1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán và kế toán aac thực hiện

107 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Nợ Phải Trả Người Bán Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Do Công Ty TNHH Kiểm Toán Và Kế Toán AAC Thực Hiện
Tác giả Võ Đặng Hà Nhi
Người hướng dẫn NCS. Lê Anh Tuấn
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Kiểm Toán
Thể loại Khoá luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 165,98 KB

Nội dung

Trong quá trình thực tập, em đã thu được nhiều kiến thức bổ để để làm cơ sở giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN & BẰNG 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ

TOÁN AAC THỰC HIỆN

GVHD : NCS LÊ ANH TUẤN SVTH : VÕ ĐẶNG HÀ NHI

MSSV : 2428231486

Đà Nẵng, năm 2020

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AAC Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

BCĐKT Bảng cân đối kế toán

BCHĐKD Báo cáo hoạt động kinh doanh

BCTC Báo cáo tài chính

CM Ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể bỏ qua

CMKT Chuẩn mực kiểm toán

TNKS Thử nghiệm kiểm soát

VACPA Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

VQNPT Vòng quay nợ phải trả

VSA Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam

XDCB Xây dựng cơ bản

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán BCTC 6

Bảng 1.2: Các mối quan hệ của rủi ro với bằng chứng thu thập 14

Bảng 1.3: Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với nợ phải trả người bán 20

Bảng 1.4: Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khoản nợ vay 21

Bảng 2.1: Phân tích sơ bộ các khoản mục liên quan đến chu trình mua hàng – thanh toán của công ty MPT 38

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp phân tích các hệ số thanh toán tại công ty MPT 39

Bảng 2.3: Phân bổ mức trọng yếu cụ thể như sau trích từ GLV A710 41

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp ước tính mức trọng yếu trích từ GLV A710 42

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU………… 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC THEO CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN MẪU DO HỘI ĐỒNG KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ VIỆT NAM BAN HÀNH 3

1.1 KHÁI NIỆM CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

1.1.1.Khái niệm 3

1.1.2.Đặc điểm 4

1.1.3.Mục tiêu kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính 5

1.1.4.Phương pháp tiếp cận kiểm toán các khoản phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính………

6 1.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 7

1.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán Báo cáo tài chính……… 7

1.2.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính……… 17

1.2.3 Kết thúc kiểm toán 22

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG, QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN 25

2.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG, QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 25

2.1.1.Giới thiệu về công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 25

2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển 25

2.1.3.Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và chuyên viên nghiệp vụ được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm thực tiễn 26

Trang 5

2.1.4.Năng lực cung cấp dịch vụ, uy tín nghề nghiệp, niềm tin của khách hàng và

các cơ quan hữu quan 27

2.1.5.Các dịch vụ chuyên ngành của AAC 28

2.1.6 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC……… 28

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN……… 32

2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 34

2.2.2 Thực hiện kiểm toán 48

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN 61

3.1 ƯU ĐIỂM 61

3.2 NHƯỢC ĐIỂM 62

3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN: 64

KẾT LUẬN………… 69

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Nước ta đang bước vào giai đoạn hội nhập, tiến hành đẩy mạnh quan hệ kinh

tế với nhiều nước trên thế giới khiến cho môi trường kinh doanh cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp càng trở nên quyết liệt Nhu cầu về tín dụng và cơ cấu vốn, quản trị

nợ để mở rộng sản xuất với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoánkhiến ngày càng có nhiều người quan tâm đến thông tin tài chính của doanh nghiệp,

vì vậy mà việc BCTC minh bạch, trung thực hay không càng trở nên vô cùng quantrọng Các vấn đề mà chủ thể sử dụng BCTC quan tâm nhiều nhất là khả năng sinhlời, khả năng thanh toán, khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp Do đó, vớicác chỉ tiêu trên BCTC, khoản mục nợ phải trả người bán có ảnh hưởng trực tiếpđến các chỉ tiêu trên Nợ phải trả nhà cung cấp có liên quan mật thiết tới việc muasắm hàng hóa, máy móc thiết bị… đây là những nghiệp vụ phát sinh thường xuyên

và có giá trị lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Với nguồnvốn tự có hữu hạn của mình, doanh nghiệp có thể làm tăng tình hình tài chính củamình bằng sử dụng các hạn mức tín dụng trong thanh toán để đảm bảo khả năngthanh toán nợ, khả năng luân chuyển dòng tiền và không bị ứ đọng nguồn vốn đểphát triển mở rộng và nâng cao quy mô sản xuất

Chính vì vậy kiểm toán đối với khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp là một nộidung quan trọng trong quy trình kiểm toán đối với báo cáo tài chính nói chung.Xuất phát từ vai trò quan trọng này, kiểm toán nợ phải trả người bán là một trongnhững vấn đề được đi sâu nghiên cứu và cần hoàn thiện

Trong thời gian thực tập vừa qua tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toánAAC, em đã tìm hiểu thực tế hoạt động của công ty đồng thời đi sâu tìm hiểu côngtác kiểm toán nợ phải trả người bán do AAC thực hiện Trong quá trình thực tập,

em đã thu được nhiều kiến thức bổ để để làm cơ sở giúp em hoàn thành báo cáo

thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện”.

Trang 7

Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong

quy trình kiểm toán BCTC theo chương trình kiểm toán mẫu do Hội kiểm toán viênhành nghề Việt Nam ban hành

Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán do công ty

TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện

Chương 3: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán

do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện

Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, báo cáo không tránh khỏi những thiếusót nhất định Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC THEO CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN MẪU DO HỘI ĐỒNG KIỂM TOÁN

VIÊN HÀNH NGHỀ VIỆT NAM BAN HÀNH

1.1 KHÁI NIỆM CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1.1 Khái niệm

Một doanh nghiệp thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đềuphải đảm bảo có một số vốn nhất định Nguồn vốn có thể có được từ nhiều nguồnkhác nhau như: Từ chính bản thân doanh doanh nghiệp hay huy động từ bên ngoài

Từ đó, nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.Theo chế độ kế toán Việt Nam các khoản nợ phải trả phản ánh mọi khoản nợ phátsinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải thanhtoán cho chủ nợ, bao gồm các khoản nợ tiền vay, các khoản nợ phải trả cho ngờibán, cho Nhà nớc, cho công nhân viên và các khoản phải trả khác Đôi khi việcphân biệt giữa các khoản nợ phải trả với công nợ tính dồn là rất khó nhưng có thểđịnh nghĩa nợ phải trả theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 01- Chuẩn

mực chung như sau: Nợ phải trả là các nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp, phát

sinh từ giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp sẽ phải thanh toán từ các nguồn lực của mình

Nợ phải trả của doanh nghiệp được chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

Trang 9

 Các khoản phải trả cho ngời bán, ngời cung cấp, ngời nhận thầu;

 Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nớc;

 Các khoản chi phí phải trả;

 Phải trả dài hạn cho ngời bán;

 Phải trả dài hạn nội bộ;

 Vay dài hạn cho đầu t phát triển;

 Nợ dài hạn phải trả;

 Các khoản nhận ký quỹ, ký cợc dài hạn;

 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả;

 Các khoản phải trả dài hạn khác

1.1.2 Đặc điểm

Các khoản phải trả là một khoản mục trọng yếu trên Báo cáo tài chính (BCTC)của doanh nghiệp vì chúng thường được coi là nguồn tài trợ cho sản xuất kinhdoanh và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp Cáckhoản nợ phải trả được quản lý tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích cho đơn vị trong việchuy động và sử dụng vốn Tuy nhiên, nếu các khoản nợ phải trả không được quản lýchặt chẽ sẽ làm cho doanh nghiệp mất cân đối về tài chính và mất khả năng thanhtoán Những thông tin sai lệch về nợ phải trả có thể gây ảnh hởng trọng yếu đếnBCTC Do vậy, khi kiểm toán các khoản nợ phải trả kiểm toán viên thường chú ýtới các khả năng sau:

Các khoản nợ phải trả bị khai thiếu hoặc không đượcc ghi chép một cách đầy

đủ Khai thiếu sẽ làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hơn thực tế, làm

Trang 10

thông tin trên BCTC của doanh nghiệp Từ đó kiểm toán viên cần phải quan tâm tớimục tiêu đầy đủ.

