1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác Động của Đặc Điểm nhân khẩu học Đến quyết Định Đầu tư qua tâm lý hành vi nghiên cứu nhà Đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam

66 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của đặc điểm nhân khẩu học đến quyết định đầu tư qua tâm lý hành vi: Nghiên cứu nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thùy Trang
Người hướng dẫn TS. Phạm Tiến Mạnh
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 3,25 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC, TÂM LÝ HÀNH VI VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ (12)
    • 1.1. Đặc điểm nhân khẩu học (12)
      • 1.1.1. Giới tính (12)
      • 1.1.2. Độ tuổi (13)
      • 1.1.3. Trình độ học vấn (13)
      • 1.1.4. Kinh nghiệm đầu tư (14)
    • 1.2. Quyết định đầu tư (14)
      • 1.2.1. Khái niệm quyết định đầu tư (14)
      • 1.2.2. Các lý thuyết liên quan đến quyết định đầu tư (15)
    • 1.3. Tâm lý hành vi (18)
      • 1.3.1. Tâm lý nhà đầu tư (18)
      • 1.3.2. Sự quá tự tin (19)
      • 1.3.3. Phản ứng thái quá và phản ứng kém (19)
      • 1.3.4. Hành vi bầy đàn (20)
    • 1.4. Nghiên cứu thực nghiệm (21)
      • 1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới (21)
      • 1.4.2. Nghiên cứu trong nước (23)
    • 1.5. Khoảng trống nghiên cứu (24)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU (26)
    • 2.1. Quy trình nghiên cứu (26)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (26)
      • 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (26)
      • 2.2.2. Phương pháp tổng hợp và thống kê số liệu (27)
      • 2.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu (27)
    • 2.3. Dữ liệu nghiên cứu (27)
    • 2.4. Giả thuyết nghiên cứu (28)
    • 2.5. Mô hình nghiên cứu (29)
      • 2.5.1. Mô tả các biến (29)
      • 2.5.2. Mô hình (32)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (35)
    • 3.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu (35)
    • 3.2. Kết quả mô hình nghiên cứu (36)
      • 3.2.1. Kiểm định mô hình đo lường (36)
      • 3.2.2. Kiểm định mô hình cấu trúc (38)
      • 3.2.3. Kiểm định giả thuyết (42)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (48)
    • 4.1. Kết luận (48)
    • 4.2. Khuyến nghị (49)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (52)
  • PHỤ LỤC (60)

Nội dung

1 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH ------ ĐỀ TÀI TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ QUA TÂM LÝ HÀNH VI: NGHIÊN CỨU NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KH

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC, TÂM LÝ HÀNH VI VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ

Đặc điểm nhân khẩu học

Có nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư được đưa ra, bao gồm cả các yếu tố nhân khẩu học Theo Joseph (2015), các yếu tố nhân khẩu học được cho là có vai trò trong hành vi cá nhân khi đối mặt với một quyết định có tác động tài chính và sự khác biệt về các yếu tố nhân khẩu học có thể dẫn đến sự khác biệt trong hành vi của một người Theo Adam Hayes (2022), nhân khẩu học là số liệu thống kê mô tả dân số và đặc điểm của họ Phân tích nhân khẩu học là nghiên cứu về dân số dựa trên các yếu tố như tuổi tác, chủng tộc và giới tính Dữ liệu nhân khẩu học đề cập đến thông tin kinh tế xã hội được thể hiện theo thống kê, bao gồm việc làm, giáo dục, thu nhập, tỷ lệ kết hôn, tỷ lệ sinh và tử vong.… Các công ty sử dụng các bộ phận tiếp thị hoặc thuê ngoài các công ty tiếp thị chuyên biệt để thu thập thông tin nhân khẩu học về người dùng, khách hàng hoặc nhóm khách hàng tiềm năng Các nhà nghiên cứu học thuật cũng thu thập dữ liệu nhân khẩu học cho mục đích nghiên cứu bằng các công cụ khảo sát khác nhau Các đảng và chiến dịch chính trị cũng thu thập nhân khẩu học để nhắm mục tiêu nhắn tin cho các ứng cử viên chính trị Các nhà kinh tế, các nhà đầu tư có thể dựa vào đặc điểm nhân khẩu học để phân tích thông tin và đưa ra quyết định đầu tư

Dựa vào kết quả nghiên cứu của Wahyuni và Astuti (2021), ở đây tác giả muốn nhắc đến bốn yếu tố nhân khẩu học là: giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn và kinh nghiệm đầu tư

Giới tính được định nghĩa là sự khác biệt về mặt sinh học ở con người, được gọi là nam và nữ Nam giới và nữ giới có sự khác biệt trong việc ra quyết định đầu tư Nhìn chung, một nhà đầu tư nam có xu hướng đặt tiền của mình vào thị trường vốn với những tài sản có rủi ro cao, trong khi một nhà đầu tư nữ sẽ thích ngành ngân hàng có rủi ro thấp hơn (Lutfi, 2010) Một số nghiên cứu cũng đã làm rõ mối quan hệ của giới tính đến các quyết định đầu tư Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Chavali và Mohan Raj (2016) cho thấy tác động của một biến nhân khẩu học giới tính đối với mô hình đầu tư của nhà đầu tư Nghiên cứu của Barber và Odean (2001) phân chia giao dịch theo giới tính và kết luận rằng các nhà đầu tư nam có xu hướng giao dịch nhiều hơn các nhà đầu tư nữ, do đó làm giảm đáng kể lợi tức đầu tư của họ do giao

5 dịch quá nhiều Sự khác biệt có thể thấy rõ hơn giữa các nhà đầu tư nam và nữ độc thân Trái ngược với kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi (Utami và Kartini, 2016) và (Tanusdjaja, 2018) cho rằng giới tính sẽ không ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của một người

Tuổi tác là thời gian của cuộc đời và là sức mạnh hoặc phẩm chất chính xuất hiện cùng với tuổi tác Các kỹ năng cá nhân có thể tăng lên theo độ tuổi (Jolaosho,

2017), bởi vì họ học cách quản lý thời gian hiệu quả (Hadi, 2015) Nhiều nghiên cứu với các kết quả khác nhau liên quan đến mối quan hệ giữa độ tuổi và quyết định đầu tư với các kết quả khác nhau như nghiên cứu được thực hiện bởi (Das và Jain, 2015), (Chavali và Mohanraj, 2016) và (Tanusdjaja, 2018)

Các bằng chứng tâm lý học cho thấy những người trẻ tuổi phản ứng với thông tin nhạy hơn những người lớn tuổi bởi những người trẻ tuổi có thể tổng hợp và xử lý thông tin nhanh và hiệu quả hơn Nghiên cứu của Dhar và Zhu (2006) cho rằng các nhà đầu tư lớn tuổi thường có hiệu ứng phân bổ tài khoản kém hơn và ít bị lôi kéo vào những hoạt động đầu tư có tính đỏ đen trên thị trường chứng khoán Nghiên cứu của Kumar (2009) cũng chỉ ra các nhà đầu tư lớn tuổi cũng ít bị cuốn vào các hoạt động đầu tư mạo hiểm (có tính cờ bạc) trên thị trường chứng khoán Đồng thời, tác giả cũng làm rõ mối quan hệ giữa tuổi tác, kinh nghiệm đầu tư và kỹ năng đầu tư Kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả đầu tư ở độ tuổi sau 70 có sự suy giảm, điều này chứng tỏ có những tác động tiêu cực của tuổi tác Các ước lượng hồi quy cho thấy, kỹ năng đầu tư tăng theo kinh nghiệm do những tác động tích cực của việc học hỏi theo thời gian nhưng lại suy giảm theo tuổi tác do ảnh hưởng bất lợi của việc lão hóa nhận thức Đồng thời, sự suy giảm diễn ra nhanh hơn ở những nhà đầu tư lớn tuổi có trình độ thấp hơn

Mehta và Sharma (2015) nghiên cứu đã nỗ lực để có được ý tưởng về mô hình đầu tư, chiến lược đầu tư và kỳ vọng của các nhà đầu tư cá nhân từ khoản đầu tư, cùng với việc xem xét các đặc điểm nhân khẩu học Kết quả cho thấy rằng các nhà đầu tư nhóm tuổi trung niên có mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn so với những người trẻ tuổi

Người có trình độ học vấn cao sẽ có kiến thức và tư duy khác so với người có trình độ học vấn thấp hơn Nghiên cứu của Bhandari và Deaves (2005), Obamuyi

(2013) nhận thấy rằng trình độ học vấn có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư Lutfi

