Rú Chá được biết đến là một hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất ở khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai của tỉnh Thừa Thiên Huế... HIỆN TRẠNG VỀ DU LỊCH SINH THÁI Ở RÚ CHÁ
Trang 1RỪNG NGẬP MẶN RÚ CHÁ
Vị trí
Rừng ngập mặn Rú Chá nằm ở địa phận xã Hương Phong, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên
Huế.Thuộc một phần của hệ thống đầm phá Tam Giang rộng lớn.
Rú Chá có diện tích 4,6 ha.
Những năm gần đây diện tích rừng ngập mặn tại
Rú Chá ngày càng giảm về diện tích cũng như chất lượng do việc phát triển của các khu ngập nước,
mở rộng diện tích ao nuôi tôm ở trên đầm phá
Trang 2KHÁI QUÁT VỀ CẢNH QUAN CỦA RỪNG NGẬP MẶN RÚ CHÁ.
Cái tên Rú Chá do người dân địa phương gọi từ đời này sang đời khác, vì trên
vùng đất ngập nước này cây chá mọc
dày đặc, như một bình phong án ngữ che chắn cho đất liền trước biển Thuận An.
Rú Chá được biết đến là một hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất ở
khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
của tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 3 Tại đây, một hệ thống sinh vật khá
phong phú, với nhiều đầm phá, là nơi tập trung nhiều cá, tôm, cua Đặc biệt, trên mặt đất xuất hiện nhiều hang
còng, với những hình thù kì lạ, gợi lên
sự tò mò đối với du khách mỗi lần đặt chân đến đây.
Trang 4ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA RÚ CHÁ.
Rừng ngập mặn Rú Chá là một hệ sinh thái còn lại duy nhất ở khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với chức năng như một vùng đệm sinh thái giữa đất liền
Ở Rú Chá xã Hương Phong thuộc bờ Bắc cửa sông Hương có 19 loài thuộc 19 chi
và 18 họ thực vật Ở khu vực thuộc bờ Nam sông Hương hiện có 21 loài thuộc
19 chi và 17 họ thực vật.
Trang 5HIỆN TRẠNG VỀ DU LỊCH SINH THÁI Ở RÚ CHÁ.
Tổ chức quản lý: Rừng ngập mặn Rú
Chá nằm ở địa phận xã Hương Phong, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên
Huế.Thuộc một phần của hệ thống đầm phá Tam Giang rộng lớn Thuộc sự quản
lý của UBND xã Hương Phong.
Trang 6 Khách du lịch: kể từ khi đưa vào tour du lịch
sinh thái của đầm phá Tam Giang, Rú Chá được biết đến nhiều hơn Nguồn khách đến đây chủ yếu là các trường học đưa học sinh và sinh viên
về Rú Chá tham quan, khảo sát thực địa về một vùng đất ngập mặn có giá trị sinh thái đặc biệt Một số khách du lịch về đây tham quan khám phá nhưng chủ yếu đi theo phong trào tự phát, không có tổ chức hay theo tour tuyến cụ thể Vì thế doanh thu về du lịch ở đây cũng không thể xác định được.
Trang 7 Vốn đầu tư:
- Chuẩn bị Dự án Xây dựng khu bảo tồn rừng ngập mặn kết hợp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng khu vực Rú Chá - Cồn Tè, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Được Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý về chủ trương giao Sở Tài
nguyên và Môi trường triển khai nghiên cứu Dự án Xây dựng
Khu bảo tồn rừng ngập mặn kết hợp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng khu vực Rú Chá - Cồn Tè, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, ngày 27/4/2012, Chi cục Biển, Đảo và Đầm
phá - Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức chuyến khảo sát
thực địa; quan trắc một số chỉ tiêu về môi trường và định vị GPS tại vùng cửa biển Thuận An và Rú Chá - Cồn Tè để chuẩn bị
thông tin cho dự án
Trang 8Một số thuận lợi và khó khăn trong việc phát triến du lịch
sinh thái ở rừng ngập mặn Rú Chá.
