1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Tìm Hiểu Tiềm Năng Khai Thác Du Lịch Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế

36 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 427,89 KB

Nội dung

Trang 1

TÌM HIỂU TIỀM NĂNG KHAI THÁC DU LỊCH HUYỆN PHÚ VANG - THỪA THIÊN HUẾ.A Phần mở đầu.

1.Lý do chọn đề tài.

Ngày nay du lịch đang dần dần trở thành một nhu cầu phổ biến trong cuộc

sống hằng ngày của mọi người Đặc biệt, khi cuộc sống vật chất và các điều kiện kinh tế ngày càng được cải thiện nhanh chóng thì nhu cầu đi du lịch ngày càng gia tăng

Từ góc độ xã hội và nhân văn, du lịch đưa mọi người đến gần nhau, hiểu biết nhau hơn Với những ai mong muốn học hỏi, hiểu biết và khám phá thế giới bên ngoài, thì du lịch có thể được xem là "một trường học" thực sự Du lịch vừa đem lại cơ hội giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc, tạo điều kiện cho mọi người khám phá, tìm hiểu thế giới, vừa là phương thức đê quảng bá và tuyên truyền văn hóa của cộng đồng, của dân tộc ra thế giới bên ngoài.

Với sự phong phú và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và nhân văn, Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển du lịch Tuy là một ngành kinh tế tương đối mới nhưng du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước cũng như của nhiều địa phương Một trong số đó là tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng đất của miền di sản, nơi đây chứa đựng trong mình quần thể di tích cố Đô Huế, mà năm 1993 đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, và tiếp đó Huế đã được thêm một lần vinh danh khi vào năm 2005 Nhã nhạc cung đình Huế đã được công nhận là di sản phi vật thể, truyền khẩu của nhân loại, điều đó dường như là động lực cho chính quyền địa phương chú trọng hơn vào việc đầu tư phát tiển cho du lịch Tuy nhiên, cơ quan chủ quản chỉ mới tập trung đầu tư, khai thác ở những tài nguyên nằm ở khu vực trung tâm, và gắn liền với quần thể di tích Cố Đô Huế mà chưa chú trọng các khu vực lân cận, ngoài rìa, và một trong số đó là huyện Phú Vang, một trong những nơi được đánh giá có nhiều tài nguyên du lịch đa dạng , và có khả đưa vào khai thác.

Phú Vang là một huyện có nguồn tài nguyên du lịch vô cùng lớn, nếu như khai thác được một cách năng hiệu quả thì huyện Phú Vang thừa sức để xây dựng một nghành du lịch đa dạng, phong phú về cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyen du lịch nhân văn Tuy có nguồn tài nguyên đa dạng va mặc dù chính quyền nơi đây đã đầu tư và rất chú trọng vào phát triển du lịch nhưng vấn đề này vẫn đang còn bị bỏ ngỏ, và cũng chỉ dừng lại ở mức dự địh chiến lược mà thôi.

Vì vậy, với đề tài nghiên cứu "Tìm hiểu tiềm năng tài nguyên du lịch của

Trang 2

huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế", tôi mong rằng đề tài này sẽ góp phần vào việc nhìn nhận giá trị của tài nguyên du lịch huyện Phú Vang nhằm đưa nghành du lịch của huyện nói riêng và Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung có thêm một hướng khai thác và phát triển mới thúc đẩy sự phát triển du lịch của vùng đất di sản.

2 Mục đích nghiên cứu.

Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các nguồn tư liệu khác nhau, cùng với sự kế thừa có chọn lọc những công trình nghiên cứu đi trước, với cơ sở là một bài tiểu luận, tôi mong muốn mình có thể đưa ra được cái nhìn tổng quát về một tiềm năng du lịch để chúng ta có thể tận dụng và khai thác cho mục đích phát triển du lịch của huyện Phú Vang.

Làm nổi bật được giá trị tài nguyên tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn của huyện và nói lên được vai trò, ý nghĩa cũng như những đóng góp của nó đối với việc phát triển du lịch Bên cạnh đó là việc đưa ra được những lợi ích của việc khai thác nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng này cho du lịch.

Đưa ra những đề xuất về giải pháp và định hướng để khai thác những giá trị sẵn có của nguồn tài nguyên vào phát triển du lịch, nhằm bổ sung cho nghành du lịch của huyện một số loại hình du lịch tiềm năng được khai thác có hiệu quả Làm cho nghành du lịch nơi đây trở thành một điểm du lịch độc đáo, đa dạng và hấp dẫn.

3 Phương pháp nghiên cứu.

Với đề tài này phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp so sánh đối chiếu xử lí hệ thống hóa và phương pháp logic Bên cạnh đó do yêu cầu của bài tiểu luận nên cần phải sưu tầm và sử dụng những tài liệu khác nhau, kết hợp với việc đi lấy tài liệu thực địa, sắp xếp theo một trật tự nhất định, từng loại tài nguyên du lịch khác nhau nên phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích cũng được thực hiện

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu.

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tiềm năng tài

nguyên du lịch của huyện Phú vang, Thừa Thiên Huế.

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu tiềm năng du lịch của huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chương II: Tìm hiểu về tài nguyên du lịch của huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa

Trang 3

Thiên Huế.

Chương III: Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch của huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

B Nội Dung.

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn để nghiên cứu tiềm năng dulịch của huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa thiên Huế.

1.1 Cơ sở lý luận.

1.1.1 Một số khái niệm 1.1.1.1 Khái niệm du lịch.

Theo điều 4 của luật du lịch Việt Nam (2006) thì thật ngữ "Du lịch" được

hiểu như sau: "Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của conngười ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thamquan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định."

1.1.1.2 Khái niệm khách du lịch.

Năm 1963 hội nghị do Liên Hiệp quốc tế được tổ chức tại Rome (Ý)

thảo luận về lịch đã đi đến kết luận phạm trù khách du lịch quốc tế như sau:

"Khách du lịch là công dân của một nước sang thăm và lưu trú tạinước khác trong một thời gian ít nhất nhất là 24 tiếng đồng hồ mà ở đó họkhông có nơi ở thường xuyên".

Theo Luật du lịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2006 thì định nghĩa về khách du lịch gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa được trích dẫn ở điều 34 trang 33 như sau:

"Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cưnước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoàicư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch".

"Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cưtrú tại Việt Nam du lịch trong lãnh thổ Việt Nam".

1.1.1.3 Khái niệm tài nguyên du lịch.

Theo Điều 4, Luật Du lịch của Việt Nam thì tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch

1.1.2 Phân loại tài nguyên du lịch.

Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

1.1.2.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên.

