Với thời gian hình thành và phát triển của các chương trình HTTC cho SV tại Việt Nam còn tương đối ngắn, thực trạng nghiên cứu về các chương trình HTTC cho SV và quản lý các
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
NGUYỄN THANH TÂM
QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH
CHO SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 9 14 01 14
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: Cố GS TS Phan Văn Kha
Hướng dẫn 2: TS Đặng Thị Minh Hiền
Phản biện 1: ………
………
Phản biện 2: ………
………
Phản biện 3: ………
………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Vào hồi… giờ… ngày … tháng…….năm……
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Trang 3CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN
1 Nguyễn Thanh Tâm (2020) Developing National Human Resources for Specific
Careers through Student Financial Aid Policies - Experience from United States
Higher Education Tham luận viết bằng Tiếng Anh Kỷ yếu Hội thảo khoa học
quốc tế "Ensuring a high-quality human resource in the modern age" do trường
đại học Ngoại Ngữ Tin học TP HCM tổ chức No.61 ISBN:
978-604-9985-00-3 tr.367-378 DOI: 10.15625/vap.2020.00108 NXB Khoa học và Công nghệ
2 Nguyễn Thanh Tâm, Đặng Thị Minh Hiền, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Thị Hiền,
Hoàng Lê Mai Phương (2020) Chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học: Kinh
nghiệm quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt
Nam ISSN 2615-8957 Số 33 tháng 9/2020, tr 8-13
3 Nguyễn Thanh Tâm (2021) Một số nội dung lý luận trong quản lý chương trình
tín dụng sinh viên – Vận dụng để đánh giá công tác quản lý chương trình tín dụng
sinh viên tại Việt Nam Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục ISSN
1859-4603 Tập 11 (02), tr.75-85 https://doi.org/ 10.47393/jshe.v11i2.1000
4 Nguyễn Thanh Tâm (2021) Phát triển nguồn nhân lực ngành sư phạm thông qua
các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên sư phạm tại Hoa Kỳ và một số đề
xuất Tạp chí Giáo dục Số 514, kỳ 2 tháng 11/2021, tr.52-59
5 Nguyễn Thanh Tâm, Phan Văn Kha, Đặng Thị Minh Hiền (2022) Quản lí
chương trình tín dụng cho sinh viên tại một số trường đại học công lập trên địa
bàn thành phố Hà Nội: Thực trạng và một số khuyến nghị Tạp chí Khoa học
Giáo dục Việt Nam ISSN 2615-8957, Tập 18, Số 09, Năm 2022, tr.40-47
6 Nguyễn Thanh Tâm, Phan Văn Kha, Đặng Thị Minh Hiền (2023) Huy động tài
chính cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ thông qua các chương trình hỗ
trợ tài chính cho sinh viên – Một số vấn đề lý luận Hội thảo Khoa học Quốc gia
“Nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ” Hiệp hội các
trường đại học, cao đẳng Việt Nam ISBN: 978-604-965-001-7 tr 52-60 Nhà
xuất bản Đại học Cần Thơ
7 Nguyễn Thanh Tâm (2024) Nội hàm quản lí các chương trình hỗ trợ tài chính
cho sinh viên qua tổng quan nghiên cứu Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam
ISSN 2615-8957 Tập 20, Số 2, Năm 2024, tr 22-28
8 Nguyễn Thanh Tâm, Phan Văn Kha, Đặng Thị Minh Hiền (2024) Các chương
trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên tại Việt Nam hiện nay Kỷ yếu Hội thảo khoa
học thường niên 2022 Vnies P2.23 ISBN: 978-604-43-2179-0 tr 180-195 Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
9 Nguyễn Thanh Tâm (2024) Phân cấp quản lí chương trình hỗ trợ tài chính cho
sinh viên trong một số cơ sở giáo dục đại học tự chủ tại Việt Nam Tạp chí Giáo
dục ISSN 2354-0753 Tập 24 (số đặc biệt 10)-10/2024 tr 342-348
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Các chương trình hỗ trợ tài chính (HTTC) cho sinh viên (SV) (Financial Assistance Program) bao gồm nhiều hình thức, cụ thể như: Trợ cấp và Học bổng (Grant and Scholarship), chương trình tín dụng sinh viên (Student Loan), các cơ hội việc làm cho sinh viên (Student employment opportunities), các khoản đóng góp hỗ trợ khác Các loại hình HTTC cho SV được cho là ra đời và bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào cuối những năm
1950 (Woodhall, M., 1990) Kể từ khi những chương trình HTTC cho SV đầu tiên đó ra đời đã chứng kiến sự mở rộng cả về số lượng và chất lượng của các chương trình, qua
đó chứng minh vai trò quan trọng của nó trong hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) và
sự cấp thiết cần phải nghiên cứu về chủ đề này
Riêng tại Việt Nam, các chương trình HTTC cho SV đại học đã và đang thể hiện ngày càng rõ vai trò quan trọng trên cả phương diện lý luận và phương diện thực tiễn cũng như thực trạng nghiên cứu về chủ đề này
Về mặt lý luận, các chương trình HTTC có vai trò hết sức tích cực đối với việc nâng cao hiệu quả giáo dục trên nhiều phương diện Về mặt thực tiễn, nhà nước đang đầu
tư nhiều hơn cho giáo dục mầm non và phổ thông với nhiều hỗ trợ; với GDĐH, nhà nước đang và sẽ giữ vai trò điều tiết, quản lý chung thông qua các cơ chế, chính sách và tiến tới sẽ để cho các trường tự chủ về mọi mặt Để thực hiện tốt 3 mục tiêu: Trao quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị; Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp các dịch vụ đào tạo cho xã hội; Bảo đảm cho các đối tượng khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn, việc đẩy mạnh và thực hiện các hình thức HTTC khác nhau cho SV là chính sách cấp thiết, phù hợp với điều kiện Trong hai nhóm chương trình HTTC mà nhà trường đang thực hiện, nhóm chương trình thuộc quản lý của nhà trường và do nhà trường quản lý toàn bộ hoặc chủ trì quản lý thể hiện được vai trò quan trọng và rõ nét hơn của nhà trường trong quản lý, đòi hỏi sự tích cực, chủ động mạnh mẽ, sự sáng tạo từ phía các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) Bởi thế, nghiên cứu về quản lý các chương trình HTTC cho SV của các cơ sở GDĐH có ý nghĩa thiết thực đối với các nhà trường Với thời gian hình thành và phát triển của các chương trình HTTC cho SV tại Việt Nam còn tương đối ngắn, thực trạng nghiên cứu về các chương trình HTTC cho SV và quản lý các chương trình HTTC cho SV trong nhà trường vẫn còn rất khiêm tốn ở quy mô, phạm vi nghiên cứu và các nội dung được nghiên cứu
Xuất phát từ sự cần thiết về mặt lý luận và thực tiễn cũng như thực trạng nghiên cứu nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học và thực tiễn quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học tại Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học tại Việt Nam, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tăng quyền và trách nhiệm tự chủ của
Trang 5các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm các trường đại học, học viện công lập đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên của nhà trường/Các chương trình
hỗ trợ tài chính cho sinh viên ngoài nhà nước (Do Nhà trường tự xây dựng và quản lý)
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý các loại hình chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam
4 Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý các chương trình HTTC dành cho SV tại các CSGDĐH Việt Nam hiện nay đã đạt được một số kết quả quan trọng Tuy nhiên, trước yêu cầu cao của việc thực hiện tự chủ đại học và nâng cao chất lượng đào tạo, hoạt động này còn nhiều hạn chế, thiếu sót, chưa phát huy được hết vai trò quản lý và tính tự chủ của nhà trường, cần phải được quan tâm nghiên cứu bài bản để điều chỉnh, cải thiện Nếu nghiên cứu lý luận về quản lý các chương trình HTTC cho SV trong bối cảnh tự chủ đại học (TCĐH) trên các cách tiếp cận khoa học, đồng thời tổ chức khảo sát, phân tích, đánh giá khách quan thực trạng quản lý các chương trình HTTC cho SV trong bối cảnh TCĐH tại Việt Nam theo các tiếp cận khoa học đó, thì có thể đề xuất được các giải pháp quản lý các chương trình HTTC cho SV trong bối cảnh TCĐH tại Việt Nam phù hợp với quy luật khách quan, đáp ứng được mục tiêu, đặc điểm phát triển của các CSGDĐH công lập, góp phần nâng cao hiệu quả của chương trình, mang lại nhiều ý nghĩa và tác động tích cực
5 Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận về Quản lý giáo dục đối với các chương trình hỗ trợ tài
chính dành cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học;
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng Quản lý các chương trình hỗ trợ tài
chính dành cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học hiện nay tại Việt Nam;
- Đề xuất các giải pháp Quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính dành cho sinh
viên trong bối cảnh tự chủ đại học tại Việt Nam; khảo nghiệm và thử nghiệm các giải pháp đã đề xuất trong luận án
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về tiếp cận nghiên cứu
Luận án nghiên cứu Quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính dành cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học hiện nay tại Việt Nam theo tiếp cận đối tượng quản lý (quản lý nội dung gì) và chức năng quản lý (quản lý bằng cách nào)
Phương diện Tự chủ đại học làm bối cảnh nghiên cứu: Luận án nghiên cứu công tác quản lý các chương trình HTTC cho SV trong bối cảnh Tự chủ về tài chính
6.2 Giới hạn về chủ thể quản lý
Chủ thể của quản lý trong đề tài luận án sẽ được giới hạn đến các trường ĐH, học viện công lập, bao gồm các phòng, ban, bộ phận trong nhà trường trong mối quan hệ phối hợp với các đối tượng tham gia quá trình quản lý các chương trình HTTC của nhà
Trang 6trường như các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và các đối tượng thụ hưởng bao gồm phụ huynh, sinh viên
6.3 Giới hạn về đối tượng khảo sát
Điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi đối với các đối tượng có liên quan đến quản lý chương trình, bao gồm cán bộ phòng/bộ phận Kế hoạch Tài chính, phòng/bộ phận Giáo dục chính trị và Công tác sinh viên hoặc cán bộ phòng/bộ phận Quản lý người học, giảng viên, sinh viên Bên cạnh đó, đề tài tiến hành phỏng vấn các chuyên gia giáo dục có lý luận và kinh nghiệm về quản lý các chương trình HTTC cho SV, bao gồm các thành viên Ban giám hiệu nhà trường (Hiệu trưởng, Hiệp phó nhà trường các cán bộ phòng/bộ phậnKHTC, các cán bộ phòng/bộ phận Giáo dục chính trị và CTSV hoặc cán bộ phòng/bộ phận Quản lý người học, giảng viên và sinh viên tại một số cơ sở giáo dục đại học công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
6.4 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Luận án nghiên cứu trong phạm vi một số trường đại học, học viện công lập, đang thực hiện tự chủ theo lộ trình trên địa bàn thành phố Hà Nội
6.5 Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Dữ liệu, thông tin sử dụng trong luận án là dữ liệu, thông tin về các chương trình HTTC sinh viên hiện có thuộc quản lý của riêng các nhà trường Dữ liệu, số liệu sơ cấp và nội dung phỏng vấn trực tiếp được thu thập trong giai đoạn 2019-2023
7 Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu
7.1 Cách tiếp cận nghiên cứu
- Tiếp cận hệ thống
- Tiếp cận đối tượng quản lý
- Tiếp cận chức năng quản lý
- Tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường
- Tiếp cận phân cấp quản lý
- Tiếp cận tự chủ và trách nhiệm xã hội
7.2 Các phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp tổng quan tư liệu, Phương
pháp so sánh
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, Phương pháp
phỏng vấn sâu, Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê, phần mềm tin học để xử lý số liệu
8 Những luận điểm bảo vệ
8.1 Những khoảng trống nghiên cứu trong cơ sở lý luận đã cho thấy sự cần thiết nghiên
cứu về các chương trình HTTC cho SV và quản lý các chương trình này ở nhà trường Vận dụng các tiếp cận khoa học (tiếp cận đối tượng quản lý, tiếp cận chức năng quản lý) vào xây dựng khung lý luận về quản lý các chương trình HTTC cho SV sẽ giúp cho quá trình quản lý các chương trình HTTC cho SV đạt hiệu quả hơn
8.2 Thực tiễn cho thấy công tác quản lý thực hiện các chương trình HTTC cho SV trong
bối cảnh TCĐH hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập Vận dụng khung lý luận đã được xây dựng một cách khoa học, có hệ thống để tiến hành khảo sát, phân tích thực trạng sẽ
Trang 7giúp chỉ ra được các điểm mạnh cũng như những tồn tại và hạn chế trong công tác quản
lý các chương trình HTTC cho SV trong các nhà trường hiện nay
8.3 Các giải pháp được đề xuất sẽ khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quản lý các
chương trình HTTC cho SV trong bối cảnh TCĐH, góp phần nâng cao hiệu quả của GD
ĐH, đáp ứng yêu cầu TCĐH và thể hiện vai trò, sứ mệnh của cơ sở GDĐH trong hệ thống giáo dục nước nhà
9 Những đóng góp mới của luận án
9.1 Về mặt lý luận
- Góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận khoa học về quản lý các chương trình HTTC cho SV nói chung, đi sâu vào lý luận quản lý thực hiện các chương trình HTTC cho SV công lập tại các cơ sở GDĐH
- Xây dựng được Khung lý luận Quản lý các chương trình HTTC cho SV trong các nhà trường, với chủ thể quản lý là các nhà trường
9.2 Về mặt thực tiễn
- Mô tả, đánh giá thực trạng và phân tích nguyên nhân của thực trạng quản lý các chương trình HTTC cho SV ở các nhà trường trong bối cảnh TCĐH Phát hiện khoảng cách giữa các mục tiêu trong quản lý các chương trình HTTC và kết quả quản lý thực tế các chương trình này trong nhà trường hiện nay Xây dựng được báo cáo thực trạng quản
lý các chương trình HTTC cho SV theo phân tích: điểm mạnh, điểm yếu, tồn tại và nguyên nhân
- Xây dựng được hệ thống giải pháp đồng bộ để quản lý các chương trình HTTC cho SV trong bối cảnh TCĐH đạt được mức độ đồng thuận cao và mức độ tin tưởng cao của các chuyên gia
Kết quả nghiên cứu trong luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở GDĐH
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu về các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học
1.1.1.1 Nghiên cứu về nội hàm, bản chất và phân loại các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên
Ronald (1993) sử dụng thuật ngữ “Student Financial Aid Programs” để gọi tên chương trình HTTC cho SV Tác giả định nghĩa đây là một công cụ quản lý tài chính trong giáo dục Tác giả chỉ ra hai cách phân loại: Phân loại theo loại hình hỗ trợ/nội dung chương trình và Phân loại theo nguồn vốn của các chương trình Baum và Payea (2003) với thuật ngữ “Student Aid” cung cấp thông tin thống kê về kết quả thực hiện các chương trình HTTC cho SV tại Hoa Kỳ, bao gồm các loại hình chủ yếu như: trợ cấp, tín dụng và hỗ trợ vừa học vừa làm Marcucci và Usher (2011) mô tả các chương trình HTTC cho SV bằng tên gọi “Student Financial Assistance” và đưa ra kết luận: Chính phủ các nước cung cấp các cơ chế HTTC cho SV theo ba dạng: Trợ cấp, Tín dụng sinh
Trang 8viên, Các hình thức hỗ trợ gián tiếp như trợ cấp cho phụ huynh, trợ cấp thông qua thuế thu nhập Bouchard St-Amant (2020), sử dụng thuật ngữ “Financial student aid” và phân chia các chương trình HTTC SV thành 03 loại hình chính, đó là: Tín dụng sinh viên, Trợ cấp và Các chính sách hỗ trợ về học phí
Tại Việt Nam, Đặng Thị Minh Hiền (2013) đưa ra quan điểm các loại hình chương trình HTTC cho SV đóng vai trò là các hình thức hỗ trợ khi thực hiện chia sẻ chi phí trong giáo dục giữa các bên tham gia và có cơ sở khoa học thuộc lĩnh vực kinh tế học Trịnh Hồng Hà (2007) cũng đã khẳng định một số loại hình chương trình HTTC là các giải pháp
để thực hiện và đảm bảo tài chính cho GDĐH
1.1.1.2 Những nghiên cứu về lợi ích, tác động của chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên
a Nghiên cứu về tác động tăng độ bao phủ của các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên
Nhiều nghiên cứu khẳng định các chương trình HTTC, đặc biệt là các chương trình HTTC dựa trên nhu cầu (need-based) giúp tăng số lượng SV nhập học, tăng khả năng tiếp cận GDĐH nói chung và tăng khả năng thu hút SV cho các trường đại học nói riêng Tại Hoa Kỳ, các nghiên cứu từ giai đoạn trước năm 1987 đã khẳng định tác động tích cực này của các chương trình HTTC Các nghiên cứu sau năm 1987 phần lớn xác nhận những kết quả này Các nghiên cứu sau năm 1987 phần lớn xác nhận những kết quả này
Đối với riêng các dạng Hỗ trợ không hoàn lại (học bổng và trợ cấp), một số nghiên cứu cũng khẳng định những tác động tích cực Tương tự là xu hướng nghiên cứu với riêng loại hình TDSV
b Tác động của các chương trình hỗ trợ tài chính đối với kết quả và thành tích học tập của người học
Các chương trình HTTC không chỉ được mong đợi giúp cho việc tiếp cận và tăng
tỷ lệ ghi danh vào ĐH mà còn để cải thiện thành tích học tập - về mức độ theo học bền
bỉ, điểm số, các khóa học đã hoàn thành, số điểm tốt nghiệp và thời gian tốt nghiệp - và kết quả sau khi học ĐH - tức là thu nhập, phúc lợi, hạnh phúc Các nghiên cứu về một loại hình hay kết hợp nhiều loại hình HTTC có tác động tới kết quả và thành tích học tập đều đã được thực hiện Nhìn chung, các bằng chứng chỉ ra rằng HTTC cho SV mang lại nhiều hơn những tác động tích cực đến thành tích và kết quả học tập
c Các tác động tích cực và ý nghĩa về mặt xã hội của các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên
Các tác động và ý nghĩa về mặt xã hội có thể kể đến như giúp tăng khả năng tiếp cận giáo dục đại học; đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học và giúp cho những nhóm yếu thế trong xã hội Việc tăng khả năng tiếp cận và độ bao phủ của GDĐH của các chương trình HTTC SV cũng đồng nghĩa với việc những SV có điều kiện khó khăn và ở vào nhóm yếu thế cũng được tạo cơ hội tiếp cận giáo dục, tử đó góp phần đảm bảo công bằng trong tiếp cận và mang tới những ý nghĩa về mặt xã hội
d Các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên giúp đảm bảo chi phí và cấp tài chính cho hệ thống giáo dục
Trang 9Một số nghiên cứu khẳng định kết quả này có thể kể đến như: giáo trình về Kinh
tế học giáo dục tại Ấn Độ (2011), nghiên cứu International Handbook on the Economics
of Education của tác giả Geraint Johnes, Jill Johnes (2004), nghiên cứu của hai tác giả
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu thực tiễn thực hiện chương trình hỗ trợ tài chính
sinh viên tại cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, bao gồm rà soát, đánh giá các chính sách
hỗ trợ tài chính tại một trường đại học cụ thể khi nhà trường thực hiện tự chủ tài chính;
từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hỗ trợ tài chính cho SV tại nhà trường
1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học
1.1.2.1 Nghiên cứu về quản lý Xây dựng hệ thống cơ cấu tổ chức của chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên
Tại Hoa Kỳ, trong khuôn khổ hội nghị NASSGAP Spring Conference 2006, một chùm nghiên cứu thuộc chủ đề về mức độ phân cấp quản lý các chương trình HTTC cho
SV có sự tham gia của nhà nước đã được công bố Tại Đan Mạch, Clausen (2020) nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi: Khi chuyển từ phân quyền quản lý sang tập trung quản lý với các chương trình HTTC cho SV sẽ có thuận lợi cũng như nhược điểm gì Hai tác giả Albercht và Ziderman (1992) trong nghiên cứu được World Bank tài trợ đã rút ra trong nhiều trường hợp, việc thay thế cơ chế cấp tín dụng cho SV bằng trợ cấp trực tiếp lại tốn
ít chi phí của nhà nước và xã hội hơn, gợi mở các giải pháp về lập kế hoạch và xây dựng chính sách cho chương trình
Tại Việt Nam, một số tác giả thực hiện nghiên cứu để đề xuất giải pháp quản lý các chương trình HTTC cho chủ thể quản lý là cơ quan quản lý giáo dục và nhà trường trong bối cảnh tự chủ Phạm Tùng Lâm (2013) nghiên cứu về giải pháp để phát triển công tác quản lý thực hiện dịch vụ hỗ trợ SV ở trường đại học công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó bao gồm dịch vụ HTTC
Một số nghiên cứu tập trung vào việc thiết lập cơ cấu tổ chức với riêng chương trình Tín dụng sinh viên Có thể kể đến các nghiên cứu như: Salmi (2003), Dynarski (2014), Ziderman (2006), Talasophon (2011) trên thế giới và Nguyễn Thị Minh Hường (2008), Nguyễn Mai Hương (2019) tại Việt Nam
So với loại hình hỗ trợ có hoàn lại, loại hình hỗ trợ không hoàn lại mới chỉ được nghiên cứu ở mức độ hạn chế, có thể kể đến một số nghiên cứu như Dynarski & Clayton (2013), Phạm Thị Thùy Dương (2018)
Trang 101.1.2.2 Nghiên cứu về Quản lý Huy động, sử dụng và duy trì quỹ tài chính cho các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên
Trong các loại hình hỗ trợ tài chính SV, loại hình tín dụng sinh viên là loại hình
có sự linh hoạt cao nhất về nguồn quỹ Bởi thế, các nghiên cứu về quản lí quỹ tập trung phần lớn vào loại hình này Ziderman (2006) tiến hành nghiên cứu về các đối tượng khác nhau của công tác quản lý chương trình TDSV công lập tại 05 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á Salmi (2015) nghiên cứu về quản lý chương trình TDSV bằng việc nghiên cứu các đối tượng thành phần của công tác quản lý, trong đó bao gồm Quỹ cho
chương trình TDSV (Funding) Robert Fomer nhận định việc xây dựng quỹ tiền cung cấp
cho chương trình TDSV và việc duy trì tính ổn định tài chính cho chương trình thông qua kiểm tra, đánh giá, sửa chữa và giám sát nghĩa vụ của các bên quản lý và đối tượng nhận
hỗ trợ thuộc phạm trù Quản lý quỹ tài chính là 2 trong số 5 đối tượng quản lý cần tập trung và tăng cường thực hiện nhất khi quản lý chương trình tín dụng cho SV Sadiq (2015) nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố lãi suất cho vay phù hợp nhằm phát huy tính hiệu quả của chương trình TDSV trong việc tăng khả năng tiếp cận giáo dục đại học nhằm đạt được ý nghĩa xã hội của chương trình Albrecht và Ziderman (1992) đã có những phát hiện mới trong việc quản lý quỹ tài chính của chương trình TDSV như mức lãi suất được nhà nước hỗ trợ một cách đáng kể, tỷ lệ nợ xấu cao và chi phí quản lý tốn kém là những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ hoàn trả vốn không cao Shen và Ziderman (2009) cũng thực hiện nghiên cứu về nội dung quản lý thu hồi nợ của các chương trình TDSV Tương tự, Leunig và Wyness (2011) cùng nghiên cứu về nội dung thu nợ trả vay và cho rằng biện pháp này là không thích hợp vì những người trả tiền vay sớm thường lại là những SV nghèo và trả một lượng nhỏ từng đợt Talasophon (2011) đã phân tích và đánh giá trong suốt thời gian hình thành và phát triển, hệ thống quản lý TDSV Thái Lan phát sinh thiếu sót về thu hồi vốn chưa triệt để, tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi vẫn còn tồn tại; khẳng định một số giải pháp cần được đưa ra
Nhiều nghiên cứu trong nước lựa chọn chủ thể quản lí là các ngân hàng, cơ quan tín dụng địa phương và nghiên cứu về quản lí hoạt động cho vay – thu hồi nợ đối với SV thuộc Chương trình TDSV của nhà nước do Ngân hàng chính sách xã hội các khu vực quản lí, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động
tín dụng, cho vay của ngân hàng Có thể kể đến các nghiên cứu của Cẩm Hà Tú (2015);
Hồ Tiến Linh (2018); Nguyễn Thanh Tuấn (2015); Nguyễn Quyết Thắng và cộng sự
(2017), Trần Thị Minh Trâm (2016)
1.1.2.3 Nghiên cứu về Quản lý Lựa chọn đối tượng nhận hỗ trợ và phân bổ khoản hỗ trợ tài chính
Nội dung Lựa chọn đối tượng hưởng hỗ trợ và phân bổ khoản HTTC được nghiên cứu phổ biến hơn với loại hình TDSV Ziderman (2006) tiến hành nghiên cứu về các đối tượng khác nhau của công tác quản lý chương trình TDSV công lập, bao gồm Lựa chọn đối tượng vay vốn và phân bổ khoản vay Salmi (2003) nghiên cứu về quản lý chương trình TDSV bằng việc nghiên cứu các đối tượng thành phần của công tác quản lý, trong
đó bao gồm Phân bổ khoản vay tới SV (Distribution of Loan) Talasophon (2011) đã nghiên cứu và đánh giá về việc phân bổ khoản vay trong quản lí TDSV Sadiq (2015)
Trang 11nhấn mạnh tầm quan trọng của thủ tục đăng ký và tham gia vào chương trình TDSV đảm bảo tính đơn giản nhằm phát huy tính hiệu quả của chương trình trong việc tăng khả năng tiếp cận giáo dục đại học nhằm đạt được ý nghĩa xã hội của chương trình này Dynarski
& Clayton (2013) nghiên cứu giải pháp khắc phục những vấn đề trong Lựa chọn đối tượng tham gia nhằm cải thiện khả năng tiếp cận và hoàn thành chương trình GDĐH
1.1.2.4 Nghiên cứu về Quản lý Thông tin, tuyên truyền, tư vấn cho các đối tượng liên quan về chương trình hỗ trợ tài chính cho SV
Salmi (2003) nghiên cứu về quản lý chương trình TDSV bằng việc nghiên cứu các đối tượng thành phần của công tác quản lý, trong đó bao gồm công tác Thông tin quảng bá về chương trình TDSV (Promotion) McKinney & Roberts (2012) hướng đến đối tượng đội ngũ tư vấn viên/cố vấn về HTTC – những cán bộ cung cấp thông tin và tư vấn chủ yếu về các chương trình HTTC cho SV và phụ huynh, giúp SV hiểu được làm sao để chi trả cho việc học đại học của mình tại những trường đại học tại Hoa Kỳ Clayton (2012) chỉ ra Hoạt động quản lí thông tin, tuyên truyền, tư vấn giúp giải quyết một thất bại lớn của thị trường cung cấp dịch vụ giáo dục đại học Theo Dynarski và Clayton (2006), trên thực tế, việc thực hiện không tốt công tác tuyên truyền, tư vấn, quảng bá cho các chương
trình HTTC mang lại những hệ quả cho hệ thống GDĐH
Nghiên cứu riêng về công tác thông tin, tuyên truyền cho chương trình TDSV,
Fomer nhận định việc giới thiệu và quảng bá, tuyên truyền về chương trình TDSV là 1 trong
số 5 đối tượng quản lí mà tác giả nhấn mạnh cần tập trung và tăng cường thực hiện các hoạt động quản lí chương trình Sadiq (2015) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thông tin, quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu đến các đối tượng có liên quan về chương trình và tạo được niềm tin về chương trình cho các đối tượng thụ hưởng nhằm phát huy tính hiệu quả của chương trình TDSV trong việc tăng khả năng tiếp cận GD ĐH nhằm đạt được
ý nghĩa xã hội của chương trình
1.1.3 Nhận xét, đánh giá và xác định nội dung nghiên cứu của luận án
Tóm lại, các nghiên cứu trong nước về quản lý các chương trình HTTC cho SV đã đạt được một số kết quả nhất định, song vẫn tồn tại một số khoảng trống cần tiếp tục được nghiên cứu Các khoảng trống đang tồn tại và là gợi ý cho các hướng nghiên cứu trong thời gian tới bao gồm:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về các chương trình trợ cấp, học bổng, hỗ trợ việc làm nói riêng, hệ thống các chương trình HTTC cho SV nói chung
- Lợi ích, tác động của các chương trình HTTC cho SV tại Việt Nam
- Các chương trình HTTC cho SV do các CSGDĐH tự xây dựng và tổ chức thực hiện
- Một số đối tượng quản lý chương trình HTTC cho SV tại Việt Nam như: Hệ thống cơ cấu tổ chức, Lựa chọn và phân bổ hỗ trợ, Thông tin quảng bá tuyên truyền về các chính sách/chương trình
- Quản lý các chương trình HTTC cho SV của chủ thể quản lý là các CSGDĐH trong bối cảnh thực hiện tự chủ đại học tại Việt Nam
1.2 Lý luận về chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học
1.2.1 Bối cảnh tự chủ đại học và yêu cầu đặt ra đối với việc hỗ trợ tài chính cho sinh viên
Trang 12- Tự chủ đại học đặt ra nhu cầu về huy động và mở rộng các nguồn tài chính cho giáo dục đại học, từ đó đòi hỏi phải chia sẻ chi phí giáo dục
- Tự chủ đại học đặt ra nhu cầu tăng cường các giải pháp nhằm đảm bảo mở rộng phạm vi của giáo dục, đảm bảo công bằng xã hội và tăng khả năng tiếp cận giáo dục đại học với nhóm sinh viên yếu thế
1.2.2 Khái niệm và bản chất của chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên
Khái niệm: Chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên là bản kế hoạch nhằm hiện thực hóa các chính sách về hỗ trợ cho sinh viên, trong đó sinh viên sẽ nhận được
hỗ trợ tài chính dưới nhiều hình thức: Hỗ trợ không hoàn lại hoặc có hoàn lại, hỗ trợ bằng tiền hoặc ưu đãi, hoặc hỗ trợ thông qua tạo việc làm để có thêm thu nhập; hỗ trợ trực tiếp cho sinh viên hoặc gián tiếp cho đối tượng có liên quan đến sinh viên để trang trải các chi phí trong quá trình học tập cho đến khi hoàn thành chương trình học
Bản chất: Theo tiếp cận từ phía “Cầu” của giáo dục, tức là phía người học, các chương trình hỗ trợ tài chính là một “kênh” hỗ trợ tài chính cho họ để trang trải các chi phí học tập của cá nhân ở bậc đại học Theo tiếp cận từ phía “Cung” của giáo dục, tức là phía các cơ quan quản lí giáo dục và nhà trường, đây là một “kênh” giúp huy động tài chính, đảm bảo tài chính và đồng thời đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học cho sinh viên
1.2.3 Phân loại chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên
1.2.3.1 Phân loại theo loại hình chương trình
Dựa trên kết quả tổng quan nghiên cứu, tác giả tổng hợp các loại hình hỗ trợ tài chính ở Bảng 1.1:
Bảng 1.1 Hệ thống các loại hình chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên
1 Hỗ trợ không hoàn
lại (Gift aid)
Trợ cấp (Grant) Học bổng (Scholarship) Miễn, giảm học phí
2 Hỗ trợ có hoàn lại -
Tín dụng sinh viên
(Student Loan)
Chương trình cho vay trả theo thế chấp (Mortage Loan) Chương trình cho vay trả theo thu nhập (Income-Contegent Loan)
3 Hỗ trợ việc làm (Employment aid)
Nguồn: Tác giả tổng hợp 1.2.3.2 Phân loại theo nguồn vốn và cơ quan quản lý của các chương trình
Theo cách phân loại này, có 2 loại hình chương trình chủ yếu dựa trên 2 nguồn quỹ cho các chương trình HTTC sinh viên (Ronald, 1993; Baum & Payea 2003), đó là:
- Chương trình HTTC cho sinh viên của nhà nước, bao gồm các loại:
+ Chương trình HTTC cho sinh viên chính phủ quốc gia, có nguồn quỹ của chính phủ và có phạm vi quốc gia
+ Chương trình HTTC cho sinh viên cấp tỉnh/địa phương, có nguồn quỹ và được quản lý từ ngân sách của riêng tỉnh, địa phương
- Chương trình HTTC cho sinh viên ngoài nhà nước, bao gồm các loại:
Trang 13+ Chương trình HTTC cho sinh viên của các cơ sở giáo dục bao gồm hỗ trợ tài chính do các cơ sở giáo dục (nhà trường) tài trợ và chủ trì quản lý và áp dụng cho sinh viên của các cơ sở này Trong một số trường hợp, các nhà trường hợp tác với các ngân hàng thương mại để quản lý và phân phối quỹ
+ Chương trình HTTC cho sinh viên của các quỹ tư nhân hoặc các tổ chức bên ngoài trường học bao gồm hỗ trợ tài chính được tài trợ và quản lý bởi các tổ chức phi chính phủ, công ty/chủ lao động hoặc ngân hàng thương mại
1.2.3.3 Giới hạn phân loại chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên được sử dụng trong luận án
Trong khuôn khổ của luận án này, xin được sử dụng 2 cách phân loại nêu trên, là: Phân loại theo loại hình HTTC và Phân loại theo nguồn vốn và cơ quan quản lý để làm cơ sở nghiên cứu các nội dung của luận án Cụ thể:
- Xét về nguồn vốn và cơ quan quản lý: Luận án tập trung nghiên cứu vào nhóm các chương trình HTTC cho SV do nhà trường tự xây dựng và quản lý thực hiện
- Xét về loại hình chương trình: Các chương trình HTTC của nhà trường xây dựng và quản lý được nghiên cứu trong luận án bao gồm các loại hình chương trình: Học bổng, Trợ cấp, Hỗ trợ việc làm, Tín dụng sinh viên
1.2.4 Các mục tiêu của chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên
Theo Ziderman (2006), các mục tiêu chung của chương trình HTTC cho SV (Cả Chương trình của nhà nước và Chương trình ngoài nhà nước) bao gồm:
- Mục tiêu tạo ngân sách và cấp tài chính cho nhà trường
- Mục tiêu thúc đẩy quá trình mở rộng phạm vi của các nhà trường và của giáo dục đại học nói chung
- Mục tiêu về mặt xã hội, góp phần cải thiện công bằng xã hội và tăng khả năng tiếp cận giáo dục đại học với đối tượng nghèo
- Đáp ứng các nhu cầu về nguồn nhân lực
- Mục tiêu hỗ trợ bản thân sinh viên, nâng cao kiến thức kỹ năng của sinh viên
- Mục tiêu nâng cao tính cạnh tranh công bằng và chất lượng của hệ thống GDĐH
1.2.5 Nội dung thực hiện các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên
Các nội dung thực hiện chương trình HTTC cho SV trong các CSGDĐH tự chủ được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 1.2 Nội dung thực hiện chương trình HTTC cho SV trong các CSGDĐH tự chủ
STT Các nội dung
thực hiện Các nội dung thực hiện thành phần
1 Xây dựng cơ cấu hệ
2 Huy động, sử dụng và
duy trì quỹ tài chính cho
Cấp vốn và xây dựng nguồn vốn ban đầu Cấp kinh phí duy trì và kinh phí chịu rủi ro cho các khoản hỗ trợ
Trang 14các chương trình HTTC
cho SV
Thu hồi vốn và đảm bảo bền vững tài chính cho các chương trình hỗ trợ
3 Lựa chọn đối tượng nhận
hỗ trợ và phân bổ khoản
hỗ trợ tài chính
Lựa chọn đối tượng nhận hỗ trợ
Phân bổ các khoản hỗ trợ tài chính cho SV
4 Thông tin, tuyên truyền,
tư vấn cho các đối tượng
liên quan về chương
trình HTTC cho SV
Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, thông tin, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý thực hiện chương trình
Thông tin, tuyên truyền, quảng bá, tư vấn, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho sinh viên, phụ huynh về chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.3 Lý luận về Quản lý chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học
1.3.1 Khái niệm quản lý chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học
1.3.1.1 Quản lý
Từ góc độ Quản lý chất lượng, tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9000:2015 đưa
ra khái niệm “Quản lý” là: “Các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một
tổ chức” Bằng phương pháp tiếp cận hệ thống, Phan Văn Kha (2007) đã đưa ra khái niệm: “Quản lý là quá trình Lập kế hoạch, Tổ chức, Lãnh đạo và Kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được mục đích đã định” Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng: Quản lý là hoạt động
có tổ chức, mục đích, kế hoạch phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm định hướng và kiểm soát tổ chức đạt được mục tiêu đề ra
1.3.1.2 Quản lý chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học
Quản lý các chương trình HTTC cho SV là những tác động chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát của chủ thể quản lý (Nhà trường) đến hoạt động cung cấp cho SV các
hỗ trợ về mặt tài chính để giúp các em tháo gỡ những khó khăn trong quá trình học tập nhằm nâng cao chất lượng hỗ trợ cho SV của các nhà trường, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường Đây là tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý đến quá trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình HTTC cho SV nhằm củng cố, bổ sung, làm tăng thêm hoặc hoàn thiện các điều kiện tài chính phục vụ cho việc học tập của SV, đáp ứng nhu cầu được hỗ trợ, giúp đỡ về các khía cạnh khác nhau ngoài khía cạnh học tập của cá nhân sinh viên
1.3.2 Phân cấp quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học tự chủ
Mô hình phân cấp quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học bao gồm: Mô hình quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính
Trang 15cho sinh viên tập trung ở mức độ cao (Centralized Schemes) và Mô hình quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên phân quyền (Decentralized Schemes)
Phân cấp quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học tự chủ tại Việt Nam: Chủ thể thực hiện các chương trình HTTC SV trong nhà trường rất đa dạng, bao gồm các bộ phận trong trường phối hợp với các đối tác, tổ chức ngoài nhà trường Các chủ thể trong nhà trường được phân cấp quản lý từ cao xuống thấp, có thể tóm tắt thành 03 cấp độ: Quản lý chung – Đầu mối chủ trì quản
lý – Phối hợp quản lý Các chủ thể bên ngoài nhà trường cũng có vai trò quan trọng trong việc quản lý các chương trình HTTC cho SV của trường, nổi bật là vai trò tài trợ kinh phí để thực hiện các chương trình hỗ trợ Trong hệ thống cơ cấu tổ chức phân quyền luôn có sự phối hợp tham gia của các chủ thể/bộ phận khác nhau, không có bộ phận nào hoạt động độc lập
1.3.3 Nội dung Quản lý chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học
1.3.3.1 Tiếp cận cơ bản của luận án
- Tiếp cận chức năng quản lý
- Tiếp cận đối tượng quản lý
1.3.3.2 Triển khai các nội dung quản lý
Theo tiếp cận chức năng quản lý, khái niệm “Quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho SV” là chu trình thực hiện 4 chức năng quản lý đối với mỗi hoạt động quản lý chương trình, bao gồm: Lập kế hoạch thực hiện; Tổ chức thực hiện; Chỉ đạo thực hiện trong ngành và phối hợp với các ban, ngành khác; Giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện
Trang 16Bảng 1.3 Ma trận quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học tự chủ
theo tiếp cận đối tượng và tiếp cận chức năng Chức năng
Đối tượng
Lập kế hoạch Tổ chức, chỉ đạo thực hiện Kiểm tra, giám sát
Quản lý Xây dựng
cơ cấu hệ thống
chương trình
HTTC cho SV
- Xác định thực trạng cơ cấu hệ
thống chương trình HTTC cho SV
- Xác định mục tiêu, nội dung cụ
thể và lập kế hoạch về Xây dựng
cơ cấu hệ thống chương trình HTTC cho SV
- Dự kiến các bước đi và nguồn lực thông qua việc ban hành các văn bản cụ thể hóa
- Xác định các bộ phận tham gia xây dựng cơ cấu hệ thống chương trình HTTC cho SV và chức năng nhiệm vụ
của từng bộ phận
- Tổ chức những hoạt động nhằm củng cố cơ cấu hệ thống chương trình HTTC cho SV
- Đôn đốc, nhắc nhở các bộ phận và
cán bộ thực hiện nhiệm vụ xây dựng
cơ cấu hệ thống chương trình HTTC cho SV
- Xác định các tiêu chí đánh giá cơ cấu hệ thống chương trình HTTC cho SV
- Tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá việc xây dựng cơ cấu hệ thống chương trình HTTC cho SV
- Đánh giá tổng kết thành công, hạn chế của công tác xây dựng cơ cấu hệ thống
CT HTTC cho SV và đề xuất phương án tiếp tục hoàn thiện
động, sử dụng và
duy trì quỹ tài
chính cho các
chương trình
HTTC SV
- Xác định thực trạng huy động,
sử dụng và duy trì quỹ tài chính cho các chương trình HTTC cho
SV
- Lập kế hoạch các phương án cụ
thể để huy động, sử dụng và duy trì quỹ tài chính cho các chương trình HTTC cho SV
- Dự kiến các bước đi và nguồn lực thông qua việc ban hành các văn bản cụ thể hóa
- Xác định các bộ phận tham gia huy động, sử dụng và duy trì quỹ tài chính cho chương trình HTTC cho SV và
chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
- Tổ chức những hoạt động nhằm huy động, sử dụng hiệu quả và duy trì bền vững quỹ tài chính cho các chương trình HTTC cho SV
- Đôn đốc, nhắc nhở các bộ phận và
cán bộ thực hiện nhiệm vụ huy động
- Xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động, sử dụng và duy trì quỹ tài chính cho chương trình HTTC cho
SV của NT
- Tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá việc huy động, sử dụng và duy trì quỹ tài chính cho các chương trình HTTC cho SV
- Kiểm tra, đánh giá và tổng kết thành công, hạn chế của hoạt động huy động, sử dụng và duy trì quỹ tài chính cho chương
Trang 17và duy trì sử dụng quỹ tài chính hiệu quả, đúng mục tiêu
trình HTTC SV, từ đó đề xuất phương án hoàn thiện
Quản lý Lựa chọn
đối tượng nhận hỗ
trợ và phân bổ
khoản hỗ trợ
- Xác định thực trạng công tác lựa chọn đối tượng nhận hỗ trợ và
phân bổ khoản hỗ trợ
- Lập kế hoạch các phương án cụ
thể về lựa chọn đối tượng nhận hỗ trợ và phân bổ khoản hỗ trợ
- Dự kiến các bước đi và nguồn lực thông qua việc ban hành các văn bản cụ thể hóa
- Xác định các bộ phận tham gia lựa chọn đối tượng nhận hỗ trợ và phân
bổ hỗ trợ; quy định rõ chức năng và
nhiệm vụ của từng bộ phận
- Tổ chức các hoạt động cụ thể để lựa chọn đối tượng hưởng và phân bổ HTTC
- Đôn đốc, nhắc nhở các bộ phận và cán bộ thực hiện nhiệm vụ lựa chọn đối tượng hưởng và phân bổ HTTC phù hợp, đúng quy định đặt ra, đảm bảo công bằng
- Xác định tiêu chí đánh giá hiệu quả lựa chọn đối tượng hưởng và phân bổ khoản HTTC
- Tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác lựa chọn đối tượng hưởng HTTC và phân bổ khoản HTTC
- Kiểm tra, đánh giá, tổng kết thành công, hạn chế của công tác lựa chọn đối tượng và phân bổ HTTC, từ đó đề xuất phương án hoàn thiện
Quản lý Thông
tin, tuyên truyền,
tư vấn cho các đối
tượng liên quan
về chương trình
HTTC cho SV
- Xác định thực trạng thông tin, tuyên truyền, tư vấn cho các đối tượng liên quan về chương trình HTTC cho SV
- Lập kế hoạch các phương án cụ
thể để thông tin, tuyên truyền, tư vấn cho các đối tượng liên quan về chương trình HTTC cho SV
- Dự kiến các bước đi và nguồn lực thông qua việc ban hành các văn bản cụ thể hóa
- Xác định các bộ phận tham gia thông tin, tuyên truyền, tư vấn về chương trình HTTC cho SV; quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
- Tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền, tư vấn về chương trình HTTC
- Đôn đốc, nhắc nhở các bộ phận chuyên trách thực hiện đúng và đầy
đủ các hoạt động tập huấn, thông tin, tuyên truyền, tư vấn về các chương trình HTTC
- Xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn cho các đối tượng có liên quan về chương trình HTTC cho SV
- Tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn cho các đối tượng có liên quan về chương trình HTTC cho SV
- Kiểm tra, đánh giá và tổng kết thành công, hạn chế còn tồn tại của công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn cho các đối tượng có liên quan về chương trình HTTC cho SV,
từ đó đề xuất phương án hoàn thiện
Nguồn: Tác giả xây dựng