THUẬN LỢI:
Hiện nay du lịch sinh thái đang đóng một vai trò quan trọng
trong nhiều dự án bảo tồn thiên nhiên và phát triển cảnh
quan, các mục tiêu của du lịch sinh thái có liên quan đến
các khu bảo tồn thiên nhiên là:
Sự tương thích về mặt sinh thái và văn hóa của phát triển du lịch là một điều kiện quan trọng
Phát triển du lịch phải hỗ trợ tài chính cho công tác bảo tồn
ở các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia
Tạo thu nhập cho người dân địa phương
Góp phần quan trọng nhằm thuyết phục mọi người chấp
nhận bảo tồn thiên nhiên là một kết quả gián tiếp của các tác động kinh tế
Trang 9KHÓ KHĂN
Tuy có tiềm năng về du lịch sinh thái, song ở đây vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển Các hoạt động đa số mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và đối tượng phục vị rõ ràng, chưa có sự đầu tư quảng bá, nghiên cứu thị trường và công nghệ phục vụ cho du lịch sinh thái,
chưa có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cấp ngành có liên
quan, đa dạng sinh học đag bị đe dọa.
Đường vào Rú Chá vẫn chưa được đầu tư xây dựng, hệ thống điện chiếu sáng, cơ sở ẩm thực, dịch vụ vui chơi giải trí tất cả đều thiếu.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng vẫn chưa có nhà đầu tư.
Cây chá ngoài giá trị về sinh thái thì nó còn ẩn chứa một nguy hiềm
đó là mủ của nó rất độc đối với vết thương của con người
Nguồn nhân lực am hiểu về Rừng ngập mặn Rú Chá chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách muốn tìm hiểu sâu về khu vực này.
Trang 10ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.
a, Cơ chế chính sách:
đến (DMO); mô hình công tư hợp tác để huy động vốn đầu tư quốc gia; kêu gọi thêm vốn từ các doanh nghiệp tư nhân, từ các ngân hàng tư
nhân; huy động các công ty du lịch nhỏ và vừa để xây dựng sự tham dự rộng rãi của cộng đồng địa phương trong thực hiện các loại dự án du lịch.
- Về tài chính: Có chính sách thuế về sử dụng đất, ưu đãi khuyến khích cho những dự án với dấu chân sinh thái giới hạn rõ rệt; có chính sách lãi
suất thấp nhằm khuyến khích sự phát triển của các điểm đến xanh.
- Về xuất nhập cảnh, hải quan: Phối hợp tạo điều kiện thuận lợi trong việc
xử lý các thủ tục xuất nhập cảnh đối với khách du lịch đến miền Trung
từ đường bộ, đường biển và đường hàng không.
- Về chính sách xã hội hóa du lịch: Hình thành quỹ phát triển Du lịch từ
nguồn xã hội hóa, khuyến khích việc đóng góp từ thu nhập du lịch cho các hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa, phục hồi các giá trị về sinh thái, văn hóa và phát triển du lịch xanh.
Trang 11b, Vốn đầu tư:
Chủ động mời tổ chức tài chính nước ngoài tư vấn về quy trình thiết lập Quỹ đầu tư Xanh cho Thừa Thiên Huế, tạo nguồn lực để đầu tư vào các dự án trọng
điểm du lịch của tỉnh.
Tăng cường quan hệ, huy động vốn nước ngoài dưới nhiều hình thức theo hướng tăng trưởng xanh.Chủ động xây dựng và đề xuất các dự án phát triển từ
các nguồn vốn quốc tế.
Có chính sách thu hút kêu gọi các tập đoàn kinh tế
kinh doanh trong lĩnh vực du lịch có thương hiệu lớn
của quốc tế và trong nước đến đầu tư tại Thừa Thiên Huế.
