1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo giữa kỳ môn du lịch văn hóa phân tích giá trị của nền văn hóa ẩm thực và tác động của nền văn hóa ấy đến du lịch việt nam

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 6,85 MB

Nội dung

Ăn uống chịu tác động bởi rất nhiều tố như: Điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lịch sử,… Tất cả góp phần tạo thành văn hóa ẩm thực của một dân tộc, từng vùng miền hay rộ

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÀNH VIỆT NAM HỌC

BÁO CÁO GIỮA KỲ

MÔN DU LỊCH VĂN HÓA (MÃ MÔN: 303022)

PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ CỦA NỀN VĂN HÓA ẨM THỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦANỀN VĂN HÓA ẤY ĐẾN DU LỊCH VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: THS LÊ THỊ KIM NGOAN

Trang 2

NHẬN XÉT CUẢ GIẢNG VIÊN

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NỀN VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAMNÓI CHUNG

1.1 Khái niệm về văn hóa ẩm thực

Ăn uống là nhu cầu cần thiết và không thể thiếu của con người để duy trì sự sống, tăng sản xuất lao động và phát triển toàn diện Hơn thế nữa, ăn uống còn là một phạm trù văn hóa quan trọng Ăn uống chịu tác động bởi rất nhiều tố như: Điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lịch sử,… Tất cả góp phần tạo thành văn hóa ẩm thực của một dân tộc, từng vùng miền hay rộng hơn là một quốc gia.

Văn hóa ẩm thực là những tập quán và khẩu vị ăn uống của con người; những ứng xử

của con người trong ăn uống; những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống; những phương thức chế biến bày biện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ trong món ăn; cách thức thưởng thức món ăn, Nhờ vậy mà chúng ta có thể hiểu rõ hơn về trình độ văn hóa, phong cách, đời sống tinh thần, tính cách của con người, từng dân tộc

Từ xa xưa, người VN đã chú ý tới VHAT "ăn trông nồi, ngồi trông hướng" đâu chỉ là vật chất mà là còn ứng xử trong gia đình - xã hội Con người không chỉ biết "ăn no mặc ấm" mà còn biết "ăn ngon mặc đẹp" Trong ba cái thú "Ăn-Chơi-Mặc" thì cái ăn được đặt lên hàng đầu Ăn đã trở thành một nét văn hoá và từ lâu người VN đã biết giữ gìn những nét văn hoá ẩm thực của dân tộc mình

1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực

1.2.1 Vị trí địa lý

Vị trí địa lý là yếu tố quyết định đến nguyên liệu chế biến và kết cấu bữa ăn Nơi là đầu mối giao thông thì món ăn đa dạng Những vùng gần sông, biển sử dụng nhiều thực phẩm là thuỷ hải sản Còn những vùng nằm sâu trong lục địa, vùng núi… sử dụng ít thuỷ sản và ngược lại họ dùng nhiều món ăn được chế biến từ động vật trên cạn: thịt gia súc, gia cầm, chim thú rừng…

Thực tế trên, Việt Nam có nhiều dòng sông lớn, có phù sa màu mỡ cùng nền văn minh lúa nước Các điểm ấy đã khiến nước ta nổi bật với các món ăn được chế biến từ gạo, khoai, ngô, đậu

1.2.2 Khí hậu

Trang 4

Sự khác biệt về khí hậu của mỗi quốc gia, vùng miền sẽ quy định hương vị của món ăn Vùng khí hậu có nhiệt độ càng thấp thì sử dụng các món ăn càng cay the hoặc gia vị nêm nếm có tính nóng hơn; vì như vậy sẽ tạo cảm giác ấm áp hơn trong ngày lạnh giá Còn ở những nơi khí hậu nóng thì món ăn thường sẽ kết hợp với rau xanh, trái cây để món ăn thêm thanh mát hơn.

1.2.3 Lịch sử

Lịch sử của mỗi quốc gia đều gắn liền với nét văn hóa ẩm thực Qua từng thời kỳ sẽ thể hiện cuộc sống, con người thời kỳ đó và địa phương nơi hình thành nên ẩm thực Trước đây, đã có rất nhiều đất nước trải qua thời kỳ chiến tranh của giặc ngoại xâm Nền ẩm thực nước nhà lúc bấy giờ được pha trộn, biến tấu cho phù hợp với khẩu vị vào thời kỳ ấy.

