Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam .... Trong thời gian học tập và hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp, em cũng xin chân thành c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NAMSON VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn
ThS TRƯƠNG QUANG MINH
Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Vân Anh
Mã sinh viên: 21D130149 Lớp: K57E2
HÀ NỘI, 2024
Trang 2i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1
1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam 1
1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam 1
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam 1
1.2 Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam 2
1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam 3 1.4 Nhân lực của công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam 5
1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam 7
1.6 Tài chính của công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam 7
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NAMSON VIỆT NAM 9
2.1 Khái quát tình hình hoạt động của Công ty giai đoạn 2021-2023 9
2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2021-2023 10
2.2.1 Kim ngạch nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam 10
2.2.2 Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam 11
2.2.3 Thị trường nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam giai đoạn 2021-2023 14
2.3 Quy trình nghiệp vụ nhập hàng nhập khẩu hàng hóa của Công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam 15
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 19
3.1 Đánh giá chung về tình trạng hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty 19
3.1.1 Những thành công của công ty đã đạt được 19
3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 20
3.2 Đề xuất vấn đề nghiên cứu 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 3ii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc nhất đến các thầy
cô của Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Thương mại Thầy cô đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức bổ ích để chúng em có được nền tảng vững vàng tự tin trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp
Trong thời gian học tập và hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp, em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đơc nhiệt tình của ban giám đốc và các anh chị phòng xuất nhập khẩu trong công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, cung cấp nhiều thông tin quý báu và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập tại công ty Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt tới GVHD ThS Trương Quang Minh,
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, kịp thời giải đáp các thắc mắc cũng như chỉ bảo cho em nghiên cứu và hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, song do thời gian, kiến thức và kinh nghiệm có hạn, và cũng là lần đầu tiên được tiếp xúc, làm việc thực tế tại công ty nên bài làm của
em còn nhiều thiếu sót trong việc trình bày, đánh giá và đề xuất ý kiến Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô Những ý kiến đóng góp của thầy cô chính là hành trang đầu tiên cho em bước vào sự nghiệp sau này
Sau cùng, em xin kính chúc thầy cô thật nhiều sức khỏe, chúc quý công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam ngày càng phát triển lớn mạnh
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2023
Sinh viên thực tập
Anh Nguyễn Thị Vân Anh
Trang 4iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1 Danh sách một số sản phẩm kinh doanh chính của công ty
Bảng 1.2: Tổng số lượng lao động của công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam giai đoạn 2021-2023
Bảng 1.3: Đặc điểm nguồn nhân lực công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam
Bảng 1.4: Tình hình tài sản của công ty trong 3 năm 2021-2023
Bảng 1.5: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh trong công ty trong 3 năm 2018-2020
Bảng 2.1: Bảng số liệu thống kê doanh thu của công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam trong giai đoạn 2021-2023.
Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam giai đoạn 2021-2023
Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của công ty
Biều đồ 1: Cơ cấu nhập khẩu các mặt hàng của công ty
Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường nhập khẩu chính của công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam giai đoạn 2021-2023
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam
Trang 61
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương
mại NAMSON Việt Nam
1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam
Tên công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NAMSON VIỆT NAM
Tên quốc tế: NAMSON VIET NAM TRADING COMPANY LIMITED
Đại diện pháp luật: Đỗ Thị Ngọc
Trụ sở chính: số 55 đường Sơn Đồng – Cát Quế, xã Sơn Đồng, Huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024366865579 Email: company@namsonvietnam.com
Mã số thuế: 0108666313
Ngày cấp giấy phép: 26/03/2019
Ngày bắt đầu hoạt động: 26/03/2019
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương mại NAMSON
Việt Nam
Công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam được thành lập vào ngày 26 tháng 3 năm 2019 với sứ mệnh cung cấp dịch vụ và phân phối các thiết bị điện gia dụng cho gia đình, mang đến những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu và xu hướng thị trường NAMSON Việt Nam chọn lựa những dịch vụ và sản phẩm khác biệt trong thời gian hiện tại để đem lại sự hoàn hảo về chất lượng với xu thế ở tương lai dành tới khách hàng - Sự khác biệt của Tương lai (The difference of the future)
Giai đoạn 2021-2022 đánh dấu bước phát triển quan trọng trong hành trình của NAMSON Việt Nam Trước những thách thức từ đại dịch toàn cầu, công ty đã nhanh chóng thích ứng bằng cách tối ưu hóa chuỗi cung ứng, áp dụng công nghệ mới vào quy trình quản lý và phân phối Đồng thời, NAMSON đã mở rộng mạng lưới kinh doanh trực tuyến, nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua các nền tảng thương mại điện tử và dịch vụ hậu mãi chất lượng Sau hơn 5 năm phát triển không ngững trong ngành,
Trang 72
NAMSON đã mở rộng hoạt động ngoại thương với nhiều đối tác quốc tế, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước Với những nỗ lực không ngừng trong việc cải tiến và phát triển sản phẩm & dịch vụ, NAMSON đã khẳng định vị thế của mình, trở thành một trong những nhà phân phối hàng đầu tại miền Bắc Việt Nam trong lĩnh vực điện tử, điện lạnh và hàng gia dụng
1.2 Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam
Công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam là một công ty chuyên bán buôn, bán lẻ các thiết bị, dụng cụ dùng trong gia đình được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Singapore với mẫu mã đa dạng
Bảng 1.1 Danh sách một số sản phẩm kinh doanh chính của công ty
1 Bán buôn thiết bị, dụng cụ điện dùng trong gia đình:
- Điều hòa Casper
2 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng khác:
- Máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
- Thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
- Thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng
- Máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện
- Máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng
3 Bán lẻ:
- Máy vi tính, thiết bị ngoại vi và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh
Trang 83
- Thiết bị nghe nhìn trong các cửa hàng chuyên doanh
- Đồ điện gia dụng, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vòa đâu trong các cửa hàng chuyên doanh
4 Vận tải và lưu kho:
- Vận tải hàng hóa đường sắt
- Vận tải hàng hóa đường bộ
- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
- Bốc xếp hàng hóa
- Đại lý, giao nhận vận chuyển
5 Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty TNHH Thương mại NAMSON
Việt Nam
Công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam là doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo mô hình công ty một thành viên góp vốn Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được xây dựng theo mô hình trực tuyển chức năng Ban giám đốc trực tiếp điều hành và chỉ đạo thực hiện các phòng chức năng