Trang 12c, Quảng bá phát triển thị trường:
Tập trung kết nối đường bay nội địa giữa Huế với các đô thị
lớn của Việt Nam và quốc tế, khuyến khích đường bay giá rẻ Tạo điều kiện cho các hãng hàng không, huy động các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp du lịch cùng lập kế hoạch để phối hợp mở thêm đường bay chuyên đề (Charter) từ các thị trường tiềm năng ở Châu Âu và Bắc Á Phấn đấu trở thành thành viên quan sát của Hiệp hội Du lịch Châu Âu
Tăng cường liên kết các địa phương trong vùng và các địa
phương trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC)
Kết hợp những kênh và mạng thông tin toàn cầu để quảng
bá Huế - Di sản thế giới và Huế - Điểm đến xanh ra thế
giới
Đầu tư và tăng kinh phí cho xúc tiến, quảng bá du lịch từ
nguồn ngân sách nhà nước và đặc biệt từ các doanh nghiệp
du lịch
Xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch tỉnh Thừa Thiên
Huế, nghiên cứu thị trường để xây dựng các sản phẩm quảng
bá thương hiệu dựa trên khẩu hiệu (slogan):
Trang 13 d, Giải pháp xã hội:
Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, ý
nghĩa trách nhiệm đối với tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu
Thiết kế của các dự án trọng điểm của du lịch với tiêu chí
hàng đầu là bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái
Tăng cường khả năng thích ứng và năng lực giảm nhẹ tác
động của biến đổi khí hậu
Hoàn thiện văn bản, quy phạm pháp luật về quy hoạch phát triển du lịch
Nghiên cứu thành lập Ban chuyên trách tổ chức triển khai quy hoạch, xây dựng các giải pháp, phân công cụ thể việc thực
hiện quy hoạch, chú trọng nâng cao trình độ quản lý du lịch theo quy hoạch cho các cấp, các ngành
Hoàn thiện cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch đảm bảo độ tin cậy, chính xác; làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đồng bộ quy hoạch
Trang 14e, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Thừa
Thiên Huế.
khu nghĩ dưỡng, khách sạn, nhà hàng.
trường chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp du lịch Chọn lựa để đào tạo ở nước ngoài nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng sự phát triển và từng bước xây dựng các khách sạn, khu du lịch tầm vóc quốc tế.
Trang 15MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
Mở rộng khu bảo tồn rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng là hướng đi đúng đang được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục triển khai thực hiện tại khu vực Rú Chá - Cồn Tè (xã Hương Phong, thị xã Hương Trà) và nhân
rộng ra nhiều vùng khác trong tỉnh.
Quảng bá về du lịch sinh thái tại rừng ngaapj mặn Rú Chá
Hiện tại ở Rú Chá chỉ đơn giản là một khu rừng ngập
mặn còn nguyên sơ chưa được khai thác hay xây dựng bất kì một công trình nào có thể sử dụng để phục vụ nhu cầu cho khách du lịch muốn đến tham quan và lưu trú ở đây Vì thế cần phải xây dựng cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu của du khách
Đồng thời cần nâng cấp tuyến đường giao thông, mở một số dịch vụ vui chơi giải trí, vệ sinh môi trường,xây dựng
cơ sở ẩm thực phục vụ những món ăn được xem là đặc sản của vùng đầm phá…
Trang 16 Dựa trên những khó khăn cụ thể của để xây dựng những giải pháp thiết thực; như chúng ta đã được biết thì Rú Chá có giá trị du lịch sinh thái cao và đa dạng sinh học phong phú Tuy nhiên, có một vấn
đề hết sức lưu ý đó là mủ của loài cây này rất độc Để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra cho du khách khi tham quan ở đây thì
chúng ta có thể xây dựng những biển báo như: cấm ngắt lá, bẻ
cành, leo trèo lên cây…
loại bò sát và có thể có những sinh vật này sẽ gây nguy hiểm cho
du khách trong quá trình tham quan Nên khảo sát những nơi nào thường xuyên xuất hiện những loài này để tránh nguy hiểm cho du khách.
về rừng ngập mặn Rú Chá để có thể giới thiệu cho những du khách muốn tìm hiểu sâu về Rú Chá.