1.2.4 Sự du nhập

Trong thời đại hòa nhập như ngày nay, nền văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia dễ dàng vươn mình ra thế giới hơn Do đó, nền ẩm thực của mỗi đất nước sẽ thu hút sự quan tâm của thế giới và là cơ hội để tiếp thu, du nhập những tinh hoa ẩm thực nước khác Đó có thể các loại gia vị mới, công thức chế biến mới, cách chế biến và bảo quản thực phẩm… Điều này có thể thấy ở các món ăn phương Tây thường sử dụng rất ít gia vị, nhưng khi giao lưu văn hóa, họ đã sử dụng các gia vị của châu Á như: nước mắm Việt Nam, bột ngũ vị hương của các nước Trung Đông.

1.2.5 Tôn giáo

Tôn giáo, tín ngưỡng cũng là yếu tố ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn hóa ẩm thực của từng dân tộc, vùng miền hay quốc gia Những tôn giáo khác nhau sẽ có phong cách ẩm thực khác nhau, thể hiện rõ thế giới quan, nhân sinh quan và những giá trị sống riêng biệt Nền văn hóa ẩm thực theo những tôn giáo riêng biệt tác động sâu sắc đến đời sống của từng dân tộc

1.2.6 Kinh tế

Kinh tế dịch vụ và du lịch có tác động đáng kể đến văn hoá ẩm thực Sự thay đổi, phát triển của kinh tế xã hội là điều kiện cần để thúc đẩy sự giao thoa ẩm thực giữa các khu vực Khi du lịch càng phát triển nhu cầu đi lại của cư dân các khu vực càng nhiều, phổ giao thoa ẩm thực càng rộng, đây là một trong những yếu tố quan trọng cho văn hóa ẩm thực truyền thống để chuyển mình hội nhập theo xu hướng giao thoa.

1.2.7 Văn hóa

Trang 5

Việt Nam có một nền văn hóa rất phong phú, đa dạng và giàu bản sắc là sự giao thoa văn hóa của 54 sắc tộc cùng tồn tại trên lãnh thổ Bên cạnh đó, văn hóa Việt Nam còn có một số yếu tố kết hợp từ sự tinh giao hoà giữa nền văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ với nền văn minh lúa nước của người dân Việt Nam Tạo nên các món ăn truyền thống độc đáo và phong phú như: cơm, phở, xôi,…

1.3 Văn hóa ẩm thực đã ảnh hưởng như thế nào đến du lịch Việt Nam

1.3.1 Đặt vấn đề

Xét về bản chất cũng như hoạt động, du lịch ẩm thực (DLAT) là một phần của du lịch văn hóa, bởi nó gắn với cộng đồng địa phương, với tôn giáo tín ngưỡng, và là hoạt động chủ yếu của du lịch.

Bên cạnh những nhu cầu cơ bản của du lịch như đi lại, lưu trú, tham quan, mua sắm thì chủ đề về “ẩm thực” cũng chính là một nhân tố, một nhu cầu quan trọng và thiết yếu của du lịch

Việt Nam sở hữu di sản văn hóa ẩm thực được hình thành qua hàng ngàn năm, đã làm say lòng rất nhiều du khách nước ngoài khi ghé thăm dải đất hình chữ S Hàng chục món ăn nổi tiếng của Việt Nam như phở, bún chả, hay bánh mì,… đã được các tổ chức trên thế giới, tạp chí ẩm thực, kênh truyền thông quốc tế uy tín vinh danh Ẩm thực mỗi vùng miền đều có nét đặc trưng riêng, đa dạng, hài hòa, tinh tế, dễ thưởng thức và chứa đựng tính nghệ thuật cao Thời gian qua, văn hóa ẩm thực đang được khai thác hiệu quả trong hoạt động kinh doanh du lịch tại Việt Nam, đặc biệt trong các chương trình du lịch trải nghiệm văn hóa bản địa.

