1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh pwc việt nam thực hiện

114 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH PwC Việt Nam thực hiện
Tác giả Nguyễn Thị Trà Mi
Người hướng dẫn TS. Phan Thị Anh Đào
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 2,86 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (10)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (10)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
  • 4. Câu hỏi nghiên cứu (11)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 6. Kết cấu khóa luận (12)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (13)
    • 1.1. Khái quát về kế toán khoản mục nợ phải trả người bán (13)
      • 1.1.1. Khái niệm và bản chất của khoản mục nợ phải trả người bán ảnh hưởng tới kiểm toán (13)
      • 1.1.2. Kế toán nợ phải trả người bán (14)
      • 1.1.3. Sai phạm, rủi ro thường gặp đối với khoản mục nợ phải trả người bán (19)
      • 1.1.4. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục nợ phải trả người bán (20)
    • 1.2. Kiểm toán khoản mục nợ phải người bán (22)
      • 1.2.1. Mục tiêu, căn cứ kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán (22)
      • 1.2.2. Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính (24)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH PWC VIỆT NAM THỰC HIỆN (38)
    • 2.1. Tổng quan về công ty TNHH PwC Việt Nam (38)
      • 2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh - Quá trình hình thành và phát triển (38)
      • 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý (42)
      • 2.1.3. Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán (43)
      • 2.1.4. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính mẫu tại PwC Việt Nam (43)
      • 2.2.1. Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH PwC thực hiện (44)
      • 2.2.2. Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán do Công ty TNHH PwC Việt Nam thực hiện tại Công ty T (46)
    • 2.3. Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải trả người bán do Công ty (75)
      • 2.3.1. Ưu điểm (75)
      • 2.3.2. Hạn chế (78)
      • 2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng (80)
  • CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN DO CÔNG TY TNHH PWC VIỆT NAM THỰC HIỆN (84)
    • 3.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH PwC Việt Nam (84)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán (85)
      • 3.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch (85)
      • 3.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán (86)
      • 3.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán (89)
    • 3.3. Kiến nghị nhằm tăng cường tính khả thi của các giải pháp (91)
      • 3.3.1. Tới các cơ quan chức năng (91)
      • 3.3.2. Tới Công ty TNHH PwC Việt Nam (92)
      • 3.3.3. Tới khách hàng (93)
      • 3.3.4. Tới kiểm toán viên (93)
  • KẾT LUẬN (37)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (96)
  • PHỤ LỤC (98)

Nội dung

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH PWC VIỆT NAM THỰC HIỆN .... Thấy được tầm quan trọng của việc hoàn thiện

Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi và phát triển mạnh mẽ Số lượng, quy mô, sự đa dạng cùng với đó là nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp ngày càng tăng lên Báo cáo tài chính (BCTC) trở thành công cụ phổ biến và có sức ảnh hưởng lớn đến quyết định của các pháp nhân tham gia vào nền kinh tế Bởi vậy một trong số những nhân tố then chốt và trọng yếu chính là việc BCTC có thể hiện trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không Việc này là kết quả của các cuộc kiểm toán BCTC của các bên thứ ba độc lập, khách quan, có trình độ chuyên môn cao và được pháp luật cho phép, hay nói cách khác là kiểm toán độc lập BCTC Quy trình kiểm toán cần được ngày càng cập nhật và hoàn thiện để đưa đến người sử dụng những xét đoán hợp lý nhất

Khoản mục nợ phải trả người bán (NPTNB) là khoản mục trọng yếu, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản cũng như khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp Ngoài ra đây cũng là khoản mục có nhiều rủi ro, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất, có lượng giao dịch mua bán lớn, các doanh nghiệp kiểm soát nội bộ (KSNB) chưa chặt chẽ

Thấy được tầm quan trọng của việc hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục NPTNB nói riêng, cùng với những kiến thức tích lũy được sau quá trình học tập tại Học viện Ngân Hàng và trải nghiệm thực tế quy trình kiểm toán khoản mục trên trong quá trình thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) PwC Việt Nam, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH PwC Việt Nam thực hiện” để nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của khóa luận là hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục NPTNB trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH PwC Việt Nam (PVN) thực hiện

- Tiếp cận và hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán khoản mục NPTNB nói riêng do các đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện;

- Mô tả thực trạng kiểm toán khoản mục NPTNB do PVN thực hiện;

- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán khoản mục NPTNB trong kiểm toán BCTC do PVN thực hiện.

Câu hỏi nghiên cứu

Công trình nghiên cứu nhằm trả lời ba câu hỏi chính sau:

- Quy trình kiểm toán khoản mục NPTNB trong kiểm toán BCTC được mô tả như thế nào nói chung và được thiết kế như thế nào tại PVN nói riêng?

- Thực tiễn việc áp dụng quy tình kiểm toán khoản mục NPTNB tại PVN như thế nào?

- Giải pháp nào giúp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục NPTNB trong kiểm toán BCTC tại PVN?

Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu, trong đó chủ yếu là nguồn dữ liệu sơ cấp (thông tin tài chính và phi tài chính của Công ty T trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2023, số liệu trung bình ngành), thứ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp (số liệu và thông tin từ cuộc kiểm toán các năm trước, ), kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp quan sát, phỏng vấn, phương pháp tổng hợp, phân tích trong quá trình nghiên cứu.

Kết cấu khóa luận

Ngoài Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục bảng biểu, Từ viết tắt, Lời mở đầu, Kết luận từng chương và Kết luận chung, Danh sách tài liệu tham khảo và Phụ lục, cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp gồm ba phần chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán độc lập

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH PwC Việt Nam thực hiện

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán do Công ty TNHH PwC Việt Nam thực hiện.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Khái quát về kế toán khoản mục nợ phải trả người bán

1.1.1 Khái niệm và bản chất của khoản mục nợ phải trả người bán ảnh hưởng tới kiểm toán

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 01: Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý

Nợ phải trả người bán là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp, phát sinh từ những giao dịch và sự kiện đã qua mà trong tương lai doanh nghiệp sẽ phải thanh toán bằng các nguồn lực của mình Xét theo thời hạn thanh toán, NPTNB của doanh nghiệp trên Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) được chia thành hai loại:

- Phải trả người bán ngắn hạn: là các khoản nợ mà doanh nghiệp sẽ phải trả trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh thông thường của doanh nghiệp

- Phải trả người bán dài hạn: là các khoản nợ có khoảng thời gian đáo hạn trên một năm hoặc nhiều hơn một chu kỳ kinh doanh thông thường của doanh nghiệp

NPTNB là một khoản mục quan trọng, có mối liên hệ trực tiếp với nghiệp vụ mua hàng cũng như các khoản mục khác nhau như tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định… Đây là khoản mục hình thành nên nguồn vốn của doanh nghiệp, thường chiếm tỷ trọng lớn trong nợ phải trả

1.1.1.2 Bản chất của khoản mục nợ phải trả ảnh hưởng tới công tác kiểm toán

Về bản chất, NPTNB là phần vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng được của bên thứ ba để hình thành nên một phần nguồn vốn của doanh nghiệp Đây là khoản mục quan trọng, thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ phải trả của doanh nghiệp

Những sai phạm, sự bất hợp lý về NPTNB có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC trên nhiều khía cạnh:

- Tình hình tài chính: Các tỷ số quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thường liên quan đến nợ phải trả Có thể nhắc tới hệ số nợ, các hệ số thanh toán… qua đó có thể đánh giá khả năng quản lý nguồn vốn, tình hình thanh khoản của doanh nghiệp

- Kết quả hoạt động kinh doanh: NPTNB phát sinh từ những giao dịch thường ngày, có mối liên hệ trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một khoản chi phí chưa thanh toán bị bỏ sót không được hạch toán sẽ ảnh hưởng tới nợ phải trả cuối kỳ và chi phí trong kỳ, từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2 Kế toán nợ phải trả người bán

Theo điểm a khoản 1 điều 51 thông tư 200/2014/TT-BTC, Tài khoản 331 - Phải trả cho người bán: “a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua trả tiền ngay.”

Tài khoản 331 có thể có số dư bên Nợ Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể Khi lập BCĐKT, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên

Bảng 1.1 Kết cấu tài khoản 331 – Phải trả cho người bán

Tài khoản 331 - Phải trả cho người bán

- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp;

- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao;

- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng;

- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán;

- Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán

- Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt

- Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp;

- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức;

- Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam)

Số dư bên Nợ: Số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn

Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể thầu xây lắp

Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC 1.1.2.2 Nguyên tắc kế toán nợ phải trả người bán

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 51 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 15 Thông tư 177/2015/TT-BTC) hướng dẫn nguyên tắc kế toán tài khoản 331 - Phải trả người bán như sau:

“b) Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao c) Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả cho người bán theo từng loại nguyên tệ Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc:

Kiểm toán khoản mục nợ phải người bán

1.2.1 Mục tiêu, căn cứ kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 200 - Mục tiêu tổng thể của KTV và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm toán BCTC là:

- Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu BCTC, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp KTV đưa ra ý kiến về việc liệu BCTC có được lập phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không;

- Lập báo cáo kiểm toán về BCTC và trao đổi thông tin theo quy định của VSA, phù hợp với các phát hiện của KTV

Mục tiêu kiểm toán cụ thể đối với khoản mục NPTNB dựa trên mục tiêu kiểm toán chung ngoài ra nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để chứng minh cho nội dung của các cơ sở dẫn liệu (CSDL) được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.2 Mục tiêu kiểm toán cụ thể đối với khoản mục NPTNB

Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu kiểm toán

Tính hiện hữu Số liệu phản ánh giá trị NPTNB được ghi sổ trong kỳ là có thật và có phát sinh trong thực tế, không có các nghiệp vụ ghi khống

Tính đầy đủ Tất cả các khoản NPTNB của doanh nghiệp phải được theo dõi và ghi chép một cách đầy đủ Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến NPTNB đều phải được hạch toán

Tất cả các khoản NPTNB được ghi nhận trong sổ sách kế toán đều thuộc nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp Đánh giá Các khoản NPTNB được đánh giá đúng phù hợp về giá trị, đối tượng phải trả theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành

Tính chính xác Các nghiệp vụ liên quan đến NPTNB phải được ghi chép đúng về mặt số liệu, tính toán và tổng hợp số liệu chính xác

Trình bày và thuyết minh

NPTNB được phân loại hợp lý, trình bày và khai báo đầy đủ theo quy định của các chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

1.2.1.2 Căn cứ kiểm toán đối với khoản mục NPTNB Để đưa ra được ý kiến kiểm toán về khoản mục NPTNB một cách trung thực và hợp lý, KTV cần thu thập được các bằng chứng về quá trình xử lý kế toán đối với các nghiệp vụ liên quan đến NPTNB Các bằng chứng này là căn cứ kiểm toán bao gồm tất cả những tài liệu để kiểm soát và chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách khách quan ở các bộ phận chức năng liên quan Cụ thể như sau:

- Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến quản lý và ghi nhận khoản phải trả người bán cũng như quá trình thanh toán của doanh nghiệp;

- BCĐKT năm, kỳ kiểm toán (liên quan đến hàng hóa, tài sản mua vào và các khoản thanh toán phải trả người bán);

- Các sổ kế toán của các khoản có liên quan;

- Các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch mua, giấy đề nghị mua của bộ phận trực tiếp sử dụng có xác nhận của người có thẩm quyền;

- Các chứng từ, hóa đơn mua hàng, phiếu chi tiền, phiếu nhập khi, hóa đơn GTGT, chứng từ vận chuyển, biên bản kiểm nghiệm;

- Các hợp đồng mua bán, đi thuê tài sản, nhà cửa, đất đai, các đơn đặt hàng, các biên bản thanh lý hợp đồng mua bán, vận chuyển, hợp đồng đi thuê;

- Các nhật ký mua hàng, báo cáo mua hàng, nhật ký chi tiền;

- Các phiếu báo giá của nhà cung cấp, giấy báo nhận hàng, biên bản và báo cáo nhận hàng;

- Các tài liệu tính toán chiết khấu, giảm giá, hàng bị trả lại;

- Các quy định KSNB liên quan đến chu kỳ mua hàng hóa, tài sản và thanh toán; và

- Sổ chi tiết, sổ tổng hợp của tài khoản 331, các biên bản đối chiếu định kỳ về số liệu giữa DN với ngân hàng

