1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo cuối kỳ môn du lịch cộng đồng chủ đề thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã long sơn thành phố vũng tàu

28 12 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Xã Long Sơn, Thành Phố Vũng Tàu
Tác giả Huỳnh Như Kiều, Nguyễn Hữu Phúc, Huỳnh Thị Tú Trân, Lâm Kim Ngọc, Nguyễn Hồ Cẩm Tú
Người hướng dẫn ThS. Phạm Thái Sơn
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Du Lịch Cộng Đồng
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 4,04 MB

Nội dung

Chính quyền địa phương cũng đang nghiên cứu, mở rộng thêm nhiều dịch vụ tham quan, ăn uống bên sông nước và nơi nuôi trồng thủy sản để du khách có nhiều cơ hội được trải nghiệm.Tuy nhiên

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

GVGD: THS PHẠM THÁI SƠN NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN STT HỌ VÀ TÊN MSSV THỰC HIỆN CÔNG VIỆC ĐÁNH GIÁ (%) TÊN KÝ

1 Huỳnh Như Kiều 320H0169

- Phần mở đầu (Mục 2,3,4,5)

- Đề xuất sản phẩm mới (Mục 2.1, 2,2, 2.4)

- Tiềm năng về nguồn nhân lực

- Thực trạng về nguồn nhân lực

- Thực trạng về

- Đề xuất sản phẩm mới (Mục 2.3)

- Đặc điểm và nguyên tắc của DLCĐ

- Tổng quan xã Long Sơn

- Thực trạng chính sánh

du lịch

- Giải pháp chung

90%

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Bài báo cáo này cũng chính là dấu mốc kết thúc quá trình học tập môn Du lịchcộng đồng do thầy Phạm Thái Sơn phụ trách giảng dạy Thời gian học tập môn họctuy không quá dài nhưng những gì chúng em nhận được là vô cùng to lớn Những kiếnthức được tiếp thu từ môn học sẽ là nền tảng vững chắc, là cơ sở cho quá trình học tập

và nghiên cứu sau này của chúng em tại trường Đại học Tôn Đức Thắng và cả bênngoài môi trường đại học

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Khoa học Xãhội và Nhân văn trường Đại học Tôn Đức Thắng đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng

em có thể tiếp thu kiến thức của môn học một cách có hiệu quả

Tiếp đến em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn môn Dulịch cộng đồng - Thầy Phạm Thái Sơn Cảm ơn thầy vì đã đồng hành cùng chúng em,giúp chúng em hiểu được rõ hơn những kiến thức về các vấn đề về du lịch cộng đồngtại Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay Từ đó tạo ra xuất phát điểm quan trọng

để chúng em có thể tiếp tục phát triển trong học tập và nghiên cứu về các vấn đề trongphát triển du lịch cộng đồng sau này Trong quá trình học tập chúng em nhận thấythầy rất tâm huyết khi giảng dạy và mang đến cho lớp những giờ học thoải mái nhất,thầy cũng đã hỗ trợ hết mình cho chúng em hoàn thành môn học này một cách thuậnlợi Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!

Cuối cùng nhóm chúng em xin kính chúc quý thầy cô và các bạn thật nhiều sứckhỏe, thành công trong công việc và cuộc sống

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 4 năm 2023

Nhóm 04

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 4 năm 2023

Trang 5

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ LONG

SƠN, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

Tóm tắt:

Du lịch cộng đồng không chỉ góp phần phát triển kinh tế địa phương, mà cònkhuyến khích bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên tại điểm đến.Mục tiêu của bài nghiên cứu là phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng lại xãLong Sơn Báo cáo nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển dulịch cộng đồng tại xã đảo Long Sơn, thuộc địa phận Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa

- Vũng Tàu Kết quả cho thấy hoạt động du lịch hình thành tự phát, do người dân địaphương tự khai thác và phát triển Do chưa được sự đầu tư của chính quyền địaphương và các doanh nghiệp du lịch nên hoạt động du lịch ở đây chưa phát triển Loạihình du lịch được khai thác chủ yếu là du lịch hành hương, kết hợp với tham quan,thưởng thức các món ăn đặc trưng, hoạt động du lịch cộng đồng hầu như chưa có.Đồng thời, báo cáo nghiên cứu này còn đề xuất ra định hướng và các giải pháp pháttriển du lịch cộng đồng nhằm góp phần khai thác hợp lý tiềm năng du lịch và đa dạngcác sản phẩm du lịch tại xã đảo Long Sơn, nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyênmôi trường, các giá trị văn hóa của cộng đồng Từ đó, tạo sức thu hút khách du lịchtrong và ngoài nước đến với địa phương