Cần chú ý rằng các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện các khoản nợ phải trảkhông được ghi chép thì khác với thủ tục phát hiện sự khai khống tài sản Sự khaikhống tài sản thườngng dựa trên việc ghi chép không đúng trên sổ sách kế toán,chẳng hạn ghi các nghiệp vụ không thực sự xảy ra Có thể phát hiện ra sự sai lệchcủa các nghiệp vụ này thông qua việc kiểm tra từng số dư chi tiết hoặc nghiệp vụđược ghi chép liên quan đến số dư tài khoản và việc xác định rõ trách nhiệm củangười có liên quan cũng khá dễ dàng

Việc khai thiếu nợ phải trả thường chỉ là sự bỏ sót nghiệp vụ hình thành nợphải trả, nên thường khó phát hiện hơn khai khống Mà nếu bị phát hiện thì cũngkhó xác định đây là lỗi do vô tình hay là cố ý bỏ sót Vì vậy, gian lận bằng cáchkhông ghi chép nghiệp vụ là một trong những loại sai phạm khó phát hiện nhất

1.1.3 Mục tiêu kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài

chính

Do bản chất của kiểm toán là quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán để đưa

ra ý kiến về các khía cạnh trọng yếu của BCTC Vì vậy, hệ thống mục tiêu kiểmtoán phải được xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ vốn có của đối tượng và kháchthể kiểm toán Khi mục tiêu kiểm toán được xác định một cách rõ ràng sẽ giúp kiểmtoán viên thực hiện đúng hướng và có hiệu quả trong quá trình kiểm toán

Về mục tiêu cơ bản của kiểm toán, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số

200 đoạn 11- Mục tiêu kiểm toán có quy định: Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tàichính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằngBáo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành(hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực

và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?

Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toánthấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tàichính của đơn vị

Mục tiêu kiểm toán đối với các khoản nợ phải trả trong kiểm toán BCTC đượctrình bày trên bảng dưới đây

Trang 11

Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán BCTC

Tính hợp lý chung

Các khoản nợ phải trả tại ngày lập BCTC đượcxác định đúng Đảm bảo không có sai sót trọngyếu phát sinh có liên quan tới việc phản ánh sốliệu trên BCTC

Tính có thực Các khoản nợ phải trả được ghi trên sổ là thực

sự xảy ra

Tính trọn vẹn (đầy đủ)

Các khoản nợ phải trả phản ánh trên BCTC củađơn vị đã đầy đủ Không có một khoản nợ phảitrả nào đã xảy ra mà không được ghi vào BCTCTính chính xác cơ học Các khoản nợ phải trả được cộng dồn chính xác,

và thống nhất với sổ Cái, các sổ chi tiết

Tính đúng đắn của việc tính giá

Các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ được quyđổi ra đồng Việt Nam theo đúng giá trị quy đổi

là giá hạch toán hay giá thực tế tại ngày phátsinh nghiệp vụ và theo đúng giá trị nguyên tệ.Quyền và nghĩa vụ Đơn vị có nghĩa vụ phải thanh toán các khoản

nợ phải trả được trình bày trên BCTC

Phân loại và trình bày

Các khoản nợ phải trả có đợc phân loại cho từngđối tượng hay không?

Việc ghi chép sổ sách kế toán đối với các khoản

nợ phải trả và lãi vay có đúng với chuẩn mực vàchế độ kế toán hiện hành hay không?

1.1.4 Phương pháp tiếp cận kiểm toán các khoản phải trả trong kiểm toán báo

cáo tài chính.

Kiểm toán Báo cáo tài chính có hai cách cơ bản để phân chia các bảng khai tàichính thành các phần hành kiểm toán: Phân theo khoản mục hoặc phân theo chutrình

- Phân theo chu trình là cách chia căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhaugiữa các khoản mục, các quá trình cấu thành, các yếu tố trong một chu trình chungcủa hoạt động tài chính Chẳng hạn, các nghiệp vụ về doanh thu, doanh thu trả lại,các khoản thu tiền bán hàng và số dư các khoản phải thu đều nằm trong chu trình

Trang 12

nghiệp vụ và từ đó thu gom được các đầu mối của các mối liên hệ trong kinh tế vàtrong ghi sổ kế toán chứa đựng bảng khai tài chính Theo cách phân chia này kiểmtoán bảng khai tài chính thường bao gồm những phần hành cơ bản sau:

Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền

Kiểm toán tiền (tiền tại két, tại ngân hàng hoặc tiền đang chuyển)

Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

Kiểm toán chu trình tiền lơng, nhân viên

Kiểm toàn hàng tồn kho

Kiểm toán huy động và hoàn trả vốn

- Phân theo khoản mục: Là cách phân chia máy móc từng khoản mục hoặcnhóm các khoản mục theo thứ tự trong bảng khai tài chính vào một phần hành

Trong quá trình kiểm toán các khoản nợ phải trả công ty kiểm toán thườngtiến hành kiểm toán theo khoản mục trên Báo cáo tài chính Cách tiếp cận này đơngiản và phù hợp với chương trình kiểm toán đã được xây dựng tại công ty kiểmtoán

1.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG

KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểmtoán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứcho kết luận của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên BCTCcuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình gồm ba giai đoạn: Lập kếhoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán; thực hiện kế hoạch kiểm toán; hoànthành cuộc kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán

1.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các kiểm toán viên cần thựchiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra cac điều kiện pháp lý cũng như nhữngđiều kiện cần thiết khác cho kiểm toán

Việc lập kế hoạch kiểm toán đã được quy định rõ trong các chuẩn mực kiểmtoán hiện hành, chuẩn mực kiểm toán thứ tư trong 10 chuẩn mực kiểm toán đượcthừa nhận rộng rãi (GAAS) đòi hỏi công tác kiểm toán phải được lập kế hoạch đầy

Trang 13

đủ và các trợ lý, nếu có, phải được giám sát đúng đắn Theo ISA số 300 về lập kếhoạch kiểm toán: Lập kế hoạch kiểm toán có nghĩa là việc phát triển một chiến lượctổng thể và một phương pháp tiếp cận tới chi tiết tính chất thời gian dự tính và nộidung một cuộc kiểm toán Mục tiêu của lập kế hoạch kiểm toán là để có thể thựchiện cuộc kiểm toán một cách có hiệu quả và đúng thời gian dự kiến

Lập kế hoạch giúp kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng kiểm toánđầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đa ra các ý kiến xác đáng về BCTC Dựa vào đókiểm toán viên có thể hạn chế những sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý, nângcao hiệu quả của công việc và giữ vững được uy tín nghề nghiệp đối với kháchhàng

Theo VSA số 300 - đoạn 12: Kế hoạch kiểm toán gồm 3 bộ phận

- Kế hoạch chiến lược

- Kế hoạch kiểm toán tổng thể

- Chương trình kiểm toán

Kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán được cho là lớn

về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán Báo cáo tài chính củanhiều năm Ví dụ như các cuộc kiểm toán của Tổng công ty, các ngành nghề hoặc tổchức mới, ký hợp đồng kiểm toán nhiều năm

Một kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán Đây

là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và phơng pháp tiếp cận chi tiết về nội dung,lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiếtcho từng phần hành

Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán

Quy trình kiểm toán được bắt đầu khi kiểm toán viên và công ty kiểm toánđánh giá khả năng chấp nhận một khách hàng, nhận diện các lý do kiển toán, lựachọn đội ngũ kiểm toán viên thích hợp và ký hợp đồng kiểm toán Để làm được điềunày kiểm toán viên tiến hành các công việc sau:

Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng, khả năng phục vụ khách hàng củacông ty và tính liêm chính của Ban Giám đốc khách hàng

Trang 14

Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm (đối với khách hàng mới) về những

vấn đề liên quan đến việc kiểm toán các khoản phải trả như: Quy trình hạch toán kếtoán các khoản phải trả, việc sử dụng và quản lý các khoản nợ vay của công tykhách hàng để đưa ra quyết định có chấp nhận hợp đồng kiểm toán hay không

Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng: Thực chất củaviệcnhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng là việc xác định người sửdụng Báo cáo tài chính và mục đích sử dụng của họ Để biết đợc điều này kiểm toánviên có thể phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc khách hàng (đối với khách hàng mới)hoặc dựa vào kinh nghiệm của cuộc kiểm toán đã đợc thực hiện trước đó (kháchhàng truyền thống)

Thu thập thông tin cơ sở

Trong giai đoạn này như đã xác định trong VSA số 300- Lập kế hoạch kiểmtoán, kiểm toán viên phải thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanhcủa khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ và các bên liên quan

để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán Trong giai đoạn này kiểm toán viênđánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đa ra đánh giá ban đầu về mức trọngyếu và thực hiện thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết để thực hiện kiểmtoán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán khác

- Tìm hiều ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng

Theo VSA số 310- Hiểu biết về tình hình kinh doanh qui định: để thực hiệnđược kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có hiểu biết về tình hìnhkinh doanh đủ để nhận thức và xác định các dữ kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạtđộng của đơn vị được kiểm toán mà theo đánh giá của kiểm toán viên, chúng có ảnhhưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặcđến Báo cáo kiểm toán Điều này là rất cần thiết khi kiểm toán viên thực hiện kiểmtoán với tính thận trọng nghề nghiệp đúng mức

Những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh bao gồm những hiểu biết về nềnkinh tế, lĩnh vực hoạt động của đơn vị và sự hiểu biết cụ thể hơn về tổ chức và hoạtđộng của đơn vị được kiểm toán Kiểm toán viên có thể có đợc hiểu biết này bằngnhiều cách nhưng phơng pháp thường được sử dụng nhiều nhất là trao đổi với cáckiểm toán viên, những người đã kiểm toán cho khách hàng trong cùng ngành nghề

Trang 15

kinh doanh hoặc trao đổi trực tiếp với nhân viên, Ban Giám đốc công ty kháchhàng.