1.2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính

Quy trình kiểm toán khoản mục NPTNB nói riêng và kiểm toán BCTC nói chung có thể có sự khác biệt giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán khác nhau

Tuy nhiên, nhìn chung sẽ bao gồm ba giai đoạn cơ bản theo Chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)

Sơ đồ 1.3 Quy trình kiểm toán BCTC mẫu của VACPA

Nguồn: VACPA 1.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như điều kiện cần thiết khác cho kiểm toán Việc lập kế hoạch thường được thực hiện qua các công việc chính sau:

Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng

Trước khi chấp nhận một khách hàng mới hay một khách hàng thường xuyên công ty kiểm toán cần phải xem xét khả năng cung cấp dịch vụ của công ty, các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp, tính độc lập, mức phí kiểm toán Công ty đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng thông qua đánh giá hệ thống kiểm soát chất lượng, tính liêm chính của Ban giám đốc, liên hệ với KTV tiền nhiệm

Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn KTV

Nếu như chấp nhận khách hàng, các bên sẽ ký kết hợp đồng kiểm toán Hợp đồng được soạn thảo bởi lãnh đạo công ty và phải thể hiện rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia là công ty kiểm toán và khách hàng Sau đó, Giám đốc sẽ tiến hành lập hợp đồng kiểm toán và phân công nhóm kiểm toán phù hợp

Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

Dù là khách hàng mới hay khách hàng thường xuyên, KTV cũng cần tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính để có thể nắm bắt được đặc điểm ngành nghề và những sự kiện kinh tế nào phát sinh làm ảnh hưởng đến việc đưa ra ý kiến kiểm toán liên quan đến khoản mục NPTNB Liên quan đến khoản mục NPTNB, KTV tiến hành thu thập những thông tin như sau:

- Loại hình doanh nghiệp: Khách hàng thuộc loại hình doanh nghiệp sản xuất, thương mại, cung cấp dịch vụ, chế xuất Các loại hình kinh doanh khác nhau sẽ có tỷ trọng NPTNB và cách quản lý khác nhau

- Ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp ở các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau thì sẽ có cách theo dõi NPTNB khác nhau

- Hình thức sở hữu: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần

- Trao đổi với KTV tiền nhiệm hoặc thành viên Ban giám đốc công ty để biết được kết quả kiểm toán khoản NPTNB năm ngoái

Căn cứ vào những hiểu biết trên, KTV xác định rủi ro tiềm tàng đối với kiểm toán khoản mục NPTNB trong BCTC của đơn vị khách hàng

Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh

Công tác kế toán của đơn vị được tổ chức như thế nào, hình thức ghi sổ kế toán là gì, áp dụng chế độ kế toán gì?

Luân chuyển trong nội bộ doanh nghiệp được thực hiện theo quy trình nào, bộ chứng từ cho mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có đầy đủ không, chứng từ có được lưu giữ đầy đủ hay không?

Chứng từ có đầy đủ chữ ký của những người có thẩm quyền hay không?

Khi hạch toán NPTNB có tuân thủ đúng Chuẩn mực kế toán Việt Nam hay không?

Có phân cấp phê duyệt NPTNB hay không?

Phân tích sơ bộ BCTC

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH PWC VIỆT NAM THỰC HIỆN

Tổng quan về công ty TNHH PwC Việt Nam

2.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh - Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

PricewaterhouseCoopers (PwC) là một trong bốn Công ty Kiểm toán hàng đầu thế giới cùng với Deloitte., Ernst & Young (E&Y) và Klynveld Peat Goerdeler (KPMG) Sau sự sáp nhập của hai ông lớn Coopers & Lybrand và Price Waterhouse vào năm 1988, PwC được thành lập với trụ sở chính tại London (Anh) PwC Global bao gồm nhiều công ty thành viên tại 152 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó mỗi công ty thành viên là một pháp nhân độc lập và riêng biệt

PVN là một thành viên của mạng lưới PwC Global và cũng là thành viên của khối PwC SEAPEN, bao gồm những công ty thành viên của PwC tại Đông Nam Á: Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và Malaysia

Price Waterhouse (tiền thân của PwC) đã có mặt ở Việt Nam từ năm 1994 Sau cuộc sáp nhập năm 1998, đến năm 2017, PVN chính thức được đăng ký tên pháp nhân thành Công ty TNHH PwC Việt Nam, với trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh và văn phòng chi nhánh tại Hà Nội

- Tên công ty: Công ty TNHH PwC (Việt Nam)/ PwC (Vietnam) Limited Company

- Địa chỉ trụ sở chính: Số 29, Đường Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP

Hồ Chí Minh, Việt Nam

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

- Người đại diện theo pháp luật: Ông Mai Viết Hùng Trân

Thông tin chi nhánh công ty:

- Tên Chi nhánh: Chi nhánh Công ty TNHH PwC (Việt Nam) tại Hà Nội

- Địa chỉ: Tầng 16, Keangnam Hanoi Landmark Tower, Lô E6, Khu đô thị Cầu Giấy, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Việt Nam

- Người đứng đầu Chi nhánh: Ông Mai Viết Hùng Trân

Một số thành tích mà PVN đã đạt được:

- Năm 2016: đạt giải “Công ty Kiểm toán của Năm tại Việt Nam” và “Nhà tư vấn thuế cho doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam” do tạp chí Acquisition International bình chọn; nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng – có thành tích xuất sắc và đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

- Năm 2020: nhận giải thưởng “Best Company to Work for in Asia – Nơi làm việc tốt nhất Châu Á” bởi tạp chí Nhân sự hàng đầu khu vực – HR Asia

- Năm 2022: được vinh danh trong Top 10 Dịch vụ Uy tín chất lượng được người Việt tin dùng năm 2022 với Dịch vụ tư vấn và đảm bảo Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), do Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và Viện kinh tế và văn hóa trao tặng; là “Nơi làm việc xuất sắc” do tổ chức Great Place to Work® chứng nhận

- Năm 2023: nhận giải thưởng “Nhà tư vấn M&A tiêu biểu giai đoạn 2009- 2023” tại Lễ vinh danh Diễn đàn M&A Việt Nam 2023; nhận Giải thưởng vì Cộng đồng tại Hội Nghị CSR & ESG Toàn Cầu lần thứ 15