Từ khóa: Du lịch cộng đồng, xã đảo Long Sơn, giải pháp phát triển, sản phẩm du lịch

cộng đồng

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Long Sơn là một xã đảo nhỏ nằm ở phía Bắc của thành phố Vũng Tàu Nơi đây

có rất nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển hoạt động du lịch nhờ các điều kiện

tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, như địa hình kết hợp hài hòa giữa vùng biển, đồi núi

và đồng bằng, hệ sinh thái rừng ngập mặn cùng nguồn thủy hải sản dồi dào, cảnh quanthiên nhiên thơ mộng Bên cạnh đó, xã đảo Long Sơn còn là điểm đến hấp dẫn với cáctài nguyên văn hóa như các di tích lịch sử, văn hóa đã có từ lâu đời Do vậy, từ nhiềunăm nay trở lại đây, Long Sơn luôn thu hút lượng lớn du khách đến tham quan vàhành hương

Trong những năm gần đây, du lịch cộng đồng đã trở thành xu hướng phát triểnmạnh mẽ ở Việt Nam Hiện nay, tại xã Long Sơn đang chú trọng phát triển du lịchcộng đồng với nhiều kết quả tích cực Các hoạt động như kết hợp nuôi trồng thủy sảncùng với công tác phát triển và bảo vệ rừng, tổ chức thêm các mô hình tham quan dulịch sinh thái trên sông, ven biển đang được chính quyền chú trọng Bên cạnh đó cònkhuyến khích người dân mở rộng quy mô, đa dạng hóa nhiều hoạt động, nâng cao bổsung chất lượng, giá cả hợp lý của các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch và cáclĩnh vực có liên quan khác Chính quyền địa phương cũng đang nghiên cứu, mở rộngthêm nhiều dịch vụ tham quan, ăn uống bên sông nước và nơi nuôi trồng thủy sản để

du khách có nhiều cơ hội được trải nghiệm

Tuy nhiên, trên thực tế việc phát triển du lịch cộng đồng ở xã Long Sơn chưatương xứng với tiềm năng to lớn của địa phương Nhìn chung, hoạt động du lịch cộngđồng tại một số điểm du lịch đã hình thành nhưng còn tự phát, rời rạc và chưa xâydựng được cơ chế phối hợp giữa người dân và các bên tham gia trong du lịch cộngđồng, vấn đề vệ sinh môi trường, thiếu các chính sách khuyến khích phát triển du lịchcộng đồng và vai trò của chính quyền và doanh nghiệp du lịch trong du lịch cộng đồngtại xã Long Sơn chưa được phát huy

Vì vậy mà nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Thực trạng phát triển du lịch cộngđồng tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu” cho bài nghiên cứu lần này để có thể tìmhiểu thực trạng, tiềm năng du lịch cộng đồng tại xã Long Sơn và từ đó có thể tìm ranhững đề xuất để phát triển du lịch cộng đồng tại đây

2 Mục đích nghiên cứu:

Qua bài nghiên cứu, nhóm sẽ đi sâu phân tích về các tài nguyên tự nhiên, vănhóa, các tiềm năng để phát triển hoạt động du lịch cộng đồng tại xã đảo Long Sơn.Đồng thời nhóm cũng tìm hiểu về thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng, thực trạngphát triển của các chính sách du lịch và nguồn nhân lực tại xã đảo hiện nay Từ đó đề

ra những giải pháp cải thiện hoạt động du lịch cộng đồng và đề xuất các sản phẩm dulịch cộng đồng mới cho xã đảo Long Sơn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Trang 7

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tiềm năng và thựctrạng phát triển hoạt động du lịch tại xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh BàRịa – Vũng Tàu.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề chính như sau:+ Cơ sở lý thuyết, các vấn đề về cộng đồng và du lịch cộng đồng