1.3.2 Ảnh hưởng đến du lịch Việt Nam

Trải nghiệm văn hóa: Du khách thường tìm kiếm trải nghiệm văn hóa độc đáo khi đến một quốc gia mới, và ẩm thực là một phần quan trọng của trải nghiệm này Đồ ăn đặc trưng, những phong cách nấu ăn truyền thống mang đến cơ hội cho du khách hiểu rõ hơn về lối sống và tư duy văn hóa của Việt Nam.

Điểm đến ẩm thực: Nhiều thành phố và khu vực ở Việt Nam được biết đến với các món ăn ngon và đặc sản độc đáo Những điểm đến này thu hút du khách đam mê ẩm thực và làm tăng nguồn thu nhập cho ngành du lịch.

- Ví dụ điển hình như: Hội An với các món ăn cổ truyền, Huế với ẩm thực mang đậm nét lịch sử, văn hóa lâu đời của vua chúa ngày xưa và đặc sắc nhất là ẩm thực chay, nơi được

Trang 6

mệnh danh là cái nôi của nền ẩm thực chay Việt Nam, hay khi đến với Sài Gòn du khách sẽ được trãi nghiệm ẩm thực các món đường phố sôi động.

Sự đa dạng ẩm thực: Việt Nam có sự đa dạng về ẩm thực từ Bắc đến Nam, từ các món nhẹ nhàng đến món nặng mùi Sự đa dạng này làm cho du khách có nhiều lựa chọn, thúc đẩy sự tò mò và khám phá, đồng thời làm tăng sự hấp dẫn của điểm đến du lịch - Ví dụ như: Miền Bắc sẽ có khẩu vị thanh đạm hơn, miền Trung thiên về cay nồng, đậm đà còn miền Nam, nhất là khu vực Tây Nam Bộ sẽ có khẩu vị thiên ngọt hơn

Giao thương văn hóa: Ẩm thực là một hình thức giao thương văn hóa, là cầu nối giữa cộng đồng địa phương và du khách Việc chia sẻ bữa ăn, học cách nấu ăn truyền thống, và tham gia các sự kiện ẩm thực làm tăng sự gắn kết giữa du khách và cộng đồng địa phương.

Phát triển kinh tế địa phương: Du lịch ẩm thực có thể tạo ra nguồn thu nhập mới cho cộng đồng địa phương, từ việc kinh doanh nhà hàng, quán ăn đến việc sản xuất và bán các đặc sản vùng.

Tóm lại, văn hóa ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một trải nghiệm du lịch độc đáo và hấp dẫn tại Việt Nam, đồng thời đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và giao thương văn hóa

Trang 7

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH

Hành trình khám phá văn hoá ẩm thực Huế và Tây Bắc 5N4ĐHÀ NỘI - HOÀ BÌNH - SƠN LA - HÀ NỘI - HUẾ

NGÀY 5/3: HÀ NỘI - HOÀ BÌNH

6H00: đoàn tập trung tại Hà Nội ăn sáng, sau đó, đoàn khởi hành đi Hòa Bình (166km)

- Quý khách giao lưu và tìm hiểu những địa danh 2 bên đường.

12H00: Quý khách dừng chân dùng bữa trưa tại nhà hàng Mạnh Ngân Hòa Bình.

Sau bữa trưa, tiếp tục hành trình đoàn ghé tham quan:

- Thủy Điện Hòa Bình công trình thế kỷ chinh phục con sông Đà huyền thoại của Việt Nam do Liên Xô giúp đỡ xây dựng năm 1979 (96km)

- Tham quan KDL Thung Nai

17H30: Đoàn đến Bản Lát Mai Châu (Hòa Bình), đoàn nhận phòng nghỉ ngơi.

Trải nghiệm văn hóa cộng đồng tại Bản Lát Mai Châu.

18H30: Đoàn dùng bữa tối tại Bản Lát Mai Châu và tham gia chương trình giao lưu:

văn nghệ l}a trại, biểu diễn, hát m•a, nhảy sạp của đồng bào địa phương, thưởngthức rượu cần

Quý khách nghỉ đêm tại Bản Lát Mai Châu, tự do khám phá Hoà Bình về đêm Thưởngthức món ăn cổ truyền của dân tộc Thái: Pa pỉnh tộp.