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo,

Trang 4

khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

1.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn.

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động du lịch đối với đời sống con người.

Du lịch là một ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển du lịch của một địa phương Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên cùng địa bàn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển du lịch Vì vậy, sức hấp dẫn du lịch của một địa phương phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên du lịch của địa

- Giờ nắng hàng năm: 1.700 – 2.000 giờ

- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800 – 2.000 mm Mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 73%tổng lượng mưa.

- Độ ẩm tương đối: 85%.

Điều kiện tự nhiên.

Thừa Thiên-Huế là một tỉnh nằm ở miền Trung Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía nam giáp Tp Đà Nẵng, tây nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía tây dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ và cũng là biên giới Việt-Lào, phía đông trông ra biển.

Trang 5

Huế là một ngoại lệ về khí hậu so với Bắc và Nam Nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các vùng trong tỉnh Vùng duyên hải, đồng bằng của tỉnh có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng oi bức, có khi lên tới 39,9ºC Từ tháng 8 đến tháng 1 ở Huế là mùa mưa, bão lụt nhiệt độ thường là 19,7ºC, có khi lạnh nhất 8,8ºC Vào mùa này thường có những đợt mưa suốt ngày, có khi kéo dài cả tuần lễ Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát, nhiệt độ thấp nhất 9ºC, cao nhất 29ºC.

Du khách muốn đi du lịch ở Huế nên chọn đi vào mùa khô để có thể thăm thú được nhiều nơi Tuy nhiên mùa mưa ở Huế cũng có những nét thú vị riêng của nó Bạn có thể cùng nhau đi dưới mưa cảm nhận cái không cùng của trời đất, những thi vị của tình yêu, cuộc sống Hay vào những nhà hàng đặc sản, quán ăn bình dân thưởng thức những vị cay của món ăn Huế Bởi điều đặc biệt và rất riêng của mưa Huế là mưa phùn, mưa kéo dài có khi suốt cả mấy tuần liền.

Nếu bạn muốn trốn mưa Huế thì chỉ cần vào Ðà Nẵng, phía Nam Huế khoảng 100km thì có thể bắt gặp lại sự ấm nóng bởi những tia nắng của mặt trời Tuy vậy, trong mùa này, giữa những đợt mưa cũng có những ngày trời trong xanh tuyệt đẹp.

Tiềm năng phát triển du lịch.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, Thừa Thiên Huế là chiếc cầu trên đường ra Bắc vào Nam, điểm nối giữa hai đầu đất nước; là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hoá đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang.

Huế là một trung tâm văn hóa - du lịch của Việt Nam

Phát huy lợi thế thành phố của những di sản và lễ hội - nguồn tài nguyên quý giá của du lịch, ngành kinh tế - du lịch kết hợp với những tiềm năng khác của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển khá toàn diện và bền vững, trở thành một trong những trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước, thực hiện sự liên kết về du lịch với các tour du lịch trong tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây với các điểm du lịch ở Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, hình thành nên “Con đường di sản miền Trung” Dịch vụ du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trở thành một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn của Thừa Thiên Huế Năm 1990, từ chỗ chỉ chiếm 25-35%, đến nay đã vươn lên chiếm tới hơn 43% trong tổng thu nhập kinh tế của tỉnh Ngành du lịch từ chỗ chỉ có 30 khách sạn với 150 phòng, nay đã tăng lên gần 160 khách sạn với 6000 phòng Doanh thu từ dịch vụ du lịch ngày càng tăng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân 30-35% năm, lượng khách du lịch đến tỉnh Thừa Thiên Huế đạt từ 300.000 lượt/năm nay đã tăng lên từ 1,7 đến 2 triệu lượt khách mỗi năm (Riêng đối với Quần

Trang 6

thể di tích Cố đô Huế, lượng khách đến tham quan di tích năm 1993 chỉ đạt 235.000 lượt, nhưng sau 15 năm, đã có 1,8 triệu lượt khách mỗi năm đến tham quan, doanh thu đạt 80 tỷ/năm).

Hiện nay, du lịch văn hóa, lễ hội ngày càng được khai thác và phát huy có hiệu quả, Thừa Thiên Huế đã và đang là tâm điểm thu hút một số lượng lớn các quan chức, các nhà nghiên cứu các nhà khoa học, các vận động viên, khách tham quan trong và ngoài nước đến tham dự các hội nghị, các giải thi đấu thể thao Chính nhờ hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch nên Thừa Thiên Huế cũng là địa bàn thu hút các nhà đầu tư, có nhiều chương trình hợp tác được triển khai, trong đó có những dự án đầu tư du lịch trên 1 tỷ USD.

Thừa Thiên Huế có các sản phẩm du lịch đa dạng và chất lượng cao như: + Khu du lịch tổng hợp quốc gia Bạch Mã - Lăng Cô - Cảnh Dương - Hải Vân.

+ Quần thể di tích cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới.

+ Nhiều khu du lịch sinh thái ở vùng ven biển, vùng đầm phá, vùng gò đồi và miền núi.

+ Nhiều tour du lịch hấp dẫn như du lịch xuyên Đông Nam Á, tham quan các di sản miền Trung, di tích cố đô, nhà vườn, phố cổ, chùa Huế, văn hóa các dân tộc thiểu số, cảnh quan môi trường, du lịch xanh, đường Hồ Chí Minh huyền thoại…

Đặc biệt, Festival Huế cứ hai năm diễn ra một lần, là sự kiện văn hoá -du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế; Thừa Thiên Huế đang xây dựng để trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Huế có hệ thống khách sạn hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn từ 2-5 sao Dịch vụ đa dạng từ truyền thống đến hiện đại.

Huế là một trong những vùng có nhiều di sản văn hoá Ðến nay, không còn một vùng nào có một số lượng lớn các di tích mà những di tích này vẫn giữ được hình dạng vốn có của nó như ở cố đô này.

Ở bờ phía Bắc của sông Hương là một di tích gồm những lâu đài được xây dựng theo kiểu phòng thủ tạo thành một đường vòng cung dài 11km Công trình quí giá này gồm hơn 100 tác phẩm kiến trúc, đã thực sự phản ánh được cuộc sống của vua quan nhà Nguyễn Giữa những quả đồi ở bờ Nam sông Hương là những lăng tẩm rất đẹp của các vua Nguyễn Trong số đó nổi tiếng nhất là bốn lăng tẩm mà mỗi lăng được biết đến với cái tên phù hợp với tính cách của mỗi vua và kiểu kiến trúc của mỗi lăng Ðó là lăng Gia

Trang 7

Long uy nghi, lăng Minh Mạng oai phong, lăng Tự Ðức thơ mộng và lăng Khải Ðịnh tráng lệ.

