57 Trang 4 DANH MỤC MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT DLST: Du lịch sinh thái DLBV: Du lịch bền vững ĐPTG: Đầm phá Tam Giang IUCN: Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế Inte
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa của đề tài 3
6 Kết cấu đề tài 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 5
1.1 Một số khái niệm 5
1.1.1 Du lịch sinh thái 5
1.1.1.1 Khái niệm: 5
1.1.1.2 Các đặc trưng của du lịch sinh thái 6
1.1.1.3 Mục tiêu của du lịch sinh thái: 7
1.1.1.4 Nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái 8
1.1.2 Du lịch bền vững 10
1.1.2.1 Khái niệm du lịch bền vững: 10
1.1.2.2 Đặc điểm của du lịch bền vững 10
1.1.2.3 Mục tiêu của du lịch bền vững 11
1.1.2.4 Nguyên tắc của du lịch bền vững 11
1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của DLST bền vững 12
1.1.5 Rừng ngập mặn 14
1.1.5.1 Khái niệm: 14
1.1.5.2 Chức năng của rừng ngập mặn 15
1.1.6 Du lịch sinh thái khu rừng ngập mặn (mangrove ecotourism) 16
1.2 Tình hình nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái bền vững 20
1.2.2 Tại Việt Nam 21
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở RÚ CHÁ 2.1 Khái quát về du lịch sinh thái tại Thừa Thiên Huế 23
2.1.1 Giới thiệu về tài nguyên DLST ở Thừa Thiên Huế 23
2.1.2 Thực trạng phát triển DLST trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 24 Khóa luận quản trị nhân lực
Trang 22.1.2.1 Số lượng khách du lịch sinh thái 24
2.1.2.2 Cơ cấu khách 26
2.1.2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch 26
2.1.2.4 Lao động trong loại hình DLST 27
2.1.2.5 Cơ cấu tổ chức loại hình DLST 28
2.2 Khái quát về du lịch sinh thái ở đầm phá Tam Giang 28
2.2.1 Tài nguyên du lịch sinh thái ở vùng ĐPTG - TT Huế 28
2.2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 28
2.2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 29
2.2.2 Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở ĐPTG – TT Huế 30
2.3 Rừng ngập mặn Rú Chá 31
2.3.1 Khái quát rừng ngập mặn Rú Chá 31
2.3.2 Phạm vi, quy mô của rừng ngập mặn Rú Chá 32
2.3.3 Tầm quan trọng của RNM Rú Chá 33
2.3.4 Tác động của các yếu tố kinh tế xã hội đến rừng ngập mặn Rú Chá 34
2.3.4.1 Các đối tượng sử dụng Rú Chá 34
2.3.4.2 Những nguy cơ hiện có và tiềm ẩn đối với Rú Chá: 34
2.3.4.3 Sơ đồ quản lý RNM Rú Chá 36
2.3.5 Phân tích mô hình SWOT phát triển du lịch sinh thái ở Rú Chá 37
2.3.6 Một số dự án đã và đang được thực hiên ở Rú Chá 44
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG Ở RỪNG NGẬP MẶN RÚ CHÁ 48
3.1 Mục tiêu phát triển du lịch sinh thái ở Tam Giang – Cầu Hai 48
3.1.1 Cơ sở xác định mục tiêu phát triển 48
3.1.2 Quan điểm về phát triển du lịch bền vững 48
3.1.3 Mục tiêu phát triển du lịch 49
3.2 Các chiến lược, chính sách phát triển 50
3.2.1 Chiến lược phát triển du lịch 50
3.2.2 Quy hoạch và định hướng quy hoạch phát triển du lịch ở Rú Chá 52
3.3 Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Rú Chá 53
3.3.1 Mục tiêu 53
3.3.2 Quan điểm phát triển du lịch sinh thái 53 Khóa luận quản trị nhân lực
Trang 33.3.3 Giải pháp thực hiện 53
3.3.3.1 Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt 54
3.3.3.2 Khu vực sử dụng hạn chế 54
3.3.3.3 Tiến hành các hoạt động bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái 54
3.3.3.4 Vấn đề quản lý của các tổ chức có liên quan đối với hoạt động DLST 55
3.3.3.5 Vấn đề tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái 55
