LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu “Hoàn thiên quy trình kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Ernst & Youn
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIẾM TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Đặc điểm của chi phí quản lý doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong một doanh nghiệp, quá trình sản xuất kinh doanh sẽ phát sinh các loại chi phí trong khâu vận hành bộ máy quản lý, khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Căn cứ vào chức năng của hoạt động và liên quan đến việc thực hiện các chức năng khác nhau, người ta chia chi phí sản xuất kinh doanh thành ba loại: Chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình quản trị kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến toàn doanh nghiệp CPQLDN trong các doanh nghiệp bao gồm:
- Các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp ( tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…)
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp
- Chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp
- Tiền thuê đất, thuế môn bài
- Khoản lập dự phòng phải thu khó đòi
- Dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ…)
- Chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng…)
Cùng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản mục chi phí được trình bày riêng biệt trên BCKQHĐKD Vì vậy, CPQLDN có ảnh hưởng quan trọng đến việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trên BCKQKD
Thứ nhất: Chi phí quản lý doanh nghiệp bị ghi nhận sai lệch sẽ ảnh hưởng đến chi phí được trừ trong kì và dẫn đến lợi nhuận tính thuế, thuế TNDN phải nộp, lợi nhuận sau thuế cũng bị ảnh hưởng nghiệm trọng Từ đó, BCKQHĐKD không phản ảnh trung thực kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
Thứ hai: Do sự sai lệch của khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận tính thuế, nên các tài khoản lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận chưa phân phối trên BCĐKTcũng sẽ có sự thay đổi lớn
Thứ ba: CPQLDN thường là các chi phí dịch vụ, mua sắm công cụ dụng cụ liên quan đến các khoản phải trả ngắn hạn hay các khoản chi phí trả trước ngắn hạn được phân bổ trong 2-3 năm và là khoản chi phí dễ bị phân loại sai bản chất nên là những yếu tố có khả năng tồn tại gian lận cao
Thứ tư: Các khoản chi phí là cơ sở quan trọng để xác nhập thu nhập chịu thuế do đó đòi hỏi các đơn vị hạch toán tuân thủ theo đúng quy định kế toán hiện hành Vậy nên các kiểm toán viên phải thận trọng có sự hiểu biết sâu sắc về quy định kế toán khi kiểm toán khoản mục này nếu họ không muốn khách hàng của mình bị truy thu thuế, bị phát hiện có dấu hiệu trốn thuế vì hạch toán chi phí không hợp lý, hợp lệ 1.1.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
- Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán BHXH: để phản ánh chi phí về nhân viên quản lý
- Bảng phân bổ vật liệu-công cụ dụng cụ, Phiếu xuất kho, chứng từ mua công cụ dụng cụ…: để phản ánh chi phí về vật liệu, công cụ xuất dùng cho quản lý
- Bảng trích khấu hao TSCĐ: để phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dung cho quản lý
- Bảng kê nộp thuế, Biên lai thu thuế, tờ khai thuế, thông báo thuế…: để phản ánh các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp
- Các hóa đơn dịch vụ, giấy báo Nợ, Phiếu chi, đơn đặt hàng…: để phản ánh các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài hay chi khác bằng tiền
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp có 8 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6421- Chi phí nhân viên quản lý
- Tài khoản 6422- Chi phí vật liệu quản lý
- Tài khoản 6423- Chi phí đồ dùng văn phòng
- Tài khoản 6424- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Tài khoản 6425- Thuế, phí và lệ phí
- Tài khoản 6426- Chi phí dự phòng
- Tài khoản 6427- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Tài khoản 6428- Chi phí bằng tiền khác
Ngoài ra, tùy theo tình hình cụ thể của từng ngành, từng doanh nghiệp, TK 642 có thể được mở them các TK cấp 2,3 để phản ánh chi tiết các nội dung chi phí quản lý ở doanh nghiệp Cuối kỳ, TK 642 không có số dư cuối kỳ và kế toán kết chuyển CPQLDN vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Kết cấu của TK 642- CPQLDN
- Các CPQLDN thực tế phát sinh trong kỳ;
- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết)
- Các khoản được ghi giảm CPQLDN;
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
- Kết chuyển CPQLDN vào TK 911
“Xác định kết quả kinh doanh”
Bảng 1: Kết cấu tài khoản CPQLDN
- Sổ chi tiết tài khoản 642
Sơ đồ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán kế toán - CPQLDN
1.1.3 Các sai phạm và rủi ro thường gặp khi kiểm toán
Chi phí phản ánh trên BCTC, trên sổ sách kế toán cao hơn chi phí thực tế phát sinh:
- Doanh nghiệp ghi nhận các khoản CPQLDN nhưng không có hóa đơn chứng từ đi kèm, hoặc chứng từ không hợp pháp hợp lệ, hoặc hạch toán trùng hóa đơn, chứng từ
- Doanh nhiệp hạch toán vào CPQLDN cả những khoản chi theo quy định hiện hành không được hạch toán vào chi phí, ví dụ như tiền phạt do chậm nộp thuế, phạt hành chính khác, các khoản chi ủng hộ các cơ quan, tổ chức xã hội
- Doanh nghiệp hạch toán toàn bộ một khoản chi phí phát sinh có nội dung, tính chất liên quan đến nhiều kỳ kế toán (các khoản chi phí cần phân bổ cho các kỳ sau vào hết kỳ này)
Quy trình kiểm toán đối với chi phí quản lý doanh nghiệp
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính
Theo VSA số 200, “Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân theo pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài hính của doanh nghiệp trên các khía cạnh trọng yếu hay không” Đối với mỗi cuộc kiểm toán cụ thể thì mục tiêu này được loại thành mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù
Mục tiêu kiểm toán chung