Năm 2024 là năm đánh dấu hành trình 30 năm thành lập và phát triển của PVN, một dấu mốc lớn hứa hẹn con đường phía trước xa hơn và rộng mở hơn với PVN

2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh chính

PVN là công ty cung cấp đa dạng các dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng cao bao gồm Kiểm toán, Tư vấn Thuế, Tư vấn pháp lý, Tư vấn các thương vụ và hoạt động hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề trong tài chính, kinh doanh Một số nhóm dịch vụ chính tại PVN:

Kiểm toán và đảm bảo

PVN cung cấp dịch vụ đảm bảo về kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp, hỗ trợ cải thiện chất lượng báo cáo tài chính tuân thủ các quy định có liên quan như Chế độ kế toán Việt Nam, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS), và đồng thời giúp cải thiện quy trình quản trị doanh nghiệp của khách hàng Dịch vụ kiểm toán và dịch vụ đảm bảo gồm:

- Kiểm toán Báo cáo tài chính;

- Soát xét thông tin tài chính;

- Kiểm tra trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước;

- Chuyển đổi báo cáo theo IFRS và tư vấn kế toán;

Tư vấn các thương vụ và tư vấn hoạt động

- Dịch vụ tư vấn thương vụ là dịch vụ nổi tiếng của PVN, hỗ trợ thực hiện các giao dịch Mua bán và Sáp nhập (M&A), qua tất cả khác khâu từ chiến lược đến các vấn đề sau giao dịch Dịch vụ này bao gồm: Tư vấn thẩm định giao dịch, Tư vấn tài chính doanh nghiệp, Tư vấn định giá, Tư vấn chiến lược,

- Dịch vụ tư vấn hoạt động bao gồm: Tư vấn chiến lược, Tư vấn quản lý chi phí và hiệu quả hoạt động, Tư vấn rủi ro và quản trị doanh nghiệp, Tư vấn Công nghệ thông tin , qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khách hàng

Tư vấn thuế: Dịch vụ tư vấn thuế bao gồm tư vấn thuế và hỗ trợ tuân thủ các quy định liên quan đến các loại thuế ở Việt Nam Thuế là lĩnh vực thay đổi theo từng ngày, PVN luôn cập nhật các thay đổi đó thường xuyên, Sổ tay thuế Việt Nam (Pocket Tax Book) của PVN được cập nhật hàng năm và công khai miễn phí cho mọi đối tượng sử dụng Dịch vụ tư vấn thuế bao gồm: Tư vấn và hỗ trợ tuân thủ quy định về thuế; Rà soát việc tuân thủ các quy định về thuế; Dịch vụ xuất nhập cảnh; Dịch vụ hải quan; Thanh tra, kiểm tra thuế; Ứng dụng công nghệ trong kê khai thuế và hải quan

Tư vấn nguồn nhân lực: Dịch vụ này bao gồm kiểm tra tình hình quản lý nhân sự, quản lý doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp; tái cấu trúc doanh nghiệp toàn cầu

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Dịch vụ này bao gồm các gói dịch vụ được thiết kế cho các nhóm khách hàng riêng như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan

2.1.1.3 Một số kết quả kinh doanh chính

Bảng 2.1 Tình hình tài chính của PVN 3 năm gần đây (2021-2023) Đơn vị tính: Triệu Việt Nam Đồng

Công ty TNHH PwC Việt Nam

Năm tài chính kết thúc ngày 30/6/2023 30/6/2022 30/6/2021

Doanh thu từ dịch vụ kiểm toán BCTC của đơn vị có lợi ích công chúng (PIE)

Doanh thu từ dịch vụ kiểm toán BCTC của đơn vị khác (Non-PIE)

Doanh thu dịch vụ khác (bao gồm doanh thu từ dịch vụ Đảm bảo Rủi ro và các dịch vụ khác ngoài dịch vụ đảm bảo)

Các khoản phải nộp NSNN 248.209 271.966 223.125

Nguồn: Báo cáo minh bạch của PVN năm 2021-2023

Báo cáo minh bạch giai đoạn 2021-2023 của PVN cho thấy, năm 2023 doanh thu và lợi nhuận của PVN đều giảm sút Doanh thu từ dịch vụ kiểm toán BCTC tăng, nhưng doanh thu từ dịch vụ khác giảm mạnh dẫn đến tổng doanh thu giảm Lợi nhuận năm 2023 giảm gần 46% so với năm 2023

Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải trả người bán do Công ty

Cuộc kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2023 tại Công ty T của PVN nói chung và, công việc kiểm toán khoản mục NPTNB tại Công ty này nói riêng được thực hiện theo hướng dẫn của PwC Audit Guides Các thủ tục được áp dụng linh hoạt phù hợp với đặc điểm, ngành nghề của Công ty T và các quy định pháp lý tại Việt Nam Quá tình kiểm toán có những ưu điểm nhất định và cũng tồn tại một số hạn chế:

- Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

 Việc lập kế hoạch tuân thủ theo PwC Audit Guides, áp dụng linh hoạt phù hợp với đặc điểm kinh doanh của từng khách hàng PwC Audit Guides được xây dựng dựa trên PwC Audit Guides quốc tế để phù hợp với đặc điểm, quy định, chuẩn mực tại Việt Nam Bởi vậy, quy trình kiểm toán được chuẩn hóa trên toàn hệ thống PwC Global

 Phần mềm Aura thiết kế tab Planning với các hướng dẫn và khuôn mẫu cụ thể, đảm bảo KTV thực hiện đúng và đủ quy trình lập kế hoạch, tránh chồng chéo Aura được áp dụng tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực; ngoài ra thường xuyên được cập nhật, nâng cấp, sắp xếp quy trình kiểm toán khoa học và hợp lý Phần mềm Connect được thiết kế để thuận tiện trao đổi thông tin, tài liệu với khách hàng, cũng là bằng chứng cho các thủ tục mà KTV thực hiện