(2010) cho rằng các nhà đầu tư có trình độ học vấn cao hơn có nhiều kiến thức và kỹ năng hữu ích hơn trong việc ra quyết định đầu tư Nghiên cứu của Lewellen và cộng sự (1977), Schooley và Worden (1999) phát hiện ra rằng trình độ học vấn càng cao thì khả năng chấp nhận rủi ro trong các quyết định đầu tư của mình càng cao, trong khi đó Kiran và Rao (2004) phát hiện ra rằng trình độ học vấn của nhà đầu tư càng cao thì thái độ không thích rủi ro càng cao trong quyết định đầu tư Nghiên cứu của Christanti và Mahastanti (2011) cho rằng trình độ học vấn được xếp vào loại cao cũng không khiến nhà đầu tư tự tin xác định yếu tố nào quan trọng hơn để ra quyết định đầu tư Cho dù nhà đầu tư có trình độ học vấn như thế nào thì cũng vẫn phải xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến hoạt động đầu tư

Kinh nghiệm là một trong những yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến quyết định đầu tư Các nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm thường dễ dàng hơn trong việc lựa chọn một phương án thay thế cụ thể so với việc đánh giá một số cổ phiếu thay thế Nghiên cứu của Christanti và Mahastanti (2011) cho rằng có mối quan hệ giữa kinh nghiệm đầu tư chứng khoán với việc ra quyết định đầu tư Kinh nghiệm ảnh hưởng đến nhà đầu tư trong các quyết định đầu tư Những nhà đầu tư ít kinh nghiệm đầu tư chứng khoán vẫn xem xét và cân nhắc mọi yếu tố trước khi quyết định đầu tư, trong khi những nhà đầu tư có kinh nghiệm đầu tư đủ lâu đã bắt đầu giảm bớt những yếu tố cần cân nhắc khi quyết định đầu tư Theo Joseph (2015), một nhà đầu tư đã được hưởng lợi từ tài sản đầu tư sẽ cảm thấy rằng anh ta có cơ hội lớn hơn để lặp lại khoản đầu tư tiếp theo vì yếu tố kinh nghiệm Nghiên cứu được thực hiện bởi (RA Putri và Isbanah, 2020), (Rahman và Khanam, 2013) và (Tanusdjaja, 2018) cho thấy các kết quả khác nhau liên quan đến tác động của trải nghiệm đầu tư với các quyết định đầu tư được đưa ra.

Quyết định đầu tư

1.2.1 Khái niệm quyết định đầu tư

Theo Chandra (2008), quyết định đầu tư chứng khoán là một quá trình phức tạp bao gồm phân tích một số yếu tố và các bước khác nhau Ông cho rằng các quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân thường dựa trên các yếu tố cá nhân của họ như tuổi tác, trình độ học vấn, thu nhập và danh mục đầu tư Quyết định đầu tư chứng khoán có thể được định nghĩa là quá trình lựa chọn một phương án cụ thể

7 để đánh giá một số phương án Để thực hiện hoạt động đầu tư, nhà đầu tư cần ra quyết định đầu tư

Nghiên cứu của Odean (1999) gợi ý một vài điều khiến nhà đầu tư mua cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi một số điều sau: khối lượng giao dịch cổ phiếu; mức lợi nhuận cổ phiếu; thông tin chứng khoán Và khi mua cổ phiếu, các nhà đầu tư tập trung vào dữ liệu và hình ảnh của công ty hơn là khi bán cổ phiếu Các nhà đầu tư thường mua cổ phiếu vì họ quan tâm và có lẽ vì họ chú ý đến kết quả hoạt động trong quá khứ dù tốt hay xấu Các nhà đầu tư cá nhân, khi đưa ra quyết định bán, ít quan tâm đến hiệu suất của một khoản đầu tư hơn là khi bán Nghiên cứu của Lê Phước Lương và Đoàn Thị Thu Hà (2011) cho rằng, có một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, đó là kỳ vọng thấp của thị trường, thị trường điều chỉnh đủ lớn và kinh nghiệm thua lỗ

1.2.2 Các lý thuyết liên quan đến quyết định đầu tư

1.2.2.1 Lý thuyết tài chính truyền thống

Olsen (1998) đã nêu trong “Sự phi lý trí của nhà đầu tư và hành vi tự đánh bại bản thân” rằng hành vi của con người là hợp lý trong tài chính truyền thống tạo ra tối đa hóa lợi nhuận, đây là mô hình không hoàn chỉnh, không xem xét đầy đủ hành vi của những người đầu tư được nghiên cứu trong tài chính hành vi Giả thuyết thị trường hiệu quả là nền tảng của tính hợp lý dưới dạng Semi Strong của giả thuyết thị trường hiệu quả được kết nối với tất cả các thông tin hiện tại và trước đây có liên quan đến sự lên xuống của giá tài sản Theo tài chính truyền thống, người ta cho rằng các quyết định đầu tư dựa trên khái niệm xem xét hành vi hợp lý của mọi người liên quan đến đầu tư Nhưng không có sự hợp lý chính xác nào tồn tại trong thế giới thực nên tác động của nó đối với các quyết định đầu tư xuất phát từ biến động giá cổ phiếu của thị trường Tài chính hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư xuất phát từ thành kiến và cảm xúc của con người, tài chính truyền thống cũng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư Nghiên cứu của Baker và Haslem (1974) cho biết “lợi tức kỳ vọng, cổ tức và sự ổn định tài chính của công ty là những cân nhắc đầu tư nghiêm túc đối với các nhà đầu tư cá nhân vào năm 1977, họ cũng giải thích thêm một lần nữa rằng các nhà đầu tư hành xử hợp lý và tính đến rủi ro đầu tư và lợi nhuận thu được”

Theo Malecka (2020), lý thuyết tài chính truyền thống xoay quanh hai lý thuyết kinh tế cơ bản: lý thuyết quyết định cổ điển và lý thuyết hữu dụng kỳ vọng Lý thuyết quyết định cổ điển nhấn mạnh rằng các quyết định phải hợp lý và tối ưu; do đó, lý thuyết áp dụng một chiến lược tối ưu hóa nhằm tìm kiếm giải pháp thay thế khả thi

8 nhất để tối ưu hóa việc đạt được mục tiêu Theo Lejarraga và Pindard – Lejarraga

(2020), lý thuyết quyết định cổ điển bắt nguồn từ giả định rằng các nhà đầu tư là khách quan, có thông tin đầy đủ và phân tích cẩn thận tất cả các phương án khả thi cũng như hậu quả của chúng trước khi chọn phương án lý tưởng

Ngược lại, lý thuyết hữu dụng kỳ vọng do Neumann và Morgenstern (1947) phát triển cung cấp nền tảng cho các mô hình kinh tế tiêu chuẩn về cách mọi người đưa ra lựa chọn Theo Schildberg – Horisch (2018), lý thuyết hữu dụng kỳ vọng giả định rằng các cá nhân có sở thích ổn định và nhất quán; họ biết mình muốn gì và sở thích của họ đối với một lựa chọn cụ thể không phụ thuộc vào ngữ cảnh

1.2.2.2 Lý thuyết tài chính hành vi

Nghiên cứu của Arora (2015) phân loại tài chính thành ba nhánh, cụ thể là tài chính lý thuyết, tài chính thực nghiệm và tài chính hành vi Tác giả giải thích thêm rằng trong khi tài chính lý thuyết đòi hỏi phải nghiên cứu mối quan hệ logic giữa các tài sản; tài chính thực nghiệm liên quan đến việc nghiên cứu dữ liệu để suy luận mối quan hệ giữa các biến tài chính Tài chính hành vi là một khía cạnh của nghiên cứu tài chính kết hợp tâm lý học vào quá trình đầu tư

Nghiên cứu của McMahon (2005) cho biết tài chính hành vi phát triển vào những năm 1980 do những hạn chế của các lý thuyết tài chính hiện đại hiện có, đặc biệt là thiếu các giả định phi thực tế về hành vi của con người làm nền tảng cho các mô hình được sử dụng Theo Babarinde và Kazeem (2019), vì tài chính hành vi liên quan đến nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý, nhận thức, cảm xúc, văn hóa và xã hội đối với các quyết định tài chính của các cá nhân, công ty, tổ chức và thị trường, do đó, nghiên cứu về xu hướng hành vi của các cá nhân trong lĩnh vực tài chính về quá trình ra quyết định cấu thành chủ đề chính của tài chính hành vi

