Nhìn chung, hoạt động du lịch cộng đồng tại một số điểm du lịch đã hình thành nhưng còn tự phát, rời rạc và chưa xây dựng được cơ chế phối hợp giữa người dân và các bên tham gia trong du
Trang 1TONG LIEN DOAN LAO DONG VIET NAM TRUONG DAI HOC TON DUC THANG
KHOA KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN
DAI HOC TON BUC THANG
TON DUC THANG LINIVERSITY
BAO CAO CUOI KY
MON: DU LICH CONG DONG
Nguyễn Hồ Cẩm Tú | 320H0110 | 20H30503
TP Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2023
Trang 2
BANG DANH GIA THANH VIEN
THUC HIEN DANH GIA (%) TÊN KỶ
Huỳnh Như Kiều 320H0169
- Thực trạng về nguồn nhân lực
- Tổng quan xã Long Sơn
Trang 3LOI CAM ON
Bài báo cáo này cũng chính la dấu mốc kết thúc quá trình học tập môn Du lịch
cộng đồng do thầy Phạm Thái Sơn phụ trách giảng dạy Thời gian học tập môn học
tuy không quá dài nhưng những gì chúng em nhận được là vô cùng to lớn Những kiến
thức được tiếp thu từ môn học sẽ là nền tảng vững chắc, là cơ sở cho quá trình học tập
và nghiên cứu sau này của chúng em tại trường Đại học Tôn Đức Thắng và cả bên
ngoài môi trường đại học
Lời đâu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đên Khoa Khoa học Xã
hội và Nhân văn trường Đại học Tôn Đức Thăng đã tạo điêu kiện thuận lợi đê chúng
em có thê tiếp thu kiên thức của môn học một cách có hiệu quả
Tiếp đến em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng đẫn môn Du
lịch cộng đồng - Thầy Phạm Thái Sơn Cảm ơn thầy vì đã đồng hành cùng chúng em,
giúp chúng em hiểu được rõ hơn những kiến thức về các vẫn đẻ về du lịch cộng đồng
tại Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay Từ đó tạo ra xuất phát điểm quan trọng
đề chúng em có thê tiếp tục phát triển trong học tập và nghiên cứu về các vẫn đề trong
phát triển du lịch cộng đồng sau này Trong quá trình học tập chúng em nhận thấy
thầy rất tâm huyết khi giảng đạy và mang đến cho lớp những giờ học thoải mái nhất,
thầy cũng đã hỗ trợ hết mình cho chúng em hoàn thành môn học này một cách thuận
lợi Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn thay!
Cuoi cung nhom chung em xin kinh chúc quý thây cô và các bạn thật nhiêu sức
khỏe, thành công trong công việc và cuộc sông
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 4 năm 2023
Nhóm 04
Trang 4NHAN XET CUA GIANG VIEN
TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 4 năm 2023
Trang 5DE TAI: THUC TRANG PHAT TRIEN DU LICH CONG DONG TAI XA LONG
SON, THANH PHO VUNG TAU
Tom tat:
Du lịch cộng đồng không chỉ góp phân phát triển kinh tế địa phương, mà còn
khuyến khích bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên tại điểm đến
Mục tiêu của bài nghiên cứu là phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng lại xã
Long Sơn Báo cáo nghiên cứu đã tiễn hành khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển du
lịch cộng đồng tại xã đảo Long Sơn, thuộc địa phận Thành phố Ving Tau, tinh Ba Ria
- Vũng Tàu Kết quả cho thấy hoạt động du lịch hình thành tự phát, do người dân địa
phương tự khai thác và phát triển Do chưa được sự đầu tư của chính quyền địa
phương và các doanh nghiệp du lịch nên hoạt động du lịch ở đây chưa phát triển Loại
hình du lịch được khai thác chủ yếu là du lịch hành hương, kết hợp với tham quan,
thưởng thức các món ăn đặc trưng, hoạt động du lịch cộng đồng hầu như chưa có
Đồng thời, báo cáo nghiên cứu này còn đề xuất ra định hướng và các giải pháp phát
triển du lịch cộng đồng nhằm góp phần khai thác hợp lý tiềm năng du lich va da dang
các sản phẩm du lich tai xã đảo Long Sơn, nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên
môi trường, các giá trị văn hóa của cộng đồng Từ đó, tạo sức thu hút khách du lịch
trong và ngoài nước đến với địa phương
Từ khóa: Du lịch cộng đồng, xã đảo Long Sơn, giải pháp phát triển, sản phẩm du lịch