Mục tiêu kiểm toán chung là xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin trình bày trên BCTC được kiểm toán, mục tiêu chung của kiểm toán CPQLDN là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính liên quan đến khoản mục chi phí này Đồng thời cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các khoản mục khác
Mục tiêu kiểm toán đặc thù
Với từng khoản mục, mục tiêu kiểm toán chung sẽ được cụ thể, chi tiết hóa theo bản chất của khoản mục đó Mục tiêu của kiểm toán CPQL là thu thập đầy đủ bằng chứng để đáp ứng 6 cơ sở dẫn liệu (CSDL) bao gồm:
- Mục tiêu về tính hiện hữu phát sinh: các chi phí quản lý doanh nghiệp được ghi nhận trong kỳ đều thực sự phát sinh
- Mục tiêu về tính đầy đủ: các chi phí quản lý doanh nghiệp đã phát sinh trong kỳ đều được ghi nhận đầy đủ, không bị bỏ sót
- Mục tiêu về tính chính xác số học: các chi phí QLDN phát sinh trong kì đã được ghi vào sổ đúng theo số đã phát sinh theo chứng từ gốc
- Mục tiêu về tính đúng kỳ: tất cả các nghiệp vụ, các chi phí thực sự phát sinh trong kì hoặc phát sinh từ kì trước nhưng theo quy định phải được ghi nhận trong kì kế toán hiện tại
- Mục tiêu về tính tuân thủ quyền và nghĩa vụ: Các CPQLDN tuân thủ các quy định, chế độ của pháp luật cũng như của doanh nghiệp
- Mục tiêu về trình bày và thuyết minh: Các CPQLDN được ghi sổ được phân loại chính xác và được hạch toán vào tài khoản kế toán phù hợp
1.2.2 Căn cứ tài liệu sử dụng
Các nguồn tài liệu để kiểm toán khoản mục chi phí QLDN rất phong phú, đa dạng về hình thưc, nguồn gốc và nội dung nhưng chủ yếu bao gồm:
- Các chính sách, quy chế hay quy định về KSNB của doanh nghiệp về khoản mục CPQLDN
- Các BCTC có liên quan: Bảng cân đối kế toán, BCKQHĐKD, thuyết minh BCTC
- Các sổ kế toán liên quan đến CPQLDN bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các TK liên quan (TK 642, TK 334, TK 152…)
- Các chứng từ gốc kế toán ghi nhận các nghiệp vụ liên quan đến CPQL như: phiếu chi, bảng tính việc phân bổ, hóa đơn
1.2.3 Nội dung kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC
1.2.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Theo VSA số 300, KTV và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả Quá trình lập kế hoạch kiểm toán bao gồm chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán Chiến lược kiểm toán và kế hoạch kiểm toán có thể được tiếp tục điều chỉnh trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán
Kiểm toán viên cần phải xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể để xác định phạm vi, lịch trình, định hướng của cuộc kiểm toán Chiến lược kiểm toán tổng thể sẽ đảm bảo các khu vực có chứa rủi ro và trọng yếu của cuộc kiểm toán đã xác định và có hướng giải quyết phù hợp, từ đó làm cho cuộc kiểm toán đạt được mục tiêu với hiệu quả tốt nhất có thể thông qua việc phân bổ, sắp xếp nguồn lực thich hợp, như số lượng, chất lượng nhân sự tham gia hợp đồng kiểm toán, các nguồn hỗ trợ khác và có cần sử dụng chuyên gia hay không
Theo VSA 300, “Trong việc xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên phải:
- Xác định đặc điểm của cuộc kiểm toán nhằm xác định phạm vi kiểm toán;
- Xác định mục tiêu báo cáo của cuộc kiểm toán nhằm thiết lập lịch trình kiểm toán và yêu cầu trao đổi thông tin;
- Xem xét các yếu tố mà theo xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên là có vai trò quan trọng trong việc xác định công việc trọng tâm của nhóm kiểm toán;
- Xem xét kết quả của các thủ tục ban đầu của cuộc kiểm toán cũng như những hiểu biết mà thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán đã thu được từ việc cung cấp các dịch vụ trước đây cho đơn vị được kiểm toán đó có phù hợp với cuộc kiểm toán này không;
- Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các nguồn lực cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán.” Để có thể đạt được những nội dung trên, một trong những thủ tục quan trọng nhất trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán là thu thập sự hiểu biết về khách hàng, môi trường hoạt động cũng như rủi ro kinh doanh, từ đó đưa ra đánh giá về rủi ro sai sót trọng yếu và xác định mức trọng yếu và lên kế hoạc kiểm toán chi tiết hơn
Theo VSA 300: “Kế hoạch kiểm toán bao gồm dự kiến nội dung lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán Kế hoạch kiểm toán chi tiết hơn so với chiến lược kiểm toán tổng thể Kế hoạch kiểm toán được bổ sung cập nhật trong suốt quá trình kiểm toán Ví dụ, các thủ tục đánh giá rủi ro được lập kế hoạch khi bắt đầu cuộc kiểm toán Tuy nhiên, nội dung, lịch trình và phạm vi của thủ tục kiểm toán cụ thể tiếp theo phụ thuộc vào kết quả của thủ tục đánh giá rủi ro, nên các kế hoạch ban đầu có thể được điều chỉnh lại dựa trên kết quả của các thủ tục đánh giá rủi ro.”
Một số nội dung cụ thể của kế hoạch kiểm toán có thể bao gồm đánh giá rủi ro kiểm toán, xác định mức trọng yếu, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản quan trọng và các thủ tục kiểm toán cần thiết khác theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán a Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Theo VSA 520: “Thủ tục phân tích là việc đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối quan hệ hợp lý giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính Thủ tục phân tích cũng bao gồm việc điều tra, khi cần thiết, về các biến động hoặc các mối quan hệ được xác định là không nhất quán với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch đáng kể so với các giá trị dự tính”
Các thủ tục phân tích sơ bộ được sử dụng bao gồm:
- So sánh số liệu thực tế kỳ này với kỳ trước
- So sánh số liệu thực tế với kế hoạch, định mức, dự toán
- So sánh dữ liệu công ty với dữ liệu ngành hoặc số liệu dự kiến của KTV
- So sánh số liệu thực tế doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác có cùng quy mô, cùng lãnh thổ, cùng ngành nghề, cùng loại hình sản xuất kinh doanh
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ
Tổng quan về công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
2.1.1 Thông tin của Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam
- Tên đơn vị thực tập: Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