3.3.3.6 Phát triển các loại hình DLST thân thiện môi trường, mang tính bền vững 57
3.3.3.7 Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, quảng bá 57
3.3.3.8 Đào tạo nguồn nhân lực 57
3.3.3.9 Vấn đề về phát triển hạ tầng 58
3.3.4.Thiết kế chương trình du lịch sinh thái ở Rú Chá 59
KẾT LUẬN 60
NHỮNG VẤN ĐỀ KIẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 66 Khóa luận quản trị nhân lực
Trang 4DANH MỤC MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
DLST: Du lịch sinh thái
DLBV: Du lịch bền vững
ĐPTG: Đầm phá Tam Giang
IUCN: Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế ( International Union for Conservation of Nature)
KT-XH: Kinh tế xã hội
RNM: Rừng ngập mặn
TG-CH: Tam Giang – Cầu Hai
WTO: Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization )
WWF: Qũy bảo tồn động vật hoang dã (World Wildlife Fund)
Khóa luận quản trị nhân lực
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Hình 1: Chu trình phát triển sản phẩm DLST bền vững ở Monteverde, Costa-Rica 10 Hình 2 Mô hình phát triển DLST bền vững 13 Hình 3: Mô hình quản lý DLST RNM Mantang, Malaysia 19 Bảng 1: Số lượt khách du lịch sinh thái đến Thừa Thiên Huế Giai đoạn 2001 - 2004 24 Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch TT-Huế 25 Bảng 3: Số lượt khách du lịch sinh thái đên TT-Huế 25
Khóa luận quản trị nhân lực
Trang 6TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài là quá trình nghiên cứu các yếu tố, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái
ở rừng ngập mặn Rú Chá Mục đích của đề tài là phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái ở khu vực này Thông qua việc phân tích mô hình SWOT để biết được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức từ đó
có những hướng đi đúng đắn, những bước phát triển bền vững Để thực hiện được những mục tiêu này, đề tài đã nghiên cứu các nội dung sau:
Khảo sát môi trường và phạm vi Rú Chá: Nhận biết và đánh giá được hiện trạng cũng như những nguy cơ hiện hữu và tiềm ẩn đối với khu rừng này Từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu trong việc bảo tồn và sử dụng với mục đích phát triển du lịch
Khảo sát tình hình và mức độ hoạt động của các công ty lữ hành, du lịch đến đây Kết quả cho thấy, chỉ có một số ít công ty lữ hành đưa Rú Chá vào điểm tham quan chính thức trong chuyến du lịch.Còn lại đa phần các chuyến tham quan đến đây mang tính tự phát, đơn lẻ
Quá trình khảo sát về hạ tầng cơ sở vật chất và chất lượng nguồn lực du lịch cho thấy, mặc dù, hệ thống giao thông đi lại đã thuận tiện hơn nhiều so với trước đây, tuy nhiên để có thể phát triển mạnh về du lịch sinh thái ở đây thì cần phải nâng cấp, xây dựng mới hệ thống những lối mòn dẫn vào bên trong khu rừng cũng như những phương tiện vẩn chuyển như ghe, thuyền
Đề tài cũng đã đưa ra những mặt tích cực cũng như những hạn chế có thể có trong quá trình tiến hành phát triển du lịch sinh thái ở đây Việc nhận thức được những yếu tố tiêu cực đóng vai trò quan trọng, bởi lẽ nó sẽ đưa ra cái nhìn thực và rất cần thiết để từ đó công tác xây dựng và phát triển du lịch ở đây sẽ phần nào được hoàn thiện hơn, bền vững hơn Đây cũng chính là mục đích cuối cùng mà đề tài mong muốn đạt được
Khóa luận quản trị nhân lực
Trang 7Khóa Lu n T t Nghi p GVHD: Th.S Nguy n Đ c C ng
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Du lịch là một ngành kinh tế phát triển rất nhanh, hiện nay nó là một trong những ngành kinh tế hàng đầu của Thế Giới Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước đã xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung kinh tế sâu sắc có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao với mục tiêu phát triển du lịch thực
sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội nhằm góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [2], [11]
Hòa mình trong xu hướng chung của thời đại, Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng cũng đang dần chuyển mình bằng cách đa dạng hóa các loại hình
du lich nhằm làm tăng thêm giá trị và sức hút cho điểm đến Bên cạnh những điểm đến truyền thống tạo nên thương hiệu cho vùng đất thần kinh như sông Hương, núi Ngự, đền đài và lăng tẩm… thì Huế cũng là nơi có nơi có nhiều thắng cảnh đẹp và thậm chí còn đậm nét hoang sơ, nguyên bản Chính điều này là điều kiện thuận lợi để phát triển
du lịch sinh thái - loại hình du lịch đang được tỉnh chú trọng đầu tư và phát triển có thể nói những cái tên như Nam Đông - A Lưới, Phú Mộng – Kim Long… không còn
xa lạ đối với nhiều du khách yêu thiên nhiên, muốn hòa mình vào cảnh sắc và cuộc sống bình dị của người dân địa phương hay đơn giản nhất là muốn tận hưởng cái không khí trong lành, mát mẻ của mỗi vùng quê Thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho Thừa Thiên Huế vùng đầm phá Tam Giang rộng lớn nhất Đông Nam Á trải dài qua ba huyện là Quảng Điền, Phong Điền và Hương Trà với nguồn thủy sinh dồi dào, mang giá trị sinh học cao cũng như nhiều tiềm năng để phát triển du lịch [38] Trong đó phải
kể đến rừng ngập mặn Rú Chá ở xã Hương Phong, huyện Hương Trà
Rú Chá là khu rừng ngập mặn lớn nhất hiện nay của tỉnh Thừa Thiên Huế [1] Ngoài giá trị văn hóa lịch sử mà nó mang trong mình trong suốt hàng chục thập kỷ qua, tồn tại bên cạnh những làng quê ven phá thì nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, điều tiết khí hậu và là “tấm bình phong” che gió, chắn bão cho khu dân cư Với thảm thực vật rộng lớn, là nơi ươm ấu trùng thủy sản, và là sân chim của Khóa luận quản trị nhân lực
Trang 8Khóa Lu n T t Nghi p GVHD: Th.S Nguy n Đ c C ng
vùng cửa sông Hương – Thuận An Rừng ngập mặn Rú Chá là khu rừng còn mang tính nguyên sơ cao, phong cảnh và môi trường thiên nhiên của Rú Chá chính là điểm hấp dẫn nhất, có nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch Chính vì vậy hiện nay
đã có không ít các công ty, đại ký lữ hành thực hiện các tour du lịch sinh thái lấy Rú Chá làm điểm nhấn, là trung tâm của chuyến đi Tuy nhiên việc phát triển du lịch mang tính tự phát, chưa được quy hoạch một cách tổng thể cũng như bảo vệ môi trường chưa thật sự quan tâm đúng mức Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường chưa phát triển, dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng chưa cao v.v…sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái của vùng đầm phá nói chung và của Rú Chá nói riêng Chính điều này sẽ tạo ra xung đột giữa việc phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường
Xuất phát từ những thực tế trên, việc nghiên cứu phát triển du lịch đặc biệt là phát triển du lịch bền vững ở rừng ngập mặn Rú Chá là điều cần thiết và cấp bách để
từ đó có thể thực hiện tốt cả hai mục tiêu là vừa phát triển kinh tế nhưng phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Đây chính là lý do để chúng tôi tiến hành đề tài
khóa luận: “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững ở rừng ngập mặn Rú Chá thuộc xã Hải Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.”