NGÀY 6/3 : MAI CHÂU – MỘC CHÂU

Trang 8

07H00: Đoàn dùng điểm tâm sáng tại Bản Lát Mai Châu

08H00: Trả phòng, đoàn khởi hành đi Mộc Châu (Sơn La) (80km)

- Đồi Chè Trái Tim xanh mướt trải dài theo triền đồi

- Tham quan Thác Dải Yếm (hay còn gọi là Thác Nàng – Thác Bản Vặt) được biết đến với truyền thuyết cảm động về một cô gái đã cứu chàng trai khỏi dòng nước lũ.

12H00: Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng NH Cá Hồi Mộc Châu

Sau khi dùng bữa trưa xong, đoàn tham quan:

- Trải nghiệm cầu kính Bạch Long Được tổ chức Kỷ lục thế giới trao chứng nhận kỷ lục

đường đi vách núi dài nhất thế giới với độ dài 632m.

18H00: Đoàn dùng bữa tối tại nhà hàng NH 64 Mộc Châu Nhận phòng khách sạn Mường Thanh Holiday nghỉ ngơi, tự do khám phá Mộc Châu vềđêm, thưởng thức đặc sản Tây Bắc như thịt trâu gác bếp

Quý khách nghỉ đêm tại Mộc Châu

NGÀY 7/3 MỘC CHÂU – HÀ NỘI:

06H30: Đoàn dùng điểm tâm sáng tại khách sạn Mường Thanh Holiday 07H30: Trả phòng, đoàn khởi hành đi Hà Nội (204km)

12H00: Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng NH Thiên An Hà Nội

Sau khi dùng bữa trưa xong, đoàn khởi hành đi:

Trang 9

Viếng Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tham quan cụm di tích Phủ Chủ Tịch, Bảo tàngHồ Chí Minh, Chùa Một Cột, nhà sàn, ao cá Bác Hồ.

18H00: Đoàn dùng bữa tối tại nhà hàng Hồng Ngọc Hà Nội

Đoàn đến khách sạn TQT Hotel nhận phòng nghỉ ngơi, tự do khám phá 36 phố

Quý khách nghỉ đêm tại Hà NộiNGÀY 8/3: HÀ NỘI - HUẾ

06H30: Đoàn dùng điểm tâm sáng tại khách sạn TQT Hotel

07H30: Trả phòng, đoàn ra sân bay Nội Bài, khởi hành bay từ Hà Nội đến Huế.9H00: đoàn tham quan:

- Di sản Văn hóa Thế giới Kinh Thành Huế: Ngọ Môn, điện Thái Hoà, Tử Cấm Thành, Thế Miếu, Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

12H00: Quý khách dùng bữa trưa tại nhà hàng Phước Thạnh Huế

Sau khi dùng bữa trưa xong đoàn tham quan:

- Lăng Tự Đức hay còn gọi là lăng Gia Khiêm là một công trình thuộc Quần thể cổ đô Huế, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn thế thế giới vào năm 1993.

- Cung An Định là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm

vua, sau này được Bảo Đại thừa kế và từng sống ở đây sau khi thoái vị.

16H30: đoàn check in khách sạn Sài Gòn Morin Huế

17H45: Xích lô đón quý đoàn khách tại khách sạn về tập trung tại 76 Lê Lợi

Trang 10

18H20: Xích lô sẽ đưa quý khách đến Nhà Hàng “HÀNG ME” tọa lạc trên con đường Võ

Thị Sáu để thưởng thức những món bánh đặc sản của xứ Huế (bánh bèo, nậm, lọc, ram ít, bánh cuốn )

19H15: Xích lô lại tiếp tục đưa quý khách đến “Cồn Hến” để thưởng thức những món ăn

mang đậm hương vị Huế (cơm hến, b•n hến )

