1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không của công ty tnhh thương mại và giao nhận c i t i việt nam

74 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam
Tác giả Dương Tiến Hoạt
Người hướng dẫn Th.S Vũ Anh Tuấn
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,36 MB

Cấu trúc

  • A. DANH MỤC BẢNG (0)
  • B. DANH MỤC HÌNH (0)
  • C. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT (9)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VÁN ĐÈ NGHIÊN CỨU (10)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (10)
    • 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu (11)
    • 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu (13)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (13)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (14)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (14)
    • 1.7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp (15)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ GIAO NHẬN C.I.T.I VIỆT NAM (17)
    • 2.1. Khái quát về dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không (17)
      • 2.1.1. Khái niệm (17)
      • 2.1.2. Vai trò dịch vụ (17)
      • 2.1.3. Đặc điểm dịch vụ (18)
      • 2.1.4. Các chủ thể tham gia quy trình cung ứng dịch vụ (20)
    • 2.2. Nội dung quy trình cung ứng dịch vụ vận tải bằng đường hàng không (22)
      • 2.2.1. Thiết kế mạng lưới và tuyến đường vận tải (22)
      • 2.2.2. Lựa chọn đơn vị vận tải / đối tác (23)
      • 2.2.3. Quy trình cung ứng dịch vụ vận tải đường hàng không (24)
      • 2.2.4. Tích hợp trong vận tải hàng hóa đường hàng không (24)
      • 2.2.5. Chất lượng dịch vụ vận tải đường hàng không (25)
      • 2.2.6. Hệ thống chứng từ trong vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường hàng không (26)
    • 2.3. Các chứng từ cần trong giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không (28)
      • 2.4.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (29)
      • 2.4.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp (30)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẢNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ GIAO NHẬN C.I.T.I VIỆT NAM (32)
    • 3.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam (32)
      • 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (32)
      • 3.1.2. Hoạt động kinh doanh chính (32)
      • 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty (33)
    • 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đương hàng không tại công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam (34)
    • 3.3. Phân tích thực trạng quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam (35)
      • 3.3.1. Thiết kế mạng lưới & tuyến đường vận tải tại công ty (35)
      • 3.3.2. Lựa chọn đơn vị vận tải/đối tác (37)
      • 3.3.3. Quy trình cung cấp dịch vụ (41)
      • 3.3.4. Tích hợp trong vận tải hàng hóa nội địa bằng đường hàng không (44)
      • 3.3.5. Chất lượng dịch vụ vận tải nội địa đường hàng không (44)
      • 3.3.6. Cơ sở vật chất và hệ thống thông tin cung ứng dịch vụ (45)
    • 3.4. Đánh giá thực trạng quản trị quy trình giao nhận hàng hóa nội địa bằng đường hàng không tại Công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam (46)
      • 3.4.1. Những thành công (46)
      • 3.4.2. Những hạn chế (47)
      • 3.4.3. Nguyên nhân hạn chế (48)
  • CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ GIAO NHẬN C.I.T.I VIỆT NAM (50)
    • 4.1.1. Dự báo triển vọng ngành vận tải hàng không (50)
    • 4.1.2. Định hướng phát triển của công ty TNHH Thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam (51)
    • 4.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty TNHH Thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt (52)
      • 4.2.1. Hoàn thiện thiết kế mạng lưới và tuyến đường vận chuyển hàng không (52)
      • 4.2.2. Hoàn thiện mạng lưới đối tác (52)
      • 4.2.3. Hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ vận tải hàng không nội địa (53)
      • 4.2.4. Hoàn thiện chất lượng dịch vụ (54)
      • 4.2.5. Hoàn thiện tích hợp trong vận tải hàng không nội địa (55)
      • 4.2.6. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nhân sự (55)
      • 4.2.7. Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật (56)
    • 4.3. Một số kiến nghị với các tổ chức, cơ quan chức năng (56)
  • KẾT LUẬN (58)
    • C. I.T.I Việt Nam (14)

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài khóa luận tốt nghiệp " Hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không của Công ty TNHH thương mại và giao nhận

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tên đầy đủ Tên tiếng Việt

Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

AWB Aiwaybill Vận đơn hàng không

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

CNTT Công nghệ thông tin

HAN-SGN Tuyến bay Hà Nội – Sài Gòn

HAN-DAD Tuyến bay Hà Nội – Đà Nẵng

HAN-VII Tuyến bay Hà Nội – Vinh

TỔNG QUAN VỀ VÁN ĐÈ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại của hội nhập kinh tế toàn cầu và sự bùng nổ của thương mại điện tử, nhu cầu vận chuyển hàng hoá ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở Việt Nam - một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trong khu vực Trong danh mục các phương tiện vận chuyển hiện có, dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không nổi bật với ưu điểm vượt trội như tốc độ vận chuyển nhanh chóng, tính an toàn cao và khả năng kết nối các thị trường và quốc gia trên toàn thế giới Thị trường vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không tại Việt Nam đã trải qua một giai đoạn phát triển đáng kể trong hơn 30 năm qua, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng đạt 15,3% mỗi năm trong thời kỳ 1991-2022 Tốc độ tăng trưởng đáng kể của thị trường này đã minh chứng cho sức hút và tiềm năng lớn của ngành công nghiệp vận chuyển hàng không Trong một thị trường ngày càng cạnh tranh và đòi hỏi sự linh hoạt, hiệu quả thì việc nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện quy trình vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không nội địa là vô cùng cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam Một trong những thách thức lớn nhất mà công ty đối diện là sự tăng cường cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành Để giữ vững và mở rộng thị phần, công ty cần phải không ngừng tối ưu hóa quy trình và nâng cao chất lượng dịch vụ Quy trình cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không nội địa đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu cho công ty Bằng cách cải thiện và hoàn thiện quy trình này, công ty có thể tăng cường sự hài lòng của khách hàng, giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển, cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường

Hơn nữa, sự phát triển nhanh chóng của thương mại nội địa và mô hình kinh doanh trực tuyến đã tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về vận chuyển hàng hoá trong nội địa Do đó, việc tối ưu hóa quy trình vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không nội địa không chỉ giúp công ty đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường mà còn mở ra cơ hội mới để mở rộng dịch vụ và mở rộng thị trường

Qua quá trình thực tập và làm việc tại công ty, tôi đã nhận thấy rõ những hạn chế và khó khăn trong quy trình cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không – dịch vụ đem lại doanh thu chính cho công ty Hiểu được tầm quan trọng của quy trình này đối với việc duy trì và phát triển của công ty, bằng vốn kiến thức đã tích lũy được tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu khóa luận “Hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không của công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam” với hy vọng sẽ mang tới những giải pháp hữu ích nhằm năng cao năng lực cung ứng cũng như hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường hàng không của công ty.

Tổng quan các công trình nghiên cứu

Từ tính cấp thiết của đề tài cũng như việc nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không trong bối cảnh ngành logistics đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, việc tận dụng kinh nghiệm và bài học từ các công trình nghiên cứu trước đó đóng vai trò quan trọng để xây dựng nền tảng cho việc đề xuất các giải pháp cụ thể và hiệu quả Một ví dụ điển hình là luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Hải (2018) với đề tài "Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại Công ty TNHH Jet Delivery Logistics Việt Nam" Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiếp cận với vấn đề bằng việc sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, kết hợp với phương pháp xử lý dữ liệu như thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp Điều này đã giúp tác giả đánh giá được thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa tại Công ty TNHH Jet Delivery Logistics Việt Nam và đề xuất một loạt giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, bao gồm giải pháp về tổ chức quản lý, giải pháp về marketing, giải pháp về nguồn nhân lực và giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật

Cũng có thể kể đến đề tài tốt nghiệp của Vũ Thị Quỳnh (2016) với đề tài “Chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải hành hóa xuất nhập khẩu của Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn NIPPON EXPRESS Việt Nam tại Hà Nội” - Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh- Đại học Quốc gia Hà Nội Đề tài đã phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải hành hóa xuất nhập khẩu của Công ty LD TNHH NIPPON EXPRESS Việt Nam tại Hà Nội giai đoạn 2012 – 2015 và đề ra một số giải pháp hữu ích nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ

Bùi Thúy Hồng (2019), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty Korea Express Sài Gòn Logistics” - Luận văn tốt nghiệp - Đại học Kinh tế TP.HCM Đề tài đã khái quát chung về hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không và hiệu quả hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty Korea Express Saigon Logisitcs Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty Korea Express Saigon Logistics

Nguyễn Kim Anh (2020) với đề tài "Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH PTV Logistics" Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành đánh giá thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty và đề xuất một loạt các giải pháp nhằm cải thiện quy trình này Các giải pháp được đề xuất bao gồm việc hoàn thiện công tác nhận hàng và kiểm tra hàng, hoàn thiện công tác làm thủ tục hải quan, cải thiện trong khâu vận chuyển, hoàn thiện khâu chuẩn bị chứng từ và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự Nguyễn Thị Hương (2021) với đề tài “ Hoàn thiện hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải đường hàng không trên thị trường nội địa tại Công ty Bưu vận nội địa và quốc tế Đông Dương” - Luận văn tốt nghiệp – Đại học Thương Mại Đề tài đã đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa của Công ty Bưu vận nội địa và quốc tế Đông Dương, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện loại hình dịch vụ này của công ty như: Hoàn thiện về đối tác; Hoàn thiện về mạng lưới vận tải; Hoàn thiện về tích hợp

Nhận thấy rằng có sự thiếu sót trong các nghiên cứu trước đó về hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường hàng không tại Việt Nam, việc chọn đề tài nghiên cứu này tại Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận C.I.T.I Việt Nam mang lại một khía cạnh mới và độc đáo trong lĩnh vực logistics Trong khi các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, việc nghiên cứu về vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường hàng không đang trở thành một xu hướng mới và có tiềm năng lớn tại Việt Nam Thách thức lớn nhất mà nghiên cứu này đối diện là việc thiếu thông tin và tài liệu cụ thể về quy trình cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trong nội địa Điều này tạo ra một cơ hội đặc biệt để đưa ra những phân tích sâu hơn và đề xuất những giải pháp mới, giúp tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu quả trong hoạt động logistics