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam
(Nguồn: Phòng hành chính công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam)
Trang 94
Người lãnh đạo cao nhất của Công ty là Giám đốc Đỗ Thị Ngọc Giám đốc sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Cụ thể, đó là lãnh đạo, quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty được phân bổ thành 6 phòng ban bao gồm: phòng hành chính nhân sự, phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng nhập khẩu, phòng kế toàn và phòng kỹ thuật Theo đó, mỗi phòng ban chức năng sẽ có các chức năng và nhiệm vụ cụ thể:
- Phòng hành chính nhân sự: tuyển dụng, đào tạo và tái đào tạo nhân sự; xây dựng cơ chế lương thưởng minh bạch, rõ ràng; là cầu nối giữa ban giám đốc và nhân viên trong công ty
- Phòng kế toán: tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính kế toán của công ty và trực tiếp quản lý tài chính của công ty; thu thập xử lý số liệu kế toán và tổ chức bảo quản, lưu giữ hồ sơ kế toán và lập báo cáo tài chính theo chế độ hiện hành
- Phòng kinh doanh: tìm kiếm và mở rộng thị trường, khai thác các đối tác và thị trường tiềm năng nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần; xây dựng chiến lược nhằm duy trì
và mở rộng thị trường
- Phòng marketing: phụ trách mảng truyền thông giới thiệu, hình ảnh sản phẩm đến với khách hàng thông qua việc xây dựng webiste, chạy quảng cáo, tham gia hội chợ triển lãm…
- Phòng nhập khẩu: tìm kiếm các nhà cung cấp uy tín trên thị trường, cập nhật các sản phẩm mới nhất, lên kế hoạch đặt hàng theo từng lô Thực hiện giao dịch với nhà cung cấp Hoàn thiện các thủ tục hải quan và nhập khẩu đưa hàng hóa về kho công ty
- Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về mảng kỹ thuật của công ty như vận chuyển, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, bảo trì và phụ trách đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho nhân sự của các đại lý phân phối lớn của doanh nghiệp
Trang 105
1.4 Nhân lực của công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam
Bảng 1.2: Tổng số lượng lao động của công ty TNHH Thương mại NAMSON
Việt Nam giai đoạn 2021-2023
Các phòng ban chính như Phòng Kinh doanh, phòng Nhập khẩu và Phòng Kỹ thuật có
sự gia tăng nhân sự rõ rệt do vai trò của họ trong việc thúc đẩy doanh số và đảm bảo chất lượng sản phẩm Phòng hành chính nhân sự và Phòng kế toán cũng không ngừng tăng cường nhân sự nhằm đảm bảo quản lý hiệu quả nguồn lực và tài chính, phù hợp với sự phát triển và mở rộng của công ty Sự thay đổi theo chiều hướng này cho thấy rằng NAMSON Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, không chỉ tập trung vào mở rộng hoạt động kinh doanh mà còn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ và vận hành tổ chức chuyên nghiệp hơn
Trang 11Số lượng Tỷ lệ
Số lượng Tỷ lệ
Dựa vào bảng trên có thể thấy, 100% nhân viên của công ty có trình độ học vấn đại học trở lên, cho thấy công ty chú trọng đến chất lượng nhân sự và yêu cầu nhân viên
có nền tảng học vấn tốt để đáp ứng công việc Tổng số nhân viên có trình độ đại học và tương đương tăng qua các năm trong giai đoạn 2021-2023 cho thấy nhu cầu mở rộng kinh doanh của công ty dẫn đến việc tăng số lượng lao động có trình độ chuyên môn cao Bên cạnh đó, công ty có 4 lao động có trình độ chuyên môn trên đại học, là những nhân
sự chủ chốt trong việc tham mưu, góp phần đưa ra chiến lược và định hướng kinh doanh đúng đắn cho công ty
Trang 127
Về độ tuổi lao động, qua các năm không có sự thay đổi nhiều về tỷ lệ lao động dưới 50 tuổi, luôn duy trì ở mức cao trên 90% Điều này cho thấy NAMSON Việt Nam khá chú trọng đến tuổi tác của nhân viên vì độ tuổi này là độ tuổi có khả năng cống hiến năng lực tốt nhất cho công ty
1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam
Đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hội nhập quốc tế và khẳng định vị thế của mình, công ty đã đầu tư mạnh vào trang thiết bị hiện đại Mỗi nhân viên đều được trang bị máy tính cá nhân và các văn phòng phẩm cần thiết như máy in, máy scan, máy photocopy, máy fax, giá đựng tài liệu, bàn ghế văn phòng, v.v Ngoài ra, hệ thống kho của công ty cũng được lắp đặt camera và máy tính để đảm bảo hàng hóa được lưu trữ an toàn, hạn chế rủi ro thất thoát Tất cả nhân viên đều có máy tính kết nối internet, giúp việc liên lạc, trao đổi qua email với đối tác và khách hàng trở nên thuận lợi, cũng như hỗ trợ trong việc tìm kiếm, cập nhật thông tin về thị trường
1.6 Tài chính của công ty TNHH Thương mại NAMSON Việt Nam
Tài chính là nguồn lực quân trọng đối với tất cả các công ty nói chung trong đó
có công ty cổ phần cung ứng nhân lực và thương mại quốc tế Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 30.000.000.000 đồng (năm 2019)
Bảng 1.4: Tình hình tài sản của công ty trong 3 năm 2021-2023
(Đơn vị: VNĐ và %)
Tài sản lưu động 16,568,274,230 53% 16,895,490,750 51% 18,249,832,500 51% Tài sản cố định 14,671,803,118 47% 16,314,338,254 49% 17,865,667,624 49% Tổng tài sản 31,240,077,348 100% 33,209,829,004 100% 36,115,500,124 100%
(Nguồn: Phòng kế toán)
Về cơ cấu tài sản của Công ty: tỷ lệ phân bố tài sản lưu động và tài sản cố định giữ tương đối ổn định qua các năm và với loại hình kinh doanh nhập khẩu sản phẩm về bán của NAMSON Việt Nam thì tỷ lệ này là phù hợp, vốn lưu động chiến 51% và tài sản
cố định là 49% năm 2023
Trang 13Cơ cấu vốn: Công ty duy trì cơ cấu vốn khá cân bằng giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả trong giai đoạn này Cụ thể, tỷ lệ vốn chủ sở hữu duy trì ổn định quanh mức 54-56% tổng tài sản, trong khi tỷ lệ nợ phải trả có sự thay đổi nhẹ, với tỷ lệ nợ phải trả tăng từ 45% lên 47% vào năm 2023 Điều này cho thấy công ty không quá phụ thuộc vào vay nợ, giúp kiểm soát rủi ro tài chính tốt hơn và duy trì sự ổn định trong hoạt động kinh doanh
Việc tăng tỷ lệ nợ phải trả vào năm 2023 có thể được giải thích bởi nhu cầu tài chính cao hơn cho việc mở rộng hoạt động ra các thị trường quốc tế Sự gia tăng này cho thấy công ty đang đầu tư vào các cơ hội mở rộng và phát triển, nhưng cũng cần lưu ý rằng việc gia tăng nợ phải trả có thể dẫn đến áp lực tài chính lớn hơn trong tương lai nếu không được quản lý cẩn thận
Trang 149
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI NAMSON VIỆT NAM 2.1 Khái quát tình hình hoạt động của Công ty giai đoạn 2021-2023
Trong những năm qua, công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh hoạt động ngoại thương của mình Khắc phục hậu quả của đại dịch Covid 19, doanh thu trong năm 2021 của công ty TNHH NAMSON Việt Nam đạt 182.567.800.223 VNĐ, tăng 20.82% so với năm 2020 Công ty đã nỗ lực khắc phục những khó khăn do gián đoạn chuỗi cung ứng, điều chỉnh chiến lược kinh doanh và phát triển các nền tảng kinh doanh mới, bao gồm xây dựng và mở rộng mạng lưới kinh doanh trực tuyến, mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, hợp tác với các đối tác quốc tế mới nổi như tập đoàn Casper Nhờ các biện pháp này, công ty NAMSON Việt Nam không chỉ đảm bảo ổn định doanh thu mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực
Bảng 2.1: Bảng số liệu thống kê doanh thu của công ty TNHH Thương mại
NAMSON Việt Nam trong giai đoạn 2021-2023
(Đơn vị tính: VNĐ)
(VNĐ)
Tăng so với năm trước
Lợi nhuận sau thuế (VNĐ)
Tăng so với năm trước
2021 182.567.800.223 20,82% 15.432.912.629 18,20%
2022 226.719.072.395 24,18% 19.654.000.691 27,35%
2023 269.871.111.219 19.03% 23.032.138.912 17.19%
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2021, 2022, 2023)
Giai đoạn 2021-2023, công ty đã đạt được sự tăng trưởng ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dần chậm lại qua các năm Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch COVID-19 và khủng hoảng chuỗi cung ứng, việc doanh thu tăng 24,18% vào năm 2022 cho thấy công ty đã nhanh chóng thích nghi và tận dụng cơ hội khi nhu cầu tiêu dùng và mua sắm thiết