20H00: Dọc theo con đường Lê Lợi sát dòng Hương thơ mộng hành trình sẽ đưa quý

khách đến quán chè với một cái tên rất gần gũi với những con người bình dân của Huế

quán chè Hẻm để thưởng thức các món chè của xứ Huế 20H45: Sau khi thưởng thức

chè Huế quý khách sẽ tiếp tục chuyến hành trình đến đường Đinh Tiên Hoàng để thưởng thức các món bánh khoái và nem lụi, trên đường đi quý khách sẽ được tham quan cầu Trường Tiền và Đại Nội Huế về đêm dưới những ánh đèn lung linh, huyền diệu Cuối hành trình xích lô sẽ chở quý khách đi dạo trên những con đường thơ mộng để ngắm cảnh Huế về đêm Quý khách cũng có thể đi mua sắm những đặc sản, quà lưu niệm của Huế như: mè x}ng, nón lá, tôm chua, áo dài Huế, dưới sự hướng dẫn của các tài xế xích lô

22H00: hành trình khám phá ẩm thực Huế kết thúc, xích lô sẽ đưa quý đoàn khách về lại

khách sạn.

Quý khách nghỉ đêm tại TP Huế.Ngày 9/3: HUẾ - ĐÀ NẴNG - HỘI AN

06H30: Đoàn dùng điểm tâm sáng tại khách sạn Sài Gòn Morin Huế

07H30: Trả phòng, đoàn khởi hành đi Đà Nẵng, trải nghiệm đường hầm xuyên núi dài nhất Việt Nam.

Đến Đà Nẵng đoàn tham quan:

- Chùa Linh Ứng Bãi Bụt chốn linh thiêng giữa thiên nhiên kỳ vĩ

- Làng đá Non Nước “xứ sở của đá” với những khối đá lớn nhỏ muôn hình vạn trạng Mỗi tác phẩm đều mang dáng hình khác nhau và được tạo nên bởi bàn tay tài hoa, tỉ mỉ của người thợ.

12H00: Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng Minh Tâm Đà Nẵng

Trang 11

13H00: Đoàn khởi hành đi tham quan Di sản văn hóa thế giới Phố Cổ Hội An - khám

phá vùng đất với nhiều dấu ấn của sự giao thoa của nhiều nền văn hóa với: Chùa cầuNhật Bản – chiếc cầu cổ duy nhất còn lại tại Hội An Kì bí về thủy quái Mamazu

đầu nằm ở Nhật Bản, đuôi ở Ấn Độ Dương và thân ở Việt Nam, Nhà thờ tộc Trần, đềnthờ thị tộc Ph•c Kiến, nhà cổ Tân Kỳ - hơn 200 năm vẫn giữ được nguyên vẹn kết cấuvà kiến trúc, tìm hiểu sự giao thoa văn hóa giữa các nước qua kiến trúc “chồng rườnggiã thủ”

15H00: Đoàn dùng bữa chiều nhẹ

16H00: Đoàn di chuyển ra sân bay Đà Nẵng làm thủ tục đáp chuyến bay về lại Hà Nội.

Đến sân bay Nội Bài, xe đón đưa đoàn trở về điểm đón ban đầu.

Kết thúc chương trình, chia tay hẹn gặp lại quý khách.

Giá tour trọn gói bao gồm1 Vận chuyển

- 1 Xe 45 chỗ Universe đời mới đưa đón khách tham quan ở Tây Bắc và Huế - Máy bay từ Hà Nội -> Huế, Huế -> Hà Nội

2 Lưu tr•

- Chi phí 4 đêm tại 4 khách sạn: Hòa Bình : Bản Lát Mai Châu Mộc Châu : Mường Thanh Holiday Hà Nội : TQT Hotel

Huế : Khách sạn Sài Gòn Morin Huế

- Bố trí khách ở từ 2-3 khách / phòng(Tùy vào số phòng đã làm việc với bên lưu trú)