cộng đồng
Trang 6PHAN MO DAU
1 Ly do chon dé tai:
Long Sơn là một xã đảo nhỏ nằm ở phía Bắc của thành phố Vũng Tàu Nơi đây
có rất nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển hoạt động du lịch nhờ các điều kiện
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, như địa hình kết hợp hài hòa giữa vùng biên, đổi núi
và đồng bằng, hệ sinh thái rừng ngập mặn cùng nguồn thủy hải san déi dao, cảnh quan
thiên nhiên thơ mộng Bên cạnh đó, xã đảo Long Sơn còn la điểm đến hấp dẫn với các
tài nguyên văn hóa như các di tích lịch sử, văn hóa đã có từ lâu đời Do vậy, từ nhiều
năm nay trở lại đây, Long Sơn luôn thu hút lượng lớn du khách đến tham quan và
hành hương
Trong những năm gần đây, du lịch cộng đồng đã trở thành xu hướng phát triển
mạnh mẽ ở Việt Nam Hiện nay, tại xã Long Sơn đang chú trọng phát triển du lịch
cộng đồng với nhiều kết quả tích cực Các hoạt động như kết hợp nuôi trồng thủy sản
cùng với công tác phát triển và bảo vệ rừng, tô chức thêm các mô hình tham quan du
lịch sinh thái trên sông, ven biển đang được chính quyền chú trọng Bên cạnh đó còn
khuyến khích người dân mở rộng quy mô, đa dạng hóa nhiều hoạt động, nâng cao bố
sung chất lượng, giá cả hợp lý của các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các
lĩnh vực có liên quan khác Chính quyền địa phương cũng đang nghiên cứu, mở rộng
thêm nhiều dịch vụ tham quan, ăn uống bên sông nước và nơi nuôi trồng thủy sản để
du khách có nhiều cơ hội được trải nghiệm
Tuy nhiên, trên thực tế việc phát triển du lịch cộng đồng ở xã Long Sơn chưa
tương xứng với tiềm năng to lớn của địa phương Nhìn chung, hoạt động du lịch cộng
đồng tại một số điểm du lịch đã hình thành nhưng còn tự phát, rời rạc và chưa xây
dựng được cơ chế phối hợp giữa người dân và các bên tham gia trong du lịch cộng
đồng, vấn đề vệ sinh môi trường, thiếu các chính sách khuyến khích phát triển du lịch
cộng đồng và vai trò của chính quyền và doanh nghiệp du lịch trong du lịch cộng đồng
tại xã Long Sơn chưa được phát huy
Vị vậy mà nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Thực trạng phát triển du lịch cộng
đồng tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu” cho bài nghiên cứu lần này để có thê tìm
hiểu thực trạng, tiềm năng du lịch cộng đồng tại xã Long Sơn và từ đó có thé tim ra
những đề xuất đề phát triển du lịch cộng đồng tại đây
2 Mục đích nghiên cứu:
Qua bài nghiên cứu, nhóm sẽ đi sâu phân tích về các tài nguyên tự nhiên, văn
hóa, các tiềm năng để phát triển hoạt động du lịch cộng đồng tại xã đảo Long Sơn
Đồng thời nhóm cũng tìm hiểu về thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng, thực trạng
phát triển của các chính sách du lịch và nguồn nhân lực tại xã đảo hiện nay Từ đó đề
ra những giải pháp cải thiện hoạt động du lịch cộng đồng và đề xuất các sản phẩm du
lịch cộng đồng mới cho xã đảo Long Sơn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Trang 7Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tiềm năng và thực
trạng phát triển hoạt động du lịch tại xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà
Rịa — Vũng Tàu
Pham vi nghiên cứu:
- Về phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề chính như sau:
+ Cơ sở lý thuyết, các vấn đề về cộng đồng và du lịch cộng đồng
+ Các tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại xã đảo Long Sơn
+ Thực trạng phát triển hoạt động du lịch cộng đồng tại xã đảo Long Sơn
+ Một số những giải pháp chung và các đề xuất phát triển sản phẩm mới đề phát
triển hoạt động du lịch cộng đồng tại xã đảo Long Sơn
- Về phạm vi không gian: Đề tài giới hạn trong phạm vi xã đảo Long Sơn thuộc
thành phố Vũng Tàu
4 Phương pháp nghiên cứu:
Trong để tài này chúng tôi sử đụng phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu
thứ cấp, chủ yếu khai thác những thông tin tư liệu từ sách, bài báo và công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước, các trang thông tin điện tử chính thống để nghiên
cứu, phân tích và đưa ra những nội dung cốt lõi nhất vào bài báo cáo
5 Bố cục bài nghiên cứu:
- Chương I: Cơ sở lý luận
- Chương II: Kết quả nghiên cứu
- Chương III: Thảo luận
- Chương IV: Đề xuất giải pháp
Trang 8PHAN NOI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Lý thuyết về cộng đồng
1.1 Cộng đồng
Cộng đồng là một từ Hán Việt hai thành tố Cộng có nghĩa là "chung vào, cùng
nhau", đồng có nghĩa "cùng (như một)"
Cộng đồng có nghĩa gốc là "cùng chung với nhau", nghĩa trong tiếng Việt hiện
nay là "toàn thê những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một
khối trong sinh hoạt xã hội" (Từ điến tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà
Nẵng, 2020)
1.2 Cộng đồng địa phương
Từ khái niệm cộng đồng, có thể nhận định cộng đồng địa phương là toàn thé
những người cùng chung sống trên cùng một lãnh thổ (xóm, ấp, làng xã ) Từ này
thường được sử dụng đề chỉ một nhóm được tô chức xung quanh các giá tri chung va
được quy cho sự gắn kết xã hội trong một vị trí địa lý chung, thường là trong các đơn
vị xã hội lớn hơn hộ gia đỉnh
2 Lý thuyết về du lịch cộng đồng
2.1 Các quan điểm về du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng thường được hiểu là hoạt động của một cộng đồng dân cư
tham gia làm du lịch Hoạt động này bắt đầu là tự phát ở những nơi có các đanh lam
thăng cảnh, di tích lịch sử hấp dẫn du lịch mà dân cư tại nơi ay tham gia vao phuc vu
nhu cầu của du khách Một thực tế thường diễn ra là các doanh nghiệp đưa, dẫn khách
đến phần lớn là khai thác tiềm năng địa phương chứ chưa chú trọng đến lôi kéo cộng
đồng cư dân địa phương cùng làm du lịch Khi phân chia lợi ích, đôi khi quyền lợi
giữa doanh nghiệp và cộng đồng không thống nhất, phần thiệt thòi thường thuộc về
phía cộng đồng, dẫn đến bát trắc và làm cho du khách không hài lòng (Tông cục Du
lịch, 2019)
Tại Việt Nam, quan niệm về du lịch cộng đồng được xem xét ở nhiều góc nhìn,
quan điểm nghiên cứu khác nhau Viện Miền núi cho rằng: “Du lịch cộng đồng là
nhằm bảo tổn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch
bền vững dài hạn Du lịch cộng đồng khuyến khích sự tham gia của người đân địa
phương trong du lịch và có cơ chế tạo các cơ hội cho cộng đồng Du lịch cộng đồng là
một quá trình tương tác giữa cộng đồng (chủ) và khách du lịch mà sự tham gia có ý
nghĩa của cả hai phía mang lại các lợi ích kinh tế, bảo tồn cho cộng đồng và môi
trường địa phương”
2.2 Một số khái niệm du lịch cộng đồng
Theo tác giả Võ Quế trong quyền Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng, tập
1, Nxb Khoa học và Kỹ thuật (2006): “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức
phát triển du lịch trong đó cộng đồng đân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ đề phát
triển đu lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng
Trang 9thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất va tinh than từ phát triển du lịch và
bảo tồn tự nhiên.”
Theo Nicole Hausle va Wolfðang Strasdas (2009): “Du lịch cộng đồng là mô
hình phát triển du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và
quản lý Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương.”
Theo WWFE: “Du lịch dựa vào cộng đồng đưa khía cạnh xã hội này tiến xa hơn
một bước Đây là một hình thức du lịch mà cộng đồng địa phương có quyền kiểm soát
đáng kế và tham gia vào quá trình phát triển và quản lý, đồng thời phần lớn lợi ích vẫn
thuộc về cộng đồng.”
Theo khoản 15, Điều 3, Luật Du lịch 2017: “Du lịch cộng đồng là loại hình du
lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư
quản lý, tô chức khai thác và hưởng lợi.”