 Nhân sự tại PVN đều được trải qua quy trình tuyển dụng kỹ lượng, được đào tạo bài bản tại các trường đại học và PVN, có lượng lớn nhân sự là du học sinh nước ngoài, có các chứng chỉ thạc sỹ và các chứng chỉ ACCA, CPA Nhân sự của các cuộc kiểm toán được sắp xếp đầy đủ các cấp bậc và hợp lý với quy mô kiểm toán Sự phối hợp nhịp nhàng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nhân sự là một phần làm nên hiệu quả của các cuộc kiểm toán Các quy trình tuyển dụng, hồ sơ, tài liệu, giấy tờ làm việc tại PVN đều sử dụng Tiếng Anh, nên các nhân sự đều có trình độ Tiếng Anh ở mức khá Điều này rất có ích khi khách một tệp hàng lớn tại PVN là những công ty có vốn đầu tư nước ngoài

 Sau khi đã tìm hiểu về sơ bộ khách hàng, một cuộc họp được diễn ra giữa tất cả thành viên các cấp của cuộc kiểm toán – Kick-off meeting Tại đây các vấn đề được trao đổi và thống nhất, qua đó kế hoạch kiểm toán được hoàn thiện trên toàn bộ phương diện

 Công việc kiểm toán được phân chia cho các thành viên phù hợp Đối với khoản mục NPTNB, đây là khoản mục có những rủi ro nhất định tại Công ty

T nên được giao cho một trợ lý kiểm toán đã có kinh nghiệm nhất định, ngoài ra các KTV có kinh nghiệm hơn sẽ có những chỉ dẫn, hướng dẫn để tất cả thành viên trong nhóm kiểm toán có thể hoàn thành tất cả công việc

- Giai đoạn thực hiện kiểm toán

 Các thủ tục kiểm tra được thiết kế với tất cả số dư đầu kỳ của các khoản mục, đảm bảo độ tin cậy

 PVN cung cấp thiết bị máy tính xách tay cho tất cả nhân viên Điều này vừa đảm bảo sự bảo mật thông tin vừa đảm bảo hoàn thành hiệu quả công việc PVN cũng cung cấp tài khoản email công việc cho các thành viên để thuận tiện trao đổi, nâng cao tính chuyên nghiệp Phòng IT luôn được túc trực để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến thiết bị, công nghệ

 Các thủ tục kiểm toán được thực hiện bám sát với chương trình kiểm toán đề ra Các thủ tục đối với khoản mục nợ phải trả người bán được thiết kế phù hợp với đặc điểm của công ty T

 Công nghệ thông tin được ứng dụng tối đa để mang lại hiệu quả cao nhất và tiết kiệm nguồn lực nhất Giấy tờ làm việc thực hiện trên phần mềm Aura được liên kết với nhau, thuận tiện cho việc soát xét và kiểm tra Ví dụ đối với khoản mục NPTNB tại công ty T, giấy tờ làm việc của khoản mục này được gắn thêm đường dẫn tới giấy tờ làm việc của phần hành Intercompany, qua đó có thể nhanh chóng kiểm tra đối chiếu thư xác nhận với bên liên quan về số dư NPTNB Phần mềm Aura là công cụ đắc lực của PVN để thực hiện các cuộc kiểm toán Aura giúp giảm thời gian, công sức, chuẩn hóa hệ thống công việc, lưu trữ tất cả quy trình kiểm toán Tất cả chỉ dẫn, giấy tờ làm việc trên phần mềm Aura đều thống nhất sử dụng Tiếng Anh, thống nhất với PwC Global

 Thủ tục gửi thư xác nhận đối với khoản mục NPTNB tại Công ty T được thực hiện đối với cả số dư nhỏ, phòng trừ rủi ro các có chi phí giả được ghi nhận đối với các nhà cung cấp có số dư nhỏ

 Các bằng chứng kiểm toán thu thập được được bảo quản cẩn thận trong quá trình kiểm toán, không có mất mát nào xảy ra đối với hồ sơ kiểm toán tại Công ty T

- Giai đoạn kết thúc kiểm toán

 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế xã hội, như cuộc xung đột Nga – Ukraine được cập nhật đặt vào khuôn mẫu chung cho giai đoạn kết thúc kiểm toán và xem xét đến tại tất cả các cuộc kiểm toán

 Việc rà soát giấy tờ làm việc được tất cả các bậc từ thấp đến cao nhất của các thành viên nhóm kiểm toán thực hiện Ngoài ra các trợ lý kiểm soát cũng tiến hành kiểm tra chất lượng độc lập hồ sơ kiểm toán

 Các tài liệu, hồ sơ kiểm toán được lưu trữ cẩn thận, là tài liệu hữu ích cho các cuộc kiểm toán sau Tất cả hồ sơ kiểm toán tại PVN đều được lưu trữ dưới hai dạng bản mềm và bản cứng Các tài liệu có số tham chiếu cụ thể được đánh theo thứ tự thống nhất trên cả bản cứng và bản mềm Bản mềm được theo dõi trên cả Ổ mạng và phần mềm Aura đảm bảo rằng các tài liệu sẽ được lưu trữ an toàn Tất cả giấy tờ làm việc, quy trình kiểm toán đều được thực hiện trên phần mềm Aura, các thao tác, sửa đổi đều được lưu trữ trong lịch sử, đảm bảo bằng chứng về việc thực hiện các thủ tục

 Các công cụ như FS Casting Tool, Smart Audit được tận dụng tối đa để thực hiện kiểm tra, soát xét báo cáo kiểm toán

 Trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, các thủ tục kết thúc kiểm toán được thực hiện đầy đủ

- Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN DO CÔNG TY TNHH PWC VIỆT NAM THỰC HIỆN

Định hướng phát triển của Công ty TNHH PwC Việt Nam

Trong chặng đường 30 năm hình thành và phát triển, hiện tại PVN đã trở thành một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực kiểm toán tại Việt Nam Với phương châm không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ của bản thân, đào tạo ra nguồn nhân lực kiểm toán chuyên nghiệp đóng góp cho ngành kiểm toán và đất nước, PVN đã và đang nỗ lực với những định hướng phát triển sau đây:

Luôn tuân thủ các chuẩn mực, quy định pháp luật về kế toán – kiểm toán tại Việt Nam Duy trì sự cập nhật, sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng, kết quả dịch vụ Luôn là một pháp nhân độc lập, bảo mật, trung thực và trách nhiệm đối với bất kỳ dịch vụ nào được cung cấp Đạt lên hàng đầu lợi ích chung của xã hội và của các bên liên quan Chú trọng cải thiện năng lực, trình độ, thái độ Tăng cường đóng góp cho cộng đồng và xã hội thông qua tuyên truyền về môi trường hay các chương trình thiện nguyện Có thể nhắc tới việc PVN ra thông báo nội bộ về việc hợp tác với hãng cung cấp dịch vụ vận chuyển Xanh SM – hãng taxi thuần điện đầu tiên tại Việt Nam, hưởng ứng mục tiêu giảm thiểu biến đổi khí hậu

Duy trì và phát triển việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin, qua đó cung cấp các dịch vụ chất lượng và đáng tin cậy, đáp ứng nhu cầu trong thời đại 4.0 Chú trọng việc cập nhật và nâng cấp các phần mềm đặc thù hỗ trợ nói chung và hỗ trợ công việc kiểm toán nói riêng

Coi trọng con người là yếu tố cốt lõi cho sự bền vững Các chính sách thu hút nhân tài, đội ngũ lao động chất lượng luôn được đặc biệt quan tâm và tăng cường Nhờ đó mang đến chất lượng hàng đầu mà các dịch vụ cung cấp Ngoài ra việc đa dạng hoá các dịch vụ cũng là một trong những cách thu hút thêm nhiều nhân tài trong nhiều lĩnh vực, qua đó mang lại lợi ích lớn hơn cho nền kinh tế Các chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng nhân sự thường xuyên được đổi mới và tăng cường

PVN chú trọng tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt, chuyên nghiệp và năng động Tại PVN, các nhân sự trẻ có cơ hội được học hỏi, tiếp xúc với nền văn hóa đậm bản sắc PwC, trong một môi trường quy củ nhưng vẫn được thể hiện sự năng động của bản thân Cùng với đó, PVN cũng mang đến rất nhiều cơ hội cho nhân sự của mình được làm việc trong các môi trường mới, tại các quốc gia khác nhau qua các chương trình trao đổi trong hệ thống PwC Global.

Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán

3.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch

Theo Chương trình Kiểm toán BCTC mẫu của VACPA có đề cập đến vấn đề thiết lập mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC, hiện tại, tại PVN việc thiết lập các giá trị này chưa có hướng dẫn cụ thể Từ đó dẫn đến hạn chế trong việc kiểm toán các khoản mục nói chúng và khoản mục NPTNB nói riêng Với các khoản mục có tổng thể nhỏ hơn mức trọng yếu thực hiện của BCTC, các thủ tục sẽ được thực hiện một cách đơn giản hơn, qua đó dẫn đến có thể có rủi ro bỏ qua các sai sót mà tổng hợp lại với các sai sót khác sẽ ảnh hưởng lan tỏa đến BCTC Vậy nên PVN cần có sự xây dựng cụ thể hơn về việc xác định mức trọng yếu của từng khoản mục và áp dụng linh hoạt cho từng khách hàng Đối với các phần hành có rủi ro cao, cần giảm mức trọng yếu để mở rộng việc thực hiện các thủ tục kiểm toán, giảm đến mức tối đa rủi ro phát hiện, nâng cao hiệu quả và chất lượng kiểm toán

Trong quá trình tìm hiểu khách hàng, bảng hỏi là một công cụ hữu dụng để thu thập thông tin, nhưng hiệu quả sử dụng chưa được triệt để bởi các câu hỏi còn mang tính chất chung, các câu hỏi đóng và chưa đi sâu đến thực tế bản chất của doanh nghiệp khách hàng Bởi vậy, nhóm kiểm toán nên xây dựng và thiết lập linh hoạt hệ thống bảng hỏi với những câu hỏi mở, đề phù hợp và bám sát hơn với tình hình, đặc điểm kinh doanh của khách hàng Qua đó nhận diện được rõ ràng hơn các rủi ro, xác định được các khoản mục trọng tâm cần chú ý và xây dựng được chương trình kiểm toán tối ưu Cụ thể đối với khoản mục NPTNB, khi xây dựng bảng hỏi, KTV có thể sử dụng những câu hỏi mở như:

- Thời gian luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban là bao lâu?

- Hồ sơ, tài liệu được lưu trữ dưới các dạng nào, lưu trữ tại đâu, lưu trữ trong bao lâu?

- Các khoản NPTNB được hạch toán dựa trên những Chuẩn mực, Chế độ kế toán nào?

- Bộ chứng từ mua hàng – thanh toán bao gồm những chứng từ cụ thể nào, có chữ ký hợp lệ của những ai?

Với việc cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, số lượng khách hàng tại PVN nói chung và khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán nói riêng là rất lớn Bởi vậy, với nguồn nhân lực trong khuôn khổ, để đáp ứng được nhu cầu công việc, quỹ thời gian của các kiểm toán viên cần phải được phân chia hợp lý, nhưng cũng khó có thể tránh khỏi được những bất cập và hạn chế PVN cần tích cực hơn trong cải thiện việc sắp xếp thời gian, nhân sự cho các cuộc kiểm toán Quy mô khách hàng tại PVN rất đa dạng, cần có sự phân chia cân bằng nhân sự, tránh tình trạng một nhân viên liên tục tham gia vào các cuộc kiểm toán với khối lượng công việc lớn gây lên áp lực cao ảnh hưởng đến hiệu quả công việc Khi lựa chọn nhóm kiểm toán, Trưởng phòng kiểm toán và Trưởng nhóm kiểm toán cần xem xét lịch trình của các kiểm toán viên, trao đổi với các nhóm kiểm toán khác về quy mô, phạm vi công việc của các nhóm để đưa ra lựa chọn phù hợp Đối với các khách hàng sử dụng ngôn ngữ khác ngoài Tiếng Việt và Tiếng Anh, nên có sự sắp xếp từ trước các nhân sự hỗ trợ ngôn ngữ để tránh ảnh hưởng đến tiến độ kiểm toán Nếu số lượng nhân sự này trong công ty không đủ bao quát các công việc cần thiết có thể cân nhắc nhờ sự hỗ trợ từ chi nhánh của PVN trong nước, hoặc các công ty thành viên trong khối SEAPEN, PwC Global hay sử dụng các dịch vụ cung cấp bên ngoài trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc, quy định liên quan đến kiểm toán độc lập Qua đó, xây dựng được đội ngũ nhân lực phù hợp, tiền đề cho sự thành công của mỗi cuộc kiểm toán