Bằng cách này, nghiên cứu này không chỉ có giá trị lý thuyết cao mà còn mang lại những ứng dụng thực tiễn quan trọng đối với doanh nghiệp và ngành logistics ở Việt Nam Việc nắm bắt và hiểu rõ hơn về quy trình cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trong nội địa sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động của mình, từ việc quản lý kho hàng đến quy trình vận chuyển, từ đó giảm thiểu chi phí và tăng cường cạnh tranh Đồng thời, việc thúc đẩy nghiên cứu này cũng đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành logistics tại Việt Nam Bằng cách tạo ra những kiến thức mới và những phương pháp tiên tiến, nghiên cứu này có thể giúp tạo ra một môi trường kinh doanh tích cực và thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, đồng thời góp phần vào quá trình hiện đại hóa và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

Các mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm nghiên cứu thực trạng cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại Công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam để rút ra những khó khăn, hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng yếu tố để nhằm đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất Vì vậy các mục tiêu cụ thể bao gồm:

- Hệ thống cơ sở lý thuyết về nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của doanh nghiệp giao nhận

- Phân tích thực trạng quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam giai đoạn 2020-2022 Qua đá rút ra những thành công mà công ty đạt được cũng như những hạn chế còn tồn đọng, đồng thời tìm ra nguyên nhân của các vấn đề mà công ty gặp phải

- Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của công ty

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu về quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không của Công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Khóa luận đi sâu nghiên cứu quy trình nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam Cụ thể, khóa luận nghiên cứu về các nội dung trong quy trình như: Thiết kế mạng lưới & tuyến đường vận tải, Lựa chọn đơn vị vận tải/đối tác, Quy trình cung ứng dịch vụ vận tải đường hàng không, Tích hợp trong vận tải hàng hóa đường hàng không, Chất lượng dịch vụ vận tải đường hàng không Hệ thống chứng từ trong vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường hàng không

Về thời gian: Khóa luận nghiên cứu nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam và lấy số liệu trong 3 năm từ năm 2020 đến năm 2022

Về không gian: Khóa luận nghiên cứu tại Công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam, có địa chỉ tại: Số nhà 17, ngõ 211 Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu

 Khóa luận sử dung phương phá nghiên cứu định tính để làm rõ các vấn đề hướng đến theo quy trình nghiên cứu sau:

Hình 1-1 Quy trình nghiên cứu

(Trích tài liệu phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Th.s Hồ Sĩ Minh, chương 1, trang 11)

 Phương pháp thu thập dữ liệu

 Quan sát thực tế hoạt động kinh doanh thường ngày tại doanh nghiệp, cách thức luân chuyển thông tin, cách thức tiếp cận và làm việc với khách hàng, đối tác

+ Đối tượng khảo sát là: Trưởng phòng, nhân viên thuộc phòng kinh doanh và phòng Logistics của công ty

Xác định vấn đề nghiên cứu

Bình luận các nghiên cứu

Thu thập dữ liệu Phân tích dữ liệu

Viết báo cáo nghiên cứu

+ Địa điểm khảo sát tại trụ sở công ty: Số nhà 17, ngõ 211 Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

+ Thời gian khảo sát: Từ 8h tới 9h30 ngày 5/4/2024

+ Phương pháp phát phiếu khảo sát trực tiếp

+ Nội dung khảo sát bao gồm đánh giá về các bước trong quy trình cung ứng dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, những tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ và những định hướng của công ty trong tương lai

 Các báo cáo, tài liệu kinh doanh của công ty

 Tham khảo các tài liệu liên quan đến lĩnh vực giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không của các doanh nghiệp Việt Nam

 Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê: Thống kê từ nguồn dữ liệu thứ cấp, tổng hợp, đối chiếu để có kết luận chính xác về thực trạng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam giai đoạn 2020-

- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sảnh được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của công ty thông qua việc so sánh doanh thu của công ty qua các năm Từ đó, nhận thẩy xu hướng biến động về tinh hỉnh giao nhận hàng hoa nhập khẩu của công ty tốt hay là xấu, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp trong thời ký hoạt động kinh doanh tiếp theo

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này nhằm tổng hợp lại những phân tích để đưu ra những đánh giá và nhận xét về dịch vụ vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường hàng không của Công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam, từ đó đề ra định hướng và giải pháp cho công ty cũng như một số kiến nghị tới các cơ quan đoàn thể có liên quan nhằm nâng cao chất lượng của dịch vụ.

Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Tên khóa luận: Hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không của công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam

Ngoài các phần Tóm lược, Mục lục, Danh mục bảng vẽ, Hình vẽ, Danh mục từ viết tắt, Tài liệu tham khảo và kết luận, khóa luận được kết cấu théo 4 chương sau:

Chương 1: Tổng quan về ván đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại Công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam Chương 3: Thực trạng quy trình vận chuyển hàng hóa bảng đường hàng không tại Công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam

Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ GIAO NHẬN C.I.T.I VIỆT NAM

Khái quát về dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không

Khái niệm về dịch vụ vận tải đường hàng không

Theo Điều 109, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006: Vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư bằng đường hàng không Vận chuyển hàng không bao gồm vận chuyển hàng không thường lệ và vận chuyển hàng không không thường lệ

Khái niệm về giao – nhận hàng hóa và dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không

Quy định tại Điều 163, Luật Thương mại Việt Nam năm 1997, dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác

Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA) về dịch vụ giao nhận được định nghĩa là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa

Như vậy, dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không là tập hợp các nghiệp vụ và thủ tục liên quan tới quá trình vận tải hàng hóa được chuyển (trên chuyến bay thương mại) hoặc chuyên chở trên máy bay (thuê chuyến) Dịch vụ vận tải đường hàng không bao gồm thư tín (airmail), chuyển phát nhanh (air express) và hàng vận tải (air freight)

Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không là mắt xích quan trọng trong việc kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp kết nối mạng lưới giao thông vận tải trên toàn thế giới một cách dễ dàng và hiệu quả Sự phát triển mạnh mẽ của ngành vận tải hàng không kéo theo sự thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế, văn hóa và xã hội, nhất là ở những quốc gia đang phát triển khi tạo được môi trường lao động, cung cấp công ăn việc làm cho nhiều người dân

Hàng không vận chuyển gần 2 tỷ hành khách mỗi năm, riêng đối với Việt Nam, các hãng hàng không vận chuyển ước tính đạt 58 triệu khách (2023) Với ưu thế tuyệt đối về tốc độ so với những phương thức vận chuyển, vận tải hàng không là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong việc vận chuyển một số mặt hàng đặc thù, quý hiếm, có giá trị cao, thời gian ở nhiệt độ thường ngắn, thư từ, điện tín, hàng hỗ trợ khẩn cấp,… đòi hỏi sự nhanh chóng về mặt thời gian cũng như đảm bảo về mặt chất lượng Theo số liệu báo cáo, có tới 70% công ty bán hàng phụ thuộc vào vận tải hàng không khi muốn gia nhập vào thị trường khác

Tuy ra đời kém tuổi hơn các hình thức vận tải khác, song đến nay hàng không chiếm tỉ lệ cao (65% đến 70%) về hiệu quả sử dụng nguồn lực và cơ sở hạ tầng, gấp đôi đường bộ và đường sắt với việc vận chuyển gần 30% giá trị hàng hóa toàn cầu, tương ứng với 1% tổng khối lượng hàng hóa giao thương quốc tế Phương thức vận chuyển hàng hóa này cũng thường được kết hợp cùng các phương thức vận tải khác như nhận hàng và vận tải đường bộ để giao tới người mua hàng Nhờ đó, hàng hóa được vận chuyển và tiếp cận những vùng địa lý khó có khả năng vượt qua bằng những phương thức thông thường Điều này được minh chứng rõ ràng qua những chương trình cứu trợ cho các thảm họa thiên nhiên, chiến tranh,

Ngành dịch vụ vận tải hàng không mới chỉ phát triển từ những năm đầu thế kỷ XX, sinh sau đẻ muộn hơn nhiều so với những phương thức vận tải khác Tuy vậy, nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà tốc độ phát triển của dịch vụ vận tải hàng không vượt bậc, mang những ưu thế vượt trội so với các phương thức vận tải khác: Ưu điểm:

Dịch vụ vận tải hàng không giúp tiết kiệm chi phí so với giá trị cao của mặt hàng:

Các tuyến đường vận tải hàng không là trên không trung, không bị phụ thuộc vào địa hình mặt đất, mặt nước Đồng thời, phương thức vận tải này cũng không cần đầu tư xây dựng cầu đường hỗ trợ Do đặc tính hàng hóa cần vận chuyển nhanh, tốc độ xử lý các thủ tục được đơn giản hóa bởi việc bay thẳng, không có các trạm kiểm tra vì những quy trình đó đã được thực hiện trước khi hàng được vận chuyển lên khoang nên có thể tiết kiệm được chi phí lưu kho So với các phương thức vận chuyển khác, vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không có ưu điểm là phí bảo hiểm thấp hơn rất nhiều, rủi ro cũng giảm thiểu bởi không có chướng ngại về mặt địa lý hay nhiệt độ, thời tiết trong hành trình chuyên chở Các máy bay hiện nay đang sử dụng 3,5l nhiên liệu cho 100 người / km Số liệu này vượt qua hiệu quả của bất kỳ một chiếc xe nào trên thị trường hiện nay Tốc độ và sự đảm bảo là ưu thế tuyệt đối của dịch vụ vận tải hàng không: Vận tốc trung bình của một máy bay chở hành khách vào khoảng 800 – 1000 km/h và tuyến đường vận tải hàng không hầu như là đường thẳng nên hiện nay, tốc độ vận tải của phương thức này đang là nhanh nhất, có thể kết nối hầu hết mọi quốc gia Nhờ thời gian di chuyển nhanh chóng nên hàng hóa được vận tải bằng máy bay sẽ được bảo vệ hiệu quả, giữ được giá trị cao, hạn chế hư hỏng Cùng với những công nghệ tối tân nhất, mọi quy trình diễn ra từ việc nhận hàng đến vận chuyển lên khoang máy bay đều có quy trình chặt chẽ và nghiêm ngặt Ở độ cao hơn 9000m trên tầng điện ly, máy bay hầu như không bị tác động bởi các điều kiện thời tiết tự nhiên như sét, mưa, trong hành trình chuyên chở Chính vì vậy, việc vận tải bằng đường hàng không đảm bảo an toàn gần như tuyệt đối, tránh những rủi ro phát sinh do đổ vỡ hàng hay trộm cắp Sự đảm bảo về tính toàn vẹn của hàng hóa trong dịch vụ vận tải thì đường hàng không chiếm ưu thế tuyệt đối

