1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố Định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán an việt trụ sở chính thực hiện

140 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Quy Trình Kiểm Toán Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính
Tác giả Trần Thị Lê Dung
Người hướng dẫn ThS. Phạm Ngọc Thúy
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 4,99 MB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ trong một cuộc kiểm toán BCTC, em đã lựa chọn đề tài: “HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁ

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

- -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG

KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN VIỆT- TRỤ SỞ CHÍNH THỰC HIỆN

Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ LÊ DUNG

Lớp : K22KTDNH

Khoa : KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

Khóa học : 2019-2023

Mã sinh viên : 22A4020084

Giáo viên hướng dẫn: ThS PHẠM NGỌC THÚY

Hà Nội, tháng 05 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ v

PHỤ LỤC vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5

1.1 Khái quát chung về tài sản cố định 5

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định 5

1.1.1.1 Khái niệm 5

1.1.1.2 Đặc điểm Tài sản cố định ảnh hưởng đến quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính 8

1.1.2 Kế toán Tài sản cố định 9

1.1.3 Các sai phạm thường gặp đối với khoản mục Tài sản cố định 11

1.1.4 Kiểm soát nội bộ Tài sản cố định 14

1.1.5 Mục tiêu kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính……… 15

1.2 Quy trình kiểm toán đối với khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán BCTC 16

1.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 16

1.2.2 Thực hiện kiểm toán 22

1.2.3 Kết thúc kiểm toán 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29

Trang 3

CHƯƠNG 2 30

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN VIỆT – TRỤ SỞ CHÍNH THỰC HIỆN 30

2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán An Việt và công ty khách hàng 30 2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Kiểm toán An Việt 30

2.1.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển 30

2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 32

2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý 36

2.1.1.4 Quy trình chung kiểm toán BCTC được áp dụng tại công ty kiểm toán 37

2.1.1.5 Kiểm soát chất lượng kiểm toán 39

2.1.2 Giới thiệu chung về công ty khách hàng – Công ty TNHH ABC 40

2.2 Thực trạng về kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại Công ty TNHH Kiểm toán An Việt – trụ sở chính 41

2.2.1 Quy trình kiểm toán chung dành cho khoản mục Tài sản cố định của Công ty TNHH Kiểm toán An Việt 41

2.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán 41

2.2.1.2 Thực hiện kiểm toán 44

2.2.1.3 Kết thúc kiểm toán 48

2.2.2 Áp dụng quy trình kiểm toán chung dành cho Tài sản cố định trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Việt – trụ sở chính thực hiện tại Công ty TNHH ABC 49

2.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán 49

2.2.1.2 Thực hiện kiểm toán 54

2.2.1.3. Kết thúc kiểm toán 63

2.3 Đánh giá về quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán An Việt – trụ sở chính 66

2.3.1 Ưu điểm 66

2.3.2 Nhược điểm và nguyên nhân 70

2.3.2.1 Nhược điểm 70

2.3.2.2 Nguyên nhân 73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 76

Trang 4

CHƯƠNG 3 77

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 77

3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán An Việt – trụ sở chính 77

3.1.1 Định hướng phát triển thị trường 77

3.1.2 Định hướng phát triển nguồn nhân lực 78

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán An Việt – trụ sở chính 77

3.2.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 80

3.2.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 81

3.2.3 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 84

3.3 Điều kiện để hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán An Việt – trụ sở chính 84

3.3.1 Về phía nhà nước và các cơ quan chức năng 85

3.3.2 Về phía hiệp hội kế toán và kiểm toán 85

3.3.3 Về phía Công ty TNHH Kiểm toán An Việt – trụ sở chính 86

3.3.4 Về phía kiểm toán viên 87

3.3.5 Về phía khách hàng 87

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 88

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC 96

Trang 5

TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình TSCĐVH Tài sản cố định vô hình

XDCBDD Xây dựng cơ bản dở dang

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Các sai phạm, rủi ro thường gặp đối với khoản mục TSCĐ 11

Bảng 1.2: Mục tiêu và quá trình kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ 14

Bảng 1.3: Ma trận xác định rủi ro phát hiện 21

Bảng 2 1: Bảng chỉ tiêu đánh giá mức trọng yếu 43

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 1: Kế toán tăng TSCĐ từ mua ngoài 92

Sơ đồ 1 2: Kế toán tăng TSCĐHH do XDCB hoàn thành 92

Sơ đồ 1 3: Thanh lý, nhượng bán TSCĐHH 93

Sơ đồ 1 4: Kiểm kê phát hiện thừa 93

Sơ đồ 1 5: Kiểm kê phát hiện thiếu 94

Sơ đồ 1 6: Kế toán trả lại hoặc mua lại TSCĐ thuê tài chính 95

Sơ đồ 1 7: Trích Khấu hao TSCĐ 95

Sơ đồ 2 1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Kiểm toán An Việt 36

Sơ đồ 2 2: Quy trình kiểm toán BCTC tại ANVIETCPA 39

Sơ đồ 2 3: Quy trình soát xét chất lượng kiểm toán BCTC 39

Sơ đồ 2 4: Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu BCTC 42

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2 1: Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán An Việt trong những năm gần đây 33

Biểu đồ 2 2: Doanh thu của Công ty TNHH Kiểm toán An Việt trong những năm gần đây 35

Trang 7

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng 96

Phụ lục 2: Tìm hiểu đặc điểm kinh doanh và ngành nghề của khách hàng 98

Phụ lục 3: Phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán 100

Phụ lục 4: Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán 102

Phụ lục 5: Xác định mức trọng yếu 104

Phụ lục 6: Tìm hiểu Chu trình TSCĐ và XDCBDD 105

Phụ lục 7: Đánh giá KSNB và rủi ro gian lận 108

Phụ lục 8: Chương trình kiểm toán TSCĐHH 111

Phụ lục 9: Chương trình kiểm toán TSCĐVH 116

Phụ lục 10: Trích biên bản kiểm kê TSCĐ 120

Phụ lục 11: Tổng hợp biến động TSCĐHH 122

Phụ lục 12: Tổng hợp biến động TSCĐVH 123

Phụ lục 13: Phân tích tình hình giảm TSCĐ, khấu hao TSCĐ 124

Phụ lục 14: Kiểm tra khấu hao TSCĐ 125

Phụ lục 15: Kiểm tra hồ sơ giảm TSCĐ 128

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những năm gần đây, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chịu tác động nặng nề từ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 Trong tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, những năm 2020 và 2021 bức tranh kinh tế nhìn chung khá ảm đảm Điều này được lý giải là “do các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt được áp dụng trên phạm vi rộng, lực lượng lao động thiếu hụt, chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị gián đoạn, lưu thông, vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố bị hạn chế, nhiều doanh nghiệp

bị phá sản, giải thể do kiệt quệ, không đủ lực để chống chịu dịch bệnh kéo dài Một

số doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh hoặc kinh doanh cầm chừng, trì hoãn việc sản xuất do không hiệu quả, thua lỗ trong điều kiện rất khó khăn.” (Trích Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế thế giới và ứng phó của Việt Nam)

Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lượng hiệu quả hoạt động cũng như cải thiện chất lượng quản lý thì kiểm toán là một nhu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp hiện nay Hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam ra đời vào tháng 05/1991 Suốt hành trình hơn 30 năm qua, trải qua những thăng trầm của biến động kinh tế, hoạt động kiểm toán được xã hội công nhận như một dịch vụ tất yếu, bảo vệ cho sự trung thực, hợp lý tài chính của hệ thống các doanh nghiệp Nghề kiểm toán được cả xã hội coi trọng, là một nghề nghiệp chuyên nghiệp Những năm qua, trong bối cảnh khó khăn chung, các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán cũng phải đối diện với nhiều thách thức khi một số khách hàng phá sản, hủy hợp đồng và nhiều khách hàng yêu cầu giảm chi phí kiểm toán Tuy nhiên, các công ty kiểm toán ở Việt Nam

đã nhanh chóng thích ứng với đại dịch Năm 2022, khi các khách hàng doanh nghiệp

có bước tiến lớn để chuyển mình phục hồi, tiếp nối thực hiện công việc với mức độ chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp cao hơn tất cả các nghề khác trong xã hội, hoạt động kiểm toán cũng không ngừng phát triển để hoàn thiện hơn