+ Các tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại xã đảo Long Sơn

+ Thực trạng phát triển hoạt động du lịch cộng đồng tại xã đảo Long Sơn+ Một số những giải pháp chung và các đề xuất phát triển sản phẩm mới để pháttriển hoạt động du lịch cộng đồng tại xã đảo Long Sơn

- Về phạm vi không gian: Đề tài giới hạn trong phạm vi xã đảo Long Sơn thuộcthành phố Vũng Tàu

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp thu thập và phân tích dữ liệuthứ cấp, chủ yếu khai thác những thông tin tư liệu từ sách, bài báo và công trìnhnghiên cứu trong và ngoài nước, các trang thông tin điện tử chính thống để nghiêncứu, phân tích và đưa ra những nội dung cốt lõi nhất vào bài báo cáo

5 Bố cục bài nghiên cứu:

- Chương I: Cơ sở lý luận

- Chương II: Kết quả nghiên cứu

- Chương III: Thảo luận

- Chương IV: Đề xuất giải pháp

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2 Cộng đồng địa phương

Từ khái niệm cộng đồng, có thể nhận định cộng đồng địa phương là toàn thểnhững người cùng chung sống trên cùng một lãnh thổ (xóm, ấp, làng xã…) Từ nàythường được sử dụng để chỉ một nhóm được tổ chức xung quanh các giá trị chung vàđược quy cho sự gắn kết xã hội trong một vị trí địa lý chung, thường là trong các đơn

vị xã hội lớn hơn hộ gia đình

2 Lý thuyết về du lịch cộng đồng

2.1 Các quan điểm về du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng thường được hiểu là hoạt động của một cộng đồng dân cưtham gia làm du lịch Hoạt động này bắt đầu là tự phát ở những nơi có các danh lamthắng cảnh, di tích lịch sử hấp dẫn du lịch mà dân cư tại nơi ấy tham gia vào phục vụnhu cầu của du khách Một thực tế thường diễn ra là các doanh nghiệp đưa, dẫn kháchđến phần lớn là khai thác tiềm năng địa phương chứ chưa chú trọng đến lôi kéo cộngđồng cư dân địa phương cùng làm du lịch Khi phân chia lợi ích, đôi khi quyền lợigiữa doanh nghiệp và cộng đồng không thống nhất, phần thiệt thòi thường thuộc vềphía cộng đồng, dẫn đến bất trắc và làm cho du khách không hài lòng (Tổng cục Dulịch, 2019)

Tại Việt Nam, quan niệm về du lịch cộng đồng được xem xét ở nhiều góc nhìn,quan điểm nghiên cứu khác nhau Viện Miền núi cho rằng: “Du lịch cộng đồng lànhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịchbền vững dài hạn Du lịch cộng đồng khuyến khích sự tham gia của người dân địaphương trong du lịch và có cơ chế tạo các cơ hội cho cộng đồng Du lịch cộng đồng làmột quá trình tương tác giữa cộng đồng (chủ) và khách du lịch mà sự tham gia có ýnghĩa của cả hai phía mang lại các lợi ích kinh tế, bảo tồn cho cộng đồng và môitrường địa phương”

2.2 Một số khái niệm du lịch cộng đồng

Theo tác giả Võ Quế trong quyển Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng, tập

1, Nxb Khoa học và Kỹ thuật (2006): “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thứcphát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để pháttriển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng

Trang 9

thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch vàbảo tồn tự nhiên.”

Theo Nicole Hausle và Wolffgang Strasdas (2009): “Du lịch cộng đồng là môhình phát triển du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển vàquản lý Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương.” Theo WWF: “Du lịch dựa vào cộng đồng đưa khía cạnh xã hội này tiến xa hơnmột bước Đây là một hình thức du lịch mà cộng đồng địa phương có quyền kiểm soátđáng kể và tham gia vào quá trình phát triển và quản lý, đồng thời phần lớn lợi ích vẫnthuộc về cộng đồng.”

Theo khoản 15, Điều 3, Luật Du lịch 2017: “Du lịch cộng đồng là loại hình dulịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cưquản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.”