Chi phí lớn: Dễ hiểu khi vận tải hàng không có chi phí vận chuyển hàng hóa cao hơn gấp 5 – 6 lần so với vận tải bằng đường biển và gấp 2-4 lần so với vận tải bằng đường bộ do chi phí vận hành một tàu bay bao gồm cả chi phí nhiên liệu, chi phí nhân lực cao hơn so với nhân lực ở những phương thức vận tải thông thường, kích thước đồ sộ cũng như công nghệ tối tân được sử dụng ở cấu tạo vỏ lẫn thân máy bay

Giới hạn về khối lượng và giá trị hàng: Việc có chi phí vận chuyển lớn tỉ lệ thuận với việc giá trị hàng hóa Vận tải hàng không hạn chế vận chuyển những hàng hóa giá trị thấp, không gấp gáp về thời gian cũng như những mặt hàng có khối lượng lớn, cồng kềnh bởi khó khăn trong việc đóng gói và có phương án vận chuyển lên khoang phù hợp Trọng tải của máy bay bao gồm cả việc chở hành khách nên hàng hóa quá cỡ sẽ khiến máy bay khó khởi hành và hạ cánh, tăng tiêu hao nhiên liệu và khó điều khiển hơn đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu Do vậy, các hãng hàng không đều quy định rất chặt chẽ về kích thước và trọng lượng tối đa trên mỗi kiện hàng nhằm đảm bảo an toàn cho tính mạng con người và hàng hóa

Khả năng tiếp cận bị hạn chế: Dù có thể dễ dàng băng qua địa hình hiểm trở do bay trên cao nhưng dịch vụ vận tải hàng không có mức độ tiếp cận thấp khi máy bay chỉ được phép hạ cánh tại sân bay hay các bãi lớn có người điều hướng Với những vùng địa lý không thể xây dựng sân bay bắt buộc doanh nghiệp phải chọn phương án vận chuyển khác

2.1.4 Các chủ thể tham gia quy trình cung ứng dịch vụ

Dòng chứng từ/thanh toán Dòng thông tin Dòng hàng hóa

Hình 2.1 Các chủ thể tham gia quy trình cung ứng dịch vụ

Các chủ thể tham gia vào quy trình cung ứng dịch vụ bao gồm: Người gửi hàng (consignor), người nhận hàng (consignee), đơn vị vận tải (carrier), chính phủ và công chúng Trong đó:

- Người gửi hàng (consignor): Là người có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải đường hàng không Người gửi ở đây là các doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ để vận tải một hoặc nhiều hàng hóa tới người nhận qua hình thức vận chuyển bằng đường hàng không Người gửi có nhiệm vụ cơ bản là tập hợp lô hàng, đảm bảo chuẩn xác thời gian giao cho bên tiếp theo trong quy trình cung ứng, kiểm kê đúng đủ tránh xảy ra thiếu hụt, trao đổi và báo cáo kịp thời tình trạng hàng…

Người gửi hàng Đơn vị vận tải Người nhận

- Người nhận hàng (consignee): Là bên có nhiệm vụ cơ bản là nhận hàng hóa tại địa điểm đã giao ước, kiểm tra chất lượng và trả tiền đúng đủ theo đơn đặt hàng Người nhận hàng thường là khách hàng trong các dịch vụ mua bán hàng hóa hoặc là người được người gửi có mong muốn chuyển hàng tới

Nội dung quy trình cung ứng dịch vụ vận tải bằng đường hàng không

2.2.1 Thiết kế mạng lưới và tuyến đường vận tải

Mạng lưới logistics được hiểu đơn giản là dòng chảy của sản phẩm và nguyên vật liệu thông qua liên kết giữa các điểm nút và đường dẫn Việc thiết kế mạng lưới là một trong những vấn đề quyết định chiến lược toàn diện nhất cần được chú trọng và tối ưu hóa để vận hành hiệu quả hệ thống giao thông và vận tải hàng không Quy trình thiết kế mạng lưới logistics bao gồm việc thu thập thông tin, xác định mục tiêu, lập kế hoạch điểm nút, chọn tuyến đường liên kết, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng và xây dựng kế hoạch Việc thiết kế mạng lưới vận tải hàng không đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong việc vận chuyển hàng hóa và người dân

Tuyến đường vận tải hàng không hầu hết là các đường thẳng nối hai điểm vận tải với nhau Hiện nay có một số phương án vận chuyển phổ biến như:

Vận chuyển thẳng đơn giản Đối với phương án vận chuyển này, các lô hàng sẽ được vận chuyển trực tiếp từ nhà cung cấp tới từng địa điểm khách hàng lựa chọn Với mạng lưới vận chuyển trực tiếp này, lộ trình của từng lô hàng được chỉ định và người quản lý chuỗi cung ứng chỉ cần quyết định số lượng vận chuyển cũng như phương thức vận tải sẽ sử dụng Mặc dù phương tiện vận chuyển này có thể giảm thiểu các khâu kho trung gian, đẩy nhanh quá trình dịch vụ khách hàng và có cách thức quản lý đơn giản Tuy nhiên, nếu mỗi địa điểm chỉ cần khối lượng hàng nhỏ thì việc lựa chọn phương án này khiến tổng chi phí vận chuyển gia tăng do cước phí cao và chi phí lớn bởi mỗi nhà cung cấp phải thực hiện một đợt giao hàng riêng

Vận chuyển thẳng với tuyến đường vòng (direct shipping with milk runs)

Xe tải giao hàng từ một nhà cung ứng tới lần lượt nhiều khách hàng hoặc gộp các lô hàng từ nhiều nhà cung ứng tới một khách hàng là hành trình vận chuyển của phương thức này Đây là lựa chọn hợp lí khi có mật độ khách hàng dày đặc, cho dù quãng đường vận chuyển dài hay ngắn

Vận chuyển qua trung tâm phân phối (all shipment via distribution center)

Trung tâm phân phối (Distribution center) đảm nhận hai vai trò: dự trữ và chuyển tải Các nhà cung ứng sẽ không vận chuyển trực tiếp tới địa điểm khách hàng lựa chọn mà vận chuyển hàng thông qua một trung tâm phân phối Trung tâm phân phối giúp giảm tải chi phí của toàn bộ chuỗi cung ứng khi các nhà cung ứng ở xa khách hàng, chi phí vận chuyển lớn

Vận chuyển qua trung tâm phân phối với tuyến đường vòng

Hàng hóa vận chuyển theo hình thức này sẽ được thu gom từ nhiều nhà cung cấp, sau đó vận chuyển đến trung tâm phân phối, rồi từ trung tâm phân phối đến các khách hàng khi lô hàng của khách tương đối nhỏ, không chất đầy xe tải

Vận chuyển đáp ứng nhanh Đây là phương thức phối hợp nhiều phương án vận chuyển kể trên để đáp ứng yêu cầu về thời gian, địa điểm, khối lượng và cơ cấu hàng hóa vận chuyển tới khách hàng Phương án này đòi hỏi trình độ quản lý cao, có khả năng phối hợp hiệu quả và kết nối thông tin nhạy bén giữa nhà cung ứng và khách hàng

2.2.2 Lựa chọn đơn vị vận tải / đối tác

Nhà cung cấp dịch vụ vận tải có ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ và chi phí của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình cung ứng hàng hóa Do vậy, cần phải đánh theo từng bước nhằm lựa chọn đúng đơn vị vận tải để hợp tác lâu dài theo các bước:

Xác định và đánh giá tầm quan trọng của mỗi tiêu chuẩn: Doanh nghiệp cần xem xét các mục tiêu đề ra phù hợp với nhu cầu như chi phí, thời gian, độ tin cậy, năng lực vận chuyển, an toàn hàng hóa Tùy theo hành trình vận chuyển để lựa chọn đơn vị vận tải theo định hướng người nhận hàng, tức là khách hàng nhằm tối đa trải nghiệm, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu

Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải: Doanh nghiệp có thể đánh giá thực lực chất lượng dịch vụ và chi phí thực tế dựa vào từng hợp đồng vận chuyển đã kí kết Khả năng vận hành dựa vào những tiêu chuẩn chung để xác định năng suất Nhà cung cấp dịch vụ vận tải đáp ứng được những yêu cầu về chi phí, thời gian, mức độ tin cậy, năng lực vận chuyển và an toàn hàng hóa sẽ là đối tác lâu dài góp phần tạo nên sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp

Giám sát và đánh giá dịch vụ lựa chọn: Công tác giám sát và đánh giá là vô cùng cần thiết Doanh nghiệp có thể tự quy định các mốc thời gian theo quý, tháng, năm để khắc phục những sai sót hoặc lựa chọn dịch vụ vận tải khác phù hợp hơn nếu nhà cung cấp dịch vụ vận tải trước đã không đáp ứng được yêu cầu Việc đánh giá có thể căn cứ dựa trên nhận xét của khách hàng và năng suất, phần trăm chất lượng hàng được giao đến thành công Công tác đánh giá phải thống nhất với mục tiêu chiến lược vận chuyển và mạng lưới vận tải được hoạch định từ trước

2.2.3 Quy trình cung ứng dịch vụ vận tải đường hàng không

Quy trình cung ứng dịch vụ vận tải đường hàng không bao gồm:

1 Ký hợp đồng vận chuyển: Doanh nghiệp và đơn vị vận tải ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không Hợp đồng sẽ xác định các điều kiện, giá cả, thời gian giao hàng và các yêu cầu khác

2 Booking: Sau khi có hợp đồng, đơn vị vận tải sẽ đặt lịch bay cho hàng hóa Việc này bao gồm chọn hãng hàng không, tuyến đường và thời gian bay

3 Đóng hàng: Hàng hóa được đóng gói và chuẩn bị để sẵn sàng cho việc vận chuyển, đúng quy cách và có ghi mã ký hiệu cho kiện hàng Sau đó đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành vận chuyển hàng ra kho của sân bay Tại đây, sau khi xác nhận thông tin lô hàng cần vận chuyển, doanh nghiệp logistics sẽ nhận được giấy chứng nhận đã nhận hàng (FTC – Forwarder’s Certificate of Transport)

4 Phát hành AWB (Air Waybill): AWB là tài liệu chứng từ cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không chứa thông tin về hàng hóa, hãng hàng không và điểm đến