Để có được sự hiểu biết về khách hàng kiểm toán viên thường:

 Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung

 Tham quan nhà xưởng

 Nhận diện các bên hữu quan

 Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài, những đối tượng có hiểu biết vềđơn vị được kiểm toán

Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Việc thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp chokiểm toán viên nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến cácmặt hoạt động kinh doanh Theo VSA số 250- Xem xét tính tuân thủ pháp luật vàcác quy định trong kiểm toán báo cáo tài chính có qui định: Khi lập kế hoạch vàthực hiện kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải chú ý đến hành vikhông tuân thủ pháp luật và các qui định có liên quan dẫn đến sai sót, ảnh hưởngtrọng yếu đến Báo cáo tài chính và để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên vàcông ty kiểm toán phải có sự hiểu biết tổng thể về pháp luật và các quy định liênquan đến hoạt động và ngành nghề kinh doanh của đơn vị được kiểm toán

Những thông tin thu thập được trong quá trình tiếp xúc với Ban Giám đốccông ty khách hàng bao gồm:

 Giấy phép thành lập và điều lệ Công ty

 Các Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của nămhiện hành hay trong vài năm trớc

 Biên bản các cuộc họp cổ đông và Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc

 Các hợp đồng và cam kết quan trọng liên quan đến các khoản phải trả

Thực hiện thủ tục phân tích

Theo SAS 56 thủ tục phân tích như là những quá trình đánh giá các thông tintài chính được thực hiện qua một cuộc nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậygiữa các dữ kiện có tính tài chính và không có tính tài chính gồm cả những quá trình

so sánh các số tiền ghi sổ với những số ớc tính của kiểm toán viên

Trang 16

Theo Chuẩn mực kiểm toán hiện hành các thủ tục phân tích được áp dụngcho tất cả các cuộc kiểm toán và chúng thường được thực hiện trong tất cả các giaiđoạn của cuộc kiểm toán.

Thủ tục phân tích, theo định nghĩa của VSA số 520: “là việc phân tích các sốliệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động vàtìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin có liên quan khác hoặc có

sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, sau khi đã thu thập được thông tin

cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, kiểm toán viên tiến hành cácthủ tục phân tích đối với các thông tin đã thu thập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch

về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục mà kiểm toán sẽ sử dụng để thu thậpbằng chứng kiểm toán

Các thủ tục phân tích mà kiểm toán viên sử dụng gồm 2 loại cơ bản:

Phân tích ngang (phân tích xu hướng): là quá trình phân tích dựa trên cơ sở

so sánh các trị số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC qua các kỳ để thấy được nhữngbiến động bất thường

Thủ tục phân tích ngang cho các khoản nợ phải trả thường sử dụng các chỉtiêu sau:

- Phân tích tỷ lệ của chi phí mua hàng từng tháng với nợ phải trả được ghinhận trong từng tháng hoặc với các khoản thanh toán thực tế đã trả trong từngtháng

- So sánh tỷ lệ chiết khấu được hưởng bình quân trên tổng giá trị mua hànggiữa các kỳ kế toán

- So sánh với số dư nợ phải trả người bán kỳ trước xem có tương xứng vớilượng hàng mua kỳ này không

- So sánh tổng số tiền vay, nợ của kỳ này so với dự toán về các khoản vay,

nợ trong kỳ của ban lãnh đạo công ty

- So sánh giữa tỷ lệ vay, nợ trên tổng nguồn vốn của đơn vị với các đơn vịtrong cùng ngành để từ đó đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanhnghiệp

Trang 17

- So sánh tổng số tiền vay, lãi vay của kỳ này so với kỳ trước hoặc giữa các

kỳ với nhau và qua đó kiểm toán viên thấy được những biến động bất thường và xácđịnh các vấn đề cần tập trung xem xét

Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các

tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và các khoản mục khác nhau trên BCTC Phân tích

tỷ suất cũng giúp so sánh tính hợp lý về tình hình tài chính của một công ty nào đóvới công ty khác trong cùng một tập đoàn hay trong cùng ngành Khi tiến hành phântích tỷ suất cũng phải xem xét xu hướng của tỷ suất đó

Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán các khoản nợ phải trả

Sau khi thu thập được các thông tin kiểm toán viên tiến hành đánh giá, nhậnxét nhằm đưa ra một kế hoạch kiểm toán phù hợp

Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) khái niệm tính trọng yếu nhưsau: “Mức độ lớn của điều bị bỏ sót hay sai phạm của thông tin kế toán do các tìnhhuống xung quanh, có khả năng làm cho sự phán xét của một người hiểu biết dựatrên thông tin đó có thể bị thay đổi hoặc bị ảnh hưởng bởi điều bị bỏ sót hoặc saiphạm đó”

Trách nhiệm của kiểm toán viên là xác định xem các Báo cáo tài chính có bịsai phạm trọng yếu hay không Nếu kiểm toán viên xác định có sai phạm trọng yếuthì phải thông báo cho khách hàng biết để họ sửa lại Nếu khách hàng từ chối sửa lạibáo cáo thi một ý kiến chấp nhận có loại trừ hoặc phủ nhận sẽ được công bố, tuỳtheo mức trọng yếu của sai phạm đó Do vậy, kiểm toán viên phải có một sự hiểubiết thấu đáo về cách vận dụng tính trọng yếu

Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà kiểm toán viêntin rằng ở mức độ đó, các Báo cáo kiểm toán có thể có những sai sót nhưng vẫnkhông ảnh hưởng đến các quyết định của những người sử dụng chúng Nói cáchkhác đó chính là những sai sót có thể chấp nhận được đối với toàn bộ Báo cáo tàichính Lý do xây dựng ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là để giúp kiểm toánviên lập kế hoạch thu thâp bằng chứng thích hợp

Quy mô của sai phạm là một yếu tố quan trọng để xem xét liệu các sai phạm

có trọng yếu hay không? Tuy nhiên trọng yếu mang tính chất tương đối nên việc có

Trang 18

yếu hay không là một điều cần thiết Thu nhập trước thuế, tài sản lưu động, tổngvốn dài hạn, nợ ngắn hạn thường được dùng làm cơ sở đánh giá tính trọng yếu trong

đó thu nhập trước thuế thường là cơ sở quan trọng nhất vì nó được xem như mộtkhoản mục thông tin then chốt đối với người sử dụng

Sau khi kiểm toán viên đã có được ước lượng ban đầu về tính trọng yếu,kiểm toán viên tiến hành phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trên Báocáo tài chính

Nợ vay là khoản mục ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp(khả năng thanh toán) Vì vậy, việc phân bổ mức trọng yếu cho những khoản mụcnày thường cao theo hướng khai thiếu số vay nợ thực tế và ghi tăng khoản thanhtoán các khoản nợ vay

Theo VSA số 400: “rủi ro kiểm toán là rủi ro do công ty kiểm toán và kiểmtoán viên đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi Báo cáo tài chính đã đượckiểm toán còn có những sai sót trọng yếu” Đánh giá rủi ro kiểm toán là việc kiểmtoán viên và công ty kiểm toán xác định mức độ rủi ro kiểm toán có thể xảy ra làcao hay thấp Rủi ro kiểm toán thường gặp với khoản mục nợ phải trả đó là:

- Giá trị hàng hoá, dịch vụ mua thấp hơn thực tế

+ Hàng hoá, dịch vụ đã nhận được, chi phí đã phát sinh nhưng chưa được ghinhận

+ Giá trị hàng hoá, dịch vụ mua, chi phí mua hàng được ghi sổ thấp hơn thực tế+ Hàng hoá, dịch vụ đã nhận được hoặc đã phát sinh trong kỳ nhưng đượcghi sổ kỳ sau