2.3 Đặc điểm và nguyên tắc phát triển của du lịch cộng đồng

2.3.1 Đặc điểm của du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng là các hoạt động của một cộng đồng dân cư cùng tham giakinh doanh du lịch, hoặc có thể nói đây là một loại hình du lịch trong đó cộng đồngđịa phương tham gia xây dựng và quản lý du lịch Hiện nay, du lịch cộng đồng đangđược coi là loại hình du lịch thú hút rất nhiều du khách nhờ có sự hoà hợp, gần gũi củaloại hình du lịch này

Khi đến một điểm đến các du khách sẽ được người dân bản địa mời đến làng,bản, nơi người dân bản địa sinh sống, tại đây họ sẽ được người dân bản địa cung cấpchỗ ở và được thưởng thức các món ăn dân dã, đặc sản của địa phương, thay vì đinhững nhà hang sang trọng Bên cạnh đó du khách còn được trải nghiệm cuộc sốngcủa người dân bản địa với những sinh hoạt rất đời thường, bình dị giúp du kháchkhám phá và tìm hiểu thêm về các giá trị văn hóa, truyền thống của địa phương Ngoài

ra, nguồn chi tiêu của du khách khi đến đây cũng chính là nguồn thu nhập giúp ngườidân địa phương để có thể cải thiện cuộc sống và mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh

tế bền vững cho bản địa

Ngoài ra du lịch cộng đồng còn giúp người dân bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,môi trường sinh thái Đồng thời,cũng là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoáđộc đáo của địa phương

Trang 10

du lịch cộng đồng Bên cạnh đó, các lợi ích kinh tế sẽ được chia đều công bằng khôngchỉ cho các công ty du lịch mà cả cho các thành viên của cô ™ng đồng Họ được hưởnglợi như các thành phần khác tham gia vào các hoạt đô ™ng kinh doanh cung cấp các sảnphẩm cho khách du lịch.

Nguyên tắc 3: Thúc đẩy niềm tự hào của cộng đồng Điều này giúp cộng đồng

nhận thức được những giá trị của mình, du lịch cần tập trung vào các giá trị ấy, thôithúc cộng đồng phát huy lòng tự hào hơn nữa Các nhà điều hành tour du lịch cũngnên cố gắng làm việc với cộng đồng hơn là với cá nhân Nhằm xây dựng được thêmmối quan hệ xã hội và làm quen với cộng đồng địa phương

Nguyên tắc 4: Nâng cao chất lượng cuộc sống Du lịch cộng đồng cần phải

đảm báo các quyền lợi chủ yếu phải thuộc về người dân địa phương, đảm bảo cải thiện

đời sống vật chất, tinh thần của họ

Nguyên tắc 5: Du lịch cộng đồng phải đảm bảo bền vững về môi trường.

Người dân địa phương phải được hưởng lợi và được tư vấn nếu các dự án bảo tồn cóhiệu quả Việc đó đồng nghĩa với việc bảo nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, sửdụng tối ưu các nguồn tài nguyên này không chỉ đơn giản để thỏa mãn nhu cầu hiệntại mà còn đảm bảo cho sự phát triển trong tương lai, từ đó đảm bảo sự hài hòa về môitrường sống cho các loài động thực vật cũng như môi trường sống của con ngườitrong việc phát triển du lịch cộng đồng

Nguyên tắc 6 Giữ gìn bản sắc, văn hóa đặc sắc của địa phương : Chươngtrình du lịch nào cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cộng đồng địa phương Điều quantrọng là các giá trị văn hoá phải được bảo vệ, gìn giữ và sẽ không có một đối tượngnào bảo vệ, tôn trọng văn hoá, nét truyền thống bằng người dân bản địa Các nhà điềuhành nên làm việc với người dân địa phương để giảm thiểu tác động có hại của dulịch Mỗi người cần phải hiểu rõ những tác đô ™ng tích cực và tiêu cực mà du lịch manglại để có ý thức và những hành đô ™ng cụ thể để có thể bảo tồn di sản thiên nhiên cũngnhư văn hóa bản địa tại điểm du lịch cộng đồng Khi thích hợp, các công ty lữ hànhnên tổ chức các nhóm nhỏ để giảm thiểu tác động về văn hóa và môi trường

Nguyên tắc 7: Thúc đẩy học tập đa văn hóa Điều này giúp các du khách hiểu

được về các giá trị mới, những tri thức mới từ nhiều nền văn hóa khác nhau Ngườiđiều hành tour hoặc hướng dẫn viên cũng nên thông báo cho khách du lịch về những

gì có thể xảy ra và hành vi phù hợp trước khi họ đến một cộng đồng cũng là một trongnhững điều giúp thúc đẩy thực hiện tốt nguyên tắc này

Nguyên tắc 8: Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và phẩm giá con người.