Huế đồng thời còn là một trung tâm quan trọng của Ðạo Phật Ở Huế và những vùng lân cận vẫn còn tồn tại hàng chục chùa đã được xây dựng cách đây trên 300 năm và hàng trăm đền, chùa được xây dựng đầu thế kỷ 20 Ngoài ra, Huế còn được xem như là nơi bắt nguồn của nhạc cung đình, là nơi có nhiều món ăn truyền thống nổi tiếng và nghề thủ công tinh xảo.

Văn hóa Huế phong phú và đa dạng, bao gồm: Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, trong đó quần thể di tích cố đô Huế và nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO ghi vào danh mục di sản văn hóa thế giớidi tích văn hóa cố đô Huế đã được UNESCO xếp hạng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào tháng 11/2003.

Là thành phố duy nhất trong nước vẫn còn giữ được dáng vẻ của một thành phố thời phong kiến và nguyên vẹn kiến trúc của một nền quân chủ Huế đã trở thành một bảo tàng lớn và vô giá Chính vì vậy, chính phủ đã xếp hạng các di tích ở cố đô Huế như là một tài sản vô cùng quí giá.

Giao thông

Giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy đều thuận lợi Thừa Thiên-Huế cách Hà Nội 654km, Tp Hồ Chí Minh 1.051km, Đà Nẵng 85km Tỉnh có sân bay Phú Bài nằm cạnh quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua tỉnh.

1.2.2 Khái quát về huyện Phú Vang. 1.2.2.1 Diện tích.

Huyện nằm về phía Đông tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía Bắc giáp thị xã

Hương Trà, phía Tây giáp thành phố Huế và thị xã Hương Thủy, phía Nam giáp huyện Phú Lộc, phía Đông giáp biển Đông.

Phú Vang là huyện có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản với bờ biển dài trên 35km, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá như đầm Sam, đầm Chuồn, đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt nước, là tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Đây là ngành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh, lợi thế so sánh để phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn Huyện có cảng biển Thuận An là vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tiềm năng lớn về kinh tế đang được khai thác và sử dụng Bãi tắm Thuận An xinh đẹp nổi tiếng, là nơi nghỉ mát lý tưởng đối với khách du lịch trong nước và ngoài nước khi đến tham quan Cố đô Huế.

Trên địa bàn huyện có quốc lộ 49, tỉnh lộ 10A, 10B, 10C và các tuyến

Trang 8

trục ngang nối các tỉnh lộ với quốc lộ tạo thành một hệ thống đường giao thông hợp lý, thuận lợi cho giao lưu trong nội bộ huyện và với bên ngoài.

Các đơn vị hành chính của huyện gồm 2 thị trấn là Phú Đa và Thuận An, và 18 xã: Phú An, Phú Diên, Phú Dương, Phú Hải, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Mậu, Phú Mỹ, Phú Thanh, Phú Thuận, Phú Thượng, Phú Xuân, Vinh An, Vinh Hà, Vinh Phú, Vinh Thái, Vinh Thanh, Vinh Xuân.

Toàn huyện có diện tích tự nhiên hơn 279,89 km2 (chỉ lớn hơn huyện Quảng Điền và thành phố Huế), với dân số tính đến năm 2006 là 179.137 người (chỉ đứng thứ 2 sau thành phố Huế).

1.2.2.2 Lịch sử.

Nguyên xưa, nơi đây là vùng đất thuộc châu Lý của Chiêm Thành Sau khi được sáp nhập vào Đại Việt, nhà Trần đã đổi tên châu Lý thành Hóa Châu Thời Lê, đặt thành huyện Tư Vinh thuộc phủ Triệu Phong Đầu thời Nguyễn đổi tên là huyện Phú Vinh, nhưng thường đọc trại thành Phú Vang.

Năm 1977, huyện được sáp nhập với huyện Hương Thủy thành huyện Hương Phú, đến năm 1990, huyện lại được tách thành huyện Phú Vang như hiện nay.

1.2.2.3 Khí hậu.

Phú Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm của

vùng ven biển, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt Mùa mưa từ tháng 8 năm trước đến tháng giêng năm sau, lượng mưa hàng năm khá lớn, trung bình khoảng 3.000mm Mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 9,10,11 và 12 chiếm 75-80% lượng mưa cả năm, gây úng lụt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản, cũng như đời sống của nhân dân Mùa nắng gió Tây - Nam khô nóng oi bức, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng bốc hơi cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 (lúc nước thủy triều thấp) làm độ mặn trong các ao hồ nuôi thủy sản tăng, gây trở ngại cho ngành nuôi trồng thủy sản.

Thủy triều có hai chế độ, từ bán nhật triều đều đến bán nhật triều không đều, biên độ thủy triều dưới 0,5-2 m Tại Thuận An, độ cao thủy triều trung bình khoảng 0,4-0,5m Vùng Bắc Thuận An có độ cao thủy triều trung bình 0,6-1,2m Độ cao triều trong đầm phá thường nhỏ hơn ở vùng biển Nhìn chung chế độ thủy triều vùng ven biển, đầm phá của Phú Vang thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy hải sản.

Trang 9

1.2.2.4 Dân số.

Theo niêm giám thống kê năm 2010 dân số toàn huyện có khoảng 171.363 người.

1.2.2.5 Cơ sở hạ tầng.

Là địa bàn có điều kiện tự nhiên và dân cư khá thuận lợi cho việc xác định các tiêu chí đô thị loại IV Kinh tế xã hội trong những năm qua cũng đã có những bước phát triển khá nhanh chóng, bộ mặt đô thị dần được định hình với hàng loạt các cơ sở du lịch, dịch vụ, các khu vực dân cư tập trung khá hoàn chỉnh Tuy vậy, cơ sở hạ tầng đường xá vẫn là một điểm yếu hiện nay.

Trên cơ sở kế hoạch của Đề án, từ năm 2010 đến năm 2012, huyện Phú Vang đã tập trung nguồn lực để đầu tư mới kết cấu hạ tầng đô thị, chỉnh trang, nâng cấp nhiều tuyến đường trọng yếu với 15 dự án, tổng mức đầu tư trên 85 tỷ đồng.

