Công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty TNHH thương mại Saita Công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty TNHH thương mại Saita Công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty TNHH thương mại Saita Công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty TNHH thương mại Saita Công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty TNHH thương mại Saita
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI SAITA
HỒ NGỌC NHẬT
KHÓA HỌC: 2018 – 2022
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI SAITA
Ngành: Kế toán
Lớp: K52C Kế toán
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Thực hiện nghiên cứu đề tài “Công tác kế toán công nợ và phân tích tình hìnhcông nợ tại Công Ty TNHH Thương Mại Saita” nhằm tìm hiểu các cơ sở lý luận liên
quan đến kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại doanh nghiệp Sau đó, tìm
hiểu thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công tyTNHH TM Saita Từ đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá về ưu - nhược điểm, đề xuấtmột số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ tại
Công Ty TNHH TM Saita trong tương lai
Nội dung nghiên cứu đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại doanh nghiệp.
Trong chương này, tôi đưa ra được các nội dung vấn đề mang tính chất cơ sở lýluận về công tác kế toán công nợ như: Khái niệm, nguyên tắc hạch toán, vai trò vànhiệm vụ của kế toán công nợ, đặc biệt làm rõ cơ sở lý luận về các khoản phải thu,phải trả Ngoài ra, còn có các chỉ số tài chính dùng trong phân tích tình hình công nợcủa một DN Đó là nền tảng để tôi tìm hiểu, nghiên cứu và so sánh với thực tế trongquá trình thực tập
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công
nợ tại Công ty TNHH TM Saita
Nội dung của chương này gồm có 3 phần chính Cụ thể, phần đầu của chương tậptrung vào giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH TM Saita, phần tiếp theo của chương
là tìm hiểu thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty bao gồm: Kế toán công nợcác khoản phải thu, kế toán công nợ các khoản phải trả Và phần cuối của chương tậptrung phân tích tình hình công nợ của công ty giai đoạn 2018 – 2020
Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ tại Công ty TNHH TM Saita.
Nội dung của chương này đưa ra những nhận xét về những điểm mạnh, điểm yếutrong công tác kế toán công nợ của công ty Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm gópphần cải thiện những nhược điểm mà công ty đang đối mặt cũng như góp phần hoànthiện công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ tại Công Ty TNHH TM Saita.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân thì
sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô giáo, các anh chị ở đơn vị thực tập, gia đình vàbạn bè cũng góp phần không hề nhỏ trong quá trình thực tập cũng như hoàn thànhkhóa luận tốt nghiệp của tôi
Lời đầu tiên, tôi xin được phép bày tỏ lòng biết ơn đến quý Ban giám hiệu trường
Đại Học Kinh Tế Huế - Đại Học Huế cũng như quý thầy cô Khoa Kế Toán- Tài Chính nói
riêng và quý thầy cô đã và đang giảng dạy tại trường nói chung đã hết lòng giảng dạy,truyền đạt những kiến thức bổ ích và cần thiết cho tôi trong suốt khoản thời gian vừa qua
Đó chính là nền tảng quan trọng để tôi có cơ hội hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tốt
nhất có thể cũng như chuẩn bị hành trang cho công việc của tôi sau khi tốt nghiệp
Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thanh Huyền, người đã tậntình hướng dẫn và đóng góp ý kiến một cách tận tình và chu đáo để tôi hoàn thànhkhóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Saita,các anh và chị phòng kế toán, phòng kinh doanh Đặc biệt là giám đốc Công ty TNHH TMSaita là bà Nguyễn Diệu Cẩm Tú đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội đến đơn vị thực tập cuốikhóa và chị Lê Thị Kiều Oanh người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cũng như tạo mọi điềukiện thuận lợi nhất để tôi có cơ hội tiếp cận với thực tế học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiếnthức và thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài của khóa luận
Mặc dù đã cố gắng trong việc làm và hoàn thiện bài báo cáo nhưng do thời gianthực tập có hạn, chưa có đủ kinh nghiệm tiếp xúc với thực tế chuyên môn cộng vớivốn kiến thức còn hạn hẹp nên thiếu xót là điều không thể tránh khỏi Rất mong nhận
được nhận xét và góp ý của các thầy cô để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn
Cuối cùng tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến thầy cô giáo Kính chúc quý thầy cô
giáo thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người của mình Chúc quý Công Ty
TNHH TM Saita ngày một phát triển vững mạnh cũng như khẳng định được vị thế củamình trên thương trường
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 12 năm 2021
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5MỤC LỤC
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC BIỂU iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ v
DANH MỤC HÌNH v
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Sự cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Kết cấu của đề tài 5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI DOANH NGHIỆP 6
1.1Một số lý luận chung về kế toán công nợ 6
1.1.1 Một số khái niệm về công nợ 6
1.1.2 Nguyên tắc hạch toán kế toán công nợ 8
1.1.3 Vai trò, vị trí và nhiệm vụ của kế toán công nợ 9
1.2 Nội dung kế toán công nợ trong doanh nghiệp 10
1.2.1 Kế toán công nợ phải thu 10
1.2.2 Kế toán công nợ phải trả 16
1.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp 21