Trong những tình huống bất ngờ “chưa từng có tiền lệ” do diễn biến của đại dịch COVID-19, sức mạnh nội lực của mỗi doanh nghiệp là rất quan trọng Thông thường, trong cơ cấu tài sản của doanh nghệp, TSCĐ luôn chiếm một tỷ trọng rất cao

Trang 9

Việc nắm giữ và quản lý TSCĐ một cách hiệu quả góp phần rất lớn trong việc duy trì SXKD bền vững, mở rộng quy mô hoạt động Trước những khó khăn của tình hình thực tế, một số gian lận như phóng đại giá trị tài sản, khai giảm chi phí khấu hao TSCĐ, nhằm xử lý số liệu để thể hiện tiềm lực doanh nghiệp từ đó thu hút nguồn vốn đầu tư Vì thế, để nâng cao chất lượng kiểm toán tổng thể và phát hiện các hành

vi sai trái cũng như gian lận kế toán có khả năng xảy ra, việc hoàn thiện chất lượng của các thủ tục kiểm toán TSCĐ là rất cần thiết

Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán An Việt – trụ sở chính, em

đã được tạo điều kiện tìm hiểu và tham gia vào quy trình kiểm toán TSCĐ của các doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ trong một cuộc kiểm toán BCTC, em đã lựa chọn đề tài: “HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN

CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN VIỆT- TRỤ SỞ CHÍNH THỰC HIỆN” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình

2 Tổng quan nghiên cứu

Suốt nhiều năm qua, các đơn vị kiểm toán không ngừng nỗ lực và hoàn thiện những vấn đề liên quan đến quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ Hằng năm, vấn

đề này cũng được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu Một số những nghiên cứu tiêu biểu là:

Nghiên cứu “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kế toán, Kiểm toán Việt Nam (VNAA) thực hiện” của tác giả Nguyễn Thị Ngân Hà (Trường Học viện Tài chính, năm 2021) đã nêu ra quy trình kiểm toán TSCĐ tại VNAA từ đó phân tích ưu và nhược điểm cũng như đề xuất một số giải pháp Bài nghiên cứu đã đề cập đến hai loại TSCĐ là TSCĐHH và TSCĐVH

Cùng chung mục tiêu nghiên cứu với đề tài trên nhưng khác đơn vị thực tập, tác giả Nguyễn Ngọc Trọng (Trường Học viện Ngân hàng, năm 2022) nghiên cứu tại Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam cũng đã trình bày được lý luận chung về TSCĐ và quy trình kiểm toán TSCĐ Sau khi phân tích quy trình kiểm toán TSCĐ

Trang 10

mà Grant Thornton Việt Nam thực hiện tại một doanh nghiệp khách hàng cụ thể, tác giả đã đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cũng như có một số kiến nghị

Sau quá trình tìm hiểu về những nghiên cứu đi trước, em nhận thấy rằng: trong những công trình nghiên cứu kể trên đều được tiến hành từ năm 2022 trở về trước chưa ghi nhận công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện nhất về cuộc kiểm toán khoản mục tài sản cố định do Công ty TNHH kiểm toán An Việt- trụ sở chính thực hiện trong thời gian gần đây Nắm bắt được đây cũng là cơ hội để em nghiên cứu sâu hơn vấn đề này với một khoảng thời gian được tìm hiểu, tham gia thực tế tại công ty

và dựa trên việc kế thừa những thành tựu của các bài nghiên cứu trước đây Ngoài ra,

em sẽ mở rộng hơn một số vấn đề và tạo ra một số điểm nhấn khác biệt

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu chính của đề tài bao gồm:

 Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lập thực hiện

 Thứ hai, mô tả thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán An Việt – trụ sở chính tiến hành phân tích, từ đó đánh giá về những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân

 Thứ ba, trên cơ sở phát hiện ra những nhược điểm kết hợp xác định nguyên nhân liên quan từ phần đánh giá thực trạng, đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán An Việt – trụ sở chính

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và áp dụng thực tiễn các vấn đề về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán An Việt – trụ sở chính

 Phạm vi nghiên cứu: Quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán

An Việt – trụ sở chính thực hiện, phân tích rõ khi áp dụng đối với đối tượng khách hàng cụ thể là Công ty TNHH ABC trong kỳ kiểm toán BCTC năm

Trang 11

5 Câu hỏi nghiên cứu

- Cơ sở lý luận chung liên quan đến khoản mục TSCĐ là gì? Một cuộc kiểm toán bao gồm mấy giai đoạn và đó là những giai đoạn nào?

- Quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Việt – trụ sở chính được thực hiện như thế nào? Ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân là gì?

- Để cải thiện được chất lượng của quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty do Công ty TNHH Kiểm toán An Việt – trụ sở chính có những giải pháp và kiến nghị gì cần đề xuất

6 Phương pháp nghiên cứu đề tài

 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, đối chiếu so sánh và khái quát hóa vấn đề

 Nhóm các phương pháp thực tiễn: Tham khảo từ tài liệu lưu trữ của công ty

và kinh nghiệm thực tế trực tiếp tham gia vào quá trình kiểm toán TSCĐHH

7 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm ba chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN

CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN VIỆT – TRỤ SỞ CHÍNH THỰC HIỆN

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định

1.1.1.1 Khái niệm

Tài sản cố định là tư liệu lao động chủ yếu, những loại tài sản khác của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trên

1 chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 1 năm) Tài sản cố

định được trình bày trên Bảng cân đối kế toán tại phần B Tài sản dài hạn, khoản mục

II Tài sản cố định với các chỉ tiêu là: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính, tài sản cố định vô hình

Căn cứ theo chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính quốc tế về tài sản cố định hữu hình (IAS 16) “Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị”, tài sản cố định vô hình (IAS 38) “Tài sản cố định vô hình”, tài sản cố định thuê tài chính (IFRS 16) “Thuê tài sản”

và chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định bao gồm: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 “Tài sản cố định hữu hình”, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 “Tài sản

cố định vô hình” và Chuẩn mực kế toán số 06 “Thuê tài sản”

a Tài sản cố định hữu hình

Căn cứ theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS số 03 về TSCĐHH: “Tài sản

cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để

sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận Tài sản

cố định hữu hình”

Theo văn bản mới nhất về TSCĐHH, thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng

4 năm 2013 của Bộ Tài Chính: “TSCĐHH là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐHH, tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, ”

Theo đó, để được ghi nhận là TSCĐHH thì tài sản đó phải thỏa mãn đồng thời

cả bốn (4) tiêu chuẩn sau:

Trang 13

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy

- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm

- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (Tiêu chuẩn về giá trị TSCĐHH ở Việt Nam đã nhiều lần thay đổi) Căn cứ theo thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài Chính về giá trị TSCĐHH tại khoản 1c điều 3: “Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên”

 Phân loại Tài sản cố định hữu hình

Theo điểm a, khoản 1, điều 6 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài Chính: Đối với tài sản cố định hữu hình, doanh nghiệp phân loại như sau: Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc

Loại 2: Máy móc, thiết bị

Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn

Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý

Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm

Loại 6: Các loại tài sản cố định khác

b Tài sản cố định vô hình

Căn cứ theo VAS 04 “Tài sản cố định vô hình”: “Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận Tài sản cố định vô hình.”

Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐVH tương tự như TSCĐHH

 Phân loại Tài sản cố định vô hình

Theo điểm b, khoản 1, điều 6 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm

2013 của Bộ Tài Chính: Tài sản cố định vô hình bao gồm: “ quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư này, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm, kết quả của cuộc biểu

Trang 14

diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng

và vật liệu nhân giống.”

c Tài sản cố định thuê tài chính

Căn cứ theo VAS 06 “Thuê tài sản”: “Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định đã được bên cho thuê chuyển giao phần lớn lợi ích và rủi ro gắn với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê; quyền sở hữu tài sản có thể được chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.”