- Tên đơn vị thực tập bằng Tiếng Anh: Ernst & Young Vietnam Limited Company
- Trụ sở chính: Tầng 28, tòa Tài chính Bitexco, số 02 đường Hải Triều, Quận
1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Chi nhánh: Tầng 8, tòa nhà CornerStone, số 16 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn
- Website: https://www.ey.com/
+ Trụ sở chính: eyhcmc@vn.ey.com
+ Chi nhánh Hà Nội: eyhanoi@vn.ey.com
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Công ty TNHH Ernst & Young được hình thành từ hai công ty là công ty Ernst
& Whinney và công ty Arthur Young sau cuộc sát nhập vào năm 1989 Đây được coi là cuộc sát nhập nổi tiếng trong ngành kế toán và tạo ảnh hưởng lớn trong giới tài chính Ernst & Young có trụ sở chính tại Luân Đôn, Vương Quốc Anh và lấy tên thương mại là EY với khẩu hiệu“Building a better working world” Cùng với Deloitte, KPMG và PwC, EY được coi là một trong nhóm Big Four- nhóm bốn hãng kiểm toán hàng đầu thế giới Đến năm 1992, Ernst & Young chính thức có mặt tại Việt Nam với tư cách là doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ kiểm toán với 100% vốn đầu tư nước ngoài Với 30 năm hoạt động trên thị trường Việt Nam, EY Việt Nam đã có văn phòng tại
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với đội ngũ hơn 1000 nhân viên bản địa và các chuyên gia nước ngoài nhiều kinh nghiệm tại các tổ chức quốc tế lớn EY Việt Nam hiện đang là đối tác hàng đầu của các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam cam kết đem lại giá trị tốt nhất cho khách hàng và cho công đồng
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam a Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty
Ban giám đốc là những người có quyền điều hành cao nhất và đồng thời có trách nhiệm cao nhất về hoạt động của công ty Ban giám đốc là người trực tiếp đánh giá rủi ro kiểm toán, là người đại diện công ty thảo luận thay mặt công ty kí kết các hợp đồng kiểm toán và là người rà soát, kiểm tra cuối cùng các công việc đã được thực hiện bởi nhóm kiểm toán và sau đó trực tiếp kí tên lên báo cáo kiểm toán Ban giám đốc bao gồm:
Tổng giám đốc: là người đại diện pháp luật của EY Việt Nam quản lý mọi hoạt động của EY Việt Nam và đồng thời là người đưa ra chiến lược kinh doanh của công ty trong ngắn hạn và dài hạn Hơn nữa, Tổng giám đốc EY Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước EY Global về các hoạt động và kết quả hoạt động của công ty và chịu toàn trách nhiệm pháp lý trước pháp luật
Phó tổng giám đốc: là người có quyền lực chỉ sau Tổng Giám Đốc và là những
Giám Đốc kiểm toán Họ chịu trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch chiến lược chung đã đề ra của công ty Và đồng thời là người giám sát các công việc của nhóm kiểm toán và báo cáo các hoạt động đã thực hiện và kết quả đã đạt được lên Tổng Giám Đốc
Bộ phận hành chính: bao gồm
+ Phòng kế toán: bộ phận này chịu trách nhiệm ghi chép các nghiệp vụ tài chính phát sinh trong kỳ vào sổ kế toán rồi từ đó tổng hợp lên các báo cáo tài chính để xác định lãi lỗ từ các hoạt đông cung cấp dịch vụ và hoạt động khác của công ty Bộ phận kế toán có trách nhiệm phối hợp với các bộ phận phòng ban khác trong công ty trong việc thực hiện các kế hoạch thu chi để đạt được chiến lược chung của công ty
+ Phòng công nghệ thông tin: bộ phận này chịu trách nhiệm về cài đặt các phần mềm của EY như EY Canvas, EY Sampling… và quản lý các thiết bị máy tính và cấp phát cho mọi nhân viên trong công ty và sửa chữa khi máy bị hỏng hóc
+ Bộ phận lễ tân: là người trả lời các cuộc điện thoại gọi đến công ty, quản lý các công việc hành chính, nhận chuyển phát các văn phòng phẩm của công ty cũng như các nhân viên
+ Bộ phận nhân sự: là bộ phận chịu trách nhiệm trong khâu tổ chức các kì tuyển dụng nhân sự và bộ phận kết nối với các phòng ban về kì tuyển dụng và các thủ tục cần thiết trong quá trình tuyển dụng Bên cạnh đó, họ còn có trách nhiệm quản lý nhân viên, đốc thúc xử lý giải đáp các thắc mắc của nhân viên về chế độ lương thưởng, chấm công và các chế độ phúc lợi
Bộ phận nghiệp vụ: Với công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, bộ phận nghiệp vụ được chia ra làm 2 bộ phận chính là:
Bộ phận Core Assurance: đây là bộ phận có số lượng nhân viên lớn nhất trong toàn công ty Số lương nhân viên mới của bộ phận này hàng năm có thể lên tới con số 200 người Họ cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất, thương mại lớn hàng đầu Việt Nam như: Panasonic, Samsung, Louis Vuiton…
Bộ phận FSO Assurance: đây là bộ phận quy tụ nhiều nhân viên chuyên nghiệp chỉ sau Core Assurance Họ cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn tài chính cho các tổ chức tài chính (ngân hàng, công ty bảo hiểm) như ngân hàng Vietcombank, Bảo Việt Insurance…
Cơ cấu nhân sự tại EY được chia theo cấp bậc như sau:
- Staff: Trợ lý kiểm toán
- Senior: Trưởng nhóm kiểm toán
- Manager: Chủ nhiệm kiểm toán
- Senior Manager: Chủ nhiệm kiểm toán cao cấp
- Director: Giám đốc Kiểm toán
- Partner: Phó Tổng Giám đốc Kiểm toán
Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty là khoa học phù hợp với ngành nghề kiểm toán, giúp các nhân viên được làm phần việc phù hợp với năng lực chuyên môn của mình Hàng năm, các nhân viên đều có kì đánh giá khả năng làm việc và sẽ được nâng bậc nếu đạt được trình độ nhất định Việc đánh giá như vậy giúp nhân viên không ngừng nâng cao năng lực và cố hết sức mình đóng góp cho công việc chung của công ty b Các loại hình dịch vụ cung cấp
EY Việt Nam nói chung không chỉ cung cấp dịch vụ kiểm toán mà ở các dịch vụ khác như : tư vấn thuế, tư vấn kinh doanh EY Việt Nam đều là công ty hàng đầu về dịch vụ này
Với công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, công ty cung cấp dịch vụ đảm bảo – mảng dịch vụ cung cấp các dịch vụ kiểm toán đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kinh doanh Đây là mảng hoạt động chính và hàng đầu mang lại doanh thu lớn nhất cho EY Việt Nam chiếm tới trên 50% tổng doanh thu của toàn công ty