Người dân địa phương nên được phép tham gia vào hoạt động du lịch với phẩm giá vàlòng tự trọng Việc này đồng nghĩa là không ai có quyền được xâm phạm đến lòng tựtrọng, phẩm giá hay thậm chí cái hoạt động truyền thống của người dân địa phương

Họ phải có bổn phận và trách nhiệm tôn trọng những văn hoá địa phương thay vì cócác hành vi chế giễu, không tôn trọng Du lịch nên hỗ trợ các nền văn hóa truyềnthống bằng cách thể hiện sự tôn trọng đối với tri thức bản địa

Trang 11

Nguyên tắc 9: Phân chia lợi ích một cách công bằng giữa các thành viên trong cộng đồng Họ được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào các hoạt

động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch Nguồn thu từ hoạt động

du lịch phải được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia Phải hình thànhcác quy định rõ ràng về trách nhiệm và lợi ích của mỗi cá nhân cho cộng đồng đểtránh xảy ra các mâu thuẫn và sự bất hòa trong cộng đồng làm ảnh hưởng đến chấtlượng của du lịch Các phương pháp phân chia lợi nhuận cho các thành viên cá nhântrong cộng đồng cần được lên chi tiết, rõ ràng và đảm bảo rằng nó đáp ứng các mụctiêu chính sách trong chương trình hoạt động Bên cạnh đó, một trong những mụctiêu chính của du lịch cộng đồng là cùng nhau tạo thu nhập và phân chia công bằng.Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng,tổ chức các dịch vụ phục vụ du lịch tại xã,…Ban quản lý này có nhiệm vụ đảm bảo lợi ích của các thành viên trong cộng đồngbằng cách sắp xếp cho họ những công việc phù hợp

Nguyên tắc 10: Đóng góp một tỷ lệ phần trăm thu nhập cố định cho các dự

án cộng đồng Họ được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào các hoạt

động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch Các hoạt đô ™ng Du lịchcộng đồng sẽ đem đến một nguồn thu nhập nhất định không chỉ cá nhân và với cảcộng đồng Đồng thời lợi ích đó có thể trích ra để phát triển xã hội hoặc các dự án cóích hỗ trợ cộng đồng như giúp cộng đồng có thể xây dựng lại được đường xá, cầucống, phát triển them nhiều hoạt động vui chơi giải trí, hỗ trợ nơi ở hoặc thức ăn chongười dân vô gia cư hoặc có hoàn cảnh khó khăn,… đó đã tạo điều kiện để người dânđịa phương ngày càng tự tin và phát triển những kỹ năng mới cần thiết cho các hoạt

đô ™ng du lịch cộng đồng

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Long Sơn

1.1 Tổng quan về xã Long Sơn

Long Sơn là một xã đảo trực thuộc thành phố Vũng Tàu Phía Đông giáp sôngDinh, phía Nam giáp xã Tân Hải - huyện Tân Thành, phía Bắc và Tây giáp biển Đây

là một hòn đảo che chắn các cửa sông đổ vào vịnh Gành Rái, Ngã Bảy ở phía Tây,sông Chà Và sông Mũi Dùi, sông Thị Vải và sông Dinh ở phía Đông Đây là đườnggiao lưu quan trọng để nối với nhiều vùng sâu trong đất liền Với hệ thống sông ngòi

đa dạng, Long Sơn là cửa ngõ giao thông đường thủy rất quan trọng của khu vựcĐông Nam bộ, và là đầu mối giao lưu với nhiều địa phương vùng Nam bộ