“Việc phân loại thuê tài sản là thuê tài chính hay thuê hoạt động phải căn cứ vào bản chất các điều khoản ghi trong hợp đồng Ví dụ các trường hợp thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính là:

Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê; Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê

Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu;

Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê;

Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sữa chữa lớn nào.”

Như vậy, dù chưa thuộc quyền sở hữu của bên thuê, nhưng do đặc điểm trên, tài sản thuê tài chính vẫn được ghi nhận là tài sản của bên thuê

d Nguyên giá TSCĐ

Theo đoạn 5, VAS 03 về “Tài sản cố định hữu hình” và đoạn 6, VAS 04 về

“Tài sản cố định vô hình” thì: “Nguyên giá TSCĐHH là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐHH tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái

Trang 15

sẵn sàng sử dụng Nguyên giá TSCĐVH là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ

ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.”

e Khấu hao TSCĐ

Theo đoạn 5, VAS 03 về “Tài sản cố định hữu hình” thì “Khấu hao TSCĐ là

sự phân bổ có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích TSCĐ”

Theo đoạn 32, VAS 03 về “Tài sản cố định hữu hình” thì có “Ba phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, gồm: phương pháp khấu hao đường thẳng; phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần; phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.”

1.1.1.2 Đặc điểm Tài sản cố định ảnh hưởng đến quy trình kiểm toán Báo cáo

tài chính

TSCĐ là một khoản mục có giá trị lớn, thường chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán, các thông tin liên quan đến chỉ tiêu TSCĐ bao gồm thông tin về nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế Ngoài ra, chi phí khấu hao TSCĐ

sẽ được tính là chi phí hợp lý và được phân bổ vào các khoản mục chi phí tương ứng được phản ánh lên BCKQKD Tỷ trọng của TSCĐ trong tổng tài sản phụ thuộc vào tính chất kinh doanh của từng loại hình, đặc thù của ngành, tiềm lực của doanh nghiệp, Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì giá trị khoản mục này có thể chiếm 75% trong tổng tài sản như các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng, thép, xi măng

Tuy nhiên, việc kiểm toán TSCĐ thường không chiếm nhiều thời gian, vì:

- Số lượng tài sản cố định thường không nhiều và từng đối tượng thường có giá trị lớn

- Số lượng nghiệp vụ tăng/ giảm tài sản cố định trong năm thường không nhiều

- Vấn đề khóa sổ cuối năm không phức tạp như tài sản ngắn hạn do khả năng xảy ra nhầm lẫn trong ghi nhận các nghiệp vụ về tài sản cố định giữa các niên

độ thường không cao

Các loại tài sản cố định cần được phản ánh trên báo cáo tài chính theo giá trị thuần, nghĩa là giá trị còn lại Tuy nhiên, chuẩn mực và chế độ kế toán yêu cầu phải phản ánh đồng thời nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế Chính vì thế, quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ gắn liền với việc kiểm tra chi phí khấu hao

Trang 16

Chi phí khấu hao TSCĐ có một số đặc điểm nổi bật so với các loại chi phí khác là:

- Thứ nhất, đây là một khoản ước tính kế toán, chứ không phải chi phí thực tế phát sinh có hóa đơn phát hành, các chứng từ đi kèm Bản chất nó phụ thuộc vào ba nhân tố là nguyên giá, giá trị thanh lý ước tính và thời gian sử dụng hữu ích của tài sản Nguyên giá là nhân tố khách quan, còn giá trị thanh lý và thời gian sử dụng hữu ích lại căn cứ theo ước tính của đơn vị Nên việc kiểm toán đối với chi phí khấu hao, thực chất là việc kiểm tra lại ước tính kế toán của doanh nghiệp, tính toán lại dựa trên những thông tin về tài sản có sẵn xem mức khấu hao tính đến thời điểm hiện tại đã đúng và hợp lí hay chưa

- Thứ hai, chi phí khấu hao TSCĐ là sự phân bổ có hệ thống của nguyên giá sau khi trừ đi giá trị thanh lý ước tính nên xét cho cùng, chi phí khấu hao còn chịu ảnh hưởng bởi phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp sử dụng Vì vậy, đối với kiểm toán khoản mục chi phí khấu hao còn mang tính chất kiểm tra xem việc áp dụng phương pháp kế toán ở doanh nghiệp được thực hiện như thế nào

1.1.2 Kế toán Tài sản cố định

1.1.2.1 Hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng

a Chứng từ sử dụng

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC- Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp

để theo dõi tình hình biến động về số lượng, chất lượng và giá trị của TSCĐ Giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng, thanh lý và sửa chữa lớn tài sản cố định, kế toán có thể sử dụng các chứng từ sau:

- Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01–TSCĐ)

- Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02 –TSCĐ)

- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu số 03 –TSCĐ)

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 04 –TSCĐ)

- Bên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số 05 –TSCĐ)

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06 –TSCĐ)

Trang 17

Các chứng từ này chỉ mang tính chất tham khảo và không bắt buộc Tùy vào loại hình, quy mô của doanh nghiệp mà mức độ đầy đủ và phức tạp của hệ thống chứng từ kế toán về TSCĐ có thể được sử dụng khác nhau

b Tài khoản sử dụng

Tài khoản 211 –Tài sản cố định hữu hình: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá Tài khoản 211 có 6 tài khoản cấp 2

- Tài khoản 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc

- Tài khoản 2112 - Máy móc thiết bị

- Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn

- Tài khoản 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý

- Tài khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm

- Tài khoản 2118 - TSCĐ khác

Tài khoản 212 - TSCĐ thuê tài chính: TK này phản ánh tình hình biến động TSCĐHH, TSCĐVH thuê ngoài theo phương thức thuê tài chính theo nguyên giá Tài khoản 212 có 2 tài khoản cấp 2

- TK 2121 - TSCĐ hữu hình thuê tài chính

- TK 2122 - TSCĐ vô hình thuê tài chính

Tài khoản 213 –Tài sản cố định vô hình: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm TSCĐVH của doanh nghiệp Tài khoản 213 có tất cả 7 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2131 – Quyền sử dụng đất

- Tài khoản 2132 – Quyền phát hành

- Tài khoản 2133 – Bản quyền, bằng sáng chế

- Tài khoản 2134 – Nhãn hiệu, tên thương mại

- Tài khoản 2135 – Chương trình phần mềm

- Tài khoản 2136 – Giấy phép và giấy phép nhượng quyền

- Tài khoản 2138 – TSCĐ vô hình khác

Tài khoản 214 –Hao mòn tài sản cố định: Phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn lũy kế của các loại TSCĐ và bất động sản đầu tư (BĐSĐT) trong

Trang 18

quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ, BĐSĐT và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ, BĐSĐT Tài khoản 214 có 4 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình

- Tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

- Tài khoản 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình

- Tài khoản 2147 - Hao mòn BĐSĐT

1.1.2.2 Phương pháp hạch toán kế toán TSCĐ

Tài khoản 211- “TSCĐ hữu hình”: Theo khoản 3, điều 35, thông tư 200/2014

về “Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp” do Bộ Tài chính ban hành:

- Trường hợp ghi tăng TSCĐHH:

Kế toán tăng TSCĐHH từ mua ngoài (Sơ đồ 1.1)

Kế toán tăng TSCĐHH do XDCB hoàn thành (Sơ đồ 1.2)

- Thanh lý, nhượng bán TSCĐHH (Sơ đồ 1.3)

- Kiểm kê phát hiện thừa (Sơ đồ 1.4)

- Kiểm kê phát hiện thiếu (Sơ đồ 1.5)

Tài khoản 212- “TSCĐ thuê tài chính”: Theo khoản 3, điều 36, thông tư 200/2014 về “Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp” do Bộ Tài chính ban hành:

- Kế toán trả lại hoặc mua lại TSCĐ thuê tài chính (Sơ đồ 1.6)

Tài khoản 213- “TSCĐ vô hình”: Theo khoản 3, điều 37, thông tư 200/2014

về “Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp” do Bộ Tài chính ban hành:

- Trường hợp ghi tăng/giảm TSCĐ vô hình: được quy định như hạch toán tăng/ giảm TSCĐ hữu hình

Tài khoản 214- “Hao mòn TSCĐ”: Theo khoản 3, điều 38, thông tư 200/2014

về “Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp” do Bộ Tài chính ban hành:

- Trích Khấu hao TSCĐ (Sơ đồ 1.7)

1.1.3 Các sai phạm thường gặp đối với khoản mục Tài sản cố định

Các sai phạm thường gặp đối với khoản mục TSCĐ được trình bày theo bảng 1.1 sau:

Trang 19

Bảng 1.1: Các sai phạm, rủi ro thường gặp đối với khoản mục TSCĐ

* Kiểm kê thực tế phát hiện TSCĐ là nhà

cửa vật kiện trúc không còn tồn tại mà đã

được phá dỡ, MMTB, PTVT đã thanh lý

nhưng trên sổ tài sản vẫn còn theo dõi và

trích khấu hao nếu còn GTCL

* TSCĐ được quản lý và sử dụng ở nhiều

nơi, các DN nắm giữ nhưng không thực

hiện thu thập xác nhận gửi TSCĐ, hoặc khi

kiểm kê thực tế TSCĐ không còn hiện hữu

Công ty A thực hiện phá

dỡ nhà văn phòng cũ chưa hết khấu hao để xây dựng nhà văn phòng mới, nhưng không ghi giảm TSCĐ là nhà văn phòng cũ mà tiếp tục theo dõi và tính khấu hao vào chi phí SXKD

Tính

Đầy đủ

* TSCĐ đã ở trạng thái sẵn sàng đưa vào

sử dụng nhưng chưa được ghi nhận trên sổ

kế toán

* Nguyên giá TSCĐ bị xác định thiếu các

khoản chi phí liên quan

* Các khoản chi phí nâng cấp TSCĐ đủ

điều kiện ghi tăng nguyên giá nhưng không

được ghi nhận tăng nguyên giá

* Không ghi nhận giảm TSCD khi thanh lý

nhượng bán trong kỳ

- TSCĐ X được nhà cung cấp giao hàng, lắp đặt và nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng từ tháng 09/ N nhưng tại ngày 31/12/N, BCTC Công ty chưa ghi nhận tăng TSCĐ

X

- Công ty A nhập khẩu điều hòa từ nước ngoài theo điều khoản CIF, tuy nhiên nguyên giá của điều hòa không bao gồm khoản

Trang 20

thuế nhập khẩu, và chi phí vận chuyển về Công ty

Quyền

và nghĩa

vụ

* TSCĐ là các PTVT thuộc sở hữu của cá

nhân nhưng đang được phản ánh trên sổ kế

toán Công ty

* Các tài sản thuê hoạt động nhưng được

ghi nhận là các TSCĐ của Công ty

Tập đoàn Y đang ghi nhận TSCĐ là ô tô Mercedes thuộc sở hữu của Tổng Giám đốc vào sổ tài sản của tập đoàn

Tính

Đánh

giá

* Áp dụng sai tỷ giả khi nhập khẩu TSCĐ

trong trường hợp thanh toán ngay bằng

tiền, trường hợp có ứng trước cho nhà cung

cấp, và trường hợp thanh toán trả chậm

* Phương pháp khấu hao không phù hợp,

không nhất quán, thời gian khấu hao không

phù hợp với thời gian sử dụng hữu ích của

tài sản

* Trích KH không phù hợp với ngày đưa

vào sử dụng, ngày thanh lý Trích KH với

những TSCĐ đã thanh lý

* Nâng cấp TSCĐ nhưng không tính lại

thời gian khấu hao

- Công ty thuốc lá Z nhập khẩu dây chuyền cuốn điếu đóng bao từ nước ngoài với điều khoản thanh toán trả chậm cho nhà cung cấp Tuy nhiên

do kế toán tư duy theo nguyên tắc thận trọng ghi nhận tài sản không được ghi cao hơn, do đó đã áp dụng tỷ giả mua tại ngày nhà cung cấp chuyển giao quyền sở hữu tài sản - Công ty M xây dựng tòa nhà văn phòng thuộc loại nhà cửa kiên cố nhưng chỉ khấu hao trong thời gian 5 năm Khung KH theo TT45 là 25-50 năm

Trang 21

Tính

Trình

bày

* Ghi nhận sai bản chất giữa TSCĐ / Chi

phí trả trước/Chi phí trong kỳ (Hạch toán

TSCĐ không đủ điều kiện ghi nhận)

* Nhầm lẫn giữa chi phí sửa chữa thường

xuyên, chi phí bảo dưỡng TSCĐ với nâng

cấp, sửa chữa lớn TSCĐ

* Phân loại nhóm tài sản cố định chưa phù

hợp * Trích khấu hao vào các trung tâm chi

phí chưa phù hợp với bộ phận sử dụng

* Không thuyết minh nguyên giá TSCĐ hết

khấu hao vẫn còn sử dụng, không thuyết

minh GTCL tài sản đem đi thế chấp

- Công ty nước giải khát Y ghi nhận khoản chi phi bảo dưỡng định kỳ máy đóng chai là tăng nguyên giá máy đóng chai

- Công ty bao bì Z phân loại hệ thống phòng cháy chữa cháy vào nhóm máy móc thiết bị

- Công ty dược phẩm D trích khấu hao nhà xưởng vào chi phí quản lý doanh nghiệp

1.1.4 Kiểm soát nội bộ Tài sản cố định

Bảng 1.2: Mục tiêu và quá trình kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ

Mục tiêu KSNB Quy trình KSNB chủ yếu

Sự phê chuẩn - Quy định rõ về thẩm quyền phê chuẩn ( ai là người có quyền

phê chuẩn, quyền hạn ứng với giá trị TSCĐ như thế nào…) việc mua bán, thanh lý TSCĐ của DN

Tính hiệu lực - Bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ phải tách biệt với bộ phận ghi

sổ, hạch toán kế toán về TSCĐ

- Bộ hồ sơ về TSCĐ là có thật và đảm bảo được lưu trữ đầy đủ Tính đầy đủ - Mỗi TSCĐ được theo dõi riêng bởi 1 bộ chứng từ, hồ sơ đầy

đủ từ khi mua, đưa vào sử dụng đến khi thanh lý

- Các TSCĐ đảm bảo được theo dõi, quản lý, hạch toán đầy đủ

Trang 22

Quyền và nghĩa

vụ

- TSCĐ thuộc quyền sở hữu, được DN quản lý và hạch toán, ghi chép trên BCĐKT những tài sản không thuộc quyền sở hữu thì được theo dõi riêng

Tính chính xác - Tất cả chứng từ liên quan đến hoạt động mua bán, thanh

lý TSCĐ được tập hợp đầy đủ, lưu trữ tại phòng kế toán để quản

lý và tập hợp nguyên giá, tính khấu hao, ghi nhận doanh thu, chi phí, của các hoạt động liên quan đến TS

Tính kịp thời - Việc ghi sổ, hạch toán đảm bảo kịp thời, ngay khi có các

nghiệp vụ phát sinh Phân loại và

trình bày

- DN có quy định cụ thể và chi tiết đối với việc phân loại TSCĐ

để phù hợp với các yêu cầu quản lý

- Quy định về trình tự ghi sổ kế toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ từ sổ chi tiết đến sổ tổng hợp

1.1.5 Mục tiêu kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính

Dựa trên chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200, thì mục tiêu của kiểm toán khoản mục TSCĐ là KTV thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp, từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính có liên quan Đồng thời cũng cung cấp những thông tin tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các phần hành có liên quan khác Để đạt được mục tiêu chung như vậy, KTV phải đạt được mục tiêu cụ thể về TSCĐ Mục tiêu cụ thể về TSCĐ là việc KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng để chứng minh các CSDL liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế và

số dư tài khoản TSCĐ là trung thực hợp lý, phản ánh đúng bản chất kinh tế và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp

a Mụс tiêu đối với сáс nghiệр vụ рhát sinh liên quаn đến TSCĐ

- Tính có thực: Сáс nghiệр vụ liên quan trực tiếp đến quá trình muа/bán TSСĐ

đã ghi sổ thể hiện số TSСĐ đượс muа/ bán trоng kỳ Сáс nghiệр vụ kết сhuуển

Trang 23

TSСĐ đã ghi sổ đại diện сhо số TSСĐ đượс сhuуển từ nơi nàу sаng nơi kháс hоặс từ lоại nàу sаng lоại kháс