Hiện tại, công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán trong 2 mảng: Ngân hàng (Banking) và phi Ngân hàng (Non-Banking)
- Kiểm toán các BCTC theo luật định và BCTC tập đoàn
- Kiểm toán theo hợp đồng và kiểm toán nhiệm vụ đặc biệt
- Soát xét kiểm soát nội bộ
- Dịch vụ kiểm toán nội bộ
- Kiểm toán các báo cáo hàng quý và các báo cáo giữa năm tài chính c Khách hàng chủ yếu của công ty và các đối thủ cạnh tranh
Khách hàng của công ty
Khách hàng của công ty chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty con của các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới và các khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nước Khách hàng của EY Việt Nam đa dạng ngành nghề, loại hình doanh nghiệp: logistics, linh kiện điện tử, thời trang, bảo hiểm, ngân hàng, linh kiện máy bay, mỹ phẩm, trường học, bệnh viện, thương mại điện tử, đại sứ quán…
- Một số khách hàng quốc tế tiêu biểu như: L’Oreal Vietnam Co., Ltd; Lotte Shopping Plaza Vietnam; tập đoàn Samsung Việt Nam, Louis Vuiton Vietnam…
Thực trạng công tác kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty TNHH
2.2.1 Quy trình kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Quy trình kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp về cơ bản cũng giống như quy trình kiểm toán chung bao gồm 4 giai đoạn lập kế hoạch và đánh rủi ro ban đầu; đánh giá rủi ro kiểm toán và chiến lước kiểm toán; thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán
2.2.2 Quy trình kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam tại khách hàng là công ty TNHH BCH Việt Nam 2.2.2.1 Thông tin cuộc kiểm toán a) Thông tin khách hàng
- Tên đơn vị khách hàng: Công ty TNHH BCH Việt Nam (sau đây xin được gọi tắt là BCH)
- Địa chỉ: Lô Nx, Khu công nghiệp Đình Vũ-Cát Hải, Phường Đông Hải 2, Quận
Hải An, Thành phố Hải Phòng
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế và bán buôn tổng hợp b) Thông tin cuộc kiểm toán
EY và công ty TNHH BCH Việt nam ký hợp đồng kiểm toán (Engagement Letter) vào ngày 12/8/2020 với giá trị hợp đồng là 300 triệu VND Sau khi ký kết hợp đồng, Ban Giám đốc (Partner in charge) và chủ nhiệm kiểm toán chịu trách nhiệm (Manager in charge) lập nhóm kiểm toán gồm 5 thành viên để thực hiện kiểm toán khách hàng này bao gồm:
Họ và tên Cấp bậc Vai trò
Trần Văn A Chủ nhiệm kiểm toán Manager in charge
Vũ Thị C Kiểm toán viên Senior in charge Phạm Văn B Kiểm toán viên
Vũ Thị Linh Chi Thực tập Trợ lý kiểm toán Nguyễn D Trợ lý kiểm toán Thời gian làm việc dự kiến:
Dự kiến nhóm kiểm toán sẽ thực nghiệm tại công ty khách hàng từ ngày 14 tháng 2 năm 2022 đến hết ngày 18 tháng 2 năm 2022 Sau quá trình thực địa tại công ty khách hàng, nhóm kiểm toán sẽ tiếp tục liên lạc với bộ phận kế toán khách hàng qua các ứng dụng khác như email hoặc gọi điện trực tiếp để trao đổi các vấn đề còn tồn đọng cần phỏng vấn thêm
Thời gian ra Báo cáo kiểm toán theo yêu cầu của khách hàng là một tuần trước ngày 31 tháng 3 năm 2022
2.2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán a Tìm hiểu thông tin về đơn vị kiểm toán
Do công ty BCH Việt Nam là khách hàng mà EY Việt Nam đã kiểm toán trong
2 năm gần đây nên mọi thông tin về khách hàng BCH đã thu thập vào những lần kiểm toán trước đó và các báo cáo kiểm toán các năm trước đều được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán tại công ty Vì vậy, KTV sẽ chỉ phải thu thập các thông tin mới phát sinh trong năm nay như thay đổi về vốn chủ sở hữu, ngành nghề kinh doanh… đặc biệt là chính sách kế toán Từ đó KTV đánh giá ảnh hưởng của các thông tin đó đến khả năng chấp nhận tái kí hợp đồng với BCH
Công ty TNHH BCH Việt Nam là một công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài nhà nước một thành viên với 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập vào ngày 28/9/2012 dưới sự quản lý bởi Cục thuế TP Hải Phòng và người đại diện pháp luật là Ông Yoshioka Naruto BCH có trụ sở chính tại KCN Đình Vũ, Hải Phòng và có hai chi nhánh phụ thuộc ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Công ty mẹ sở hữu 100% cổ phần là Công ty TNHH BCH Asia Pte.Ltd.Co có trụ sở chính đặt tại Tokyo, Nhật Bản
Hoạt động kinh doanh được kiểm toán
Theo giấy chứng nhận đăng kí đầu tư của BCH với Cục thuế Hải Phòng, ngành nghề kinh doanh chính của BCH là sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế và bán buôn tổng hợp Ngoài ra, công ty còn cung cấp các dịch vụ khác bao gồm:
- Dịch vụ tư vấn đầu tư
- Dịch vụ tư vấn quản lý
- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ và sản xuất sản phẩm do công ty sản xuất
- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho tất cả sản phẩm mang nhãn hiệu BCH
BCTC của Công ty TNHH BCH Việt Nam tuân theo Chuẩn mực kế toán hiện hành và các quy định pháp luật khác tại Việt Nam Chu kỳ hoạt động kinh doanh thông thường của Công ty là 12 tháng Niên độ kế toán của công ty diễn ra từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (VND) b Tìm hiểu môi trường kiểm soát của BCH
Quy trình tìm hiểu hệ thống KSNB của đơn vị BCH bao gồm một số chu trình chính: quy trình thu tiền-chi tiền, tiền lương, mua sắm-phải tra, bán hàng-phải thu, lập BCTC Để tìm hiểu hệ thống KSNB của các quy trình này thì KTV phải thu thập các quy định, chính sách của công ty về thủ tục, chế độ kế toán đơn vị đang áp dụng; quy chế lương thưởng, phúc lợi cho nhân viên; các quy định về định mức, quy trình xét duyệt với từng loại chi phí; các chứng từ sổ sách chi phí đã hoàn tất và quan sát quá trình nhân viên từ khâu xin phê duyệt từ cấp trên đến nhận chứng từ từ phía nhà cung cấp đến việc ghi nhận vào chi phí Sau khi hoàn tất thu thập các chứng từ trên, KTV mô tả trên bảng tường thuật về hệ thống KSNB tại BCH Để đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục CPQLDN của BCH có hoạt động hiệu quả hay không, KTV cần xác định quy trình kiểm soát chủ yếu lý tưởng phù hợp với đặc điểm ngành nghề, quy mô kinh doanh của BCH Từ đó, KTV đánh giá các nhược điểm của hệ thống KSNB của BCH thông qua đánh dấu các sự vắng mặt của hệ thống KSNB thực tế với mô hình lý tưởng Từ đó, KTV đưa ra nhận định ban đầu về tính hiệu lực của hệ thống KSNB đối với khoản mục CPQLDN Nếu hệ thống KSNB được đánh giá là kém hiệu quả, KTV không thể tin tưởng vào hệ thống đó thì các thử nghiệm kiểm soát được giảm đến mức tối thiểu và tăng cường tối đa các thử nghiểm cơ bản để đảm bảo tính đầy đủ và phù hợp của bằng chứng kiểm toán và ngược lại