Với diện tích 92 km2, trong đó có đến 54km2 là đất liền, còn lại là đất ngậpmặn Xã Long Sơn được bao bọc 4 bề bởi kênh rạch, sông biển và gồm 11 thôn Ngoài

ra, xã Long Sơn thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi vớiđiều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch phong phú gồm hệ sinh thái rừng ngập mặn,nguồn thủy hải sản dồi dào, cảnh quan thơ mộng Do vậy, từ nhiều năm nay, LongSơn luôn thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, hành hương

1.2 Tài nguyên

Trang 12

1.2.1 Tài nguyên tự nhiên

Địa hình: Địa hình Long Sơn gồm có hệ thống núi non, sông, rạch, đan xen vào

đó là những giồng, gò cao Sở hữu cho mình dãy núi với nhiều đỉnh núi cao vút: Đỉnh

Bà Trao cao 138m, đỉnh Hố Rồng cao 120m và đỉnh Hố Vông cao 100m, trên những

vẫn là đồng bằng ven sông và ven biển đặc thù Đây cũng là lý do mà nơi đây đượcmang tên Long Sơn vì nhìn từ xa xã đảo như một con rồng xanh khổng lồ đang phơimình giữa biển mênh mông Bên cạnh đó, Long Sơn từ lâu đã là một vùng hải cảngquan trọng vì có cửa ngõ hướng ra biển Đông, thích hợp cho các hoạt động kinhdoanh, mua bán

Khí hậu: Nhờ vào địa hình sở hữu nhiều dãy núi và các vùng biển rộng, khá sâu

nên thủy triều lên hàng ngày bởi thế khí hậu nơi đây rất ôn hòa, ít bị ảnh hưởng bởicác cơn bão Đây cũng là một điều kiện để có thể phát triển du lịch vì có thể đảm bảođược sự an toàn cho khách du lịch kể cả khi nghỉ dưỡng trên biển

Thủy văn: Long Sơn được bao phủ bởi hệ thống sông ngòi dày đặc với các

nhánh sông Chà Và, sông Dinh, sông Rạng và hầu hết những nhánh sông này đều đổ

về cửa biển, đây là một trong những lợi thế rất lớn của Long Sơn vì nhờ vậy mà đã sởhữu cho mình một sản lượng hải sản rất lớn và đây cũng là nghề kinh doanh chính củangười dân tại nơi đây

Hệ sinh thái: Long Sơn còn là một vùng đất có hệ sinh thái biển, hệ sinh thái

rừng ngập mặn rất đa dạng Dưới chân các dạy núi của xã là khu rừng sác đặc trưngcủa vùng đất ngập mặn với nhiều loài hải sản phong phú Trên đảo còn có một hồnước ngọt rộng lớn Khu vực này vẫn còn những cây to, có tuổi thọ hàng trăm năm.Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để có thể phát triển du lịch sinh thái tại xã đảo

trồng thủy sản tại đây rất phát triển, đặc biệt là hàu và sò huyết Vì nguồn nước tại đây

là nơi giao thoa của sông và biển nên những con hàu được nuôi tại Long Sơn rất to vàngon hơn những nơi khác

1.2.2 Tài nguyên văn hóa

Danh thắng, di tích: Long Sơn thường được nhiều người biết đến bởi nơi đây

có nhiều phong tục độc đáo và người đã tạo nên những phong tục đó chính là ÔngTrần - người đã khai phá ra xã đảo Long Sơn Nơi thờ chính của cư dân đạo Ông Trần

là Nhà Lớn Đây là một quần thể kiến trúc đồ sộ gồm nhiều điện thờ, được bài trí theohình chữ Nhân Ngoài các đối tượng thờ cúng thuộc hệ thống tín ngưỡng dân gian còn

có bàn thờ Khổng Tử, Lão Tử, Phật bà Quan Âm, Thiên Hậu, trong đó bàn thờ Quancông và bàn thờ Ông Trần ở vào vị trí quan trọng nhất Nhà Lớn là nơi hành lễ củanhững người theo ông Trần