Các chứng từ cần trong giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không

Trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, căn cứ theo các điều khoản trong hợp đồng mua bán, việc chuyên chở hàng hóa sẽ được tổ chức theo tuyến đường và thời gian xác định kèm theo các chứng từ, văn bản nhằm xác nhận tính pháp lý Đối với hệ thống chứng từ trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không bao gồm:

Master Air Waybill (MAWB): Đây là chứng từ thể hiện mối quan hệ giữa công ty logistics và hãng hàng không vận chuyển lô hàng Mỗi lô hàng có 1 số vận đơn để tiện quản lý và theo dõi

House Air Waybill (HAWB): HAWB là chứng từ thể hiện mối quan hệ giữa công ty vận tải và khách hàng nhận đơn Về cơ bản, thông tin trên MAWB và HAWB có nhiều điểm giống nhau

Cargo Manifest: Đây là bản kê khai hàng hóa, thể hiện sự liên kết giữa MAWB và

Commercial Invoice: Hóa đơn thương mại là chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người mua để thanh toán giá trị hàng hóa giữa hai bên theo những điều kiện cụ thể

Packing list: Phiếu đóng gói là bảng kê danh mục hàng hóa như thỏa thuận trong hợp đồng, thông tin trên phiếu đóng gói tương tự như hóa đơn thương mại nhưng không cần các thông tin liên quan đến thanh toán hay giá trị hàng hóa Phiếu đóng gói là cơ sở để sắp xếp, book chỗ cũng như lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp Ngoài ra còn là cơ sở để xếp dỡ hàng, nếu hàng quá khổ sẽ cần thuê thiết bị chuyên dụng để hạ hàng Đây là những chứng từ cần thiết và quan trọng cho một lô hàng vận tải bằng đường hàng không, bộ chứng từ sẽ được gửi theo hàng trước giờ cất cánh, còn bộ chứng từ bản sao sẽ được gửi cho hãng để làm thủ tục hải quan ở đầu nhập

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải đường hàng không của một doanh nghiệp giao nhận vận tải

2.4.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Các yếu tố chính trị: Các yếu tố thuộc về chính trị và pháp luật tác động mạnh đến việc khai thác kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp Chính trị ổn định là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh, chính trị bất ổn có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp Hệ thống pháp luật hoàn thiện và nghiêm minh sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng cạnh tranh phi pháp, nhận vận tải hàng cấm, gian lận… Mức độ ổn định về chính trị và pháp luật cho phép doanh nghiệp đánh giá rủi ro của môi trường kinh doanh và lường trước tác động để có kế hoạch kinh doanh cụ thể tùy thuộc vào biến động khu vực

Yếu tố kinh tế: Yếu tố kinh tế tạo điều kiện cho việc xâm nhập mở rộng thị trường Các biến động của nền kinh tế có ảnh hưởng đến sức mua, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng hay xu hướng phát triển của các ngành Xu hướng đóng mở nền kinh tế có ảnh hưởng tới cơ hội phát triển của doanh nghiệp trong ngành dịch vụ vận tải đường hàng không, các điều kiện cạnh tranh, khả năng sử dụng ưu thế công nghệ sẽ là nhân tố cho việc phát triển doanh nghiệp

Cơ sở hạ tầng đường hàng không: Cơ sở hạ tầng đường hàng không bao gồm cảng hàng không, sân bay, tàu bay, đội tàu bay và kho hàng tại cảng Khả năng của nhân viên mặt đất trong việc xử lý hàng hóa, hiệu suất của hệ thống nâng hạ, bãi đỗ và kho lưu trữ hàng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải hàng không Sân bay cần có đủ cơ sở hạ tầng để xử lý số lượng lớn hàng hóa mà vẫn phải đảm bảo quy trình xếp dỡ, xử lý, kiểm sát hàng hóa một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt

Khách hàng: Khách hàng là những người có nhu cầu và có khả năng thanh toán hàng hóa cũng như dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Khách hàng của ngành vận tải đường hàng không có nhu cầu phong phú và khác nhau, quy mô khách hàng sẽ phản ánh quy mô công ty, kinh nghiệm làm vận tải hàng hóa, khối lượng hàng cần vận tải,… Do đó doanh nghiệp cần có chính sách đáp ứng nhu cầu từng nhóm khách hàng cho phù hợp nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí tối đa

2.4.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Tài chính: Sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dịch vụ Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đem lại giá trị lợi nhuận Nguồn lực tài chính tạo nên lợi thế cạnh tranh, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công của doanh nghiệp

Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp logistics chủ yếu là đội ngũ nhân viên vận hành, các trang thiết bị xếp dỡ, nhân viên giao nhận, nhân viên chứng từ, nhân viên điều vận Ngày nay, nhờ ứng dụng của khoa học và công nghệ cũng như chuẩn mực các thông tin về hàng hóa giữa các nước được nâng cao đòi hỏi nhân viên ngành vận tải hàng không cần có nghiệp vụ chuẩn mực, có kỹ năng ngoại ngữ và tin học tốt, chuyên môn sâu về vận tải

Thương hiệu: Yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp trên thị trường chính là thương hiệu Đây là tiềm lực vô hình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của khách hàng Trong mối quan hệ thương mại, thương hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho công tác mua hàng, tạo nguồn cũng như khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng, mở rộng thị trường kinh doanh,…

Khoa học công nghệ: Trong thời đại số, việc đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng và cấp thiết Việc tự động hóa có thể giải quyết được những vấn đề như giảm giá thành, ổn định chất lược, đáp ứng thời gian giao hàng theo yêu cầu khách hàng và cắt giảm chi phí vận hành Việc ứng dụng và cập nhật công nghệ không chỉ tăng tính thuận tiện và nhanh chóng kết nối thông tin liên quan đến vận tải lô hàng mà còn đảm bảo tính chính xác về các thông tin của lô hàng, giảm thiểu thời gian lãng phí và tổn thất liên quan đến hàng hóa, góp phần tăng nhanh thời gian giao hàng, đảm bảo an toàn hàng hóa.

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẢNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ GIAO NHẬN C.I.T.I VIỆT NAM

Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Được sự chấp thuận của Sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Hà Nội, ngày 26/12/2012, Công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam chính thức được thành lập với mã số thuế 0106070487 Hiện nay công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội và có 2 văn phòng giao dịch tại Hà Nội và TPHCM Với hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận, với mục tiêu trở thành công ty Logistics hàng đầu tại Việt Nam, C.I.T.I Việt Nam thực hiện sứ mệnh chia sẻ với cộng đồng những giá trị đích thực, với mong muốn đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của nước nhà Thời điểm hiện tại C.I.T.I Việt Nam có mạng lưới chi nhánh và cộng tác viên phủ khắp các địa phương trong cả nước , đến tận các xã huyện vùng sâu – vùng xa và ra tận các hải đảo C.I.T.I Việt Nam còn là đại lý của các hãng chuyển phát nhanh lớn và uy tín của thế giới như DHL, FEDEX , UPS , TNT …đồng thời cũng có hệ thống đại lý nằm ở nhiều vùng lãnh thổ và các quốc gia trên toàn cầu như Mỹ, Canada, Châu Âu, Nhật Bản, Singapore …

3.1.2 Hoạt động kinh doanh chính

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp đăng ký lần đầu vào 26- 12-2012 của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội, công ty kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực sau:

 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải: Gửi hàng; Giao nhận hàng hóa; Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay;…

 Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định; Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi; Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng; Kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô; Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

 Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet

 Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu: như bán trực tiếp hoặc chuyển phát theo địa chỉ

 Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch

 Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

Trong đó hoạt động chính của công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam là giao nhận vận chuyển

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty

Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của công ty theo hướng chức năng được mô tả theo sơ đồ dưới đây:

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

- Có chức năng quản lý các phòng ban trong công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, bảo vệ quyền lợi cho cán bộ nhân viên, quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty

- Hoạch định chiến lược, kiểm soát quá trình hoạt động cho công ty cũng như các phòng ban trong tổ chức

- Đánh giá kết quả đạt được của các phòng ban để đưa ra các chiến lược phù hợp hơn cho hoạt động của công ty

 Phòng hành chính nhân sự

- Quản lý nhân sự trong công ty; hỗ trợ giám đốc trong công tác tổ chức, hành chính

- Có nhiệm vụ và chức năng tuyển dụng, đào tạo và sắp xếp nhân lực trong công ty

Phòng kinh doanh Phòng logistics Phòng kế toán Phòng hành chính - nhân sự

 Phòng tài chính kế toán

- Có chức năng kế toán tài chính của các hoạt động kinh doanh và kế toán văn phòng

- Thống kê, báo cáo và tổ chức luân chuyển vốn hợp lý; quản lý tài sản; thanh toán tiền lương cho công nhân viên và các công việc khác

- Nghiên cứu, tìm hiểu, mở rộng thị trường, xây dựng và triển khai các kế hoạch kinh doanh của công ty

- Đánh giá và đưa ra các hoạch định về thị trường, hướng tiếp cận, mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng tiềm năng

- Thực hiện các công việc có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa như làm thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa, nhận và giao nhận cho khách hàng,…

Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đương hàng không tại công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam

Trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2022, dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không của C.I.T.I Việt Nam đã duy trì sự ổn định và phát triển tích cực Doanh thu từ dịch vụ này đã liên tục tăng trong suốt giai đoạn, từ 1878,5 triệu VND vào năm 2020 lên đến 2103,5 triệu VND vào năm 2021, trước khi giảm nhẹ xuống còn 2010,8 triệu VND vào năm 2022 Tuy lợi nhuận có sự giảm nhẹ so với năm 2021, nhưng vẫn đạt mức ổn định và đáng kể, chiếm tỷ trọng 55,24% trong tổng doanh thu của công ty Một trong những yếu tố quan trọng đã đóng góp vào sự thành công của dịch vụ này là việc tập trung vào các chặng bay kết nối cá thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh Điều này đã giúp công ty tối ưu hóa mạng lưới vận chuyển và cung cấp dịch vụ hiệu quả cho khách hàng Bên cạnh đó, C.I.T.I Việt Nam cũng đã phát triển một loạt các dịch vụ phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng, bao gồm các dịch vụ hỏa tốc áp tải vào các thời điểm khác nhau trong ngày, gom hàng giá trị cao, và các dịch vụ CPN bay thẳng hoặc tiết kiệm

Bảng.3.1 Kết quả doanh thu theo từng loại hình dịch vụ tháng 12/2022 Đơn vị: VND

Chi nhánh Số đơn Doanh thu

Hỏa tốc áp tải sáng 164 39,099,638

Hỏa tốc áp tải chiều 54 12,486,752

Gom hàng giá trị cao 10 3,387,987

Dù có sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ trong ngành, C.I.T.I Việt Nam vẫn duy trì được số lượng đơn hàng và khối lựng vận chuyển ổn định hằng năm giai đoạn 2020-2022 Đặc biệt công ty luôn chú trọng phát triển dịch vụ Hỏa tốc-dịch vụ cốt lõi của công ty Nhìn chung, C.I.T.I Việt Nam vẫn đang cố gắng, nỗ lực hằng ngày để cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ vận tải hàng không nhằm hướng tới đạt được vị thế nhất định trên thị trường Việt Nam.