2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình hình hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú trọng du lịch sinh thái ở đầm phá Tam Giang
- Đánh giá được hiện trạng của thực vật ngập mặn ở rừng Rú Chá
- Đánh giá được tác động của các yếu tố kinh tế đến khu RNM Rú Chá
- Đánh giá tình hình khai thác du lịch ở Rú Chá
- Đề xuất các giả pháp cho việc phát triển du lịch một cách bền vững
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: rừng ngập mặn Rú Chá và hoạt động phát triển loại hình
du lịch sinh thái ở Rú Chá
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Rú Chá thuộc xã Khóa luận quản trị nhân lực
Trang 9Khóa Lu n T t Nghi p GVHD: Th.S Nguy n Đ c C ng
Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Thời gian: 2000 đến nay
+ Không gian: xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng: đặt việc phát triển du lịch sinh thái một cách
bền vững tại Rú Chá trong mối quan hệ biện chứng với các lĩnh vực hoạt động khác
- Phương pháp tham chiếu, đối chứng: tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong việc phát triển du lịch bền vững, nhất là trong công tác quy hoạch, phát triển du
lịch sinh thái – cộng đồng
- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp tất cả những hoạt động liên quan đến du lịch
để xây dựngvà phát triển du lịch bền vững
5 Ý nghĩa của đề tài
Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt phát triển du lịch bền vững ở Rú Chá
Tổng kết các bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững của một số nước trên thế giới Trên cơ sở đó đề ra những giải phát triển bền vững cho Rú Chá
Phân tích tiềm năng du lịch để xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững Phân tích, đánh giá thực trạng ở Rú Chá từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, khả thi để phát triển du lịch một cách bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương, cho tỉnh nhà
6 Kết cấu đề tài
Chương 1: Tổng quan
Nội dung:
Một số khái niệm về du lịch bền vững, du lịch sinh thái, rừng ngập mặn,
Du lịch sinh thái rừng ngập mặn
Chương 2: Phát triển du lịch sinh thái ở Rú Chá
Nội dung:
Giới thiệu khái quát DLST ở Thừa Thiên Huế
Giới thiệu khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Khóa luận quản trị nhân lực
Trang 10Khóa Lu n T t Nghi p GVHD: Th.S Nguy n Đ c C ng
huyện Hương Trà, rừng Rú Chá
Đánh giá tiềm năng và lợi thế khi khai thác du lịch ở Rú Chá
Đánh giá hiện trạng, sự ảnh hưởng của các ngành kinh tế và đời sống của cư dân đến khu rừng
Đánh giá thực trạng khai thác du lịch ở Rú Chá
Chương 3: Phương hướng và giải pháp để phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững ở rừng ngập mặn Rú Chá
Nội dung:
Chủ trương phát triển của tỉnh
Các quy hoạch và định hướng quy hoạch phát triển du lịch ở Rú Chá
Mục tiêu phát triển
Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch một cách bền vững ở Rú Chá
PHẦN II: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
Kết luận & kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Khóa luận quản trị nhân lực
Trang 11Khóa Lu n T t Nghi p GVHD: Th.S Nguy n Đ c C ng
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Du lịch sinh thái
1.1.1.1 Khái niệm:
Du lịch sinh thái (ecotourism) lần đầu tiên xuất hiện phổ biến trong các tài liệu học thuật bằng tiếng Anh vào cuối những năm 1980, không ai có thể dự đoán rằng, hai mươi năm sau sản phẩm này lại chiếm một vị trí quan trọng và trở thành một trong những chủ đề được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất trong lĩnh vực du lịch [25] DLST
là một khái niệm rộng lớn, được hiểu khác nhau từ những cách nhìn khác nhau của những cá nhân, tổ chức nghiên cứu khác nhau
Định nghĩa về DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos – Lascurain đưa ra năm
1987: “DLST là du lịch dến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức tôn trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động vật cũng như nhũng biểu thị văn hóa (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong khu vực này” [41]
Theo Boo (1991): "DLST là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu" [19]
Buckley (1994) đã tổng quát như sau: “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lí bền vững, hỗ trợ bảo tồn và có giáo dục môi trường mới được xem là DLST” [21]
Trong đó yếu tố quản lý bền vững bao hàm cả nội dung phát triển cộng đồng
Theo Wood (1999): “DLST là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái Đồng thời tạo ra những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương” [23]
Gần đây, người ta cho rằng nội dung căn bản của DLST là tập trung vào mức Khóa luận quản trị nhân lực