1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ Đại học Ở việt nam

285 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ Đại học ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thanh Tâm
Người hướng dẫn GS. TS. Phan Văn Kha, TS. Đặng Thị Minh Hiền
Trường học Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Chuyên ngành Khoa học Giáo dục
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 285
Dung lượng 3,29 MB

Nội dung

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CSGDĐH Cơ sở giáo dục đại học CSN The National Board of Student Aid - Hội đồng quốc gia Thụy Điển về các hỗ trợ cho sinh viên CT Chương trình C

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

NGUYỄN THANH TÂM

QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH

CHO SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

NGUYỄN THANH TÂM

QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH

CHO SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận án “Quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi Các kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác nếu có đều trích dẫn nguồn cụ thể

Luận án này cho đến nay chưa được bảo vệ ở bất kỳ hội đồng luận án tiến sĩ ở trong nước cũng như ở nước ngoài và chưa được công bố trong một công trình nào khác

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì đã cam đoan ở trên

Hà Nội, tháng năm 2024

Tác giả luận án

Nguyễn Thanh Tâm

Trang 4

Để hoàn thành luận án tiến sĩ này, tôi xin trân trọng cảm ơn các giảng viên tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã giảng dạy, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận án

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Cố GS TS Phan Văn Kha – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và TS Đặng Thị Minh Hiền – Trường Đại học Thủ đô Hà Nội những giảng viên tận tâm, nhiệt tình, những người đã trực tiếp hướng

dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án Nhờ sự hướng dẫn của thầy

cô mà tôi đã có thể hoàn thành được luận án này

Tôi cũng xin gửi những lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, các cán bộ Trung tâm NC Tâm lý học – Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận án Xin cảm ơn gia đình, những người đã đồng hành cùng tôi suốt quá trình học tập và thực hiện luận án

Dù đã cố gắng hết sức nhưng do kinh nghiệm và năng lực nghiên cứu vẫn còn hạn chế, luận án tiến sĩ của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những góp ý để luân án được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận án

Nguyễn Thanh Tâm

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG i

DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

MỞ ĐẦU 1

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

3.1 Khách thể nghiên cứu 4

3.2 Đối tượng nghiên cứu 4

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 4

5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

6 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

6.1 Giới hạn về tiếp cận nghiên cứu 4

6.2 Giới hạn về chủ thể quản lý 5

6.3 Giới hạn về đối tượng khảo sát 5

6.4 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu 5

6.5 Giới hạn về thời gian nghiên cứu 5

7 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

7.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 5

7.2 Các phương pháp nghiên cứu 7

8 NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ 9

9 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 9

9.1 Về mặt lí luận 9

9.2 Về mặt thực tiễn 10

10 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 10

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNHTỰ CHỦ ĐẠI HỌC .11

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 11

1.1.1 Nghiên cứu về các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học 11

1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học 19

1.1.3 Nhận xét, đánh giá và xác định nội dung nghiên cứu của luận án 27

Trang 6

1.2 Lý luận về chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ

đại học 31

1.2.1 Bối cảnh tự chủ đại học và yêu cầu đặt ra đối với việc hỗ trợ tài chính cho sinh viên 31

1.2.2 Khái niệm và bản chất của chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên 35

1.2.3 Phân loại chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên 37

1.2.4 Các mục tiêu của chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên 41

1.2.5 Nội dung thực hiện các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên 43

1.3 Lý luận về Quản lý chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học 55

1.3.1 Khái niệm quản lý chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên 55

1.3.2 Phân cấp quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học tự chủ 56

1.3.3 Nội dung Quản lý chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học 61

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học 75

1.4.1 Yếu tố chủ quan 75

1.4.2 Các yếu tố khách quan 78

Kết luận chương 1 79

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 81

2.1 Khái quát về các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên tại Việt Nam 81

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên tại Việt Nam 81

2.1.2 Một số chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên do cơ sở giáo dục đại học quản lý tại Việt Nam 81

2.2 Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng 82

2.2.1 Mục đích khảo sát 83

2.2.2 Đối tượng khảo sát 83

2.2.3 Nội dung và công cụ khảo sát 84

2.2.4 Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả 86

2.3 Kết quả khảo sát thực trạng 87

Trang 7

2.3.1 Nhận thức về chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên tại các cơ sở giáo dục

đại học 87

2.3.2 Thực trạng triển khai chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên tại các cơ sở giáo dục trong bối cảnh tự chủ 93

2.3.3 Thực trạng quản lý chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học ở Việt Nam 99

2.3.4 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến Quản lý chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học 112

2.4 Đánh giá chung 115

2.4.1 Điểm mạnh 116

2.4.2 Hạn chế 116

2.4.3 Nguyên nhân 117

2.5 Kinh nghiệm quốc tế và bài học về công tác quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học 118

2.5.1 Kinh nghiệm tại một số quốc gia trong quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học 122

2.5.2 Bài học về quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học 126

Kết luận chương 2 130

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC 132

3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 132

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 132

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 132

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 132

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 133

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo công bằng lợi ích của các bên 133

3.1.6 Nguyên tắc khuyến khích sự tự chủ, độc lập, sáng tạo của các chủ thể tham gia quản lý 133

3.2 Các giải pháp quản lý chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học tại Việt Nam 134

3.2.1 Giải pháp 1: Tổ chức phối hợp đa dạng và chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan trên cơ sở phân quyền mạnh 136

3.2.2 Giải pháp 2: Tổ chức xây dựng cơ cấu hệ thống chương trình hỗ trợ tài chính đa dạng, linh hoạt đáp ứng nhu cầu của sinh viên 142

Trang 8

3.2.3 Giải pháp 3: Chỉ đạo huy động, sử dụng và duy trì có hiệu quả nguồn vốn để

xây dựng quỹ cho các chương trình hỗ trợ tài chính sinh viên của nhà trường 147

3.3.4 Giải pháp 4: Tổ chức thiết lập các tiêu chí thẩm tra phù hợp để lựa chọn đối tượng hưởng hỗ trợ tài chính 155

3.3.5 Giải pháp 5: Tổ chức phân bổ các khoản hỗ trợ tài chính cho sinh viên kịp thời và hiệu quả 162

3.3.6 Giải pháp 6: Chỉ đạo đẩy mạnh tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên, giảng viên công tác trong trường về quản lý thực hiện chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên 167

3.3.7 Giải pháp 7: Chỉ đạo đa dạng hóa các hoạt động thông tin, tuyên truyền, tư vấn cho sinh viên, phụ huynh và cộng đồng về chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên 169

3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp 173

3.5 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 174

3.5.1 Mục đích khảo nghiệm 174

3.5.2 Đối tượng khảo nghiệm 174

3.5.3 Nội dung khảo nghiệm 174

3.5.4 Công cụ khảo nghiệm 174

3.5.5 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 175

3.6 Thử nghiệm giải pháp quản lý đề xuất 177

3.6.1 Mục đích thử nghiệm 177

3.6.2 Nội dung thử nghiệm 178

3.6.3 Quy trình và cách thức thử nghiệm 178

3.6.4 Kết quả thử nghiệm 181

Kết luận chương 3 183

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 185

1 Kết luận 185

2 Khuyến nghị 187

2.1 Đối với cơ quan quản lý các cấp có liên quan 188

2.2 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 188

2.3 Đối với các cơ quan nghiên cứu 189

2.4 Đối với hiệu trưởng/giám đốc, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học 190 TÀI LIỆU THAM KHẢO 193

PHỤ LỤC 202

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 So sánh kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước về Quản

lý các chương trình HTTC cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học 27

Bảng 1.2 Hệ thống các loại hình chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh

Bảng 1.3 Các mục tiêu chung của chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh

Bảng 1.4 Các đối tượng quản lý tương ứng với các giai đoạn trong quy

trình thực hiện chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên 47 Bảng 1.5 Chủ thể quản lý chương trình HHTC công lập 51 Bảng 1.6 Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống quản lý tập trung và phi

Bảng 1.9 Các chủ thể quản lý có thể đảm nhận những chức năng trong quy

trình lựa chọn và phân bổ khoản hỗ trợ tài chính công lập 59

Bảng 1.10 Sự tham gia của nhà trường trong quản lý các đối tượng của hệ

Bảng 1.11 Khung lý thuyết Quản lý chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh

Bảng 2.1 Các chương trình Hỗ trợ tài chính tại một số cơ sở giáo dục đại

Bảng 2.2 Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu 83 Bảng 2.3 Ma trận nội dung và đối tượng khảo sát 92 Bảng 2.4 Mức độ phù hợp của các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh

Bảng 2.5 Kết quả thực hiện của các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh

Bảng 2.6 Mức độ thực hiện công tác quản lý Xây dựng hệ thống cơ cấu tổ

chức của chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên 100 Bảng 2.7 Kết quả thực hiện công tác quản lý Xây dựng hệ thống cơ cấu tổ

chức của chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên 101 Bảng 2.8 Mức độ thực hiện công tac quản lý Huy động, sử dụng và duy

trì quỹ tài chính cho các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên 103

Trang 10

Bảng 2.9 Kết quả thực hiện công tác quản lý Huy động, sử dụng và duy

trì quỹ tài chính cho các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên 105 Bảng 2.10 Mức độ thực hiện công tác quản lý Quản lý Lựa chọn đối tượng

nhận hỗ trợ tài chính và phân bổ khoản hỗ trợ tài chính 107 Bảng 2.11 Kết quả thực hiện công tác Quản lý Lựa chọn đối tượng nhận

hỗ trợ tài chính và phân bổ khoản hỗ trợ tài chính 108 Bảng 2.12 Mức độ thực hiện công tác Quản lý Thông tin, tuyên truyền, tư

vấn cho các đối tượng liên quan về chương trình HTTC cho SV 110 Bảng 2.13 Kết quả thực hiện công tác Quản lý Thông tin, tuyên truyền, tư

vấn cho các đối tượng liên quan về chương trình HTTC cho SV 111 Bảng 2.14 Phân tích SWOT đối với quản lý các chương trình HTTC cho

Bảng 3.1 Các mục tiêu của chương trình HTTC cho SV và Hướng xây

dựng số lượng loại hình và chương trình HTTC trong các CSGDĐH tại

Việt Nam

143

Bảng 3.2 Các tiêu chí mới cần xây dựng để mở rộng đối tượng và phạm

Bảng 3.3 Tổ chức, chỉ đạo việc lựa chọn đối tượng hưởng hỗ trợ tài chính 159

Bảng 3.6 Độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo 179 Bảng 3.7 Kết quả đánh giá trước và sau thử nghiệm 181

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Thống kê đối tượng khảo sát theo cơ sở giáo dục đại học 83

Biểu đồ 2.2 Mức độ hiểu biết về chương trình HTTC 87

Biểu đồ 2.3 Mức độ hiểu biết về chương trình HTTC theo đối tượng 88

Biểu đồ 2.4 Nguồn thông tin về các chương trình HTTC 89 Biểu đồ 2.5 Tầm quan trọng của các chương trình HTTC cho sinh viên

trong bối cảnh tự chủ đại học

90

Biểu đồ 2.6 Nhu cầu tham gia các chương trình HTTC do các CSGDĐH

Biểu đồ 2.7 Lý do không tham gia các chương trình hỗ trợ tài chính do các

Biểu đồ 2.8 Đánh giá về mức độ phù hợp của chương trình hỗ trợ tài chính 95 Biểu đồ 2.9 Đánh giá về kết quả thực hiện của các chương trình hỗ trợ tài

chính cho sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học 99 Biểu đồ 2.10 Đánh giá về kết quả thực hiện của công tác Quản lý Xây dựng

hệ thống cơ cấu tổ chức của chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên 103 Biểu đồ 2.11 Đánh giá về kết quả thực hiện của công tác Quản lý Huy động,

sử dụng và duy trì quỹ tài chính cho các chương trình hỗ trợ tài chính 107 Biểu đồ 2.12 Đánh giá kết quả thực hiện công tác Quản lý Lựa chọn đối

tượng nhận hỗ trợ tài chính và phân bổ khoản hỗ trợ tài chính 109 Biểu đồ 2.13 Đánh giá Kết quả tthực hiện công tác Quản lý Thông tin,

tuyên truyền, tư vấn cho các đối tượng liên quan về chương trình HTTC

cho SV

112

Biểu đồ 2.14 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan tới công tác quản

lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ 113 Biểu đồ 2.15 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan tới công tác quản

lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ 115 Biểu đồ 3.1 Tương quan giữa mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp 177 Biểu đồ 3.2 So sánh kết quả đánh giá trước và sau thử nghiệm 183

Trang 12

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên được quản lý

Sơ đồ 1.2 Quá trình Phân bổ khoản vay tín dụng sinh viên 49

Sơ đồ 1.3 Quá trình Phân bổ khoản hỗ trợ tài chính 50

Sơ đồ 1.4 Kết hợp Tiếp cận quản lý của luận án 63

Sơ đồ 2.1 Hệ thống phân cấp quản lý hệ thống chương trình HTTC tại Hoa

Sơ đồ 2.2 Hệ thống phân cấp quản lý hệ thống chương trình HTTC tại

Sơ đồ 2.3 Hệ thống phân quyền của chương trình HTTC của chính phủ

Sơ đồ 2.4 Hệ thống phân quyền của chương trình HTTC của các cơ sở

Sơ đồ 3.1 Giải pháp quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho SV các

trường đại học công lập trong bối cảnh tự chủ 135

Sơ đồ 3.2 Hướng phân bổ hỗ trợ tài chính cho sinh viên do các nhà trường

Trang 13

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL Cán bộ quản lý

CSGDĐH Cơ sở giáo dục đại học

CSN The National Board of Student Aid - Hội đồng quốc gia Thụy

Điển về các hỗ trợ cho sinh viên

CT Chương trình CTSV Công tác sinh viên

EUA European University Association - Hiệp hội các trường đại học

châu Âu

FAFSA Free Application for Federal Student Aid - Đơn xin nhận Hỗ trợ

cho sinh viên của liên bang miễn phí FAO Financial Aid Office - Văn phòng hỗ trợ tài chính FSA Federal Student Aid - Tổ chức Hỗ trợ Sinh viên Liên bang

GD Giáo dục GDĐH Giáo dục đại học

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

GV Giảng viên HCKK Hoàn cảnh khó khăn

HEA Higher Education Act - Bộ luật Giáo dục đại học Hoa Kì HTTC Hỗ trợ tài chính

ICL Income Contigent Loan - Khoản cho vay dựa trên thu nhập KTB Ngân hàng Krumg Thai

NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội

NN Nhà nước NSNN Ngân sách nhà nước

NT Nhà trường

QL Quản lý SEK Krona Thụy Điển SLF The Student Loan Fund - Quỹ Tín dụng sinh viên

Trang 14

SLSC Student Loan Scheme Committee - Ủy ban Chương trình Tín

dụng sinh viên

SV Sinh viên TCĐH Tự chủ đại học

TDSV Tín dụng sinh viên TK&VV Tiết kiệm và Vay vốn

TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân

USD United States Dollar –Đô la Mỹ

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Các chương trình hỗ trợ tài chính (HTTC) cho sinh viên (SV) (Financial Assistance Programs) bao gồm nhiều hình thức, cụ thể như: Trợ cấp và Học bổng (Grant and Scholarship), chương trình tín dụng sinh viên (Student Loan), các cơ hội việc làm cho sinh viên (Student employment opportunities), các khoản đóng góp hỗ trợ khác Các loại hình HTTC cho SV được cho là ra đời và bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào cuối những năm 1950 (Woodhall, M., 1990) Kể từ khi những chương trình HTTC cho SV đầu tiên

đó ra đời, số lượng các quốc gia có áp dụng các loại hình hỗ trợ này không ngừng tăng lên Đến thời điểm hiện tại, ở hầu hết các nền giáo dục trên thế giới đều áp dụng một số hay nhiều hình thức HTTC cho SV Ở mỗi quốc gia, các chương trình này cũng được liên tục cải tiến về chất lượng, thể hiện ở việc không ngừng cải tiến và thay đổi, mở rộng các hình thức, loại hình hỗ trợ và quy định cũng chặt chẽ hơn để phù hợp với hoàn cảnh thực

tế cũng như bối cảnh kinh tế xã hội tại các quốc gia đó Sự mở rộng cả về số lượng và chất lượng của các chương trình HTTC cho SV thời gian qua đã chứng minh vai trò quan trọng của nó trong hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) và sự cấp thiết cần phải nghiên cứu về chủ đề này

Riêng tại Việt Nam, các chương trình HTTC cho SV đại học đã và đang thể hiện ngày càng rõ vai trò quan trọng trên cả phương diện lý luận và phương diện thực tiễn cũng như thực trạng nghiên cứu về chủ đề này

Về mặt lý luận, các chương trình HTTC có vai trò hết sức tích cực đối với việc nâng cao hiệu quả giáo dục trên nhiều phương diện Trên phương diện quản lý tài chính cho GDĐH, các chương trình HTTC là một hình thức để chia sẻ chi phí, huy động nguồn tài chính cho GDĐH giữa nhà nước, người học, doanh nghiệp và toàn xã hội, giảm thiểu gánh nặng chi trả cho GDĐH đối với ngân sách nhà nước (NSNN) Ngoài ra, các chương trình HTTC góp phần trực tiếp trong việc mở rộng phạm vi, tăng quy mô đào tạo của giáo dục đại học Không thể phủ nhận nhờ có các chương trình này mà số lượng SV tăng lên

Về phương diện xã hội, các chương trình HTTC giúp cho nhiều đối tượng có đủ điều kiện tài chính để theo học đại học, bao gồm cả các SV nghèo, SV có hoàn cảnh khó khăn (HCKK), tăng khả năng tiếp cận với GDĐH cho mọi đối tượng học sinh, SV nhờ đó mà

sự công bằng trong tiếp cận GDĐH được đảm bảo và tăng cường hơn Một vai trò nữa không kém phần quan trọng của các chương trình HTTC cho SV là vai trò trong việc đáp ứng các nhu cầu về nguồn nhân lực, về cơ cấu lực lượng lao động Chính phủ có thể sử dụng các chương trình này như một công cụ để cơ cấu lại lực lượng lao động và phát triển nguồn nhân lực quốc gia, thông qua các chính sách cụ thể Từ góc độ khoa học, nghiên

Trang 16

cứu về quản lý các chương trình HTTC cho SV có thể đóng góp vào việc xây dựng cơ sở

lý luận vững chắc về quản lý tài chính trong GDĐH, từ việc phân tích các mô hình quản

lý hiện tại đến đề xuất các phương án cải tiến và tối ưu hóa Những kết quả từ nghiên cứu

có thể giúp các nhà quản lý giáo dục và chính trị gia hiểu rõ hơn về những thách thức và

cơ hội trong việc cung cấp HTTC cho SV, từ đó đề xuất và thực hiện các chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng và công bằng trong GD

Về mặt thực tiễn, từ chủ trương chiến lược giáo dục vĩ mô đến những chính sách giáo dục cụ thể và bối cảnh thực tiễn đều cho thấy các giải pháp HTTC cho SV là một chính sách cần được củng cố và tập trung hơn nữa nhằm giúp giáo dục đại học phát triển

Điểm nổi bật trong bối cảnh GDĐH tại Việt Nam hiện nay là xu hướng thực hiện

tự chủ đại học (TCĐH) Giống như hầu hết các nền giáo dục trên thế giới hiện nay, tại Việt Nam, nhà nước đang đầu tư nhiều hơn cho giáo dục mầm non và phổ thông với nhiều hỗ trợ hơn về ngân sách, miễn giảm học phí Với GDĐH, nhà nước đang và sẽ giữ vai trò điều tiết, quản lý chung thông qua các cơ chế, chính sách và tiến tới sẽ để cho các trường tự chủ về mọi mặt, trong đó có tự chủ tài chính Giáo dục đại học tại Việt Nam cũng đã và đang thực hiện tự chủ mạnh mẽ như vậy Thực tế những năm qua cho thấy, kể từ khi thực hiện TCĐH nói chung và tự chủ tài chính GDĐH nói riêng, GDĐH

ở Việt Nam đã và đang đối diện với những khó khăn, thách thức về tài chính, nhất là vấn đề tài chính tại các trường ĐH ở Việt Nam Trước hạn chế về nguồn tài chính công, Việt Nam đã và đang thực hiện theo cơ chế tự chủ đại học Khi tiến hành tự chủ đại học, các cơ sở giáo dục được quyền quyết định mức học phí, dẫn đến một xu thế tất yếu học phí đại học sẽ tăng nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn Thế nhưng thực tế việc tăng học phí cũng làm phát sinh lo ngại có thể dẫn đến nhiều khó khăn cho sinh viên về vấn đề tài chính để theo học, đặc biệt là đối với những sinh viên thuộc nhóm yếu thế Để đảm bảo song song lộ trình tăng học phí tự chủ đại học và tháo gỡ được khó khăn cho SV về mặt tài chính, các trường đại học đã và đang triển khai, thực hiện các chương trình HTTC cho SV Tuy nhiên, khi thực hiện các chương trình, vấn đề cần quản lý các chương trình HTTC cho SV như thế nào cho hiệu quả đang đặt ra cho cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) nhiều vấn đề cần giải quyết

Đối với một CSGDĐH công lập hiện nay, các chương trình HTTC cho SV mà nhà trường thực hiện và quản lý thuộc hai nhóm cơ bản: Nhóm thứ nhất là các chương trình thuộc quản lý của nhà nước, được quy định trong các văn bản chính sách và nhà trường là một chủ thể quản lý Nhóm thứ hai là các chương trình thuộc quản lý của nhà trường và do nhà trường chủ động, quản lý toàn bộ hoặc chủ trì quản lý cùng với các chủ thể phối hợp khác có quan hệ với nhà trường Trong điều kiện tự chủ đại học diễn

ra sâu rộng, nhà trường được giao nhiều quyền và trách nhiệm hơn, đồng thời ngân sách

Trang 17

nhà nước chi cho các trường ĐH nói riêng và GDĐH nói chung cũng cắt giảm theo lộ trình, việc thực hiện quản lý các chương trình HTTC SV của nhà nước thông thường dừng ở mức độ phối hợp quản lý và chỉ tham gia công tác quản lý thực hiện Với nhóm chương trình HTTC của nhà nước, các cơ sở GDĐH sẽ không tham gia hoặc tham gia rất ít vào công tác quản lý xây dựng bởi đây là khâu thuộc về chính sách của nhà nước,

do các cơ quan lập pháp chuyên trách thực hiện Ngược lại, với nhóm chương trình HTTC của nhà trường, nhà trường thực hiện công tác quản lý ở tất cả các công đoạn, từ xây dựng chương trình đến quản lý quỹ tài chính, lựa chọn và phân bổ các khoản hỗ trợ Trong bối cảnh TCĐH, công tác quản lý các chương trình HTTC của nhà trường đòi hỏi

sự tích cực, chủ động mạnh mẽ, sự sáng tạo và vai trò quản lý quan trọng từ phía các nhà trường Bên cạnh đó, nếu công tác quản lý các chương trình HTTC cho SV của nhà trường được thực hiện khoa học, bài bản cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các SV và hoạt động của nhà trường Bởi thế, nghiên cứu về quản lý các chương trình HTTC cho

SV của các cơ sở GDĐH có ý nghĩa thiết thực đối với các nhà trường

Với thời gian hình thành và phát triển của các chương trình HTTC cho SV tại Việt Nam còn tương đối ngắn, không đồng đều giữa các loại hình và các chính sách về TCĐH vẫn đang trong giai đoạn đầu triển khai, cần tiếp tục rà soát, bổ sung, thực trạng nghiên cứu về các chương trình HTTC cho SV và quản lý các chương trình HTTC cho SV trong nhà trường vẫn còn rất khiêm tốn ở quy mô, phạm vi nghiên cứu và các nội dung được nghiên cứu Trong bối cảnh đổi mới giáo dục theo hướng TCĐH hiện nay, rất cần có những nghiên cứu để có thể góp phần đề xuất hoàn thiện chính sách HTTC cho SV nói chung, quản lý các chương trình HTTC cho SV trong các cơ sở GDĐH nói riêng

Xuất phát từ sự cần thiết về mặt lý luận và thực tiễn cũng như thực trạng nghiên cứu nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ chuyên

ngành quản lý giáo dục của mình

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học và thực tiễn quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học tại Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học tại Việt Nam, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tăng quyền và trách nhiệm tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm các trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là

“Cơ sở giáo dục đại học” hoặc “Nhà trường”) công lập đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Trang 18

3.1 Khách thể nghiên cứu

Các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên do các cơ sở giáo dục đại học công lập tự quản lý xây dựng và tự quản lý thực hiện mà không phụ thuộc vào cơ quan quản lý nhà nước cấp trên nào khác, hướng đến đối tượng là sinh viên của nhà trường

và có phạm vi trong nội bộ trường (Gọi tắt là các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên của nhà trường)

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học công lập tự chủ ở Việt Nam

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Công tác quản lý các chương trình HTTC dành cho SV tại các CSGDĐH Việt Nam hiện nay đã đạt được một số kết quả quan trọng Tuy nhiên, trước yêu cầu cao của việc thực hiện tự chủ đại học và nâng cao chất lượng đào tạo, hoạt động này còn nhiều hạn chế, thiếu sót, chưa phát huy được hết vai trò quản lý và tính tự chủ của nhà trường, cần phải được quan tâm nghiên cứu bài bản để điều chỉnh, cải thiện Nếu nghiên cứu lý luận về quản lý các chương trình HTTC cho SV trong bối cảnh TCĐH trên các cách tiếp cận khoa học của quản lý giáo dục như tiếp cận đối tượng quản lý và tiếp cận chức năng quản lý, đồng thời tổ chức khảo sát, phân tích, đánh giá khách quan thực trạng quản lý các chương trình HTTC cho SV trong bối cảnh TCĐH tại Việt Nam theo các tiếp cận khoa học đó, thì có thể đề xuất được các giải pháp quản lý các chương trình HTTC cho

SV trong bối cảnh TCĐH tại Việt Nam phù hợp với quy luật khách quan, đáp ứng được mục tiêu, đặc điểm phát triển của các CSGDĐH công lập, góp phần nâng cao hiệu quả của chương trình, mang lại nhiều ý nghĩa và tác động tích cực

5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

5.1 Xây dựng cơ sở lí luận về Quản lý giáo dục đối với các chương trình hỗ trợ tài chính

dành cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học;

5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng Quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính

dành cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học hiện nay tại Việt Nam;

5.3 Đề xuất các giải pháp Quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính dành cho sinh viên

trong bối cảnh tự chủ đại học tại Việt Nam; khảo nghiệm và thử nghiệm các giải pháp

đã đề xuất trong luận án

6 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

6.1 Giới hạn về tiếp cận nghiên cứu

Luận án nghiên cứu Quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính dành cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học hiện nay tại Việt Nam theo tiếp cận đối tượng quản lý (quản lý nội dung gì) và chức năng quản lý (quản lý bằng cách nào)

Trang 19

Phương diện Tự chủ đại học làm bối cảnh nghiên cứu: Luận án nghiên cứu công tác quản lý các chương trình HTTC cho SV trong bối cảnh Tự chủ về tài chính

6.2 Giới hạn về chủ thể quản lý

Trong đề tài luận án này, chủ thể quản lý các chương trình HTTC cho SV là các

cơ sở giáo dục đại học công lập và các chủ thể khác là chủ thể phối hợp Nhà trường là chủ thể quản lý toàn bộ các chương trình HTTC do nhà trường tự chủ xây dựng và thực hiện Cụ thể, chủ thể của quản lý trong đề tài luận án sẽ được giới hạn đến các trường

ĐH, học viện công lập, bao gồm các phòng, ban, bộ phận trong nhà trường trong mối quan hệ phối hợp với các đối tượng tham gia quá trình quản lý các chương trình HTTC của nhà trường như các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và các đối tượng thụ hưởng bao gồm phụ huynh, sinh viên

6.3 Giới hạn về đối tượng khảo sát

Điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi đối với các đối tượng có liên quan đến quản lý chương trình, bao gồm cán bộ phòng/bộ phận Kế hoạch Tài chính, phòng/bộ phận Giáo dục chính trị và Công tác sinh viên hoặc cán bộ phòng/bộ phận Quản lý người học, giảng viên, sinh viên Bên cạnh đó, đề tài tiến hành phỏng vấn các chuyên gia giáo dục có lý luận và kinh nghiệm về quản lý các chương trình HTTC cho SV, bao gồm các thành viên Ban giám hiệu nhà trường (Hiệu trưởng, Hiệp phó nhà trường các cán bộ phòng/bộ phậnKHTC, các cán bộ phòng/bộ phận Giáo dục chính trị và CTSV hoặc cán bộ phòng/bộ phận Quản lý người học, giảng viên và sinh viên tại 07 trường đại học, học viện công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội

6.4 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Luận án nghiên cứu trong phạm vi một số trường đại học, học viện công lập, đang thực hiện tự chủ theo lộ trình trên địa bàn thành phố Hà Nội (trong luận án xin được gọi chung là “Cơ sở giáo dục đại học” hoặc “Nhà trường”)

6.5 Giới hạn về thời gian nghiên cứu

Dữ liệu, thông tin sử dụng trong luận án là dữ liệu, thông tin về các chương trình HTTC sinh viên hiện có (bao gồm trợ cấp, học bổng, tín dụng dành cho sinh viên, cơ hội việc làm sinh viên) thuộc quản lý của riêng các nhà trường Dữ liệu, số liệu sơ cấp

và nội dung phỏng vấn trực tiếp được thu thập trong giai đoạn 2019-2023

7 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

Đề tài triển khai dựa trên cơ sở của phương pháp luận Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử Các vấn đề nghiên cứu cũng luôn được đặt trong các mối quan hệ biện chứng, trong sự vận động và biến đổi không ngừng, chịu sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan Các nội dung nghiên cứu đều được triển khai theo cách kế thừa

Trang 20

có chọn lọc các thành tựu nghiên cứu từ các nhà khoa học trước đó, đồng thời, bằng cách phối kết hợp các lý thuyết đã được công nhận, Luận án tìm kiếm khung lý thuyết phù hợp của đề tài Luận án được triển khai theo các tiếp cận cơ bản sau đây:

7.1.1 Tiếp cận hệ thống

Xác định các chương trình HTTC cho SV là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố cấu trúc có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau (hệ thống chính sách quy định, quỹ tài chính cho chương trình, lựa chọn đối tượng hưởng

và phân bổ hỗ trợ, hoạt động thông tin, truyền thông, tư vấn về chương trình,.v.v.)

Phân tích các nội dung Quản lý các chương trình HTTC cho SV là một hệ thống các cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý dựa trên việc huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện các chương trình HTTC đạt mục tiêu

Đặt các giải pháp Quản lý các chương trình HTTC cho SV trong bối cảnh tự chủ đại học ở Việt Nam trong hệ thống các nội dung quản lý khác của quản lý công tác sinh viên và quản lý tài chính cho trường đại học nói riêng và quản lý trường ĐH nói chung (quản lý chiến lược nhà trường, quản lý tài chính, cơ sở vật chất; quản lý chuyên môn, quản lý hoạt động giáo dục sinh viên, quản lý các công tác về sinh viên ) để đảm bảo tính đồng bộ và khả thi của các giải pháp đề xuất

Xem xét các giải pháp Quản lý các chương trình HTTC cho SV trong bối cảnh

tự chủ đại học ở Việt Nam gắn với chủ thể quản lý là nhà trường– với tư cách là một hệ thống quản lý từ trên xuống: Ban Giám hiệu rồi đến các phòng ban chức năng, cùng với đội ngũ giảng viên thực hiện vai trò phố hợp ; trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp tương ứng với từng bộ phận thực hiện ở cấp độ nhà trường, nhưng đặt trong mối tương quan với các giải pháp cho các bộ phận quản lý khác

7.1.2 Tiếp cận đối tượng quản lý

Quản lý các chương trình HTTC cho SV là công tác quản lý gồm nhiều đối tượng quản lý thành phần Các đối tượng quản lý cụ thể giúp trả lời câu hỏi “Quản lý các chương trình HTTC cho SV là quản lý cụ thể những gì?” Để Quản lý các chương trình HTTC cho SV, luận án triển khai xây dựng hệ thống các đối tượng quản lý cụ thể đặc thù của chương trình HTTC SV khi thực hiện các chương trình này Việc phân tích nội hàm “Quản lý các chương trình HTTC cho SV” thành các nội dung quản lý thành phần hướng đến hệ thống các đối tượng cụ thể sẽ giúp cụ thể hóa vấn đề nghiên cứu và tạo cơ

sở để xây dựng khung lý luận chặt chẽ và toàn diện

7.1.3 Tiếp cận chức năng quản lý

Quản lý các chương trình HTTC cho SV có thể được nghiên cứu theo chức năng quản lý, từ xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá Các chức năng quản lý vừa là nhiệm vụ, vừa là biện pháp để chủ thể quản lý triển khai tổ chức,

Trang 21

quản lý các đối tượng quản lý cụ thể đối với các chương trình HTTC cho SV (Quản lý Xây dựng hệ thống cơ cấu tổ chức về chương trình HTTC SV, Quản lý Huy động, sử dụng và duy trì quỹ tài chính cho các chương trình HTTC cho SV, Quản lý Lựa chọn đối tượng nhận hỗ trợ và phân bổ khoản hỗ trợ, Quản lý Thông tin, tuyên truyền, tư vấn cho các đối tượng liên quan về chương trình HTTC cho SV)

7.1.4 Tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường

Tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường (school – based management) là một phương thức quản lý giáo dục tập trung vào việc nhà trường tự quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình HTTC cho SV của trường mình, với sự hỗ trợ của các tổ chức liên quan Đây là một trong những phương thức quản lý các chương trình HTTC cho SV một cách hiệu quả, cho phép nhà trường xác định nhu cầu HTTC của SV; xây dựng hệ thống HTTC của riêng nhà trường, lựa chọn được các SV có nhu cầu và đủ điều kiện tham gia các chương trình HTTC, phân bổ HTTC đến các SV và thực hiện các công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn cho đối tượng cán bộ nhà trường và SV của trường Cách tiếp cận này phát huy tối đa được vai trò của nhà trường trong quản lý các chương trình HTTC cho SV, đặc biệt là trong bối cảnh TCĐH và tự chủ tài chính của nhà trường Bằng cách tiếp cận này, có thể nghiên cứu được đậm nét vai trò của nhà trường với tư cách là một chủ thể quản lý độc lập

7.1.5 Tiếp cận phân cấp quản lý

Mô hình phân cấp quản lý cho phép các trường đại học tổ chức và quản lý thực hiện các chương trình HTTC cho SV của nhà trường một cách hiệu quả và chuyên nghiệp Mô hình phân cấp quản lý thực hiện các chương trình HTTC cho SV có thể được

tổ chức theo cấp trường, khoa và lớp Cấp trường là cấp quản lý cao nhất trong trường học, có trách nhiệm chủ đạo trong việc quản lý thực hiện các chương trình HTTC cho

SV Ban giám hiệu nhà trường quản lý các chương trình HTTC cho SV thông qua Bộ phận Giáo dục chính trị (GDCT) và Công tác sinh viên/Quản lý người học, Bộ phận Kế hoạch Tài chính (KHTC) Cấp khoa và lớp được coi là cấp quản lý phía dưới cấp trường, giúp cho Bộ phận GDCT & CTSV và Bộ phận KHTC, thực hiện các hoạt động quản lý chương trình HTTC và là cầu nối giữa các bộ phận này với SV Các cá nhân tham gia ở cấp khoa và lớp bao gồm cán bộ quản lý khoa, giảng viên, thông thường là giảng viên kiêm nhiệm vị trí cố vấn học tập

7.1.6 Tiếp cận tự chủ và trách nhiệm xã hội

Việc thực hiện các chương trình HTTC cho SV của riêng nhà trường dựa trên cơ

sở các nhà trường có quyền tự chủ ngày càng sâu rộng Khi nhà trường được tự chủ tất yếu có thể xây dựng, thực hiện và quản lý các chương trình HTTC cho SV của riêng mình, bổ trợ cho hệ thống chương trình HTTC của nhà nước đạng được triển khai Các

Trang 22

chương trình HTTC cho SV của nhà trường được triển khai hoàn toàn không phụ thuộc vào các cơ quan quản lý cấp trên mà do các CSGDĐH toàn quyền thực hiện Do đó, có thể nhận thấy việc quản lý các chương trình này cũng dựa trên cơ sở tự chủ của nhà trường Ngoài ra, mục tiêu quan trọng nhất của các chương trình HTTC cho SV là để hỗ trợ cho nhóm SV yếu thế có đủ tài chính để theo học ĐH, từ đó tạo công bằng trong tiếp cận GDĐH Do vậy, bằng việc xây dựng và thực hiện những chương trình HTTC cho

SV của riêng nhà trường, các CSGDĐH thể hiện rất rõ trách nhiệm xã hội của mình, đó

là trách nhiệm tạo ra những kênh hỗ trợ cho nhóm SV yếu thế để các em có thể theo học tại trường, trách nhiệm mở rộng tiếp cận cho nhóm SV có hoàn cảnh khó khắn với dịch

vụ giáo dục của nhà trường Nhà trường xây dựng được một hệ thống các chương trình HTTC càng đa dạng, phong phú thì càng thể hiện mức độ tự chủ và trách nhiệm xã hội cao của nhà trường

7.2 Các phương pháp nghiên cứu

Để triển khai nghiên cứu đề tài này tác giả sử dụng hệ thống phương pháp gồm một số phương pháp cụ thể sau:

7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp tổng quan tư liệu: tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu; phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, mô hình hóa, từ đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

- Phương pháp so sánh: Sử dụng trong so sánh những chương trình đang thực hiện tại Việt Nam, so sánh các kết quả đạt được tại Việt Nam theo các giai đoạn; so sánh việc quản lý chương trình tại các trường đại học khác nhau ở Việt Nam, so sánh các chương trình HTTC tại Việt Nam và một số nước khác được nghiên cứu Đồng thời, dựa trên việc trình bày mô hình tại các trường đại học có mô hình tốt, mô hình tại một số quốc gia khác, cho thấy được sự khác biệt giữa các chương trình ở các trường ĐH khác nhau ở Việt Nam với nhau, giữa chương trình HTTC cho SV của nhà trường ở Việt Nam với một số chương trình tương tự trên thế giới, từ đó rút ra những gợi ý và khuyến nghị

để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các chương trình HTTC trong các trường ĐH ở Việt Nam

7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra: Điều tra bằng phiếu hỏi Phương pháp này được thực hiện thông qua các bước: Thiết lập phiếu, điều tra để lấy số liệu khảo sát và phân tích kết quả điều tra phục vụ viết luận án Đối tượng điều tra bằng phiếu hỏi là cán bộ quản

lý, giảng viên, chuyên viên nhà trường và sinh viên một số trường đại học đóng trên địa bàn Hà Nội Nội dung điều tra bằng phiếu hỏi là về thực trạng thực hiện chương trình HTTC và quản lý thực hiện chương trình HTTC trong các trường ĐH công lập

Trang 23

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn Ban giám hiệu, cán bộ trực tiếp điều hành chương trình HTTC cho sinh viên sinh viên, giảng viên, tại các trường đại học để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm các giải pháp đã xây dựng để đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi và tính cần thiết của các giải pháp Từ đó rút ra những đề xuất, khuyến nghị trong việc quản lý các chương trình HTTC cho SV trong bối cảnh TCĐH

7.2.3 Sử dụng phương pháp thống kê, phần mềm tin học để xử lý số liệu

Dùng phương pháp toán học thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu Sử dụng phần mềm tin học để thể hiện các biểu đồ, đồ thị về kết quả điều tra, thực nghiệm

8 NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ

8.1 Những khoảng trống nghiên cứu trong cơ sở lý luận đã cho thấy sự cần thiết nghiên

cứu về các chương trình HTTC cho SV và quản lý các chương trình này ở nhà trường Vận dụng các tiếp cận khoa học (tiếp cận đối tượng quản lý, tiếp cận chức năng quản lý) vào xây dựng khung lý luận về quản lý các chương trình HTTC cho SV, cụ thể là chia thành các đối tượng: Quản lý Xây dựng hệ thống cơ cấu tổ chức về chương trình HTTC SV, Quản lý Huy động, sử dụng và duy trì quỹ tài chính cho các chương trình HTTC cho SV, Quản lý Lựa chọn đối tượng nhận hỗ trợ và phân bổ khoản hỗ trợ, Quản

lý Thông tin, tuyên truyền, tư vấn cho các đối tượng liên quan về chương trình HTTC cho SV và các chức năng quản lý: Lập kế hoạch, Tổ chức, Chỉ đạo thực hiện, Kiểm tra đánh giá sẽ giúp cho quá trình quản lý các chương trình HTTC cho SV đạt hiệu quả hơn

8.2 Thực tiễn cho thấy công tác quản lý thực hiện các chương trình HTTC cho SV trong

bối cảnh TCĐH hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập Vận dụng khung lý luận đã được xây dựng một cách khoa học, có hệ thống để tiến hành khảo sát, phân tích thực trạng sẽ giúp chỉ ra được các điểm mạnh cũng như những tồn tại và hạn chế trong công tác quản

lý các chương trình HTTC cho SV trong các nhà trường hiện nay

8.3 Các giải pháp được đề xuất sẽ khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quản lý các

chương trình HTTC cho SV trong bối cảnh TCĐH, góp phần nâng cao hiệu quả của GD

ĐH, đáp ứng yêu cầu TCĐH và thể hiện vai trò, sứ mệnh của cơ sở GDĐH trong hệ thống giáo dục nước nhà

9 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Với các kết quả nghiên cứu đã tiến hành, luận án đã có những đóng góp cho hệ thống kiến thức lý luận và thực tiễn về quản lý các chương trình HTTC cho SV trong bối cảnh TCĐH Cụ thể:

9.1 Về mặt lý luận

Trang 24

- Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận khoa học về quản lý các chương trình HTTC cho SV nói chung, đi sâu vào lý luận quản lý thực hiện các chương trình HTTC cho SV tại các cơ sở GDĐH công lập trong bối cảnh tự chủ

- Xây dựng được Khung lý luận Quản lý các chương trình HTTC cho SV trong các trường ĐH, với chủ thể quản lý là các nhà trường

9.2 Về mặt thực tiễn

- Mô tả, đánh giá thực trạng và phân tích nguyên nhân của thực trạng quản lý các chương trình HTTC cho SV ở các nhà trường trong bối cảnh TCĐH Phát hiện khoảng cách giữa các mục tiêu trong quản lý các chương trình HTTC và kết quả quản lý thực tế các chương trình này trong nhà trường hiện nay Xây dựng được báo cáo thực trạng quản

lý các chương trình HTTC cho SV theo phân tích: điểm mạnh, điểm yếu, tồn tại và nguyên nhân

- Xây dựng được hệ thống giải pháp đồng bộ để quản lý các chương trình HTTC cho SV trong bối cảnh TCĐH đạt được mức độ đồng thuận cao và mức độ tin tưởng cao của các chuyên gia

Kết quả nghiên cứu trong luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở GD ĐH thực hiện nhiệm vụ quản lý các chương trình HTTC cho SV trong bối cảnh TCĐH hiện nay

10 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc của luận án được trình bày bao gồm 3 chương

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

Trang 25

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH

HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH

TỰ CHỦ ĐẠI HỌC 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Bản thân các chương trình hỗ trợ tài chính (HTTC) cho sinh viên (SV) vốn đã rất

đa dạng và bao gồm nhiều hình thức như: trợ cấp, học bổng, tín dụng sinh viên (TDSV), vừa học vừa làm,…; Trong bối cảnh tự chủ đại học (TCĐH), các nội dung chính khi nghiên cứu về quản lý các chương trình HTTC cho SV có thể chia thành hai hướng cơ bản sau: (1) Nghiên cứu về các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học và (2) Nghiên cứu về quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh TCĐH

1.1.1 Nghiên cứu về các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh

cụ quản lý tài chính trong giáo dục và chỉ ra hai cách phân loại, ứng mỗi cách phân loại

là các loại hình tương ứng Nếu phân loại theo nội dung chương trình, có 3 loại hỗ trợ

tài chính chủ yếu, bao gồm hỗ trợ không hoàn lại (Gift aid), hỗ trợ thông qua việc làm (Employment aid) và tín dụng sinh viên (Student Loan) Nếu phân loại theo nguồn vốn

của các chương trình, có 4 loại hình chương trình dựa trên 4 nguồn quỹ cho các chương

trình HTTC học sinh, sinh viên, đó là: Chương trình HTTC cho học sinh, sinh viên chính phủ quốc gia, Chương trình HTTC cho học sinh, sinh viên cấp tỉnh, Chương trình HTTC cho học sinh, sinh viên của các cơ sở giáo dục bao gồm hỗ trợ tài chính do các cơ sở giáo dục (nhà trường), Chương trình HTTC cho học sinh, sinh viên của các quỹ tư nhân hoặc các tổ chức bên ngoài trường học

Baum và Payea (2003) với thuật ngữ “Student Aid” cung cấp thông tin thống kê

về kết quả thực hiện các chương trình HTTC cho SV tại Hoa Kỳ, bao gồm các loại hình chủ yếu như: trợ cấp, tín dụng và hỗ trợ vừa học vừa làm, cả chương trình của nhà nước, của bang và của từng nhà trường, trong khoảng thời gian khá dài, từ 1983 đến 2003 nhằm thấy được sự phát triển, tăng lên về số lượng và chất lượng cũng như kết quả thực hiện của các chương trình tại quốc gia này, cho thấy HTTC là một xu hướng tất yếu của giáo dục

Trang 26

Marcucci và Usher (2011) mô tả các chương trình HTTC cho SV bằng tên gọi

“Student Financial Assistance” và đã dựa trên nghiên cứu điển hình các hình thức HTTC cho SV của 40 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đưa ra kết luận: Chính phủ các nước cung cấp các cơ chế HTTC cho SV theo ba dạng: Trợ cấp, Tín dụng sinh viên, Các hình thức hỗ trợ gián tiếp như trợ cấp cho phụ huynh, trợ cấp thông qua thuế thu nhập

Tác giả Fuller (2014) đã nghiên cứu đánh giá lịch sử của các chương trình hỗ trợ

SV đại học tại Hoa Kỳ, từ thời điểm những chương trình HTTC cho SV đầu tiên tại Hoa

Kỳ được thành lập Tác giả cho rằng bản chất của hỗ trợ tài chính đã dịch chuyển từ nỗ lực hỗ trợ nhỏ lẻ phạm vi địa phương sang hỗ trợ một cách hệ thống có phạm vi liên bang, và cuối cùng tiến tới là hệ thống tập trung hướng đến mục tiêu có tính chính trị

Bouchard St-Amant (2020), sử dụng thuật ngữ “Financial student aid” để đưa ra

bức tranh tổng quan nghiên cứu về chương trình HTTC cho SV Trong đó, tác giả đã phân chia các chương trình HTTC SV thành 03 loại hình chính, đó là: Tín dụng sinh viên (Student Loan), Trợ cấp (Grant) và Các chính sách hỗ trợ về học phí (Tuition fees) như miễn, giảm học phí

Một số tác giả tìm hiểu sâu về các chương trình HTTC cho SV ngoài nhà nước, bao gồm các chương trình của các tổ chức tư nhân hay các CSGDĐH quản lý và điều hành Cục Bảo vệ Tài chính người tiêu dùng Hoa Kỳ (Consumer Financial Protection Bureau) (2012) đã xuất bản Báo cáo nghiên cứu Private Student Loan, trong đó trình bày kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại Hoa Kỳ của chương trình tín dụng sinh viên ngoài nhà nước

Tại Việt Nam, Đặng Thị Minh Hiền (2013) đưa ra quan điểm các loại hình chương trình HTTC cho SV như: trợ cấp, học bổng, vừa học vừa làm, tín dụng sinh viên đóng vai trò là các hình thức hỗ trợ khi thực hiện chia sẻ chi phí trong giáo dục giữa các bên tham

gia và có cơ sở khoa học thuộc lĩnh vực kinh tế học

Tác giả Trịnh Hồng Hà (2007) cũng đã khẳng định một số loại hình chương trình HTTC là các giải pháp để thực hiện và đảm bảo tài chính cho GDĐH, thông qua một chuỗi các nghiên cứu khai thác nội dung kinh nghiệm quốc tế về tài chính cho giáo dục, trong đó minh họa bằng một số loại hình chương trình HTTC tại một số quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc

1.1.1.2 Những nghiên cứu về lợi ích, tác động của chương trình hỗ trợ tài chính sinh viên

a Nghiên cứu về tác động tăng độ bao phủ của các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên

Nhiều nghiên cứu khẳng định các chương trình HTTC, đặc biệt là các chương trình HTTC dựa trên nhu cầu (need-based) giúp tăng số lượng SV nhập học, tăng khả

Trang 27

năng tiếp cận GDĐH nói chung và tăng khả năng thu hút SV cho các trường đại học nói riêng Các nghiên cứu từ giai đoạn trước năm 1987 đã khẳng định tác động tích cực này của các chương trình HTTC Các chương trình HTTC giúp tăng tiếp cận cho các đối tượng SV nói chung, bao gồm cả SV từ các gia đình có thu nhập thấp hay nhóm SV thiểu số hoặc có HCKK Leslie và Brinkman (1988) cho rằng chi phí thực tế của việc học tại trường đại học giảm 1.000 USD nhờ vào các chương trình hỗ trợ có tác động làm tăng từ 3 đến 5% ở tỷ lệ ghi danh nhập học Stampen & Fenske (1988) chứng minh các chương trình HTTC ở mọi thể loại có tác động gia tăng sự tiếp cận với GDĐH của các

SV dân tộc thiểu số tại Hoa Kỳ từ những năm thập niên 70 của thế kỷ trước [Dẫn theo Mattana (2018)] Các nghiên cứu sau năm 1987 phần lớn xác nhận những kết quả này Braunstein & Mcgrath & Pescatrice (1999) chứng minh được việc nhận được HTTC có tác động tích cực đến quyết định ghi danh của SV mới Đối với mỗi lần tăng 1.000 USD trong số tiền viện trợ được cung cấp, khả năng ghi danh tăng từ 1,1% đến 2,5% Các khoản trợ cấp (grant) và cho vay (loan) có tác động tích cực như mong đợi đối với việc nhập học, nhưng loại hình vừa học vừa làm không có khả năng thu hút được SV tương lai như vậy, trừ khi nó được kết hợp với một số chính sách hỗ trợ khác như tín dụng hoặc trợ cấp Tương tự, Deming và Dynarski (2009) lưu ý trong nghiên cứu được thực hiện bằng cách

sử dụng nhiều chiến lược nhận dạng thử nghiệm trên các chương trình dựa trên nhu cầu khác nhau của Hoa Kỳ, kết quả cho thấy rằng khoản trợ cấp tăng 1.000 USD sẽ làm tăng xác suất thêm SV ghi danh vào đại học từ 2 đến 5% Klaauw (2002) bằng phương pháp thiết kế hồi quy gián đoạn RDD đã nghiên cứu khẳng định các chương trình HTTC (bao gồm 88% là trợ cấp) là một công cụ hữu hiệu có vai trò quan trọng trong việc giúp các trường ĐH thu hút SV và tạo lợi thế cạnh tranh với các trường ĐH khác; Stone & Larry (2002) khẳng định rằng hỗ trợ dựa trên thành tích (merit-based aid), bao gồm trợ cấp và học bổng làm tăng tỷ lệ ghi danh/nhập học cho tất cả đối tượng SV có điều kiện tài chính khác nhau [Dẫn theo Mattana (2018)]

Đối với riêng các dạng Hỗ trợ không hoàn lại (học bổng và trợ cấp), một số nghiên cứu cũng khẳng định những tác động tích cực: Bettinger (2004) đã chỉ ra rằng Trợ cấp Pell grants - chương trình trợ cấp dựa trên trắc nghiệm khả năng (means-tested) lớn nhất dành cho SV tại Hoa Kỳ có tác động làm giảm hành vi và nguy cơ bỏ học giữa chừng của SV năm thứ nhất Bằng phương pháp nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (Randomized Control Trials – RCT), nghiên cứu về tác động của loại hình trợ cấp dựa trên thành tích và kết quả học tập (merit-based) hay với tên gọi khác là học bổng đối với lượng SV nhập học, Angrist và cộng sự (2016) đã kiểm chứng được nếu học bổng tăng lên mức trung bình 6.200 USD sẽ khiến tỷ lệ SV nhập học tăng 13% và

có khả năng làm tăng tỷ lệ tốt nghiệp

Trang 28

Một số nghiên cứu cho thấy ngoài học bổng và trợ cấp, các chính sách miễn giảm học phí cũng có tác động giúp tăng số lượng SV nhập học và theo học Abraham và Clark (2006) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu Khác biệt trong khác biệt, dựa trên

sự so sánh với việc miễn giảm học phí ở các bang lân cận và tìm ra rằng chính sách giảm học phí ở có xu hướng giúp số lượng SV nhập học tăng lên, bắt nguồn từ lý do chính sách giảm học phí đã thu hút một lượng SV chuyển từ các trường không được giảm học phí ngoài bang về nhập học tại các trường được trợ cấp học phí tại bang Columbia Dynarski (2000) chỉ ra kết quả rằng nếu giảm học phí thêm từ 1.500 đến 2.500 USD sẽ khiến tỷ lệ SV ghi danh nhập học tăng từ 1,6 đến 2,98% và việc giảm học phí mang lại tác động lớn hơn cho SV nữ so với SV nam, đặc biệt là đối với SV người Mỹ gốc Tây Ban Nha và người Mỹ gốc Phi Nielsen và cộng sự (2010) sử dụng biến số bán thực nghiệm do cải cách gây ra và thiết kế gián đoạn hồi quy so sánh các SV xung quanh các điểm gấp khúc trong công thức kiểm tra thử nghiệm, và ước tính được rằng tương đương với sự gia tăng 1.000 USD trợ cấp sẽ làm tăng tỷ lệ ghi danh lên 1,35% Arendt (2013)

đã nghiên cứu cải cách về trợ cấp ở Đan Mạch và đưa ra kết quả việc tăng trợ cấp thêm 57% giúp làm tăng tỷ lệ nhập học và làm giảm tỷ lệ SV bỏ học, mặc dù những tác động

về tỷ lệ tốt nghiệp chưa rõ ràng Kết quả này càng rõ ràng và chính xác hơn với đối tượng SV từ các gia đình thu nhập thấp Dearden (2014) cũng đã ước lượng tác động của “trợ cấp duy trì” – một dạng trợ cấp dựa trên nhu cầu, tại Vương quốc Anh vào năm

2004 và rút ra kết quả nếu tăng trợ cấp thêm 1.000£ thì tỷ lệ nhập học sẽ tăng 3,95% Bằng phương pháp nghiên cứu Thiết kế gián đoạn hồi quy (Regression Discontinuity Design), Fack và cộng sự (2015) đã chỉ ra rằng việc tăng khoản trợ cấp thêm 1.500 € tại Pháp sẽ góp phần làm tăng lượng SV nhập học thêm từ 5 đến 7% và làm tăng sự cam kết của SV với toàn khóa học

Với riêng loại hình TDSV, Yusif và Yussof (2010) nghiên cứu về tác động của chương trình lên lượng SV nhập học trong giai đoạn từ 1988 đến 2008; theo đó chương trình TDSV đã được chứng minh là có tác động tích cực đáng kể đối với số lượng tuyển sinh của các trường đại học, chương trình khiến cho lượng SV nhập học hàng năm tăng lên, đồng nghĩa với việc tăng khả năng tiếp cận đại học tại Ghana

b Tác động của các chương trình hỗ trợ tài chính đối với kết quả và thành tích học tập của người học

Các chương trình HTTC không chỉ được mong đợi giúp cho việc tiếp cận và tăng

tỷ lệ ghi danh vào ĐH mà còn để cải thiện thành tích học tập - về mức độ theo học bền

bỉ, điểm số, các khóa học đã hoàn thành, số điểm tốt nghiệp và thời gian tốt nghiệp - và kết quả sau khi học ĐH - tức là thu nhập, phúc lợi, hạnh phúc Nhìn chung, các bằng

Trang 29

chứng chỉ ra rằng HTTC cho SV mang lại nhiều hơn những tác động tích cực đến thành tích và kết quả học tập

Nghiên cứu về tác động của kết hợp các loại hình HTTC đối với kết quả và thành tích học tập của SV, một số nghiên cứu ở nước ngoài chỉ ra tác động tích cực của các chương trình HTTC đối với việc giúp tăng tỷ lệ theo học và hoàn thành trọn vẹn khóa học hay nói cách khác là giảm thiểu tình trạng bỏ học, đặc biệt là đối với đối tượng từ các gia đình có thu nhập thấp Cụ thể một số nhà nghiên cứu đề cập đến nội dung này như: Powell (2002) khẳng định các chương trình HTTC giúp cho các SV năm nhất tại trường đại học Midwester (Mỹ) tiếp tục đăng ký theo học lên các năm tiếp sau; Mendoza

& Mendez & Malcolm (2009) thông qua việc tiếp cận và nghiên cứu các loại hình HTTC khác nhau (trợ cấp, tín dụng) ở cả cấp tiểu bang và liên bang ở Hoa Kỳ cùng khảo sát các SV đại học tại bang Oklahoma đã đưa ra kết quả tất cả các loại hình chương trình HTTC, dù được áp dụng đơn lẻ hay kết hợp đều tác động thuận đến tỷ lệ duy trì khóa học và sự tiến bố của SV năm 1 lên năm 2 Alon (2011) chỉ ra kết quả trợ cấp liên bang tại Mỹ mang lại tác động lớn nhất trong việc tiếp cận và duy trì chương trình học cho đối tượng SV nằm ở phân khúc thu nhập nhấp

Một số nghiên cứu đưa ra kết luận rằng các chương trình HTTC nói chung giúp giúp ngắn thời gian và từ đó rút ngắn chi phí theo học, đồng thời tăng khả năng tốt nghiệp đúng thời hạn, cụ thể như các nghiên cứu của Arendt (2013) và Garibaldi và cộng sự (2012), Gunnes và cộng sự (2013), Kifmann và cộng sự (2006), H¨akkinen và Uusitalo (2003) Joensen (2013b), Castleman và Long, 2016; Goldrick-Rab và cộng sự (2011), Dynarski (2008), Castleman (2014), Scott-Clayton (2011b); Scott-Clayton và

Zafar (2016) [Dẫn theo Mattana (2018)]

Một số nghiên cứu tập trung vào đánh giá tác động của riêng loại hình tín dụng sinh viên Nghiên cứu về tác động của TDSV đối với việc tăng chất lượng học tập của

SV, thể hiện qua việc tăng tỷ lệ nhập học, tăng khả năng tốt nghiệp đúng thời hạn, tạo kết quả học tập cao hơn có thể kể đến Solis (2017), Canton and Blom (2004) [Dẫn theo Mattana (2018)] Alon (2011) sử dụng phương pháp RDD và nhận thấy rằng tác động cận biên của một khoản vay bổ sung trị giá 100 USD góp phần làm tăng tỷ lệ hoàn thành năm đầu tiên lên 0,009 điểm phần trăm

Các dạng hỗ trợ không hoàn lại cũng được chứng minh trong nhiều nghiên cứu

là mang lại hiệu quả tích cực Nghiên cứu về tác động của viện trợ không hoàn lại (grant) đối với việc làm tăng sự bền bỉ và hoàn thành khóa học/đạt được bằng cấp của SV, Nguyen, Kramer, Evans (2019) chứng minh rằng viện trợ không hoàn lại làm tăng xác suất SV kiên trì và hoàn thành bằng cấp từ 2 đến 3 điểm phần trăm, ước tính cứ thêm

Trang 30

1.000 USD viện trợ không hoàn lại sẽ cải thiện mức độ bền bỉ và đạt được từ 1,5 đến 2 điểm phần trăm

Ngoài các hình thức hỗ trợ bằng tiền, những nghiên cứu trên thế giới còn khai thác tác động của hình thức Hỗ trợ vừa học vừa làm (Student Employment/Work Study Job) Tuy nhiên, đối với hình thức HTTC này, tác động được chứng minh bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực, tùy thuộc vào những quy định cụ thể của chương trình Nhìn chung, số lượng lớn giờ làm việc của SV khi tham gia hình thức hỗ trợ này dường như có tác động tiêu cực đến sự bền bỉ, thời gian tốt nghiệp và điểm số (Ehrenberg và Sherman, 1987; Kalenkoski và Pabilonia, 2010; Scott-Clayton, 2011a) Darolia (2014) xác nhận rằng, mặc dù điểm số của SV không bị ảnh hưởng bởi số giờ làm việc cận biên, nhưng tích lũy tín chỉ của họ giảm khi họ tăng số giờ làm việc Stinebrickner và Stinebrickner (2003) cho thấy rằng SV được giao cho công việc có số giờ trung bình cao hơn có thành tích học tập kém hơn so với SV được giao cho công việc có số giờ trung bình thấp hơn Joensen và Mattana (2017) nhận thấy rằng làm việc trong năm học

là bất lợi cho việc hoàn thành các khóa học, nhưng chỉ làm việc trong những tháng mùa

hè có tác dụng tích cực, so với việc không làm việc gì cả [Dẫn theo Mattana (2018)]

c Các tác động tích cực và ý nghĩa về mặt xã hội của các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên

Các tác động và ý nghĩa về mặt xã hội có thể kể đến như giúp tăng khả năng tiếp cận và độ bao phủ của GD ĐH; đảm bảo những SV có điều kiện khó khăn và ở vào nhóm yếu thế cũng được tạo cơ hội tiếp cận giáo dục, tử đó góp phần đảm bảo công bằng trong tiếp cận và mang tới những ý nghĩa về mặt xã hội

Nghiên cứu về tác động xã hội của nhóm các chương trình HTTC SV, Mattana (2018) bằng phương pháp tổng quan tư liệu, đưa ra kết luận rằng: Đối với nhóm SV yếu thế, các chương trình HTTC thể hiện những tác động ý nghĩa về mặt xã hội, giúp đảm bảo công bằng trong tiếp cận GDĐH Các chương trình HTTC cũng có tác động lớn hơn đối với những SV từ các gia đình có thu nhập thấp so với những SV từ những gia đình

có thu nhập cao, chứng tỏ tác động mang ý nghĩa xã hội

Các kết quả nghiên cứu cũng khẳng định loại hình Tín dụng sinh viên mang lại những ý nghĩa nhất định về mặt xã hội Ziderman (2005) qua nghiên cứu “Increasing Accessibility to Higher Education: A Role for Student Loans?” đã tổng kết chương trình TDSV có tác động khác nhau với từng bối cảnh: khi các chương trình TDSV được áp dụng là một phần của các chính sách chia sẻ chi phí; khi các chương trình tín dụng hướng trực tiếp đến đối tượng SV nghèo và giúp đối tượng đó tiếp cận GDĐH; khi chương trình TDSV hướng đến mục tiêu trợ giúp tất cả đối tượng SV có nhu cầu sử dụng vốn

để học, đa phần là các SV có sự độc lập cao về tài chính và ít phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ

Trang 31

bố mẹ trong việc cung cấp tài chính để học, trong đó có những trường hợp có tác động rất mạnh mẽ Nghiên cứu “Increasing Access to Higher Education Through Student

Loans” (Ziderman, A., 2013) chứng minh các chương trình TDSV có tác động tích cực

đối với kết quả tiếp cận GD ĐH, nhìn từ bốn phương diện khác nhau Sadiq (2015) chỉ

ra rằng chương trình TDSV tại Ghana có tác động giúp cải thiện, làm tăng khả năng tiếp cận GD ĐH cho SV tại nước này, giúp cho nhiều đối tượng SV, đặc biệt là SV nghèo

có điều kiện được đi học Salmi (2018) khẳng định TDSV là một trong những công cụ

cơ bản để tăng sự bình đẳng trong giáo dục, bao gồm cả sự bình đẳng trong tiếp cận GD

ĐH, bên cạnh các công cụ khác như trợ cấp, miễn giảm học phí, các chính sách ưu đãi

về tài chính khác Tại Việt Nam, Nguyễn Thanh Tâm (2019) dựa trên khảo sát đối tượng cán bộ quản lý, giảng viên và SV một số trường đại học đã cho thấy chương trình TDSV được đánh giá là mang lại hiệu quả tăng tiếp cận với GDĐH và góp phần đảm bảo công bằng trong tiếp cận GDĐH Đào Thanh Bình và cộng sự (2017) cũng kết luận về những lợi ích mà chương trình TDSV mang lại qua khảo sát đối tượng SV tại trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

d Các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên giúp đảm bảo chi phí và cấp tài chính cho hệ thống giáo dục

Trong giáo trình về Kinh tế học giáo dục tại Ấn Độ (2011), nhóm tác giả đã nêu

ra các cơ chế chia sẻ, hỗ trợ tài chính cho SV như: các chính sách học phí, tín dụng sinh viên, thuế tốt nghiệp ra đời và phát triển như một bước tất yếu Các cơ chế này khi có

sự tham gia của nhà nước đóng vai trò như một cơ chế chính sách vừa giúp huy động tài chính cho GDĐH, vừa giúp nhiều đối tượng SV có cơ hội được tiếp cận với GDĐH mà không bị rào cản về tài chính Ngoài ra, khi các chương trình HTTC được điều hành và quản lý bởi các bên tư nhân, thì các chương trình ấy đóng vai trò như một phương thức cấp tài chính cho giáo dục, giảm gánh nặng với NSNN, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục

Tương tự, trong nghiên cứu “International Handbook on the Economics of Education” của tác giả Geraint Johnes, Jill Johnes (2004), khi nghiên cứu các kênh cấp tài chính linh hoạt cho giáo dục đại học, nhóm tác giả đã liệt kê và phân tích một số hình thức, trong đó nổi bật là một số hình thức hỗ trợ tài chính cho người học, cụ thể là: Phiếu giáo dục (Education vouchers); Tín dụng sinh viên – hình thức trả theo thu nhập Nghiên cứu một lần nữa khẳng định một số cơ chế HTTC cho SV không chỉ mang lại những lợi ích cho trực tiếp SV mà còn đóng vai trò là phương thức để huy động và duy trì tài chính linh hoạt cho hệ thống GDĐH

Xét riêng chương trình TDSV, đầu những năm 1900, World Bank đã tiến hành một cuộc rà soát về chính sách giáo dục ở bậc đại học, trong đó bao gồm một chương trình

Trang 32

nghiên cứu có quy mô lớn, thu thập các nghiên cứu từ nhiều quốc gia, tổ chức các hội thảo trong khu vực và trên phạm vi quốc tế Nằm trong khuôn khổ của chuỗi chương trình này, hai tác giả Albrecht và Ziderman (1992) đã tiến hành một nghiên cứu về các khoản tín dụng dành cho SV với vai trò là một phương pháp để khôi phục chi phí cho GD

1.1.1.3 Nghiên cứu khẳng định chương trình hỗ trợ tài chính sinh viên là một giải pháp tất yếu để thực hiện tự chủ đại học

Khi các trường thực hiện tự chủ đại học, tất yếu cần thực hiện tự chủ tài chính

Và để thực hiện tự chủ tài chính tốt, một hướng giải pháp các nhà nghiên cứu thường đề xuất là đổi mới, cải thiện chính sách học phí, học bổng, tín dụng sinh viên và các hình thức hỗ trợ tài chính khác, ở cả cấp độ quốc gia và trong nội bộ trường, ở cả thể loại chương trình của nhà nước và ngoài nhà nước

Các nghiên cứu trên thế giới đã tập trung phân tích sâu mối quan hệ giữa HTTC cho SV và tự chủ đại học Marcucci và Usher (2011) trong nghiên cứu “Tuition Fees and Student Financial Assistance: 2010 Global Year in Review” đã chỉ ra nhu cầu tất yếu về các chương trình hỗ trợ SV trong bối cảnh tự chủ đại học Các chương trình HTTC giúp thực hiện song song chính sách tăng học phí và chi phí đào tạo cùng với đảm bảo mục tiêu duy trì công bằng giáo dục và đảm bảo giáo dục cho nhóm yếu thế; hay nói cách khác giúp đồng thời giải quyết vấn đề thu hút nhiều SV và tăng nguồn thu học phí Thực hiện các giải pháp liên quan đến HTTC SV cũng đã và đang được thực hiện phổ biến trên thế giới qua một số hình thức Thứ nhất là tăng chi tiêu công cho giáo dục đại học song song với huy động nguồn đóng góp của tư nhân thông qua các trường

tư, các chương trình hỗ trợ tài chính của tư nhân (đa số các quốc gia, đặc biệt châu Á) Thứ hai là chuyển sang tăng hỗ trợ và trợ cấp về tài chính của nhà nước cho giáo dục thông qua các chương trình HTTC SV như học bổng, trợ cấp, miễn giảm học phí (một

số quốc gia Mỹ La tinh, đặc biệt là Brazil) Thứ ba là thực hiện song song tăng học phí cùng với tăng các chương trình HTTC cho SV để đảm bảo mục tiêu kép: thực hiện tự chủ và công bằng trong tiếp cận Phần tiếp theo trong nghiên cứu, tác giả đã rà soát, minh chứng kèm đánh giá, nhận định về các chương trình HTTC SV trong xu hướng tự chủ đại học ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam

Bàn về các chính sách HTTC khi thực hiện tự chủ tài chính trong giáo dục đại học, Cotelnic (2015) đã thực hiện nghiên cứu phân tích thực trạng các chính sách hỗ trợ tài chính, bao gồm chính sách học phí, học bổng và các hình thức hỗ trợ khác dành cho

SV nằm trong khuôn khổ hệ thống chính sách khi thực hiện tự chủ đại học tại 05 quốc gia EU bao gồm: Lithuania, Scotland, Thụy Điển, Đan Mạch, Romania Tác giả khẳng định các chính sách hỗ trợ tài chính là một bộ phận chính sách không thể tách rời khi thực hiện tự chủ tài chính hay tự chủ đại học, và minh họa luôn qua trường hợp của 05

Trang 33

quốc gia Với từng quốc gia, tác giả đã phân tích chính sách, ý nghĩa, tác dụng của chính sách HTTC SV trong việc thực hiện tự chủ đại học tại các quốc gia đó

Trong các nghiên cứu trong nước, phương hướng tập trung cho các loại hình hỗ trợ tài chính cho SV khi thực hiện tự chủ đại học cũng được đề xuất Nguyễn Thị Ngọc Liên, Vũ Minh Hà, Trần Mai Đông, Lý Thị Minh Châu (2020) trình bày giải pháp thực

tế tại Trường Đại học Kinh tế TP HCM khi thực hiện tự chủ tài chính là mở rộng các hình thức hỗ trợ tài chính cho SV của trường: “Về chương trình tín dụng học tập, Trường phối hợp Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) triển khai chương trình tín dụng học tập dành cho SV: Tạo điều kiện cho người học hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí khi chưa có điều kiện trang trải học phí Ngoài ra, Trường đã huy động nguồn lực từ bên ngoài tham gia vào hoạt động tín dụng học tập Nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức

và cá nhân tài trợ trực tiếp học bổng cho SV với số tiền tài trợ trên 3 tỷ đồng”

Nguyễn Đình Hưng, Phí Thị Hồng Linh (2020), đưa ra đề xuất khi thực hiện tự chủ tài chính đại học tại Việt Nam là: “Cùng việc thực hiện chính sách học phí theo nguyên tắc tính đúng tính đủ, cần đổi mới chính sách hỗ trợ tài chính đối với SV Rà soát, sửa đổi, bổ sung để làm rõ các tiêu chí cụ thể về đối tượng được hưởng chính sách, tránh chồng chéo về đối tượng thụ hưởng Chính sách tín dụng cho SV nên theo hướng

mở rộng đối tượng thụ hưởng và đa dạng hoá các mức cho vay, lãi suất cho vay phù hợp với từng đối tượng, căn cứ vào kết quả học tập”

Hoàng Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Minh Giang (2020) cũng đưa ra các giải pháp hoàn thiện về tài chính khi thực hiện tự chủ đại học là “tiếp tục thực hiện chính sách tạo điều kiện cho đối tượng người nghèo tiếp cận được các dịch vụ đào tạo như chính sách

hỗ trợ tín dụng cho SV, khuyến khích, cấp học bổng cho SV nghèo, SV học tập đạt kết quả tốt, khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân đóng góp xây dựng các quỹ khuyến học, tài trợ cho SV”

1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học

1.1.2.1 Nghiên cứu về quản lý Xây dựng hệ thống cơ cấu tổ chức của chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên

Với khách thể quản lý là các loại hình chương trình HTTC nói chung, chủ đề nghiên cứu về hệ thống cơ cấu tổ chức cũng được một số nghiên cứu khai thác Tại Hoa

Kỳ, trong khuôn khổ hội nghị NASSGAP Spring Conference 2006, một chùm nghiên cứu thuộc chủ đề “Centralized vs Decentralized Need-based Programs” về mức độ phân cấp quản lý các chương trình HTTC cho SV có sự tham gia của nhà nước đã được công bố Chùm nghiên cứu bao gồm 3 nghiên cứu nhỏ, phân tích mức độ phân cấp quản lý các chương trình HTTC có sự tham gia của nhà trường ở 03 bang của Hoa Kỳ là Rhode Island,

Trang 34

Florida, Minnesota và rút ra một số kết luận cùng khuyến nghị: Hệ thống quản lý các chương trình HTTC tại Rhode Island có mức độ tập trung cao (Centralized System) trong khi tại Florida có mức độ phân quyền cao (Decentralized System) còn tại Minnesota là hệ thống tập trung kết hợp với phân quyền (1 chương trình quản lý tập trung và 1 chương trình quản lý phân quyền) Tính phân quyền của hệ thống quản lý thể hiện ở tất cả các nội dung quản lý và đối tượng quản lý: lựa chọn đối tượng, phân bổ khoản hỗ trợ, khoản vay, thu tiền trả vay Nghiên cứu trường hợp tại 3 bang đều cho thấy mỗi mức độ phân quyền đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng Vai trò của nhà quản lý là đưa ra chính sách hợp lý để phát huy được những ưu điểm của 2 mức độ đó

Tại Đan Mạch, Clausen (2020) nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi: Khi chuyển từ phân quyền quản lý sang tập trung quản lý với các chương trình HTTC cho SV sẽ có thuận lợi cũng như nhược điểm gì Hệ thống quản lý chương trình HTTC SV ở Đan Mạch chuyển từ phân quyền cao cho các cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý cấp dưới (năm 1950) đến tập trung quyền lực (năm 1970-1979) cho duy nhất cơ quan quản lý cấp cao và lại thay đổi theo hướng phân quyền quản lý nhiều hơn (năm 1995) đến các cơ sở

GD ĐH Những thay đổi trong hệ thống quản lý chương trình hỗ trợ SV tại Đan Mạch trong suốt 50 năm đã đưa ra bài học kinh nghiệm cho các quốc gia khác Bài học đầu tiên là về cách thức và các chính sách khi thực hiện quản lý phân quyền hay tập quyền đối với các chương trình HTTC cho SV: Hệ thống phân quyền phát huy và chuyển giao quyền quản lý cho các hội đồng quản trị và các ủy ban phụ thuộc cùng với các cơ sở giáo dục; hệ thống tập quyền tập trung quyền lực vào một cơ quan ngang bộ và một hội đồng riêng biệt để quản lý, giảm bớt tính tự do và mức độ quyền hạn của các cơ quan

hỗ trợ SV địa phương Bài học thứ hai là mỗi kiểu hệ thống quản lý đều có những ưu và nhược điểm Bởi thế, hàm ý mà nghiên cứu đưa ra là lựa chọn kết hợp cả hai chính sách phân cấp quản lý này, với từng đối tượng trong hệ thống quản lý áp dụng mức độ phân quyền phù hợp

Hai tác giả Albrecht và Ziderman (1992) trong nghiên cứu được World Bank tài trợ đã rút ra trong nhiều trường hợp, việc thay thế cơ chế cấp tín dụng cho SV bằng trợ cấp trực tiếp lại tốn ít chi phí của nhà nước và xã hội hơn, gợi mở các giải pháp về lập

kế hoạch và xây dựng chính sách cho chương trình Chủ thể quản lý trong nghiên cứu cũng được xác định là các cơ quan quản lý tín dụng và cơ quan quản lý giáo dục

Salmi (2003) cũng nghiên cứu về quản lý chương trình TDSV bằng việc nghiên cứu các đối tượng thành phần của công tác quản lý, trong đó bao gồm Cơ cấu tổ chức (Organizational structure), chỉ đến các đối tượng là: các chủ thể quản lý, sự phân công nhiệm vụ và phân cấp quản lý

Trang 35

Tại Hoa Kỳ, Dynarski (2014) đã thực hiện một nghiên cứu để đề xuất xây dựng chính sách đối với chương trình TDSV Phần trọng tâm của nghiên cứu tập trung vào ba chủ đề thu hút nhiều ý kiến thảo luận trong việc xây dựng và thực thi chính sách về tín dụng sinh viên, đó là: có khủng hoảng nợ từ các khoản vay của SV không, chi phí và lợi ích của trợ cấp lãi suất là bao nhiêu; và tính ổn định của một hệ thống trả vay dựa trên thu nhập tại Mỹ Nghiên cứu kết thúc bằng việc nhận định khoảng trống về dữ liệu cần có để

có thể phân tích một cách đầy đủ và chính xác về tín dụng sinh viên Tác giả Robert Fomer trong nghiên cứu “Structuring for Success: Planning for an Effective Student Loan

Scheme” nhận định việc lên kế hoạch về sứ mệnh của chương trình, kế hoạch thực hiện

chương trình tổ chức bộ máy nhân sự quản lý chương trình – những yếu tố thuộc về cơ cấu tổ chức chương trình là 2 trong số 5 đối tượng quản lý mà tác giả nhấn mạnh cần tập trung và tăng cường thực hiện các hoạt động quản lý chương trình tín dụng cho SV

Ziderman (2006) tiến hành nghiên cứu về các đối tượng khác nhau của công tác quản lý chương trình TDSV công lập Thông qua nghiên cứu trường hợp về chính sách quy định các chương trình TDSV tại 05 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á, nghiên cứu đã chỉ ra các đối tượng của công tác quản lý chương trình này, trong đó bao gồm

Cơ cấu tổ chức (Organizational framework) Đối tượng này được tác giả phân tích bao gồm nhiều đối tượng thành phần, cụ thể là: Quản lý hệ thống TDSV một chương trình hay nhiều chương trình; Quản lý hệ thống tập trung hay phân quyền

Tại Philippines, tác giả Cornelio (2013) hướng đến mục tiêu thiết kế, xây dựng chính sách về mô hình Chương trình tín dụng sinh viên quốc gia Tác giả đã đưa ra đề xuất để xây dựng mô hình chương trình tại Philippines nhằm đạt hiệu quả tốt hơn, cụ thể là: Đẩy mạnh mô hình Tín dụng trả theo thu nhập nhằm giảm thiểu tình trạng nợ xấu

và hạn chế một số rủi ro đang tồn tại

Tại Thái Lan, Talasophon (2011) trong luận án “The analysis and evaluation of Thai Student Loans Scheme implementation and the the deferred debts” đã nghiên cứu

và đánh giá về hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý tại Thái Lan và rút ra những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống quản lý đó Nghiên cứu kết luận: Hệ thống quản lý TDSV tại Thái Lan có sự tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Hệ thống ngân hàng, trong đó vai trò của ngành giáo dục là tương đối quan trọng Tuy nhiên, hệ thống tại Thái Lan vẫn tồn tại nhiều khoảng trống đòi hỏi phải tăng cường phối hợp quản lý giữa các bên liên quan, cập nhật hệ thống giám sát và đánh giá

Sadiq (2015) nhấn mạnh tầm quan trọng của khung chính sách, cơ chế, tổ chức

và kế hoạch thực hiện nhằm phát huy tính hiệu quả của chương trình TDSV trong việc tăng khả năng tiếp cận GDĐH nhằm đạt được ý nghĩa xã hội của chương trình TDSV

Trang 36

Dynarski & Clayton (2013) nghiên cứu giải pháp khắc phục những vấn đề và lỗ hổng trong quản lý chính sách miễn giảm và trợ cấp tài chính tại Hoa Kỳ nhằm cải thiện khả năng tiếp cận và hoàn thành chương trình GDĐH Những đối tượng quản lý cần tập trung nhằm khắc phục tình trạng các chương trình không đạt được kết quả cao như kỳ vọng bao gồm Việc hoạch định chính sách về cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý chương trình, loại hình HTTC

Tại Việt Nam, một số tác giả thực hiện nghiên cứu về hệ thống cơ cấu tổ chức của chương trình TDSV tại Việt Nam, hướng đến nhiều khách thể nghiên cứu hơn, bao gồm tất cả các cơ quan tham gia quản lý chương trình, không chỉ riêng ngân hàng mà bao gồm cả các Bộ liên quan, cơ quan quản lý giáo dục và các trường đại học và nhằm thực hiện mục tiêu xã hội Cụ thể như Nguyễn Thị Minh Hường (2008) nghiên cứu nội dung quản lý: xây dựng chính sách, cơ chế phối hợp giữa các bên quản lý Nghiên cứu

đã phân tích chính sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo thông qua chính sách tín dụng đối với SV, từ đó đưa ra kiến nghị với các cơ quan, ban ngành liên quan cần có sự chủ động hơn về kế hoạch để đảm bảo nguồn vốn cho NHCSXH và nên sử dụng từ nguồn cho vay tái cấp vốn của NHNN cũng như tăng mức cho vay vốn đối với HSSV Cũng hướng đến nhiều chủ thể quản lý và các đối tượng quản lý bao gồm: xây dựng chính sách, cơ chế phối hợp giữa các chủ thể quản lý, Nguyễn Mai Hương (2019) đã nghiên cứu để “Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên Việt Nam thông qua nghiên cứu trường hợp tại Đại học Quốc gia Hà Nội” Tác giả đã đánh giá thực trạng chính sách tín dụng sinh viên qua 3 tiêu chí: tính hiệu lực, tính hiệu quả và tính bền vững, từ đó tổng kết những thành tựu đạt được; đồng thời xác định những tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân của thực trạng đó tác động đến công tác hoàn thiện chính sách TDSV Việt Nam Sau đó, tác giả đã đề xuất những nhóm giải pháp để hoàn thiện chính sách TDSV, trong đó tập trung vào các giải pháp hoàn thiện chính sách TDSV theo hướng thương mại hóa và đưa ra một số kiến nghị để thực hiện hiệu quả nhất các giải pháp đề ra

Các nghiên cứu về quản lý hệ thống cơ cấu tổ chức các loại hình chương trình hỗ trợ khác ngoài TDSV còn khá ít tại Việt Nam Phạm Thị Thùy Dương (2018) chọn hướng nghiên cứu về quản lý và giải pháp hỗ trợ cho SV về mặt học phí, thông qua các chính sách miễn học phí và giảm học phí trong bối cảnh giáo dục đại học tại Việt Nam đang đổi mới và tự chủ mạnh mẽ Nghiên cứu tiến hành tìm hiểu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về chính sách học phí và hỗ trợ người học thông qua học phí; nghiên cứu thực trạng chính sách học phí tại các trường đại học công lập tại Việt Nam; từ đó

đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện, đổi mới chính sách học phí và hỗ trợ người học thông qua học phí tại các trường đại học công lập

Trang 37

1.1.2.2 Nghiên cứu về Quản lý Huy động, sử dụng và duy trì quỹ tài chính cho các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên

Trong các loại hình HTTC SV, loại hình TDSV là loại hình có sự linh hoạt cao nhất về nguồn quỹ Bởi thế, các nghiên cứu về quản lý quỹ tập trung phần lớn vào loại hình này Công tác quản lý quỹ gồm có xây dựng quỹ ban đầu, phân bổ quỹ và thu hồi, duy trì tính ổn định của quỹ Khâu thu hồi kinh phí và đảm bảo tính bền vững của các chương trình HTTC SV là một nội dung quản lý quan trọng đối với các chương trình HTTC SV nói chung, đặc biệt là các chương trình hỗ trợ có hoàn lại như TDSV nói riêng

Salmi (2003) nghiên cứu về quản lý chương trình TDSV bằng việc nghiên cứu các đối tượng thành phần của công tác quản lý, trong đó bao gồm Quỹ cho chương trình TDSV (Funding) Nghiên cứu về quản lý Quỹ cho chương trình TDSV, tác giả phân tích các vấn đề cụ thể: Các nguồn huy động vốn cho chương trình (Funding source); Khả năng đứng vững về tài chính (Financial viability); Việc thu hồi nợ như thế nào để đạt hiệu quả (Repayment)

Ziderman (2006) tiến hành nghiên cứu về các đối tượng khác nhau của công tác quản lý chương trình TDSV công lập Thông qua nghiên cứu trường hợp về chính sách quy định các chương trình TDSV tại 05 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á, nghiên cứu đã chỉ ra các đối tượng của công tác quản lý chương trình này, trong đó bao gồm Quỹ cho chương trình TDSV (Funding), được phân tích cụ thể là các công việc Huy động vốn, Thu tiền trả vay (Loan repayment collection), Khả năng đứng vững về tài chính (Financial viability)

Tác giả Robert Fomer trong nghiên cứu “Structuring for Success: Planning for an

Effective Student Loan Scheme” nhận định việc xây dựng quỹ tiền cung cấp cho chương

trình TDSV và việc duy trì tính ổn định tài chính cho chương trình thông qua kiểm tra, đánh giá, sửa chữa và giám sát nghĩa vụ của các bên quản lý và đối tượng nhận hỗ trợ thuộc phạm trù Quản lý quỹ HTTC là 2 trong số 5 đối tượng quản lý mà tác giả nhấn mạnh cần tập trung

và tăng cường thực hiện các hoạt động quản lý chương trình tín dụng cho SV

Sadiq (2015) nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố lãi suất cho vay phù hợp nhằm phát huy tính hiệu quả của chương trình TDSV trong việc tăng khả năng tiếp cận

GD ĐH nhằm đạt được ý nghĩa xã hội của chương trình tín dụng sinh viên

Hai tác giả Albrecht và Ziderman (1992) trong nghiên cứu được World Bank tài trợ đã có những phát hiện mới trong việc quản lý quỹ tài chính của chương trình TDSV như mức lãi suất được nhà nước hỗ trợ một cách đáng kể, tỷ lệ nợ xấu cao và chi phí quản lý tốn kém (chiếm khoảng 25% tổng kinh phí của các chương trình TDSV tại Mỹ

La Tinh) là những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ hoàn trả vốn không cao Đây là gợi ý để đưa ra giải pháp trong tổ chức thực hiện Trong nhiều trường hợp, việc thay thế cơ chế

Trang 38

cấp tín dụng cho SV bằng trợ cấp trực tiếp lại tốn ít chi phí của nhà nước và xã hội hơn, gợi mở các giải pháp về lập kế hoạch và xây dựng chính sách cho chương trình Chủ thể quản lý trong nghiên cứu cũng được xác định là các cơ quan quản lý tín dụng và cơ quan quản lý giáo dục

Shen và Ziderman (2009) cũng thực hiện nghiên cứu về nội dung quản lý thu hồi

nợ của các chương trình TDSV bằng việc so sánh 44 chương trình cho SV vay tại 39 quốc gia về mức phải trả và khả năng thu hồi từ những khoản vay SV (Student Loans Repayment and Recovery: International Comparisons) Tác giả nhận thấy hầu hết các chương trình này được hỗ trợ của nhà nước, tỷ lệ SV phải trả các khoản vay chỉ khoảng 40%, tuy nhiên tỷ lệ thu hồi vốn của các chương trình này hầu như không đạt được đến con số này

Một nghiên cứu tương tự của Leunig và Wyness (2011) về vấn đề thu nợ trả vay, với câu hỏi được đặt ra là liệu các chính phủ có nên sớm có những chế tài về kinh tế? (Early repayment of student loans: should government impose early repayment penalties?) Bối cảnh của nghiên cứu là việc chính phủ Anh nâng hạn mức thu nhập bắt đầu trả nợ của SV từ 15.000 lên 21.000 Bảng với mức lãi suất cao hơn Sự lo ngại về một

số lượng lớn SV trốn trả lãi cao bằng cách trả tiền vay sớm dẫn đến việc Chính phủ đang nghiên cứu về một hệ thống tính thêm phí cho những SV trả tiền vay sớm Tác giả nhận định rằng biện pháp này là không thích hợp bởi thực tế cho thấy những SV thanh toán khoản vay sớm thường lại là những SV nghèo và trả một lượng nhỏ từng đợt với nguyên nhân chính là tâm lý sợ bị nợ chứ không phải do họ có thừa tiền và muốn trốn lãi cao

Talasophon (2011) đã phân tích và đánh giá thực trạng nợ xấu và đưa ra khuyến nghị chính sách trên tất cả các nội dung quản lý đã phân tích để nâng cao hiệu quả quản

lý chương trình TDSV tại Thái Lan Trong suốt thời gian hình thành và phát triển, hệ thống quản lý TDSV Thái Lan phát sinh thiếu sót về thu hồi vốn chưa triệt để, tình trạng

nợ xấu, nợ khó đòi vẫn còn tồn tại Một số giải pháp đưa ra dựa trên nghiên cứu định tính và định lượng là: Nâng cao hiệu quả của các đại lý cho vay, Tăng cường phối hợp quản lý giữa các bên liên quan, Cập nhật hệ thống giám sát và đánh giá

Nhiều nghiên cứu trong nước lựa chọn chủ thể quản lý là các ngân hàng, cơ quan tín dụng địa phương và nghiên cứu về quản lý hoạt động cho vay – thu hồi nợ đối với học sinh, sinh viên thuộc Chương trình tín dụng sinh viên của nhà nước do Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) các khu vực quản lý, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, cho vay của ngân hàng Có thể kể đến các nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ” (Cẩm Hà Tú, 2015); “Tín dụng đối với học sinh, sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ An” (Nguyễn Thanh Tuấn,

Trang 39

2015); “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Phước Long” (Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Thị Hương Giang, Lê Thị Ngọc Loan, 2017), “Tín dụng cho học sinh sinh viên của thành phố

Hà Nội” (Trần Thị Minh Trâm, 2016) Các nghiên cứu về quản lý hoạt động cho vay tại các chi nhánh ngân hàng tập trung vào khâu tổ chức thực hiện các chính sách và quy trình tín dụng đã được quy định, bao gồm các công việc quản lý như: huy động vốn, xác định đối tượng được vay vốn, thực hiện cho vay theo thời hạn, mức vay và lãi suất trong quy định, thu hồi nợ Trên cơ sở phân tích thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động cho vay tại các chi nhánh địa phương của NHCSXH, các nghiên cứu đề ra giải pháp để nâng cao, thúc đẩy tín dụng học sinh sinh viên (HSSV) trên địa bàn đó Các giải pháp phổ biến được đưa ra bao gồm: Rà soát, điều chỉnh cơ chế, chính sách đối với NHCSXH, cơ quan tín

dụng, Tăng nguồn vốn cho vay của nhà nước, Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ

1.1.2.3 Nghiên cứu về Quản lý Lựa chọn đối tượng nhận hỗ trợ và phân bổ khoản hỗ trợ tài chính

Nội dung Lựa chọn đối tượng hưởng hỗ trợ và phân bổ khoản hỗ trợ tài chính được nghiên cứu một cách độc lập cho các loại hình HTTC riêng lẻ, phổ biến hơn với các nghiên tập trung vào loại hình Tín dụng sinh viên

Salmi (2003) nghiên cứu về quản lý chương trình TDSV bằng việc nghiên cứu các đối tượng thành phần của công tác quản lý, trong đó bao gồm Phân bổ khoản vay tới SV (Distribution of Loan), trong đó có phân tích tới các công việc xây dựng khung tiêu chí lựa chọn và chú ý tới việc tiếp cận của các đối tượng SV nghèo

Ziderman (2006) tiến hành nghiên cứu về các đối tượng khác nhau của công tác quản lý chương trình TDSV công lập Thông qua nghiên cứu trường hợp về chính sách quy định các chương trình TDSV tại 05 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á, nghiên cứu đã chỉ ra các đối tượng của công tác quản lý chương trình này, trong đó bao gồm Lựa chọn đối tượng vay vốn và phân bổ khoản vay (Borrower selection and loan distribution) Với đối tượng quản lý này, tác giả nhấn mạnh yếu tố Công bằng và tiếp cận đối với đối tượng SV nghèo (Equity and assistance to the poor)

Tại Thái Lan, Talasophon (2011) đã nghiên cứu và đánh giá về việc phân bổ khoản vay và thu hồi trả vay trong quản lý TDSV Trong suốt thời gian hình thành và phát triển, hệ thống quản lý TDSV Thái Lan phát sinh một số thiếu sót như: phân bổ khoản vay chưa hiệu quả Một số giải pháp đưa ra dựa trên nghiên cứu định tính và định lượng là: Điều chỉnh mục tiêu chính sách, Thắt chặt quy định phân bổ vay, Nâng cao hiệu quả của các đại lý cho vay

Dynarski & Clayton (2013) nghiên cứu giải pháp khắc phục những vấn đề và lỗ hổng trong quản lý chính sách miễn giảm và trợ cấp tài chính tại Hoa Kỳ nhằm cải thiện

Trang 40

khả năng tiếp cận và hoàn thành chương trình giáo dục đại học Những đối tượng quản

lý cần tập trung nhằm khắc phục tình trạng các chương trình không đạt được kết quả cao như kỳ vọng là: Việc lựa chọn đối tượng tham gia cần đảm bảo không quá phức tạp mà cần gọn nhẹ, đơn giản, minh bạch; Tiêu chí xét chọn cũng cần hợp lý, cụ thể trợ cấp theo thành tích sẽ có tác động tốt hơn trợ cấp không ràng buộc Việc phân phối các khoản hỗ trợ tài chính

Sadiq (2015) nhấn mạnh tầm quan trọng của thủ tục đăng ký và tham gia vào chương trình TDSV đảm bảo tính đơn giản nhằm phát huy tính hiệu quả của chương trình trong việc tăng khả năng tiếp cận GD ĐH nhằm đạt được ý nghĩa xã hội của chương trình tín dụng sinh viên

1.1.2.4 Nghiên cứu về Quản lý Thông tin, tuyên truyền, tư vấn cho các đối tượng liên quan về chương trình hỗ trợ tài chính cho SV

Chọn đối tượng nghiên cứu về công tác thông tin, tư vấn, tuyên truyền về các chương trình HTTC, McKinney & Roberts (2012) hướng đến đối tượng đội ngũ tư vấn viên/cố vấn về hỗ trợ tài chính – những cán bộ cung cấp thông tin và tư vấn chủ yếu về các chương trình HTTC cho SV và phụ huynh, là người giải đáp câu hỏi của bất kỳ SV mới nào: làm sao để chi trả cho việc học đại học của mình tại những trường đại học cộng đồng tại Hoa Kỳ Nghiên cứu rút ra tỷ lệ cố vấn trên SV tại trường đại học là một cố vấn trên mỗi 1.000 SV (hoặc cao hơn), cho thấy những cố vấn này không có thời gian hoặc nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của mọi SV cần họ lời khuyên Các cố vấn cũng xác định những cạm bẫy phổ biến mà SV của họ gặp phải trong quá trình tham gia các chương trình HTTC Những phát hiện này là cơ sở cho các khuyến nghị nhằm cải thiện chất lượng thông tin, tuyên truyền, cung cấp và thực hiện HTTC cho SV đại học, tập trung vào việc đầu tư và có chính sách đầu tư cho đội ngũ cán bộ cố vấn

Nghiên cứu về tầm quan trọng của hoạt động thông tin, quảng bá, tuyên truyền, tư vấn về các chương trình HTTC cho SV trong hoạt động quản lý chương trình, Clayton (2012) chỉ ra Hoạt động quản lý thông tin, tuyên truyền, tư vấn giúp giải quyết một thất

bại lớn của thị trường cung cấp dịch vụ giáo dục đại học Một trong 3 thất bại thị trường

có khả năng nảy sinh khi khu vực công lập nhà nước tham gia vào vấn đề tài chính cho

GD ĐH là vấn đề thất bại và giới hạn về thông tin, tức là việc truyền tải thông tin đến các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của chính sách không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, trong đó nội dung chính là việc thông tin tuyên truyền về các tài chính và các chính sách HTTC cho SV

Trên thực tế, việc thực hiện không tốt công tác tuyên truyền, tư vấn, quảng bá cho các chương trình HTTC mang lại những hệ quả cho hệ thống GD ĐH Công thức viện trợ phức tạp, tiếp thị kém và các thủ tục đăng ký rườm rà có thể gây khó khăn cho

Ngày đăng: 11/11/2024, 15:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w