1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo cuối kỳ du lịch cộng Đồng chủ Đề nghiên cứu phát triển du lịch cộng Đồng tại cồn sơn

23 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Cồn Sơn
Tác giả Nguyễn Văn A, Nguyễn Thị B
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn C
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Du lịch cộng đồng
Thể loại Báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

Bao gồm 5 nhóm giải pháp: Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ dân, chính quyền địa phương, giữa hộ dân với công ty du lịch đang tham gia hoạt động du lịch cộng đồng: đa dạng hóa, sáng t

Trang 1

TONG LIEN DOAN LAO DONG VIET NAM

TRUONG DAI HOC TON DUC THANG KHOA KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG TON DUC THANG UNIVERSITY

BAO CAO CUOI KY MON: DU LICH CONG DONG CHU DE: NGHIEN CUU PHAT TRIEN DU LICH CONG DONG TAI

CON SON

TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020

Trang 2

MO DAU

Du lich sinh thai cộng dong là loại hình du lịch do cộng đồng tô chức, dựa vào thiên nhiên và văn hóa địa phương đề làm du lịch, song song với mục tiêu bảo vệ môi trường Với cộng đồng khai thác du lịch, mô hình này giúp gia tăng thu nhập một cách bền vững Với khách du lịch, đây là cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hóa, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của cộng đồng Đây là loại hình du lịch được đánh giá với tiềm năng phát triển cao, là một trong những loại hình du lịch được khuyến khích phát triển trong chính sách phát triển du lịch nước ta trong tương lai Tuy nhiên, đề phát triển du lịch cộng đồng cần phát triển bền vững Bài viết này dựa trên phân tích thực trạng du lịch cộng đồng trên các khía cạnh khác nhau, đánh giá những tiềm năng, lợi thế

và hạn chế trong phát triển du lịch cộng động tại Côn Sơn, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thê nhằm quản lý và phát triển du lịch cộng động theo hướng bền vững Bao gồm 5 nhóm giải pháp: Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ dân, chính quyền địa phương, giữa hộ dân với công ty du lịch đang tham gia hoạt động du lịch cộng đồng: đa dạng hóa, sáng tạo các san pham du lịch, dịch vụ du lịch tại Côn; tăng cường công tác xúc tiễn quảng báo DLCP; nâng cao cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng và ý tế; cải thiện yếu tô nguồn lực phục

vụ du khách

Du lịch cộng đồng hiện nay đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Sở hữu cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, đa dạng về văn hóa, âm thực của các vùng miền phong phú và hấp dẫn, khí hậu hài hòa, người dân thuần hậu , Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng Du lịch cộng đồng góp phản tạo việc làm, nâng cao đời sông cho người dân tại nhiều địa phương, đồng thời phát huy thế mạnh văn hóa bản địa Hiện nay, du lịch cộng đồng đang được quan tâm phát triển, thực tế cho thấy ở những khu vực có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng, thế mạnh văn hóa bản địa là tiềm năng để phát triển DLCD.

Trang 3

Tuy nhiên hiện nay tại nhiều địa phương, sự phát triển của loại hình này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thậm chí tồn tại không ít bất cập Để DLCĐ Việt Nam phát triển một cách bền vững thì phải có các chiến lược, phương pháp phát triển hop lý Với những lợi thế về điều kiện tài nguyên thiên nhiên, văn hóa sông nước, miệt vườn đặc trưng, Cồn Sơn - TP Cần Thơ có thuận lợi về phát triển DLCĐ, trở thành điểm đến thu hút khách du lịch không chỉ trong lẫn ngoài nước Tuy nhiên, DLCĐ tại Cồn Sơn hiện vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập cần giải quyết để hướng tới sự phát triển DLCĐ bền vững Báo cáo này tập trung đánh giá thực trang phat trién DLCD tai Con Son, tir do dé xuất một sô giải pháp phát triển tiém nang DLCD thich tmg theo huéng bén ving

2.1 Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành ở Làng DLCĐ Côồn Sơn - thành phố Cần Thơ với 3 nội dung sau:

2.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu:

+ Đối với các số liệu thứ cấp: Kế thừa các số liệu thống kê, tài liệu, báo cáo, các công

trình nghiên cứu về DLCĐ ở Việt Nam và làng DLCĐ Côn Sơn

+ Đối với các số liệu sơ cấp: Tiến hành khảo sát tại Cồn Sơn theo mẫu phiếu phỏng van các đối tượng như thành viên ban quản lí tại cộng đồng, khách du lịch và cộng đồng dân

cư tại địa phương

- Phương pháp phân tích:

Trong báo cáo này, nhóm thực hiện các khảo sát mẫu các nhà vườn kết hợp với công

cy thong kê mô tả (các chỉ tiêu như tần suất, số trung bình, độ lệch chuẩn ) để phân tích thực trạng tham gia tô chức du lịch cộng đồng Phương pháp phân tích SWOT để tổng hợp và phân tích kết quả

II

Trang 4

Il KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU

3.1 Đánh giá tình hình khai thác DLCĐ tại Cồn Sơn

Côn Sơn rộng trên 67ha (khu vực 1, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy), là dải đất được phù sa bồi đắp, nỗi lên giữa dòng sông Hậu Năm cách trung tâm thành phô Cần Thơ 6km

Từ tháng 9/2015, 12 thành viên của những hộ dân đi tiên phong trong việc xây dựng

và tổ chức mô hình du lịch ở Cồn Sơn đã kết hợp với nhau lập nên Tổ hợp tác du lịch cộng đồng Côn Sơn (viết tắt là Tô hợp tác)

Sau 2 năm thành lập, luợng khách du lịch tăng nhanh chóng so với ban đầu (năm 2017 đón 13.530 lượt khách, tăng gấp 5 — 6 lần lượng khách đến trong năm đầu tiên hoạt động) Sự phát triển quá nhanh, gia tăng đột biến về khách, doanh thu tăng vọt làm hoạt

động du lịch nơi này xảy ra nhiều vấn đề bắt cập Đó là một số hộ hoạt động không tuân thủ theo quy định của Tổ hợp tác, tự ý bắt khách; bất đồng giữa các thành viên trong việc phân bồ lượng khách (vấn đề này còn lệ thuộc vào chất lượng dịch vụ của từng hộ, cũng như lựa chọn của du khách); mâu thuẫn giữa một số thành viên trong Tổ hợp tác với UBND phường Bùi Hữu Nghĩa bởi địa phương can thiệp sâu trong điều hành, quản lý hoạt động của tổ, nhất là tài chính; những điều đó đã dẫn đến việc Tổ hợp tác tan rã Thời điểm hiện tại khi nhiều người trẻ được ổi học chuyên sâu về du lịch trở về cũng xảy ra bất đồng quan điểm với những người làm du lịch khác trên côn, từ đó một tô chức mới cũng được hình thành mang tên Câu lạc bộ du lịch cộng đồng Côn Sơn, Câu lạc bộ này không bao gồm tất cả các hộ làm du lịch trên cồn như Tổ hợp tác trước kia mà chỉ là một số hộ lập ra hợp tác với nhau vì mục đích riêng dẫn đến sự phân hóa và không còn đồng nhất trong cộng đồng du lịch địa phương

Trên cồn cũng xuất hiện thêm tình trạng những nhà đầu tư thu mua đất của một số hộ dân để đầu cơ bán lại với giá cao khi Cồn Sơn đã phát triển chứ không có ý định làm du lịch Điều đó khiến cho đất trên cồn không còn hoàn toàn thuộc về người dân, vô tỉnh khiến cho quy hoạch du lịch trên côn bị đứt gãy (do phần đất được thu mua nằm hòa lẫn vào phần đất của những hộ dân làm du lịch khác), khó tạo ra được những sản phẩm du

Trang 5

lịch liên kết nằm gần với nhau khiến du khách đi tham quan giữa các điểm phải đi một quãng khá xa

© Các hoạt động du lịch và dịch vụ tại làng DLCĐ Côn Sơn

Với đặc trưng sông nước miệt vườn của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Cồn Sơn hiện đang tô chức du lịch với đa đạng loại hình dịch vụ như: Dịch vụ du lịch tham quan

có tham quan Cá Bè, khu cá lóc bay, tham quan vườn trái cây, chèo xuồng, Dịch vụ trải nghiệm đa dạng không kém gồm có: trải nghiệm làm bánh, tát mương, chài lưới, đờn

ca tài tử Ngoài ra vòn có dịch vụ hướng dẫn du lịch, dịch vụ ăn uống

Các hoạt động du lịch mà Cộng đồng cung cấp cho du khách chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác những tiềm năng có sẵn và sáng tạo phát triển thêm trong sản phâm đề tăng thu nhập cho hộ dân và cải thiện đời sông cộng đồng Các dịch vụ, hoạt động du lịch còn đơn điệu, chưa khai thác hết các tiềm năng có sẵn của Côn nên kết quả kinh doanh du lịch vẫn chưa cao