1.3.1 Khái niệm phân tích tình hình công nợ 21
1.3.2 Một số chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 22 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SAITA 28
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH TM Saita 28
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH TM Saita 28
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 29
2.1.3 Chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ của công ty TNHH TM Saita 30
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH TM Saita 31
2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH TM Saita 32
2.1.6 Nguồn lực và tình hình kinh doanh của công ty qua 3 năm 2018-2020 36
2.2 Thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH TM Saita 44
2.2.1 Kế toán các khoản nợ phải thu 44
2.2.2 Kế toán các khoản phải trả 67
2.3 Tổng hợp công nợ và phân tích tình hình công nợ của công ty qua 3 năm 2018-2020 84
2.3.1 Tổng hợp công nợ của công ty qua 3 năm 2018-2020 84
2.3.2 Phân tích tình hình công nợ của công ty TNHH TM Saita 87
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH TM SAITA 94
3.1 Đánh giá và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH TM Saita 94
3.1.1 Đánh giá công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH TM Saita 94
3.1.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH TM Saita 96 3.2 Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình công nợ tại Công ty TMHH TM Saita 97
3.2.1 Đánh giá tình tình công nợ tại Công ty TNHH TM Saita 97
3.2.2 Giải pháp cải thiện tình hình công nợ tại Công ty TMHH TM Saita 98
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
1 Kết luận 99
2 Kiến nghị 100
DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO 101
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCTC Báo cáo tài chính
BHTN Bảo hiểm thất nghiệpBHXH Bảo hiểm xã hộiBHYT Bảo hiểm y tế
KPCĐ Kinh phí công đoàn
LNST Lợi nhuận sau thuế
NLĐ Người lao động
NVN Người Việt Nam
VCSH Vốn chủ sở hữu
XDCB Xây dựng cơ bảnTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Danh sách nhân viên phòng kế toán 33
Bảng 2.2 Tình hình lao động tại Công ty TNHH TM Saita qua 3 năm 2018-2020 37
Bảng 2.3 Tình hình Tài sản - Nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2018-2020 39
Bảng 2.4 Tình hình kết quả SXKD của công ty qua 3 năm 2018-2020 42
Bảng 2.5 Thực trạng tình hình công nợ của Công ty TNHH TM Saita qua 3 năm 2018-2022 84
Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của Công ty TNHH TM Saita giai đoạn 2018-2020 87
Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty TNHH TM Saita giai đoạn 2018-2020 92
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1 Hóa đơn GTGT đầu ra số 0001032 51
Biểu 2.2 Trích sổ tổng hợp phải thu khách hàng - TK 1311 tháng 09/2021 52
Biểu 2.3 sổ chi tiết TK 1311 đối tượng khách hàng là công ty Cổ phần RIBETO GROUP tháng 09/2021 53
Biểu 2.4 Báo có tiền gửi 56
Biểu 2.5 Sổ chi tiết TK 131 của đối tượng là công ty TNHH V&V tháng 09/2021 57
Biểu 2.6 Phiếu thu số 007 59
Biểu 2.7 Sổ chi tiết TK 131 của đối tượng là bán lẻ tại Hà Nội T09/2021 60
Biểu 2.8 Phiếu chi số 013 65
Biểu 2.9 Phiếu kế toán tiền tạm ứng 65
Biểu 2.10 Sổ chi tiết TK 1411 cho đối tượng văn phòng tháng 11/2021 66
Biểu 2.11 Sổ tổng hợp tài khoản 1411 tháng 11/2021 66
Biểu 2.12 Hóa đơn GTGT số 000663 71
Biểu 2.13 Trích sổ chi tiết công nợ TK 331 với Công ty TNHH 1TV Thực Phẩm Huế 73 Biểu 2.14 Báo nợ tiền gửi ngân hàng chuyển trả tiền hàng cho HFC 76
Biểu 2.15 Báo nợ tiền gửi ngân hàng phí chuyển trả tiền hàng cho HFC 76
Biểu 2.16 Phiếu chi số 005 78
Biểu 2.17 Sổ chi tiết TK 3344 – Lương bộ phận quản lý tháng 09/2021 82
Biểu 2.18 Sổ chi tiết TK 33431 – Lương phải trả nhân viên bán hàng NVN tháng 09/2021 83 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ biểu diễn biến động của tổng TS-NV của Công ty TNHH TM
Saita giai đoạn 2018-2020 40
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ biểu diễn biến động DDT và LNST của Công ty TNHH TM
Saita giai đoạn 2018-2020 43
Biểu đồ 2.3 Biến động số vòng quay các khoản phải thu và số vòng quay các khoảnphải trả của công ty TNHH TM Saita giai đoạn 2018-2020 88Biểu đồ 2.4 Biến động kỳ thu tiền bình quân và thời gian quay vòng các khoản phảitrả của công ty TNHH TM Saita giai đoạn 2018-2020 89Biểu đồ 2.5 Biến động hệ số nợ và hệ số tự tài trợ của công ty TNHH TM Saita giai
đoạn 2018-2020 91
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ kế toán khoản phải thu của khách hàng 13
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ kế toán khoản tạm ứng 15
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ kế toán khoản phải trả cho người bán 19
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ kế toán khoản phải trả người lao động 21
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH TM Saita 31
Sơ đồ 2.2 Bộ máy kế toán Công ty TNHH TM Saita 33
DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Giao diện màn hình làm việc của kế toán tại phân hệ bán hàng phải thu 49
Hình 2.2 Giao diện màn hình nhập liệu hóa đơn bán hàng 50
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Sự cấp thiết của đề tài
Các chủ thể khi tham gia vào hoạt động kinh doanh đều nhằm hướng đến mục
đích nhất định đó chính là tạo ra được lợi nhuận kinh tế Và trong bối cảnh của nền
kinh tế song song với tình hình diễn biến của dịch bệnh Covid hiện nay, vấn đề vềviệc mua hàng trả sau, trả chậm hay thậm chí là mua nợ không còn quá xa lạ tronghầu hết các hoạt động kinh doanh Các loại hình doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ đềutồn tại các mối quan hệ kinh tế liên quan tới khoản phải thu, khoản phải trả, quan hệ