Qua kết quả thu thập và đánh giá có kết luận như sau: hệ thống KSNB đối với CPQLDN của công ty BCH ở mức có hiệu quả KTV có thể tin tưởng phần nào vào hệ thống kiểm soát nội bộ đó để rút ngắn các thử nghiệm cơ bản c Xác định mức trọng yếu của đơn vị được kiểm toán Để xác định mức trọng yếu và phân bổ cho từng khoản mục, KTV cần đánh giá rủi ro tiềm tàng dựa trên đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, quy mô của đơn vị khách hàng Và các mức trọng yếu này sẽ do trưởng nhóm kiểm toán xác định và công bố cho các thành viên kiểm toán cấp dưới để thực hiện phần hành Cụ thể ở đây là đối với khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty TNHH BCH Việt Nam, KTV
Nguồn: Trích giấy tờ làm việc của KTV
Hình 4: Mức trọng yếu được xác định của công ty BCH Việt Nam
Hình 5: Cách xác định mức trọng yếu
Chỉ tiêu được lựa chọn để xác định mức trọng yếu của Công ty TNHH BCH Việt Nam là doanh thu thuần Lý do chính để lựa chọn chỉ tiêu này là:
- Khoản mục doanh thu tăng trưởng ổn định không có biến động bất thường nên không có nhiều rủi ro trọng yếu
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của BCH ổn định dù trong thời kì Covid-19
Doanh thu trong năm 2021 của công ty là 876,552,593,386 VNĐ, cụ thể các chỉ tiêu trong bảng xác định mức trọng yếu trên như sau:
- PM (mức trọng yếu tổng thể của BCTC) được xác định bằng doanh thu nhân với tỷ lệ do KTV dựa trên xét đoán nghề nghiệp để lựa chọn
- TE (tolerable error- mức trọng yếu đối với khoản mục): được xác định bằng PM đã tính ở trên nhân với tỷ lệ đã lựa chọn (50%) và ra kết quả là 6,574,144,450 VNĐ
- SAD (tổng hợp các chênh lệch kiểm toán có thể chấp nhận được): bằng
PM nhân với tỷ lệ 5% và bằng 657,414,445 VNĐ và các sai sót lớn hơn mức này sẽ phải lập bút toán điều chỉnh
- Threshold (ngưỡng sai sót ước tính) của BCH bằng PM đã tính ở trên nhân với tỷ lệ dựa trên xét đoán của KTV khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán (thường dao động từ 10%-75% tương ứng với 4 cấp độ)
Rủi ro của khoản mục CPQLDN của BCH ở mức thấp (low) tương ứng với tỷ lệ lựa chọn là 50% d Lập kế hoạch kiểm toán Ở bước này, KTV sẽ đánh giá tổng thể hoạt động của đơn vị, phân tích và soạn thảo chương trình kiểm toán cho khoản mục Chi tiết chương trình kiểm toán cho phần hành Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty TNHH BCH Việt Nam do nhóm kiểm toán EY Việt Nam thiết kế như sau:
Mục tiêu: Đảm bảo khoản mục CPQLDN phản ánh trung thực, hợp lí trên mọi khía cạnh trọng yếu và tuân thủ các quy định, chuẩn mực kế toán hiện hành Mục tiêu của kiểm toán khoản mục CPQLDN là 6 cơ sở dẫn liệu: sự phát sinh ( số liệu được phản ánh trên sổ kế toán phải thực sự phát sinh và có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty); đánh giá (việc tính toán, đánh giá giá trị của khoản mục này phải chính xác); đúng kỳ ( các khoản chi phí QLDN phải được ghi nhận đúng kỳ); trình bày và thuyết minh (CPQLDN được trình bày đúng đắn trên các BCTC tuân thủ đúng theo các quy định về trình bày BCTC hiện hành)
Mức trọng yếu tổng thể (PM) Mức trọng yếu đối với khoản mục (TE)
Tổng hợp các chênh lệch kiểm toán có thể chấp nhận được
Rủi ro đã xác định Cơ sở dẫn liệu liên quan
Các khoản CPQLDN được ghi nhận trên sổ không thực tế phát sinh hoặc không liên quan đến kỳ báo cáo
Các chi phí thực tế phát sinh trong kỳ không được ghi nhận trong sổ kế toán
Việc tính toán đánh giá giá trị của khoản mục này chưa chính xác
Các chi phí này đang hạch toán trên sổ kế toán hoặc trên BCTC sai kỳ
CPQLDN đang được kết chuyển, trình bày không đúng trên cơ sở các quy định trình bày BCTC hiện hành
Presentation and disclosure (trình bày và thuyết minh)
2.2.2.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán a Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với Chi phí quản lý doanh nghiệp
Đánh giá thực trạng công tác kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại công
ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
2.3.1 Ưu điểm trong quá trình kiểm toán a Phương pháp kiểm toán
Phương pháp kiểm toán của EY Việt Nam là dựa trên phương pháp kiểm toán của EY Global và tùy theo từng khách hàng phương pháp kiểm toán được phát triển linh hoạt theo trao đổi trực tiếp với Ban lãnh đạo của công ty khách hàng Nhờ trao đổi trực tiếp với Ban lãnh đạo, nhóm kiểm toán sẽ có cái nhìn chi tiết chính xác hơn về lĩnh vực kinh doanh, quy mô cũng như xác định được rủi ro có thể xảy ra Từ đó nâng cao hiệu suất và hiệu quả kiểm toán và rút ngắn thời gian kiểm toán Trong suốt quá trình kiểm toán, nhóm kiểm toán luôn liên tục trao đổi với Ban lãnh đạo để có thể giải đáp được các vấn đề phát sinh Đồng thời, nhóm kiểm toán luôn nhận được sự phối hợp, giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn Thuế, tư vấn Tài chính, tư vấn về Quản trị rủi ro của EY Việt Nam về các vấn đề liên quan b Hồ sơ kiểm toán
Thứ nhất, hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam được lưu đồng thời cả bản cứng và bản mềm trên phần mềm để thuận tiện cho việc tra cứu các giấy tờ làm việc và đối chiếu lại nếu cần nhất là đối với khách hàng đã kiểm toán nhiều năm
Thứ hai, hồ sơ được trình bày và sắp xếp phân loại theo bản chất, nội dung công việc, thuận tiên cho việc xem lại và kiểm tra soát xét sau này Giấy tờ làm việc được đánh số rõ ràng để thuận tiện cho việc tham chiếu