Theo Costa và cộng sự (2019), mục đích của tài chính hành vi là xác định và tìm hiểu lí do tại sao mọi người lại đưa ra lựa chọn tài chính nào đó Tài chính hành vi giả định rằng cấu trúc thông tin và đặc điểm của những người tham gia thị trường ảnh hưởng một cách có hệ thống đến các quyết định đầu tư cũng như kết quả thị trường Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã ghi nhận các hiện tượng dài hạn trên thị trường chứng khoán mâu thuẫn với giả thuyết này và không thể được giải thích hợp lí trong các mô hình dựa trên ý tưởng là nhà đầu tư luôn đưa ra các quyết định lí trí Nghiên cứu của Babajide và Adetiloye (2012) tuyên bố rằng các nhà đầu tư không lý trí như họ vẫn tưởng Sự khác biệt này được giải thích thông qua khái niệm tài chính

9 mới được gọi là tài chính hành vi mô tả lý do tại sao các nhà đầu tư đưa ra quyết định phi lý Theo Olsen (1998), trong bài báo của ông dự đoán mối quan hệ giữa tài chính hành vi và biến động giá cổ phiếu Ông phát hiện ra rằng nếu tất cả các nhà đầu tư được cung cấp cùng một bộ dữ liệu thì sự khác biệt về nhận thức dữ liệu cũng sẽ chiếm ưu thế Các nhà nghiên cứu khác nhau trình bày một số yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Nghiên cứu của Bakar và Yi (2016) cho biết các yếu tố tâm lý như xu hướng quá tự tin, xu hướng bảo thủ, xu hướng bầy đàn và sẵn có có thể tác động đến quyết định tài chính

Theo McMahon (2005) và Ritter (2003), về cơ bản, thuật ngữ Heuristic đề cập đến quy tắc ngón tay cái, quy tắc đơn giản và gần đúng, quy trình hướng dẫn, lối tắt hoặc chiến lược được sử dụng để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định đặc biệt khi đối mặt với môi trường tổng hợp, phức tạp hoặc không chắc chắn Nghiên cứu của Kannadhasan (2015) và Shefrin (2000) định nghĩa Heuristic là quá trình mà mọi người tự mình tìm ra mọi thứ, thường là bằng cách thử và sai, điều này thường khiến họ phát triển các quy tắc ngón tay cái Nói cách khác, các quy tắc ngón tay cái hoặc lối tắt tinh thần giúp mọi người đưa ra quyết định nhanh chóng và dễ dàng được gọi là Heuristic Những lối tắt này có thể hữu ích, nhưng cũng có thể dẫn đến những quyết định sai lầm theo Kannadhasan (2015), Prosad (2015) và Shefrin (2000)

Theo Virigineni và Rao (2017), Heuristics là các quy tắc hiệu quả mà mọi người thường tuân theo để hình thành các phán đoán và đưa ra quyết định thường liên quan đến việc tập trung vào một khía cạnh của một vấn đề phức tạp và bỏ qua những khía cạnh khác Các quy tắc này hoạt động tốt trong hầu hết các trường hợp, nhưng chúng có thể khác với logic thông thường, xác suất hoặc lý thuyết lựa chọn hợp lý truyền thống Họ tuyên bố rằng theo lý thuyết quyết định Heuristic, quá trình ra quyết định của nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi năm thành kiến khác nhau dựa trên sự không chắc chắn và rủi ro Theo họ, những thành kiến này là sự tự tin thái quá, tính đại diện, neo đậu, hành vi bầy đàn và thành kiến nhận thức muộn

Các nhà đầu tư cá nhân sử dụng phương pháp Heuristic để giảm bớt sự phức tạp trong quá trình ra quyết định của họ Mặc dù vậy, phương pháp này cuối cùng dẫn đến những sai lệch trên con đường của các nhà đầu tư Nhiều kết quả nghiên cứu đã

10 chỉ ra rằng những thành kiến này về lâu dài sẽ làm giảm chất lượng của các quyết định mà các nhà đầu tư đưa ra trên thị trường vốn.

Tâm lý hành vi

Theo Kengatharan (2014), tài chính hành vi xem xét mức độ khác nhau của đặc điểm tâm lý ảnh hưởng đến cách các cá nhân hoặc nhóm với tư cách là nhà đầu tư, nhà phân tích và nhà quản lý danh mục đầu tư đưa ra quyết định Nó cố gắng hiểu cảm xúc và lỗi nhận thức ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của các nhà đầu tư cá nhân Asaad (2012) đề xuất nghiên cứu tài chính thử nghiệm liên ngành bao gồm phân tích khía cạnh hành vi của những người ra quyết định trong việc ra quyết định tài chính Metawa, Hassan và Safa (2019) đã nghiên cứu bốn yếu tố tâm lý hành vi ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư là: tâm lý nhà đầu tư, sự quá tự tin, phản ứng thái quá và phản ứng kém, hành vi bầy đàn

1.3.1 Tâm lý nhà đầu tư

Theo Baker và Wurgler (2006), tâm lý nhà đầu tư được định nghĩa là quan điểm và niềm tin của nhà đầu tư về dòng tiền trong tương lai hoặc tỷ lệ chiết khấu không được hỗ trợ bởi các nguyên tắc cơ bản quan trọng Nghiên cứu của Black (1986) cho rằng mức độ lạc quan hoặc bi quan cao có liên quan đến việc các nhà đầu tư giao dịch trên các mô hình chính thống Chẳng hạn, nếu phân tích cơ bản khuyến nghị bán một cổ phiếu cụ thể và nhà đầu tư quyết định nắm giữ cổ phiếu dựa trên niềm tin của chính mình hoặc ngược lại Quyết định của nhà đầu tư trong trường hợp này được cho là dựa vào cảm tính

Nghiên cứu của Mian và Sankaraguruswamy (2012) nhận thấy rằng tâm lý khiến giá cổ phiếu phản ứng với tin tức theo hướng của tâm lý Phát hiện của họ cho thấy rằng giá cổ phiếu phản ứng tích cực đối với tin tức thu nhập tốt trong thời kỳ tâm lý cao hơn so với thời kỳ tâm lý thấp và ngược lại Tác động như vậy của tâm lý đối với phản ứng của giá cổ phiếu là rõ ràng trong trường hợp các cổ phiếu nhỏ, không ổn định, không trả cổ tức và cổ phiếu gặp khó khăn Nghiên cứu của Jiang (2011) cho thấy rằng phản ứng của thị trường đối với thông báo thu nhập là không đối xứng, đặc biệt là đối với tâm lý nhà đầu tư bi quan

Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2002) sử dụng chỉ số cảm tính của nhà đầu tư như một thước đo trực tiếp về tâm lý để kiểm tra tác động tâm lý của các nhà đầu tư đối với sự hình thành biến động và lợi nhuận kỳ vọng Họ thấy rằng sự thay đổi của tâm lý có tương quan nghịch với sự biến động của thị trường Nghiên cứu của Lee và

11 cộng sự (1991) cũng nhận thấy rằng chiết khấu của quỹ đóng (một đại diện cho tâm lý nhà đầu tư) có mối tương quan cao nhất với các cổ phiếu nhỏ nhất do các nhà đầu tư cá nhân điều hành Phát hiện của họ cũng cho thấy rằng tâm lý nhà đầu tư có ảnh hưởng cao nhất đến sự biến động của thị trường Nghiên cứu của Ben – Rephael và cộng sự (2012) phân tích những thay đổi ròng tổng hợp trong các quỹ vốn chủ sở hữu và nhận thấy rằng những thay đổi đó có mối quan hệ đồng biến với lợi nhuận vượt trội và mối quan hệ đó bị đảo ngược trong ngắn hạn (bốn - mười tháng) Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư dẫn đến nhiễu trên thị trường chung

Theo Hirshleifer và cộng sự (2012), các nghiên cứu về tài chính hành vi cho thấy rằng các cá nhân, trung bình, có xu hướng đánh giá quá cao cơ hội thành công và đánh giá thấp cơ hội thất bại hoặc rủi ro Sự quá tự tin là trạng thái tự mãn, tự hài lòng với chính mình, tin mình tài giỏi và hoàn hảo hơn người khác Cũng đúng với kiến thức, các cá nhân đầu tư có sự tự tin thái quá không có nghĩa là họ thiếu hiểu biết, mà do quan điểm của họ về bản thân tốt hơn so với thực tế Theo Odean (1998), đặc điểm chung của các nhà đầu tư là quá tự tin về khả năng của mình khi lựa chọn cổ phiếu và quyết định khi nào nên giữ hoặc bán đi, những người như vậy sẽ có hiệu suất trên thị trường thấp hơn

Nghiên cứu của Gervais và Odean (2001) cho biết trong mô hình thị trường nhiều thời kỳ của họ, chỉ ra rằng các nhà giao dịch, ở giai đoạn đầu của sự nghiệp, có xu hướng đánh giá quá cao thành công của chính họ Việc đánh giá quá cao như vậy dẫn đến sự tự tin thái quá trong giao dịch, điều này sẽ vô hiệu hóa khi nhà giao dịch tích lũy kinh nghiệm