©_ Cơ cấu khách đến DLCD tại Cồn Sơn

Côn Sơn là điểm đến hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên đẹp, đến đây du khách sẽ ấn tượng với cuộc sống bình yên của bà con trên đất cồn với sự hào phóng, mền khách; hàng năm Côn Sơn thu hút 1 lượng khách khá lớn du lịch tại Cồn Qua kết quả khảo sát cho thấy: Khách du lịch đến tam quan Côn Sơn có xu hướng tăng về số lượng người và đoàn, đông nhất vào mùa hè, ngày nghỉ lễ, cuối tuần

Cơ cầu khách của làng DLCĐ Côn Sơn có sự chênh lệch lớn, chủ yếu là khách nội địa

và là người miền Bắc, khách quốc tế có nhưng số lượng ít, không đáng kể

Khách quốc tế đến với Côn Sơn chủ yếu tham quan miệt vườn, dã ngoại, tìm hiểu về phong tục, tập quán của người dân vùng sông nước và đặc biệt là khám phá tham gia những hoạt động dân dã cùng người dân nơi đây Khách nội địa tập trung vào khách miền bắc với nhu cầu tìm hiểu sự mới lạ, khám phá những thứ đặc trưng ở miền tây từ con người đến văn hóa âm thực Các gia đình, cán bộ công nhân viên chiếm số lượng khoảng 25% thường đến Cồn vào các địp cuối tuần hoặc ngày lễ để nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc Đối tượng khách du lịch đến với Cồn khác nhau với những mục

Trang 6

đích khác nhau, vì vậy cần xây dựng các chương trình du lịch thích hợp với từng đối

tượng

Trang 7

®© Kết quả thu hút khách du lịch đến với Cồn Sơn

Cén Sơn bắt đầu làm du lịch từ năm 2015 đến nay Vào 6 tháng đầu năm 2017 số lượng khách đến với Cồn Sơn tăng gấp 5-6 lần so với cùng kì năm trước là từ 2470 lượt khách đến 13530 lượt khách Năm 2019, chỉ riêng CLB — cau lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau - một trong những mô hình du lịch cộng đồng hiệu quả ở Cồn Sơn đã đón khoảng 4.000 đoàn khách, hơn 30.000 lượt khách trong nước và quốc tế, tăng gần 30% so với năm 2018 Tổng thu nhập từ mô hình du lịch cộng đồng của CLB trong năm 2019 đạt gần

6 tỉ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước, góp phần tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho 5 hộ gia đình khó khăn Tuy nhiên, theo nhận xét của hộ dân ở Côn thì du khách đến với Cồn Sơn giai đoạn về sau có sự suy giảm do yếu tô dịch bệnh, bên cạnh đó

là sự cạnh tranh đến từ những loại hình du lịch tương tự trong vùng với tính đặc sắc, hấp dẫn đa dạng hơn với hoạt động du lịch đang diễn ra tại Cồn Sơn Mặc dù tương đồng về tài nguyên thiên nhiên thậm chí Côn Sơn còn nỗi trội hơn về sự nồng hậu, sắng tao trong sản phẩm phục vụ du khách của người dân nhưng lượng khách đến với Cồn Sơn vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và những lợi thế này

® - Doanh thu hoạt động du lịch cộng đồng tại Cồn Sơn

Vì chủ yếu kinh doanh du lịch theo hình thức liên kết dịch vụ giữa các hộ gia đình nên doanh thu từ hoạt động du lịch chủ yêu sẽ do các hộ gia đình nắm, bằng chứng cho việc hoạt động du lịch nâng cao đời sống người dân và an sinh xã hội nằm ở chỗ: người dân

có dòng thu nhập thứ 2 ngoài thu nhập phụ thuộc vào mùa vụ trong năm như trước, từ ngày phát triển du lịch, hoạt động an ninh cũng được rà soát chặt chẽ, kẻ cá vấn đề bảo vệ môi trường cũng được chú trọng, vẫn đề điện, đường, nước cũng được cải thiện dần dần

từ 2015 đến nay, Kinh doanh từ hoạt động du lịch phát triển trong những năm qua nhưng có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây, nguồn thu chủ yếu từ các phí dịch vụ tham quan, dịch vụ ăn uống, dịch vụ hướng dẫn viên, Các hoạt động khác của Côn như vận chuyển khách tham quan, thuê tàu bè di chuyên trên Côn cũng có xu hướng tăng

Cơ cấu nguồn thu tại Cồn Sơn không đa dạng, các hoạt động du lịch đến dịch vụ tại Cén con giản đơn thậm chí bị lặp lại giữa các hộ nên chưa khai thác được hết nhu cầu sử

6

Trang 8

dụng dịch vụ cũng như hầu bao của khách du lịch đến đây Nếu thời gian tới Cồn Sơn

không phát triển thêm các dịch vụ, đa đạng các loại hình tham quan cũng như hạn chế sự trùng lặp trong sản phẩm du lịch giữa các hộ, có sự liên kết thiết thực trong làm du lịch giữa các hộ trong cộng đồng thì sẽ làm cho thu nhập của Cồn ngày cảng giảm

3.2 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động DLCĐ tại Cồn Sơn

> Vi tri dia lý và các nguồn tài nguyên du lịch

- Vi tri địa lý

Côn Sơn là một trong 5 củ lao nam đọc trên dong séng Hau thuộc dia phận Can Tho, nay thuộc khu vực 1, phuong Bui Htu Nghia, quén Binh Thuy, cach trung tâm TP Cần Thơ 6km Côn Sơn có điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển DLCĐ, có vị trí gần

trung tâm, gần các thành phô lớn như thành phố Hồ Chí Minh, sân bay tuyến Hà Nội — Cần Thơ

- _ Nguồn tài nguyên thiên nhiên

Dù cư dân Côn Sơn mới chỉ bắt đầu biết đến du lịch từ cuối năm 2015, nhưng với thế mạnh từ những vườn cây trĩu quả, ao cá, bến sông, cùng với nếp sống đôn hậu, thân thiện, yên bình của người dân miền Tây sông nước, những năm gần đây, du khách đỗ về Côn Sơn ngày một nhiều hơn, doanh thu từ du lịch cũng ngày một tăng cao

Với đặc thù là dải đất phủ sa do sông Hậu bồi tụ, đất đai của Cồn Sơn vô cùng màu

mỡ, cây trái tươi tốt và trĩu quả quanh năm Đề không dam chân nhau, 74 hộ dân nơi đây trồng đa dạng các loại trái cây như vú sữa, chôm chôm, nhãn, bưởi Mùa nào thức nấy, du khách khi đến cồn, vào thăm các vườn cây sẽ luôn có món ngon được thưởng thức ngay tai vườn

Cũng do được bao xung quanh là dòng sông Hậu hiền hòa nên ngoài sản vật cây trái, thiên nhiên còn ban tặng cho người dân Cồn Sơn nguồn tài nguyên phong phú về thủy sản Nhiều hộ lợi dụng nguồn nước tự nhiên đề phát triển mô hình nuôi cá bè trên sông, vừa giảm chỉ phí thay nước, lại phát triển du lịch, cũng như mở rộng đầu ra cho sản phẩm bằng các quây bán khô cá, tôm cho du khách làm quà

Kết hợp những thế mạnh từ thiên nhiên, Cồn Sơn cung cấp dịch vụ du lịch sinh thái cộng đồng cho khách du lịch Theo đó, du khách đến Côn Sơn sau khi được thư giãn trên

7

Trang 9

chiếc võng giữa những vườn cây trái, sẽ được ghé các hộ dân để học làm bánh, làm vườn, tát mương bat ca

Những hộ có vườn cây, bè cá kết hợp vào tour tham quan trái nghiệm, các nghệ nhân khéo tay làm bánh dân gian phục vụ du khách, hộ nào không có vườn rau, ao cá vẫn có thê tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm bằng cách góp sức lao động, phục vụ

- _ Tài nguyên du lịch nhân văn

Trước khi rời cồn, du khách sẽ được trải nghiệm và thưởng thức sản phâm du lịch đặc sắc “mâm cơm cộng đồng." Theo đó, mỗi món ăn trên mâm cơm cộng đồng được chuẩn

bị từ một hộ trên cồn, mỗi gia đình đóng góp một món ăn tùy theo từng điều kiện Nhà góp món lầu cá; nhà có món rau luộc chấm kho quẹt, món cá lóc nướng tru; nha khác lại góp bánh xèo Tám Điền, gà xé bưởi Sáu Cảnh, lầu cua đồng Năm Phước, cá thác lac rút xương Bảy Bon Cứ vậy, "mâm cơm cộng đồng" ngày càng nhiều món, đa sắc,

đa vị, đậm đà tình làng nghĩa xóm

Sức hút của cộng đồng Côn Sơn nằm ở sự chân chất, thân tình trong cách coi khách như người nhà của mình Các sản vật trên côn, nếu tách riêng lẻ thì không có gì đặc biệt, bởi nó cũng giống như ở nhiều điểm du lịch khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long Thế nhưng, qua cách phục vụ, qua những câu chuyện kể của người dân trên cồn, du khách sẽ cảm thấy gần gũi, quyến luyến vùng đất này Rất nhiều người trong số đó đã quay lại Cồn Sơn cùng với bạn bè và người thân của mình

Văn hóa sông nước cũng ghi dấu vào tín ngưỡng, tâm linh của người dân Cồn Sơn qua công trình Miếu Bà chúa Xứ được thờ tự trên cồn Theo “ông từ” Huỳnh Ngọc Ngon (Tư Canh), miễu Bà đã có gần 100 năm nay, người dân tin tưởng Bà là người đỡ đầu, che chở cho những người làm việc sông nước, đồng thời cũng gìn giữ đất đai, phù hộ cho người dân trên cồn khỏe mạnh, làm ăn phát đạt

Ngày mùng 9- 10/2 âm lịch hằng năm là ngày giỗ của Bà, được tô chức rất đông vui Nếu du khách đến cồn vào dịp này, sẽ được cùng người dân bản xứ tham gia lễ hội tâm linh đặc sắc, đậm nét văn hóa cồn bãi, sông nước này

Khi nhìn thấy những vật dụng người dân sử dụng hàng ngày như chum nước, bình hoa, thậm chí chậu đựng đồ ăn cho gia súc họ đã chỉ cho cư dân Côn Sơn biết đó là

8

Trang 10

những cô vật quý hiểm, không chỉ có giá trị về kinh tế nếu được bản trên thị trường, mà còn có giá trị về lịch sử, văn hóa to lớn, khắc ghi nhiều dấu ấn trong giai đoạn khai hoang

mở cõi của cha ông trên mảnh đất này Từ đó, người dân đã được hướng dẫn cách bảo quản, trưng bày, trước là phục vụ du lịch, sau là bảo tồn nét văn hóa, lịch sử cho Cồn Sơn

- Loi thé về các điểm tham quan tiềm năng

Cén Son có nhiều điểm tham quan tiềm năng mang tính đặc trưng khi nhắc đến du khách nghĩ ngay đến Cồn Sơn như: hoạt động tham quan vườn Cá Lóc Bay, hoạt động làm bánh với bufffet các loại bánh dân gian, hoạt động tát mương bắt cá, miệt vườn thưởng thức trái cây cùng đờn ca tài tử

> Các nguồn lực dùng cho du lịch cộng đồng tại Cồn Sơn

Để phát triển DLCP tại Côn, cộng đồng du lịch tại Cồn đã đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và các yếu tố nguôn lực phục vụ du lịch, tuy nhiên các yếu tố này còn nhiều hạn chế, chưa phát triển một cách triệt đê để phục vụ hoạt động du lịch tại Côn

Về nguồn nhân lực, Cồn Sơn hiện tại có 79 hộ dân với khoảng hơn 300 nhân khẩu, nhưng chỉ có hơn 20 hộ trong số đó hiện tại đang kết hợp với nhau để làm du lịch Họ xây dựng theo mô hình du lịch cộng đồng để hỗ trợ lẫn nhau, liên kết cùng nhau gìn giữ nếp sinh hoạt truyền thống, bản sắc văn hóa, cùng hỗ trợ nhau cải thiện kinh tế làm nên tour trải nghiệm đa dạng, từ tham quan bè cá, nhà vườn, cá lóc bay, làm bánh dân gian, v.v Những người dân làm du lịch ở đây đều có tham gia lớp huấn luyện nghiệp vụ của Chính quyền địa phương tổ chức đề được đào tạo về nghiệp vụ, kiến thức và kĩ năng dé tiếp đón du khách; sau khi kết thúc những khóa học này người dân tham gia sẽ được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thanh khóa học và có thê trở thành thuyết minh viên tại điểm ở trên Côn Sau đó họ vẫn phải tham gia các lớp bồi dưỡng theo định kì dé bỗ sung và cập nhật những kiến thức, thông tin mới về du lịch để phục vụ khách du lịch được tốt hơn Một số gia đình còn cử con em vào trong thành phô Cần Thơ hoặc những thành phố khác

để học tập chuyên sâu về ngành du lịch ở các bậc cao dang va dai hoc

Tuy được sự hỗ trợ lớn từ chính quyền địa phương nhưng hướng dẫn viên tại điểm là người dân địa phương, nghiệp vụ hướng dẫn thấp, chưa đảm bảo chất lượng cũng như

9

Trang 11

trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được nhu cầu Đây là một trở ngại lớn trong phát triển

du lịch cộng đồng tại Côn Sơn

Trước đây, chính quyền địa phương hỗ trợ miễn thuế 2 năm cho hoạt động du lịch của Côn, sau này thì chính quyền không còn hỗ trợ nữa, thay vào đó thì Cồn sẽ đóng thuế nhưng không nhiều Chính quyền địa phương rất quan tâm đến đời sông của người dân nơi đây, họ thường xuyên mở lớp tập huấn làm du lịch cho người dân trên Côn là nhiều vi

đa số người dân có nhà trên Côn Ngoài ra, sau khi hoàn thành khóa tập huấn, người dân

sẽ được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành Sau này, thì mọi hoạt động của người dân thì

đa số là họ tự quyết định Hiện tại, các hộ đã có thể đứng vững nên quận đảm nhận vai trò quán lý nhà nước, vừa hỗ trợ vừa chỉ đạo các đơn vị hữu quan không can thiệp sâu vào hoạt động của người dân Nhưng nếu người dân có những đề xuất gì về vấn đề như là an ninh, hành chính thì được quyền đề xuất lên và chờ hướng giải quyết

Ngoài ra, chính quyền địa phương còn hỗ trợ hộ dân làm thủ tục hành chính đăng kí giấy phép kinh doanh Cũng như việc hỗ trợ vay vốn từ 50 triệu đến vài trăm triệu để có vốn kinh doanh, có 2 loại: tín chấp dựa vào ngân hàng và thế chấp dựa vào các chỉ hội Hơn thế nữa, chính quyền cũng đã làm việc với Trung tâm Phát triển du lịch thành phố

hỗ trợ người dân xây dựng bán đồ du lịch Côn Sơn, tăng cường quảng bá du lịch cộng đồng trên các phương tiện truyền thông

Về cơ sở vật chất kĩ thuật, Cồn Sơn ngày xưa nổi tiếng với tên gọi “Cồn 6 không” — không điện, nước, đường, trường Nhưng đến năm 2010 thì Cồn Sơn đã có nước và năm 2014 thì có điện, từ đó người dân trên côn tiếp cận và bắt đầu làm du lịch Dé co thé phát triển được như hiện nay, người dân đã được địa phương hỗ trợ rất nhiều như mở các lớp tập huấn về du lịch, vệ sinh an toàn thực phẩm Lúc đầu làm du lịch thì chính quyền địa phương sẽ miễn thuế, sau này khi hoạt động đã ôn hơn thì thu thuế nhưng với mức thấp Bên cạnh đó địa phương còn hỗ trợ sửa chữa, tring tu miéu — noi tho của người dân trên cồn và hỗ trợ quảng cáo để du khách biết đến, thêm nữa là địa phương sẽ hỗ trợ người dân làm các loại thủ tục hành chính để đăng kí tham gia hoạt động du lịch

Cơ sở hạ tầng tại Cồn gồm địa điểm phòng nghỉ, ăn uống, vui chơi giải trí chủ yếu diễn ra tại nhà dân hoặc khu vực nhà chung làm du lịch, nhưng hạn chế về số lượng

10

Ngày đăng: 03/10/2024, 20:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w