3.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Một KTV tại PVN sẽ được sắp xếp vào nhiều cuộc kiểm toán Các nhiệm vụ sẽ được phân công trong giai đoạn lập kế hoạch Mặc dù khối lượng công việc đã được phân chia phù hợp tại thời điểm lập kế hoạch, nhưng các trường hợp những khối lượng đó bị thay đổi trong thời gian thực hiện kiểm toán do những phát hiện mới có thể xảy ra theo nhiều mức độ Từ đó dẫn đến việc KTV sẽ phải thực hiện nhiều thủ tục hơn và ảnh hưởng tới toàn bộ quỹ thời gian chung đã được sắp xếp Bởi vậy trưởng nhóm kiểm toán cần có cái nhìn bao quát hơn về công việc của các thành viên trong nhóm và có sự linh hoạt kịp thời trong phân công Các KTV tham gia vào nhóm kiểm toán cần có trách nhiệm về công việc của mình, kịp thời báo lại những phát hiện mới, có tinh thần chủ động học hỏi, nhất là đối với các thành viên có ít kinh nghiệm Điều này giúp việc tận dụng nguồn nhân lực trở nên hiệu quả hơn, mang lại kết quả chất lượng kiểm toán cao hơn

Trong TNKS, các thủ tục thường được KTV tại PVN sử dụng bao gồm phỏng vấn, quan sát, điều tra, kiểm tra từ đầu đến cuối (walkthrough) Để có cái nhìn bao quát hơn về KSNB của khách hàng, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các thủ tục khác trong TNKS, KTV có thể thiết kế thêm các lưu đồ hay bảng tường thuật Thủ tục này có thể làm tăng lượng công việc của KTV trong TNKS nhưng có thể giúp giảm thiểu các thủ tục thử nghiệm cơ bản khi mà KTV đã có cái nhìn sâu về KSNB của khách hàng và đánh giá được trọng tâm kiểm toán nằm ở đâu Đối với khoản mục NPTNB, KTV có thể xây dựng lưu đồ quy trình mua hàng như sau:

Sơ đồ 3.1 Lưu đồ quy trình mua hàng

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Trong kiểm tra chi tiết, thủ tục gửi thư xác nhận là thủ tục quan trọng khi kiểm toán một số khoản mục, trong đó có NPTNB bởi qua đó có thể bao quát được đồng thời nhiều mục tiêu kiểm toán Nhưng việc gửi thư xác nhận có rủi ro khi công ty kiểm toán không nhận được phản hồi, hoặc nhận được phản hồi quá muộn từ bên thứ ba của khách hàng Tại PVN, các trường hợp này vẫn xảy ra với tần suất trung bình và ảnh hưởng tới hiệu quả kiểm toán của các khoản mục và BCTC Bởi vậy với các khoản mục cần gửi thư xác nhận, cần đẩy sớm thời gian gửi thư Để tiết kiệm thời gian trong quá trình thực địa, nhóm kiểm toán có thể chủ động sắp xếp liên hệ trước với khách hàng thu thập các hồ sơ, thông tin liên quan đến các khoản mục cần gửi thư xác nhận như: Tiền, Nợ phải trả, Nợ phải thu, Intercompany và gửi thư trước thời gian thực địa Nhờ đó, khi có bất cứ vấn đề xảy ra với thư xác nhận, sẽ có nhiều cách phản ứng hơn Trong trường hợp không nhận được phản hồi, KTV sẽ có thêm thời gian tìm hiểu làm rõ nguyên nhân và thực hiện các thủ tục thay thế

PVN luôn ưu tiên phát triển các ứng dụng công nghệ hỗ trợ công việc kiểm toán, trong đó có hệ thống PwC Confirmation Hệ thống này có công dụng trong thực hiện các thủ tục gửi thư nước ngoài, nhưng thao tác khá phức tạp nên chưa được ưu tiên sử dụng Với tần suất gửi thư nước ngoài lớn tại PVN, PwC Confirmation sẽ là công cụ đắc lực cho các kiểm toán viên Vậy nên, việc đào tạo áp dụng hệ thống công nghệ thông tin cần được tăng cường để tận dụng tối đa được nguồn lực, bên cạnh đó là nâng cấp và đơn giản hóa thao tác sử dụng các phần mềm Ngoài ra các kế hoạch cập nhật phần mềm cần được thông báo trước và tránh những thời gian cao điểm để không ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán Đối với các hồ sơ kiểm toán được lưu trữ trên Aura, khi KTV tham khảo các hồ sơ năm trước, hệ thống luôn có cảnh báo với người dùng về việc KTV không được thực hiện các thao tác nào khác ngoài quyền xem, nhưng không tránh khỏi rủi ro khi các giấy tờ làm việc được thực hiện và lưu trữ dưới dạng excel có thể bị vô tình bị sửa đổi và lưu Bởi vậy PVN cần thiết lập thêm một hàng rào phân quyền cao hơn để phòng tránh triệt để rủi ro này

3.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán Để giai đoạn kết thúc kiểm toán đạt được hiệu quả cao hơn, đòi hỏi việc thực hiện các giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán cần được thực sự kỹ lưỡng và chú tâm Qua đó, các thủ tục được thực hiện ở giai đoạn kết thúc sẽ được giảm tải, giải phóng được thời gian làm việc, tránh việc KTV bị dồn công việc vào thời điểm ra báo cáo

Hiện tại, việc kiểm tra chéo hồ sơ kiểm toán giữa hai văn phòng của PVN là

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ được thực hiện đối với các doanh nghiệp có lợi ích công chúng Các hồ sơ kiểm toán của các cuộc kiểm toán còn lại vẫn được đánh giá chất lượng, nhưng việc soát xét tất cả các chi tiết là bất khả thi vậy nên việc kiểm tra chéo giữa các thành viên trong cuộc kiểm toán cần được tăng cường để đảm bảo chất lượng hồ sơ và kết quả kiểm toán Trưởng nhóm kiểm toán có thể lập một bảng phân công kiểm tra chéo các giấy tờ làm việc giữa các thành viên phù hợp Việc soát xét cần được thực hiện liên tục trong thời gian kiểm toán, tránh trường hợp phát hiện vấn đề quá muộn ảnh hưởng đến thời gian ra báo cáo