Nghiên cứu của Pikulina và cộng sự (2017) cho rằng sự tự tin thái quá của các nhà đầu tư về kiến thức đầu tư của chính mình dẫn đến đầu tư quá mức, trong khi sự thiếu tự tin dẫn đến đầu tư dưới mức và sự tự tin vừa phải dẫn đến đầu tư chính xác

1.3.3 Phản ứng thái quá và phản ứng kém

Phản ứng thái quá là một kiểu phản ứng của cảm xúc đối với chứng khoán, được dẫn dắt bởi lòng tham hoặc sự sợ hãi Các nhà đầu tư không phải lúc nào cũng hành động theo lí, họ thường bị ảnh hưởng bởi cảm xúc

Nghiên cứu của De Bondt và Thaler (1985) chỉ ra rằng các nhà đầu tư phản ứng thái quá một cách có hệ thống trước những tin tức bất ngờ, và điều này dẫn đến vi phạm tính hiệu quả của thị trường Họ kết luận rằng các nhà đầu tư đặt tầm quan trọng

12 cao vào hiệu suất trong quá khứ, bỏ qua xu hướng đảo chiều trung bình của hiệu suất đó

Nghiên cứu của Daniel và cộng sự (1998) đề xuất một mô hình về phản ứng thái quá và phản ứng kém của nhà đầu tư với giả định sự tồn tại của cả hai NĐT có hiểu biết và NĐT kém hiểu biết Sự quá tự tin của nhà đầu tư có hiểu biết dẫn đến việc đánh giá quá cao tín hiệu cá nhân của họ về giá trị cổ phiếu, trong khi sự tự quy kết thiên vị của họ dẫn đến đánh giá thấp các tín hiệu công khai Điều này tạo ra lợi nhuận ngắn hạn, tiếp theo là sự đảo ngược dài hạn, vì thông tin công khai cuối cùng vượt xa những bất thường về hành vi cá nhân

Nghiên cứu của Hong và Stein (1999) lập mô hình phản ứng thái quá và phản ứng kém trong một thiết lập tính hợp lý có giới hạn với hai tác nhân – nhà đầu tư theo dõi tin tức và nhà đầu tư theo đà Họ cho rằng khi các nhà đầu tư theo đà hưởng lợi bằng cách phân tích xu hướng, giá cổ phiếu phản ứng kém do thông tin được lan truyền Nhưng về lâu dài, giá cổ phiếu phản ứng thái quá do nỗ lực kinh doanh chênh lệch giá của các nhà đầu tư

Nghiên cứu của Kausar và Taffler (2005) kiểm tra thực nghiệm ba mô hình phản ứng thái quá và phản ứng kém Họ tìm thấy bằng chứng về phản ứng thiếu tích cực trước tin xấu và phản ứng hợp lý trước tin tốt Điều này hỗ trợ cho mô hình của Daniel và cộng sự (1998) Kết quả của họ không cung cấp bất kỳ hỗ trợ nào cho hai mô hình còn lại

Nghiên cứu của Chiao và Hueng (2005) trình bày phản ứng thái quá như một yếu tố rủi ro để giải thích tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu khi họ thấy rằng quy mô công ty và tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường là không đủ để giải thích đầy đủ về tỷ suất sinh lợi

Có thể nói phản ứng thái quá hay phản ứng kém của nhà đầu tư đều tác động không hề nhỏ tới hiệu suất và giá trị thị trường

Hành vi bầy đàn hay hiệu ứng đám đông là sự bắt chước của NĐT theo hành động hay quyết định của NĐT khác hoặc chạy theo xu hướng thị trường mà không dựa trên suy luận của bản thân

Nghiên cứu thực nghiệm

1.4.1 Nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu của Geetha và Ramesh (2012) cố gắng tìm ra tầm quan trọng của các yếu tố nhân khẩu học của dân số như giới tính, tuổi tác, giáo dục, nghề nghiệp, thu nhập, tiết kiệm và quy mô gia đình so với một số yếu tố của các quyết định đầu tư như ưu tiên dựa trên các đặc điểm của đầu tư, thời gian đầu tư, tiếp cận thông tin nguồn, tần suất đầu tư và khả năng phân tích Nghiên cứu được thực hiện bằng cách thực hiện một cuộc khảo sát tại quận Nagapattinam của Tamilnadu, Nam Ấn Độ và các suy luận thống kê được suy luận bằng cách sử dụng các công cụ SPSS, kiểm định ANOVA và kiểm định Chi – square Nghiên cứu cho thấy các yếu tố nhân khẩu học có ảnh hưởng đáng kể đến một số yếu tố quyết định đầu tư và không đáng kể trong

14 các yếu tố khác Nghiên cứu cũng cho biết bảo hiểm nhân thọ là con đường đầu tư chiếm tỷ lê cao nhất 43.8% trong số những nhà đầu tư được khảo sát thể hiện nét đặc trưng của người Ấn Độ - không thích mạo hiểm

Theo Bakar và Yi (2016), mục đích của nghiên cứu là thu hẹp khoảng cách về sự khác biệt về vị trí địa lý và hồ sơ nhân khẩu học giữa Malaysia và các quốc gia khác bằng cách kiểm tra tác động của yếu tố tâm lý đối với việc ra quyết định của NĐT trên TTCK Malaysia Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi thu được từ 200 nhà đầu tư ở khu vực Thung lũng Klang và Pahang trong độ tuổi từ 18 – 60 năm có liên quan đến TTCK Malaysia Các phát hiện cho thấy sự quá tự tin, bảo thủ và thiên vị có tác động đáng kể đến việc ra quyết định của các nhà đầu tư trong khi hành vi chăn gia súc không có tác động đáng kể đến việc ra quyết định của các nhà đầu tư Ngoài ra các yếu tố tâm lý phụ thuộc vào giới tính Nghiên cứu này giúp các nhà đầu tư nhận thức được tác động của các yếu tố tâm lý của chính họ đối với việc ra quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán, do đó làm tăng tính hợp lý của các quyết định đầu tư để nâng cao hiệu quả thị trường

Theo Sadiq và Hafiz Muhammad Ishaq (2014), hồ sơ nhân khẩu học của các nhà đầu tư được coi là một trong những yếu tố thay đổi quyết định trong số những yếu tố khác Bài nghiên cứu đã xem xét ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học dựa trên mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư khi nhà đầu tư lựa chọn các phương án đầu tư và kết quả cho thấy các yếu tố nhân khẩu học của nhà đầu tư như trình độ học vấn, mức thu nhập, kiến thức đầu tư, kinh nghiệm đầu tư đều có ảnh hưởng đến hành vi đầu tư của nhà đầu tư, mức độ chấp nhận rủi ro, tuy nhiên một số yếu tố khác như giới tính, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, gia đình lại không ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư

Nghiên cứu của Lan và cộng sự (2018) dự đoán và phân tích hành vi của các nhà đầu tư có giá trị lớn đối với các tổ chức tài chính Bài viết này sử dụng dữ liệu khảo sát từ khoảng 9.000 nhà đầu tư cá nhân trên khắp Trung Quốc để khám phá khả năng dự đoán của các hành vi quyết định bằng cách nghiên cứu các đặc điểm nhân khẩu học Sau khi áp dụng kiểm định Chi – square, kiểm định Spearman và một số phương pháp khai thác dữ liệu, họ đã xác minh rằng các đặc điểm nhân khẩu học có mối liên kết chặt chẽ với các hành vi quyết định đầu tư và đó là một giải pháp kinh tế và khả thi cho các tổ chức tài chính để xây dựng các mô hình dự đoán hành vi ban đầu, đặc biệt là khi dữ liệu về hành vi của nhà đầu tư không đầy đủ

Nghiên cứu của Lutfi (2010) về mối quan hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học và quyết định đầu tư ở Surabaya Ngoài ra, nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học của nhà đầu tư và các loại hình đầu tư (sản phẩm ngân hàng, công cụ thị trường vốn, và tài sản vật chất) Sử dụng mẫu gồm 84 nhà đầu tư ở Surabaya, nghiên cứu này cho thấy rằng các yếu tố nhân khẩu học giải thích khả năng chấp nhận rủi ro và sở thích đầu tư của nhà đầu tư Kết quả cũng cho thấy mối quan hệ đáng kể giữa mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư và sở thích đầu tư của họ Nghiên cứu này cho thấy rằng các yếu tố nhân khẩu học giải thích khả năng chấp nhận rủi ro và sở thích đầu tư của nhà đầu tư

