Lê Hoàng Gia Vĩ Có ít hoạt động giải trí・Học hè, ko có khoảng thời gian nghỉ để giảm stress・ B kẹt xe, kẹt thang máy tại trường・ Phạm Văn Thân ・Việc học liên tục trong 1 thời gian dài s
MỤC TIÊU - PHƯƠNG PHÁP
Giúp sinh viên biết cách quản lý tài chính cá nhân là hướng dẫn và trang bị cho họ các kỹ năng, kiến thức và thái độ cần thiết để có thể quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả và bền vững, xây dựng một tương lai tài chính vững chắc và đảm bảo sự độc lập tài chính trong cuộc sống.
Mục tiêu cần đạt được:
Cải thiện ngân sách chi tiêu cho sinh viên
Giúp sinh viên nhận thức được giá trị đồng tiền
Xây dựng ý thức tài chính
Tạo thói quen tiết kiệm
Nâng cao khả năng tự chủ tài chính
3.2 Phương pháp nghiên cứu: a Phương pháp tổng hợp tài liệu:
Thu thập và tổng hợp các tài liệu về quản lý tài chính cho sinh viên, tác hại của việc chưa biết cách quản lý, nguyên nhân và giải pháp giải quyết vấn đề chưa biết cách quản lý tài chính ở sinh viên. b Phương pháp khảo sát xã hội học:
Khảo sát xã hội học: Thực hiện khảo sát và phỏng vấn trên các đối tượng là sinh viên trên địa bàn các trường đại học, gia đình và doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh về nội dung: Hiện trạng vấn đề, nhu cầu giải quyết vấn đề và các giải pháp đã có trên thị trường.
Hình thức khảo sát: Qua ứng dụng Google Form
Hình thức phỏng vấn: Online qua Zalo.
Số lượng khảo sát tổng cộng: 52 người.
3.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Gia đình có con em, sinh viên học các trường Đại học, nhà nước và các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
Không gian: Thành phố Hồ Chí Minh, Internet (Google)
3.4 Phương pháp điều tra, phỏng vấn:
Việc điều tra khảo sát nhu cầu các đối tượng liên quan là một bước cơ bản không thể thiếu trong quá trình thực hiện dự án, nhằm tập hợp được các thông tin ý kiến của bên liên quan Các dữ liệu này giúp chúng ta hiểu được các bên liên quan họ mong muốn và khao khát giải quyết vấn đề như thế nào Từ đó tập hợp, chọn lọc và chuyển đổi những thông tin, ý kiến thu thập được thành nhu cầu/yêu cầu kỹ thuật về việc giải quyết vấn đề.
Nhóm tiến hành điều tra/khảo sát nhu cầu giải quyết của đối tượng liên quan, cụ thể như sau:
Đối tượng: sinh viên 18-22 tuổi o Phương pháp: Khảo sát bằng Google Form o Số lượng mẫu: 44 o Thời gian khảo sát: 12/7/2023 - 13/7/2023
Đối tượng: Gia đình o Phương pháp: Phỏng vấn online qua Zalo o Số người: 6 o Thời gian khảo sát: 12/7/2023 - 13/7/2023
Đối tượng: Doanh nghiệp o Phương pháp: Phỏng vấn online qua Zalo o Số doanh nghiệp: 2 o Thời gian khảo sát: 12/7/2023 - 13/7/2023
Đối tượng: Nhà nước o Phương pháp: Tra cứu thông tin trên Google o Thời gian khảo sát: 12/7/2023 - 13/7/2023
Mục tiêu: Khảo sát nhu cầu của đối tượng liên quan về mức chi tiêu trung bình hằng tháng của sinh viên.
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Hình 4.1 Khảo sát trung bình thu nhập của sinh viên
Hình 4.2 Mức chi tiêu trung bình của sinh viên
Hình 4.3 Biểu đồ sinh viên sử dụng điện thoại để mua sắm
Một số người tiêu dùng có thể bị lừa mua các sản phẩm giả, hàng kém chất lượng trên wed không đáng tin cậy Điều này dẫn đến tốn tiền.
Mất kiểm soát trong việc chi tiêu khi đi chơi với bạn bè.
Không ghi chú khoản chi tiêu và làm lạm dụng thẻ tín dụng
Thực tế cho thấy rằng một số sinh viên vẫn đang gặp khó khăn trong việc tự chủ tài chính.
Chi tiêu không cân nhắc: Một số sinh viên có xu hướng chi tiêu quá mức trên những món đồ không cần thiết như quần áo, giày dép, công nghệ mới, hoặc tiêu tiền cho những hoạt động giải trí Họ có thể dẫn đến việc lãng phí tiền một cách không cần thiết.
Ảnh hưởng từ cuộc sống xa nhà: sinh viên xa nhà thường phải tự trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày Thiếu kinh nghiệm và quản lý tài chính dẫn tới việc lãng phí tiền bạc.
Thiếu kế hoạch tài chính: Nếu sinh viên không lập kế hoạch và không có ngân sách rõ ràng, họ sẽ dễ dàng chi tiêu không kiểm soát và lãng phí một cách vô ý.
Do sinh viên phải đối mặt với thử thách trong việc chi tiêu chi phí sinh hoạt: Chi phí sinh hoạt đang gia tăng, đặt biệt là trong các thành phố lớn và điều này làm cho việc tự chủ tài chính trở nên phức tạp hơn đối với sinh viên.
Do gia đình không phổ cập đầy đủ kiến thức và kỹ năng tài chính cho sinh viên
Việc sinh viên chưa tự chủ tài chính dẫn đến tình trạng lãng phí tiền và gặp khó khăn trong việc duy trì sự ổn định tài chính Thiếu kiến thức quản lý tài chính, áp lực xã hội và đám đông, môi trường tiêu dùng, thu nhập hạn chế là một số nguyên nhân chính đằng sau việc sinh viên lãng phí tiền.
Từ năm 2021 tới nay, vấn đề sinh viên chưa biết tự chủ và quản lý tài chính có thể là một trong những vấn đề nghiêm trọng và cấp thiết nhất cần phải giải quyết.
Tóm lại, thực trạng của vấn đề có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống và học tập của sinh viên, do đó cần có những nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng này và hỗ trợ sinh viên học cách quản lý tài chính cá nhân, cung cấp cho sinh viên các nguồn tư liệu giáo dục về quản lý tài chính cá nhân, bao gồm sách,video và các khó học trực tuyến miễn phí
KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
Sau khi mỗi thành viên trong nhóm sử dụng phương pháp tra cứu các tài liệu, các bài khảo sát/thống kê, nghiên cứu… đã được đăng trên các sách, báo hoặc trang web đáng tin cậy để khảo sát các khía cạnh khác nhau của đề tài nhóm, nhóm đã chứng minh được rằng thực trạng “Sinh viên chưa biết cách quản lý tài chính” đã và đang xảy ra rất cấp thiết trong khuôn viên trường Đại học.
Từ đó, mỗi thành viên trong nhóm được phân công khảo sát, phỏng vấn các đối tượng liên quan bao gồm: sinh viên, gia đình, nhà nước và doanh nghiệp Trong đó, đối tượng sinh viên được khảo sát thông qua Google Form với 8 câu hỏi, hai đối tượng là gia đình và doanh nghiệp được phỏng vấn online từ 5-6 câu hỏi, còn đối tượng nhà nước được tìm hiểu thông tin trên Google.
5.2 Đối tượng liên quan Để tiến hành tìm hiểu về nhu cầu của các bên liên quan nhóm tiến hành khảo sát trên bốn đối tượng chính:
Hình 5.1 Kết quả khảo sát câu 1
Hơn 40% (40,9%) sinh viên không thường xuyên tìm hiểu kiến thức liên quan đến quản lý tài chính.
Hình 5.2 Kết quả khảo sát câu 2
Khi được hỏi tại sao, hai nguyên nhân chính khiến sinh viên không trau dồi kĩ năng quản lí tài chính cho bản thân là: o Sinh viên chưa biết cách (63,6%) Do đó cần phổ biến cách thức trau dồi kĩ năng quản lý tài chính cho sinh viên. o Sinh viên không có thời gian rảnh (29,5%) Sở dĩ sinh viên không có thời gian rảnh để tìm hiểu về quản lý tài chính là vì chưa ý thức được tầm quan trọng của nó.
Hình 5.3 Kết quả khảo sát câu 3
Sinh viên chủ yếu bắt đầu quan tâm đến tài chính cá nhân khá muộn (trong giai đoạn lứa tuổi vị thành niên) Đó là khoảng thời gian học cấp 3 (56,8%), bước vào đại học (25%) và cấp 2 (15,9%) Chỉ có 2,3% sinh viên là quan tâm đến tài chính cá nhân ngay từ cấp 1 (tự ý thức hoặc được gia đình giáo dục từ sớm).
Hình 5.4 Kết quả khảo sát câu 4
Tỉ lệ sinh viên không lập sổ thu chi rất cao (81,8%) trong khi số sinh viên lập sổ thu chi theo tuần hoặc theo tháng khá thấp, chỉ khoảng 18,2% Sinh viên thường không có thói quen lập sổ thu chi nhằm quản lý chi tiêu của bản thân, chỉ phỏng đoán chi tiêu và quyết định cách chi tiêu dựa vào số tiền còn trong ví.
Hình 5.5 Kết quả khảo sát câu 5
Khoảng 72,7% sinh viên ít khi cân nhắc trước khi chi tiêu, trong đó có 34,1% sinh viên chỉ cân nhắc khi chi tiêu với số tiền lớn và 38,6% sinh viên thi thoảng cân nhắc trước khi chi tiêu và 9,1% sinh viên chưa bao giờ cân nhắc trước khi chi tiêu Còn lại số sinh viên luôn cân nhắc trước khi chi tiêu chỉ có khoảng 18,2%.
Hình 5.6 Kết quả khảo sát câu 6
Từ việc không quản lý chi tiêu chặt chẽ mà khoảng 77,3% sinh viên thường lo hết tiền và gói ghém chi tiêu vào cuối tháng Sinh viên thường không lập kế hoạch chi tiêu một cách rõ ràng ngay từ đầu tháng Vậy nên khi các bạn có nhiều tiền thì chi tiêu thoải mái để rồi đến cuối tháng phải lo hết tiền và gói ghém chi tiêu Đây là minh chứng cho thấy hệ quả tất yếu của việc sinh viên chưa biết cách quản lý tài chính.
Hình 5.7 Kết quả khảo sát câu 7
Nhận thấy những tác hại của việc quản lý tài chính kém hiệu quả, hầu hết (88,6% sinh viên đều mong muốn cải thiện) khả năng quản lý tài chính của bản thân
Câu 8: Theo bạn thì sinh viên nên làm gì để biết cách quản lí tài chính của bản thân sao cho hợp lí?
Chúng tôi nhận được nhiều ý tưởng, giải pháp để giúp quản lý tài chính sao cho hợp lí mà tập trung vào các ý chính: o Chỉ chi tiêu cho những thứ cần thiết o Lập kế hoạch chi tiêu và sổ thu chi o Chia tiền thành nhiều khoản: sinh hoạt, đầu tư, tiết kiệm o Kiếm thêm thu nhập
Kết luận: Chưa biết quản lý tài chính là một vấn đề hết sức phổ biến hiện nay trong sinh viên nói chung cũng như sinh viên HUTECH nói riêng Nó tác động trực tiếp đến đời sống sinh viên và làm cho sinh viên không được thoải mái Chính vì thế mà gần như tất cả sinh viên đều rất mong muốn biết cách quản lý tài chính.