Thứ ba, hồ sơ kiểm toán của KH sẽ được lưu trữ trong khoảng ba năm gần nhất để giúp các KTV mới có thể tìm kiếm và nắm bắt được thông tin các rủi ro của các năm trước của KH một cách dễ dàng và nhanh chóng và có thể liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm một cách chính xác, đồng thời rút ngắn thời gian cho giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán c Áp dụng công nghệ thông tin trong kiểm toán
EY Việt Nam sử dụng nhiều phần mềm phục vụ cho việc chọn mẫu, lưu trữ tài liệu, giấy tờ làm việc giúp công việc kiểm toán trở nên nhẹ nhàng và chính xác hơn d Các giai đoạn kiểm toán
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Ở giai đoạn này, EY chú trọng đến thu thập tìm hiểu đầy đủ thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô hoạt động, rủi ro ngành nghề của khách hàng Từ đó, KTV khoanh vùng được rủi ro kiểm toán có thể xảy ra Tùy từng loại hình doanh nghiệp và đặc điểm quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm chi phí quản lý doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau nên rủi ro cũng sẽ khác nhau
Công việc tìm hiểu và đánh giá ban đầu về hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát được thực hiện qua các kĩ thuật thu thập bằng chứng như: phỏng vấn, quan sát, thu thập tài liệu… Tất cả các đánh giá và tài liệu đều được lưu trên file kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán Chủ nhiệm kiểm toán dựa trên CTKT chung của công ty và đặc điểm của khách hàng để thiết kế chương trình kiểm toán thích hợp từ đó tiến hành chọn nhóm kiểm toán Nếu đó là khách hàng đã kiểm toán nhiều năm, thành viên kiểm toán sẽ chủ yếu là thành viên cũ để rút ngắn thời gian kiểm toán mà vẫn đạt được hiệu quả do nhóm đã hiểu rõ về khách hàng
Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán
KTV tiến hành kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp dựa trên CTKT đã được thiết kế và trình bày công việc thực hiện đầy đủ, chính xác, sạch đẹp trên giấy tờ làm việc để cho các thành viên khác dễ dàng sử dụng và tham chiếu Phần hành chi phí quản lý doanh nghiệp có liên hệ mật thiết với phần hành khác như: Tiền, lương nên việc sử dụng kết quả của phần hành khác sẽ tiết kiệm thời gian, giảm rủi ro kiểm toán
Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn này, trưởng nhóm kiểm toán thu thập giấy tờ làm việc của các thành viên kiểm toán và cho nhận xét và thành viên đó trả lời sau đó trưởng nhóm kiểm toán tổng hợp và làm biên bản kiểm toán nộp cho trưởng phòng kiểm toán để họp tổng kết với khách hàng KTV luôn phải cập nhật, theo dõi các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ để đảm bảo các sự kiện đó không ảnh hưởng tới kết quả kiểm toán
Trước khi phát hành BCTC chính thức, BCKiT luôn được soát xét cẩn thận qua nhiều vòng để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra Thứ tự soát xét bắt đầu từ trưởng nhóm kiểm toán đến chủ nhiệm kiểm toán và cuối cùng là các thành viên BGĐ công ty
Ngoài ra, EY Việt Nam cũng sẽ gửi thư quản lý tới KH nhằm đưa ra các kiến nghị giúp cho đơn vị nâng cao hiệu quả và hiệu năng hiệu lực của công tác quản lý và công tác kế toán và cả hệ thống kiểm soát nội bộ của KH
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân trong quá trình kiểm toán a Hạn chế
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Thứ nhất, về tìm hiểu khách hàng
Các thông tin về đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh, đặc điểm cơ cấu tổ chức – quản lý và đặc điểm về hệ thống kiểm soát nội bộ thường được các KTV chú trọng thu thập trong giai đoạn này Trong khi đó, các thông tin về thực trạng ngành kinh doanh, biến động nền kinh tế hay tính chính trực của ban giám đốc và các thông tin liên quan lại không được quan tâm bằng
Thứ hai, về tìm hiểu và đánh giá KSNB
Việc tìm hiểu và đánh giá KSNB được đánh giá là rất quan trọng ảnh hưởng đến chương trình kiểm toán Tuy nhiên, quy trình đánh giá KSNB lại chưa được đầu tư kĩ lưỡng Việc đánh giá lại KSNB của khách hàng cũ chưa thực sự được chú trọng và đầu tư Thủ tục phỏng vấn còn đơn giản và các đánh giá rủi ro kiểm toán còn mang tính chủ quan Do đó thời gian kiểm toán bị kéo dài và rủi ro kiểm toán tăng lên
Thứ ba, về xác định mức trọng yếu và rủi ro
EY vận dụng phương pháp xác định trọng yếu cho EY toàn cầu tuy nhiên, với mỗi khách hàng, EY đang áp dụng một mức trọng yếu cho tất cả các khoản mục mà không có công thức riêng cho từng khoản mục EY không sử dụng mô hình chuẩn để xác định rủi ro kiểm toán: AR= IR x CR x DR Điều đó phần nào ảnh hưởng đến khả năng đưa ra ý kiến kiểm toán của KTV
Thứ tư, về đội ngũ kiểm toán viên
Mặc dù EY Việt Nam có đội ngũ KTV hùng hậu và có trình độ chuyên môn cao, nhưng trong thời điểm mùa bận của kiểm toán, các KTV phải cùng lúc tiến hành nhiều công việc kiểm toán Nhiều KTV có thể phải thực hiện cùng lúc hai cuộc kiểm toán hoặc giải quyết các công việc tồn đọng của cuộc kiểm toán trước đó Điều này dẫn tới việc quá tải công việc và ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc và xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên
Giai đoạn thực hiện kiểm toán:
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.1.1 Phát triển nguồn nhân lực Đối với ngành kiểm toán, nguồn nhân lực luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu với mọi công ty Vì đặc thù của ngành là thường xuyên đi công tác ở tỉnh, khối lượng công việc lớn và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao Tại EY, bộ phận Talent Team là bộ phận chịu trách nhiệm tuyển dụng các nhân viên tiềm năng cho công ty, tổ chức các chương trình bổ sung các kiến thức chuyên môn và các kĩ năng mềm khác EY luôn được coi là nơi có các bài đánh giá đầu vào tuyển dụng khó nhất đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng của ứng viên không chỉ trong lĩnh vực kế kiểm mà còn về tài chính, thuế và kĩ năng ứng xử nhất trong các công ty kiểm toán và big four Do vòng thi tuyển dụng Intern và Fresh có tính sàng lọc cao nên nhân lực trong công ty là những nhân viên xuất sắc có trình độ chuyên môn cao Đây là điều mà công ty cần tiếp tục phát huy để duy trì và tìm kiếm được thêm nhiều thế hệ nhân viên tài năng