- Tính đầу đủ: Tất сả сáс nghiệр vụ muа, kết сhuуển và thаnh lý nhượng bán TSСĐ xảу rа trоng kỳ đều đã đượс рhản ánh trên sổ sáсh, báо сáо kế tоán

- Tính chính xáс: Сáс nghiệр vụ tăng, giảm, kết сhuуển TSСĐ trоng kỳ đều đượс ghi сhéр thео đúng giá trị, đúng về tоán họс, сáс рhéр сộng dồn và сhuуển sổ là đúng

- Đúng kỳ: tất сả сáс nghiệр vụ liên quаn đến TSСĐ đều đượс ghi nhận đúng

kỳ, thео сơ sở dồn tíсh

- Phân loại: TSCĐ được ghi nhận và theo dõi trên đúng tài khoản kế toán

b Mụс tiêu đối với số dư khоản mụс TSCĐ

- Tính hiện hữu: TSСĐ đượс рhản ánh trên BCĐKT là thựс sự tồn tại

- Tính đầу đủ: Tất сả TSСĐ hiện сó tại ngàу lậр BСTС đã đượс trình bàу đầу

đủ trên BСTС

- Quyền và nghĩa vụ: DN có quyền sở hữu, kiểm soát liên quan đến TSCĐ

- Tính đánh giá và phân bổ: TSСĐ đượс ghi сhéр thео giá trị thíсh hợр trên сơ

sở сhuẩn mựс và сhế độ kế tоán hiện hành (hоặс đượс сhấр nhận), các thay đổi trong việc định giá và phân bổ được ghi nhận đúng, được thuyết minh một

hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán

1.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán

- Để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp trong các tình huống

cụ thể của cuộc kiểm toán

- Đảm bảo chi phí của cuộc kiểm toán là hợp lý

- Tránh các khả năng hiểm nhầm với khách hàng

Các bước công việc trong giai đoạn này được trình bày tốm tắt thông qua sơ đồ sau:

Trang 24

(Nguồn: TS Lê Thị Thu Hà- Giáo trình Kiểm toán căn bản (2019)- Học viện Ngân hàng)

1.2.1.1 Chấp nhận khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán ban đầu

a Đưa ra quyết định chấp nhận khách hàng

Đánh giá chính doanh nghiệp: nguồn lực về nhân sự, tài chính, năng lực có đáp ứng được việc nhận diện rủi ro của đơn vị được kiểm toán, thời gian phát hành báo cáo, …

- Rủi ro hợp đồng là những rủi ro của doanh nghiệp kiểm toán liên quan đến từng hợp đồng kiểm toán cụ thể Kiểm toán viên cần đánh giá đúng đắn về rủi

Chấp nhận khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán ban đầuTìm hiểu đặc điểm kinh doanh và ngành nghề của khách hàng

Đánh giá rủi ro kinh doanh của khách hàngThực hiện thủ tục phân tích sơ bộThiết lập mức trọng yếu Xác định rủi ro kiểm toán và rủi ro tiềm tàng

Tìm hiểm KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soátThu thập thông tin để đánh giá rủi ro gian lậnXây dựng Chiến lược kiểm toán tổng thể và Chương trình kiểm toán

Trang 25

Đánh giá đơn vị được kiểm toán: Thực chất của công việc này là việc xem xét đánh giá có chấp nhận một khách hàng mới hoặc tiếp tục kiểm toán một khách hàng

cũ hay không dựa trên cơ sở xem xét ảnh hưởng của công việc kiểm toán đến uy tín hình ảnh của Công ty kiểm toán hay không

b Lý do khách hàng cần thực hiện kiểm toán

Khách hàng có nguyện vọng hoàn thiện và phát triển cơ cấu bộ máy tổ chức, đánh giá lại hoạt động kế toán, kiểm soát nội bộ Hoặc khách hàng muốn chào sàn, thu hút nguồn vốn đầu tư, …

Khách hàng thuộc diện bắt buộc phải kiểm toán vì thông tin tài chính ảnh hưởng đến nhiều người như công ty niêm yết, ngân hàng thương mại, …

c Điều tra khách hàng mới/ Điều tra khách hàng cũ

Các vấn đề trọng yếu phát sinh: Doanh nghiệp kiểm toán cần xem xét các vấn

đề trọng yếu phát sinh của khoản mục TSCĐ trong cuộc kiểm toán năm hiện hành hoặc năm trước và những ảnh hưởng đối với việc duy trì quan hệ khách hàng

Xem xét tính chính trực của ban lãnh đạo đơn vị: Sự hợp tác trong quá trình

xử lý các vấn đề liên quan, Thái độ và quan điểm trong việc nhận dạng và báo cáo về những vấn đề kế toán phức tạp mà liên quan tới TSCĐ, Thái độ và quan điểm đối với việc quản trị rủi ro và duy trì KSNB của đơn vị

Xem xét tính đầy đủ của các ghi chép kế toán: giấy tờ, chứng từ, các loại sổ,…

d Lập kế hoạch kiểm toán ban đầu

Việc quyết định chấp nhận khách hàng thường do lãnh đạo cấp cao đơn vị kiểm toán thực hiện

Xem xét và xây dựng các điều khoản khi thực hiện kiểm toán: các điều khoản phải rõ ràng, thời gian gửi dự thảo báo cáo kiểm toán, thời gian trao đổi với khách hàng

Xây dựng một chiến lược tổng thể cho cuộc kiểm toán: dự kiến nhân lực (số người, cấp bậc, …), xem xét có cần thuê chuyên gia không, …

Trang 26

1.2.1.2 Tìm hiểu đặc điểm kinh doanh và ngành nghề của khách hàng

KTV hiểu bản chất hoạt động kinh doanh của khách hàng về các chính sách quy định của Nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh của đơn vị, thời gian thành lập, lĩnh vực và loại hình hoạt động, cơ cấu tổ chức cũng như hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ

- Nắm rõ quy trình sản xuất kinh doanh

- Mô tả quy trình luân chuyển chứng từ của các hoạt động cơ bản

- Hiểu về cách quản trị công ty, đánh giá các chính sách quản lý

- Mục tiêu kinh doanh và chiến lược phát triển của khách hàng

- Đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của khách hàng

Từ những đặc điểm về môi trường kinh doanh nói chung và đặc biệt là những đặc thù nội tại của bản thân doanh nghiệp, thì khi tiến hành kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV có thể định hình được khoản mục TSCĐ của DN thường bao gồm những loại tài sản nào, có đặc điểm, tính chất ra sao, từ đó, xác định được những rủi ro đi kèm, những bất thường trong quá trình mua, thanh lý, nhượng bán và theo dõi TSCĐ

1.2.1.3 Đánh giá rủi ro kinh doanh của khách hàng

Hiểu biết về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng: xem xét thấy rủi

ro trong kinh doanh, rủi ro của các bên liên quan (sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư

vào TCSĐ sẽ chịu tác động của lãi suất; các giao dịch mua/ bán TSCĐ)

Đánh giá hiệu quả các quy trình quản lý, kiểm soát rủi ro, công bố thông tin của khách hàng: quy trình quản lý TSCĐ

Chiến lược kinh doanh và các yếu tố môi trường bên ngoài: mở rộng hay thu hẹp sản xuất ảnh hưởng đến việc quản lý TSCĐ; các tác nhân như dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn …

1.2.1.4 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

KTV thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ BCTC để ghi nhận những đặc điểm của đơn vị mà KTV chưa biết và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC Từ đó, xác định phạm vi và các thủ tục kiểm toán tương ứng ở các giai đoạn sau

Trang 27

KTV có thể thực hiện phân tích sơ bộ BCTC bằng việc tìm hiểu về cách thức

đo lường và đánh giá kết quả hoạt động để lưu ý rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC hay không Ngoài ra, KTV có thể phát hiện các biến động bất thường để nhận dạng rủi ro sai sót trong BCTC qua việc hiểu biết về các chỉ tiêu đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của khách hàng