3 Ăn uống

- 4 bữa ăn sáng tại khách sạn

- 1 bữa ăn sáng ngày đi 70.000đ/khách tại Hà Nội

Trang 12

- 9 bữa ăn chính 140.000đ/khách

4 Tham quan

- Vé tham quan theo chương trình

5 Quà tặng : Khăn , nước suối, mũ kỉ niệm

6 HDV: 500.000VNĐ/ngày Hướng dẫn viên chuyên nghiệp phục vụ đoàn suốt

7 Bảo hiểm du lịch : 5.000VNĐ8 Thuế: 10%

Giá tour không bao gồm

1 Chi phí cá nhân: điện thoại, giặt ủi…

2 Chi phí tham quan và các chi phí khác ngoài chương trình 3 Chi phí phòng ngủ đơn khi khách có yêu cầu

4 Chi phí bồi dưỡng HDV và Tài xế, phụ xế

BÁO GIÁ DỊCH VỤ TRỌN GÓI

- Các dịch vụ như lưu trú, vận chuyển, ăn uống có thể thay đổi dựa vào xác nhận cuối cùng Nó sẽ được thay thế bởi các dịch vụ tương đương.

- Giá áp dụng tại thời điểm báo giá, có thể thay đổi và lúc xác nhận dịch vụ - Giá không áp dụng cho ngày Lễ, Tết

Số lượng : 40 khách

Giá tour/ khách: 5.669.000 đồng

Trang 13

CHƯƠNG 3: ĐIỂM DU LỊCH TIÊU BIỂU LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ TRỊVĂN HÓA ẨM THỰC TẠI HUẾ VÀ TÂY BẮC

3.1 Miền Trung – Huế

3.1.1.Địa hình

Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ) có phía Bắc giáp khu vực Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi phía Bắc; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia Dải đất miền Trung được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng có chiều ngang theo hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50 km) và nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Địa hình miền Trung gồm 3 khu vực cơ bản là Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Bắc Trung Bộ bao gồm các dãy núi phía Tây Nơi giáp Lào có độ cao trung bình và thấp Riêng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá có độ cao từ 1000 -1500m Khu vực miền núi Nghệ An - Hà Tĩnh là đầu nguồn của dãy Trường Sơn có địa hình rất hiểm trở, phần lớn các núi cao nằm rải rác ở đây Tây Nguyên nằm về vị trí phía Tây và Tây Nam Trung Bộ (phía Tây dãy Trường Sơn) Tây Nguyên có phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia, phía Đông giáp khu vực kinh tế Nam Trung Bộ và phía Nam giáp khu vực Đông Nam Bộ Địa hình Tây Nguyên đa dạng, phức tạp, chủ yếu là cao nguyên với núi cao ở độ cao từ 250 - 2500m.

Nam Trung Bộ thuộc khu vực cận giáp biển Địa hình ở đây bao gồm đồng bằng ven biển và núi thấp, có chiều ngang theo hường Đông - Tây (trung bình 40 – 50 km), hạn hẹp hơn so với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên Có hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp

Xét chung, địa hình Trung Bộ có độ cao thấp dần từ khu vực miền núi xuống đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát ven biển rồi ra đến các đảo ven bờ.

Miền Trung nước ta có diện tích cồn cát lớn trải dài từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Bình Thuận.

3.1.2 Khí hậu

Trang 14

Đặc điểm của khí hậu vùng này thuộc kiểu khí hậu ôn hòa Một năm ở miền Trung thời tiết được phân hóa thành 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô Tuy nhiên ở 3 khu vực miền Trung là Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ lại có sự phân hóa riêng.

3.1.3 Dân tộc

Khu vực miền Trung sở hữu tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa phong phú Đây cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Thái, Bru Vân Kiều, Cơ Tu, Bana, Giẻ Triêng, Co, Xê Đăng, Chăm và nhiều tộc người khác 3.1.4 Văn hóa

Văn hóa Miền Trung vô cùng đặc biệt với nhiều màu sắc đặc trưng khác nhau về cả văn hóa ẩm thực, phong tục tập quán và lễ hội của con người nơi đây Những lễ hội độc đáo, nổi bật ở miền Trung thường xảy ra vào dịp đầu năm mới, kéo dài từ ngày 4 tháng Giêng đến 17 tháng Giêng, mang đậm bản sắc dân tộc với nhiều hoạt động đặc sắc.