Phân tích thực trạng quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam

3.3.1 Thiết kế mạng lưới & tuyến đường vận tải tại công ty a Tuyến đường vận tải

Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng phổ biến, đặc biệt là vận chuyển bằng đường hàng không Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không nói chung và tại công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam nói riêng cần xây dựng và thiết kế những tuyến đường vận tải phù hợp nhằm tăng tốc độ vận chuyển và giảm thời gian, chi phí dịch vụ

Tính đến tháng 3/2022, thì thị trường vận tải hàng không nội địa có 6 hãng hàng không Việt Nam hiện đang khai thác trung bình từ 55-60 đường bay nội địa nối Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh với 19 sân bay địa phương theo hệ thống mạng đường bay trực-nan, liên vùng, nội vùng rộng khắp toàn quốc

Bảng 3.2 Sản lượng các tuyến vận chuyển đường hàng không của C.I.T.I Việt

Nam tháng 12/2022 Đơn vị: Tấn

Tuyến đường Sản lượng Tỷ trọng

Hiện nay, C.I.T.I Việt Nam đang tập trung vào khai thác tuyến đường chính HAN-

SGN-HAN Sản lượng hàng hóa vận chuyển trên tuyến đường này tháng 12/2022 là 8,695 tấn, chiếm tỷ trọng đáng kể là 68,7% trong doanh thu vận tải hàng không của công ty Ngoài ra, việc mở rộng ra các tuyến đường khác như, Cần Thơ, Vinh cũng đã được thực hiện để đa dạng hóa dịch vụ và tiếp cận khách hàng ở các khu vực khác nhau Tuy nhiên, lượng hàng hóa vận chuyển trên các tuyến này vẫn còn khá thấp, gây ra một số thách thức về hiệu quả kinh doanh

Bảng 3.3 Tỷ lệ công ty book các airline trong các tuyến đường khai thác

Tuyến đường Vietnam airlines Vietjet air Bamboo airways

(Nguồn: Phòng Kinh doanh) b Thiết kế mạng lưới vận tải Để tối ưu hóa quy trình vận chuyển và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng,

C.I.T.I Việt Nam đã áp dụng các phương án vận chuyển linh hoạt và hiệu quả Phương án đầu tiên là vận chuyển thẳng đơn giản, trong đó hàng hóa được chuyển trực tiếp từ phòng giao dịch của công ty đến địa điểm chỉ định của khách hàng Điều này giúp xóa được các khâu kho trung gian, giảm bớt thời gian và chi phí vận chuyển, đồng thời cung cấp sự tiện lợi và linh hoạt cho khách hàng Tuy nhiên, phương án này chi phí vận chuyển khá cao cho nên C.I.T.I Việt Nam chỉ mới áp dụng phương án này đối với dịch vụ hỏa tốc áp tải Khi sử dụng dịch vụ hỏa tốc áp tải (COB - Carrier On Board), hàng hóa sẽ được vận chuyển qua đường hàng không theo diện hành lý xách tay và ký gửi, có nhân viên bay cùng áp tải trong suốt chuyến đi Theo cách này, thời gian toàn trình sẽ được cắt giảm tối đa xuống còn chỉ từ 5 tiếng so với thời gian tiêu chuẩn là 12 tiếng Một ngày, C.I.T.I Việt Nam sẽ khai thác 2 chuyến hỏa tốc áp tải Hà Nội đi TP.HCM và chiều ngược lại vào 2 khung giờ riêng biệt nhằm phục vụ kịp thời các nhu cầu khác nhau của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp

Hình 3.2 Vận chuyển thẳng đơn giản tại Công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam Bảng 3.4 Các chuyến hỏa tốc áp tải mà C.I.T.I Việt Nam khai thác

Thời gian gửi hàng tại điểm giao dịch

Thời gian nhận hàng tại điểm giao dịch đến

Thời gian nhận hàng tại địa chỉ đăng ký

(Nguồn: Citivnexpress) Ngoài ra, công ty cũng áp dụng phương án vận chuyển qua trung tâm phân phối với tuyến đường vòng, đặc biệt là đối với các lô hàng nhỏ và không đủ chất để tập hợp vào các lô hàng lớn Với phương án này, hàng hóa sẽ được gửi đến văn phòng giao dịch hoặc công ty sẽ tự đến lấy hàng tại địa điểm của người gửi, sau đó hàng hóa sẽ được vận chuyển đến trung tâm phân phối của công ty Tại đây, hàng hóa sẽ được xếp đầy lên xe và giao tới những địa điểm đã chỉ định Khi sử dụng phương án này hàng hóa sẽ được vận chuyển qua trung tâm phân phối theo một vòng liên tục giúp giảm thiểu khoảng cách và thời gian di chuyển của hàng hóa, từ đó tối ưu hóa quy trình vận chuyển và nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng

3.3.2 Lựa chọn đơn vị vận tải/đối tác Để lựa chọn đơn vị vận tải/đối tác thì C.I.T.I Việt Nam dựa theo 5 tiêu chí cụ thể là: chất lượng dịch vụ và độ tin cậy, chi phí vận chuyển, an toàn hàng hóa, thời gian giao hàng, tính linh hoạt:

Khách hàng C.I.T.I Việt Nam Địa điểm giao hàng

Chất lượng dịch vụ và độ tin cậy

Trong các tiêu chí đế đánh giá đối tác thì chất lượng dịch vụ là điều mà C.I.T.I Việt Nam luôn chú trọng Sự chuyên nghiệp, uy tín, chi phí hợp lý, thời gian giao hàng đúng chuẩn trong hợp đồng, thái độ phục vụ tuyệt vời, chính là những gì mà C.I.T.I Việt Nam mong đợi ở đối tác Sự uy tín và chuyên nghiệp của nhà cung cấp được đánh giá qua hồ sơ năng lực của công ty, thông tin pháp lý rõ ràng đầy đủ và đặc biệt là những dịch vụ được thực hiện đúng cam kết với khách hàng Hiện nay, công ty đã xây dựng một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với hãng hàng không Vietnam Airlines trong lĩnh vực vận tải hàng không nội địa Với tiêu chuẩn 4 sao và sự tín nhiệm của nhiều khách hàng, Vietnam Airlines được công nhận về chất lượng dịch vụ và độ uy tín, Vietnam Airline cũng luôn được mọi người tín nhiệm bởi tính chuyên nghiệp trong phục vụ, sử dụng công nghệ tiên tiến, với nhiều đại lý trong nước và các nước khác trên thế giới, ngoài ra, Vietnam Airline còn cung cấp nhiều dịch vụ vận chuyển hàng hoá khác nhau, luôn đặt quyền lợi khách hàng làm trung tâm và đảm bảo uy tín đối với mọi nhu cầu vận chuyển của hành khách

Lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải có chất lượng tốt đồng thời phải đảm bảo đi kèm với giá cả hợp lý và cạnh tranh, bới đây là chi phí lớn nhất trong quá trình vận chuyển hàng không Cước phí không những phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa, hơn nữa còn phụ thuộc vào những đặc điểm khác nhau của hàng hóa như: hàng đông lạnh, hàng thường, hàng điện tử, cùng với đó là thời gian và thời điểm vận chuyển Dựa theo những yêu cầu của khách hàng về thời gian vận chuyển,… thì C.I.T.I Việt Nam sẽ lựa chọn hãng vận tải hàng không và các đối tác phù hợp để tối ưu chi phí nhưng lại thỏa mãn yêu cầu của khách hàng

Hiện tại, C.I.T.I Việt Nam đang sử dụng chủ yếu các dịch vụ vận tải của Vietnam Airline Cargo Là một phần của hãng hàng không Vietnam Airline, mỗi ngày hãng khai thác khoảng 35 chuyến bay chuyên chở hàng hóa giữa Hà Nội –Tp.Hồ Chí Minh và từ

Hà Nội đi các tỉnh như Đà nẵng, Cần Thơ,… Các chuyến bay chở hàng được khai thác bằng máy bay Boeing 787-9, Airbus A350 với sản lượng 20-25 tấn/chiều với mức phí như sau (áp dụng đối với hàng hóa thông thường xuất đi từ Sân bay Quốc tế Nội Bài):

Bảng 3.5 Mức phí vận tải hàng không nội địa của Vietnam Airline Cargo Đơn vị: nghìn VNĐ

Nấc trọng lượng TP Hồ Chí Minh Đà Nẵng Vinh

Từ 1kg đến dưới 2kg 69 59 390

Từ 10kg đến dưới 45kg 23,3 18,5 42,2

Từ 45kg đến dưới 100kg 22,8 17,3 22,3

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

An toàn hàng hóa Độ an toàn hàng hóá là khả năng đảm bảo vận chuyển hàng hóá đến nơi nhận một cách nguyên vẹn Một dịch vụ vận chuyển uy tín luôn ưu tiên sự an toàn hàng hóa của khách hàng, đồng thời phải có những hợp đồng bảo hiểm với những điều khoản chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong trường hợp hàng hóá bị thiệt hại trên đường vận chuyển, trừ trường hợp do yếu tố khách quan như thiên tai C.I.T.I Việt Nam sẽ ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp vận tải đảm bảo được quá trình vận chuyển hàng hóa an toàn để đảm bảo hàng hóa tới tay khách hàng sẽ hoàn chỉnh nhất