2.3 Đặc điểm và nguyên tắc phát triển của du lịch cộng đồng
2.3.1 Đặc điểm của du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng là các hoạt động của một cộng đồng dân cư cùng tham gia
kinh doanh du lịch, hoặc có thê nói đây là một loại hình du lịch trong đó cộng đồng
địa phương tham gia xây dựng và quản lý du lịch Hiện nay, du lịch cộng đồng đang
được coi là loại hình du lịch thú hút rất nhiều đu khách nhờ có sự hoà hợp, gan gũi cua
loại hình du lịch này
Khi đến một điểm đến các du khách sẽ được người dân bản địa mời đến làng,
bản, nơi người dân bản địa sinh sống, tại đây họ sẽ được người dân bản địa cung cấp
chỗ ở và được thưởng thức các món ăn dân dã, đặc sản của địa phương, thay vì đi
những nhà hang sang trọng Bên cạnh đó du khách còn được trải nghiệm cuộc sống
của người dân bản địa với những sinh hoạt rất đời thường, bình dị giúp du khách
khám phá và tìm hiểu thêm về các giá trị văn hóa, truyền thống của địa phương Ngoài
ra, nguồn chi tiêu của du khách khi đến đây cũng chính là nguồn thu nhập giúp người
dân địa phương đề có thể cải thiện cuộc sống và mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh
tế bền vững cho bản địa
Ngoài ra du lịch cộng đồng còn giúp người dân bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,
môi trường sinh thái Đồng thời,cũng là dịp đề bảo tồn và phát huy những nét văn hoá
độc đáo của địa phương
2.3.2 Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
Nguyên tắc l: Công nhận, hỗ trợ và thúc đây quyền sở hữu của cộng đồng
đối với du lịch Du lịch cộng đồng nên có sự tham gia của người dân địa phương Ở
đây, người dân địa phương nên tham gia vào việc ra quyết định và quyền sở hữu, chứ
không chỉ tham gia du lịch đề được trả một khoản phí
Nguyên tắc 2: Thu hút sự tham gia của các thành viên cộng đồng ngay từ
đầu trong mọi khía cạnh Cộng đồng địa phương sẽ nhận được một phần lợi nhuận
hợp lý từ bất kỳ bên liên doanh du lịch nào Du lịch cộng đồng nên có sự tham gia của
người dân địa phương vào các công tác chuẩn bị, tô chức và thực hiện các hoạt động
Trang 10du lich cộng đồng Bên cạnh đó, các lợi ích kinh tế sẽ được chia đều công bằng không
chỉ cho các công ty du lịch mà cả cho các thành viên của cộng đồng Họ được hưởng
lợi như các thành phần khác tham gia vào các hoạt động kinh doanh cung cấp các sản
phẩm cho khách du lịch
Nguyên tắc 3: Thúc đẩy niềm tự hào của cộng đồng Điều này giúp cộng đồng
nhận thức được những giá trị của mỉnh, du lịch cần tập trung vào các giá trị ấy, thôi
thúc cộng đồng phát huy lòng tự hào hơn nữa Các nhà điều hành tour du lịch cũng
nên cô gắng làm việc với cộng đồng hơn là với cá nhân Nhằm xây dựng được thêm
mỗi quan hệ xã hội và làm quen với cộng đồng địa phương
Nguyên tắc 4: Nâng cao chất lượng cuộc sống Du lịch cộng đồng cần phải
đảm báo các quyền lợi chủ yếu phải thuộc về người dân địa phương, đảm bảo cải thiện
đời sống vật chất, tinh thần của họ
Nguyên tắc 5: Du lịch cộng đồng phải đảm bảo bền vững về môi trường
Người dân địa phương phải được hưởng lợi và được tư vấn nếu các dự án bảo tồn có
hiệu quả Việc đó đồng nghĩa với việc bảo nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, sử
dụng tôi ưu các nguồn tài nguyên này không chỉ đơn giản để thỏa mãn nhu cầu hiện
tại mà còn đảm bảo cho sự phát triển trong tương lai, từ đó đảm bảo sự hài hòa về môi
trường sống cho các loài động thực vật cũng như môi trường sống của con người
trong việc phát triển du lịch cộng đồng