3.1.5 Tài nguyên ẩm thực

Miền Trung chiếm 50% số tỉnh giáp biển cả nước, do đó tài nguyên ẩm thực chính của vùng này là tài nguyên thủy hải sản, ngoài ra còn có tài nguyên động vật hoang dã khai thác từ rừng Ẩm thực miền Trung là một tổng thể cân đối, hài hòa và tinh tế Các món ăn miền Trung hầu hết đều mang hương vị đặc trưng là cay và mặn Họ cũng thích vị ngọt nhưng ở mức độ vừa phải Nói theo cách khác, món ăn dù có đơn giản thì cũng phải đậm đà, bởi theo quan niệm của người miền Trung món ăn phải đậm đà thì mới ngon.

3.1.6 Huế

Nói đến ẩm thực miền Trung mà không nhắc đến ẩm thực xứ Huế thì quả là một sự thiếu sót to lớn.

a Địa hình và khí hậu

Thừa Thiên nói chung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều nắng, nhiều mưa; địa hình có đồng bằng, biển, đầm phá, đồi núi thấp Khí hậu Huế khắc nghiệt, đất đai không màu mỡ, nhưng có những vùng đất nhờ vào thời tiết khắc nghiệt lại tạo ra những thực phẩm đa dạng.

b Ẩm thực

Huế là nơi được xem là cái nôi của ẩm thực miền Trung.

Ẩm thực Huế có một chiều sâu mang đậm nét bản sắc của một vùng đất từng là kẻ chợ, thanh lịch, nhẹ nhàng và tùng tiệm Người Huế ăn uống gắn liền với ba

Trang 15

tiêu chí là: rẻ, ngon và nhất là phải đẹp, người Huế đã chia ăn uống thành ba bậc: khẩu thực, nhãn thực và tâm thực "Khẩu thực" là cách ăn bằng miệng, để tồn tại, "nhãn thực" là thưởng thức bằng mắt và "tâm thực", nghĩa là ăn bằng cả tấm lòng mình.

Ẩm thực Huế chia làm hai hệ là ẩm thực cung đình và ẩm thực dân gian Đến với xứ Huế, du khách sẽ được thưởng thức ba loại đó là ẩm thực cung đình, ẩm thực dân gian và đặc biệt là các món ăn chay đa dạng, phong phú.

3.1.7 Khẩu vị

Miền Trung: Do khí hậu miền Trung nắng gắt, gió lao và khô hạn, khiến cho

cơ thể thải mồ hôi nhiều và mất muối, nên người dân miền Trung thường thích ăn đồ mặn để bù trừ muối và nước mất đi Ngoài ra, miền Trung cũng thường xuyên gặp bão lũ, muối thì nhiều nhưng lại khó khăn đói kém, do đó người ta ăn mặn để tiết kiệm thức ăn.

Huế: Khẩu vị của người Huế có những nét đặc trưng riêng Người Huế thích vị

ngọt thanh, vị đường vừa phải Người Huế quen ăn cay, nhưng không phải đơn thuần là thích ăn ớt trái; khẩu vị cay của người Huế có vị cay của trái ớt và vị ớt đã qua các hình thức chế biến, có những vị cay cay, nồng nồng của tiêu, tỏi, gừng, riềng, sả, nghệ… cũng đã qua một vài hình thái chế biến như xay mịn, giã nhỏ, vắt lấy nước… dầm nước muối, nước mắm Người Huế thích chế biến món ăn để có hương vị lạ hơn một chút, có lúc có vị giòn, có lúc là vị đắng, vị chát, vị bùi… để ăn ngon hơn, dù thức ăn đó là món rất bình thường, dân dã hay là thịt, cá, cao lương mỹ vị.

Nói chung là người Huế có “tật” chế biến Người Huế thích ăn chè, thích vị ngọt của mứt, bánh, kẹo, nhưng phải ngọt thanh, vị đường vừa phải Người Huế hay dị ứng với kiểu “chặt to kho mặn”, thức ăn phải nhỏ, để gia vị thấm đều trên các bề mặt; món ăn để nguyên con (gà, vịt, bồ câu hầm…) phải hầm rục, dọn ra cũng nhỏ nhỏ, “thanh tao”, ăn vừa miệng.

a Món đặc trưng * Ẩm thực cung đình Huế

Ẩm thực Huế luôn được đánh giá rất cao Đặc biệt ẩm thực Huế nổi tiếng không chỉ ở cách chế biến Mà còn ở cách trình bày, trang trí món ăn, làm nên nét đặc sắc mà không phải nơi nào cũng có.