Phần mềm Smart Audit và FS Casting Tool được thiết kế để hỗ trợ công việc

“casting” báo cáo Nhưng đôi khi phần mềm Smart Audit chưa thực sự thông minh như tên gọi khi các thao tác sử dụng đôi khi rườm rà, hướng dẫn chưa rõ ràng, dẫn đến việc các kiểm toán viên hiếm khi sử dụng phần mềm này Bởi vậy, cần có sự nâng cấp cải tiện hơn để Smart Audit để trở thành một công cụ hiệu quả cho việc casting báo cáo Ví dụ như hệ thống hóa các công thức tính toán, giảm thiểu các thao tác phức tạp Ngoài ra việc đào tạo sử dụng các phần mềm cần được sắp xếp hợp lý, có thể thiết kế đào tạo vào các mùa “ít” bận hơn, hay kết hợp các bài kiểm tra nhỏ liên quan đến sử dụng phần mềm FS Casting Tool là công cụ do chính đội ngũ PVN thiết kế và phát triển chuyên dụng phục vụ hỗ trợ casting báo cáo Công cụ này có giao diện gần gũi hơn khi được chạy trực tiếp trên Excel và có các thao tác sử dụng khá đơn giản Nhưng cũng bởi tính đơn giản đó mà công việc casting còn khá thủ công Do đó PVN cần có sự đổi mới hoạt động của công cụ này để thời gian và công sức được tiết kiệm hơn Dưới đây là hình ảnh minh họa phần mềm FS Casting Tool của PVN:

Hình 3.1 Minh họa phần mềm FS Casting Tool

Tăng cường việc hỗ trợ giữa các phòng ban dịch vụ khác nhau như tư vấn, thuế nhờ đó mang lại những nội dung hữu ích hơn trong thư quản lý với khách hàng

Ngoài ra, để ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất lượng kiểm toán, PVN nên xây dựng kế hoạch đánh giá nhóm kiểm toán sau khi cuộc kiểm toán kết thúc Việc đánh giá này có thể được thực hiện bằng cách sắp xếp các cuộc họp của từng cuộc kiểm toán với thành phần tham gia là tất cả thành viên của nhóm kiểm toán kể cả các thành viên cấp cao, qua đó trao đổi các vấn đề xoay quanh cuộc kiểm toán bao gồm thuận lợi, khó khăn, hạn chế và xem xét giải pháp Đây là cách để mỗi thành viên có thể đưa ra được ý kiến đánh giá, và tự nhìn nhận sự thể hiện của bản thân cũng như mức độ kết quả công việc Nếu việc sắp xếp các cuộc họp khó có thể thực hiện, có thể lựa chọn phương án thay thế, xây dựng và sử dụng các phiếu đánh giá Kết quả của việc đánh giá này sẽ là kinh nghiệm đúc rút được cho những cuộc kiểm toán tiếp theo.

Ngày đăng: 07/11/2024, 15:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Phương pháp kế toán Tài khoản 331 – Nợ phải trả người bán - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh pwc việt nam thực hiện
Sơ đồ 1.1. Phương pháp kế toán Tài khoản 331 – Nợ phải trả người bán (Trang 18)
Sơ đồ 1.2. Minh họa chu trình mua hàng – thanh toán - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh pwc việt nam thực hiện
Sơ đồ 1.2. Minh họa chu trình mua hàng – thanh toán (Trang 21)
Sơ đồ 1.3. Quy trình kiểm toán BCTC mẫu của VACPA - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh pwc việt nam thực hiện
Sơ đồ 1.3. Quy trình kiểm toán BCTC mẫu của VACPA (Trang 25)
Bảng 2.1. Tình hình tài chính của PVN 3 năm gần đây (2021-2023) - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh pwc việt nam thực hiện
Bảng 2.1. Tình hình tài chính của PVN 3 năm gần đây (2021-2023) (Trang 41)
Sơ đồ 2.2. Quy trình kiểm toán BCTC mẫu do PVN thực hiện - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh pwc việt nam thực hiện
Sơ đồ 2.2. Quy trình kiểm toán BCTC mẫu do PVN thực hiện (Trang 44)
Sơ đồ 2.3. Chu trình mua hàng – thanh toán - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh pwc việt nam thực hiện
Sơ đồ 2.3. Chu trình mua hàng – thanh toán (Trang 45)
Hình 2.1. Phân tích sơ bộ khoản mục NPTNB tại Công ty T - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh pwc việt nam thực hiện
Hình 2.1. Phân tích sơ bộ khoản mục NPTNB tại Công ty T (Trang 54)
Bảng 2.5. Đánh giá rủi ro kiểm toán tại Công ty T - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh pwc việt nam thực hiện
Bảng 2.5. Đánh giá rủi ro kiểm toán tại Công ty T (Trang 55)
Bảng 2.6. Đánh giá mức trọng yếu tổng thể - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh pwc việt nam thực hiện
Bảng 2.6. Đánh giá mức trọng yếu tổng thể (Trang 56)
Bảng 2.8. Các tiêu chí được cân nhắc khi xác định PM - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh pwc việt nam thực hiện
Bảng 2.8. Các tiêu chí được cân nhắc khi xác định PM (Trang 58)
Bảng 2.9. Mẫu thử nghiệm kiểm soát - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh pwc việt nam thực hiện
Bảng 2.9. Mẫu thử nghiệm kiểm soát (Trang 60)
Bảng 2.10. Phân tích biến động số dư NPTNB tại Công ty T - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh pwc việt nam thực hiện
Bảng 2.10. Phân tích biến động số dư NPTNB tại Công ty T (Trang 64)
Bảng 2.11. Đối chiếu số dư NPTNB - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh pwc việt nam thực hiện
Bảng 2.11. Đối chiếu số dư NPTNB (Trang 66)
Bảng 2.13. Thời hạn mua hàng – thanh toán và theo dõi hồ sơ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh pwc việt nam thực hiện
Bảng 2.13. Thời hạn mua hàng – thanh toán và theo dõi hồ sơ (Trang 70)
Sơ đồ 3.1. Lưu đồ quy trình mua hàng - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh pwc việt nam thực hiện
Sơ đồ 3.1. Lưu đồ quy trình mua hàng (Trang 88)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w