thanh toán như: thanh toán với nhà nước, với nhà cung cấp, với khách hàng, với
nhân viên nội bộ,…
Việc phát sinh các khoản vốn bị chiếm dụng và vốn đi chiếm dụng hay còn gọi
là các mối quan hệ tín dụng này ngày một đa dạng và phức tạp Có những công nợnhỏ hay đơn giản, có những công nợ lớn hay phức tạp nhưng chung quy đó là cáckhoản mục phát sinh thường xuyên và chiểm tỷ trọng không nhỏ trong hoạt độnghàng ngày của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanhnghiệp Không những thế, các thông tin – số liệu mà kế toán công nợ cung cấp làmột trong những yếu tố quan trọng làm cơ sở để nhà quản trị đưa ra các quyết định,chính sách công nợ rõ ràng hay điều chỉnh cơ cấu tài chính hợp lý cũng như đưa racác biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ, đảm bảo thanh toán kịp thời để nâng cao hiệuquả hoạt động SXKD Đồng thời, cũng là cơ sở để các nhà đầu tư cũng như cơ quan
nhà nước để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyếtđịnh đầu tư Do đó kế toán công nợ là một phần hành kế toán không thể thiếu ở bất
kì một doanh nghiệp nào
Cho nợ hay nợ chưa hẳn là xấu vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp ta đã và
đang hoạt động và hình thành các mối quan hệ mua – bán với các đối tác Tuynhiên, để đảm bảo doanh nghiệp đi đúng hướng trong quá trình thực hiện mục tiêu
hoạt động là tạo ra được lợi nhuận kinh tế thật sự thì việc quản lí các vấn đề liênTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13trọng Tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán công nợ nói riêng phải luôn
được thực hiện để ghi chép, xử lý, kiểm tra đối chiếu, hạch toán,… kịp thời và
chính xác Kế toán công nợ giúp doanh nghiệp phụ trách việc theo dõi, kiểm tra tìnhhình các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp Quản lí nợ tốt và hiệu quả sẽgiúp doanh nghiệp tránh được những thiệt hại, rủi ro không đáng có, tránh ảnh
hưởng đến sự tồn tại và phát triển của công ty về mặt tài chính
Công ty TNHH TM Saita là một công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vựckinh doanh chuyên phân phối các sản phẩm rượu Sake và Sochu Nhật Bản chokhách hàng là các đại lý và khách lẻ trên toàn quốc Công ty là nhà phân phối sảnphẩm rượu Nhật Bản nội địa và nhập khẩu đầu tiên và hàng đầu trong lĩnh vực nàytại Huế nói riêng và toàn quốc nói chung Để đẩy mạnh mở rộng thị trường cũng
như hiệu quả hoạt động thì việc công ty đã đang và sẽ phát sinh mối quan hệ mua
-bán với nhiều đối tượng khách hàng, nhà cung cấp là điều tất yếu Do đó mà côngtác quản lý công nợ là rất cần thiết và phải được theo dõi thường xuyên, liên tục.Nhìn chung quan hệ thanh toán với người mua và người bán có ảnh hưởng trọngyếu đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Quản lý tốt quan hệ thanh toán này sẽgiúp doanh nghiệp đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn ổn định vàlành mạnh Vì vậy, quản lý tốt công tác kế toán nói chung và đặc biệt là kế toáncông nợ nói riêng hiệu quả, hợp lý và kịp thời là vấn đề đáng được quan tâm tạidoanh nghiệp Công ty không ngừng nổ lực phấn đấu, đặc biệt quan tâm đến kế toáncông nợ cũng như sử dụng vốn hiệu quả, chú trọng khả năng thanh toán để mang lạihiệu quả kinh doanh và nâng cao uy tín, khẳng định vị trí của mình trong thị trườngthức uống có cồn trong nước
Từ những yêu cầu thực tiễn nêu trên, nhận thức được tầm quan trọng của kếtoán công nợ, tôi quyết định chọn đề tài “Công tác kế toán công nợ và phân tích tìnhhình công nợ tại Công ty TNHH Thương Mại Saita” để làm đề tài cho khóa luận tốtnghiệp của mình
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 142 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm hướng đến ba mục tiêu cụ thể sau đây:
- Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán công nợ và phântích tình hình công nợ trong một doanh nghiệp
- Thứ hai, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hìnhcông nợ tại công ty TNHH TM Saita
- Thứ ba, đánh giá thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hìnhcông nợ của Công ty Từ đó dựa trên các cơ sở lý luận để đưa ra những ưu – nhược
điểm, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ
và tình hình công nợ tại doanh nghiệp
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu đề tài là công tác kế toán công nợ và phân tích tìnhhình công nợ của công ty TNHH TM Saita
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: Tại công ty TNHH TM Saita, cụ thể là phòng kế toán
+ Phạm vi về thời gian: Khái quát tình hình tài chính của Công ty qua 03 năm2018-2020, đặc biệt chú trọng nghiên cứu phần hành kế toán công nợ tháng 9 và 11
năm 2021 và phân tích tình hình công nợ qua 03 năm 2018-2020
+ Phạm vi về nội dung:
Nghiên cứu công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH TM Saita qua cáckhoản mục: các khoản phải thu và các khoản phải trả nhưng do hạn chế trong việcthu thập dữ liệu nên tôi chỉ tập trung vào các khoản mục cụ thể sau đây: Kế toánkhoản phải thu của khách hàng, kế toán tạm ứng, kế toán khoản phải trả cho ngườibán và kế toán phải trả cho người lao động
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15 Phân tích tình hình công nợ của công ty qua một số chỉ tiêu phản ánh tìnhhình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty sau: Tỷ lệ các khoản phải thu sovới các khoản phải trả, Số vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bìnhquân(DOS), số vòng quay các khoản phải trả, thời gian quay vòng các khoản phảitrả, hệ số nợ, hệ số tự tài trợ; Hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh,khả năng thanh toán tức thời.