Hơn nữa, sau khi tuyển dụng nhân viên, EY luôn chú trọng đào tạo, phổ cập kiến thức cho nhân viên mới cũng như các nhân viên lâu năm giúp họ có nền tảng vững vàng để hoàn thành tốt các công việc được giao Hằng năm, vào cuối năm tài chính là 30 tháng 6 công ty đều tổ chức kì đánh giá performance của các nhân viên để xem xét thăng chức và thưởng cho nhân viên cho thành tích tốt Điều này giúp thúc đẩy sự cố gắng và nâng cao hiệu suất tính cạnh tranh trong các nhân viên
EY không chỉ chú trọng đến hiệu quả công việc của nhân viên mà còn chú trọng đến đời sống tinh thần của nhân viên EY luôn cố gắng thấu hiểu tâm tư của nhân viên Do vậy sau mỗi mùa bận hàng năm, công ty và ban lãnh đạo đều tổ chức các buổi vui chơi cho toàn thể nhân viên để họ được thả lỏng tâm hồn sau những tháng bận rộn và kết nối các nhân viên với nhau và cũng là lúc ban lãnh đạo công ty lắng nghe ý kiến của nhân viên
3.1.2 Phát triển dịch vụ và mở rộng thị trường
Với vị thế là một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới, EY cần tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ của mình Tập khách hàng quen thuộc của EY là các doanh nghiệp FDI EY cũng cần đẩy mạnh việc phát triển những lĩnh vực mới trong thời đại cách mạng công nghệ số 4.0 như kiểm toán doanh nghiệp công nghệ thông tin (IT Audit)… để đem lại nguồn thu nhập mới đầy tiềm năng cho công ty
Không chỉ trong lĩnh vực kiểm toán, EY luôn là lựa chọn hàng đầu của các khách hàng lớn trong các dịch vụ tư vấn thuế, tư vấn rủi ro, tư vấn tài chính Chính vì vậy, duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng cũ và liên tục tìm kiếm các khách hàng mới đầy tiềm năng là điều cần chú trọng để nâng cao, mở rộng thị trường
3.1.3 Đổi mới, hiện đại hóa quy trình kiểm toán
Cũng giống như sự phát triển của công nghệ, lĩnh vực kiểm toán cũng cần có sự cải tiến, phát triển theo xu hướng của xã hội EY và các công ty kiểm toán cần tiếp tục nghiên cứu, phát triển hệ thống quy trình kiểm toán, phát triển công nghệ để giảm thiểu các thao tác thủ công của KTV EY cũng như bộ phận IT cần chú trọng nâng cao chất lượng máy tính để tránh tình trạng bị mất file hay tốn thời gian chờ đợi máy chạy ổn lại và có chương trình định kỳ kiểm tra chất lượng máy tính EY cũng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm hạn chế các khoảng thời gian chết do sự chậm trễ trong quá trình thu thập chứng từ cần thiết từ khách hàng và từ đó đẩy nhanh tiến độ cuộc kiểm toán.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ
LÝ DOANH NGHIỆP CHO CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM 3.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm toán và đóng trọng trách quan trọng định hướng cho các giai đoạn tiếp theo Thực hiện tốt giai đoạn này sẽ giúp KTV nâng cao hiệu quả cuộc kiểm toán, giúp mối quan hệ giữa công ty và khách hàng kiểm toán thêm gắn bó Vì vậy đòi hỏi công ty kiểm toán và các thành viên nhóm kiểm toán phải cố gắng hoàn thiện nâng cao chất lượng kiểm toán
- Thứ nhất, tìm hiểu thông tin khách hàng
Trong giai đoạn này, EY không chỉ phỏng vấn khách hàng về tình hình, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mà thu thập thêm thông tin về môi trường bên ngoài như các thông tin thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách và quan điểm điều hành quản lý của Ban Giám Đốc từ các nguồn kênh như báo chí, truyền hình Từ đó KTV có thể đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán chính xác và hiệu quả hơn Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 – Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đon vị: “Hiểu biết về đơn vị cung cấp cho kiểm toán viên cơ sở để lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện các xét đoán chuyên môn trong suốt quá trình kiểm toán” , “Kiểm toán viên phải tìm hiểu các thông tin sau: ngành nghề kinh doanh, các quy định pháp lý và các yếu tố bên ngoài khác; đặc điểm lĩnh vực hoạt động, loại hình sở hữu, cơ cấu nguồn vốn của đơn vị; chính sách kế toán đơn vị áp dụng và mục tiêu, chiến lược của đơn vị, rủi ro kinh doanh có thể dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu”
Nếu đây là khách hàng mới, việc tìm hiểu thông tin được xem là rất quan trọng nên KTV cần thu thập thông tin trên nhiều phương diện và qua nhiều kênh thông tin khác nhau như trao đổi với KTV tiền nhiệm để có cái nhìn rộng hơn cụ thể hơn về đơn vị được kiểm toán Đây có thể coi là nguồn thông tin có độ tin cậy cao nhất Ngoài ra, “KTV có thể thu thập thông tin từ các nguồn bên ngoài như tạp chí về thương mại và kinh tế, báo cáo phân tích của các chuyên gia hoặc phỏng vấn chuyên gia tư vấn pháp luật và chuyên gia định giá bên ngoài mà đơn vị được kiểm toán đã từng sử dụng.” Đối với các khách hàng lâu năm, do đã có kinh nghiệm kiểm toán đơn vị trước đó nên KTV đã có một hiểu biết nhất định về khách hàng Tuy nhiên, KTV vẫn cần phải liên tục cập nhật các thông tin thay đổi mới nhất của khách hàng qua nhiều nguồn thông tin khác nhau để đánh giá rủi ro có thể dẫn đến sai sót trọng yếu
- Thứ hai, thực hiện thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB
Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát bộ của đơn vị là một công việc phức tạp nên thường được thực hiện bởi các KTV có kinh nghiệm lâu năm thường là trưởng nhóm kiểm toán Tất nhiên EY cũng có một chương trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng sẽ vẫn còn nhiều điểm hạn chế như chương trình còn chưa chi tiết, chưa thực sự phù hợp với đặc điểm của khách hàng và còn áp dụng chung cho đại đa số khách hàng và tất cả các khoản mục Đối với từng khoản mục phải cần xây dựng được bảng câu hỏi phù hợp và chi tiết để giúp KTV có cái nhìn chính xác nhất về hệ thống KSNB của doanh nghiệp đối với từng khoản mục Ví dụ đối với khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp, KTV phải nắm bắt được thiết kế KSNB của doanh nghiệp, có hay không các chốt kiểm soát chi phí và thiết kế có lỗ hổng nào không và có được tuân thủ đúng hay không?