C.I.T.I Việt nam sẽ dựa vào yêu cầu của khách hàng về thời gian sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa khác nhau để đưa ra các dịch vụ khác nhau về thời gian để lựa chọn hãng vận tải hàng không và các đối tác Đối với vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, thì C.I.T.I Việt Nam cung cấp các dịch vụ: Hỏa tốc áp tải, Hỏa tốc, Chuyển phát nhanh bay thẳng, Chuyển phát nhanh liên tỉnh Đối với hai dịch vụ là Hỏa tốc áp tải và hỏa tốc thì C.I.T.I Việt Nam lựa chọn sử dụng phương tiện vận tải của Vietnam Airline Bởi đây là hãng hàng không nội địa lớn nhất Việt Nam, có lịch bay cố định, nhiều tuyến bay và ít khi bị delay giờ bay

Bảng 3.6 Chỉ tiêu thời gian cam kết vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không theo dịch vụ hỏa tốc của C.I.T.I Việt Nam tại PGD Hà Nội Điểm đến Giờ cắt hàng tại PGD Hà Nội

Giờ phát hàng TTKT đến

Giờ phát hàng tại PGD hoặc Địa chỉ

Thời gian toàn trình ngắn nhất có thể

Trước 10h00 19h cùng ngày 22h cùng ngày

Với dịch vụ Chuyển phát nhanh bay thẳng và Chuyển phát nhanh liên tỉnh, C.I.T.I Việt Nam có một mạng lưới đối tác khá đa dạng, có mạng lưới chi nhánh và cộng tác viên phủ khắp các địa phương trong cả nước , đến tận các xã huyện vùng sâu – vùng xa và ra tận các hải đảo Bên cạnh đó C.I.T.I Việt Nam còn kết hợp với các đối tác vận tải khác như Viettel Post, GHTK,… để đảm bảo hàng hóa sẽ được giao đến tận tay khách hàng

C.I.T.I Việt Nam sẽ dựa vào khả năng đáp ứng và xử lý các tình huống phát sinh để lựa chọn nhà cung ứng vận tải phù hợp Chẳng hạn như nhiều đơn vị đối tác làm việc vào chủ nhật như Thiên An Logistics, EMS,… làm việc vào cả chủ nhật, điều này sẽ giúp nhân C.I.T.I Việt Nam có thể điều hành nhận hàng hóa vận chuyển và đóng gói kịp thời, qua đó sẽ đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa của khách hàng nhanh chóng hơn Hay trong nhiều trương hợp khối lượng hàng hóa lớn hơn với dự kiến hoặc điều kiện vận chuyển khó khăn,….nếu đối tác có thể xử lý tình huống nhanh chóng sẽ khiến cho qu trình cung ứng dịch vụ của công t được hoàn thiện hơn Vì vậy trước khi lựa chọn một đối tác lâu dài, C.I.T.I Việt Nam luôn xem khả năng của đơn vị đó có thể đáp ứng những thay đổi, yêu cầu của mình hay không

3.3.3 Quy trình cung cấp dịch vụ

Hình 3.3 Quy trình cung ứng dịch vụ vận tải bằng đường hàng không của công ty TNHH thương mại Hình và giao nhận C.I.T.I Việt Nam

Bước 1: Quy trình tiếp nhận hàng gửi

Bước 1.1: Tiếp nhận yêu cầu gửi hàng

Đánh giá thực trạng quản trị quy trình giao nhận hàng hóa nội địa bằng đường hàng không tại Công ty TNHH thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam

Trong hơn 11 năm qua C.I.T.I Việt Nam tại lĩnh vực vận tải hàng không nội địa, đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể Trải qua nhiều năm hoạt động , công ty đã xây dựng một thương hiệu uy tín và được biết đến là một đối tác đáng tin cậy trên thị trường Điều này là nhờ vào sự tập trung chủ đạo vào việc cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hoá nhanh chóng và linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng

Một trong những điểm mạnh lớn nhất của C.I.T.I Việt Nam chính là mạng lưới đại lý và khách hàng rộng lớn, đa dạng Điều này giúp công ty mở rộng phạm vi hoạt động và phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau trên khắp cả nước Đồng thời, công ty cũng đã đầu tư đáng kể vào công nghệ và nhân lực, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và duy trì sự cạnh tranh trong ngành

Ngoài ra, C.I.T.I Việt Nam còn chú trọng vào việc liên tục cải tiến và mở rộng các dịch vụ vận chuyển hàng hoá nội địa Điều này bao gồm việc phát triển các dịch vụ mới như hỏa tốc áp tải, gom hàng giá trị cao, và các dịch vụ giao nhận hàng hoá linh hoạt khác Điều này giúp công ty không chỉ đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu vận chuyển của khách hàng hiện tại mà còn tạo ra thêm nhiều cơ hội kinh doanh trong tương lai C.I.T.I Việt Nam cũng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng và công nghệ tiên tiến nhất Hiện tại mọi hoạt động cung cấp dịch vụ logistics của công ty đều được thực hiện theo quy trình hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và được quản lý bởi phần mềm IMS

Từ đó, các đầu mục công việc như đánh giá năng lực nhân viên, quản lý đơn hàng, quản lý đội xe đều được tích hợp và xử lý đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp Điều này giúp công ty duy trì được uy tín và niềm tin của khách hàng, từ đó tạo nên sự phát triển bền vững trong thời gian tới

Trong quá trình hoạt động, bên cạnh những thành công đạt được thì C.I.T.I Việt Nam cũng phải đối mặt với một số hạn chế ảnh hưởng đến khả năng cung ứng dịch vụ của mình:

Hệ thống trang thiết bị chưa đầy đủ: Mặc dù công ty đã đầu tư vào hệ thống trang thiết bị phục vụ vận chuyển hàng hóa, nhưng vẫn thiếu một bộ phận chuyên chở hàng hóa riêng biệt và số lượng phương tiện chuyên chở còn khá ít Điều này khiến cho việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng chưa thực sự linh hoạt, đặc biệt là đối với khách hàng có nhu cầu vận chuyển door to door

Mạng lưới vận tải hạn chế: Mặc dù C.I.T.I Việt Nam đã khai thác các đường bay kết nối các thành phố lớn, nhưng mạng lưới và tuyến đường vận tải vẫn còn hạn chế Công ty chưa cung cấp dịch vụ vận tải hàng không đến các cảng hàng không như Côn Đảo, Cat Bà, Liên Khương, Cam Ranh, Phú Bai Sự phụ thuộc quá nhiều vào một hãng hàng không cũng gây ra thiếu linh hoạt trong việc cung ứng dịch vụ vận tải

Quy trình cung ứng dịch vụ chưa tối ưu: Quy trình xử lý chứng từ, kiểm hàng hóa và giao nhận của công ty vẫn còn nhiều bất cập, gây ra các sai sót trong quy trình và ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng

Nhận diện thương hiệu chưa rõ ràng: Độ nhận diện thương hiệu của công ty còn chưa rõ ràng, và việc quảng bá thương hiệu cũng cần được cải thiện để thu hút thêm nhiều khách hàng mới

Giá cả cạnh tranh: Giá thành của dịch vụ vận chuyển vẫn còn cao so với mặt bằng chung, làm cho công ty gặp khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường

Chất lượng dịch vụ cần cải thiện: Mặc dù chất lượng dịch vụ của công ty được đánh giá là tốt và uy tín, nhưng vẫn còn những lỗi liên quan đến giao hàng chậm và tỷ lệ hư hỏng hàng hóa tương đối cao, cần được cải thiện để nâng cao sự hài lòng của khách hàng

Biến động môi trường kinh tế toàn cầu: Sự biến động từ dịch bệnh Covid-19 và xung đột vùng Nga - Ukraine đã tạo ra nhiều khó khăn cho quá trình vận tải hàng hóa Giá năng lượng và hàng hóa thiết yếu tăng cao do xung đột, đồng thời chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển của C.I.T.I Việt Nam

Sự cạnh tranh gay gắt trong ngành: Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp logistics tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt Các đối thủ lớn như Viettel Post, JT Express, Giao hàng nhanh ngày càng phát triển với lợi thế về công nghệ và chi phí, làm cho C.I.T.I Việt Nam phải cung cấp dịch vụ chất lượng cao với mức giá cạnh tranh Nguyên Nhân Chủ Quan:

Cơ sở vật chất còn hạn chế: Mặc dù công ty đã đầu tư vào cơ sở vật chất, nhưng vẫn còn thiếu máy móc và phương tiện vận chuyển riêng biệt, phụ thuộc vào các dịch vụ vận chuyển bên ngoài Điều này dẫn đến tăng chi phí và ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển Đội ngũ nhân viên không ổn định: Việc tuyển chọn nhân viên chưa có kế hoạch dài hạn và ổn định, dẫn đến lực lượng lao động không đồng đều và thường xuyên phải tuyển dụng mới Mức lương cơ bản thấp so với mặt bằng chung làm giảm sự ổn định của nhân viên và tăng chi phí tuyển dụng

Trình độ nghiệp vụ còn hạn chế: Mặc dù nhân viên được đào tạo, nhưng vẫn còn hạn chế về chuyên môn và ngoại ngữ, không đáp ứng đủ yêu cầu trong công việc, đặc biệt trong việc giải quyết các tình huống cụ thể của lô hàng

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ GIAO NHẬN C.I.T.I VIỆT NAM

Dự báo triển vọng ngành vận tải hàng không

Hàng hóa hàng không chiếm một vị trí độc nhất trong thương mại thế giới Cụ thể, lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không chưa đến 1% nhưng chiếm tới 35% giá trị thương mại thế giới Điều đó cho thấy tầm quan trọng và khả năng sinh lời của hàng hóa hàng không Đặc biệt, trong thời kỳ đại dịch, thế giới đánh giá cao tầm quan trọng cũng như độ tin cậy khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, là nhân tố thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại điện tử bùng nổ trong thời kỳ đại dịch Sau hơn 30 năm phát triển, thị trường vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tại Việt Nam đã chứng kiến bước tăng trưởng ngoạn mục với tốc độ bình quân thời kỳ 1991 – 2022 là 15,3%/năm Bất chấp những khó khăn từ đại dịch COVID – 19 và đứt gãy chuỗi cung ứng, năm 2021, trong khi sản lượng hành khách tụt dốc thẳng đứng, sản lượng hàng hóa vẫn tăng trưởng đột biến đạt 1,5 triệu tán cùng giá cước vận chuyển hàng hóa quốc tế tăng vọt Nối tiếp đà tăng trưởng khả quan, trong năm 2022, ngành vận tải hàng không vận chuyển 1,28 triệu tấn hàng, riêng hàng quốc tế vận chuyển tới 1,02 triệu tấn Dựa trên các báo cáo và phân tích từ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), thị trường hàng không toàn cầu đã mở rộng 8,3% so với cùng kỳ năm trước vào cuối năm 2023 Tính đến tháng 2 năm 2024, tổng số hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không tích lũy trong năm đạt 40,5 tỷ tấn-kilômét, tăng ấn tượng 15% so với năm 2023