Câu hỏi 1: Anh/ Chị có chu cấp cho con em mình trong quá trình học đại học / cao đẳng không? o Theo kết quả khảo sát, 100% các bậc phụ huynh chu cấp tiền sinh hoạt cho con em mình trong quá trình học đại học / cao đẳng
Câu hỏi 2: Thường thì anh/chị hỗ trợ con mình bao nhiêu lần trong 1 tháng? o Theo khảo sát cho thấy, các bậc phụ huynh thường sẽ chu cấp phí sinh hoạt từ 1 tới 2 lần trong tháng. o Tuy nhiên cũng có một bậc phụ huynh cho rằng khi nào con mình cần chi tiêu mới chu cấp.
Câu hỏi 3: Anh/ Chị có hỗ trợ trong việc xác định mục tiêu quản lý tài chính và đề cao ý thức tiết kiệm cho con em mình không? o Theo khảo sát cho thấy tất cả các bậc phụ huynh đều trả lời là có hỗ trợ các con em của mình trong việc xác định mục tiêu quản lý tài chính, hơn hết là nâng cao ý thức tiết kiệm. o Có một phụ huynh đã giúp con xây dựng ngân sách hàng tháng để theo dõi thu chi, họ cùng ngồi lại và thảo luận về các khoản thu nhập, chi tiêu hàng ngày và các mục tiêu dài hạn của con Bác cho biết: “Điều này giúp con nhận ra những mục tiêu cần ưu tiên và những khoản tiền mà con có thể tiết kiệm được từ việc cắt giảm các khoản chi không cần thiết”. o Cùng với đó cũng có một số bậc phụ huynh giúp con mở tài khoản tiết kiệm một cách định kỳ và phát triển thói quen tiết kiệm của con từ bé
Câu hỏi 4: Anh/ Chị đã từng thảo luận với con em mình về tầm quan trọng của việc tự làm việc và kiếm tiền riêng để tự trang trải cuộc sống chưa? o Đa phần gia đình đều cho con mình đi làm thêm và kiếm tiền riêng để cho con mình phát triển khả năng tự lập và trở nên độc lập tài chính. o Một số bậc phụ huynh cho biết họ đã từng ngồi xuống nói chuyện với con em mình về giá trị của đồng tiền và sử dụng tiền như thế nào là đúng cách Ví dụ như nếu con em họ cần thêm một khoản chi tiêu cá nhân họ sẽ khuyến khích con họ tự đi làm thêm, kiếm tiền riêng để tự chi trả cho những mục đích cá nhân
Câu hỏi 5: Anh/ Chị đã trở thành hình mẫu về cách quản lý tài chính bằng cách nào? o Bằng việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính, tiêu tài chính trung và dài hạn. o Nhắc nhở con về thu nhập bình quân của gia đình mình ở mức độ nhất định nên chỉ chi tiêu đủ trong mức cho phép. o Có thói quen tiết kiệm và luôn nhắc nhở con phải tiết kiệm từ khi con bé để và sử dụng tiền chi tiêu một cách phù hợp.
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY RA VẤN ĐỀ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC CHO GIẢI PHÁP
KIỆN RÀNG BUỘC CHO GIẢI PHÁP 6.1 Tên thành viên và mức độ đóng góp
Họ và tên thành viên nhóm Mức đóng góp vào hoạt động
Bảng 6.1 Mức độ đóng góp của từng thành viên
6.2 Các nguyên nhân gây ra vấn đề. Để trả lời cho câu hỏi “Tại sao sinh viên chưa biết quản lý tài chính cá nhân?” nhóm đã đưa ra 13 nguyên nhân để trả lời cho câu hỏi trên.
Thiếu kiến thức tài chính: o Sinh viên chưa được phổ cập kiến thức về tài chính. o Sinh viên chưa tiếp cận được các kênh về kiến thức tài chính. o Gia đình chưa trang bị kiến thức tài chính cho sinh viên.
Trải nghiệm: o Sinh viên thiếu kinh nghiệm thực tế. o sinh dễ bị cám dỗ, nhẹ dạ cả tin.
Chưa nhận thức được giá trị của đồng tiền: o Sinh viên tiêu xài phung phí. o Sinh viên thiếu ý thức không coi trọng việc tự quản lý tài chính cá nhân.
Tác động bởi môi trường bên ngoài: o Chính sách nhà nước chưa hỗ trợ tối đa cho sinh viên. o Sinh viên bị ảnh hưởng bởi cách chi tiêu của gia đình. o Sinh viên dễ bị bạn bè rủ rê.
Nguyên nhân chủ quan: o Sinh viên thiếu kiên nhẫn và kiểm soát chi tiêu. o Sinh viên chưa có kỹ năng từ chối. o Sinh viên chưa thực sự quan tâm tới quản lý tài chính cá nhân.
6.3 Phân tích các nguyên nhân gây ra vấn đề.
Thiếu kiến thức tài chính: o Sinh viên chưa được phổ cập kiến thức: hệ thống giáo dục chưa đưa ra các chương trình, hội thảo về tài chính phong phú và toàn diện Trong nhiều trường hợp, các chương trình giáo dục không giảng dạy đủ kiến thức cơ bản về tài chính. o Gia đình chưa trang bị kiến thức về tài chính cho sinh viên: Đa phần sinh viên không được khuyến khích phát triển tư duy tài chính khi còn nhỏ. Thiếu việc rèn luyện tư duy này khiến sinh viên không biết cách quản lý tiền bạc một cách hiệu quả sau này.
Trải nghiệm: o Sinh viên thiếu kinh nghiệm thực tế: Nhiều sinh viên trong giai đoạn học đang phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình hoặc không có nguồn thu nhập đều đặn Do đó họ không phải quản lý tài chính của riêng mình, dẫn đến việc thiếu cơ hội học hỏi kinh nghiệm thực tế. o Sinh viên dễ bị cám dỗ, nhẹ dạ cả tin: Các công ty và nhà quảng cáo thường hướng tới nhóm đối tượng sinh viên nhằm tạo ra nhu cầu mua sắm cho những mặt hàng không cần thiết, các chương trình khuyến mãi giảm giá và quảng cáo hấp dẫn có thể làm sinh viên dễ bị cám dỗ dẫn đến chi tiêu nhiều hơn.
Chưa nhận thức được giá trị đồng tiền: o Sinh viên thiếu ý thức, không coi trọng việc quản lý tài chính: Nhiều sinh viên chưa nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân và chưa nhận thấy tác hại của việc tiêu xài phung phí, chi tiêu cho những món đồ không cần thiết.
Tác động bởi môi trường bên ngoài: o Chính sách nhà nước chưa hỗ trợ tối đa cho sinh viên: Nhà nước có hỗ trợ tài chính hạn chế hoặc không đủ cho sinh viên Trong nước ta, học phí đại học vẫn khá cao Các loại hỗ trợ như vay sinh viên, học bổng hoặc các khoản trợ cấp vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của tất cả sinh viên. o Sinh viên bị ảnh hưởng bởi cách chi tiêu của gia đình: Cách gia đình quản lý tài chính có thể phản ánh cách sinh viên học cách quản lý tài chính của họ Nếu gia đình có thói quen tiết kiệm, xây dựng kế hoạch quản lý tài chính, sinh viên có thể học tập và làm theo Ngược lại, nếu gia đình chi tiêu không kiểm soát, chi tiêu một cách lãng phí thì sinh viên cũng có thể có xu hướng làm theo.
Nguyên nhân chủ quan: o Sinh viên chưa thực sự quan tâm tới vấn đề quản lý tài chính: Sinh viên có thể tập trung vào những mục tiêu khác như học tập, việc làm, bạn bè và các hoạt động giải trí khác do đó họ không dành quá nhiều thời gian và tâm huyết cho việc học hỏi và áp dụng kiến thức về quản lý tài chính. o Sinh viên chưa có kỹ năng từ chối: Sinh viên có thể gặp áp lực từ bạn bè muốn họ tham gia vào những hoạt động tiêu xài không kiểm soát Một số sinh viên lo sợ sẽ bị cô lập nếu từ chối tham gia các hoạt động mà bạn bè rủ rê Ngoài ra sinh viên muốn hòa nhập và được công nhận trong nhóm bạn bè vì thế họ dễ dàng chấp nhận các lời rủ rê mà không suy nghĩ kĩ. o Sinh viên thiếu kiên nhẫn và kiểm soát khi chi tiêu: Nếu sinh viên đã có thói quen tiêu xài phung phí trước đó, họ khó có thể thay đổi và hình thành thói quen tiết kiệm và kiểm soát chi tiêu Việc chi tiêu có thể được dùng như một phương tiện để giải tỏa cảm xúc ngắn hạn dẫn đến việc chi tiêu không kiểm soát và không cân nhắc đến hậu quả dài hạn
Sinh viên chưa được học các kiến thức về quản lý tài chính từ gia đình.
Sinh viên mua sắm online quá đà
Dựa trên các nguyên nhân đã nêu trên, hai nguyên nhân cốt lõi mà nhóm chọn giải quyết là “Sinh viên chưa được học các kiến thức về quản lý tài chính từ gia đình” và “Sinh viên mua sắm quá đà” Nhiều sinh viên chưa được hướng dẫn và giáo dục về cách quản lý tiền bạc hiệu quả từ gia đình, dẫn đến việc họ không có kiến thức cơ bản và kỹ năng tài chính để đối mặt và quản lý tài chính một cách hiệu quả.
Ngoài ra sinh viên vẫn còn thiếu cơ hội tiếp cận và thông tin về các buổi hội thảo về tài chính, các buổi hội thảo này thường là nguồn thông tin quan trọng giúp sinh viên nắm bắt kiến thức và các kỹ năng quản lý tài chính cá nhân Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có cơ hội hoặc được biết đến các hội thảo như vậy.
6.5 Các yếu tố thúc đẩy, rào cản, rằng buộc Điều kiện tiên quyết
TT Tên thành viên Yếu tố thúc đẩy Yếu tố rào cản Điều kiện ràng buộc
Việc mua sắm đồ dùng thiết yếu và quảng cáo trên các trạng mạng
Đa dạng mặt hàng và chương trình khuyến mãi
Một số cửa hàng không cho kiểm tra sản phẩm trước khi nhận
Sinh viên tại vùng cao gặp khó khăn khi đặt hàng và giao hàng
Cần điện thoại thông minh để sử dụng
Sinh viên cần phải xác định những món đồ cần mua và kiểm soát bản thân trước sự tò mò
Sự phát triển của công nghệ đã làm cho việc mua sắm trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Tiếp xúc với quảng cáo: Sinh viên thường tiếp xúc với nhiều quảng cáo hướng đến đối tượng của họ như trang web, mạng xã hội hoặc các sự kiện về mua sắm
Tuân thủ theo quy định của pháp luật
Tuân thủ theo quy định của pháp luật
Một số sinh viên chưa ý thức được việc mua hàng hoang phí
Sinh viên có quá nhiều thời gian rảnh và dùng điện thoại
3 Sinh viên có thể tích lũy điểm thưởng hoặc ưu đãi khi mua hàng, giúp
Trong một số trường hợp, mô tả sản phẩm trực
Phải tích lũy trong thời gian rất dài và khi có được các
Vĩ tiết kiệm chi phí trong tương lai.
Sinh viên thường xem xét ý kiến và đánh giá từ người dùng khác khi mua sắm trực tuyến
Những nhận xét này giúp họ đưa ra quyết định mua hàng thông minh hơn. tuyến có thể không rõ ràng hoặc không đầy đủ, gây hiểu lầm về tính năng và chất lượng của sản phẩm.
Một số người cao tuổi vẫn có thói quen mua sắm trực tiếp hơn là mua qua các nền tảng online như hiện giờ. chương trình ưu đãi dẫn đến mua sắm nhiều từ đó dùng hết điểm tích lũy rất nhanh chóng
Nếu như sản phẩm đó không có đánh giá tốt thì sẽ khó được mua