Theo VSA số 315 – Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị: “Kiểm toán viên phải tìm hiểu các thông tin về kiểm soát nội bộ của đơn vị có liên quan đến cuộc kiểm toán Kiểm toán viên phải sử dụng xét đoán chuyên môn để xác định kiểm soát nào, riêng lẻ hay kết hợp với kiểm soát khác, có liên quan tới cuộc kiểm toán”, “Khi thu thập thông tin về các kiểm soát có liên quan, kiểm toán viên phải đánh giá về mặt thiết kế của các kiểm soát và xác định xem các kiểm soát này đã được thực hiện ở đơn vị hay chưa, bằng cách tiến hàng thêm một số thủ tục kiểm toán ngoài việc phỏng vấn các nhân viên của đơn vị.”
EY Global cũng có mẫu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ chung cho toàn cầu Tuy nhiên nội dung của chương trình mẫu này vẫn còn chung chung không thực sự phù hợp với nhiều khách hàng với những đặc điểm kinh doanh khác nhau KTV nên chỉ coi chương trình mẫu này là khung sườn cho việc tìm hiểu về hệ thống KSNB của đơn vị và thực hiện thêm các thủ tục như: quan sát, phỏng vấn, walk through test, thu thập ý kiến của KTV tiền nhiệm để có cái nhìn chi tiết chính xác về hệ thống KSNB
3.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
- Thứ nhất, về thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Phạm vi thực hiện, mức độ của các thử nghiệm kiểm soát được KTV xác định dựa vào kết quả đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị và mức độ tin tưởng của KTV vào hệ thống đó Đối với hệ thống KSNB được đánh giá là hoạt động không hiệu quả thì thử nghiệm kiểm soát cần thực hiện sẽ giảm tới mức tối thiểu và tăng cường các thử nghiệm cơ bản KTV sẽ quyết định quy mô mẫu chọn dựa trên xét đoán nghề nghiệp để tiến hành thử nghiệm cơ bản Đối với hệ thống KSNB được đánh giá là có thể tin tưởng được thì KTV sẽ tập trung vào thử nghiệm kiểm soát với các thủ tục như: xem xét sự tồn tại của quy định về hạch toán chi phí hoạt động, Kiểm tra quy trình luân chuyển chứng từ; phỏng vấn nhân viên các phòng ban có liên quan; quan sát
Thủ tục kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu và đánh giá ban đầu về hệ thống KSNB hoạt động có hiệu lực Các thủ tục nhằm thu thập xem hệ thống có được vận hành đúng như thiết kế đề ra hay không Theo chuẩn mực kiểm toán VSA số 330 – Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá: “Thử nghiệm kiểm soát là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ cở dẫn liệu.”, “Khi thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên càng tin tưởng vào tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát thì càng phải thu thập bằng chứng kiểm toán thuyết phục hơn.” Các phương pháp thu thập bằng chứng thường được sử dụng như sau: quan sát thực tế, phỏng vấn, tính toán lại… Mục đích của thử nghiệm kiểm soát là chứng minh sự tin tưởng của KTV vào hệ thống KSNB là có căn cứ hệ thống thực sự hoạt động có hiệu quả
- Thứ hai, về thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích là phân tích số liệu, thông tin và từ đó tìm ra xu hướng biến động và giải thích các chênh lệch bất thường Hai thủ tục phân tích được sử dụng bao gồm phân tích ngang và phân tích dọc Phân tích ngang là phân tích sự biến động chi phí hoạt động giữa năm kiểm toán và các năm trước Phân tích dọc là tính tỷ lệ chi phí trên doanh thu từng tháng để nhận biết được biến động Thủ tục phân tích giúp KTV dễ dàng nhận ra được vấn đề, các điểm có thể xảy ra rủi ro Tăng cường xây dựng mô hình phân tích sẽ giúp EY giảm thiểu chi phí, bảo đảo chất lượng kiểm toán rút ngắn thời gian kiểm toán để tăng lợi thế cạnh tranh với các công ty kiểm toán khác trên thị trường
Theo chuẩn mực kiểm toán VSA số 520 – Thủ tục phân tích: “Thủ tục phân tích là việc đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối quan hệ hợp lý giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính Thủ tục phân tích cũng bao gồm việc điều tra, khi cần thiết, về các biến động hoặc mối quan hệ được xác định là không nhất quán với các thông tin khác hoặc có sự chênh lệch đáng kể so với các giá trị dự tính” Các mối quan hệ bao gồm thông tin tài chính với thông tin tài chính, thông tin tài chính với thông tin phi tài chính và thông tin phi tài chính với thông tin phi tài chính
KTV cần kết hợp cả hai phương pháp phân tích ngang và dọc So sánh tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu để đảm bảo tính phù hợp của doanh thu đã ghi nhận với chi phí Hiện tại thì thủ tục phân tích ở EY vẫn nặng về phân tích ngang và chưa có quá nhiều điểm khác biệt giữa thủ tục phân tích ở giai đoạn một và giai đoạn này Đối vơi các chi phí cố định như lương, khấu hao, điện nước, KTV cần đánh giá mức độ chênh lệch giữa các tháng có tương ứng với phần tài sản, nhân viên giảm đi tăng thêm hay tiền điện nước có tăng giảm đột biến với tháng trước hay không và giải thích sự biến động KTV cần trao đổi với khách hàng để tìm hiểu rõ nguyên nhân
3.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán
- Thứ nhất, đối với hồ sơ và giấy tờ làm việc
Tất nhiên các tài liệu, hồ sơ kiểm toán đều được lưu trữ trên hệ thống phần mềm của EY Việt Nam và bản cứng tại văn phòng Tuy nhiên, việc tìm kiếm các bản cứng của hồ sơ khách hàng, giấy tờ làm việc còn gặp nhiều bất cập do công ty có nhiều khách hàng và nhiều dịch vụ riêng biệt Công ty nên có sắp xếp lại phòng lưu trữ để thuận tiện cho KTV và các nhân viên khác dễ dàng tìm kiếm và sử dụng
- Thứ hai, cải thiện tốc độ khâu tổng hợp kết quả kiểm toán
Với đặc thù của ngành nên các KTV thường rất bận rộn vào mùa kiểm toán Các KTV thường sẽ đảm nhiệm kiểm toán cho hai ba đơn vị trong khoảng thời gian ngắn và thường tổng hợp vào cuối mùa Nên không thể tránh khỏi sự đình trệ trong các khâu và thường việc soát xét giấy tờ làm việc của cấp dưới thường được diễn ra nhanh gọn và chưa được thật sự chú trọng vào các khoản mục có rủi ro Tuy nhiên nếu khắc phục được tình trạng dồn các công việc báo cáo vào cuối mùa và cân bằng được công việc cho KTV thì tình trạng này sẽ được khắc phục và tiết kiệm thời gian và đảm bảo tiến độ công việc nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán.