1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lực

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lựcQuản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lực

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

THÁI THỊ CẨM TRANG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

Chuyên ngành: Quản lí giáo dụcMã số: 9 140114

TÓM TẮT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học:

1 TS Nguyễn Quốc Trị2 PGS.TS Nguyễn Đức Sơn

Phản biện 1: PGS TS Nguyễn Xuân Thức

Trường ĐHSP Hà Nội

Phản biện 2: GS TS Nguyễn Thị Hoàng Yến

Học viện Quản lí giáo dục

Phản biện 3:PGS TS Nguyễn Thị Tính

Trường ĐHSP – Đại học Thái Nguyên

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trườnghọp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào

hồi … giờ … ngày … tháng… năm…

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

Thư viện Quốc Gia, Hà Nội

Trang 3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1 Thái Thị Cẩm Trang (2023) Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Tiếng Anh ở Việt Nam.

Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSPHN, vol 68, no 2, 2023.

2 Nguyễn Quốc Trị - Thái Thị Cẩm Trang - Nguyễn Diệu Linh (2023) Nghiên cứu quá trình phát triển lí luận chương trình và quản lí chương

trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam Tạp chí Giáo dục, tập 23, số 12,

3 Thái Thị Cẩm Trang - Nguyễn Quốc Trị (2023) Enhancing student engagement and language development in English language classrooms through gamification: a case study of technology integration Kỷ yếu

Hội thảo quốc tế 3rd international conference on innovation inlearning instruction and teacher education - ILITE 3, ISBN

4 Thái Thị Cẩm Trang - Nguyễn Quốc Trị (2024) Thực trạng bồi dưỡng

giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực Tạpchí Giáo dục, tập 24, số 7, 4/2024.

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy môn Tiếng Anh đã được quan tâm và đề cập trong một số nghiên cứu trước đây ở các cấp độ đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án,…và đã có những tác động vào thực tiễn, mang đến những kết quả tích cực trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiếng Anh phổ thông Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ giới hạn trong một hoặc một số địa phương cụ thể nên tác động của các giải pháp đề xuất còn hạn chế, hơn nữa các nghiên cứu đã có mới đi sâu vào hoạt động bồi dưỡng mà chưa làm sâu sắc vai trò quản lý trong quá trình bồi dưỡng các năng lực cho giáo viên Tiếng Anh Mặt khác, trong quá trình tổ chức bồi dưỡng, mỗi địa phương, mỗi trường đại học, mỗi cơ sở tổ chức bồi dưỡng đều có những phương thức quản lý khác nhau, thiếu tính đồng bộ và chưa nhất quán Vai trò của chủ thể và các bên liên quan (trường đại học, các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT, cán bộ quản lý, giáo viên…) chưa rõ ràng, thậm chí còn chồng chéo cũng đã tác động đến hiệu quả bồi dưỡng chưa được như mong muốn.

Xuất phát từ những lí do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Quản lý hoạt

động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông khu vựcĐồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lực” làm đề tài nghiên cứu

luận án.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT theo tiếp cận năng lực và thực tiễn quản lý bồi dưỡng hoạt động này ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, luận án đề xuất các biện pháp quản lý nhằm phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh này đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh

Trang 5

THPT khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lực

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng

Anh THPT khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lực.

4 Giả thuyết khoa học

Hiện nay, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT đã được thực hiện với mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và đã có những kết quả tích cực; tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn những hạn chế nhất định như: Khung năng lực của giáo viên Tiếng Anh chưa được xây dựng một cách bài bản và khoa học; xây dựng và triển khai chương trình bồi dưỡng theo khung năng lực chưa hiệu quả; quy trình và cơ chế phối hợp giữa các chủ thể/lực lượng chưa rõ ràng; sự phân cấp quản lý hoạt động bồi dưỡng chưa thống nhất giữa các chủ thể bồi dưỡng,… Nếu tổ chức xây dựng khung năng lực của giáo viên Tiếng Anh THPT, vận dụng mô hình PDCA trong quản lý từng thành tố của hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT theo tiếp cận năng lực thì có thể đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT một cách khả thi và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiếng Anh THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng cơ sở lí luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT theo tiếp cận năng lực;

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lực; 5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lực;

5.4 Tổ chức khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp đề xuất trong luận án.

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý dành cho chủ thể quản lý là lãnh đạo các trường đại học trong quản lý hoạt động bồi

Trang 6

dưỡng giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực.