Dù nhiều tiềm năng nhưng hoạt động vận tải hàng hóa chuyên biệt vẫn là khoảng trống với các doanh nghiệp hàng không Việt Nam khi mà trong hơn 1 triệu tấn hàng quốc tế được vận chuyển bằng đường hàng không thì các hãng nội địa chỉ đảm nhận 129 nghìn tấn với thị phần 12,6% Có thể thấy, lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không tại Việt Nam do các hãng hàng không nước ngoài tham gia khai thác

Theo dự báo của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), thị trường hàng không sẽ hồi phục hoàn toàn vào cuối năm 2024 Trong đó, thị trường Châu Á – Thái Bình Dương có thể ngắt mạch lỗ và đạt lợi nhuận khoảng 1,1, tỷ USD trong năm 2024 Riêng với dịch vụ vận chuyển hàng hóa tại thị trường nội địa, Cục Hàng không Việt Nam dự báo tổng nhu cầu vận chuyển hàng hóa đạt 1,16 triệu tấn, tăng 8,5% so với năm

2023 Vận chuyển hàng hóa nội địa đạt 210 ngàn tấn, tăng 20% so với năm 2023; Vận chuyển hàng hóa quốc tế đạt 950 ngàn tấn, tăng 6,1% so với năm 2023

Bên cạnh những thách thức lớn như hạn chế về hạ tầng cảng hàng không, sự bất ổn của giá nhiên liệu, sự thiếu hụt nhân sự chuyên môn hàng không, ngành vận tải hàng không cũng mang rất nhiều triển vọng khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa sẽ còn tiếp tục tăng trong nhiều năm tới bởi sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng đường hàng không phát triển.

Định hướng phát triển của công ty TNHH Thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam

Trải qua 12 năm phát triển, công ty TNHH Thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt Nam đã tạo dựng được niềm tin và uy tín với khách hàng, đặc biệt có những khách hàng lớn đòi hỏi về chất lượng dịch vụ hết sức khắt khe đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của công ty như Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank), Công ty Cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu điện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,…Tuy vậy, trên đà phát triển kinh tế Việt Nam trong khu vực hay toàn cầu, mối quan hệ làm ăn ngày càng mở rộng và bền chặt hơn nên việc cạnh tranh trong thị trường vận tải hàng không ngày càng phát triển như hiện nay là một bài toán khó, yêu cầu tầm nhìn xa và nắm bắt được mong muốn khách hàng của nhà quản lý để xây dựng nên định hướng phát triển theo con đường cụ thể trong giai đoạn 2022 – 2025 như sau:

Thứ nhất, phát triển và hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nội địa bằng đường hàng không Quy trình từ chuẩn bị chứng từ, nahạn hàng, vận chuyển, lưu kho, kiểm tra đều được thực hiện theo nguyên tắc đề ra và hạn chế tối đa sai sót gây ảnh hưởng tới hiệu suất quy trình

Thứ hai, C.I.T.I Việt Nam định hướng xây dựng cơ cấu giá hợp lý, thường xuyên tìm kiếm, lựa chọn, tổ chức, phối hợp các phương án vận tải để cước phí có lợi nhất đảm bảo bù đắp giá thành Điều này cũng sẽ giúp công ty trở thành lựa chọn tối ưu khi cạnh tranh với các đối thủ khác

Thứ ba, công ty đặt ra mục tiêu tiếp cận các doanh nghiệp lớn để tạo dựng mối quan hệ trong những năm tới Với năng lực vận chuyển trải rộng nội địa và quốc tế, công ty sẽ là giải pháp cho bài toán vận chuyển mà các doanh nghiệp lớn có nhu cầu vận chuyển hỏa tốc cần có Đây sẽ là cơ hội trong việc tiếp cận những tệp khách hàng lớn, có số lượng hàng ổn định đảm bảo cho mỗi chuyến đi hàng, từng bước để trở thành đối tác lâu dài trong việc vận chuyển những lô hàng ngàn tấn trong nội địa và cả quốc tế với giá cước ưu đãi nhất

Cuối cùng và quan trọng nhất, để phát triển công ty cần chú trọng phát triển năng lực của đội ngũ quản lý, nâng cao chuyên môn và trình độ của nguồn nhân lực trong công ty Chỉ khi gốc rễ phát triển, công ty mới có thể vươn tầm lớn mạnh và tồn tại lâu dài.

Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty TNHH Thương mại và giao nhận C.I.T.I Việt

4.2.1 Hoàn thiện thiết kế mạng lưới và tuyến đường vận chuyển hàng không

Mạng lưới và tuyến đường vận chuyển đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự di chuyển hiệu quả của hàng hóa trong hệ thống logistics dưới những điều kiện cụ thể Phòng Kế hoạch và Phát triển chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường và phân tích nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không Bên cạnh đó, cần tập trung xác định các tuyến đường tiềm năng và lập kế hoạch mở rộng mạng lưới Cụ thể, tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển hàng không nội địa: Phát triển nhiều tuyến lẻ, khai thác các sân bay nội địa như Cam Ranh, Phú Quốc, Vinh, và các địa điểm đang phát triển Điều này giúp đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao từ các doanh nghiệp và khách hàng cá nhân Ngoài ra, Phòng Kế hoạch và Phát triển cần thu thập dữ liệu về lưu lượng hàng hóa, cạnh tranh và các yếu tố khác nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động vận tải

4.2.2 Hoàn thiện mạng lưới đối tác

Một trong những ưu thế để cạnh tranh với doanh nghiệp đối thủ chính là giá cả Nhằm tối ưu hóa được chi phí cước vận tải nội địa bằng đường hàng không, việc mở rộng mối quan hệ hợp tác, trở thành đại lý của các hãng hàng không là việc cần được ưu tiên để nâng cao vị thế trên thị trường Đối với các hãng hàng không, Phòng Vận tải Hàng không cần đẩy mạnh phát triển quan hệ đối tác với các hãng bay nội địa như Pacific Airlines, Vietravel Airlines, Vietjet Air,… nhằm mở rộng thêm các tuyến đường hàng không nội địa mới, linh hoạt nhiều lựa chọn về giờ vận chuyển, tránh việc phụ thuộc quá nhiều vào một hãng bay Việc củng cố mối quan hệ với các hãng bay là cần thiết nhằm hưởng các ưu đãi về giá, đặc quyền ưu tiên trong thời điểm hàng quá tải hay cần vận chuyển gấp

4.2.3 Hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ vận tải hàng không nội địa

- Đối với việc kiểm tra hàng hóa:

Việc kiểm tra hàng hóa đòi hỏi quy trình nghiêm ngặt và chính xác vì đây là thông tin nhận diện hàng hóa nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành sau khi chuyển tới kho của hãng bay Nhân viên kiểm tra cần thực hiện kĩ lưỡng khâu kiểm tra tránh kéo theo nhiều rắc rối cho công ty và chậm trễ việc vận chuyển hàng hóa Với những hàng hóa cấm vận chuyển bằng máy bay sẽ được kiểm tra, nhận diện và từ chối từ khâu này tránh mất thời gian và chi phí vận chuyển tới kho của hãng bay

Ngoài ra, nhân viên giao nhận cũng cần lưu ý đọc kỹ địa điểm và thông tin người nhận, tránh giao nhầm hàng hay nhầm địa chỉ, ảnh hưởng lớn tới thời gian vận chuyển, uy tín công ty và chi phí giao nhận Nhân viên giao nhận cần đảm bảo tính nguyên vẹn của hàng hóa, nếu có hiện tượng bị biến dạng hay thiếu mã hàng hóa cần kiểm tra bên trong đồng thời có sự bổ sung, thay thế nếu cần

- Đối với công tác chuẩn bị chứng từ:

Phòng Pháp lý có nhiệm vụ xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động vận chuyển, bao gồm các hợp đồng vận chuyển, bảo hiểm vận tải và các quy định hải quan Các chứng từ là cần thiết trong quy trình thông qua tại sân bay Nếu không có đầy đủ chứng từ, lô hàng có thể bị từ chối gây chậm trễ trong việc giao hàng đúng hạn Bên cạnh đó, cần đảm bảo tính chính xác và khớp nhau giữa chứng từ để tránh mất thời gian Khi làm tốt ngay từ khâu chuẩn bị giúp quy trình nhận hàng được thông suốt và nhanh chóng hơn Công ty cũng có thể áp dụng biện pháp bổ sung nhân sự có tính cẩn thận, tỉ mỉ, phân công người theo dõi và cập nhật liên tục những thay đổi trong việc vận chuyển từ phía cơ quan để phổ biến hoặc bổ sung kịp thời đối với chứng từ Quy trình chuẩn bị và kiểm tra chứng từ hải quan của công ty nên được thực hiện như sau

- Chuẩn bị bộ chứng từ hàng hóa: Chứa đựng thông tin hàng hóa, vận tải, bảo hiểm và thanh toán

- Chuẩn bị chữ ký số, đăng ký với Tổng cục Hải quan: Đây là bước cần thiết để thực hiện thủ tục hải quan điện tử, toàn diện hóa quy trình và nâng cao hiệu quả

- Đăng ký kiểm tra chuyên ngành (Nếu có)

- Khai và truyền tờ khai hải quan

- Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan

- Tiến hành vận chuyển hàng hóa về kho bãi

4.2.4 Hoàn thiện chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ là thứ giữ chân khách hàng, tạo uy tín công ty và nâng cao vị thế trong thị trường cạnh tranh Việc cạnh tranh bằng chất lượng có thể giảm bớt gánh nặng cạnh tranh chi phí Rất nhiều doanh nghiệp lớn chấp nhận lựa chọn chi phí cao hơn nhưng nhận lại chất lượng tương xứng, đảm bảo an toàn cho lô hàng Vì vậy, việc nâng cao và hoàn thiện chất lượng dịch vụ là một trong những ưu tiên hàng đầu của công ty Để nâng cao chất lượng dịch vụ, công ty cần đổi mới, hoàn thiện chất lượng dịch vụ hiện có đồng thời bổ sung các dịch vụ mới, khác biệt với những đối thủ khác nhằm tạo nên tính độc quyền như:

Thời gian vận chuyển: Việc tính toán hợp lý và chính xác nhất có thể thời gian của các khâu trong quy trình vận chuyển sẽ giúp khách hàng an tâm và nắm bắt được chính xác lộ trình lô hàng, dễ dàng cho người nhận trong việc chủ động sắp xếp thời gian khi hàng tới cảng hàng không Đảm bảo an toàn hàng hóa: Tính nguyên vẹn của hàng hóa chắc chắn là ưu tiên hàng đầu của khách hàng Công ty cần xác định mặt hàng để lựa chọn cách đóng gói hợp lý, đề cao tính nguyên vẹn của lô hàng, tránh gây ra đổ vỡ hỏng hóc sẽ là thiệt hại cho cả người gửi, công ty và người nhận Đảm bảo an toàn hàng hóa chính là đảm bảo được uy tín của công ty

Dịch vụ công ty phải đáp ứng được yêu cầu nhanh gọn, không có nhiều bước rắc rối, chính xác, an toàn và chi phí cạnh tranh nhất Công ty cần xây dựng một số chỉ tiêu như số lượng đơn hàng hoàn thành chính xác, tỉ lệ hài lòng khách hàng để tạo tiêu chuẩn cho nhân viên Về lâu dài cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế biên soạn Để đảm bảo giành được chứng chỉ, doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng toàn diện, không chỉ dịch vụ mà còn chất lượng con người, từ chuyên môn tới thái độ

4.2.5 Hoàn thiện tích hợp trong vận tải hàng không nội địa

Việc tích hợp trong vận tải là cần thiết dựa theo nhu cầu thực tế của khách hàng Doanh nghiệp tích hợp được đa dạng phương thức vận tải có thể rút ngắn thời gian vận chuyển, tối ưu chi phí nhằm tăng doanh thu Hiện tại C.I.T.I Việt Nam đang phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa theo phương án tích hợp vận chuyển căn cứ theo khoảng cách và mật độ khách hàng tốt nhưng để đạt được mục tiêu tối ưu hóa hệ thống vận chuyển lâu dài, công ty cần xây dựng thêm một số phương án cải tiến khả năng tích hợp trong vận tải hàng không nội địa Công ty có thể tính toán dựa theo số liệu những yêu cầu khách hàng về nhu cầu thời gian, chi phí và xây dựng phương phù hợp nhất với từng khách hàng Việc linh hoạt lựa chọn kết hợp các phương thức sẽ là điểm cộng lớn với khách hàng Với các mặt hàng có tốc độ lưu chuyển cao, nhu cầu thị trường lớn mà có giá trị thấp thì không nên phối hợp vận chuyển các lô hàng dự trữ các loại mà nên vận chuyển qua trung tâm phân phối gần với khách hàng để tiết kiệm chi phí vận chuyển Với những mặt hàng giá trị thấp, nhu cầu thị trường cũng thấp thì nên phối hợp khi vận chuyển dự trữ bảo hiểm để giảm chi phí vận chuyển, và có thể sử dụng phương tiện chi phí thấp để bổ sung dự trữ chu kì

4.2.6 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nhân sự

Công ty cần chú trọng việc tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, Điều này sẽ gây ấn tượng cho khách hàng, tạo sự tin cậy để có được những mối quan hệ hợp tác lâu dài Ngoài ra, việc xây dựng môi trường làm việc với chế độ thăng tiến rõ ràng sẽ tạo động lực cố gắng cho nhân viên, chính sách đãi ngộ tốt sẽ xây dựng niềm tin để gắn bó lâu dài với công ty

Phân công đúng người đúng công việc, tránh tình trạng phân công công việc chồng chéo, người làm nhiều người làm ít Chú trọng đến từng nhân viên, quan tâm đến sức khỏe, hoàn cảnh cũng như gia đình của các nhân viên Thường xuyên theo dõi tình hình của các nhân viên để có giải pháp và hỗ trợ kịp thời khi nhân viên đó gặp khó khăn

Tránh tạo quá nhiều áp lực cho nhân viên, tạo một môi trường làm việc thoải mái, thân thiện nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao

4.2.7 Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật

Hiện tại công ty vẫn phải thuê ngoài dịch vụ vận chuyển hàng hóa Điều này đáp ứng được nhu cầu vận chuyển khi cần của khách hàng nhưng lại làm gia tăng chi phí không đáng có Công ty có thể vạch ra phương hướng xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị vận chuyển của riêng trong tương lai nhằm tận dụng tối đa trang thiết bị phục vụ khách hàng, đồng thời tiết kiệm chi phí thuê ngoài, mang lại lợi nhuận tối đa mà công ty mong muốn

Ngoài cơ sở vật chất về hệ thống vận chuyển, công ty cũng cần bảo trì, nâng cấp hệ thống trang thiết bị làm việc như máy tính, điện thoại, các loại máy in để nâng cao sự phối hợp giữa các cơ sở, đảm bảo sự kịp thời thông tin, tiến độ công việc Việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng giúp công ty cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao uy tín thương hiệu khi có môi trường làm việc đạt chuẩn, gây ấn tượng tốt với khách hàng.

Một số kiến nghị với các tổ chức, cơ quan chức năng

Một là, các cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng Kết hợp với việc tiếp tục cải cách hành chính, các quy trình thủ tục có liên quan đến hoạt động giao nhận, thủ tục hải quan để bảo đảm việc vận chuyển hàng hóa được diễn ra một cách nhanh chóng, không gây khó dễ với các thủ tục Hoàn thiện và bảo đảm hiệu quả trong công tác đảm bảo an toàn và an ninh đốì với hàng hóa khi vận chuyển trên máy bay cũng như trong các nhà ga hàng hóa, trên cơ sở phát triển hệ thông thông tin, dẫn đường, giám sát và quản lý không lưu (CNS/ATM)

Hai là, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ tạo nên mạng lưới hoàn chính, bảo đảm sự kết nối, liên kết giữa các phương htức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng bên trong và ngoài cảng hàng không, mở rộng kết nối các tuyến nội địa và quốc tế

Ba là, ban hành các cơ chế, chính sách trong việc huy động nguồn lực của xã hội cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông cũng như cảng hàng không để phát triển vận tải hàng không Hoàn thiện dần các dự án quy hoạch, tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống trung tâm logistics trên cả nước đảm bảo kết nối giao thông thuận tiện tới các hãng hàng không

Bốn là, các hãng hàng không cần xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để đảm bảo lịch trình chuyến bay bao gồm: bảo đảm nguồn lực, tàu bay, công tác bảo dưỡng, kiểm soát lịch bay, dự đoán thời tiết, kiểm soát chặt chẽ việc lập kế hoạch khai thác của hãng hàng không trên cơ sở phù hợp với thực tế và kết cấu hạ tầng của cảng hàng không, năng lực khai thác và bảo dưỡng của các hãng

Năm là, các hãng hàng không cần có chính sách nhằm phát triển tối đa nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa trong ngành hàng không Theo đó, các chương trình đào tạo cần cung cấp bao quát toàn vẹn kiến thức về vận chuyển hàng không, marketing hàng không, bảo hiểm hàng không, kỹ năng quản lý và chăm sóc khách hàng, quy trình, thủ tục xuất – nhập, thủ tục hải quan, các mặt hàng nguy hiểm,…nhằm đảm bảo quy trình cho mọi chuyến hàng.

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Các chủ thể tham gia quy trình cung ứng dịch vụ - hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không của công ty tnhh thương mại và giao nhận c i t i việt nam
Hình 2.1. Các chủ thể tham gia quy trình cung ứng dịch vụ (Trang 20)
Bảng 3.2. Sản lượng các tuyến vận chuyển đường hàng không của C.I.T.I Việt  Nam tháng 12/2022 - hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không của công ty tnhh thương mại và giao nhận c i t i việt nam
Bảng 3.2. Sản lượng các tuyến vận chuyển đường hàng không của C.I.T.I Việt Nam tháng 12/2022 (Trang 36)
Bảng 3.3. Tỷ lệ công ty book các airline trong các tuyến đường khai thác  Tuyến đường  Vietnam airlines  Vietjet air  Bamboo airways - hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không của công ty tnhh thương mại và giao nhận c i t i việt nam
Bảng 3.3. Tỷ lệ công ty book các airline trong các tuyến đường khai thác Tuyến đường Vietnam airlines Vietjet air Bamboo airways (Trang 36)
Bảng 3.5. Mức phí vận tải hàng không nội địa của Vietnam Airline Cargo. - hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không của công ty tnhh thương mại và giao nhận c i t i việt nam
Bảng 3.5. Mức phí vận tải hàng không nội địa của Vietnam Airline Cargo (Trang 39)
Bảng  3.6. Chỉ tiêu thời gian cam kết vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng  không theo dịch vụ hỏa tốc của C.I.T.I Việt Nam tại PGD Hà Nội  Điểm đến  Giờ cắt hàng - hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không của công ty tnhh thương mại và giao nhận c i t i việt nam
ng 3.6. Chỉ tiêu thời gian cam kết vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không theo dịch vụ hỏa tốc của C.I.T.I Việt Nam tại PGD Hà Nội Điểm đến Giờ cắt hàng (Trang 40)
Hình 3.3. Quy trình cung ứng dịch vụ vận tải bằng đường hàng không của công  ty TNHH thương mại Hình và giao nhận C.I.T.I Việt Nam - hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không của công ty tnhh thương mại và giao nhận c i t i việt nam
Hình 3.3. Quy trình cung ứng dịch vụ vận tải bằng đường hàng không của công ty TNHH thương mại Hình và giao nhận C.I.T.I Việt Nam (Trang 41)
Bảng thống kê về quá trình làm hàng của C.I.T.I Việt Nam giai đoạn 2020-2022  Tiêu chí đánh giá  Năm 2020  Năm 2021  Năm 2022 - hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không của công ty tnhh thương mại và giao nhận c i t i việt nam
Bảng th ống kê về quá trình làm hàng của C.I.T.I Việt Nam giai đoạn 2020-2022 Tiêu chí đánh giá Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w