Sự kiện và lễ hội: Trong một năm có hai đại lễ tổ chức trọng thể thu hút hàngvạn người từ khắp các miền quê Nam bộ hành hương tham dự gắn liền với di tích lịch

sử Nhà Lớn Long Sơn, đó chính là lễ Vía Ông và lễ Trùng Cửu Lễ Vía Ông tưởng

Trang 13

niệm ngày ông Trần qua đời (ngày 20 tháng 2 Âm lịch) Cuộc lễ kéo dài trong haingày 19 và 20 tháng hai hàng năm Lễ Trùng Cửu tổ chức trong hai ngày: mùng 8 lễTiên thường và mùng 9 tháng 9 Âm lịch - chính lễ Cầu An, cầu cho đất nước thanhbình, dân chúng an cư lạc nghiệp

Trong hai dịp lễ hội này thì tính cộng đồng được thể hiện rất cao, đa số ngườidân tại xã đảo Long Sơn sẽ đến Nhà Lớn phụ giúp những công việc như nấu nướng,dọn dẹp để chuẩn bị tiếp đón khách từ phương xa và họ làm với một không khí rất vui

vẻ như một đại gia đình Vào đúng ngày này, khách thập phương đến đây được đóntiếp nồng nhiệt, thân thiện, hiếu khách và được phục vụ ăn nghỉ miễn phí Và vào dịp

lễ này khách có thể tham gia các hoạt động như: Thưởng ngoạn cảnh quan sông nước;tham quan, tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng đạo Ông Trần và tập quán sinh hoạt của cưdân Nhà Lớn; leo núi Nứa ngắm toàn cảnh Long Sơn và dải bờ biển từ Vũng Tàu đếnCái Mép-Thị Vải (huyện Tân Thành); thưởng thức ẩm thực đặc trưng địa phương; dulịch cộng đồng

Làng nghề truyền thống: Là một xã đảo được thiên nhiên ưu ái với nguồn nước

thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nên người dân Long Sơn đã phát triển mô hình nuôitrồng thủy sản trên bè từ khoảng năm 2007 đến nay và cũng được tỉnh Bà Rịa VũngTàu đưa vào quy hoạch để phát triển bền vững nhằm đáp ứng được nhu cầu cho ngườitiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, góp phần nâng cao đời sống người dân Đếncầu Chà Và, chúng ta sẽ có thể bắt gặp được những làng bè của nhiều hộ gia đình tậptrung lại để nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản để phục vụ cho đời sống Trong tươnglai, đây cũng sẽ là một điểm sáng đầy tiềm năng để có thể phát triển du lịch cho xãđảo Long Sơn Người dân tại đây thường nuôi hàu hoàn toàn tự nhiên nhưng nhữngcon hàu mang đi bán ra thị trường có chất lượng khá cao, Long Sơn cũng được xem làthủ phủ hàu ở miền Nam và ngày càng được nhiều người biết đến

Bên cạnh hàu thì người dân nơi đây còn có các bè nuô cá như cá chim, cá mú vàđặc biệt là cá bớp Hàng năm các mô hình này cung cấp ra thị trường trong và ngoàitỉnh hơn 3.000 tấn cá lồng bè và khoảng 15.000 tấn hàu, mang lại thu nhập cao chonhiều hộ dân Anh Nguyễn Công Biên, người nuôi cá trên sông Chà Và, xã Long Sơn đang nuôi khoảng 100 lồng các loại cá bớp, cá chim và hàu Anh cho biết, gia đìnhgắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản ngay cửa biển này đã lâu và là nguồn thu nhậpchính với mức thu nhập sau khi trừ chi phí khoảng 500 triệu đồng/năm

Ẩm thực: Xã đảo Long Sơn của thành phố Vũng Tàu rất nổi tiếng với các loạihải sản tươi sống như hàu nuôi trên các làng bè, cá bớp, cá mú, tôm và sò huyết Bêncạnh đó, từ xưa đến nay, Long Sơn cũng rất nổi tiếng với món gà nướng Quan trọngnhất đối với món gà nướng này đó chính là nước ướp, và gà cũng là gà thả vườn chứkhông sử dụng gà công nghiệp Tất cả những thứ đó đã tạo nên hương vị tuyệt vời chomón gà nướng Long Sơn