Năm 2013, ngân sách sẽ tiếp tục đầu tư thêm hơn 115 tỷ đồng cho công tác xây dựng nâng cấp đô thị, tập trung cho các dự án đường nội thị, các thiết chế văn hóa – giáo dục - hành chính, điện chiếu sáng…UBND huyện cũng đã kiến nghị với tỉnh tiếp tục bố trí kinh phí để thực hiện công tác Quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đạt tiêu chí về đô thị; đồng thời, hỗ trợ xúc tiến đầu tư phát triển Dịch vụ - Du lịch trên địa bàn, ưu tiên kêu gọi nguồn vốn ODA; sớm triển khai các tuyến đường Thủy Dương – Thuận An, tuyến từ QL49A đến cầu Diên Trường, tuyến 49B, nâng cấp đường Tây phá, xây dựng mới cầu Diên Trường…nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị và nâng cao việc phát triển vấn đề cơ sở hạ tầng của huyện Phú Vang trong thời gian tới.

1.2.2.6 Cơ sở vật chất kỷ thuật

Chú trọng xây dựng các cơ sở lưu trú như nhà nghỉ, khách sạn đủ các tiêu chuẩn nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách du lịch tại tất cả các địa phương có khả năng phát triển du lịch xung quanh huyện Phú Vang.

Chương II: Tìm hiểu về Tài nguyên du lịch của huyện Phú Vang, tỉnhThừa Thiên Huế.

2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên.

2.1.1 Du lịch sinh thái đầm Phá Tam Giang.

Nằm giữa chiều dài bờ biển và vùng đất liền của tỉnh Thừa Thiên- Huế là một vùng đầm phá giàu tiềm năm về thủy sản và phong cảnh đẹp để khai thác phục vụ du lịch Tam Giang là tên gọi của vùng đầm phá này, nơi đây có một hệ sinh thái đặc biệt để phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái và

Trang 10

văn hoá.

Phá Tam Giang kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến cầu Thuận An, thông với biển Đông có chiều dài 25 km, chiều rộng từ 0,5 - 4 km, diện tích mặt nước khoảng 52 km2; và hệ thống Đầm Thủy Tú, Đầm Cầu Hai, Đầm An Cư Ở đây được xem như là vùng điều hòa khí hậu giữa hai vùng cát, điều tiết lũ lụt và làm giảm khả năng ngập úng cho vùng đồng bằng Ngoài ra, phá Tam Giang có chức năng duy trì nước ngầm vùng đồng bằng ven bờ và vùng đất cát ven biển, duy trì nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân; là nơi tự phục hồi chất lượng nước trước khi đổ ra biển (tích tụ lắng đọng chất thải) để bảo vệ cho môi trường biển được trong sạch Về nguồn tài nguyên để khai thác du lịch, ở đầm phá Tam Giang có vực nước, cồn cát chắn sát biển và các cửa biển Cư dân vùng đầm phá, ven biển có nguồn gốc lâu đời với một bản sắc văn hóa đặc biệt - văn hóa của cư dân sống trên mặt nước (mưu sinh trên đầm phá là chủ yếu) Các lễ hội dân gian ở đây khá đặc biệt gắn với tín ngưỡng, tôn giáo, tinh thần thượng võ của vùng sông nước; một số lễ hội diễn tả khung cảnh sản xuất trên đầm phá và mong muốn sự may mắn bình yên, có vụ mùa bội thu Phải thấy rằng, vùng đầm phá có một vẽ đẹp riêng với vùng nước mênh mông, trong xanh, phẳng lặng nằm kề các đụn cát hùng vĩ chắn phía biển, có các vùng cửa sông có chim nước cư trú Liền kề đầm Cầu Hai, phá Tam Giang còn có núi, vườn Quốc Gia Bạch Mã, sông Hương thơ mộng và các bãi biển nổi tiếng tạo nên tuyến du lịch liên hoàn sông -đầm phá- biển - núi rất thú vị Tất cả những yếu tố nêu trên là tiền đề để tổ chức nhiều loại hình du lịch phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, đặc biệt là nhu cầu về du lịch sinh thái.

Thực hiện chủ trương của tỉnh, thời gian qua, ngành du lịch Thừa Thiên-Huế đã nhanh chóng tổ chức, triển khai kêu gọi khai thác du lịch sinh thái vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Đã cùng các công ty lữ hành tổ chức khảo sát tour, tuyến trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, qua đó hàng loạt các sản phẩm du lịch đã được các công ty lữ hành tiếp cận và chào bán Tuy nhiên, sau một thời gian vận hành thử nghiệm số du khách đi tour không nhiều Đã hơn 03 năm trôi qua, hoạt động du lịch đang diễn ra khá chậm, mặc dù địa phương đã có một số nỗ lực trong phát triển kết cấu hạ tầng, tổ chức kêu gọi và thực hiện các dự án đầu tư du lịch Theo các chuyên gia về quy hoạch và phát triển du lịch ở Huế, cho đến bây giờ, nguồn tài nguyên ở đây vẫn chưa được khai thác và sử dụng đúng mức Con người chỉ biết khai thác nó để phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, nông nghiệp mà chưa hề quan tâm đế đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ trên đầm phá ven biển Đối với các hoạt động và loại hình du lịch được tổ chức, có thể kết hợp nhiều loại hình như: Du lịch ngắm bình minh và hoàng hôn trên đầm phá; Du lịch khám phá tìm hiểu các loài thuỷ hải sản, các loài chim trên đầm phá;

Trang 11

Du lịch chuyên đề tìm hiểu về các loài động thực vật phục vụ cho mục đích nghiên cứu, học tập; Du lịch tìm hiểu đời sống của dân cư và hoạt động làng nghề; Du lịch tắm nắng, nghỉ biển và thể thao trên mặt nước; Du lịch xe đạp địa hình trên cồn cát; Du lịch tham quan các di tích lịch sử… Ngoài ra, để hoàn thiện và đáp ứng cho một điểm đến của du lịch sinh thái vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, cần thiết phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái, phát triển các cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch sinh thái; phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, …

“Một vùng quê yên ắng, thanh bình; nơi hội tụ tuyệt vời giữa đất, nước, con người và muôn loài, muôn thú Một dự án phát triển du lịch sinh thái vùng đầm phá thật sự mang lại những lợi ích to lớn: kinh tế phát triển, tài nguyên được bảo tồn và khai thác hợp lý, môi trường được giữ gìn, và cuộc sống của con người được cải thiện tốt hơn”.