Waweru, Munyoki và Uliana (2008) khảo sát các tổ chức đầu tư trên thị trường chứng khoán Naironi Họ điều tra vai trò của tài chính hành vi và tâm lý nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định Nghiên cứu hình thành một vài hành vi tài chính như: tính đại diện, sự quá tự tin, Neo, gian lận cờ bạc, sự sẵn có, sợ thua lỗ, sợ hối hận và kế toán ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các tổ chức trên NSE

Nghiên cứu của Lê Phước Lương và Đoàn Thị Thu Hà (2011) nghiên cứu yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư cá nhân và mối quan hệ giữa các yếu tố này đến hiệu suất đầu tư Bài nghiên cứu dựa trên các lý thuyết về tài chính hành vi thông qua bảng câu hỏi khảo sát nhà đầu tư trên TTCK Thành phố Hồ Chí Minh Dữ liệu được phân tích bằng SPSS và AMOS Kết quả cho thấy có 5 yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư: bầy đàn, thị trường, triển vọng, quá tự tin và sai lệch neo khả năng Hầu hết các nhân tố này đều ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân ở mức vừa phải, trong khi yếu tố thị trường có mức độ tác động cao

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Đức Hiển (2012) có mục đích là nhận diện và khám phá hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam tiếp cận theo nguyên lý, lý thuyết tài chính hành vi Dữ liệu cho nghiên cứu được lấy từ 500 ý kiến của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam và kết quả của 2300 tài khoản với trên 100 nghìn lệnh giao dịch của nhà đầu tư cá nhân Kết quả của nghiên cứu cho thấy quan hệ giữa độ tuổi và trình độ học vấn với nhóm yếu tố tâm lý; tìm ra bằng chứng định lượng về các lệch lạc trong hành vi của nhà đầu tư cá nhân như lệch lạc do tâm lý bầy đàn, lệch lạc do hiệu ứng phân bổ tài khoản, đưa ra những chính sách phát triển TTCK Việt

Nam, chứng minh yếu tố lạm phát không phải là nhân tố thực sự tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân

Mục tiêu nghiên cứu của Bùi Nhất Vương và cộng sự (2020) là phân tích các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định và hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư cá nhân

Dữ liệu khảo sát thu thập từ 411 nhà đầu tư cá nhân tại TTCK Thành phố Hồ Chí Minh để cung cấp bằng chứng Kết quả từ phân tích hồi quy bội bởi sử dụng phần mềm SPSS 20 cho thấy Neo quyết định, Sự quá tự tin, Khuynh hướng sẵn có, Hiệu ứng đám đông, Tình huống điển hình đã liên kết tích cực với quyết định đầu tư Tuy nhiên, quyết định đầu tư được thúc đẩy bởi các nhân tố này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả đầu tư Nghiên cứu cũng chỉ ra nhà đầu tư nam có kinh nghiệm đầu tư hiệu quả hơn nhà đầu tư nữ và những nhà đầu tư càng lớn tuổi có khuynh hướng đầu tư ít hiệu quả hơn các nhà đầu tư trẻ tuổi Những phát hiện chính của nghiên cứu này cung cấp các hàm ý thực tiễn cho đầu tư cá nhân

Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Ngọc Lan (2009) đã bước đầu làm rõ một số nội dung cơ bản của tài chính hành vi và tổ chức điều tra, khảo sát hành vi của 160 nhà đầu tư thông qua bảng hỏi Tuy nhiên, phần lý thuyết của tác giả chưa làm rõ nội dung nền tảng của các lý thuyết tài chính hành vi Phần điều tra bảng hỏi mới chỉ dừng lại ở việc thống kê mô tả, chưa xây dựng được mô hình đo lường các yếu tố tâm lý cấu thành hành vi của nhà đầu tư; các thang đo yếu tố tâm lý chưa được kiểm định mối quan hệ Nhìn chung kết quả nghiên cứu chưa làm rõ được hành vi của nhà đầu tư.

Khoảng trống nghiên cứu

Qua các tài liệu nghiên cứu ở trong và ngoài nước về ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân, có thể thấy rằng đặc điểm nhân khẩu học ít được các tác giả lấy làm yếu tố phân tích ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư Các nghiên cứu chủ yếu đánh giá quyết định đầu tư dựa vào tâm lý hành vi, hành vi giao dịch thông qua yếu tố nhân khẩu học

Vì vậy, bài Khóa luận “Tác động của đặc điểm nhân khẩu học đến quyết định đầu tư qua tâm lý hành vi: Nghiên cứu nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam” mong muốn kết quả của bài viết sẽ đóng góp thêm cơ sở lý luận về giải thích hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán

Chương 1 tác giả đã tập trung làm rõ các lý thuyết về đặc điểm nhân khẩu học quyết định đầu tư và yếu tố tâm lý hành vi Bên cạnh đó, chương này cũng chỉ ra những bằng chứng xác minh đặc điểm nhân khẩu học, tâm lý hành vi và quyết định đầu tư có quan hệ với nhau

Ngoài ra, chương 1 đã khái ra những nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam và trên thế giới về nghiên cứu tác động của nhân khẩu học đến quyết định đầu tư trước dây để chỉ ra khoảng trống nghiên cứu Từ đó làm cơ sở cho mục tiêu nghiên cứu của bài Khóa luận

PHƯƠNG PHÁP VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu áp dụng quy trình của Churchill (1979) và được điều chỉnh bởi Nguyễn Đình Thọ (2014, trang 298) nhằm hiệu chỉnh thang đo Quy trình thực hiện nghiên cứu được tiến hành qua 2 giai đoạn như sau:

Thứ nhất, giai đoạn nghiên cứu sơ bộ: gồm phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ Trước tiên nghiên cứu định tính thông qua tham khảo các nghiên cứu trước đó, tác giả đã xây dựng một thang đo ban đầu Sau đó tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm đánh giá sơ bộ thang đo rồi xây dựng lại thang đo và các chỉ tiêu mang tính hợp lý cao hơn, ít phức tạp hơn để tránh trường hợp người tham gia khảo sát hiểu nhầm ý của tác giả Từ đó, thu thập được cơ sở dữ liệu để điều chỉnh thang đo, thiết kế bảng hỏi chính thức và tiến hành khảo sát

Thứ hai, giai đoạn nghiên cứu chính thức: được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng khảo sát Sau khi hoàn thiện bảng hỏi chính thức, tiến hành khảo sát và thu thập kết quả Tiếp đó, tác giả tiến hành lọc dữ liệu, loại bỏ những câu trả lời chưa phù hợp và tiến hành nhập dữ liệu Sau khi đã xử lý sơ bộ dữ liệu, tác giả thực hiện đánh giá mô hình đo lường thông qua phương pháp PLS

- SEM, đánh giá mô hình cấu trúc thông qua phân tích Bootstrapping Bài Khóa luận sử dụng phần mềm SmartPLS 4 để kiểm định và phân tích Nội dung bảng hỏi chính thức được đính kèm ở Phụ lục.

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Sau khi có được bảng khảo sát chính thức thì sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu trực tuyến Tác giả gửi bảng khảo sát đến mỗi NĐT cá nhân bằng hình thức trực tuyến sử dụng Google Form Về quy mô mẫu, theo Cohen (1992) cỡ mẫu đề nghị khi sử dụng PLS – SEM với độ nhạy thống kê 80% về kích thước mẫu tối thiểu để phát hiện R 2 nhỏ nhất: 0.1, 0.25, 0.5, 0.75 với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% là số mũi tên tối đa ở 1 khái niệm (số lượng biến độc lập) Trong bài sử dụng 4 biến độc lập, sẽ cần tối thiểu 113 quan sát để đạt được độ nhạy thống kê cho việc phát hiện giá trị R 2 nhỏ nhất 0.1 với xác suất sai số 5% Bảng cỡ mẫu đề nghị của Cohen (1992) được đính kèm ở Phụ lục

2.2.2 Phương pháp tổng hợp và thống kê số liệu

Khi thu thập đầy đủ số lượng câu trả lời, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp và thống kê dữ liệu hay còn gọi là quy trình xử lý dữ liệu Quy trình xử lý dữ liệu gồm các bước cơ bản: kiểm tra, hiệu chỉnh, mã hóa, nhập và mô tả dữ liệu

Thứ nhất, kiểm tra dữ liệu là bước cần thiết đầu tiên để kiểm tra tính hợp lý của của câu trả lời khảo sát Phiếu trả lời của đáp viên đã hợp lệ chưa? Các đáp án có hợp lý và đáng tin cậy không? Nếu câu trả lời không hợp lệ, tác giả sẽ tiến hành loại bỏ để đảm bảo mức độ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu

Thứ hai, sau khi thực hiện kiểm tra dữ liệu thì tác giả tiến hành mã hóa dữ liệu Để công cụ phân tích có thể dễ dàng làm việc thì phải mã hóa dữ liệu về các con số Trong bài, tác giả sử dụng các câu hỏi đóng và câu hỏi đánh giá mức độ với câu trả lời theo mức độ hài lòng được mã hóa từ 1 đến 5

Thứ ba, dữ liệu sau khi được mã hóa sẽ được đưa vào phần mềm để tiến hành phân tích thông qua thống kê mô tả và thống kê tần số có thể được trình bày bằng bảng biểu và biểu đồ cơ cấu hoặc biểu đồ cột…

2.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu

Bài Khóa luận sử dụng phương pháp hồi quy bội từng phần để phân tích tác động của các đặc điểm nhân khẩu học của nhà đầu tư đến quyết định đầu tư thông qua yếu tố hành vi – biến trung gian

Dữ liệu sau khi được đưa vào phần mềm SmartPLS 4 sẽ được tiến hành phân tích các nhân tố và kiểm định qua các bước như sau: Đánh giá mô hình đo lường dạng kết quả bằng phân tích PLS – SEM, tập trung vào các vấn đề xoay quanh chất lượng của các biến quan sát (Outer Loadings), độ tin cậy cấu trúc thang đo (Cronbach’s Alpha, Composite Reliability), tính hội tụ (Convergent Validity) và tính phân biệt (Discriminant Validity) Đánh giá mô hình cấu trúc với mục đích kết luận các giả thuyết, bao gồm đánh giá đa cộng tuyến qua chỉ số VIF, dùng kỹ thuật Bootstrapping để đánh giá hệ số tác động và ý nghĩa các mức độ của đường dẫn, hệ số R bình phương và hệ số f bình phương.

Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu sử dụng trong bài Khóa luận là dữ liệu sơ cấp, được thu thập thông qua một bảng câu hỏi (Phụ lục) có cấu trúc được phân phối cho các NĐT cá nhân ở Việt Nam Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi từ tháng 3 năm 2023 đến tháng

4 năm 2023 Bảng câu hỏi ngoài thông tin cá nhân còn bao gồm các mục đo lường cảm nhận của người trả lời về đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn và kinh nghiệm đầu tư), các yếu tố hành vi (tâm lý nhà đầu tư, sự quá tự tin, phản ứng thái quá và phản ứng kém và hành vi bầy đàn), quyết định đầu tư Những người được hỏi chọn một câu trả lời thể hiện rõ nhất mức độ đồng ý của họ với mỗi phát biểu, sử dụng thang điểm năm điểm loại Likert, trong đó: 1 – Rất không đồng ý;

2 – Không đồng ý; 3 – Bình thường; 4 – Đồng ý; 5 – Rất đồng ý Tổng cộng có 300 bảng câu hỏi đã được gửi đến các nhà đầu tư khác nhau và 280 người được hỏi đã trả lời bảng câu hỏi cho thấy tỷ lệ phản hồi là 93.3%

Có những quan điểm đối lập về nghiên cứu dựa trên bảng câu hỏi trong văn học Một chỉ trích của nghiên cứu dựa trên bảng câu hỏi là tỷ lệ phản hồi thấp Theo Gilbert

(2001), ông cho rằng tỷ lệ phản hồi của một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi qua bưu điện có thể thấp tới 20% Câu trả lời sai hoặc thiếu trong bảng câu hỏi cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng dữ liệu Mặt khác, Bell (2014) chỉ ra rằng một cuộc khảo sát bằng câu hỏi được quản lý tốt có thể là một phương pháp tuyệt vời để thu thập dữ liệu định lượng về thái độ, giá trị, kinh nghiệm và hành vi của mọi người trong một thời gian ngắn Trong bài Khóa luận, tỷ lệ phản hồi là 93.3% là nhờ sự thuyết phục liên tục của tác giả Điều này cũng đảm bảo tính chính xác trong việc thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi Ngọc (2013) cũng sử dụng phương pháp tương tự để phân tích các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư tại SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh.

Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết trung tâm của bài Khóa luận là: Đặc điểm nhân khẩu học (tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn và kinh nghiệm đầu tư) có tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân thông qua yếu tố tâm lý hành vi như là yếu tố trung gian

Dựa trên bốn yếu tố tâm lý hành vi được phân tích trong bài Khóa luận, giả thuyết được đưa ra là:

H1 Đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, kinh nghiệm đầu tư) có tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân thông qua tâm lý nhà đầu tư như là yếu tố trung gian

H2 Đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, kinh nghiệm đầu tư) có tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân thông qua sự quá tự tin như là yếu tố trung gian

H3 Đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, kinh nghiệm đầu tư) có tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân thông qua phản ứng thái quá/phản ứng kém như là yếu tố trung gian

H4 Đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, kinh nghiệm đầu tư) có tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân thông qua hành vi bầy đàn như là yếu tố trung gian

Hình 2.1 Mối quan hệ giữa đặc điểm nhân khẩu học với quyết định đầu tư qua tâm lý hành vi

Nguồn: Metawa, Hassan, và Safa (2019)

Mô hình nghiên cứu

2.5.1 Mô tả các biến Để kiểm định tác động của các đặc điểm nhân khẩu học đến quyết định đầu tư qua yếu tố tâm lý hành vi, bài Khóa luận sử dụng 40 biến quan sát và 9 biến tiềm ẩn được phân thành 3 nhóm: biến độc lập, biến phụ thuộc và biến trung gian

Các biến độc lập là bốn đặc điểm nhân khẩu học khác nhau: tuổi tác, trình độ học vấn, kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và giới tính của nhà đầu tư Bài Khóa luận giới hạn trong phạm vi nhà đầu tư cá nhân

Biến phụ thuộc là quyết định đầu tư Quyết định đầu tư được thể hiện bằng các quyết định mua và bán của các nhà đầu tư Quyết định đầu tư này được đo lường bằng phản ứng mua hoặc bán chứng khoán của nhà đầu tư dựa trên phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và các nguồn thông tin khác (ví dụ: bài báo, tạp chí chuyên ngành, internet và tin đồn) Glaser và Weber (2007) đã áp dụng một phương pháp tương tự để đo khối lượng giao dịch

Các biến trung gian được phân tích trong bài viết này là các yếu tố hành vi Những biến này dự kiến sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà đầu tư Dựa trên các tài liệu trước đây, bài viết này phân tích bốn yếu tố hành vi: tâm lý nhà đầu tư, sự quá tự tin, phản ứng thái quá/phản ứng kém và hành vi bầy đàn

Bảng 2.1 Mô tả các biến

Mô tả Ký hiệu Nguồn tham khảo Biến độc lập

Nhà đầu tư nam có xu hướng đầu tư vào tài sản có rủi ro cao hơn nhà đầu tư nữ GT1

Nhà đầu tư nam có mức độ tự tin cao hơn khi đầu tư so với nhà đầu tư nữ GT2

Nhà đầu tư nam quan tâm đến mục tiêu và lợi nhuận đầu tư hơn nhà đầu tư nữ GT3

Nhà đầu tư lớn tuổi cẩn thận hơn trong việc đưa ra quyết định đầu tư DT1

Nhà đầu tư trẻ tuổi dễ bị lôi kéo vào những hoạt động đầu tư có tính đỏ đen (cờ bạc) trên

Nhà đầu tư trẻ tuổi có ít kỹ năng đầu tư hơn DT3

Nhà đầu tư lớn tuổi có mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn DT4

Nhà đầu tư có trình độ học vấn cao hơn sẽ có nhiều kiến thức trong việc ra quyết định đầu tư hơn

Lewellen và cộng sự (1977), Schooley và Worden (1999)

Nhà đầu tư có trình độ học vấn càng cao thì mức chấp nhận rủi ro càng lớn HV2

Nhà đầu tư có trình độ học vấn cao cũng không khiến người đó tự tin khi ra quyết định đầu tư

Nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm dễ dàng hơn trong việc ra quyết định đầu tư KN1

Nhà đầu tư có ít kinh nghiệm phải cân nhắc nhiều yếu tố khi ra quyết định đầu tư hơn KN2

Nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm phản ứng với thông tin trên TTCK nhạy hơn KN3

Tâm lý nhà đầu tư

Tôi tránh đầu tư vào những cổ phiếu không quen thuộc TL1

Tôi mua cổ phiếu theo bạn bè của tôi TL2

Tôi mua cổ phiếu của công ty tôi đang làm việc TL3

Tâm trạng làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của tôi TL4

Cảm giác lạc quan ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của tôi TL5

Cảm giác bi quan làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của tôi TL6