4 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận, tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứuchính sau đây:
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Phương pháp quan sát: Trong quá trình thực tập tại đơn vị tôi đã quan sát
cách làm việc của các nhân viên kế toán nhằm nắm được trình tự tiếp nhận, xử lý,luân chuyển cũng như nhập liệu chứng từ của các nghiệp vụ kế toán hay trường hợp
đặc biệt phát sinh hàng ngày, hàng tháng, hàng năm
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, nghiên cứu thông tin liên quanđến đề tài từ các giáo trình, thông tư, quyết định- nghị định,… nhằm hệ thống hóa
cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp
để làm cơ sở so sánh với thực tế nghiên cứu
+ Phương pháp phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn là những anh chị nhân viên
làm việc tại phòng kế toán và phòng kinh doanh để tìm hiểu khối lượng công việccũng như vai trò của mỗi cá nhân trong từng chức năng của đề tài nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
+ Phương pháp so sánh: So sánh tương đối và tuyệt đối các chỉ tiêu để đánh
giá sự tăng, giảm, biến động trong từng giai đoạn, thời kì kinh doanh và các chỉ tiêu
dùng để phân tích công nợ tại công ty TNHH TM Saita Cụ thể ở đây là sự biếnđộng của tài sản, nguồn vốn, tình hình kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình laođộng , các chỉ số phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16+ Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu: Là phương pháp tổng hợp, phân tích
những số liệu thô đã thu thập để tiến hành khái quát vấn đề nghiên cứu để từ đó rút
ra kết luận nghiên cứu
5 Kết cấu của đề tài
Khóa luận gồm 3 phần
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tạidoanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ
tại công ty TNHH TM Saita
Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công
nợ và tình hình công nợ tại công ty TNHH TM Saita
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI DOANH NGHIỆP
1.1 Một số lý luận chung về kế toán công nợ
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn phát sinhnhiều mối quan hệ kinh tế khác nhau từ quá trình mua sắm các loại vật tư, côngdụng cụ, hàng hóa, TSCĐ đến thực hiện các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩmhay cung cấp dịch vụ… Từ đó hình thành các mối quan hệ thanh toán giữa doanhnghiệp với người bán, người mua, cán bộ nhân viên,… Các quan hệ thanh toán này
là cơ sở phát sinh các khoản phải thu, khoản phải trả Kế toán khoản phải thu và nợ
phải trả gọi chung là kế toán công nợ
Như vậy, kế toán công nợ là một phần hành kế toán có nhiệm vụ hạch toán cáckhoản nợ phải thu, nợ phải trả diễn ra liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Tấn Bình, 2011).
1.1.1 M ột số khái niệm về công nợ
1.1.1.1 Các kho ản phải thu
a Khái niệm
Nợ phải thu là một bộ phận quan trọng trong tài sản của doanh nghiệp, phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp khi thực hiện việc cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cũng như một số trường hợp khác khiến cho một bộ phận tài sản của doanh nghiệp bị chiếm dụng tạm thời.(Võ Văn Nhị, 2009)
b Phân loại
- Phải thu có tính chất thương mại: Phải thu khách hàng; Khoản ứng trước cho
người bán; Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng;…
- Phải thu không có tính chất thương mại: Phải thu của nhà nước; Phải thu vềtạm ứng; Phải thu về các khoản ký quỹ, ký cược; Phải thu nội bộ; Phải thu khác;…Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18(Th.S Lê Thị Nhật Linh, 2019)
1.1.1.2 Các kho ản phải trả
a Khái niệm
Nợ phải trả là nghĩa vụ của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện
đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình
Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua, như mua hàng hóa
chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hóa,
cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp phải trả khác
(Đoạn 28, Chuẩn mực chung VAS 01, ban hành theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002)
b Phân loại
- Thứ nhất, phân theo nội dung kinh tế:
+ Phải trả cho người bán
+ Phải trả cho NLĐ
+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
+ Các khoản tiền vay, nợ
+ Thuế thu nhập hoán lại phải trả
…
- Thứ hai, phân theo thời hạn nợ:
+ Nợ ngắn hạn: Là những khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán còn lạikhông quá 12 tháng hoặc dưới một chu trình sản xuất kinh doanh thông thường tạithời điểm báo cáo
+ Nợ dài hạn: Là những khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán còn lại trên
12 tháng hoặc trên một chu trình sản xuất kinh doanh thông thường tại thời điểm báoTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19(Lê Thị Nhật Linh, 2019)
1.1.1.3 Khái ni ệm về quan hệ thanh toán
Quan hệ thanh toán là mối quan hệ kinh doanh xảy ra khi doanh nghiệp phátsinh các khoản phải thu, phải trả, các khoản vay với đối tác của mình trong quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Quan hệ thanh toán có rất nhiều loại nhưng chung quy có hai hình thức thanhtoán là:
- Thanh toán trực tiếp: Khi phát sinh các hoạt động mua bán thì người mua và
người bán thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trực tiếp đối với
các khoản nợ phát sinh đó
- Thanh toán qua trung gian: Thanh toán thông qua ngân hàng, các tổ chức cógiấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Là việc thanh toángiữa người mua và người bán không diễn ra trực tiếp với nhau mà phải thông quamột bên thứ ba (ngân hàng hay tổ chức tài chính khác có giấy phép hoạt động cung
ứng dịch vụ trung gian thanh toán) đứng ra để thanh toán các khoản nợ phát sinh đó
thông qua ủy nhiệm thu, chi séc, thư tín dụng,
1.1.2 Nguyên t ắc hạch toán kế toán công nợ
Thứ nhất, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng, từng nội dung, theo dõi
chi tiết kì hạn của các khoản
Thứ hai, phân loại các khoản phải thu - phải trả theo nguyên tắc:
+ Phải thu của khách hàng, phải trả người bán: Gồm các khoản mang tính chất
thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua, bán
+ Phải thu - phải trả nội bộ: Gồm các khoản phải thu, phải trả giữa đơn vị cấptrên và cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hoặc hạch toán phụ thuộc.+ Phải thu khác: Gồm các khoản không liên quan đến giao dịch mua, bán.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20Thứ ba, khi lập BCTC, kế toán căn cứ vào kỳ hạn còn lại của các khoản phải
thu, phải trả để phân loại ngắn hạn, dài hạn
Thứ tư, đánh giá lại các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ tại tất cả các
thời điểm lập BCTC theo quy định của pháp luật
Thứ năm, thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán
các khoản phải thu, khoản phải trả đúng hạn
(Điều 18 và điều 51 tại Thông tư 200/2014/TT-BTC)
1.1.3 Vai trò, v ị trí và nhiệm vụ của kế toán công nợ
1.1.3.1 Vai trò, v ị trí của kế toán công nợ
Kế toán công nợ là một phần hành không thể thiếu và cực kì quan trọng trongcông tác kế toán của doanh nghiệp Là phần hành có mối liên hệ mật thiết với cácphần hành kế toán khác Việc theo dõi, quản lí chặt chẽ các khoản phải thu - phải trảgiúp cho doanh nghiệp cân bằng giữa vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng làm
sao đảm bảo khả năng thanh toán của công ty vừa sử dụng hiệu quả nhất đối với
nguồn vốn bỏ ra, tận dụng được nguồn vốn chiếm dụng được của nhà cung cấp
nhưng vẫn đảm bảo uy tín của công ty trong việc thanh toán nợ
1.1.3.2 Nhi ệm vụ của kế toán công nợ
Nhiệm vụ của kế toán công nợ là hạch toán, theo dõi, quản lí các nghiệp vụliên quan đến công nợ
Phân tích, đánh giá, cung cấp thông tin liên quan đến công nợ cho nhà quản lý
trong việc đưa ra các quyết định kinh tế
Tập hợp và lưu trữ các giấy tờ, chứng từ liên quan đến công nợ
Đối chiếu công nợ định kỳ với khách hàng và nhà cung cấp đồng thời lập lịch
thanh toán, biên bản đối chiếu cuối tháng cần có chữ ký và con dấu của 2 bên.Lập các báo cáo liên quan đến công nợ của công ty theo từng đối tượng địnhTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 211.2 Nội dung kế toán công nợ trong doanh nghiệp
1.2.1 K ế toán công nợ phải thu
1.2.1.1 K ế toán khoản phải thu khách hàng
a Khái niệm
Phải thu khách hàng là các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với kháchhàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, các khoản đầu tư tàichính, cung cấp dịch vụ và khoản phải thu người nhận thầu XDCB với người giaothầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành
(Điểm a, khoản 1, điều 18, Thông tư 200/2014/TT-BTC)
b Chứng từ sử dụng
Các chứng từ sử dụng làm cơ sở hạch toán vào tài khoản phải thu kháchhàng gồm: Đơn đặt hàng hoặc hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT bán hàng, phiếuxuất kho, phiếu giao hàng kiêm vận chuyển, chứng từ giao dịch ngân hàng (giấybáo có), phiếu thu,…
c Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 131- “Phải thu của khách hàng” để hạch toán khoảnphải thu khách hàng Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số tiền còn phải thu,
đã thu hoặc số tiền khách hàng ứng trước cho doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22d Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 131
TK 131 – Phải thu của khách hàng
- Số tiền phải thu của khách hàng phát
sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hàng
hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, dịch vụ, các
khoản đầu tư tài chính
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng
ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng
so với Đồng Việt Nam)
- Số tiền khách hàng đã trả nợ
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trướccủa khách hàng
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách
hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng
Đây là TK lưỡng tính vì có thể có số dư bên nợ và số dư bên có Tùy vào số
dư Nợ hay số dư Có mà phản ánh vào chỉ tiêu bên “Tài sản” hay bên “Nguồn vốn”
e Nguyên tắc hạch toán
Theo điều 18, thông tư 200/2014/TT-BTC quy định nguyên tắc kế toán tài
khoản 131- Phải thu của khách hàng, như sau:
- Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23- Hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, kỳ hạn thuhồi và từng lần thanh toán.
- Trong trường hợp khách hàng vừa là chủ nợ vừa là con nợ thì có thể thanhtoán bù trừ khi có văn bản thỏa thuận Tuy nhiên, khi lập BCTC thì không thể bùtrừ được mà phải tách riêng
- Kế toán phân loại nợ để có căn cứ xác định mức lập Dự phòng phải thu khó
đòi và có biện pháp xử lý các khoản nợ phải thu không đòi được
- Trong quan hệ bán theo thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếucung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thểyêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao
- Đối với các khoản có gốc ngoại tệ thì phải vừa theo dõi nguyên tệ, vừa quy
đổi tỷ giá đúng luật khi BCTC
f Sơ đồ hạch toán TK 131
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24Sơ đồ 1.1 Sơ đồ kế toán khoản phải thu của khách hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 251.2.1.2 K ế toán tạm ứng
a Khái niệm
Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho ngườinhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một côngviệc nào đó được phê duyệt Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việctại doanh nghiệp Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc các bộ phậncung ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được Giám đốc chỉ định bằng văn bản
(Điểm b, khoản 1, điều 22,Thông tư 200/2014/TT-BTC)
b Chứng từ sử dụng
Các chứng từ sử dụng làm cơ sở hạch toán vào tài khoản tạm ứng gồm: giấy
đề nghị tạm ứng; phiếu chi; phiếu xuất kho; bảng thanh toán tạm ứng; phiếu thu; bộ
chứng từ gốc liên quan đến nội dung thanh toán (Hóa đơn mua hàng, biên lai thu
- Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho
người lao động của doanh nghiệp
- Các khoản tạm ứng đã được thanh toán
- Số tiền tạm ứng dụng không hết nhậplại quỹ hoặc tính trừ vào lương
- Các khoản vật tư sử dụng không hếtnhập lại kho
Số dư Nợ
Số tạm ứng chưa thanh toán
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26e Nguyên tắc hạch toán
Theo điều 22, thông tư 200/2014/TT-BTC quy định nguyên tắc kế toán tài
khoản 141-Tạm ứng, như sau:
- Người nhận tạm ứng phải là cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp
- Khoản tạm ứng là một khoản tiền, vật tư hoặc hàng hóa do doanh nghiệp
giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện công vụ được phê duyệt
- Người nhận tạm ứng phải có trách nhiệm với doanh nghiệp về số đã nhậntạm ứng và chỉ dùng số tiền tạm ứng vào đúng mục đích và nội dung công việc đã
được phê duyệt trong đơn xin tạm ứng
- Khi kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanhtoán tạm ứng (kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ số tạm ứng đã nhận
- Phải thanh toán dứt điểm tạm ứng ký trước mới được nhận tạm ứng kì sau
f Sơ đồ hạch toán TK 131
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 271.2.2 K ế toán công nợ phải trả
1.2.2.1.K ế toán khoản phải trả cho người bán
c Tài khoản sử dụng
Tài khoản 331- “Phải trả người bán”, tài khoản này dùng để hạch toán khoảnphải thu khách hàng cụ thể Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số tiền cònphải trả, đã trả hoặc số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp nhưng
chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28d Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 331
TK 331 – Phải trả cho người bán
- Chiết khấu thanh toán, chiết khấu
thương mại được người bán chấp nhận
giảm trừ
- Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém
phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại
người bán
- Đánh giá lại các khoản phải trả cho
người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ
giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt
Nam)
- Số tiền phải trả cho người bán
- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạmtính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư,hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá
đơn hoặc thông báo giá chính thức
- Đánh giá lại các khoản phải trả cho
người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ
giá ngoại tệ tăng so với đồng ViệtNam)
số tiền đã ứng trước/ trả trước cho
người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn
số phải trả cho người bán theo chi tiết
của từng đối tượng cụ thể
Số tiền còn phải trả cho người bán
Đây là TK lưỡng tính vì có thể có số dư bên nợ và số dư bên có Tùy vào số
dư Nợ hay số dư Có mà phản ánh vào chỉ tiêu bên “Tài sản” hay bên “Nguồn vốn”
e Nguyên tắc hạch toán
Theo điều 51, thông tư 200/2014/TT-BTC quy định nguyên tắc kế toán tài
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29- Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua trả tiền ngay.
- Các khoản nợ phải trả được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải trả, đối tượng
phải trả, loại nguyên tệ phải trả
- Khi lập BCTC, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải trả để phân
loại là dài hạn hay ngắn hạn
- Kế toán phải xác định các khoản phải trả thỏa mãn định nghĩa của các
khoản mục tiền tệ để đánh giá cuối kỳ khi lập BCTC
- Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành
mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng báncủa người bán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng
f Sơ đồ hạch toán TK 331
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 311.2.2.2 K ế toán phải trả người lao động
a Khái niệm
Phải trả người lao động là các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoảnphải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảohiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động
(Khoản 1, điều 53, Thông tư 200/2014/TT-BTC)
b Chứng từ sử dụng
Các chứng từ sử dụng làm cơ sở hạch toán vào tài khoản phải trả người lao
động gồm: Bảng chấm công; Bảng thanh toán tiền lương; Bảng trích nộp các khoảntrích theo lương; Phiếu chi/ Uỷ nhiệm chi,…
c Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 334- “Phải trả người lao động” để theo dõi, hạchtoán các khoản phải trả người lao động
d Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 334
TK 334 – Phải trả người lao động
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền
thưởng có tính chất lượng, bảo hiểm xã
hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã
ứng trước cho người lao động
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền
công của người lao động
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền
thưởng có tính chất lượng, bảo hiểm xã
hội và các khoản khác phải trả, phải chicho người lao động
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền
thưởng có tính chất lượng và các khoản
khác còn phải trả cho người lao động
(Nếu có) phản ánh số tiền đã trả lớn hơn