2.1.2 Bãi biển thuận an, biển Vinh Thanh.2.1.2.1 Biển Thuận An.

Bãi biển Thuận An nằm bên cạnh cửa biển Thuận An, nơi dòng sông Hương đổ ra phá Tam Giang rồi thông ra biển Biển Thuận An nằm cách thành phố Huế 15 km về phía Đông, từ lâu nổi tiếng là một điểm du lịch tắm mát lý tưởng.Đầu thế kỷ XIX vua Minh Mạng đặt tên là cửa Thuận An Cửa biển Thuận An là một trong những cảnh đẹp của xứ thần kinh được vua Thiệu Trị ca ngợi qua bài thờ Thuận Hải quy phàm.

Du khách có thể đến Thuận An bằng đường bộ qua những xóm làng trù phú, cây trái um sùm, những cánh đồng lúa bát ngát Hoặc có thể xuôi theo dòng sông Hương Giang lướt qua những cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, diễm lệ ở đoạn cuối con sông Đặt chân đến đây, du khách sẽ không khỏi thán phục về vẻ đẹp của một vùng trời, biển đặc biệt là khi bình minh lên Khi mặt trời ló rạng, những tia nắng như được đánh thức sau một giấc ngủ dài, oằn mình vươn vai bên sương muối mịt mờ của sóng biển tạo nên bức tranh không gian ba chiều.

Biển Thuận An vẫn giữ được nguyên vẻ đẹp với làn nước biển trong vắt, bờ cát trắng thoai thoải trải dài, sạch sẽ Có hai điều khiến du khách thấy khá lạ ở đây là : bãi cát sạch tinh không có vỏ ốc và nước biển có vị mằn mặn hơn bình thường Suốt từ sáng đến 3h chiều nước biển có màu xanh ngắt và bãi cát trắng lóng lánh tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, hiếm có Bãi biển Thuận An kéo dài gần 1km, cát trắng mịn màng Hoạt động náo nhiệt nhất ở Thuận An là vào mùa tắm biển từ tháng 4 đến tháng 9.

Trang 12

Biển Thuận An mang nét bí ẩn như tính cách người Huế thêm một chút hoang sơ do dịch vụ du lịch chưa phát triển Bạn có thể lang thang dọc bờ biển đêm, hoặc thưởng thức hương vị rượu nếp làng Chuồn, những món hải sản tươi nguyên như tôm, sò huyết, mực…nướng trên bếp than thơm lừng tại bãi biển và các món ăn truyền thống của người dân địa phương như bánh lộc, bánh nậm …

Du khách không những chỉ bị Thuận An thu hút về bãi tắm mà còn bị hút bởi sự đam mê về tâm linh Ở đây có miếu Thái Dương với sự tích nữ thần Thái Dương được dân làng hết lòng sùng kính; thăm miếu thờ thần cá voi, con vật linh thiêng cùa cư dân miền biển Tích xưa kể rằng, một hôm bỗng có một khối đá dạt vào bờ biển Thuận An Bởi là một khối đá nên không ai quan tâm Vào một đêm, chàng ngư dân đi biển về mệt quá nằm lên trên khối đá ấy ngủ Đêm ấy, chàng nằm mơ có người đàn bà hỏi rằng: “Sao ngươi lại nằm trên mình ta mà ngủ?” Chàng hỏi lại: “Nàng là ai?”, nàng đáp: “Ta là Thai Dương phu nhân người nước Nhật Bản, bị bão, chết chìm dạt vào đây” Thương cảm, dân Thuận An lập miếu thờ Từ đó, Thai Dương phu nhân phù hộ dân Thuận An làm ăn phát đạt Năm ấy trời hạn hán dữ quá, lo mất mùa, nhà vua xuống cúng xin Thai Dương phu nhân giúp đỡ Trời đổ cơn mưa lớn Dân không mất mùa nữa Ngay năm ấy, nhà vua cho xây đền thờ Thai Dương phu nhân

Gần cửa biển có thành cổ Trấn Hải, hình tròn, chu vi 285 m, có hào bao quanh Trên thành có 99 ụ súng, có đài và lầu Quan Hải và đình Thái Dương có quy mô lớn, tường và cột trụ đều khảm sành sứ.Vào ngày 11,12 tháng Giêng, Thuận An diễn ra lễ hội “ Lễ Cầu Ngư” tại sân đình Thái Dương rồi rước qua bãi biển Thuận An theo hướng đập đá Vĩ Dạ Ngày hội thì khỏi phải nói, ngư dân các nơi đổ về nườm nượp, cờ xí ngợp trời Khói hương nghi ngút Ai cũng lên thắp một nén hương xin được thủy thần phù hộ, che chở.

Tà dương, biển càng mát rượi bởi đón nhiều cơn gió từ khơi thổi tới lồng lộng Đây cũng là lúc mọi du khách đổ xô ra biển tắm, dạo chơi loanh quanh trên cát để tận hưởng độ massage trên đôi chân trần Phải nóí rằng “Thuận An sẽ là một địa chỉ du lịch tuyệt vời của Huế”.

3.1.2.2 Biển Vinh Thanh.

Không quá nổi tiếng như biển Lăng Cô hay biển Cảnh Dương Không có được vị trí thuận lợi gần Tp Huế như biển Thuận An nhưng biển Vinh Thanh lại có nét lôi cuốn riêng mà phải một lần đến để hòa mình với tiếng sóng vỗ rầm rì, cảm nhận mùi mặn tươi của biển cả trên các ghe thuyền đầy cá mực trở về du khách mới có thể cảm nhận đầy đủ về một vùng biển đang là sự lựa chọn của nhiều du khách trong những ngày nghỉ cuối tuần.

Trang 13

Cách thành phố Huế 30 km về phía đông nam, nằm trên trục đường thuận tiện, chỉ cần chưa đầy 30 phút đi ô tô là đến với biển Vinh Thanh Sự thuận tiện trong giao thông cộng với bãi biển sạch, hải sản tươi và rẻ nên Vinh Thanh đang là sự lựa chọn của không ít người khi muốn du lịch biển mùa hè Trong những ngày hè có hàng ngàn lượt du khách đến đây mà cao điểm như thứ 7, chủ nhật, tết đoan ngọ hay Festival Huế vừa qua có ngày lượng khách lên đến 5, 6 ngàn người.