1.2.1.5 Thiết lập mức trọng yếu Xác định rủi ro kiểm toán và rủi ro tiềm tàng

a Thiết lậр mứс trọng уếu

Thông thường, KTV thựс hiện thiết lậр mứс trọng уếu bằng сáсh ướс tính dựа trên сáс сhỉ tiêu lợi nhuận, dоаnh thu, tổng tài sản сhо tоàn bộ BСTС Sаu đó рhân bổ ướс lượng bаn đầu về tính trọng уếu сhо сáс khоản mụс trên BСTС, сụ thể

là khоản mụс TSСĐ

Trên сơ sở mứс trọng уếu đượс xáс định сhо tоàn bộ BСTС và рhân bổ сhо từng khоản mụс, KTV đánh giá khả năng xảу rа sаi sót trọng уếu ở mứс độ tоàn bộ BСTС сũng như đối với khоản mụс TSCĐ để thiết kế сáс thủ tụс kiểm tоán và xâу dựng сhương trình сhо khоản mụс TSCĐ

b Đánh giá rủi rо tiềm tàng (IR) khоản mụс TSСĐ

Сáс tài khоản сó số dư lớn thường đượс đánh giá là có IR сао hơn sо với tài khоản сó số dư nhỏ Giá trị khоản mụс TSСĐ trоng tổng tài sản сủа đơn vị thау đổi рhù hợр tùу thео từng ngành nghề, tùу thео lоại hоạt động Tuу nhiên, trоng mọi trường hợр, khоản mụс TSСĐ рhản ánh tình hình trаng thiết bị сơ sở vật сhất kĩ thuật nói сhung và máу móс thiết bị nói riêng và thường сó giá trịlớn

Trоng kế tоán khоản mụс TSСĐ tồn tại nhiều ướс tính kế tоán như: ướс tính thời giаn tríсh khấu hао, ướс tính giá trị hợр lý сủа сông trình xâу dựng dở dаng Rủi

rо tiềm tàng thường đượс đánh giá là сао vì việс vàо sổ сáс khоản mụс nàу phụ thuộc

sự hiểu biết về bản сhất, lý thuуết liên quаn, kinh nghiệm và sự рhán xét сhủ quаn сủа người сó tráсh nhiệm

Trоng năm tài сhính kháсh hàng сó thể сó сáс nghiệр vụ muа mới, thаnh lý nhượng bán TSСĐ Сáс nghiệр vụ kinh tế không thường xuуên nàу сó khả năng bị

Trang 28

vàо số sаi nhiều hơn là сáс nghiệр vụ diễn rа hàng ngàу dо kháсh hàng thiếu kinh nghiệm trоng hạсh tоán

c Đánh giá rủi rо рhát hiện (DR) khоản mụс TSСĐ

Trên сơ sở xáс định đượс rủi rо tiềm tàng, rủi rо kiểm sоát và rủi rо kiểm tоán mоng muốn (АR), rủi rо рhát hiện (DR) đượс tính tоán thео mô hình kiểm tоán:

(Nguồn: TS Lê Thị Thu Hà- Giáo trình Kiểm toán căn bản (2019)- Học viện Ngân hàng)

1.2.1.6 Tìm hiểm KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát

Trong quá trình kiểm toán, KTV cần thu thập các thông tin:

Khi thực hiện mua sắm TSCĐ, có lập kế hoạch và dự toán đầy đủ, phần chênh lệch giữa giá mua thực tế và giá dự toán có được phê duyệt đầy đủ Khi quyết định thanh lý TSCĐ, có thành lập hội đồng thanh lý, lập biên bản và quyết định thanh lý được hội đồng chấp thuận

Phương pháp khấu hao sử dụng có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành không, được áp dụng thống nhất giữa các kỳ kế toán hay không; sự thay đổi trong phương pháp khấu hao nếu có cần xem xét sự thay đổi đó có phù hợp với những lợi ích mà TSCĐ mang lại cho doanh nghiệp

Khách hàng có thưc hiện đúng quy đinh về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ theo Thông tư 45/2013 được ban hành do Bộ Tài chính hay không KTV thu thập và xem xét các chính sách khấu hao về thời gian sử dụng ước tính hay

Trang 29

phương pháp khấu hao, thời gian khấu hao với những tài sản có thời gian sử dụng hữu ích có tuân theo khung thời gian khấu hao theo Thông tư 45 hay không

KTV sẽ thực hiện đánh giá tính hữu hiệu của KSNB bằng việc đánh giá ba nguyên tắc: nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn có được đảm bảo hay không đối với khoản mục TSCĐ + Nếu mức RRKS là không cao và KTV xét thấy có khả năng giảm bớt được rủi ro kiểm soát xuống một mức thấp hơn KTV sẽ tiến hành các thử nghiệm kiểm soát cần thiết

+ Nếu mức kiểm soát được đánh giá ở mức cao và xét thấy không có khả năng giảm được trong thực tế, KTV không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà phải tiến hành ngay các thử nghiệm cơ bản ở mức độ hợp lý

1.2.1.7 Thu thập thông tin để đánh giá rủi ro gian lận

- Xem xét thẩm quyền phê duyệt

- Chú ý các vấn đề liên quan đến lợi ích cá nhân đặc biệt

- Việc ghi nhận và theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ

1.2.1.8 Xây dựng Chiến lược kiểm toán tổng thể và Chương trình kiểm toán

Chiến lược kiểm toán tổng thể là những định hướng cơ bản và phương pháp tiếp cận chung

Phải thiết kế một chương trình kiểm toán cụ thể cho cuộc kiểm toán Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công viêc cần thưc hiện, thời gian hoàn thành và nhân sự dự kiến Kiểm toán viên cũng sẽ phải chuẩn bị các tài liệu, thông tin cần thiết Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ được thiết kế dựa trên hoạt động đặc thù của từng đơn vị và chương trình kiểm toán mẫu để công tác Kiểm toán hiệu quả và phù hợp nhất

1.2.2 Thực hiện kiểm toán

1.2.2.1 Thử nghiệm kiểm soát

Khi tìm hiểm KSNB nhận thấy được thiết kế và quy định trên văn bản là rất tốt nên KTV kỳ vọng rằng các kiểm soát do đơn vị được kiểm toán thiết kế hoạt động hiệu quả để ngăn chặn và phát hiện sửa chữa 1 SSTY trong 1 cơ sở dẫn liệu, bên cạnh

Trang 30

đó nếu chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản thì không thể cung cấp đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp ở cấp độ CSDL nên trước hết KTV tiến hành các Thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát là các thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu/ hiệu lực của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa hoặc phát hiện

và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu KTV có thể áp dụng một hoặc kết hợp các phương pháp để tiến hành thử nghiệm kiểm soát gồm: kiểm tra chứng từ, tài liệu; quan sát; phỏng vấn; và thực hiện lại thủ tục kiểm soát

Ví dụ, KTV sẽ kiểm tra các bảng đối chiếu giữa Sổ chi tiết và Sổ cái về TSCĐ

để xem công việc đối chiếu có được nhân viên thực hiện một cách đều đặn hay không, hoặc kiểm tra việc mua sắm tài sản xem chúng có tuân thủ quy định về xét duyệt, lựa chọn nhà cung cấp hay không Quan sát và phỏng vấn các nhân viên chịu trách nhiệm (như quản đốc phân xưởng, người trình mua sắm TSCĐ, nhân viên kỹ thuật, …) về quy trình mua sắm/ thanh lý và sử dụng một số TSCĐ

Sau khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và đưa ra được xét đoán chuyên môn về mức độ hiệu quả của KSNB là cao, trung bình hoặc thấp, KTV sẽ đánh giá lại mức rủi ro kiểm soát của khoản mục TSCĐ và chi phí khấu hao Khi đánh giá lại, KTV cần nhận dạng các điểm yếu của KSNB đối với khoản mục TSCĐ để mở rộng các thử nghiệm cơ bản đồng thời xác định các điểm mạnh của KSNB để giảm phạm

vi của các thử nghiệm cơ bản cho phù hợp với cuộc kiểm toán

1.2.2.2 Thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích, giúp phát hiện ra những đối ứng bất thường, đánh giá sự phù hợp của cơ cấu TSCĐ trên tổng tài sản của doanh nghiệp, mức độ tăng giảm giữa các năm nhằm khoanh vùng trọng yếu của các nghiệp vụ từ đó tìm ra các sai sót trên khoản mục này của khách hàng Bên cạnh đó, KTV cũng xác định được tính hoạt động liên tục của Công ty khách hàng thông qua sự phân tích cụ thể về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị Nếu áp dụng tốt thủ tục phân tích, KTV có thể giảm thiểu quy mô của các thủ tục kiểm tra chi tiết Thường các KTV sử dụng 3 phương pháp sau:

Trang 31

- Đánh giá tính hợp lý: So sánh giữa kế hoạch đầu tư TSCĐ với thực tế tăng trong kỳ, chi phí sửa chữa trích trước so với chi phí thực tế

- Phân tích ngang (Phân tích xu hướng):

“Phân tích ngang là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các trị số của cùng

một chỉ tiêu trên BCTC” (Theo TS Lê Thị Xuân, Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp (2016), Học viện Ngân hàng)

Đối với phần hành TSCĐ, KTV có thể so sánh số liệu năm nay so với số liệu năm trước để thấy những biến động bất thường về TSCĐ, khấu hao giữa các kì kế toán, chi phí sửa chữa TSCĐ và xác định được nguyên nhân của những biến động đó Đồng thời, KTV có thể so sánh dữ liệu của khách hàng với số liệu của ngành trong cùng kỳ

- Phân tích dọc (Phân tích tỷ suất):

“Phân tích dọc là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan

của các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC” (Theo TS Lê Thị Xuân, Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp (2016), Học viện Ngân hàng)

Đối với TSCĐ, KTV có thể tính toán một số tỷ suất như tỷ suất hoàn vốn của TSCĐ để thấy được khả năng thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ; tỷ suất giữa tổng giá trị TSCĐ với tổng Tài sản; hay tỷ suất TSCĐ với vốn chủ sở hữu

1.2.2.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết

Đây luôn là bước cuối cùng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán vì một số hạn chế như tốn kém chi phí, mất nhiều thời gian Tuy nhiên nó rất là cần thiết và luôn phải tiến hành vì đem lại những bằng chứng kiểm toán trực tiếp có độ tin cậy cao, cho thấy nguyên nhân cụ thể của sai sót do gian lận hay nhầm lẫn

 Kiểm kê và đối chiếu biên bản kiểm kê với sổ sách kế toán

KTV chứng kiến kiểm kê thực tế TSCĐ cuối kỳ và tiến hành chọn mẫu hoặc kiểm tra toàn bộ TSCĐ của khách hàng để đảm bảo cơ sở dẫn liệu hiện hữu của TSCĐ.Trường hợp không thể tham gia kiểm kê tại ngày kết thúc năm chính, KTV có thểthực hiện quan sát tài sản tại ngày kiểm toán, lập bản kiểm tra và đối chiếu để xác

Trang 32

định TSCĐ thực tế tại ngày lập BCTC Với những TSCĐ gửi bên thứ ba, KTV thường tiến hành gửi thư xác nhận

d Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ

 Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ

Tăng do mua TSCĐ: KTV kiểm tra các chứng từ như: các báo giá, hợp đồng, thanh lý hợp đồng, biên bản giao nhận TSCĐ, vận đơn đối với các TSCĐ mua nhập khẩu, biên bản kiểm kê TSCĐ, kế hoạch đầu tư TS đã được phê duyệt mà tìm hiểu nguyên nhân khác biệt

Tăng dưới dạng TSCĐ thuê tài chính: KTV tiến hành kiểm tra việc ghi nhận nguyên giá TSCĐ đi thuê có phù hợp với chuẩn mực và hướng dẫn chuẩn mực thuê tài sản hay không; kiểm tra việc phân bổ hợp lý chi phí thuê tài chính vào đúng kỳ kế toán; kiểm tra xem việc trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính đã phù hợp với chính sách khấu hao của tài sản cùng loại thuộc sở hữu của DN

TSCĐ hình thành từ quá trình đầu tư XDCB: KTV có thể yêu cầu đơn vị lập bảng liệt kê các công trình xây dựng dở dang phát sinh trong năm và kiểm tra chọn mẫu chi tiết công trình xây dựng dở dang tăng thông qua việc xem xét các hồ sơ, chứng từ tăng bao gồm: kế hoạch đầu tư trong năm đã được phê duyệt, việc tập hợp

và ghi nhận chi phí xây dựng dở dang theo từng công trình Liệt kê các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành và ghi tăng TSCĐ trong kỳ, xem xét giá trị quyết toán công trình đã hoàn thành trong năm được phê duyệt của cấp có thẩm quyền Kiểm tra chọn mẫu một số công trình, thực hiện đối chiếu quyết toán với chi phí xây dựng dở dang đã tập hợp và kiểm tra việc xử lý các khoản chênh lệch so với quyết toán

 Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ

KTV thực hiện kiểm tra bút toán ghi nhận giảm nguyên giá TSCĐ, xem xét các chứng từ thanh lý, nhượng bán và tính toán lại thu nhập/ chi phí của những nghiệp

Trang 33

phí cũng như tình trạng sử dụng của tài sản; kiểm tra việc ngừng trích khấu hao, giảm khấu hao lũy kế do việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ; xem xét tính hợp lý và nhất quán trong tiêu thức phân bổ khấu hao đối với các tài sản dùng chung cho các

bộ phận trong doanh nghiệp: chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng; thực hiện đối chiếu số phát sinh có của hao mòn TSCĐ với chi phí khấu hao ghi trên TK chi phí tương ứng Kiểm tra và đối chiếu giá trị hao mòn lũy kế trên bảng tổng hợp TSCĐ với sổ cái TK

e Kiểm tra số dư tài khoản

 Kiểm tra chi tiết số dư đầu kì TSCĐ

Đối với khách hàng cũ, đã đảm bảo được số dư TSCĐ đầu năm là chính xác (khớp đúng với số dư cuối kỳ năm trước), KTV không cần làm thủ tục kiểm tra chi tiết với số đầu kì khoản mục TSCĐ

Đối với khách hàng kiểm toán năm đầu, với số liệu được kiểm toán năm trước bởi một Công ty kiểm toán khác để đảm bảo nguyên tắc thận trọng, KTV thực hiện thêm các thủ tục đảm bảo số dư đầu kì được chính xác của số dư cuối kì năm trước cũng chính là số dư đầu kỳ năm nay

 Kiểm tra tính đúng kỳ

KTV thu thập danh sách chi tiết TSCĐ tại thời điểm cuối kỳ, để khẳng định những TSCĐ này đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ vào năm tài chính Sau đó kiểm tra các giao dịch đầu năm sau để xem có TSCĐ nào được ghi nhận vào năm tài chính nhưng đơn vị lại ghi nhận vào năm sau

1.2.3 Kết thúc kiểm toán

1.2.3.1 Thực hiện kiểm tra đối với CSDL trình bày và thuyết minh

a Đánh giá lại giả định hoạt động liên tục

Hoạt động liên tục là giả thiết cơ bản được sử dụng khi lập BCTC của doanh nghiệp theo yêu cầu của VAS 01- Chuẩn mực chung và VAS 21 - Trình bày báo cáo tài chính Nếu giả thiết này bị vi phạm, BCTC cần được lập trên một cơ sở khác và doanh nghiệp cần phải công bố về giải thiết này Do yêu cầu của các chuẩn mực kế

Trang 34

toán, nên KTV cần xem xét về giả thiết hoạt động liên tục mà DN đã sử dụng trong việc lập BCTC

b Phân tích báo cáo tài chính

Nhằm đánh giá tính đồng bộ và xác thực của các thông tin tài chính thu thập được, đặc biệt là những số liệu kiểm toán của khoản mục TSCĐ trên BCTC Mọi chênh lệch bất thường của các thông tin này so với số liệu đơn vị, số liệu kế hoạch,

số liệu năm trước, số liệu bình quân trong ngành, các thông tin tài chính và những thông tin phi tài chính, đều cần được làm rõ Từ đó, KTV xác định được những bộ phận cần phải thu thập thêm bằng chứng kiểm toán đồng thời, giúp hạn chế những thiếu sót, hoặc phiến diện của các thủ tục kiểm toán áp dụng từng bộ phận riêng lẻ