- Hàng bán trả lại nhà cung cấp cao hơn thực tế

+ Ghi giảm nợ phải trả người bán nhưng thực tế hàng chưa trả lại

+ Ghi giảm nợ phải trả người bán cao hơn giá trị hàng trả lại thực tế

+ Hàng trả lại trong kỳ sau nhưng ghi sổ nghiệp vụ phát sinh trong kỳ này

- Giá trị thanh toán nợ cao hơn giá trị thực tế

+ Ghi sổ thanh toán nhưng chưa trả tiền

+ Ghi sổ thanh toán cao hơn thực tế

+ Trả tiền kỳ sau nhưng ghi sổ thanh toán kỳ này

- Số dư nợ phải trả người bán không hợp lý

Trang 19

+ Số dư nợ phải trả người bán không được thanh toán đúng kỳ

+ Trình bày các số dư nợ phải trả người bán không hợp lý

Khi đánh giá về rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên đánh giá về rủi ro tiềm tàng,rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện và kiểm toán viên tiến hành xây dựng mô hìnhrủi ro sau:

AR = IR  CR  DR (1)

Hay

DR = AR

IR  CRTrong đó:

AR: Rủi ro kiểm toán

DR: Rủi ro phát hiện CR: Rủi ro kiểm soát

IR: Rủi ro cố hữu

Mô hình (1) được dùng để giúp kiểm toán viên đánh giá xem kế hoạch kiểmtoán có phù hợp hay không Cách tính này giúp kiểm toán viên tìm được rủi ro kiểmtoán có thể chấp nhận, nhưng cách tính toán này đôi khi không hiệu quả Mô hìnhthứ hai được kiểm toán viên sử dụng nhiều hơn Mô hình này giúp kiểm toán viênxác định rủi ro phát hiện và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập

Khi đã tính toán và đánh giá được các rủi ro kiểm toán viên lập kế hoạch thuthập bằng chứng thích hợp cho các mục tiêu kiểm toán

Bảng 1.2: Các mối quan hệ của rủi ro với bằng chứng thu thập

Rủi ro kiểm soát

Rủi ro phát hiện

Số lượng bằngchứng thu thập

2 Thấp Thấp Thấp Trung bình Trung bình

4 Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình

5 Cao Thấp Trung bình Trung bình Trung bìnhTheo VSA 320, tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán, mức độ trọng yếu và rủi

ro kiểm toán có mối quan hệ ngược chiều nhau nghĩa là nếu mức trọng yếu càng caothì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại Kiểm toán viên phải quan tâm tới mốiquan hệ này khi xác định bản chất và thời gian, phạm vi của thủ tục kiểm toán thực

Trang 20

Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát

Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng (HTKSNB) và đánhgiá rủi ro kiểm soát là một phần việc hết sức quan trọng mà kiểm toán viên phảithực hiện trong cuộc kiểm toán, điều này được quy định trong nhóm chuẩn mực đốivới công việc tại chỗ ở điều thứ 2 trong 10 chuẩn mực kiểm toán được chấp nhậnrộng rãi (GAAS): “kiểm toán viên phải có một sự hiểu biết đầy đủ về HTKSNB đểlập kế hoạch kiểm toán và để xác định bản chất, thời gian và phạm vi của các cuộckhảo sát phải thực hiện Điều này giúp cho kiểm toán viên xác định được khốilượng các nghiệp vụ kinh tế tài chính cần kiểm tra cũng như thiết lập các thủ tụckiểm toán chi tiết

HTKSNB bao gồm có bốn bộ phận: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán,các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ

Kiểm toán các khoản nợ phải trả là một phần hành trong kiểm toán báo cáotài chính nên đòi hỏi kiểm toán viên phải hiểu về HTKSNB của khách hàng đó làhiểu về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát đối với cáckhoản nợ vay để từ đó thiết kế được chương trình kiểm toán cho từng khoản mục cóliên quan

Kiểm soát nội bộ đối với việc ghi nhận và thanh toán các khoản phải trả nhàcung cấp như sau:

- Yêu cầu mua hàng, đơn đặt hàng, giấy báo nhận hàng, hoá đơn của nhàcung cấp là có thật

- Sự phê chuẩn của cấp có thẩm quyền với nghiệp vụ mua hàng

- Các đơn đặt mua, giấy nhận hàng đều được đánh số trước và theo dõi

- Có các thủ tục quy định việc ghi sổ nghiệp vụ sau khi nhận được hàng

- Hệ thống sơ đồ tài khoản đầy đủ theo quy định hiện hành

- Có sự tách biệt thích hợp về trách nhiệm giữa nhân viên ghi sổ với người

ký phiếu chi và các chứng từ liên quan

- Có sự phê chuẩn các khoản chi của cấp có thẩm quyền trên phiếu yêu cầuthanh toán vào thời điểm lập phiếu chi và chứng từ thanh toán

- Có đầy đủ minh chứng về các nghiệp vụ đã xảy ra trước khi lập phiếu chi

Trang 21

- Phiếu chi và giấy tờ có liên quan được đánh số thứ tự từ trước và theo dõiv.v…

Đối với khoản vay kiểm soát nội bộ về vốn vay cần được tổ chức chặt chẽ từkhâu phê chuẩn của người có thẩm quyền đến việc ký kết hợp đồng vay, theo dõiviệc sử dụng vốn vay đến khi thanh toán gốc và lãi vay

Các khoản vay ngắn hạn thường được sử dụng để mua hàng và thanh toáncho nhà cung cấp Vì vậy doanh nghiệp phải mở sổ phụ cho từng nhà cung cấp đểtheo dõi các khoản phải trả Việc thanh toán phải được thực hiện trên cơ sở hoá đơncủa hàng bán chứ không căn cứ vào bảng sao kê để tránh việc thanh toán trùng

Các khoản vay dài hạn thường dùng để đầu tư nên kiểm soát nội bộ cần đượcđặc biệt quan tâm từ phê chuẩn đến kiểm tra định kỳ để đánh giá tính hiệu quả việc

sử dụng vốn vay Thông thường thời hạn vay và lãi suất khác nhau nên trước khikiểm toán kiểm toán viên yêu cầu doanh nghiệp cung cấp bảng kê vốn vay và lãicộng dồn

Các nhân tố chủ yếu để kiểm toán viên đánh giá thủ tục kiểm soát:

- Sự tồn tại và hoạt động liên tục của quy trình các thủ tục kiểm soát đượcthống nhất thành văn bản

- Các thủ tục kiểm soát hoạt động có hiệu quả

- Kiểm tra tính chính xác của số liệu

- Kiểm tra sự phê duyệt trên các hợp đồng và chứng từ vay nợ

- Tiến hành đối chiếu các khoản nợ vay…

Thiết kế chương trình kiểm toán

Kiểm toán viên sẽ thiết kế chương trình kiểm toán cho các khoản nợ phải trảsau khi đã có sự hiểu biết về khách hàng Chương trình kiểm toán là những dự kiếnchi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phâncông lao động giữa các kiểm toán viên cũng như những dự kiến về tư liệu, thông tinliên quan cần sử dụng và thu thập

* Chương trình kiểm toán các khoản nợ phải trả gồm có những nội dung sau đây:Danh mục các khoản nợ phải trả

Tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp liên quan đến các khoản phải trả như

Trang 22

Phân công công việc cho từng tài khoản trong quy trình kiểm toán

Trình tự kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục sau:

- Thủ tục kiểm soát

- Thủ tục phân tích

- Thủ tục kiểm tra chi tiết

- Thủ tục kiểm toán bổ sung

1.2.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán

báo cáo tài chính

Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuậtkiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểmtoán Đây là một quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch,chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực vàhợp lý của Báo cáo tài chính trên cơ sở bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy.Tuỳ thuộc vào kết quả đánh giá độ tin cậy của HTKSNB ở các cấp độ khác nhaukiểm toán viên có thể quyết định các trắc nghiệm kiểm toán sẽ sử dụng cụ thể

Nếu HTKSNB được đánh giá là không cao thì kiểm toán viên sẽ thực hiệnngay các trắc nghiệm về độ vững chãi với số lượng lớn Ngược lại nếu độ tin cậy củaHTKSNB được đánh giá cao thì bằng chứng kiểm toán được thu thập và tích luỹ chủyếu qua trắc nghiệm đạt yêu cầu kết hợp với một số ít trắc nghiệm độ vững chãi

Để thực hiện kiểm toán các khoản nợ phải trả, kiểm toán viên sử dụng cácthử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện khi HTKSNB của khách hàng đượcđánh giá là có hiệu lực Thử nghiệm kiểm soát có vai trò quan trọng trong việc tiếtkiệm chi phí và thời gian kiểm toán

Theo VSA số 500: “Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra để thu thập bằngchứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kếtoán và HTKSNB”

Để thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với các khoản nợ phải trả kiểm toánviên phải hiểu rõ các kiểm soát nội bộ đối với khoản mục này

Trang 23

* Kiểm soát nội bộ về nợ phải trả người bán: Để nghiên cứu về kiểm soát nội

bộ đối với khoản mục phải trả người bán thì phải gắn với kiểm soát nội bộ trong chutrình mua hàng và thanh toán Doanh nghiệp thường mở sổ chi tiết theo dõi theotừng đối tượng đối với công nợ phải trả Để tăng cường kiểm soát nội bộ đối vớiviệc thu nợ, nhiều nhà cung cấp có thực hiện thủ tục là hàng tháng gửi cho kháchhàng một bảng kê các hoá đơn đã thực hiện trong tháng Ngay khi nhận được bảngnày kế toán đơn vị phải tiến hành đối chiếu với sổ chi tiết để so sánh sự sai lệch(nếu có) và sửa chữa hay thông báo với người bán Doanh nghiệp chỉ thanh toántiền hàng khi thấy có đủ hoá đơn chứng từ hợp lệ

* Kiểm soát nội bộ đối khoản nợ vay: chủ yếu là thực hiện nguyên tắc uỷquyền và phê chuẩn Đối với khoản vay lớn, vay dài hạn thì cần phải có sự chấpthuận của Hội đồng quản trị hoặc người được uỷ quyền Khi đó người phụ trách tàichính phải báo cáo về kế hoạch vay, trong đó phải giải trình về nhu cầu và hiệu quảcủa khoản vay, phương án trả nợ…Các khoản vay phải được theo dõi trên sổ chi tiết

mở theo từng chủ nợ và theo từng khoản vay Hàng tháng số liệu này phải được đốichiếu với sổ cái và định kỳ đối chiếu với chủ nợ Còn những khoản vay nhỏ mangtính chất tạm thời Ban Giám đốc có thể quyết định theo chính sách của đơn vị

Thử nghiệm kiểm soát mà kiểm toán viên áp dụng với nợ phải trả đó là:

- Căn cứ các nhật ký liên quan để kiểm tra việc ghi chép trên sổ Cái nợ phảitrả: Mục đích của việc này là xem xét tính có thực của các nghiệp vụ đã được ghichép trên sổ Cái bằng cách đối chiếu chúng với các nhật ký liên quan Thử nghiệmnày thực hiện trên cơ sở chọn mẫu một số nghiệp vụ trên sổ cái Nợ phải trả và kiểmtra ngược lại đến nhật ký liên quan và công việc này có thể được thực hiện trướcngày kết thúc niên độ

- Kiểm tra các chứng từ gốc của các nghiệp vụ ghi chép trên một số sổ chitiết nhằm mục đích xem việc thực hiện các thủ tục kiểm toán có đầy đủ và hữu hiệuđối với các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán hay không

- Đối với khoản nợ vay dài hạn: Do số tiền lớn và nghiệp vụ không diễn rathường xuyên nên việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát thường được kết hợp trongcác thử nghiệm cơ bản

Trang 24

Thực hiện thử nghiệm cơ bản được tiến hành thông qua các thủ tục phân tích

và thủ tục kiểm tra chi tiết

Thực hiện thủ tục phân tích

Để nhận định các vấn đề về khả năng sai sót có thể có đối với số dư các tàikhoản và tổng số phát sinh, trắc nghiệm phân tích là căn cứ quan trọng để xác địnhcác trắc nghiệm số dư

* Đối với nợ phải trả người bán

Khi thực hiện thủ tục phân tích kiểm toán viên thường sử dụng các thủ tục cơbản sau đây:

- So sánh chi phí mua hàng kỳ này với chi phí mua hàng kỳ trước để xem xettính hợp lý và phát hiện những biến động bất thường

- Phân tích tỷ lệ chi phí mua hàng từng tháng với nợ phải trả được ghi nhậntrong từng tháng hoặc với khoản thanh toán thực tế đã trả trong tháng

- Phân tích biến động số dư nợ phải trả người bán so với niên độ trước

- So sánh với số dư nợ phải trả người bán của kỳ trước để xem có phù hợpvới lượng hàng hoá và dịch vụ mua về trong kỳ này hay không

Ngoài ra, để đảm bảo tính hợp lý của nợ phải trả kiểm toán viên còn có thể tínhthêm một số chỉ tiêu khác và so sánh với niêm độ trước để phát hiện và tìm hiểunguyên nhân những biến động bất thường như: tỷ lệ nợ phải trả trên tổng số nợ ngắnhạn; tỷ lệ nợ phải trả trên tổng số hàng mua trong kỳ; tỷ lệ nợ phải trả quá hạn…

* Đối với các khoản vay: Kiểm toán viên tiến hành

- So sánh số dư nợ vay cuối năm với đầu năm

- So sánh chi phí lãi vay với số dư nợ bình quân và mức lãi suất bình quân

- So sánh chi phí lãi vay của năm nay với năm trước

Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Bảng 1.3: Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với nợ phải trả người bán

Mục tiêu kiểm toán Kiểm tra chi tiết nợ phải trả người bán

Tính hợp lý chung

- Số dư nợ phải trả người bán, các

số dư chi tiết trong sổ hạch toán chi

- Xem xét các khoản phải trả người bán nhằm phát hiện những khoản phải trả bất hợp lý như: Không có bên bán hay các khoản phải trả có chịu

Trang 25

tiết các khoản phải trả, các tài khoản

phản ánh tài sản và chi phí liên quan

đều hợp lý

lãi

- So sánh với tổng chi phí mua hàng năm trước

- Đối chiếu các khoản phải trả trong sổ hạch toán chi tiết với từng nhà cung cấp để phát hiện những biến động

Các mục tiêu đặc thù

- Các khoản phải trả trong sổ hạch

toán chi tiết phải có căn cứ hợp lý

- Đối chiếu danh sách các khoản phải trả với bảng

kê của người bán

- Xác nhận các khoản phải trả lớn và bất thường

- Các khoản phải trả hiện có đều ở

trong danh sách (bảng kê) được

đánh giá đúng

- Thực hiện tương tự như tính có căn cứ hợp lý

- Các khoản phải trả người bán

được vào sổ đúng kỳ

- Thực hiện kiểm tra công nợ quá hạn

- Đối chiếu với số liệu kiểm toán chu trình Hàng tồn kho, xem xét các hồ sở của hàng mua đang đi đường

- Các khoản phải trả được phân loại

đúng đắn - Kiểm tra sổ hạch toán chi tiết các khoản phải

- Các khoản phải trả người bán

được trình bày đúng đắn

- Kiểm tra các khoản phải trả để đảm bảo nợ phải trả người bán, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn được tách riêng

- Các khoản phải trả người bán

trong danh sách thống nhất với sổ

hạch toán chi tiết Số tổng cộng

được cộng và chuyển sổ đúng

- Đối chiếu số tổng cộng với sổ Cái

- Đối chiếu hoá đơn với sổ hạch toán chi tiết nhằmkiểm tra tên của người bán và số tiền

Trang 26

Bảng 1.4: Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khoản nợ vay

Mục tiêu kiểm toán Kiểm tra chi tiết nợ phải trả người bán

Tính hợp lý chung

- Các khoản vốn vay và lãi tính

dồn phải trả và chi phí lãi vay

đều hợp lý

- So sánh tổng số dư các khoản vay, lãi tính dồn phảitrả và chi phí lãi vay để xem xét tính hợp lý

- So sánh các khoản vay so với niên độ trước

- Tính lại chi phí lãi vay dựa trên mức lãi suất và sốtiền vay phải trả hàng tháng

Các mục tiêu đặc thù

- Các khoản vay phải trả hiện có

đều được phản ánh đầy đủ trên

bảng kê tiền vay

- Kiểm tra các khoản tiền vay đã thanh toán và chưathanh toán tính đến ngày lập bảng khai tài chính để xácđịnh xem có khoản phải trả nào chưa được ghi sổ kếtoán hoặc ghi không chính xác số tiền, phát hiện nhữngtrường hợp ghi trùng hay bỏ sót

- Phân tích chi phí lãi vay để phát hiện các khoản thanhtoán tiền vay hoặc lãi vay không có thật

- Kiểm tra việc huỷ bỏ các chứng từ nợ đã thanh toán

để đảm bảo là chúng không còn được sử dụng vàchúng đang được lưu giữ trong hồ sơ của doanhnghiệp

- Thu thập biên bản xác nhận của ngân hàng và của chủvốn vay, đối chiếu cụ thể từng khoản vay với bảng xácnhận đó để xác định sự tồn tại của các khoản vay

- Thu thập các bảng xác nhận của ngân hàng hoặc chủvốn vay đối với các khoản vay trước đây và hiện đãthanh toán hoặc không được liệt kê vào bảng liệt kêtiền vay Việc này xác định số dư bằng 0 trong tàikhoản tiền vay

- Đối chiếu các số tổng cộng trên các sổ chi tiết tiềnvay với sổ Cái tổng hợp, đối chiếu số liệu trên sổ Cái

Trang 27

khoản mục tiền vay với khoản mục tiền vay trênBCĐKT

- Đối chiếu chứng từ của các khoản phải trả với các sổchi tiết tiền vay của từng đối tượng cho vay

- Các khoản vốn vay trên bảng

liệt kê đều có căn cứ hợp lý

- Xác nhận các khoản vay phải trả

- Kiểm tra sự phê chuẩn các thủ tục vay và các khế ướcvay

- Các khoản vốn vay được hạch

- Các khoản vốn vay, lãi vay

- Các khoản vốn vay, lãi tiền vay

tính dồn, phí tổn lãi tiền vay

được công khai đúng đắn

- Kiểm tra các hợp đồng, khế ước vay và các thủ tụcvay theo các trình tự và qui định

- Kiểm tra các bảng xác nhận tiền vay của chủ vốn vayđối với các thông tin có liên quan

- Kiểm tra các tài sản cầm cố, vật thế chấp cho cáckhoản vay từ các chứng từ nợ phải trả

1.2.3 Kết thúc kiểm toán

Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán Kiểm toán viên dựa trênnhững bằng chứng đã thu thập trong quá trình thực hiện để đưa ra kết luận kiểmtoán

Trang 28

Trước khi lập Báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên cần phải thực hiện các côngviệc sau:

* Xem xét công nợ ngoài ý muốn: Trong thực tế, có những sự kiện phát sinhtrong năm dẫn đến một khoản công nợ mà cho đến thời điểm khoá sổ vẫn chưa xácđịnh được liệu chắc chắn xảy ra hay không (chẳng hạn như xảy ra tranh chấp vềthuế với cơ quan thuế, các vụ kiện do vi phạm quyền sở hữu công nghệ…) Nếukhoản nợ này được coi là có ảnh hưởng đáng kể đến Báo cáo tài chính thì nó phảiđược trình bày trong thuyết minh tài chính Các thủ tục mà kiểm toán viên sử dụng

để phát hiện công nợ ngoài dự kiến đó là: Trao đổi với ban quản trị khách hàng vềkhả năng các khoản nợ ngoài dự kiến chưa được trình bày trên BCTC, xem xét biênbản họp Hội đồng quản trị, trao đổi với luật sư của khách hàng …

* Xem xét về giả định hoạt động liên tục

Theo VSA số 570 ban hành theo Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC thì “ Khilập kế hoạch và thực hiện kiểm toán cũng như khi đánh giá và trình bày ý kiến nhậnxét trong Báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải luôn xemxét sự phù hợp của giả định hoạt động liên tục mà doanh nghiệp đã sử dụng để trìnhbày Báo cáo tài chính”

Xem xét tính hoạt động liên tục của công ty khách hàng kiểm toán viên dựatrên một số dấu hiệu sau:

- Các dấu hiệu về tài chính

- Các dấu hiệu về hoạt động kinh doanh của khách hàng

- Các dấu hiệu khác

* Đánh giá kết quả và lập Báo cáo kiểm toán

Trưởng nhóm kiểm toán phải tiến hành soát xét toàn bộ quá trình kiểm toán

cụ thể, tổng hợp kết quả kiểm toán các khoản nợ phải trả với toàn bộ các khoản mụctrên BCTC để đưa ra một kết luận chung nhất Khi đánh giá kiểm toán viên thườngquan tâm đánh giá tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán, thu thập thư giải trình củaBan Giám đốc khách hàng, xem xét các thông tin khác trong báo cáo của đơn vịkhách hàng …

Căn cứ vào kết quả kiểm toán, kiểm toán viên đưa ra một trong bốn loại ý kiến

về BCTC của khách hàng

Trang 29

- Ý kiến chấp nhận toàn phần: Được trình bày trong trường hợp kiểm toánviên và công ty kiểm toán cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên cáckhía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp vớichuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (hoặc được chấp nhận), ý kiến nàycũng được sử dụng khi BCTC có những sai sót nhưng đã được kiểm toán viên pháthiện và điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên.

- Ý kiến chấp nhận từng phần: Được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên

và công ty kiểm toán cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên cáckhía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, nếu không bịảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc mà kiểm toán viên đưa ra trong Báo cáo kiểm toán

về BCTC

- Ý kiến từ chối: Được đưa ra trong trong trường hợp bị giới hạn về phạm vikiểm toán Do bị giới hạn về phạm vi kiểm toán nên kiểm toán không thể thu thậpđầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể đưa ra ý kiến về BCTC

- Ý kiến không chấp nhận: Được đưa ra trong trường hợp không thống nhấtvới Ban giám đốc trong hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tớimức mà kiểm toán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiệntính chất và mức độ sai sót trọng yếu của BCTC

Cùng với việc phát hành Báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểmtoán còn gửi thư quản lý cho khách hàng, trong đó trình bày ý kiến tư vấn của kiểmtoán viên về việc khắc phục những yếu điểm trong HTKSNB cũng như công tác kếtoán tại công ty khách hàng

Trang 30

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG, QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN

AAC THỰC HIỆN

2.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG, QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC

2.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán (AAC)

Tên tiếng Anh: Auditing and Accounting Co., Ltd (AAC)

Trụ sở chính:

 Lô 78-80 Đường 30 Tháng 4, P Hòa

Cường Bắc, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng,

Đến tháng 5 năm 2007, AAC chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệpNhà nước trực thuộc Bộ Tài chính thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tháng 9

Trang 31

năm 2008, AAC trở thành thành viên của tổ chức kiểm toán quốc tế một trong số ít các tổ chức kiểm toán hàng đầu trên thế giới, có trụ sở chính tại Hoa

AAC cung cấp đầy đủ các dịch vụ chuyên ngành về kiểm toán, định giá, tư vấnthuế, tư vấn tài chính-kế toán và đạo tạo AAC được phép kiểm toán tất cả các loạihình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các ngành có qui chế riêng

về việc lựa chọn và bổ nhiệm kiểm toán độc lập có điều kiện, như: Kiểm toán các tổchức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, các công ty đại chúng, các tổ chứcphát hành và kinh doanh chứng khoán

Hiện tại AAC đang thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho hơn

1000 khách hàng trên toàn quốc Khách hàng của AAC là các doanh nghiệp và tổchức thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước Trong đó có 70 công ty niêm yếttrên thị trường chứng khoán, 230 công ty đại chúng, 150 công ty có vốn đầu tưnước ngoài, các tổ chức và dự án quốc tế; hơn 50 Ban Quản lý các dự án XDCBchuyên nghành và khoảng hơn 500 công ty thuộc các loại hình doanh nghiệp khác

2.1.3 Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và chuyên viên nghiệp vụ được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm thực tiễn

Qua 27 năm hoạt động, AAC đã xây dựng được đội ngũ kiểm toán viênchuyên nghiệp, có kỹ năng hành nghề thành thạo và tuân thủ tốt các chuẩn mực đạođức nghề nghiệp Trong những năm gần đây, đặc biệt là khi trở thành thành viêncủa PrimeGlobal, AAC đã đẩy nhanh tiến trình quốc tế hóa đội ngũ kiểm toán viênchuyên nghiệp với sự hỗ trợ tích cực về đào tạo và huấn luyện định kỳ doPrimeGlobal tổ chức

Trang 32

AAC luôn quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có khảnăng đáp ứng tốt nhất các nhu cầu khắt khe và đa dạng về dịch vụ của khách hàng.100% đội ngũ nhân viên của AAC đã tốt nghiệp đại học và trên đại học, 20% đượccông nhận là chuyên gia kế toán, thạc sĩ kinh tế từ các trường đại học trong và ngoàinước (như: Úc, Nhật Bản, Ai Len, Bỉ ).

