giao thông ở phường đã được cải thiện đáng kể: hầu hết các tuyến đường trong khu vực đã được trải nhựa, bê tông hóa, vỉa hè đã được lát gạch đá, trồng cây xanh Để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi toàn bộ diện mạo của phường và của thành phố Quảng Ngãi Trong thời gian tới cần tiếp tục đầu tư, tu bổ, mở rộng và nâng cấp để thu hút sự đầu tư và lưu thông hàng hóa, tiếp thu khoa học công nghệ, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương 2.2 Hệ thống cấp thoát nước - Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của phường lấy từ nhà máy nước Quảng Ngãi với công suất lớn, nguồn nước được cung cấp đầy đủ cho các hộ gia đình và tổ chức đầy đủ Ngoài ra, một số ít người dân vẫn sử dụng nước giếng đào và khoan, tự nhiên nguồn nước này có nguy cơ nhiễm sắt rất cao Chính vì vậy cần chú ý loại bỏ lượng sắt trong nước để đảm báo sức khỏe cho người dân và cho cộng đồng -Hệ thống thoát nước của phường là hệ thống cống chung giữa nước thải dinh hoạt và nước mưa Hiện nay, do mạng cống nhỏ, thiếu, xuống cấp và không được quy hoạch hợp lí nên thường gây ra ngập úng cục bộ vào mùa mưa, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân địa phương 2.3 Giáo dục- đào tạo Theo số liệu thống kê đất năm 2012, diện tích đất giáo dục đào tạo của phường là 5.82 ha, chiếm 7,71% diện tích đất có mục đích công cộng Phường đã và đang trên đà thực hiện xã hội hóa giáo dục đào tạo một cách toàn diện, đa dạng Huy động mọi nguồn lực cho việc xây dựng cơ sở vật chất của các trường đại học Vì vậy công tác giáo dục có nhiều chuyển biến: + Hệ mầm non: Gồm trường mầm non 19/5 và nhà trẻ 2/9 với tổng diện tích sử dụng đất là 4702,9m2, bình quân diện tích đất trên tổng dân số là 0,31m2 (định mức 0,23- 0.63m2), đảm bảo nhu cầu sử dụng đất so với định mức sử dụng đất của BTN&MT + Hệ mẫu giáo: Có một trường mẫu giáo với diện tích sử dụng đất là 1850,7m2, bình quân diện tích đất/ tổng số dân là 0,12m2 (định mức 0,5- 0,92m2/người) Như vậy, so với đinh mứa của BTN&MT về chỉ tiêu sử dụng đất/người chưa đảm bảo nhu cầu sử dụng đất + Hệ THCS: Có một trường với diện tích sử dụng đất là 5255,1m2, bình quân diện tích đất / tổng dân số là 0,35m2 (định mức 1,33- 1,60m2/người) So với định mức sử dụng đất của BTN&MT về chỉ tiêu sử dụng đất/người chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng đất Ngoài ra trên địa bàn phường còn có trường trung cấp y tế với diện tích sử dụng đất là 16266m2 Nhìn chung, đối với các cấp trường mẫu giáo, tiểu học,THCS trên địa bàn phường chưa đảm bảo sử dụng quỹ đất đúng định mức theo công văn 5763/BTN&MT- ĐKTK ngày 25/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Để đáp ứng tốt nhu cầu phát triển giáo dục của địa phương cần phải mở rộng, nâng cấp hoặc xây mới các cơ sở trường trong thời gian tới 2.4 Y tế - Xác định nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và triển khai các chương trình y tế cộng đồng là nhiệm vụ quan trọng nên Đảng, Nhà nước đã tập trung đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế, đảm bảo tiếp nhận và triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho người dân - Hiện phường có một trạm y tế với diện tích 159m2 và bệnh viện đa khoa tỉnh với diện tích sử dụng đất 4,99ha, đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của nông dân Nhìn chung trong những năm qua trên địa bàn phường đã thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân địa phương và khu vực, thực hiện tốt các chính sách về Dân số - kế hoạch hóa gia đình 2.5 Văn hóa thông tin Phong trào hoạt động văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực, phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã và đang được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng Năm 2012, phường đã tổ chức thành công “Hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc” Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giáo dục truyền thông,…, của phường phát triển tốt cả về quy mô, nội dung và hình thức đã góp phần giáo dục nâng cao dân trí, xây dựng cong người mới, nếp sống văn minh lành mạnh, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Phường Trần Phú có 24 tổ dân phố, tuy nhiên hiện nay phường chỉ có 0,05ha đất văn hóa, chưa đảm bảo nhu cầu sử dụng đất Tuy nhiên trên địa bàn phường còn có công trình văn hóa lớn của thành phố như nhà văn hóa lao động, gốp phần đưa phường trở thành một trong nhưng điểm sáng về văn hóa của thành phố 2.6 Thể dục thể thao Diện tích đất thể thao trên địa bàn phường là 1,17ha, chiếm 2,05% diện tích đất công cộng Phong trào thể dục thể thao của phường trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ, từng bước mở rộng và phát triển, đã huy động được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia tập luyện với nhiều nội dung và hình thức phong phú Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao Phấn đấu 100% trường học thực hiện giáo dục thể chất, trên 30% người dân tham gia hoạt động thể thao thường xuyên III Nhận xét chung về điều kiện kinh tế - xã hội phường Trần Phú -Trong những năm gần đây Phường Trần Phú đã có những bước phát triển khá mạnh và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: + Kinh tế tăng trưởng khá, mức thu nhập bình quân người/năm ước đạt 15 triệu (năm 2012) + Đời sống vật chất, tinh thần của người dân tiếp tục được cải thiện, nâng cao Tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn 0,89% + Tỷ lệ lao động dồi dào, hiện có khoảng 11815 người đang làm việc trong các ngành nghề kinh tế Đây là những tiền đề quang trọng để phường vững bước vào giai đoạn phát triển mới.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu thì vẫn cần hạn chế được những tồn tại sau: + Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của một phường thuộc nội thị thành phố Mặc dù hiện tại tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tiến tới 89% trong cơ cấu kinh tế của phường, nhưng chưa có ngành mũi nhọn để tạo ra động lực cho phát triển đột phá về kinh tế + Lực lượng lao động dồi dào, tuy nhiên chất lượng lao động còn chưa cao + Còn thiếu quy hoạch động bộ các ngành, lĩnh vực và quy hoạch trật tự văn minh đô thị, vệ sinh môi trường để giải quyết các vấn đề như: Xử lí rác thải trong sinh hoạt người dân chưa triệt để Hệ thống xử lí nước thải đang dùng chung với hệ thống thoát nước mưa, do vậy chưa đáp ứng được lưu lượng và một số đoạn đã xuống cấp Diện tích đất nghĩa địa của phường còn lớn, manh mún, nằm rải rác tại các tổ dân phố làm ảnh hưởng đến môi trường sống, cảnh quan đô thị C KẾT QUẢ THỰC TẬP 2 CHUYÊN ĐỀ C.I: Chuyên đề 1: “ Tìm hiểu và đánh giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi” I TỔNG QUAN I.1 Các vấn đề về hồ sơ địa chính I.1.1 Khái niệm hồ sơ địa chính - Hồ sơ địa chính là hệ thống bảng tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách,…chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký ban đầu, đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất và phải đảm bảo tính thống nhất giữa bàn đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai, thống nhất giữa bản gốc và bản sao, thống nhất giữa hồ sơ địa chính với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất - Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn gồm 3 bộ lưu ở cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh - Hồ sơ điạ chính gồm: +Bản đồ địa chính + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất + Sổ theo dõi biến động đất đai + Sổ địa chính + Sổ mục kê + Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất I.1.2 Tài liệu địa chính phục vụ thường xuyên hoặc hỗ trợ yêu cầu quản lý đất đai thường xuyên a Bản đồ địa chính - Là loại bản đồ chuyên ngành quản lý đất đai, được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn nhằm phục vụ yêu cầu đăng ký, lập sổ bộ địa chính, cấp GCNQSDĐ, thống kê, kiểm kê đất đai, cập nhật chỉnh lý biến động, làm nền tảng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất … - Bản đồ địa chính được lập theo chuẩn kỹ thuật thống nhất trên hệ thống tọa độ nhà nước Nội dung bản đồ địa chính thể hiện thửa đất, hệ thống thủy văn, thủy lợi, hệ thống đường giao thông, mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới hành lang an toàn công trình, điểm tọa độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh b Sổ địa chính - Là sổ ghi về người sử dụng đất, các thửa đất về người sử dụng đất đó đang sử dụng và tình trạng sử dụng đất của người đó - Sổ được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn c Sổ mục kê - Là sổ ghi các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh giới khép kín trên bản đồ và các thông tin có liên quan đến quá trình sử dụng đất để phục vụ nhu cầu thống kê diện tích, tra cứu bản đồ - Sổ được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn cùng với việc lập bản đồ địa chính Thông tin thửa đất và các đối tượng chiếm đất khác, trên sổ phải phù hợp với hiện trạng sử dụng đất Thửa đất đã cấp GCNQSDĐ mà có thay đổi nội dung thông tin so với hiện trạng khi đo vẽ bản đồ địa chính phải chỉnh sửa cho thống nhất với GCNQSDĐ d Sổ theo dõi biến động đất đai Sổ được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn để ghi nhận những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất Sổ được lập nhằm mục đích theo dõi và quản lý chặt chẽ tình hình thực hiện đăng ký biến động làm cơ sở thống kê diện tích đất đai theo định kỳ e Sổ cấp GCNQSDĐ Giúp UBND cấp có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ theo dõi việc xét duyệt, cấp GCN đến từng chủ sử dụng đất Sổ được lập trên cơ sở thứ tự của GCNQSDĐ đã cấp vào sổ Cơ quan địa chính Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan địa