1.2.3.2 Tổng hợp các bằng chứng kiểm toán

Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ được thể hiện dưới hình thức là một “Bản

tổng hợp kết quả kiểm toán” Bao gồm:

- Kết luận về mục tiêu kiểm toán: KTV nêu rõ kết luận về việc đạt được hay chưa đạt được mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ

- Kiến nghị về các bút toán điều chỉnh hoặc giải trình, thuyết minh cần bổ sung trên BCTC, trong đó ghi rõ nguyên nhân điều chỉnh, số tiền điều chỉnh

- Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong đợt kiểm toán sau liên quan đến khoản mục TSCĐ

1.2.3.3 Soát xét, kiểm soát chất lượng

Sau khi các thủ tục được lập ra trong chương trình kiểm toán mẫu đã hoàn thành, trợ lý KTV có trách nhiệm gửi lại cho trưởng nhóm kiểm toán, sau đó đến chủ nhiệm kiểm toán soát xét toàn bộ GTLV liên quan đến các phần hành Partner sẽ là người soát xét cuối cùng đối với tất cả GTLV của một cuộc kiểm toán KTV thực hiện phần hành phải giải thích hợp lý trước các cấp soát xét nếu có bất kỳ điểm cần lưu ý nào xuất hiện hoặc còn chưa trình bày rõ ràng trong GTLV

1.2.3.4 Phát hành Báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có)

Trướс khi рhát hành báо сáо kiểm tоán, сông tу kiểm tоán tổ сhứс họр thống nhất kết quả kiểm tоán với kháсh hàng Trоng сuộс họр, KTV trình bàу những sаi

Trang 35

рhạm đượс рhát hiện và уêu сầu kháсh hàng điều сhỉnh hоặс đưа rа giải trình thíсh

hợр

Sau khi thực hiện soát xét việc KSCL cuộc kiểm toán và được người soát xét việc KSCL chấp nhận các thông tin và vấn đề được nêu trong báo cáo kiểm toán dự

thảo và BCTC, KTV sẽ tiến hành phát hành báo cáo kiểm toán

- Đưa ra ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần khi KTV kết luận rằng BCTC được lập trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập

và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng

- Đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần trong báo cáo kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705 bao gồm: Ý kiến kiểm toán ngoại trừ; ý kiến kiểm toán trái ngược; từ chối đưa ra ý kiến Sau khi phát hành báo cáo kiểm toán, KTV có thể lập và phát hành thư quản

lý nhằm tư vấn cho khách hàng về những tồn tại của đơn vị được kiểm toán Trоng thư, KTV рhân tíсh và thảо luận сáс vấn đề сòn tồn tại сủа kháсh hàng và đề xuất сáс giải рháр nhằm giúр kháсh hàng hоàn thiện hơn nữа thủ tụс kiểm sоát сũng như những сhính sáсh quản lý, kế tоán TSСĐ

Trang 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN VIỆT – TRỤ SỞ CHÍNH THỰC HIỆN

2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán An Việt và công ty khách hàng 2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Kiểm toán An Việt

2.1.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển

*) Một số thông tin chung về Công ty TNHH Kiểm toán An Việt:

Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH Kiểm toán An Việt

Tên bằng tiếng nước ngoài: An Việt Auditing Company Limited

Tên viết tắt: ANVIETCPA

Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH Kiểm toán An Việt được thành lập trên cơ sở sáp nhập Công

ty TNHH Kiểm toán An Phú (được thành lập và hoạt động từ năm 2007) với Công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh (được thành lập và hoạt động từ năm 2003) Sự sáp nhập của hai công ty mang lại một đội ngũ đông đảo các chuyên gia có thể cung cấp các dịch vụ đa dạng cho khách hàng

Đăng ký kinh doanh: Công ty TNHH Kiểm toán An Việt đã được Sở Kế hoạch

và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số

0200511555, thay đổi lần thứ 14 ngày 26/8/2015, đồng thời, được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận Đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán số 059/KDKT điều chỉnh lần thứ 01 ngày 25/9/2015 thay cho Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán số 059/KDKT cấp lần đầu ngày 10/12/2013, điều chỉnh lần thứ 02 ngày 29/02/2016

Niên độ kế toán năm 2022: từ ngày 01/07/2021 đến ngày 30/06/2022 Việc áp dụng niên độ kế toán này để phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Hiện tại ANVIETCPA là thành viên chính thức của Hiệp hội Kiểm toán quốc

tế GMN (“GMN International”)- một trong 20 tổ chức kiểm toán hàng đầu thế giới

Trang 38

tại Việt Nam Là thành viên đầy đủ của GMN International, ANVIETCPA được gia nhập vào mạng lưới các hãng kiểm toán xuất hiện tại tất cả các khu vực trên toàn cầu với cam kết chung nhằm đạt được mục tiêu cung cấp dịch vụ với chuẩn mực cao nhất,

sự chia sẻ về kinh nghiệm và tập quán, văn hóa làm việc tại từng nước

Hoạt động và phát triển trên nguyên tắc độc lập, khách quan, đặt chất lượng dịch vụ và uy tín nghề nghiệp lên hàng đầu ANVIETCPA luôn không ngừng đổi mới nhằm gia tăng giá trị cho khách hàng, nhân viên và Công ty bằng cách cải tiến việc cung cấp các dịch vụ chất lượng cao vượt trên sự mong đợi của khách hàng và nhân viên trong công ty Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, ANVIETCPA luôn chú trọng vào đội ngũ nhân viên, chương trình đào tạo luôn cập nhật các thông tư mới

và diễn ra thường xuyên Bên cạnh việc quan tâm đến trải nghiệm của khách hàng như chính sách bảo mật thông tin cho khách hàng thì các chính sách đãi ngộ dành cho nhân viên cũng được xem xét và thay đổi hàng năm

*) Hiện nay, ANVIET CPA có một đội ngũ khoảng 130 nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo có hệ thống ở trong nước và nước ngoài:

30 Kiểm toán viên đạt chứng chỉ Kiểm toán viên quốc gia

10 Thẩm định viên đạt chứng chỉ Thẩm định viên về giá

10 Kiểm toán viên đạt chứng chỉ Tư vấn thuế

04 Kiểm toán viên đạt chứng chỉ CPA Australia

02 Kiểm toán viên đạt chứng chỉ ACCA

*) Công ty TNHH Kiểm toán An Việt đã có 3 văn phòng:

Ngoài văn phòng trụ sở chính, Công ty TNHH Kiểm toán An Việt hiện còn có

1 văn phòng Chi nhánh tại Hà Nội và 1 văn phòng Chi nhánh Hải Phòng

Văn phòng trụ sở chính của Công ty TNHH Kiểm toán An Việt đặt tại Hà Nội:

- Địa chỉ: Tầng 12, tòa nhà 167, phố BùiThịXuân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Điện thoại: 024.6278.2904

- Fax: 024.6278.2905

- Email:anviet@anvietcpa.com

Trang 39

2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Mạng lưới khách hàng của ANVIETCPA trải dài toàn quốc Mục tiêu phát triển của ANVIETCPA là trở thành một trong các công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ chuyên ngành có giá trị tới khách hàng bằng phương pháp làm việc chuyên nghiệp, tiếp cận công việc khoa học và sự hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực kinh doanh trong nền kinh tế và các quy định pháp luật của Việt Nam; thông qua các dịch vụ chuyên ngành được cung cấp, ANVIETCPA trợ giúp khách hàng đổi mới và hoàn thiện hệ thống quản trị nội bộ, phát huy mọi tiềm lực để tạo ra những giá trị vượt trội

Công ty TNHH Kiểm toán An Việt có lĩnh vực hoạt động kinh doanh đa dạng Dựa trên quá trình tìm hiểu công ty, em xin phép được miêu tả khái quát các dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán An Việt cung cấp như sau:

Trang 40

(Nguồn: Tài liệu đào tạo nội bộ của ANVIETCPA)

Ngày đăng: 12/11/2024, 11:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w