Tôi nhận thức được mọi thứ trong TTCK TT1

Pikulina và cộng sự (2017), Odean

Tôi có chuyên môn và kỹ năng cần thiết để đầu tư vào TTCK TT2

Tôi tin tưởng nguồn dữ liệu của mình TT3

Tôi có khả năng phân tích thông tin mới trên

Tôi tự tin tự mình có thể giao dịch TT5

Tôi rất giỏi về giao dịch điện tử TT6

Tôi giữ những cổ phiếu tốt nhất trong danh mục đầu tư của mình TT7 Ý kiến của tôi được đặt lên hàng đầu khi quyết định đầu tư TT8

Phản ứng thái quá/phản ứng kém

Tôi phản ứng nhanh với thông tin mới trên thị trường PU1

Tôi suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định đầu tư khi có thông tin ngẫu nhiên PU2

Tôi suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định đầu tư khi nguồn thông tin không đáng tin cậy PU3

Phản ứng của tôi phụ thuộc vào nhiều nguồn dữ liệu mới và sẵn có PU4

Phản ứng của tôi phụ thuộc vào phân tích dữ liệu của tôi PU5

Tôi quyết định đầu tư dựa trên phần lớn quyết định của các NĐT khác BD1

Tôi quyết định đầu tư chủ yếu là theo phong trào BD2

Tôi tự tin đưa ra quyết định khác với các

NĐT trên thị trường BD3

Các biến động nhanh trên thị trường không ảnh hưởng đến quyết định của tôi BD4

Tôi dựa vào chỉ số chứng khoán khi quyết định đầu tư QD1 Bùi Nhất Vương và cộng sự

(2020), Lê Phước Lương và Đoàn Thị Thu Hà

Tôi dựa vào chỉ số ngành khi quyết định đầu tư QD2

Khối lượng giao dịch ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của tôi QD3

Tôi quyết định đầu tư dựa vào dự đoán lợi nhuận thu được sau đầu tư QD4

Tôi đặc biệt dựa vào thông tin kín mà tôi có khi quyết định đầu tư QD5

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Baron và Kenny (1986) trình bày mô hình hồi quy trung gian sau đây Đối với một mô hình trong đó Y là biến phụ thuộc và X là biến độc lập, chúng ta có:

Nếu M là biến trung gian làm trung gian cho mối quan hệ giữa Y và X, tức là ảnh hưởng của X đến Y cũng xuất phát từ một nhân tố M khác, bước tiếp theo là xác định tác động của X đến M:

Tương tự, ta cần xác định tác động từng phần của X và M đến Y:

So sánh hệ số của X ở (1) và (4) ta thấy:

Hình 2.2 trình bày ảnh hưởng trực tiếp của X lên Y trong phương trình (1) với b1 là hệ số hồi quy của X lên Y

Hình 2.2 Tác động trực tiếp của biến độc lập lên biến phụ thuộc

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hình 2.3 trình bày mô hình trung gian với các hệ số đường dẫn Hệ số đường dẫn b5 là hiệu ứng trực tiếp của X trên Y Đường dẫn hệ số b3 là hiệu ứng của X lên

M (hiệu ứng giai đoạn đầu) Hệ số đường dẫn b6 là hiệu ứng của M trên Y (hiệu ứng giai đoạn thứ hai) Nhân của hiệu ứng giai đoạn đầu tiên và hiệu ứng giai đoạn thứ hai b3b6 từ phương trình (5) là hiệu ứng gián tiếp

Hình 2.3 Tác động trực tiếp và gián tiếp của biến độc lập lên biến phụ thuộc

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trong bài Khóa luận này, Y là quyết định đầu tư của nhà đầu tư, X là đặc điểm nhân khẩu học của nhà đầu tư (tuổi tác, trình độ học vấn, kinh nghiệm và giới tính) và M là yếu tố hành vi (tâm lý nhà đầu tư, sự quá tự tin, phản ứng thái quá và phản ứng kém và hành vi bầy đàn)

Chương 2 tác giả đã đưa ra quá trình nghiên cứu gồm hai giai đoạn là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức, làm rõ phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài thông qua thu thập dữ liệu, thống kê dữ liệu và xử lý dữ liệu

Bên cạnh đó, tác giả đề cập đến bộ dữ liệu được sử dụng trong bài Khóa luận là dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 280 phiếu khảo sát NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam, đồng thời đưa ra các giả thuyết nghiên cứu Mô hình nghiên cứu được sử dụng trong bài là mô hình hồi quy bội từng phần bằng PLS – SEM, nghiên cứu tác động của biến độc lập (điểm nhân khẩu học) đến biến phụ thuộc (quyết định đầu tư) thông qua biến trung gian (yếu tố tâm ý hành vi) thông qua phần mềm SmartPLS 4 Nội dung chương 2 là cơ sở để đưa ra kết quả nghiên cứu ở chương tiếp theo

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mô tả dữ liệu nghiên cứu

Cỡ mẫu của bài Khóa luận này là bao gồm các nhà đầu tư cá nhân dựa trên hồ sơ nhân khẩu học của họ Dựa vào bảng 3.1, có 154 (55%) nhà đầu tư nam và 126 (45%) nhà đầu tư nữ Tổng số có 138 nhà đầu tư (49.3%) dưới 25 tuổi và 77 nhà đầu tư (27.5%) trong độ tuổi từ 25 – 40 tuổi Trong độ tuổi từ 40 – 55 tuổi có 35 (12.5%) nhà đầu tư và trên 55 tuổi chỉ có 30 nhà đầu tư (10.7%) Con số áp đảo là 165 nhà đầu tư (58.9%) có trình độ cử nhân, trong khi 64 nhà đầu tư (22.6%) có trình độ trung học phổ thông và số còn lại có trình độ sau đại học Khoảng 114 nhà đầu tư (40.7%) dưới 1 năm kinh nghiệm, 109 nhà đầu tư (38.9%) có 1 – 5 năm kinh nghiệm, 36 nhà đầu tư (12.0%) có 5 – 10 năm kinh nghiệm và chỉ có 21 nhà đầu tư (7.5%) có trên 10 năm kinh nghiệm Khoảng 90 nhà đầu tư (32.1%) thực hiện danh mục đầu tư dưới 20 triệu đồng, trong khi 54 nhà đầu tư (19.3%) thực hiện danh mục đầu tư trên 100 triệu đồng và các nhà đầu tư còn lại thực hiện danh mục đầu tư trong khoảng 20 – 100 triệu

Bảng 3.1 Thống kê mẫu nghiên cứu

Nhân tố Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %

Giá trị danh mục đầu tư

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Kết quả mô hình nghiên cứu

3.2.1 Kiểm định mô hình đo lường

Chất lượng biến quan sát Outer Loadings

Outer Loadings là hệ số tải ngoài thể hiện mức độ liên quan giữa các biến quan sát với nhân tố chính Giá trị Outer Loadings càng cao thì mối quan hệ giữa biến quan sát và nhân tố chính càng mạnh Nếu biến quan sát có giá trị Outer Loadings thấp, có thể kết luận rằng biến đó không phù hợp để đo lường nhân tố chính và có thể bị loại bỏ khỏi mô hình

Hair và cộng sự (2016) cho rằng hệ số tải ngoài Outer Loadings cần ≥ 0.708 thì biến quan sát đó là chất lượng Để dễ dàng ghi nhớ hơn, các nhà nghiên cứu làm tròn thành ngưỡng 0.7 thay vì số lẻ 0.708 Độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Theo Hair và cộng sự (2009), một thang đo đảm bảo tính đơn hướng và đạt độ tin cậy khi hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.7, tuy nhiên với tính chất là một nghiên cứu khám phá sơ bộ, ngưỡng Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 có thể chấp nhận được Độ tin cậy tổng hợp Composite Reliability - CR

Theo Forell và Larcker (1981), độ tin cậy tổng hợp Composite Reliability (CR) là một chỉ báo về phương sai chung giữa các biến tiềm ẩn Giá trị của CR trong khoảng từ 0.6 đến 0.7 có thể chấp nhận được, trong các nghiên cứu sâu thì CR phải

> 0.7 Độ hội tụ Convergent (hệ số AVE)

Chỉ số AVE ≥ 0.5 thì thang đo hội tụ, nhưng theo Fornell và Larcker (1981), nếu AVE < 0.5, nhưng độ tin cậy tổng hợp CR > 0.6, thì giá trị hội tụ của cấu trúc vẫn còn đầy đủ

Tiến hành chạy PLS – SEM algorithm lần đầu tiên, tác giả thu được kết quả: biến PU1 bị loại khỏi mô hình do hệ số Outer Loadings < 0.7