Công tác đào tạo và huấn luyện kỹ năng cho cán bộ, nhân viên của AAC đượcthực hiện định kỳ hàng năm theo hình thức vừa tập trung và vừa phân cấp Đảm bảocho từng cán bộ, nhân viên được tiếp cận và lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng phù hợpvới cấp độ của mình, nâng cao năng lực chuyên môn của từng cá nhân

Phần lớn các kiểm toán viên và chuyên gia tư vấn hàng đầu của AAC đượcđào tạo trực tiếp bởi các chuyên gia cao cấp về Kiểm toán của Cộng đồng Châu Âuthông qua Dự án EURO – TAPVIET, được đào tạo và trao đổi nguồn nhân lực từPrimeGlobal và các hãng thành viên

2.1.4 Năng lực cung cấp dịch vụ, uy tín nghề nghiệp, niềm tin của khách hàng

và các cơ quan hữu quan

AAC hoạt động theo phương châm: “Chất lượng trong từng dịch vụ”, và luôn

đề cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng.Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệquyền lợi hợp pháp của mình; cung cấp những thông tin thiết thực và các giải pháptối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp

AAC hiểu rằng: Lợi ích và niềm tin của khách hàng là thước đo của chất lượngdịch vụ của AAC Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, đội ngũ cán bộ vànhân viên của AAC luôn phấn đấu không ngừng trong việc cải thiện và nâng caokhả năng cung cấp dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ chất lượng cao, đápứng tốt nhất nhu cầu và lợi ích của khách hàng

Hoạt động của AAC được đông đảo khách hàng trong nước và quốc tế thừanhận và tín nhiệm AAC được các cơ quan Nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp vàcộng đồng đánh giá cao về năng lực, chất lượng dịch vụ cũng như những đóng gópcho cộng đồng

AAC đã được Bộ Công thương bình chọn là một trong năm công ty kiểm toántốt nhất Việt Nam và được trao cúp “Thương mại dịch vụ - Top Trade Services”

Trang 33

AAC được Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyềnthông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lich bình chọn và trao cúp vàng “Doanhnghiệp Việt Nam tiêu biểu”; được Hiệp hội kinh doanh Chứng khoán Việt Nam(VASB), Tạp chí Chứng khoán Việt Nam (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), Trungtâm thông tin Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) trao tặng danh hiệu

“Tổ chức kiểm toán niêm yết uy tín”

2.1.5 Các dịch vụ chuyên ngành của AAC

 Dịch vụ kiểm toán và đảm bảo

 Dịch vụ tư vấn thuế

 Dịch vụ tư vấn kế toán

 Dịch vụ tư vấn tài chính - đầu tư

 Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng

2.1.6.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của quy trình kiểm toán nhằmđảm bảo cuộc kiểm toán tiến hành một cách hiệu quả, phù hợp giữa nguồn lực củacông ty và nhu cầu của khách hàng

Các công việc được công ty AAC thực hiện trong giai đoạn này:

Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng(A100):

 Công việc này đòi hỏi KTV phải tìm hiểu những thông tin cơ bản về khách

Trang 34

và chế độ kế toán mà công ty khách hàng đang áp dụng trong việc lập và trình bàyBCTC KTV phải tìm hiểu vì sao khách hàng muốn có BCTC được kiểm toán Từ

đó KTV thực hiện các thủ tục cần thiết để đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng và khảnăng chấp nhận khách hàng

 Đối với các khách hàng mới thì đòi hỏi KTV phải xem xét kỹ lưỡng Trướctiên KTV phải tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng, lý do thay đổi công tykiểm toán, tự đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ (lĩnh vực, ngành nghề kinh doanhcủa khách hàng có thuộc phạm vi, chuyên môn kiểm toán của công ty không) KTV

có thể gửi thư cho KTV tiền nhiệm tìm hiểu lý do rút lui khỏi hợp đồng đề phòng tựrút lui vì rủi ro KTV phải xem xét công ty mình có cung cấp cho khách hàng cáckhoản phải trả người bán, đảm bảo không; hay có lợi ích tài chính gắn liền với kếtquả hoạt động của công ty khách hàng không; phí của cuộc kiểm toán của kháchhàng có ảnh hưởng lớn đến tổng doanh thu của công ty không (nếu tỷ lệ phí kiểmtoán của khách hàng trên tổng doanh thu chiếm một khoản đáng kể thì sẽ làm ảnhhưởng đến tính độc lập của cuộc kiểm toán do công ty kiểm toán sợ mất khách hàng

sẽ mất doanh số)

 Đối với các khách hàng cũ thì KTV tiếp tục đánh giá tính độc lập của cuộckiểm toán dựa trên nhóm kiểm toán sẽ tham gia và các dịch vụ mà công ty kiểmtoán có cung cấp cho khách hàng, xem xét các sự kiện của khách hàng năm nay cóthay đổi nhiều đến mức có thể ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán hay không

Ký hợp đồng kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán, lựa chọn nhóm kiểm toán(A200):

 Sau khi đã chấp nhận khách hàng, hai bên sẽ tiến hành kí hợp đồng kiểm toán,cam kết các công việc thực hiện cũng như mức phí kiểm toán với khách hàng Sau

đó, AAC sẽ gửi thư cho khách hàng về kế hoạch kiểm toán và danh mục các tài liệu

mà khách hàng cần cung cấp trong cuộc kiểm toán AAC sẽ lựa chọn nhóm kiểmtoán phù hợp, đảm bảo tính độc lập với khách hàng và phân công nhiệm vụ chonhóm kiểm toán

Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động(A300):

 AAC sẽ tìm hiểu vê môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởngđến khách hàng như: môi trường kinh doanh chung, các vấn đề về ngành nghề, pháp

Trang 35

lý… cũng như tìm hiểu về các yếu tố nội tại của khách hàng như: tình hình kinhdoanh, cấu trúc tổ chức, sở hữu của khách hàng, các thay đổi lớn về quy mô, hệthống kế toán đang áp dụng…

Tìm hiểu chính sách kế toán và các chu trình kinh doanh quan trọng của khách hàng(A400):

 AAC sẽ tiến hành tìm hiểu về các chính sách và chu trình kinh doanh quantrọng của khách hàng như: chu trình bán hàng và thu tiền; mua hàng và trả tiền; chutrình hàng tồn kho, giá thành và giá vốn; lương phải trả cho người lao động; chutrình TSCĐ và xây dựng cơ bản; chu trình xử lí thông tin bằng máy tính…

 Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính(A500): các KTV của AAC sẽ tiến hành phântích sơ bộ các thông tin trên BCTC nhằm mục tiêu giúp KTV xác định các hệ số tàichính bất thường, các giao dịch và khoản mục bất thường đồng thời khoanh vùng cónguy cơ sai sót trọng yếu

Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận(A600):

 KTV sẽ sử dụng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá hệ thống KSNBcủa khách hàng bằng cách phỏng vấn, quan sát và kiểm tra tài liệu KTV sẽ đánh giáqua 3 thành phần cấu thành của hệ thống KSNB là: Môi trường kiểm soát; Quytrình đánh giá rủi ro; và Giám sát các hoạt động kiểm soát Việc đánh giá hệ thốngKSNB giúp KTV xác định sơ bộ nhân tố rủi ro, gian lận, lập kế hoạch kiểm toán vàxác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán

Xác định mức trọng yếu(A700) và phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu kế hoạch

Tổng hợp kế hoạch kiểm toán(A900):

 Sau khi thực hiện tất cả các bước công việc trên, KTV tiến hành tổng hợp tất

cả các vấn đề cần lưu ý trước khi thực hiện kiểm toán, và đây cũng là công cụ đểgiao tiếp hiệu quả giữa thành viên Ban Giám đốc và thành viên nhóm kiểm toán

Trang 36

2.1.6.2 Thực hiện kiểm toán

Đây là giai đoạn kiểm toán viên thực hiện từng bước các công việc đã đề ratrong kế hoạch kiểm toán Giai đoạn này kiểm toán viên sẽ có các biện pháp kiểmtoán phù hợp với từng đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểmtoán, đưa ra ý kiến xác thực về mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính Cáccông việc được thực hiện giai đoạn này:

Quy định nhiệm vụ của từng thành viên:

 Trưởng đoàn đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm toán, thực hiện cácnhiệm vụ là trao đổi với khách hàng, yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, chứng từ,

sổ sách…liên quan Trưởng đoàn sẽ đánh giá mức trọng yếu của từng vấn đề, từngquy trình mỗi nghiệp vụ phát sinh và phân công cho từng thành viên cho phù hợp

 KTV dựa vào chương trình kiểm toán để thực hiện các thủ tục cần thiết đốivới từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán, xác định thời gian hoàn thành,phân công lao động giữa các KTV, và thu thập được các tài liệu thông tin liên quancần sử dụng

 Các chương trình kiểm toán chi tiết:

 Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ

 Kiểm tra chi tiết tài sản

 Kiểm tra chi tiết nợ phải trả

 Kiểm tra chi tiết nguồn vốn

 Kiểm tra chi tiết báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

 Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản, thu thậpđược đầy đủ bằng chứng kiểm toán, có đủ cơ sở để đưa ra ý kiến nhận xét về BCTCtoán của đơn vị được kiểm toán, KTV sẽ tập hợp các tài liệu làm việc và các bằngchứng kiểm toán vào hồ sơ kiểm toán và giai đoạn thực hiện kiểm toán hoàn thành