6.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu được giới hạn ở QL hoạt động BDGV Tiếng Anh THPT tại các trường THPT công lập trên địa bàn 10 tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng, bao gồm các tỉnh: Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh và Hải Phòng.

6.3 Giới hạn đối tượng khảo sát

- Lãnh đạo, CBQL và chuyên viên các phòng chuyên môn của các sở GDĐT;

- Lãnh đạo, CBQL và giảng viên của 03 trường đại học tham gia Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Hà Nội;

- Lãnh đạo, CBQL, giáo viên Tiếng Anh ở các trường THPT công lập khu vực Đồng bằng sông Hồng (10 tỉnh đề cập ở mục 6.2).

6.4 Giới hạn về chủ thể quản lý

Có nhiều chủ thể cùng tham gia QL hoạt động BDGV Tiếng Anh THPT theoTCNL, như: Hiệu trưởng trường đại học; Sở giáo dục và Đào tạo; hiệu trưởng trường THPT; tổ/nhóm trưởng Bộ môn Tiếng Anh ở trường THPT; GV Tiếng Anh trường THPT Luận án này nghiên cứu và đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý dành cho chủ thể chính là lãnh đạo các trường đại học có nhiệm vụ BDGV Tiếng Anh trường THPT

6.5 Giới hạn thời gian nghiên cứu

- Hồi cứu các số liệu từ năm 2020 đến 2024.

- Khảo sát thực trạng trong các năm 2022, 2023 và 2024.

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận

7.1.1 Tiếp cận năng lực

Tiếp cận năng lực tạo cơ sở phương pháp luận để luận giải về một số vấn đề lý luận cơ bản như khái niệm bồi dưỡng, xác định Khung năng lực giáo viên Tiếng Anh THPT; xác định các phương pháp, hình thức tổ chức

Trang 7

bồi dưỡng, đồng thời đề xuất nội dung, cách thức tác động của các giải pháp QL hoạt động BDGV Tiếng Anh THPT khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lực.

7.1.2 Tiếp cận theo mô hình đảm bảo chất lượng PDCA

Tiếp cận chu trình PDCA (Plan-Do-Check-Act) được nghiên cứu để vận dụng vào QL hoạt động BDGV Tiếng Anh THPT theo tiếp cận năng lực một cách hiệu quả hơn.

7.1.3 Tiếp cận hoạt động

Tiếp cận hoạt động định hướng cho việc xác định nội dung QL hoạt động BDGV Tiếng Anh THPT theo tiếp cận năng lực của chủ thể quản lý Tiếp cận hoạt động cũng định hướng cho việc đề xuất các biện pháp QL tác động vào một số thành tố của quá trình bồi dưỡng được coi là khâu then chốt phát hiện từ thực trạng QL hoạt động BDGV Tiếng Anh THPT theo TCNL.

7.1.4 Tiếp cận hệ thống

Nghiên cứu cần quan tâm đến mối quan hệ mật thiết giữa trường đại học có nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT với các bên liên quan Đồng thời, cần bao phủ hết tất cả các thành tố của quá trình bồi dưỡng từ khảo sát nhu cầu bồi dưỡng, xác định mục tiêu bồi dưỡng, chương trình, nội dung bồi dưỡng, hình thức và phương pháp bồi dưỡng, đồng thời các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lực phải đặt trong mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau.

7.1.5 Tiếp cận chuẩn hoá

Tiếp cận chuẩn hoá cũng đòi hỏi các trường đại học có nhiệm vụ bồi

dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT cũng phải chuẩn hóa các khâu/bước

trong quá trình xây dựng và phát triển chương trình bồi dưỡng từ việc xác định chuẩn đầu ra của chương trình bồi dưỡng, lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng, Đồng thời, trong việc lựa chọn, phân công giảng viên tham gia các chương trình bồi dưỡng GV Tiếng Anh THPT cũng phải đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, kinh

Trang 8

nghiệm, của giảng viên.

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập, phương pháp mô hình hóa

7.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề, phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục, phương pháp thử nghiệm, phương pháp chuyên gia Delphi

7.2.3 Các phương pháp phân tích số liệu: sử dụng một số công cụ toán học và phần mềm SPSS xử lý số liệu áp dụng trong nghiên cứu giáo dục.