Như hầu hết những bãi biển khác ở miền Trung nắng, gió, bãi biển Vinh Thanh luôn chan hòa ánh nắng với bầu trời xanh rám mây trắng, sóng vỗ rì rào, bọt tung trắng xóa Bãi cát trắng trải dài, nước biển xanh ngắt, cảnh hoàng hôn lãng mạn, không gian du dương tĩnh lặng Có lẽ do biển Vinh Thanh chưa được sự chú ý của các đơn vị khai thác du lịch nên vẫn còn giữ nguyên nét hoang sơ, rất thích hợp cho những ai yêu thích sự yên tĩnh, và thiên nhiên khoáng đạt …

Hình ảnh đặc trưng của Vinh Thanh là những con thuyền đánh cá nằm chờ trên bãi cát trước chuyến ra khơi, gương mặt người dân quê với làn da đen sạm nắng, giọng nói rặt Huế, tính tình hiền lành, chân chất và rất hiếu khách Và điều luôn thú vị với mọi du khách là xuống biển tự tay chọn cho mình những chú mực tươi rói, những chú ghẹ càng xanh óng ánh từ chiếc thuyền câu vừa cập bến thuê các nhà hàng hay nhà dân chế biến thành những món ăn tươi.

Nếu là một người không thích sự náo nhiệt tại các bãi biển đông người, không muốn đi quá xa và yêu thích nét hoang sơ thì Vinh Thanh sẽ là lựa chọn của nhiều du khách Bởi ở đây không chỉ có tắm biểm mà du khách cũng sẽ cảm thấy thú vị khi cùng hòa vào cuộc sống của những người dân nơi đây, được đón những chuyến tàu từ khơi xa trở về Và với những người đam mê nhiếp ảnh, thì Vinh Thanh là một địa điểm không thể bỏ qua Điểm còn lại mà biển Vinh Thanh chưa có đó chính là dịch vụ lưu trú cho những du khách muốn nghỉ lại đây Điều này cũng đang được chính quyền địa phương lưu tâm kêu gọi các nhà đầu tư Hy vọng rằng một ngày không xa trở lại Vinh Thanh sẽ còn nhiều điều thay đổi để bãi biểm này càng thu hút nhiều hơn không chỉ khách ở địa phương mà cả khách du lịch trong và ngoài nước đến nghỉ ngơi, tắm biển trong mùa hè.

2.1.3 Một số bãi biển có tiềm năng chưa được khai thác.2.1.3.1 Biển Mỹ Khánh.

Nằm về phía nam cách cửa biển Thuận An 11 km, bãi cát vàng phơi mình dưới làn nước xanh, là một bãi tắm tự nhiên lặng sóng êm ả Đứng trên đồi cát trắng nhìn xuống, Mỹ Khánh được cấu tạo bởi một dải cát cực sạch, độ cao thoai thoải, có thể đi ra xa đến hàng trăm mét mà nước mới chỉ đến

Trang 14

ngang ngực Bãi biển bình yên, đẹp tuyệt vời!

Ở sau và hai bên tháp Chăm là một rừng dương liễu, hiện đã có lối vào cho xe ô tô Muốn xuống biển thì đi bộ chừng 200 m qua rừng cây dương liễu, hoa tứ quý, hoa muống biển Rừng dương cổ thụ bên phải là chỗ nghỉ ngơi cho khách du lịch, đã quy hoạch thành khu nghỉ mát, ăn uống.

Mỹ Khánh chẳng có gì phô trương, nhưng lại lôi cuốn lữ khách bằng sương mù đặc quánh buổi sáng sớm, bằng những chiếc quán tranh tre xiêu vẹo bên đầm phá Tam Giang trong chiều mịt mờ khói sóng… Các loại hải sản ở đây cực tươi do thuyền chài đánh bắt về bán trực tiếp, giá lại rẻ bằng phân nửa ở khu du lịch Thuận An Mọi người tha hồ thưởng thức mực một nắng, tôm he, tôm hùm, cá chim, cá thu, cá nụ, cá đé… Cách chế biến các món ăn rất đặc trưng của người dân địa phương Chủ yếu đều nướng trên than hồng, gia vị rất cay, rau cải trồng hái tại chỗ.

Suốt thời gian mới phát lộ tháp Chăm và đến sau này, Mỹ Khánh thu hút rất đông khách du lịch, sức hút chính là “Tháp Chăm” cổ kính và cảnh sắc thiên nhiên nguyên sơ, thanh sạch.

2.1.3.2 Biển Phú Diên.

Ngoài tham quan ngôi tháp cổ Phú Diên, du khách còn được thỏa mình thư giãn bên bờ biển đẹp Phú Diên như một sự kết hợp hoàn hảo Bãi biển cách trung tâm thành phố Huế chừng 30km về hướng Đông Nam, mang trong mình vẻ hấp dẫn của một bãi biển mới.

Phú Diên dài khoảng 7.5km, phía trên là rừng dương mát, bãi cát có độ lài trung bình, sóng nhẹ vỗ vào nền cát vàng nhạt và rất sạch vì vẫn còn ít người biết đến Biển Phú Diên còn được lòng du khách bởi sự hiếu khách của người dân Với niềm tự hào về biển và mong muốn làm đẹp cho quê hương, những người dân sống ở đây luôn niềm nở, hài hước nhưng cũng không giấu được vẻ thật thà chất phác

Khách đến đây sẽ không mất tiền giá chòi nghỉ, tắm nước ngọt, giữ xe nếu sử dụng các món ăn, thức uống với giá hết sức phải chăng tại quán (hiện này có 3 quán: Tuổi Hồng, Lá Huệ và Hải Triều).

Chính quyền địa phương cũng thường xuyên kiểm tra việc niêm yết giá và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm Do vậy, tình trạng “chặt chém” khách không hề tồn tại như một số bãi tắm khác Người ăn xin, bán hàng rong đeo bám khách hầu như không xảy ra.

Vấn đề an toàn vui chơi tắm biển của người dân và du khách được chính quyền xã đặc biệt quan tâm Bên cạnh những người dân cứu hộ, đội biên phòng luôn sẵn sàng túc trực ở chòi canh và kịp thời ứng cứu nếu có tình

Trang 15

trạng không may xảy ra Một ngày trên biển Phú Diên, du khách sẽ cảm nhận được sự thoái mái, bình yên từ bãi biển và tình cảm mến khách của người dân nơi đây Biển không xô bồ, đông đúc, thích hợp cho những

chuyến vui chơi gia đình và rất có thể cũng là điểm dừng chân của bạn đó chứ?

2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn.2.2.1 Tháp chăm Phú Diên.