1.3 Cơ sở hạ tầng – Vật chất kỹ thuật

Trang 14

Cơ sở lưu trú: Đời sống cư dân tại Long Sơn hiện nay đã khấm khá hơn rất

nhiều so với trước đây, nhà cửa cũng trở nên khang trang, hình ảnh những ngôi nhà bagian mái ngói cũng không còn xuất hiện nhiều như trước mà xen vào đó là những ngôinhà bằng gạch và cao tầng Tuy nhiên, đa số khách đến ở Long Sơn qua đêm vào haidịp lễ Vía Ông và lễ Trùng Cửu nên họ sẽ lưu trú ở những nhà khách tại Nhà Lớn Do

đó, việc xây dựng cơ sở lưu trú trên địa bàn xã Long Sơn rất hạn chế và thường làkhông thể kinh doanh lâu dài Chính vì vậy, khách du lịch đến vì mục đích tham quancũng rất ít nghỉ qua đêm tại Long Sơn, chủ yếu chỉ chọn Long Sơn làm điểm dừngchân khi đi qua các điểm du lịch khác của Bà Rịa – Vũng Tàu, vì tại đây không có cơ

sở lưu trú phục vụ du khách, đây là một vấn đề cần được giải quyết sớm nếu muốnphát triển du lịch và níu chân du khách ở lại Long Sơn

Cơ sở ăn uống: Trái ngược với cơ sở lưu trú thì cơ sở ăn uống tại Long Sơn

được mở ra rất nhiều, dọc theo con đường chính của đảo Long Sơn khách du lịch sẽkhông khó để bắt gặp những quán ăn, nhà hàng, vựa hải sản do người dân kinh doanh.Ngoài ra, làng bè Long Sơn với các quán ăn trên bè hay nhà hàng trên bè cũng là mộtloại hình cơ sở ăn uống rất đặc trưng tại Long Sơn vì du khách đến đây có thể vừathưởng thức các món hải sản tươi sống, vừa có thể ngắm cảnh sông nước để có thể thưgiãn Và làng bè Long Sơn cũng đã trở nên rất nổi tiếng với du khách ở nhiều nơi, đây

là một tín hiệu rất đáng mừng cho người dân xã Long Sơn

Hệ thống giao thông: Trước đây, người dân Long Sơn muốn đi đến những khu

vực lân cận đều phải đi bằng đò hoặc thuyền nhưng sau này đã xây dựng được 3 câycầu để người có thể dễ dàng di chuyển đến nơi khác Theo người dân xã Long Sơn chobiết, kể từ khi được xây dựng cầu thì đời sống người dân cũng được cải thiện rõ rệt,kinh tế của họ cũng phát triển nhờ việc vận chuyển hàng hóa dễ dàng Hệ thống đường

xá tại xã Long Sơn cũng được nhà nước đầu tư rất nhiều, giờ đây, khách du lịch đa số

đi đường Long Sơn đến thành phố Vũng Tàu thay vì đi ngang thành phố Bà Rịa bởi lẽđường xá nơi đây rộng rãi, thoáng mát và khách du lịch cũng có thể ngắm bao quát

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khi đến cầu Chà Và và cầu Gò Găng Ngoài hoạt động du lịchđang ngày một phát triển, Long Sơn còn có tiềm năng để phát triển nhiều lĩnh vực nhưchế biến hải sản, cảng biển, xây dựng khu công nghiệp, dịch vụ dầu khí Trong đó,các dự án lớn đã được triển khai giúp kinh tế xã đảo ngày một phát triển đi lên, đờisống người dân nâng cao từng ngày

1.4 Nguồn nhân lực phục vụ

1.4.1 Cộng đồng địa phương

Nhìn chung về Bà Rịa – Vũng Tàu, có thể thấy rằng nguồn nhân lực tỉnh chủ yếu

là lao động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, lĩnh vực thương mại dịch vụchiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế (Bảng 1: Cơ cấu lao động đang làm việc theokhu vực kinh tế) Theo số liệu thống kê Cung lao động năm 2019, số lượng lao độngđang làm việc của toàn tỉnh hiện nay là 557.126 người, chiếm tỷ lệ 69,3% tổng dân sốtrên 15 tuổi của toàn tỉnh, riêng thành phố Vũng Tàu là 141,688 lao động Đối với cơ

Ngày đăng: 26/04/2024, 07:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w