8 Những luận điểm cần bảo vệ

8.1 Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT theo tiếp cận năng lực phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông là một nội dung và nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên hiện nay 8.2 Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lực đã đạt được nhiều thành tích đáng kể nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

8.3 Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT theo tiếp cận năng lực sẽ có tác động tích cực đến kết quả bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tiếng Anh THPT, hướng đến đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của các địa phương.

9 Đóng góp của luận án

9.1 Về lý luận

Luận án góp phần phát triển lý luận về bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT theo tiếp cận năng lực dựa trên mô hình PDCA Đây là cách tiếp cận mang tính cập nhật, phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên Tiếng Anh THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục theo tiếp cận phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh Luận án đã xây dựng các khái niệm công cụ về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT

Trang 9

theo tiếp cận năng lực, phân tích hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT theo tiếp cận năng lực cho phép cá nhân hóa việc học trên cơ sở mô hình năng lực, giáo viên Tiếng Anh sẽ được bồi dưỡng để bổ sung, hoàn thiện những năng lực thiếu hụt để đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay Dựa trên khung năng lực giáo viên Tiếng Anh THPT và vận dụng mô hình PDCA trong quản lý từng thành tố của hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT, luận án đã phát triển lí luận về quản lý bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT theo tiếp cận năng lực bao gồm 4 nội dung chính: Lập kế hoạch (Plan) bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT; Thực hiện (Do) bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT; Kiểm tra (Check), đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT và Điều chỉnh, bổ sung (Act) kế hoạch bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT Luận án góp phần làm rõ đặc trưng đa chủ thể và đa cấp độ quản lý, xây dựng cơ chế phối hợp và yêu cầu cần thiết phải có sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa các chủ thể/lực lượng trong tổ chức bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT theo tiếp cận năng lực Những đóng góp trên sẽ góp phần giải quyết những khoảng trống về mặt lí luận về hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên nói chung, giáo viên Tiếng Anh THPT nói riêng trong bối cảnh hiện nay.

9.2 Về thực tiễn

Luận án góp phần giúp các cấp quản lý nhận diện được những điểm mạnh, điểm yếu thông qua khảo sát, phân tích thực tiễn bồi dưỡng và QL hoạt động BDGV Tiếng Anh THPT khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lực, từ đó có hướng khắc phục và cải tiến trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng này.

Các biện pháp đề xuất của luận án về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh THPT khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lực được xây dựng phù hợp với đối tượng, góp phần làm thay đổi tư duy, nhận thức trong việc lựa chọn nội dung, cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng của các cấp quản lý, các đơn vị tổ chức bồi dưỡng hiện nay Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cần

Trang 10

thiết cho lãnh đạo và cán bộ quản lý các trường đại học, sở GDĐT, các trường THPT và giáo viên Tiếng Anh THPT trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

10 Cấu trúc luận án

Chương 1 Tổng quan nghiên cứu về QL hoạt động BDGV Tiếng Anhtrung học phổ thông theo tiếp cận năng lực

Chương 2 Cơ sở lý luận của QL hoạt động BDGV Tiếng Anh trunghọc phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lực

Chương 3 Cơ sở thực tiễn của QL hoạt động BDGV Tiếng Anhtrung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận nănglực

Chương 4 Biện pháp QL hoạt động BDGV Tiếng Anh trung học phổthông khu vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lực

Chương 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒIDƯỠNG

GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRUNG HỌC PHỔ THÔNGTHEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

1.1 Tổng quan nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng AnhTrung học phổ thông theo tiếp cận năng lực

1.1.1.Tổng quan nghiên cứu về giáo viên Tiếng Anhtheo tiếp cận năng lực

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh theotiếp cận năng lực

1.2 Tổng quan nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viênTiếng Anh theo tiếp cận năng lực

1.3 Nhận xét về các công trình nghiên cứu được tổng quan và hướngnghiên cứu của luận án

Trang 11

1.3.1 Nhận xét về các công trình nghiên cứu

Nhìn chung, những cuốn sách và các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều liên quan (ở những mức độ khác nhau) đến chủ đề nghiên cứu của đề tài, đã phần nào cung cấp cho tác giả luận án những tài liệu, những kiến thức bổ ích Đó là những cơ sở quan trọng cho định hướng trọng tâm nghiên cứu của luận án:

Đối với các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài gần như chưa đề cập đến hoạt động quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực.

Đối với các công trình nghiên cứu trong nước đã tập trung nhấn mạnh và khẳng định rõ vị trí, vai trò quan trọng của bồi dưỡng các năng lực cho giáo viên tiếng Anh Các công trình cũng cho ta thấy công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh Nhờ đó, các trường đảm bảo được việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết đảm bảo chất lượng dạy học môn tiếng Anh cho học sinh theo tiếp cận năng lực.

Đối với những công trình nghiên cứu chuyên sâu về quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông ở Việt Nam theo tiếp cận năng lực cũng đã đề cập đến nhưng các nghiên cứu này chỉ giới hạn trong một số địa phương cụ thể Hơn nữa, các nghiên cứu này mới chỉ đi sâu vào công tác bồi dưỡng và vai trò quản lý của nhà trường phổ thông mà chưa làm sâu sắc vai trò quản lý của chủ thể bồi dưỡng là trường đại học trong mối quan hệ với các bên trong quá trình bồi dưỡng này.

Chính vì vậy, trước yêu cầu cấp bách của việc quản lý chất lượng dạy học môn tiếng Anh phù hợp yêu cầu “hội nhập”, đòi hỏi cần có sự nghiên cứu chuyên sâu về quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực.

1.3.2 Hướng nghiên cứu của luận án

Khẳng định cần có các nghiên cứu đầy đủ, bài bản, khoa học và

Trang 12

đa chiều về năng lực giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông và bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông theo các năng lực này, đặc biệt là trong bối cảnh triển khai rộng rãi CT GDPT 2018 và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Việc áp dụng các lý thuyết hiện đại về bồi dưỡng giáo viên theo các cách tiếp phù hợp, xây dựng khung năng lực (năng lực chung và năng lực đặc thù) để đề xuất các giải pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục thời đại 4.0 Các nội dung về quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực dường như là một dư địa chưa được khám phá nhiều, chưa được các nhà khoa học quan tâm đề cập trong các nghiên cứu trong và ngoài nước.

Chưa có nghiên cứu nào về lĩnh vực này theo tiếp cận NL, đặc biệt là dựa trên cơ sở lý thuyết chu trình quản lý PDCA (sẽ được phân tích cụ thể ở các nội dung tiếp theo)… Do vậy, việc xây dựng Khung NL của giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông là rất cần thiết; việc đề xuất các giải pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thực sự là vấn đề cấp thiết khi mà nhà trường phổ thông đang phải triển khai CT GDPT 2018.

Chính vì nhận thấy sự chưa đầy đủ trong các công trình nghiên cứu về giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông đặc biệt là bồi dưỡng các năng lực cốt lõi cho giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông, sự thiếu vắng các nghiên cứu về đối tượng cụ thể là giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông; chính vì nhận thấy yêu cầu cấp thiết cần phải đổi mới đồng bộ và phát triển NL cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông nên đề

tài “Quản lý bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông khu

vực Đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận năng lực” được đặt ra nghiên

cứu trong bối cảnh đổi mới giáo dục (trực tiếp là CTGDPT 2018) và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng yêu cầu cấp bách về phát triển NL giáo viên tiếng Anh và góp phần nâng cao chất

Trang 13

lượng đội ngũ giáo viên nói chung đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và hội nhập quốc tế hiện nay.

Kết luận chương 1

Dựa trên các nguồn tài liệu trong nước và ngoài nước, đề tài luận án đã tiến hành khảo cứu, tổng quan các công trình nghiên cứu trên các hướng:

- Nghiên cứu về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên phổ thông ;

- Nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông

(tập trung vào các nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ của giáoviên tiếng Anh phổ thông; và các nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực sưphạm của giáo viên tiếng Anh phổ thông);

- Nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông.

Trên cơ sở tổng quan đó, luận án đã tiến hành nhận xét chung về các công trình nghiên cứu được tổng quan, phát hiện được các khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu để quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông, phát triển đội ngũ GV tiếng Anh THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

2.1 Khung năng lực của giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông

2.1.1 Các khái niệm

2.1.2 Cơ sở xây dựng Khung năng lực của giáo viên Tiếng Anh trunghọc phổ thông

Ngày đăng: 08/04/2024, 07:44

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w