Nguyên tắc 6: Giữ gìn bản sắc, văn hóa đặc sắc của địa phương Chương
trình du lịch nào cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cộng đồng địa phương Điều quan
trọng là các giá trị văn hoá phải được bảo vệ, gìn giữ và sẽ không có một đối tượng
nào bảo vệ, tôn trọng văn hoá, nét truyền thống băng người dân bản địa Các nhà điều
hành nên làm việc với người dân địa phương để giảm thiêu tác động có hại của du
lịch Mỗi người cần phải hiểu rõ những tác động tích cực và tiêu cực mà du lịch mang
lại để có ý thức và những hành động cụ thê đề có thể bảo tồn di sản thiên nhiên cũng
như văn hóa bản địa tại điểm du lịch cộng đồng Khi thích hợp, các công ty lữ hành
nên tô chức các nhóm nhỏ đề giảm thiểu tác động về văn hóa và môi trường
Nguyên tắc 7: Thúc đây học tập đa văn hóa Điều này giúp các du khách hiểu
được về các giá trị mới, những tri thức mới từ nhiều nền văn hóa khác nhau Người
điều hành tour hoặc hướng dẫn viên cũng nên thông báo cho khách du lịch về những
gì có thể xảy ra và hành vi phù hợp trước khi họ đến một cộng đồng cũng là một trong
những điều giúp thúc đây thực hiện tốt nguyên tắc này
Nguyên tắc 8: Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và phẩm giá con người
Người dân địa phương nên được phép tham gia vào hoạt động du lịch với phẩm giá và
lòng tự trọng Việc này đồng nghĩa là không ai có quyền được xâm phạm đến lòng tự
trọng, phẩm giá hay thậm chí cái hoạt động truyền thống của người dân địa phương
Họ phải có bổn phận và trách nhiệm tôn trọng những văn hoá địa phương thay vì có
các hành vi chế giễu, không tôn trọng Du lịch nên hỗ trợ các nền văn hóa truyền
thống bằng cách thê hiện sự tôn trọng đối với tri thức bản địa
Trang 11Nguyên tắc 9: Phân chia lợi ích một cách công bằng giữa các thành viên
trong cộng đồng Họ được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào các hoạt
động kinh đoanh cung cấp các sản phâm cho khách du lịch Nguồn thu từ hoạt động
du lịch phải được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia Phải hình thành
các quy định rõ ràng về trách nhiệm và lợi ích của mỗi cá nhân cho cộng đồng để
tránh xảy ra các mâu thuẫn và sự bất hòa trong cộng đồng làm ảnh hưởng đến chất
lượng của du lịch Các phương pháp phân chia lợi nhuận cho các thành viên cá nhân
trong cộng đồng cần được lên chỉ tiết, rõ ràng và đảm bảo rằng nó đáp ứng các mục
tiêu chính sách trong chương trình hoạt động Bên cạnh đó, một trong những mục
tiêu chính của du lịch cộng đồng là cùng nhau tạo thu nhập và phân chia công bằng
Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng,tổ chức các dịch vụ phục vụ du lịch tại xã,
Ban quản lý này có nhiệm vụ đảm bảo lợi ích của các thành viên trong cộng đồng
bằng cách sắp xếp cho họ những công việc phù hợp
Nguyên tắc 10: Đóng góp một tỷ lệ phần trăm thu nhập cố định cho các dự
án cộng đồng Họ được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào các hoạt
động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch Các hoạt động Du lịch
cộng đồng sẽ đem đến một nguồn thu nhập nhất định không chỉ cá nhân và với cả
cộng đồng Đồng thời lợi ích đó có thể trích ra để phát triển xã hội hoặc các dự án có
ích hỗ trợ cộng đồng như giúp cộng đồng có thể xây dựng lại được đường xá, cầu
công, phát triển them nhiều hoạt động vui chơi giải trí, hỗ trợ nơi ở hoặc thức ăn cho
người dân vô gia cư hoặc có hoàn cảnh khó khăn đó đã tạo điều kiện đề người dân
địa phương ngày cảng tự tin và phát triển những kỹ năng mới cần thiết cho các hoạt
động du lịch cộng đồng
CHƯƠNG II: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU
1 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Long Sơn
1.1 Tổng quan về xã Long Sơn
Long Sơn là một xã đảo trực thuộc thành phố Vũng Tàu Phía Đông giáp sông
Dinh, phía Nam giáp xã Tân Hải - huyện Tân Thành, phía Bắc và Tây giáp biển Đây
là một hòn đảo che chắn các cửa sông đỗ vào vịnh Gành Rai, Nga Bay ở phía Tây,
sông Chà Và sông Mũi Dùi, sông Thị Vải và sông Dinh ở phía Đông Đây là đường
giao lưu quan trọng đề nối với nhiều vùng sâu trong đất liền Với hệ thống sông ngòi
đa đạng, Long Sơn là cửa ngõ giao thông đường thủy rất quan trọng của khu vực
Đông Nam bộ, và là đầu mối giao lưu với nhiều địa phương vùng Nam bộ
Với diện tích 92 km2, trong đó có đến 54km2 là đất liền, còn lại là đất ngập
mặn Xã Long Sơn được bao bọc 4 bề bởi kênh rạch, sông biến và gồm 11 thôn Ngoài
ra, xã Long Sơn thuộc tỉnh Bà RỊa-Vũng Tàu, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi với
điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch phong phú gồm hệ sinh thái rừng ngập mặn,
nguồn thủy hải sản dỗi đào, cảnh quan thơ mộng Do vậy, từ nhiều năm nay, Long
Sơn luôn thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, hành hương
1.2 Tài nguyên
Trang 121.21 Tai nguyén tu nhién
Dia hinh: Dia hinh Long Son gồm có hệ thống núi non, sông, rạch, đan xen vào
đó là những giồng, gò cao Sở hữu cho mình đãy núi với nhiều đỉnh núi cao vút: Đỉnh
Bà Trao cao 138m, đỉnh Hồ Rồng cao 120m và đỉnh Hỗ Vông cao 100m, trên những
đỉnh núi có nhiều hòn đá có hình thù kỳ lạ, tuy nhiên địa hình quan trong nhất của xã
vấn là đồng bằng ven sông và ven biển đặc thù Đây cũng là lý do mà nơi đây được
mang tên Long Sơn vì nhìn từ xa xã đảo như một con rồng xanh không lồ đang phơi
mình giữa biên mênh mông Bên cạnh đó, Long Sơn từ lâu đã là một vùng hải cảng
quan trọng vì có cửa ngõ hướng ra biên Đông, thích hợp cho các hoạt động kinh
doanh, mua bản
Khí hậu: Nhờ vào địa hình sở hữu nhiều dãy núi và các vùng biển rộng, khá sâu
nên thủy triều lên hàng ngày bởi thế khí hậu nơi đây rất ôn hòa, ít bị ảnh hưởng bởi
các cơn bão Đây cũng là một điều kiện đề có thể phát triển du lịch vì có thể đảm bảo
được sự an toàn cho khách du lịch kế cả khi nghỉ đưỡng trên biến
Thủy văn: Long Sơn được bao phủ bởi hệ thống sông ngòi dày đặc với các
nhánh sông Chà Và, sông Dinh, sông Rạng và hầu hết những nhánh sông này đều đồ
về cửa biến, đây là một trong những lợi thế rất lớn của Long Sơn vì nhờ vậy mà đã sở
hữu cho mình một sản lượng hải sản rất lớn và đây cũng là nghề kinh doanh chính của
người dân tại nơi đây
Hệ sinh thái: Long Sơn còn là một vùng đất có hệ sinh thái biến, hệ sinh thái
rừng ngập mặn rất đa dạng Dưới chân các dạy núi của xã là khu rừng sác đặc trưng
của vùng đất ngập mặn với nhiều loài hải sản phong phú Trên đảo còn có một hồ
nước ngọt rộng lớn Khu vực này vẫn còn những cây to, co tudi thọ hàng trăm năm
Đây cũng là một điều kiện thuận lợi đề có thể phát triển du lịch sinh thái tại xã đảo
Long Sơn Nhờ vào nguồn nước tự nhiên kết hợp với khí hậu thuận lợi mà việc nuôi
trồng thủy sản tại đây rất phát triển, đặc biệt là hàu và sò huyết Vì nguồn nước tại đây
là nơi giao thoa của sông và biên nên những con hàu được nuôi tại Long Sơn rất to và
ngon hơn những nơi khác
1.2.2 Tài nguyên văn hóa
Danh thắng, di tích: Long Sơn thường được nhiều người biết đến bởi nơi đây
có nhiều phong tục độc đáo và người đã tạo nên những phong tục đó chính là Ông
Trần - người đã khai phá ra xã đảo Long Sơn Nơi thờ chính của cư đân đạo Ông Trần
là Nhà Lớn Đây là một quan thê kiến trúc đồ sộ gồm nhiều điện thờ, được bài trí theo
hình chữ Nhân Ngoài các đối tượng thờ cúng thuộc hệ thống tín ngưỡng dân gian còn
có bàn thờ Không Tử, Lão Tử, Phật bà Quan Âm, Thiên Hậu, trong đó bàn thờ Quan
công và bàn thờ Ông Trần ở vào vị trí quan trọng nhất Nhà Lớn là nơi hành lễ của
những người theo ông Trần
Sự kiện và lễ hội: Trong một năm có hai đại lễ tổ chức trọng thể thu hút hàng
vạn người từ khắp các miền quê Nam bộ hành hương tham dự gắn liền với di tích lịch
sử Nhà Lớn Long Sơn, đó chính là lễ Vía Ông và lễ Trùng Cửu Lễ Vía Ông tưởng
Trang 13niệm ngày ông Trần qua đời (ngày 20 tháng 2 Âm lịch) Cuộc lễ kéo dài trong hai
ngày 19 và 20 tháng hai hàng năm Lễ Trùng Cửu tổ chức trong hai ngày: mùng 8 lễ
Tiên thường và mùng 9 tháng 9 Âm lịch - chính lễ Cầu An, cầu cho đất nước thanh
binh, dân chúng an cư lạc nghiệp
Trong hai dịp lễ hội này thì tính cộng đồng được thê hiện rất cao, đa số người
dan tại xã đảo Long Sơn sẽ đến Nhà Lớn phụ giúp những công việc như nấu nướng,
dọn đẹp đề chuân bị tiếp đón khách từ phương xa và họ làm với một không khí rất vui
vẻ như một đại gia đình Vào đúng ngày này, khách thập phương đến đây được đón
tiếp nồng nhiệt, thân thiện, hiểu khách và được phục vụ ăn nghỉ miễn phí Và vào dịp
lễ này khách có thê tham gia các hoạt động như: Thưởng ngoạn cảnh quan sông nước;
tham quan, tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng đạo Ông Trần và tập quán sinh hoạt của cư
dân Nhà Lớn; leo núi Nứa ngắm toàn cảnh Long Sơn và dải bờ biến từ Vũng Tàu đến
Cái Mép-Thị Vải (huyện Tân Thành); thưởng thức âm thực đặc trưng địa phương; du
lịch cộng đồng
Làng nghề truyền thống: Là một xã đảo được thiên nhiên ưu ái với nguồn nước
thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nên người dân Long Sơn đã phát triển mô hình nuôi
trồng thủy sản trên bè từ khoảng năm 2007 đến nay và cũng được tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu đưa vào quy hoạch đề phát triển bền vững nhằm đáp ứng được nhu cầu cho người
tiêu dùng trong nước cũng như xuất khâu, góp phần nâng cao đời sống người dân Đến
cầu Chà Và, chúng ta sẽ có thế bắt gặp được những làng bè của nhiều hộ gia đình tập
trung lại đề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản để phục vụ cho đời sống Trong tương
lai, đây cũng sẽ là một điểm sáng đầy tiềm năng để có thể phát triển du lịch cho xã
đảo Long Sơn Người dân tại đây thường nuôi hàu hoàn toàn tự nhiên nhưng những
con hàu mang đi bán ra thị trường có chất lượng khá cao, Long Sơn cũng được xem là
thủ phủ hàu ở miền Nam và ngày cảng được nhiều người biết đến
Bên cạnh hàu thì người dân nơi đây còn có các bè nuô cá như cá chím, cá mú và
đặc biệt là cá bớp Hàng năm các mô hình này cung cấp ra thị trường trong và ngoài
tỉnh hơn 3.000 tấn cá lồng bè và khoảng 15.000 tấn hàu, mang lại thu nhập cao cho
nhiều hộ dân Anh Nguyễn Công Biên, người nuôi cá trên sông Chà Và, xã Long Sơn
đang nuôi khoảng 100 lồng các loại cá bớp, cá chim và hàu Anh cho biết, gia đình
găn bó với nghề nuôi trồng thủy sản ngay cửa biển này đã lâu và là nguồn thu nhập
chính với mức thu nhập sau khi trừ chi phí khoảng 500 triệu đồng/năm
Ấm thực: Xã đảo Long Sơn của thành phố Vũng Tàu rất nối tiếng với các loại
hải sản tươi sống như hàu nuôi trên các làng bè, cá bớp, cá mú, tôm và sò huyết Bên
cạnh đó, từ xưa đến nay, Long Sơn cũng rất nôi tiếng với món gà nướng Quan trọng
nhất đối với món gà nướng này đó chính là nước ướp, và gà cũng là gà thả vườn chứ
không sử dụng gà công nghiệp Tất cả những thứ đó đã tạo nên hương vị tuyệt vời cho
món gà nướng Long Sơn
1.3 Cơ sở hạ tầng — Vật chất kỹ thuật
Trang 14Cơ sở lưu trú: Đời sống cư dân tại Long Sơn hiện nay đã khẩm khá hơn rất
nhiều so với trước đây, nhà cửa cũng trở nên khang trang, hình ảnh những ngôi nhà ba
gian mái ngói cũng không còn xuất hiện nhiều như trước mà xen vào đó là những ngôi
nhà bằng gạch và cao tầng Tuy nhiên, đa số khách đến ở Long Sơn qua đêm vao hai
dịp lễ Vía Ông và lễ Trùng Cửu nên họ sẽ lưu trú ở những nhà khách tại Nhà Lớn Do
đó, việc xây dựng cơ sở lưu trú trên địa bàn xã Long Sơn rất hạn chế và thường là
không thê kinh doanh lâu dài Chính vì vậy, khách du lịch đến vì mục đích tham quan
cũng rất ít nghỉ qua đêm tại Long Sơn, chủ yếu chỉ chọn Long Sơn làm điểm đừng
chân khi đi qua các điểm du lịch khác của Bà Ria — Ving Tau, vì tại đây không có cơ
sở lưu trú phục vụ du khách, đây là một vấn đề cần được giải quyết sớm nếu muốn
phát triển du lịch và níu chân du khách ở lại Long Sơn
Cơ sở ăn uống: Trái ngược với cơ sở lưu trú thì cơ sở ăn uống tại Long Sơn
được mở ra rất nhiều, dọc theo con đường chính của đảo Long Sơn khách du lịch sẽ
không khó đề bắt gặp những quán ăn, nhà hàng, vựa hải sản do người đân kinh doanh
Ngoài ra, làng bè Long Sơn với các quán ăn trên bè hay nhà hàng trên bè cũng là một
loại hình cơ sở ăn uống rất đặc trưng tại Long Sơn vì du khách đến đây có thê vừa
thưởng thức các món hải sản tươi sống, vừa có thể ngắm cảnh sông nước đề có thê thư
giãn Và làng bè Long Sơn cũng đã trở nên rất nỗi tiếng với du khách ở nhiều nơi, đây
là một tín hiệu rất đáng mừng cho người dân xã Long Sơn
Hệ thống giao thông: Trước đây, người dân Long Sơn muốn đi đến những khu
vực lân cận đều phải đi bằng đò hoặc thuyền nhưng sau này đã xây dựng được 3 cây
cầu đề người có thể đễ đàng di chuyên đến nơi khác Theo người dân xã Long Sơn cho
biết, kê từ khi được xây dựng cầu thì đời sống người dân cũng được cải thiện rõ rệt,
kinh tế của họ cũng phát triển nhờ việc vận chuyên hàng hóa dễ dàng Hệ thống đường
xá tại xã Long Sơn cũng được nhà nước đầu tư rất nhiều, giờ đây, khách du lịch đa số
đi đường Long Sơn đến thành phố Vũng Tàu thay vì đi ngang thành phố Bà Rịa bởi lẽ
đường xá nơi đây rộng rãi, thoáng mát và khách du lịch cũng có thể ngắm bao quát
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khi đến cầu Chà Và và cầu Gò Găng Ngoài hoạt động du lịch
đang ngày một phát triển, Long Sơn còn có tiềm năng đề phát triển nhiều lĩnh vực như
chế biến hải sản, cảng biển, xây đựng khu công nghiệp, địch vụ dầu khí Trong đó,
các đự án lớn đã được triển khai giúp kinh tế xã đảo ngày một phát triển đi lên, đời
sống người dân nâng cao từng ngày
1.4 Nguồn nhân lực phục vụ
1.4.1 Cộng đồng địa phương
Nhìn chung về Bà Rịa - Vũng Tàu, có thể thấy rằng nguồn nhân lực tỉnh chủ yếu
là lao động trong lĩnh vực nông — lâm — ngư nghiệp, lĩnh vực thương mại dịch vụ
chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cầu kinh tế (Bảng 1: Cơ cấu lao động đang làm việc theo
khu vực kinh tế) Theo số liệu thống kê Cung lao động năm 2019, số lượng lao động
đang làm việc của toàn tỉnh hiện nay là 557.126 người, chiếm tỷ lệ 69,3% tong dân số
trên 15 tuổi của toàn tỉnh, riêng thành phố Vũng Tàu là 141,688 lao động Đối với cơ