Sau khi loại bỏ biến PU1, tiến hành chạy PLS – SEM algorithm lần thứ hai, tác giả thu được kết quả sau đây:

Bảng 3.2 Kết quả độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo

Cronbach’s Alpha (≥0.7) Độ tin cậy tổng hợp (CR ≥ 0.7 )

Giá trị hội tụ (AVE ≥ 0.5)

Tâm lý nhà đầu tư

Phản ứng thái quá/kém

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SmartPLS 4

Từ bảng 3.2, kết quả cho thấy các biến quan sát đã đạt ngưỡng tin cậy: hệ số tải ngoài đều > 0.7, giá trị Cronbach’s Alpha đều > 0.7, độ tin cậy tổng hợp CR đều > 0.7, hệ số hội tụ AVE đều > 0.5 Như vậy, từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy rằng các thang đo trong mô hình đạt yêu cầu về độ tin cậy và độ hội tụ

Giá trị phân biệt Discriminant Để đánh giá tính phân biệt Discriminant, dựa vào chỉ số Heterotrait – Monotrait Ratio (HTMT) Garson (2016) cho rằng giá trị phân biệt giữa hai biến tiềm ẩn được đảm bảo khi chỉ số HTMT nhỏ hơn 1 Henseler và cộng sự (2015) đề xuất rằng nếu giá trị này dưới 0.9, giá trị phân biệt sẽ được đảm bảo Trong khi đó, Clark và Watson

(1995) sử dụng ngưỡng tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn là 0.85 Phần mềm SmartPLS 4 ưu tiên lựa chọn ngưỡng là 0.85 trong đánh giá tính phân biệt

Tiến hành kiểm tra giá trị phân biệt cho các thang đo bằng cách chạy PLS – SEM algorithm, tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 3.3 Đánh giá tính phân biệt của thang đo

BD DT GT HV KN PU QD TL TT

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SmartPLS 4

Qua kết quả thu được, các cặp thang đo dao động từ 0.068 đến 0.745 (đều nhỏ hơn 0.85) Như vậy, các thang đo đạt yêu cầu về giá trị phân biệt theo các tiêu chí đề xuất của PLS – SEM

3.2.2 Kiểm định mô hình cấu trúc Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến (VIF)

Theo Hair và cộng sự (2019), nếu VIF từ 5 trở đi, mô hình có khả năng rất cao xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến Ngưỡng đánh giá VIF do nhóm tác giả đề xuất như sau:

VIF ≥ 5 : Khả năng xuất hiện đa cộng tuyến là rất cao

3 ≤ VIF ≤ 5: Có thể gặp hiện tượng đa cộng tuyến

VIF < 3 : Có thể không có hiện tượng đa cộng tuyến Để đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến, dùng kết quả của phân tích PLS-SEM algorithm, phần Collinearity statistic (VIF) thu được kết quả như sau:

Bảng 3.4 Kết quả đánh giá đa cộng tuyến

BD DT GT HV KN PU QD TL TT

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SmartPLS 4

Bảng 3.4 cho thấy giá trị VIF dao động từ 1.066 đến 1.500 (đều nhỏ hơn 3), vậy mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Đánh giá hệ số R bình phương (R-square)

Trong phân tích PLS – SEM, khả năng giải thích của mô hình cấu trúc được đánh giá bởi đường dẫn cấu trúc và hệ số R 2 của biến phụ thuộc Sử dụng phân tích phi tham số bằng kỹ thuật Bootstrapping lặp lại 5000 lần kết quả Ý nghĩa của giá trị

R 2 là mức độ giải thích của biến độc lập cho biến phụ thuộc Giá trị R 2 hiệu chỉnh nhỏ hơn giá trị R 2 , dùng R 2 hiệu chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình

Không có tiêu chuẩn chính xác R 2 hiệu chỉnh ở mức bao nhiêu thì mô hình mới đạt yêu cầu, chỉ số này nếu càng tiến về 1 thì mô hình càng có ý nghĩa, càng tiến về

0 thì ý nghĩa mô hình càng yếu

Theo Hair và cộng sự (2014), giá trị R 2 là 0.25 thể hiện cấu trúc nội sinh yếu, mức 0.5 thì tương đối và 0.75 thì ở mức cao Kết quả phân tích cho thấy, giá trị R 2 và

R 2 điều chỉnh của mô hình Quyết định đầu tư lần lượt là 0.610 và 0.599

Bảng 3.5 Kết quả R bình phương

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SmartPLS 4

Ngày đăng: 12/11/2024, 15:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Mối quan hệ giữa đặc điểm nhân khẩu học với quyết định đầu tư qua tâm lý - Tác Động của Đặc Điểm nhân khẩu học Đến  quyết Định Đầu tư qua tâm lý hành vi nghiên cứu nhà Đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa đặc điểm nhân khẩu học với quyết định đầu tư qua tâm lý (Trang 29)
Hình 2.3. Tác động trực tiếp và gián tiếp của biến độc lập lên biến phụ thuộc - Tác Động của Đặc Điểm nhân khẩu học Đến  quyết Định Đầu tư qua tâm lý hành vi nghiên cứu nhà Đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
Hình 2.3. Tác động trực tiếp và gián tiếp của biến độc lập lên biến phụ thuộc (Trang 33)
Bảng 3.1. Thống kê mẫu nghiên cứu - Tác Động của Đặc Điểm nhân khẩu học Đến  quyết Định Đầu tư qua tâm lý hành vi nghiên cứu nhà Đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 3.1. Thống kê mẫu nghiên cứu (Trang 35)
Bảng 3.2. Kết quả độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo - Tác Động của Đặc Điểm nhân khẩu học Đến  quyết Định Đầu tư qua tâm lý hành vi nghiên cứu nhà Đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 3.2. Kết quả độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo (Trang 37)
Bảng 3.3. Đánh giá tính phân biệt của thang đo - Tác Động của Đặc Điểm nhân khẩu học Đến  quyết Định Đầu tư qua tâm lý hành vi nghiên cứu nhà Đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 3.3. Đánh giá tính phân biệt của thang đo (Trang 38)
Bảng 3.4 cho thấy giá trị VIF dao động từ 1.066 đến 1.500 (đều nhỏ hơn 3), vậy - Tác Động của Đặc Điểm nhân khẩu học Đến  quyết Định Đầu tư qua tâm lý hành vi nghiên cứu nhà Đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 3.4 cho thấy giá trị VIF dao động từ 1.066 đến 1.500 (đều nhỏ hơn 3), vậy (Trang 39)
Bảng 3.6. Kết quả f bình phương - Tác Động của Đặc Điểm nhân khẩu học Đến  quyết Định Đầu tư qua tâm lý hành vi nghiên cứu nhà Đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 3.6. Kết quả f bình phương (Trang 40)
Hình 3.1. Mô hình đường dẫn tác động của đặc điểm nhân khẩu học tới QĐĐT qua tâm lý - Tác Động của Đặc Điểm nhân khẩu học Đến  quyết Định Đầu tư qua tâm lý hành vi nghiên cứu nhà Đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
Hình 3.1. Mô hình đường dẫn tác động của đặc điểm nhân khẩu học tới QĐĐT qua tâm lý (Trang 41)
Bảng 3.8. Tác động trực tiếp và gián tiếp của đặc điểm nhân khẩu học và tâm lý nhà đầu - Tác Động của Đặc Điểm nhân khẩu học Đến  quyết Định Đầu tư qua tâm lý hành vi nghiên cứu nhà Đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 3.8. Tác động trực tiếp và gián tiếp của đặc điểm nhân khẩu học và tâm lý nhà đầu (Trang 42)
Bảng 3.7 trình bày kết quả kiểm định giả thuyết H1 chỉ ra rằng giới tính, trình - Tác Động của Đặc Điểm nhân khẩu học Đến  quyết Định Đầu tư qua tâm lý hành vi nghiên cứu nhà Đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 3.7 trình bày kết quả kiểm định giả thuyết H1 chỉ ra rằng giới tính, trình (Trang 42)
Bảng 3.13. Tác động của đặc điểm nhân khẩu học QĐĐT (biến trung gian BD) - Tác Động của Đặc Điểm nhân khẩu học Đến  quyết Định Đầu tư qua tâm lý hành vi nghiên cứu nhà Đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 3.13. Tác động của đặc điểm nhân khẩu học QĐĐT (biến trung gian BD) (Trang 45)
BẢNG CỠ MẪU ĐỀ NGHỊ KHI SỬ DỤNG PLS-SEM CỦA COHEN (1992) - Tác Động của Đặc Điểm nhân khẩu học Đến  quyết Định Đầu tư qua tâm lý hành vi nghiên cứu nhà Đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam
1992 (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN