Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai được thành lập và cấp phép kinh doanh vào ngày 09/10/2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT HOÀNG MAI
Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
Tên quốc tế: Hoang Mai Produce and Trading company limited
Tên viết tắt: HOANG MAI P&T CO., LTD Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Tuyết Mai
Trụ sở chính: Số 17 Hàng Bún, Phường Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: 024392847706
Ngày cấp giấy phép lần đầu: 09/10/2001
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai được thành lập và cấp phép kinh doanh vào ngày 09/10/2001, với thương hiệu RICHY, là một trong những công ty tiên phong xuất nhập khẩu và phân phối bánh kẹo tại Việt Nam
Xuất phát điểm từ việc phân phối bánh của Apollo của Malaysia, đến năm
2005, công ty đã trở thành nhà phân phối độc quyền của 21 nhãn hàng
Năm 2010, để mở rộng và phát triển hoạt động xuất khẩu và đem thương hiệu bánh Richy từ Việt Nam ra quốc tế, công ty đã xây dựng và đưa vào hoạt động 2 nhà máy Richy Miền Bắc (tại KCN Thị trấn Phùng, Hà Nội) và Richy Miền Nam (tại Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh)
Năm 2017, xuất khẩu bánh Richy đến 30 quốc gia trên thế giới Năm 2018, xây dựng và đi vào hoạt động thêm 1 nhà máy (tại KCN Thị trấn Phùng, Đan Phượng), đạt mốc 3 nhà máy đạt chuẩn quốc tế Trên chặng đường hơn 20 năm, công ty đã sản xuất hàng trăm mặt hàng mang thương hiệu bánh kẹo Richy, trong đó có tới hơn 20 sản phẩm được người tiêu dùng tín nhiệm được triển khai tới
100000 điểm bán hàng toàn quốc Bên cạnh đó, công ty cũng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đến nhiều quốc gia có quy định khắt khe nhất về chất lượng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…
Sau 20 năm phát triển với thương hiệu Richy, công ty đã thành lập một công ty con là Công ty cổ phần Richy Group (Richy Group Joint Stock) và hoạt động chủ yếu dưới tên và thương hiệu Richy.
Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai là công ty chuyên sản xuất và xuất nhập khẩu bánh kẹo Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty bao gồm:
● Sản xuất bánh, kẹo các loại
● Phân phối các sản phẩm bánh kẹo tự sản xuất và bánh kẹo nhập khẩu trong các cửa hàng bán lẻ và các chuỗi siêu thị trong nước
● Xuất nhập khẩu và phân phối các sản phẩm bánh kẹo, trà
1.2.2 Thị trường của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
Trong 20 năm phát triển, công ty đã và đang khai thác tốt thị trường trong nước trải dài trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với các sản phẩm tự sản xuất và đặc biệt là nhập khẩu từ các quốc gia như Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Tây Ban Nha, Sri Lanka, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Bỉ, Đức, Ukraine, … Với doanh thu từ mảng nhập khẩu lên tới 35 - 40% tổng doanh thu
Bên cạnh đó, công ty đang tích cực vươn ra thị trường quốc tế Doanh thu xuất khẩu sang thị trường ở nước ngoài chiếm 1 phần đáng kể lên 30– 35% tổng doanh thu của công ty Về thị trường quốc tế, công ty xuất khẩu sang các thị trường sau:
● Châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Brunei, Myanmar, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Timor Leste, UAE, Qatar,…
● Châu Phi: Uganda, Ethiopia, Ai Cập, Nam Phi,…
● Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Cuba,…
Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
(Nguồn: Phòng hành chính của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai)
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
- Tổng giám đốc: Là người lãnh đạo chung của toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người trực tiếp phụ trách phòng tổ chức hành chính của công ty
- Giám đốc kinh doanh: Người chỉ đạo hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động hỗ trợ liên quan Điều hành
3 bộ phận là phòng kinh doanh, phòng marketing và phòng xuất nhập khẩu
- Giám đốc tài chính: Phụ trách kiểm soát và báo cáo, tham mưu cho tổng giám đốc về các hoạt động tài chính của công ty và điều hành phòng kế toán
- Giám đốc sản xuất: Phụ trách điều hành các hoạt động của 3 nhà máy bao gồm việc lên kế hoạch sản xuất theo kế hoạch của bộ phận kinh doanh và nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới
1.3.2 Chức năng của các bộ phận
- Phòng hành chính: Quản lý và cố vấn cho ban lãnh đạo của công ty về cơ cấu nhân sự, công tác tuyển dụng, công tác an ninh và đời sống của các cán bộ công nhân viên
- Phòng kinh doanh: Nơi phụ trách tìm khách hàng, tiếp nhận và xử lý các đơn mua hàng
- Phòng marketing: Là phòng ban lên kế hoạch và chiến lược quảng bá hàng hóa, mở rộng thị trường cho sản phẩm của công ty
- Phòng xuất nhập khẩu: Là phòng ban chịu trách nhiệm xử lý các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và nhập khẩu trang thiết bị máy móc dây chuyền phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty
- Phòng kế toán: Là phòng ban thực hiện quản lý tài chính của công ty, cân đối thu chi, kiểm soát nhu cầu vốn, làm các báo cáo tài chính, thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước và thanh toán lương cho các cán bộ nhân viên
- Phòng kỹ thuật: Là phòng ban chịu trách nhiệm chuyên sửa chữa cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị trong công ty, đảm bảo hoạt động của các thiết bị hoạt động tốt, nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhân viên
Bảng 1.1 Bảng cơ cấu lao động của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất
Nữ 994 79,33% 1135 81,07% 1221 81,4% Độ tuổi Trên 30 tuổi 401 32% 374 26,71% 346 23,1%
Trình độ Đại học/cao đẳng 258 20,6% 265 18,9% 281 20,1%
(Nguồn: Phòng hành chính của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất
- Về số lượng lao động: Trong 2021, số lượng lao động ít hơn 10-24% so với năm 2022-2023 do ảnh hưởng nặng nề của dịch covid-19, hoạt động sản xuất của công ty bị thu hẹp nên công ty có chính sách cắt giảm số lượng lao động lớn Tuy nhiên đến tính đến cuối năm 2023, tổng số lao động của công ty tăng trở lại là 1500 người Trong đó, số lượng lao động nữ chiếm chủ yếu (luôn trên 70% trong giai đoạn 2021-2023) trong tổng số lao động do đặc thù sản xuất bánh kẹo là công việc nhẹ nhàng, cần sự tỉ mỉ và tinh tế Công ty có nguồn lao động trẻ với tỷ lệ lao động trong độ tuổi từ 19-30 tuổi luôn ở mức trên 60% Số lượng nhân lực ngày càng tăng cũng thể hiện doanh nghiệp hoạt động và phục hồi tốt sau dịch và đang trên đà tiếp tục phát triển, mở rộng về quy mô
- Về chất lượng lao động: Tỷ lệ cán bộ có chuyên môn cao và lao động đã qua đào tạo, có trình độ từ trung cấp trở lên luôn chiếm hơn 50% Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng mở các khóa đào tạo nâng cao tay nghề và nâng cao năng lực chuyên môn, ngoại ngữ…để nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, đáp ứng sự phát triển và định hướng mở rộng thị trường quốc tế của công ty.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu suất và năng suất làm việc của nhân viên trong công ty, được công ty chú trọng đầu tư chỉ sau nguồn nhân lực Vào năm 2010, khi hoạt động kinh doanh phát triển và bắt đầu mở rộng trên khắp cả nước, công ty đã xây dựng 2 nhà máy tại miền Bắc và miền Nam với công nghệ và dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại được nhập khẩu từ các quốc gia phát triển giúp tối thiểu chi phí và tối đa năng suất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm Năm 2018, công ty tiếp tục xây dựng thêm 1 nhà máy tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy lên 3 Đồng thời khánh thành trụ sở Richy Tower tại Hà Nội được trang bị đầy đủ trang thiết bị, máy móc, văn phòng làm việc hiện đại, tạo điều kiện làm việc lý tưởng nhất cho nhân viên khối hành chính.
Tình hình tài chính của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng
Với số vốn điều lệ ban đầu khi thành lập là 96.000.000.000 VNĐ, sau 23 năm phát triển, công ty đã mở rộng rất nhiều về quy mô tài chính được thể hiện qua các thông số sau:
Bảng 1.2 Bảng số liệu thống kê cơ cấu tài sản của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai)
Sau hơn 20 năm phát triển và mở rộng thị trường, tổng tài sản của công ty đã tăng lên đáng kể Tổng tài sản của công ty đạt mức gần 400 tỷ vào năm 2023, tăng hơn 18 tỷ đồng (tăng 4,8%) so với năm 2021 Bên cạnh đó, nợ phải trả cũng giảm dần từ hơn 40 tỷ xuống còn 34,8 tỷ (giảm 14,4%) tính đến cuối năm 2023 cho thấy công ty đã và đang hoạt động ổn định và ngày càng lớn mạnh về mặt tài chính.
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Kim ngạch xuất khẩu của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
Năm 2011 - sau 10 năm thành lập và phát triển, công ty đã đưa ra định hướng về hoạt động xuất khẩu và chiến lược để mở rộng thị trường của doanh nghiệp ra quốc tế Tính đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp đã xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia trên toàn cầu Tuy nhiên, trong giai đoạn 2021-2023, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến nền kinh tế toàn cầu đã làm suy giảm năng lực tài chính của nhiều công ty khách hàng quốc tế của công ty, khiến số lượng đơn hàng và khối lượng đặt hàng giảm Việc cạnh tranh cũng ngày càng trở nên gay gắt khi càng ngày càng có nhiều quốc gia tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và cũng có lợi thế cạnh tranh từ FTA tương tự như Việt Nam Tuy nhiên, cùng với việc nắm bắt tốt sự bảo hộ đầu tư và nhiều FTA mới với nhiều quốc gia và tổ chức trên toàn cầu của chính phủ, cùng sự năng động sáng tạo, nỗ lực liên tục đổi mới, cải thiện sản phẩm cả về chủng loại và chất lượng mà công ty đã vượt qua nhiều khó khăn và tiếp tục tiến vào nhiều thị trường khó tính
Bảng 2.2 Số liệu thống kê kim ngạch xuất khẩu của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai trong giai đoạn 2021 - 2023
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thương
Mại và Sản xuất Hoàng Mai)
Qua số liệu thống kê ở bảng trên có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty đều tăng trưởng khá ổn định Kim ngạch đạt thấp nhất vào năm 2021 do các nước đối tác quốc tế đều đóng cửa, hạn chế nhập khẩu do ảnh hưởng của dịch Covid, tuy nhiên nhờ có nguồn khách hàng đa dạng nên công ty vẫn đảm bảo duy trì được kim ngạch đạt 21 tỷ Bước sang năm 2022, dịch Covid dần được đẩy lùi, các quốc gia mở cửa trở lại, số đơn hàng của công ty cũng tăng lên so với năm 2021, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 tăng hơn 5 tỷ (tương đương 23,43%) so với năm 2021 Năm đạt được kim ngạch cao nhất trong giai đoạn này là năm 2023, đạt gần 39 tỷ, tăng gần 12 tỷ (tương đương 44,38%) so với năm 2022 Bởi thời điểm này nền kinh tế trên toàn thế giới đều phục hồi đáng kể sau đại dịch, cầu tăng trở lại, lượng đơn hàng từ các quốc gia tăng trở lại Công ty cũng tranh thủ tìm các đối tác mới, mở rộng thị trường của mình ở các châu lục lớn để tăng doanh thu và phát triển quy mô của doanh nghiệp.
Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
Mặt hàng xuất khẩu của công ty phần lớn là các sản phẩm liên quan đến bánh, đây là loại sản phẩm sản xuất thế mạnh của công ty Mang hương vị cũng như nguyên liệu truyền thống đặc trưng, được ưa chuộng ở thị trường Đông Bắc Á - thị trường công ty lần đầu bước thâm nhập vào khi mở rộng ra thị trường quốc tế Cơ cấu kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu của công ty được thể hiện thông qua bảng dưới đây
Bảng 2.3 Bảng cơ cấu kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu của công ty TNHH
Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai giai đoạn 2021-2023
(Nguồn: Báo cáo Báo cáo kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH
Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai)
Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty có sự chênh lệch khá rõ rệt Theo
Giá trị (VND) Tỷ lệ
(%) Giá trị (VND) Tỷ lệ
(%) Giá trị (VND) Tỷ lệ
Waffle - loại bánh thương hiệu của công ty, bánh Rice Cracker và các dòng bánh liên quan tới bánh quy như Biscuit, Cookies, đều chiếm từ 13 - 20% cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty Có thể thấy đây là những dòng bánh có triển vọng phát triển và mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp ở các thị trường tiếp theo Về kim ngạch của từng loại sản phẩm cũng đều tăng trưởng tốt qua các năm, trừ năm
2021 có kim ngạch của các dòng sản phẩm đều khá thấp do ảnh hưởng của dịch bệnh, tuy nhiên đáng ghi nhận là công ty cũng đã rất nỗ lực duy trì công tác bán hàng để kim ngạch không quá thấp so với mặt bằng chung của các năm khác.
Thị trường xuất khẩu của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
Thị trường quốc tế là thị trường có doanh thu lớn thứ 2 của doanh nghiệp, luôn chiếm từ 30-35% tỷ trọng tổng doanh thu Trong 10 năm trở lại đây, công ty đã đầu tư vào công tác nghiên cứu thị trường quốc tế, tìm hiểu và nắm chắc nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng quốc tế về các dòng sản phẩm về bánh ở khắp các châu lục Hiện nay, công ty đã có mối hợp tác lâu dài với nhiều khách hàng lớn và xuất khẩu sang các thị trường đông dân như Châu Á, Châu Phi, Hoa Kỳ, Cuba, Nga, UAE,
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu bánh kẹo của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
(Nguồn: Báo cáo Báo cáo kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH
Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai)
Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy Châu Á đang là thị trường chiếm chủ yếu trong tổng cơ cấu thị trường xuất khẩu bánh kẹo của công ty (khoảng 84%), bao gồm Đông Bắc Á (lên tới 60%) và Đông Nam Á Sau Châu Á lần lượt là các thị trường ở Bắc Mỹ(7,1%), Trung Đông(5,7%) và Châu Đại Dương (2,9%) Các thị trường chính của công ty đều là thị trường đông dân, có nền kinh tế phát triển và có những điều kiện khắt khe về sản phẩm, trong đó đặc biệt là Bắc Mỹ, tuy nhiên thị trường này vẫn chiếm gần 10% tổng cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty khẳng định năng lực sản xuất và kinh doanh của công ty Đây cũng là thị trường có triển vọng trở thành thị trường chính tiếp theo của công ty trong tương lai.
Quy trình xuất khẩu của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
Khi công ty tiến hành xuất khẩu hàng hóa thì đều tuân theo quy trình như sau:
Bước 1: Tìm kiếm đối tác và chào hàng
Khi có nhu cầu muốn xuất khẩu các sản phẩm bánh kẹo thì trước hết công ty sẽ tiến hành tìm kiếm các công ty có nhu cầu về sản phẩm của mình ở các quốc gia khác như: Hàn Quốc, Nga hay Mỹ
Bên cạnh đó công ty cũng cần chuẩn bị chuẩn bị thư chào hàng, các thông tin chi tiết về sản phẩm của mình để cung cấp cho đối tác và giải đáp các thắc mắc của đối tác về sản phẩm kịp thời Cân nhắc mức giá mà đối tác trả giá đồng thời so sánh với các giá xuất khẩu của các công ty khác để có thể đưa ra quyết định lựa chọn giá cả hợp lý để xuất khẩu
Bước 2: Đàm phán và ký kết hợp đồng
Sau khi đàm phán, thỏa thuận và thống nhất xong các điều khoản như: giá cả, số lượng, chất lượng, điều kiện cơ sở giao hàng và điều khoản tranh chấp, khiếu nại…., công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương với đối tác
Bước 3: Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu
Căn cứ vào số lượng, chất lượng và các vấn đề khác về hàng hóa đã được quy định trong hợp đồng đã được ký kết với đối tác, công ty sẽ chuẩn bị hàng hóa theo đúng tên hàng, số lượng, đảm bảo chất lượng, bao bì, mã ký hiệu và kiểm tra lại toàn bộ lượng hàng hóa trước khi giao hàng cho bên vận tải
Bước 4: Thuê phương tiện vận tải
Công ty TNHH Thương Mại và Sản xuất Hoàng Mai chủ yếu xuất khẩu theo điều kiện FOB (Incoterm 2020), chiếm tới 90% trong tổng số các lô hàng xuất khẩu Vì vậy, công ty không chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa mà chỉ cần kiểm kê, đóng gói hàng hóa và giao hàng lên tàu tại cảng bốc hàng đã quy định trong hợp đồng và lấy vận đơn hoàn hảo
Tuy nhiên, tùy vào yêu cầu của khách hàng, công ty còn thực hiện xuất khẩu theo điều kiện FOB chở tới đích (FOB shipment to destination) Với những lô hàng này, ngoài nghĩa vụ như với FOB thông thường, công ty còn nhận trách nhiệm thuê tàu chở hàng đến cảng đích theo sự ủy thác của người mua và người mua chịu mọi chi phí
Bước 5: Làm thủ tục hải quan
Căn cứ theo điều kiện giao hàng FOB (Incoterm 2020), công ty cần làm những nhiệm vụ sau: Sau khi đã có số container và số chì do hãng tàu cấp, công ty sẽ tiến hành mở tờ khai hải quan và làm thủ tục thông quan tại Chi cục hải quan cảng Hải Phòng Tờ khai thông quan sau đó sẽ được chuyển đi để làm thủ tục xếp container lên tàu
Bước 6: Giao hàng và nhận vận đơn
Sau khi tàu khởi hành, hãng tàu sẽ phát hành vận đơn chính thức cho công ty, xác nhận rằng hãng tàu đã nhận vận chuyển container chứa hàng hóa của công ty được niêm phong và kẹp chì
Phương thức thanh toán chủ yếu được công ty sử dụng là T/T (Chuyển tiền bằng điện) Đối với phương thức này, công ty thường đàm phán một trong các điều khoản thanh toán như: thanh toán trước 100% tiền hàng, đặt cọc 30% tiền hàng trước khi xếp hàng lên tàu và thanh toán 70% tiền hàng còn lại trong vòng 15 ngày kể từ ngày phát hành vận đơn, hoặc thanh toán trả chậm trong vòng 15 - 60 ngày đối với các đối tác có uy tín và đã hợp tác lâu dài Đối với phương thức thanh toán này, công ty cần thể hiện các thông tin cần cung cấp cho bên mua trên hợp đồng là: tên và địa chỉ của công ty; tên và địa chỉ ngân hàng, số tài khoản; mã SWIFT của công ty
Ngoài ra, phương thức thanh toán khác được công ty sử dụng nhiều sau phương thức thanh toán T/T là D/P (Thanh toán khi giao chứng từ) Với phương thức thanh toán D/P, người mua sẽ thanh toán 100% đơn hàng khi công ty xuất trình đầy đủ bộ chứng từ bao gồm hóa đơn, hợp đồng thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn sạch và C/O cho ngân hàng của bên mua Với hình thức thanh toán này, bên mua cũng cần cung cấp các thông tin của mình và của ngân hàng bên mua cho công ty trong hợp đồng
Bước 8: Giải quyết khiếu nại và tranh chấp
Khi xảy ra trường hợp bị khiếu nại, công ty thường vẫn đặt phương án hòa giải lên hàng đầu, cùng thương lượng để đi đến kết quả cùng có lợi cho cả hai bên nhằm tạo dựng mối quan hệ buôn bán lâu dài, củng cố và tạo dựng uy tín của công ty trong mắt đối tác Trong trường hợp không thể hòa giải, thi công ty sẽ nhờ đến sự can thiệp của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
Hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng
Năm 2001, công ty TNHH Thương Mại và Sản xuất Hoàng Mai được thành lập và nhập khẩu được xác định là hoạt động kinh doanh nòng cốt của công ty Với xuất phát điểm ban đầu là nhà phân phối bánh của một công ty, chỉ sau 4 năm, công ty đã hợp tác thêm với 21 nhãn hàng và trở thành nhà phân phối độc quyền của nhiều thương hiệu bánh kẹo ngoại nổi tiếng và lâu đời trên thế giới như Lambertz (Bỉ), Rinda (Italia), Montresor (Pháp), và được nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng Cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và chính sách thuế ưu đãi có được từ nhiều FTA mà Việt Nam ký với các tổ chức thương mại, hoạt động nhập khẩu của công ty nhờ đó mà ngày càng phát triển, mang lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp, tạo động lực cho doanh nghiệp tiếp tục sứ mệnh là cầu nối mang bánh kẹo chất lượng, nổi tiếng thế giới về Việt Nam, đáp ứng tốt thị hiếu người Việt
Bảng 2.4 Số liệu thống kê kim ngạch nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai trong giai đoạn 2021 - 2023
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại và
Qua số liệu thống kê ở trên, có thể thấy kim ngạch nhập khẩu của công ty nhìn chung tăng trưởng khá đều, đặc biệt là năm 2023, khi dịch Covid đã được khống chế hoàn toàn, nền kinh tế phát triển trở lại, thu nhập quốc dân của Việt Nam tăng, nhu cầu các sản phẩm bánh kẹo ngoại, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết tăng cao Kim ngạch năm 2023 vì thế lớn nhất trong giai đoạn 2021-2023 và đạt gần 48 tỷ, tăng gấp đôi (tăng 55,33%) so với năm 2022 - năm kết thúc của đại dịch Ngược lại, trong giai đoạn 2021-2022 do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, nên nhu cầu về các mặt hàng không phải nhu yếu phẩm như bánh kẹo giảm xuống ở mức rất thấp Giá bánh kẹo ngoại do chịu thuế nhập khẩu cùng với lạm phát toàn cầu và xung đột Nga
- Ukraine kéo dài có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng cũng như quan hệ quốc tế nên đẩy giá thành lên cao, cũng là một trong những nguyên nhân khiến lượng mua hàng giảm và kim ngạch nhập khẩu do đó cũng giảm theo trong bối cảnh thu nhập quốc dân giảm do sự tổn thất của nền kinh tế
2.3.2 Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
Mặt hàng nhập khẩu của công ty phần lớn là các sản phẩm liên quan tới bánh Đây cũng là sản phẩm ưa thích và có cầu sử dụng cao đặc biệt trong các dịp lễ lớn của dân tộc như Tết Nguyên Đán, Trung Thu Ngoài ra, công ty cũng đa dạng các mặt hàng nhập với các mặt hàng như kẹo và socola
Bảng 2.5 Cơ cấu kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu của công ty TNHH
Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai giai đoạn 2021-2023
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại và
Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu giữa các mặt hàng của công ty có sự chênh lệch rất lớn giữa bánh và các mặt hàng khác Các mặt hàng về bánh luôn chiếm từ 12-20% tổng cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty, tổng cộng chiếm tới hơn 70% Trong khi đó, các mặt hàng liên quan tới kẹo và socola thường chỉ chiếm dưới 10%, ngoại trừ kẹo Lot là mặt hàng nổi tiếng quen thuộc, được đặc biệt ưa thích của người tiêu dùng Việt Nam, luôn chiếm trên 15% tổng cơ cấu hàng nhập khẩu của công ty Kim ngạch của từng loại sản phẩm đều tăng trưởng ổn định qua các năm và đặc biệt tăng trưởng mạnh vào năm 2023 do sự phục hồi của nền kinh tế sau dịch Covid
2.3.3 Thị trường nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh chính, chiếm tới 50% doanh thu của doanh nghiệp Trong đó, thị trường nhập khẩu có vai trò quan trọng, quyết định tới
Giá trị (VND) Tỷ lệ
(%) Giá trị (VND) Tỷ lệ
(%) Giá trị (VND) Tỷ lệ
Tổng 24.983.728.761 100 30.827.017.915 100 47.883.921.990 100 sự thành công của hoạt động nhập khẩu, bao gồm đặc điểm của sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu, sự đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, sự đa dạng của mặt hàng, Với hơn 23 năm xây dựng, phát triển và nghiên cứu, nắm vững thị hiếu khách hàng Việt, công ty đã tự tin hợp tác với đa dạng thị trường bánh nổi tiếng và được nhiều người dân Việt Nam ưa dùng như Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Tây Ban Nha, Sri Lanka, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Bỉ, Đức, Ukraine,
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu thị trường nhập khẩu bánh kẹo của công ty TNHH
Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
(Nguồn: Báo cáo Báo cáo kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH
Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai)
Từ biểu đồ trên, có thể thấy Malaysia - thị trường nhập khẩu đầu tiên của công ty vẫn luôn là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất (32,6%) Sau đó đến các thị trường như Đức (26,1%) và Thổ Nhĩ Kỳ (22,6%) và Hàn Quốc (5,6%) Đây đều là những thị trường có nhiều hãng bánh lâu đời nổi tiếng và có hương vị rất được ưa chuộng Sản phẩm nhập khẩu từ các thị trường này được công ty lựa chọn nhập khẩu lượng hàng lớn bởi có chất lượng cao, hình thức được đầu tư thiết kế bắt mắt, sang trọng, phù hợp.với thị hiếu của người Việt Nam với nét phong tục trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết và lấy làm quà tặng, biếu trong các dịp lễ quan trọng
2.3.4 Quy trình nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
Bước 1: Tìm kiếm nhà cung cấp
Hơn 70% nhà cung cấp của công ty là các nhà cung cấp đã làm ăn, hợp tác lâu dài của công ty Ngoài ra, gần 30% còn lại được công ty tìm mới hằng năm thông qua nghiên cứu trên các kênh trực tuyến, hội chợ, công ty tiến hành hỏi hàng, và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với yêu cầu về số lượng, điều kiện và giá cả hàng hóa
Bước 2: Đàm phán và ký kết hợp đồng
Sau khi đã lựa chọn được nhà cung cấp, công ty tiến hành thỏa thuận, đàm phán các điều khoản trong hợp đồng với nhà cung cấp Cụ thể với mỗi mặt hàng, khi lựa chọn nhà cung cấp, công ty sẽ tiến hành đàm phán các điều kiện như chất lượng, số lượng, bao bì, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, các điều khoản giải quyết khiếu nại và tranh chấp,
Sau đàm phán, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương theo những điều khoản được thỏa thuận trước đó, có thể trực tiếp hoặc qua email tùy theo hoàn cảnh của hai bên
Bước 3: Theo dõi tình trạng lô hàng, chuẩn bị thuê phương tiện vận tải
Sau khi đặt hàng, bộ phận nhập khẩu của công ty tiến hành theo dõi tình hình sản xuất và chuẩn bị lô hàng của bên cung cấp, đốc thúc bên nhà cung cấp để lô hàng có thể nhập về kịp tiến độ như đã thỏa thuận
Với các điều kiện giao hàng mà công ty phải tự chuẩn bị phương tiện vận tải quốc tế thì sau khi nhận được thông báo của người bán về việc hàng hóa đã sẵn sàng được giao cho phương tiện chuyên chở thì công ty sẽ tiến hành đặt tàu sao cho thời gian giao hàng, chi phí vận chuyển bốc dỡ được tối ưu Đối với các điều kiện giao hàng mà nhà cung cấp tự chuẩn bị phương tiện vận tải thì công ty sẽ theo dõi chặt chẽ việc chuẩn bị hàng và thuê phương tiện vận chuyển quốc tế của nhà cung cấp để đảm bảo hàng hóa được nhập về đúng tiến độ yêu cầu
Bước 4: Chuẩn bị bộ chứng từ nhập khẩu
Sau khi hàng hóa được xếp lên tàu, bên mua sẽ theo dõi và đốc thúc việc gửi chứng từ của bên bán để đảm bảo trong vòng 5 ngày kể từ ngày phát hành vận đơn, bên bán phải gửi cho bên mua bộ chứng từ của lô hàng như sau như hợp đồng thương mại, hóa đơn, phiếu đóng gói, C/O Sau khi nhận được chứng từ sẽ tiến hành kiểm tra, rà soát thông tin phục vụ cho việc khai báo hải quan
Bước 5: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu và nhận hàng
Sau khi lô hàng đã cập cảng tại tại Việt Nam, công ty sẽ tiến hành làm thủ tục hải quan cho lô hàng
Các hồ sơ cần xuất trình cho hải quan để tiến hành thông quan hàng hóa bao gồm: hóa đơn thương mại, vận đơn, giấy phép nhập khẩu, C/O, hóa đơn cước (tùy theo điều kiện Incoterm)
Công ty thuê các công ty dịch vụ bên ngoài để làm thủ tục thông quan hàng hóa tại chi cục hải quan ở cảng Sau khi hàng hóa được thông quan, các đơn vị thuê ngoài này sẽ tiến hành bố trí phương tiện vận tải nội địa để vận chuyển hàng hóa về kho của công ty
Bước 6: Thanh toán cho người bán
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT HOÀNG MAI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 20 3.1 Đánh giá chung về tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của công ty
Đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
và Sản xuất Hoàng Mai
3.1.1.1 Những thành tựu mà công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai đạt được
Trải qua gần 23 năm hoạt động, công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai đã đạt được không ít thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình
Có thể kể đến như:
Về thành tích: Công ty đã nhận được nhiều giải thưởng như: Hàng Việt nam chất lượng cao 2016, Nhãn hàng nổi tiếng năm 2016, Thương hiệu thực phẩm an toàn tin dùng năm 2016, Sản phẩm đạt danh hiệu Top 1 "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích" năm 2020 - 2021, đạt giải thưởng “Thương hiệu quốc gia” năm 2020 và 2022 nhờ mang đến những sản phẩm dinh dưỡng, chất lượng phục vụ người tiêu dùng trong nước và quốc tế
Về quy mô: Công ty đã xây dựng được 3 nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế như ISO 22000, HACCP, HALAL, với dây chuyền máy móc hiện đại được nhập về từ các quốc gia phát triển và liên tục được cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng hoạt động xuất khẩu
Về chất lượng sản phẩm: Công ty luôn quản lý chặt chẽ và chú trọng đầu tư nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm Đồng thời chú trọng cải tiến dây chuyền để đảm bảo quy trình chế biến bảo đảm cả về vệ sinh và chất lượng cho sức khỏe của người tiêu dùng
Về hoạt động xuất khẩu: Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu đặt ra, không ngừng phát triển bứt phá qua các năm Kim ngạch xuất khẩu luôn có sự tăng lên qua các năm trừ thời gian dịch bệnh Covid, nhưng vẫn giữ được kim ngạch ở mức khá, không quá thấp so với trung bình các năm bởi công ty có nguồn khách hàng đa dạng và ổn định Đây cũng là minh chứng cho năng lực sản xuất và kinh doanh của công ty, giúp công ty khẳng định thương hiệu và vị trí của mình trên trường quốc tế, tạo dấu ấn nổi bật, mở ra cơ hội và thu hút nhiều khách hàng lớn hơn hợp tác trong tương lai Là nền tảng và cầu nối để công ty thâm nhập vào nhiều thị trường khó tính
3.1.1.2 Những hạn chế còn tồn tại của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
Bên cạnh những thành tựu mà công ty đạt được, công ty vẫn còn nhiều hạn chế nhất định trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu bánh kẹo, cụ thể như sau:
- Chiến lược mở rộng thị trường thiếu hiệu quả
Hiện nay, dù xuất khẩu đến đa dạng các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên phần lớn vẫn chỉ tập trung ở khu vực Châu Á, là thị trường được đánh giá là dễ tính - yếu tố khiến thị trường này trở nên ngày càng có nhiều sự cạnh tranh do dễ thâm nhập
Sự phụ thuộc này trong tương lai xa sẽ khiến công ty gặp nhiều khó khăn hơn khi muốn phát triển Còn ở các thị trường đông dân và nhiều tiềm năng thì công ty khó thâm nhập và chiếm được thị phần không đáng kể, dù công ty đã có kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu nhiều năm Thực trạng trên cho thấy các chiến lược mở rộng thị trường của công ty đang không thành công và sẽ cản trở trong quá trình công ty phát triển
- Hạn chế trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại những cơ hội to lớn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu Nhưng đồng thời cũng mang lại thách thức khi doanh nghiệp chưa có khả năng đáp ứng các quy định tiêu chuẩn khắt khe của các quốc gia phát triển về phương pháp sản xuất, chế biến, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, yêu cầu về bao bì đóng gói, tiêu chuẩn kiểm dịch động thực vật, yêu cầu sử dụng vật tư năng lượng không gây hại môi trường Điều này do sự hạn chế về vốn cũng như về nguồn lực chất lượng cao phục vụ cho công tác nghiên cứu, đổi mới và nâng cao trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm
- Công ty chưa có sự chú trọng đầu tư hiệu quả vào đội ngũ nhân lực riêng cho lĩnh vực nghiên cứu thị trường để tìm hiểu sâu về văn hóa, thị hiếu của người tiêu dùng cũng như thị trường của các quốc gia khác để phục vụ cho định hướng mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu Khiến cho việc mở rộng thị trường còn gặp nhiều khó khăn, cản trở và mất nhiều thời gian nhưng chưa đạt được kết quả
- Các chiến lược marketing và sale vẫn chỉ đang tập trung vào thị trường nội địa mà chưa có nhiều hoạt động ở nước ngoài Các phương pháp quảng bá sản phẩm và thương hiệu công ty ở nước ngoài của công ty còn hạn chế, không đa dạng, chưa bài bản, chỉ thông qua các hội chợ quốc tế tại các địa phương
- Chính phủ quyết liệt thực hiện kiềm chế lạm phát, lãi suất tăng cao nên gây khó khăn cho công ty trong việc tiếp cận nguồn vốn lớn để nhập khẩu, đổi mới và cải tiến dây chuyền sản xuất hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, đạt các tiêu chuẩn khắt khe của các quốc gia phát triển và các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản và các thị trường Châu Âu,
Đánh giá tình hình hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
và Sản xuất Hoàng Mai
3.1.2.1 Những thành tựu mà công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai đạt được
Trong những năm qua, công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai đã đạt được những thành tựu lớn Mặc dù kết quả kinh doanh nhập khẩu bánh kẹo trong giai đoạn vừa qua có sự biến động đáng kể, nhưng nhìn chung hoạt động nhập khẩu của công ty vẫn phát triển vượt trội, đặc biệt là trong năm 2023 và vượt chỉ tiêu đặt ra Khẳng định hoạt động nhập khẩu và phân phối bánh kẹo nội địa vẫn là hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty Qua sự phân tích số liệu như ở chương 2, ta có thể thấy những thành công mà công ty đã được như sau:
- Về kết quả kinh doanh: Với sự chỉ đạo của những lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm cùng các chiến lược phát triển và kế hoạch sản xuất đúng đắn, kim ngạch xuất nhập khẩu đã được duy trì tốt dù có sự ảnh hưởng lớn của dịch Covid 19
- Về chất lượng và chủng loại hàng hóa: Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ nhân viên bộ phận mua hàng luôn tìm hiểu và khai thác mở rộng ra nhiều thị trường Tìm kiếm và hợp tác nhập khẩu nhiều sản phẩm mới và chất lượng từ nhiều quốc gia khác nhau với đa dạng hương vị và văn hóa ẩm thực Do đó, sản phẩm của công ty luôn được đón nhận và tin dùng từ nhiều thế hệ người tiêu dùng Việt Nam
- Về chi phí: Quy trình nhập khẩu bánh kẹo của doanh nghiệp đã ngày càng hoàn thiện Với nhiều kinh nghiệm năm nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau với các mặt hàng đa dạng về cả mẫu mã và chủng loại đã giúp doanh nghiệp bổ sung và nâng cao hiệu quả của quy trình nhập khẩu Từ đó giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình nhập khẩu, thông quan và giảm bớt chi phí thuê ngoài dịch vụ khai báo hải quan, tăng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra, công ty cũng đã nắm bắt tốt cơ hội và tận dụng triệt để các mức thuế ưu đãi cho mặt hàng bánh kẹo do các FTA của Việt Nam ký với các quốc gia khác mang lại giúp công ty tối đa hóa lợi nhuận
3.1.2.2 Những hạn chế còn tồn tại của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
Dù có nhiều năm kinh nghiệm nhưng bên cạnh những thành công đã đạt được, doanh nghiệp vẫn còn tồn tại một số hạn chế khiến cho doanh nghiệp chưa thực sự phát huy hết khả năng cũng như chưa đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất
- Thiếu năng lực cạnh tranh về giá
Một phần do đặc thù là hàng hóa xuất khẩu thường chịu thuế cao nên giá các sản phẩm của công ty còn thiếu sự cạnh tranh so với bánh kẹo được sản xuất nội địa như Kinh Đô, Orion, Hữu nghị, Giá của các sản phẩm thường dao động trong mức giá từ 100.000 - 800.000 VND/hộp bánh, chỉ phù hợp với phân khúc khách hàng thu nhập cao Số lượng các phân khúc sản phẩm phù hợp với đa dạng phân khúc khách hàng với giá cả phải chăng còn hạn chế
- Hạn chế về dòng sản phẩm
Hiện nay, các sản phẩm nhập khẩu của công ty chủ yếu là các sản phẩm theo mùa vụ như Tết Nguyên Đán hay Tết Trung Thu, chiếm tới 90% doanh thu của công ty Các dòng sản phẩm sử dụng quanh năm chỉ chiếm 10% doanh thu và đang chưa khai thác được hết tiềm năng thị trường nội địa Ngoài ra, các sản phẩm công ty nhập khẩu cũng chỉ hạn chế ở các sản phẩm có giá cao nên theo khảo sát, các sản phẩm này không được sử dụng phổ biến, hằng ngày mà thường được khách hàng mua để làm quà tặng hoặc sử dụng trong các dịp lễ, tết
- Giai đoạn 2021 - 2023 là khoảng thời gian chịu tác động sâu sắc bởi dịch bệnh và giá cả leo thang do tình hình kinh tế chính trị thế giới tác động, góp phần làm đẩy các chi phí sản xuất hàng hóa của đối tác, chi phí vận chuyển và nhập khẩu hàng hóa lên cao khiến cho các sản phẩm công ty nhập khẩu bị đội giá thành, mất ưu thế cạnh tranh về giá
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội cho ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào ngành nhập khẩu bánh kẹo khiến cho việc cạnh tranh của công ty ngày càng khó khăn, đặc biệt là việc lựa chọn sản phẩm phù hợp cũng như giá cả khi các thương hiệu bánh kẹo giá cả cạnh tranh được nhập từ Trung Quốc về ngày càng nhiều Công ty cũng luôn đặt ra các tiêu chuẩn cao về sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu như thương hiệu nổi tiếng, uy tín và có chứng nhận về chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng Dẫn đến việc hạn chế về mặt số lượng mặt hàng nhập khẩu.
Đề xuất vấn đề nghiên cứu
Từ quá trình nghiên cứu hoạt động của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai và trên cơ sở đánh giá những hạn chế còn tồn tại của công ty, em xin đề xuất 3 đề tài làm khóa luận như sau: Đề tài 1: Giải pháp tăng cường lợi thế cạnh tranh của TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai trong hoạt động xuất khẩu bánh kẹo sang thị trường Mỹ Đề tài 2: Nâng cao năng lực xuất khẩu bánh kẹo của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai sang thị trường Nhật Bản Đề tài 3: Một số giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh xuất khẩu bánh kẹo sang thị trường Trung Quốc của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021, 2022, 2023
2 Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai, Báo cáo tài chính năm 2021, 2022, 2023
3 PGS.TS.Doãn Kế Bôn (2010), Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính
4 Website công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai: https://richy.com.vn/, https://richyexport.com/.