Xã Phú Diên là một xã vùng biển với đất pha cát trải dài, phía bắc giáp Bắc giáp xã Phú Hải, phía Nam giáp xã Vinh Xuân Từ xã Phú Diên, nếu băng qua xã Vinh Xuân, tiếp tục xuôi về phía nam dọc theo Quốc lộ 49B, vượt cầu Trường Hà sẽ đến Quốc lộ 1A, thị trấn Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong quá trình đào xới quặng titan tại bờ biển Mỹ Khánh (xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế), các công nhân khai thác quặng titan tình cờ phát hiện một tháp Chăm nằm sâu dưới lòng đất – tháp Chăm Mỹ Khánh Tháng 5, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh đã tiến hành các biện pháp bảo vệ tháp như: xây dựng nhà che mưa nắng, khoanh vùng, dựng nhiều cột gỗ chống nghiêng đổ, xây đê bao tránh cát bay vùi lấp và chặn nước xói mòn… Việc khai quật được thực hiện vào tháng 9/2001 Tháp bị vùi sâu dưới lòng cát từ 5 – 7 m, thấp hơn mực nước biển 3 – 4 m và chỉ cách bờ biển 120 m Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, tháp Chăm Mỹ Khánh có niên đại sớm nhất, được xây dựng vào thế kỷ VIII, thuộc nhóm tháp khởi đầu của kiến trúc tôn giáo Chàm khi chuyển sang xây dựng bằng chất liệu bền vững Tháp là công trình kiến trúc văn hóa Chămpa còn nguyên vẹn nhất kể từ khu vực Bắc Hải Vân trở ra (được công nhận Di tích văn hóa lịch sử Quốc gia 12/2001).

Nay nhìn từ bên ngoài vào, tháp có 1 bệ thờ lộ thiên và 4 cửa Cửa chính quay mặt ra Biển Đông, hướng đông là cửa đi ra vào đã bị sụp đổ một bên Còn lại 3 cửa giả, có kiểu dáng, kích thước giống nhau, cửa hướng nam khá nguyên vẹn, cửa hướng tây nứt ở vòm, cửa hướng bắc nghiêng lệch ở chân đế Tháp có kiến trúc hình chữ nhật, dài 8,22 m, rộng 7,12 m, và giật cấp thu nhỏ dần thân tháp phía trên, thuộc dạng tháp lùn.

Các vòm cửa khá hài hòa, trang trí đầu cột và góc mái với 10 lớp gạch nhô lần ra Dưới là phần cột bo tròn, kết cấu thô sơ nhưng không dấu được nét mềm mại Trong lòng tháp có một Youni bằng đá hình vuông, giữa còn một cái gờ hình tròn là chân đế một Linga Phần trang trí ở chân tháp có hình người, những viên gạch nung xen kẽ ngang dọc.

Dù trải qua hàng thế kỷ, đến nay vẫn thấy màu gạch còn đỏ hồng đẹp mắt Các mẫu gạch đều xốp, có kích thước không đều Theo nghiên cứu khoa học, gạch làm bằng đất sét, chỉ ở nhiệt độ thấp dưới 800 – 900oC Khi

Trang 16

xây tháp, người xưa đã ghép bằng kĩ thuật mài chập với nhớt cây ô dước và nước tạo sự kết dính.Đây là nhóm tháp khởi đầu của kiến trúc tôn giáo Chàm khi chuyển sang xây dựng bằng chất liệu bền vững, và là một trong những kiến trúc tháp có niên đại sớm nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chàm hiện nay Đây là ngôi tháp Chàm cổ còn khá nguyên vẹn so với những công trình kiến trúc Chàm khác được tìm thấy trong khu vực Thừa Thiên Huế.

2.2.2 Thành phố Lăng-An Bằng

Thành phố Lăng – An Bằng – Huế Khu lăng mộ hoành tráng ở Huế đi ba ngày không hết và nếu không có người dẫn chắc chắn sẽ lạc đường Đi qua làng An Bằng (xã Vinh An, Phú Vang, Huế) theo đường tỉnh lộ 49 xuôi từ biển Thuận An về Phá Tam Giang, người ta dễ dàng bắt gặp những ngôi mộ được xây vô cùng cầu kỳ và tốn kém Từ đầu làng là những căn biệt thự đẹp đẽ nhưng bỏ hoang, rồi nở rộng ra đến tận sát ven biển là hàng trăm những ngôi mộ lớn nhỏ được xây màu sắc và bề thế Các ngôi mộ được xây dựng theo nguyên mẫu của các lăng tẩm Huế được thu nhỏ, mức độ tinh xảo không hề thua kém Đi vào khu lăng mộ được gọi là “Thành phố ma” này không hề khiến bạn có cảm giác âm khí hay hoảng sợ khi vào nghĩa trang mà thấy tò mò bởi những thành quách, phù điêu, tượng phật được chạm khắc tỉ mỉ cùng màu sắc bắt mắt, rồng phượng quấn quanh xà cột cùng đủ loài tứ linh canh giữ Mỗi lăng mộ được xây một kiểu với số tiền tỷ, có những ngôi mộ lên đến 10 tỷ đồng Khu lăng mộ này được người ta kháo nhau là đi ba ngày không hết và không có người dẫn chắc chắn sẽ lạc đường trong mê cung Người ta đổ ra hàng tỷ đồng để xây nên những ngôi mộ như thế này Có thể là mộ của một người hoặc của một dòng tộc cùng tập trung lại “Cuộc sống trần gian chỉ là tạm bợ, chóng qua, còn cuộc sống bên kia thế giới mới là vĩnh cửu” – Lý giải này đã khiến người ta mỗi ngày một xây mộ to hơn ở An Bàng – vùng đất của những người dân chài với khá nhiều Việt kiều quay trở về xây dựng mộ trên quê hương bản quán Từ trên tháp chuông của nhà thờ An Bàng nhìn xuống toàn cảnh nghĩa trang trong làng Ngôi chùa nhỏ cuối làng nhìn ra biển khơi, nơi trước kia từng là một làng chài, nay là nghĩa trang khổng lồ cho những người con đất biển.

Đi vào khu lăng mộ được gọi là “Thành phố ma” này không hề khiến bạn có cảm giác âm khí hay hoảng sợ mà thấy tò mò bởi những thành quách, phù điêu, tượng phật được chạm khắc tỉ mỉ, màu sắc bắt mắt, rồng phượng quấn quanh xà cột cùng đủ loài tứ linh canh giữ.

Mỗi lăng mộ được xây một kiểu với số tiền tỷ, có những ngôi mộ lên đến 10 tỷ đồng Cái xây sau bề thế hơn cái xây trước Khu lăng mộ này được người ta kháo nhau là đi ba ngày không hết và không có người dẫn chắc chắn sẽ lạc

Trang 17

đường trong mê cung mộ.