2.1.6.3 Hoàn thành cuộc kiểm toán

Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản, thu thậpđược đầy đủ bằng chứng kiểm toán, có đủ cơ sở để đưa ra ý kiến nhận xét về BCTCtoán của đơn vị được kiểm, kiểm toán viên sẽ tập hợp các tài liệu làm việc và các

Trang 37

bằng chứng kiểm toán vào hồ sơ kiểm toán và giai đoạn thực hiện kiểm toán hoànthành

KTV thường phải tiến hành một số thủ tục kiểm toán đối với một số khoảnmục hay một số nội dung khác có liên quan mà chưa được khảo sát trong quá trìnhthực hiện kiểm toán các bộ phận trên BCTC, như: Các khoản nợ tiềm tàng; Các sựkiện sau ngày khóa sổ kế toán, lập BCTC; Gỉa định hoạt động liên tục và các vấn đềkhác

Sau khi kết thúc quá trình kiểm toán các khoản mục, trưởng đoàn kiểmtoán(sau đây gọi là trưởng đoàn) sẽ xét duyệt tất cả giấy tờ làm việc của các kiểmtoán viên và trợ lý bao gồm kết quả kiểm toán các chu trình, các bộ phận trênBCTC…; đồng thời tiến hành ghi ra tất cả các ý kiến của kiểm toán viên về cáckhoản mục đã được phân công trên một biên bản ghi nhớ Sau đó, trưởng đoàn sẽtrao đổi trước với kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp của doanh nghiệp Ngườinày sẽ có trách nhiệm giải trình một số vấn đề được nêu ra trong biên bản ghi nhớ

mà người này có bằng chứng chứng minh là không phù hợp Trường hợp đoàn kiểmtoán đồng ý với sự giải thích và với các bằng chứng được đưa ra thì các tiểu mụcnày sẽ được loại trừ ra khỏi biên bản ghi nhớ trước khi bản chính thức được in Biênbản ghi nhớ chính thức sẽ được sử dụng để họp giữa đoàn kiểm toán và ban giámđốc Ban giám đốc sau khi đã đồng ý kí vào biên bản tức là đồng ý điều chỉnh lạicác khoản mục trên báo cáo tài chính theo ý kiến của kiểm toán viên

Theo biên bản này, toàn bộ các bút toán điều chỉnh sẽ được hai bên bao gồmphòng kế toán của doanh nghiệp và người được phân công lập báo cáo kiểm toáncùng điều chỉnh dựa trên số liệu của báo cáo tài chính chưa được kiểm toán dodoanh nghiệp lập trước đây Sau khi tiến hành so khớp, nếu không có bất cứ chênhlệch nào xảy ra, đoàn kiểm toán sẽ tiến hành lập báo cáo kiểm toán nêu rõ ý kiếncủa mình về tính trung thực và hợp lí trong báo cáo tài chính của doanh nghiệpđược đính kèm theo, hai bên cùng tiến hành kí vào báo cáo kiểm toán và sau đó báocáo sẽ được phát hành ra bên ngoài

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC

Trang 38

Để có thể hiểu về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tạicông ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC được thực hiện như thế nào, công táckiểm toán được triển khai ra sao Sau khi được tiếp cận thực tế với công tác kiểmtoán của công ty và tìm hiểu qua một vài bộ hồ sơ kiểm toán của năm trước em xinđược trình bày về quy trình thực hiện kiểm toán nợ phải trả người bán của công ty

cổ phần MPT để qua đó thấy được thực trạng công tác kiểm toán khoản mục nợphải trả người bán tại AAC Và sau đây là một vài thông tin cơ bản của công ty cổphần MPT

Giới thiệu về công ty cổ phần MPT

Thông tin chung về công ty cổ phần MPT:

Gia công cơ khí, sửa chữa, xây lắp điện;

Xuất nhập khẩu thiết bị ngành dệt, hạt nhựa, giấy Kraft, máy móc thiết bị sảnxuất bao bì nhựa các loại và bao bì carton giấy;

Thiết kế và in ấn bao bì các loại;

Dịch vụ cho thuê mặt bằng, thuê nhà kho, vận tải hàng hóa, cho thuê xe dulịch, thuê địa điểm làm văn phòng; khách sạn, nhà hàng;

Sản xuất và kinh doanh bao bì Nylon và hạt tái sinh (PE/ HDPE/ PP), hạtCapel PP, Capel PE, Calpet (phụ gia ngành nhựa); Mực in các loại, vật tư thiết bịngành nhựa

Trang 39

- Nhà máy bao bì nhựa ViFuPA.

Sau đây là quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bántại công ty cổphần MPT Quy trình kiểm toán khoản mục này cũng tuân theo quy trình cơ bảngồm ba bước: lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và hoàn thành kiểm toán

2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn quan trọng đầu tiên của cuộc kiểm toánnhằm hoạch định công việc cần thực hiện nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được tiếnhành một cách hiệu quả Các bước của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán được cụthể hóa như sau:

2.2.1.1 Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán

Quy trình kiểm toán bắt đầu được thực hiện khi KTV và công ty kiểm toánchuẩn bị xác lập hợp đồng kiểm toán với khách hàng Trên cơ sở đã xác định đượcđối tượng khách hàng có thể phục vụ được, Công ty Kiểm toán AAC sẽ tiến hànhcác công việc cần thiết để chuẩn bị kế hoạch kiểm toán bao gồm: tiếp nhận yêu cầucủa khách hàng, đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhânviên thực hiện kiểm toán và làm hợp đồng kiểm toán

Đây là công việc quan trọng của giai đoạn lập kế hoạch, nhằm cung cấp nhữngthông tin cơ bản để KTV có cái nhìn bao quát nhất về ngành nghề của đơn vị đượckiểm toán Việc thu thập thông tin về KH và môi trường hoạt động để xác định vàhiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của KH có ảnh hưởng trọng yếutới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầmlẫn Để phục vụ cho kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán ngắn hạn và dàihạn cần thu thập những thông tin sau:

2.2.1.2 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

Mục tiêu: Thu thập hiểu biết về KH và môi trường hoạt động để xác định vàhiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của KH có ảnh hưởng trọng yếutới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầmlẫn

Đối với khoản mục nợ phải trả người bán, KTV sẽ thu thập những thông tinliên quan như sau:

Trang 40

Môi trường kinh doanh chung:

Năm 2020, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy có nền tảng mạnh và khảnăng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn

ở mức cao GDP thực tăng ước khoảng 7% trong năm 2020, tương tự tỉ lệ tăngtrưởng năm 2019, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trongkhu vực

Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nềbởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể Tác động y

tế ban đầu của dịch bệnh không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác, nhờ có cácbiện pháp đối phó chủ động ở cả cấp trung ương và địa phương Kinh tế vĩ mô vàtài khóa ổn định với mức tăng trưởng GDP ước đạt 1,8% trong nửa đầu năm 2020,

dự kiến đạt 2,8% trong cả năm Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giớikhông dự báo suy thoái kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng dự kiến năm nay thấp hơnnhiều so với dự báo trước khủng hoảng là 6-7% Tuy nhiên, tác động của cuộckhủng hoảng COVID-19 đang diễn ra là khó dự đoán, tùy thuộc vào quy mô và thờigian kéo dài của dịch bệnh Sức ép lên tài chính công sẽ gia tăng do thu ngân sáchgiảm xuống trong khi chi ngân sách tăng lên do gói kích cầu được kích hoạt đểgiảm thiểu tác động của đại dịch đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp

Nhờ có nền tảng cơ bản tốt và nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểmsoát ở Việt Nam cũng như trên thế giới, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục vào năm

2021 COVID-19 cũng cho thấy cần phải cải cách mạnh mẽ hơn để giúp kinh tếphục hồi trong trung hạn, như cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế số,nâng cao hiệu quả đầu tư công, đây là các nội dung chính mà Việt Nam cần cânnhắc để cải cách nhanh và mạnh hơn

Biến động về lãi suất:

Lạm phát ổn định đã tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất Hiện tại, lãi suấtcho phải trả người bán phổ biến ở mức 9-11%/năm, đối với lĩnh vực ưu tiên là 7-9%/năm, thậm chí những doanh nghiệp hoạt động tốt có thể phải trả người bánvới mức lãi suất 6-7%/năm Do đó, việc đơn vị sử dụng nợ phải trả người bán rất

có lợi cho hoạt động kinh doanh

Ngày đăng: 06/03/2024, 10:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w