Nổi tiếng nhất chính là ẩm thực cung đình Huế, ẩm thực cung đình chính là những món ăn ngự thiện ngày trước chuyên được chế biến để dâng lên vua Những món ăn này đều thuộc loại cao lương mỹ vị, được chế biến công phu,

Trang 16

cầu kỳ Nhằm đạt đến những chuẩn mực cao nhất là vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng và vừa bổ dưỡng.

Có 8 món ăn được nhắc đến nhiều nhất trong ẩm thực cung đình Huế xưa Đây đều là những món ăn quý hiếm thời xưa chỉ dành cho vua chúa và quan lại cấp cao 8 món này được gọi là Bát Trân.

Nem công là món đứng đầu trong bát trân: Nem công là món ăn cực kì đặc biệt, chế biến không qua nấu nướng Thịt công có tính giải độc Khi ăn nem công, thịt công hấp thụ vào máu giúp tăng khả năng giải độc các độc tố mà cơ thể lỡ hấp thụ Vì vậy, nem công được xem như “thần hộ mạng” của các vua chúa trước những âm mưu đầu độc ám sát tranh đoạt ngôi vị.

Món chả phượng hoàng quý hiếm: Phượng là loài chim quý hiếm, chỉ sống ở núi cao; người ta thường hay gọi chung là phượng hoàng, tuy nhiên ít ai biết rằng phượng là con đực, con cái là hoàng; vậy nên đã hiếm lại càng thêm hiếm Cũng như thịt chim công, thịt chim phượng rất tốt Vừa giàu chất dinh dưỡng, vừa có tác dụng dược tính bảo vệ tối đa sức khỏe Thịt phượng được giã mịn, nêm gia vị, gói vào lá chuối thật kín rồi hấp chín.

Món da tây ngưu bắt từ rừng sâu: Lấy phần da nách của tê giác, ngày phơi nắng, đêm sấy lửa suốt 100 ngày, tẩm rượu 1 tháng, phơi khô, cất vào hộp bạc hay vàng, khi chế biến thì ngâm với nước tro rồi rửa sạch hấp cách thủy cho chín sau đó thái mỏng ăn như nem.

Bàn tay gấu là món ăn bổ dưỡng rất được ưa chuộng: Gấu là loài thú vật to lớn có cổ dài, chân cao, đi được bằng 2 chân Gấu đực gọi là bi, gấu cái gọi là hùng Gấu rất mạnh, có thể dùng 2 chân trước nâng cả một tảng đá lớn Chúng rất giỏi leo cây, thích ăn mật ong, có khả năng ngủ đông cực kì lâu Lúc đói hay trú đông, chúng có thể liếm bàn tay (hai chân trước) để sống khi không có thực phẩm ở trong hang mà không cần ra ngoài Vì vậy, bàn tay gấu được xem là món ăn ngon, bổ dưỡng, sạch sẽ và thượng hạng Món ăn này được các vua chúa thời xưa rất ưa chuộng Gấu cũng tượng trưng cho sức mạnh và quyền uy nên được liệt vào danh sách Bát trân Nhằm tăng cường sức mạnh cho bậc đế vương, khẳng định vương quyền.

Tổ yến sào rất thơm ngon, bổ dưỡng: Yến là tổ của loài chim hải yến (én biển), là loại nguyên liệu cao cấp và quý giá Xưa kia chúng chỉ để chế biến các món ăn trong ẩm thực cung đình Từ yến có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau như: chè yến, yến thả, yến sào hạt sen, bồ câu tiềm yến sào,…Các món ăn từ yến rất bổ dưỡng và thơm ngon nên được ưa chuộng Món ăn này giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực, tăng cường đề kháng rất tốt.

Ngày đăng: 26/04/2024, 07:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w