số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền
thưởng và các khoản khác cho người laođộng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32e Nguyên tắc hạch toán
Theo điều 53, thông tư 200/2014/TT-BTC quy định nguyên tắc kế toán tài
khoản 334- Phải trả người lao động, như sau:
- Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp,
trợ cấp chi tiết cho từng người lao động, từng bộ phận phòng ban
- Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: Thanh toán lương và
thanh toán các khoản khác
f Sơ đồ hạch toán TK 334
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ kế toán khoản phải trả người lao động
1.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp
1.3.1 Khái ni ệm phân tích tình hình công nợ
Theo Nguyễn Văn Công (2010): “Phân tích tình hình công nợ tại doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý trong việc đánh giá
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33Chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn trong kinh doanh là điều bình thường, nhưngqua phân tích công nợ sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp biết được khoản nào làhợp lý, khoản nào chưa hợp lý để có giải pháp thích hợp nhằm quản lý tốt công nợ;
đồng thời hoàn thiện cơ chế tài chính, cơ chế thu chi, nội bộ phù hợp với đặc điểm kinh
doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển
1.3.2 M ột số chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
Đối với các doanh nghiệp đã và đang hoạt động kinh doanh, việc phát sinh các
khoản phải thu - phải trả là việc hiển nhiên Vì vậy, việc phân tích tình hình công nợ
và khả năng thanh toán của doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong quátrình hoạt động của doanh nghiệp Qua phân tích công nợ nhà quản lý có thể đánh
giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính, để từ đó đưa ra các quyết định
kinh tế kịp thời và đúng với mục tiêu của doanh nghiệp Đó cũng chính là mục đíchcủa phân tích tình hính công nợ và khả năng thanh toán
1.3.2.1 Các ch ỉ tiêu phân tích tình hình công nợ
a/ Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả (ĐVT: % )
Tỷ lệ các khoản phải thu
so với các khoản phải trả
=Tổng các khoản phải thu
X 100Tổng các khoản phải trả
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả cho biết tỉ lệ giữa vốnchiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo
Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100%, chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụnglớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng Ngược lại, nêú chỉ tiêu này bé hơn100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đã chiếm dụng
Trên thực tế, tỷ lệ này cao hay thấp còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghềkinh doanh, hình hình thức sở hữu vốn của doanh nghiệp; số đi chiếm dụng lớn haynhỏ đều thể hiện tình hình tài chính thiếu lành mạnh, dễ ảnh hưởng đến uy tín vàhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
b/ Số vòng quay các khoản phải thu ( ĐVT: Vòng)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần X 100
Các khoản phải thu bình quân
Hệ số vòng quay các khoản phải thu thể hiện quan hệ giữa doanh thu thuần vớicác khoản phải thu của khách hàng, phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thuthành tiền của doanh nghiệp
Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi cáckhoản phải thu càng nhanh hay khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiềncủa doanh nghiệp cao, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu độngtrong sản xuất Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao, sẽ làm cho kỳ hạn thanh toán ngắn
do đó ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Ngược lại, nếu hệ số này thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày
càng nhiều, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn
lưu động trong sản xuất
c/ Kỳ thu tiền bình quân (DOS) (ĐVT: Ngày)
Kỳ thu tiền bình quân (DOS) = Thời gian của kỳ phân tích (360)
Số vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân của một chu kỳ nợ, từ khi bán hàng cho
đến khi thu tiền hay cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để doanh nghiệp thu
hồi lại tiền bán hàng sau khi đã bán được hàng
Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ tốc độ thu tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp
ít bị chiếm dụng vốn Ngược lại, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu tiền hàngcàng chậm, thời gian doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng dài
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35d/ Số vòng luân chuyển/quay các khoản phải trả (ĐVT: Vòng)
Số vòng luân chuyển
các khoản phải trả
=Giá vốn hàng bán + Tăng (giảm) hàng tồn kho
Số dư bình quân các khoản phải trả
Hệ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn củadoanh nghiệp đối với nhà cung cấp Các khoản phải trả bình quân thường được tínhbằng cách cộng số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ rồi chia cho 2
Chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp lưu động vốn và thanh toán tiền hàngkịp thời Ngược lại, chỉ tiêu này thấp chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng chậm,doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp
e/ Thời gian quay vòng các khoản phải trả (ĐVT: Ngày)
Thời gian quay vòng
các khoản phải trả =
Thời gian của kỳ phân tích (360)
Số vòng luân chuyển các khoản phải trả
Chỉ số thể hiện số ngày trung bình mà công ty cần để trả tiền cho nhà cung cấp Hệ
số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người bán
Thời gian quay vòng các khoản phải trả càng ngắn chứng tỏ khả năng thanh toántiền càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn của các đối tác Ngược lại, thờigian quay vòng các khoản phải trả càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán chậm, số vốndoanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp
f/ Hệ số nợ ( ĐVT: Lần hoặc %)
Hệ số nợ =
Nợ phải trảTổng tài sản
Hệ số này cho biết trong một đồng kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp
đang sử dụng có bao nhiêu đồng được hình thành từ các khoản nợ, được dùng đểđánh giá mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp vào các chủ nợ Nợ phải
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và các khoản nợ khác Qua đó biết được khả
năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp:
Hệ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít Hay doanh nghiệp có khả
năng tự chủ tài chính cao Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khaithác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay
Nếu hệ số này mà cao quá, chứng tỏ doanh nghiệp không có thực lực tài chính màchủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanhnghiệp cao hơn
Đối với các chủ nợ, hệ số này càng cao thì khả năng của họ thu hồi vốn cho
vay càng thấp Do đó, các chủ nợ thường thích những doanh nghiệp có hệ số nợ thấp
g/ Hệ số tự tài trợ (ĐVT: Lần)
Hệ số tự tài trợ =
Nguồn vốn chủ sở hữuTổng tài sản
Cùng với chỉ tiêu hệ số nợ, chỉ tiêu này cũng dùng để đánh giá mức độ tự chủ
về tài chính của doanh nghiệp Hệ số này càng cao chứng tỏ nguồn vốn tự có củadoanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính, ít bị sức épcủa các chủ nợ và có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tính dụng từ bên ngoài
1.3.2.2 Các ch ỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37Hnh ≥ 1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Hệ
số này cao chứng tỏ khả năng đảm bảo chi trả các khoản nợ càng an toàn, rủi ro phásản được đánh giá ở mức độ thấp, tình hình tài chính ổn định Tuy nhiên, nếu hệ sốnày quá cao thì chưa hẳn đã tốt, điều này cho thấy doanh nghiệp đang dự trữ một
lượng tài sản ngắn hạn rất lớn hay sử dụng vốn không hiệu quả
Hnh <1, khả năng thanh toán kém hay tài sản ngắn hạn không đủ để thanhtoán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn trả Nếu Hnh tiến dần về 0,doanh nghiệp khó có khả năng trả được nợ, tình hình tài chính gặp khó khăn, có
nguy cơ phá sản
Hạn chế của chỉ tiêu này là phần tử số bao gồm nhiều loại tài sản, kể cả nhữngtài sản khó chuyển đổi thành tiền để trả nợ vay Để giải quyết hạn chế này, nhà phântích có thể loại trừ những tài sản khó chuyển thành tiền khỏi phần tử số như cáckhoản nợ phải thu khó đòi, hàng tồn kho kém phẩm chất, các khoản thiệt hại chờ xửlý Vì vậy, để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà phân tích
thường kết hợp thêm hệ số thanh toán nhanh
b/ Hệ số thanh toán nhanh (Hnhanh) (ĐVT: Lần)
Khả năng thanh toán nhanh =
TSNH – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản tốt hơn vì chỉ những tài sản cótính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán cụ thể là hàng tồn được loại ra vìtính thanh khoản của chúng rất thấp/ chậm (khả năng chuyển đổi thành tiền thấp/ chậm
và mất nhiều thời gian)
Hnhanh= 1, được coi là hợp lý nhất vì như vậy doanh nghiệp vừa duy trì được khả
năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại
Hnhanh<1, cho thấy DN gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ
Hnhanh> 1, cho thấy DN có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn Tuynhiên nếu Hnhanhquá lớn, phản ánh tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền và các khoản
tương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38c/ Khả năng thanh toán tức thời (Htt) (ĐVT: Lần)
Khả năng thanh toán tức thời =
Tiền và tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Hệ số này (khả năng thanh toán tức thời) phản ánh khả năng thanh toán cáckhoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn có thểchuyển đổi nhanh thành tiền mặt Chỉ số này cho biết khả năng huy động các nguồnvốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong thời gian gần như tức thời
Chỉ tiêu này cho chúng ta biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tiền và tương
đương tiền sẵn sàng thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn, nếu hệ số này nằm trong
khoảng [0,1; 0,5] thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán tức thời
Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao (cao hơn 0,5) thì chứng tỏ rằng khoản tiền
và tương đương tiền của công ty tại thời điểm đó nhiều, dẫn đến bị ứ động vốn,
không sinh lời Đây là một tác động xấu đối với doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ
VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI SAITA
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH TM Saita
2.1.1 Gi ới thiệu chung về công ty TNHH TM Saita
- Tên công ty bằng tiếng việt: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SAITA
- Tên công ty bằng tiếng anh: SAITA TRADING COMPANY LIMITED
- Tên công ty viết tắt: SAITA TRADING CO.,LTD
- Loại hình hoạt động: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Chủ sở hữu: Công ty TNHH 1TV Thực Phẩm Huế
- Lĩnh vực hoạt động: Kinh doanh rượu Sake và Shochu Nhật Bản, rượu và
gia vị nấu ăn nhập khẩu
- Giấy chứng nhận đăng kí DN số/ Mã số thuế: 3301569652
- Địa chỉ: Số 4 Hoài Thanh, Phường Thủy Xuân, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa
Thiên Huế
- Đại diện pháp luật: Ông Kunihiko Kurokawa
- Giám đốc: Bà Nguyễn Diệu Cẩm Tú
- Tài khoản ngân hàng: 016.100.166.0036, ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – Chi nhánh Huế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 402.1.2 L ịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Thương Mại Saita đăng kí kinh doanh lần đầu MSDN
3301569652 do Sở kế hoạch và đầu tư Thừa Thiên Huế cấp ngày 29 tháng 09 năm
2015, là công ty con của Công ty TNHH 1TV Thực Phẩm Huế (HFC) và là nhàphân phối chính cho công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế tại thị trường Việt Nam.Phân phối bán buôn và bán lẻ các sản phẩm của dòng rượu Shochu, Sake, rượunhập khẩu và các loại gia vị nấu ăn Nhật Bản là lĩnh vực hoạt động chính của công
ty trong những năm đầu thành lập cho đến nay
Các sản phẩm rượu của HFC có một vị trí cao trên thị trường thức uống có cồntại Việt Nam
Tầm 2 năm đầu hoạt động quy mô công ty cũng chỉ vỏn vẹn mười hai nhân viên
kể cả kinh doanh và kế toán vì khi đó thị trường tiêu thụ trong nước chưa được rộng
Và để có chỗ đứng vững chắc như hôm nay, thì việc tạo được sự tin tưởng, uy tínhđối với khách hàng đã đang và sẽ hợp tác về các sản phẩm mà công ty phân phối trên
thị trường đóng một vai trò quan trọng Công ty đã không ngừng nổ lực và phấn đấuhết mình tăng doanh số thị trường qua mọi năm với phương châm “Mang đến chokhách hàng những sản phẩm rượu Nhật Bản ngon nhất cũng như uy tín nhất” là điều
công ty đang hướng tới
Trãi qua hơn 6 năm xây dựng và phát triển, với định hướng đúng đắn củamình Công ty TNHH TM Saita đã và đang từng bước khẳng định mình hơn tronglĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động Hiện nay, các sản phẩm rượu Nhật Bản màcông ty phân phối gần như tỏa khắp các vùng miền, các địa phương ở Việt Nam với
hơn 20 đại lý cấp một chưa kể các đại lý cấp hai, siêu thị và khách lẻ từ khu vực
miền Nam, Tây Nguyên và từ Huế trở ra Bắc Từ đó, tạo nền móng vững chắc đểdoanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động cũng như cung cấp sản phẩm thức uống
có cồn trên toàn quốc
Trường Đại học Kinh tế Huế