Đứng từ trên gác chuông của nhà thờ An Bằng có thể thấy được toàn cảnh khu lăng mộ khổng lồ với đủ màu sắc Trong khuôn viên của làng còn có chùa An Bằng với bức tượng phật bà Quan Âm nhìn về phía biển khơi xa xăm Con cháu tại An Bằng nhiều năm trước đã vượt biển, những lăng mộ hôm nay là tiền của Việt kiều muôn phương rời xa quê hương gửi về xây "thành phố ma" nổi tiếng khắp cả nước hôm nay.

2.2.3 Một số nghề truyền thống.2.2.3.1 Tranh Làng Sình.

Làng Sình là một làng nằm ven sông Hương được thành lập vào khoảng thế kỷ 15, đối diện bên kia sông là Thanh Hà, một cảng sông nổi tiếng thời các chúa ở Đàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh, một trung tâm buôn bán sầm uất nằm cận kề thành phố Huế Đây còn là một trung tâm văn hóa của vùng cố đô, có chùa Sùng Hoá trong làng đã từng là một trong những chùa lớn nhất vùng Hóa Châu xưa.

Nghề làm tranh ra đời tại làng không biết từ bao giờ, và tranh làm ra chủ yếu là để phục vụ cho việc thờ cúng của người dân khắp vùng Ngày nay, tranh làng Sình đang mất dần đi yếu tố truyền thống xưa Các bản khắc cũ còn lại với số lượng rất ít, các bản khắc mới đã xa rời với yếu tố gốc và người làm nghề cũng đã dùng chất liệu sơn công nghiệp thay cho các chất liệu màu truyền thống.

Cách in ấn và vẽ tranh: Tranh Sình có nhiều loại kích thước tùy thuộc

vào khổ giấy dó Giấy dó cổ truyền có khổ 25x70cm, được xén thành cỡ pha đôi (25x35), pha ba (25x23) hay pha tư (25x17) Tranh khổ lớn khi in thì đặt bản khắc nằm ngửa dưới đất, dùng một chiếc phết là một mảnh vỏ dừa khô đập dập một đầu, quét màu đen lên trên ván in Sau đó phủ giấy lên trên, dùng miếng xơ mướp xoa đều cho ăn màu rồi bóc giấy ra Với tranh khổ nhỏ thì đặt giấy từng tập xuống dưới rồi lấy ván in dập lên Bản in đen phải chờ cho khô rồi mới đem tô màu.Bản khắc của tranh được làm từ gỗ mít.

Nguyên liệu và cách tạo màu: Giấy in tranh là giấy mộc quét điệp, màu

sắc trước đây được tạo từ các sản phẩm tự nhiên như từ :thực vật, kim loại hay từ sò điệp Một số loại màu pha chế tự nhiên: màu vàng nhẹ (lá đung giã với búp hòe non), màu xanh dương (hạt mồng tơi), màu vàng đỏ (hạt hòe), màu đỏ (nước lá bàng, đá son), màu đen (tro rơm nếp hòa tan trong nước rồi lọc sạch, cô lại thành một thứ mực đen bóng) Màu chủ yếu trên tranh làng Sình là các màu xanh dương, vàng, đơn, đỏ, đen, lục Mỗi màu này có thể trộn với hồ điệp hoặc tô riêng, khi tô riêng phải trộn thêm keo nấu bằng da trâu tươi Sau này do nhiều nguyên nhân nên màu sắc được tạo nên

Trang 18

từ phẩm hóa học.

Đề tài và nội dung tranh: Tranh Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng,

có khoảng 50 đề tài tranh Các đề tài tranh chủ yếu phản ánh tín ngưỡng cổ xưa Ngoài các đề tài về tín ngưỡng, phục vụ thờ cúng còn có tranh Tố Nữ, tranh tả cảnh sinh hoạt xã hội

Tranh phục vụ tín ngưỡng có thể chia làm ba loại:

 Tranh nhân vật, chủ yếu là tranh tượng bà, thường vẽ một người phụ nữ xiêm y rực rỡ với hai nữ tì nhỏ hơn đứng hầu hai bên Tượng bà còn chia thành ba loại: tượng đế, tượng chùa, và tượng ngang Loại tranh này dán trên bàn thờ riêng thờ quanh năm Tranh con ảnh, gồm hai loại: ảnh xiêm vẽ hình đàn ông đàn bà; ảnh phền vẽ bé trai bé gái.

Các loại nhân vật còn lại là tranh ông Điệu, ông Đốc và Tờ bếp (có lẽ là tranh vẽ Táo quân).

 Tranh đồ vật vẽ các thứ áo, tiền và dụng cụ để đốt cho người cõi âm: áo ông, áo bà, áo binh, tiền, cung tên, dụng cụ gia đình thường là tranh cỡ nhỏ.

 Tranh súc vật (gia súc, voi, cọp và tranh 12 con giáp) để đốt cho người chết.

Tất cả các loại tranh này sẽ được đốt sau khi cúng xong.

Du lịch giúp bảo tồn và phát triển làng nghề trang giấy làng Sình:

Những năm gần đây, tranh làng Sình được nhìn nhận lại theo chiều hướng tích cực, năm 2007 được tôn vinh như một di sản văn hóa của dân tộc cần được gìn giữ, bảo tồn Cùng với sự quan tâm của nhà nước là sự phát triển của loại hình Du lịch văn hóa làng nghề đã tạo điều kiện hồi sinh cho tranh cổ Làng Sình Tranh làng Sình đã dần lấy lại được hình ảnh và vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội của một làng tranh truyền thống Nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều nghệ nhân cũng đã khẳng định giá trị nghệ thuật và giá trị văn hóa của tranh làng Sình trong đời sống, đặc biệt là những giá trị trong đời sống tâm linh.

Du khách bốn phương, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài đặc biệt yêu thích tranh làng Sình Hai năm trở lại đây, ngày nào làng sình cũng đón tiếp khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu nét đẹp văn hóa và mua tranh làm quà lưu niệm Nhiêu Du khách còn thử tự vẽ cho mình những bức tranh riêng Đây cũng là một hoạt động quảng bá du lịch và quảng bá sản phẩm làng nghề Cũng là mong ước của những người dân làng Sình để có cơ hội gìn giữ, quảng bá và phát triển nghề cũ cha ông mà còn là cơ hội để cho người dân làng Sình có thể sống mãi với nghề truyền thống.

Ngày đăng: 05/04/2024, 15:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w