1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích nền văn hóa ẩm thực của tỉnh kiên giang và định hướng phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại tỉnh kiên giang

37 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Nền Văn Hóa Ẩm Thực Của Tỉnh Kiên Giang Và Định Hướng Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ẩm Thực Tại Tỉnh Kiên Giang
Tác giả Phan Văn Sĩ, Tsằn Thu Trang, Dương Duy Phát, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Người hướng dẫn ThS. Huỳnh Thị Ánh Hồng
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Việt Nam Học
Thể loại Báo Cáo Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 4,45 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH KIÊN GIANG VÀ ĐẶC ĐIỂM (7)
    • 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên (7)
      • 1.1.1. Vị trí địa lí (7)
      • 1.1.2. Khí hậu (8)
      • 1.1.3. Địa hình (9)
      • 1.1.4. Tài nguyên và tìm năng du lịch (9)
    • 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (10)
      • 1.2.1 Điều kiện về kinh tế (10)
      • 1.2.2. Điều kiện về xã hội (10)
    • 1.3. Nét đặc trưng về văn hóa ẩm thực miền Tây Nam Bộ nói chung (10)
      • 1.3.1. Hương vị (11)
      • 1.3.2. Nguyên liệu chế biến (11)
      • 1.3.3. Bữa ăn (12)
  • CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC TỈNH KIÊN GIANG (13)
    • 2.1. Nét đặc trưng về văn hóa ẩm thực tỉnh Kiên Giang nói riêng (13)
      • 2.1.1. Hương vị (13)
      • 2.1.2. Nguyên liệu chế biến (13)
      • 2.1.3. Bữa ăn (14)
      • 2.1.4. Cách bày trí món ăn (15)
    • 2.2. Đặc trưng tính cách qua nền ẩm thực và phong cách ăn uống của người dân tỉnh Kiên Giang (15)
    • 2.3. Những món ăn đặc sắc nhất của tỉnh Kiên Giang (17)
    • 2.4. Nền ẩm thực và nét đẹp văn hóa trong ẩm thực đã có ảnh hưởng gì đến việc phát triển ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch địa phương nói riêng (22)
  • KẾT LUẬN (30)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)
  • PHỤ LỤC (36)

Nội dung

Nhưng cũng chính từ nhu cầu thiết yếu ấy mà ở mỗi vùng miền, mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp lại có những quy cách, sở thích và yêu cầu khác nhau và cũng từ đó đã tạo nên những nét đẹp về văn

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH KIÊN GIANG VÀ ĐẶC ĐIỂM

Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

Về vị trí địa lý: Kiên Giang được biết đến là một tỉnh giáp biển nằm ở khu vực tận cùng phía Tây Nam của đất nước Việt Nam Thuộc trong hệ thống đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh này bảo gồm vùng lãnh thổ đất liền và hải đảo và có tổng diện tích ước lượng khoảng 6.346,27 km Ngoài ra, Kiên Giang còn có vị trí địa lí khá đặc biệt, là nơi kết nối 2 bằng đường bộ, đường biển và hàng không với một số nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) như Campuchia, Thái Lan hay các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long [1].

 Phía Bắc giáp tỉnh Kampot của vương quốc Campuchia với đường biên giới 56,8km

 Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu

 Phía Tây giáp Vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200km

 Phía Đông giáp các tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang [1].

Hình 1 Bản đồ khái quát về vị trí địa lí tỉnh Kiên Giang [1]

Hình 2 Bản đồ chi tiết về vị trí địa lí tỉnh Kiên Giang [2].

Phần hải đảo nằm trong vịnh thái lan bao gồm hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc và xa nhất là quần đảo Thổ Chu, tập trung thành 5 quần đảo là Hà Tiên (Hải Tặc), Bà Lụa, An Thới, Nam Du và Thổ Chu [1].

Kiên Giang được nhiều người biết đến như là một vùng đất văn hoá và du lịch nổi tiếng nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Cảnh đẹp của Kiên Giang ngày xưa từng được ca ngợi qua "Hà Tiên thập vịnh" Đến ngày nay Kiên Giang được nhiều người biết đến qua danh thắng du lịch nổi tiếng là Hòn Phụ Tử (gãy hòn Phụ, còn hòn Tử) và đảo Phú Quốc Ngoài ra, Kiên Giang còn có tiềm năng về phát triển kinh tế với nguồn thủy sản vô cùng phong phú.

Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, bão tập trung vào từ tháng 8 đến tháng 10, tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm rơi vào tháng 12 Đặc biệt là không có hiện tượng sương muối, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão nhưng là lại có lượng mưa trung bình năm khá lớn Điều kiện khí hậu của Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản mà các tỉnh khác ở vùng ĐBSCL không có được như: ít thiên tai, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp nên đã tạo nên những điều kiện hết sức thuận lợi cho các loại cây trồng và vật nuôi sinh trưởng tại Kiên Giang [1].

Kiên Giang có địa hình đa dạng từ đồng bằng, núi rừng và biển đảo với đường bờ biển dài hơn 200km, nhiều sông, núi, kênh rạch và hải đảo

Với hơn 100 hòn đảo lớn, nhỏ khác nhau và trong đó, hòn đảo được biết đến nhiều nhất và cũng là điểm đến du lịch lí tưởng, được nhiều du khách yêu thích và có lượt khách đến tham quan cao nhất (4,7 triệu lượt khách tính đến tháng 9 năm 2023) [3] đó là đảo Phú Quốc (thuộc huyện Phú Quốc).

Chính vì tỉnh vừa có rừng vừa có biển mà đã trực tiếp cung cấp cho nền ẩm thực một nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú Có thể xem địa hình chính là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của nền ẩm thực tại nơi đây.

1.1.4 Tài nguyên và tìm năng du lịch

Nhờ vào đặc tính địa hình đa dạng,nền khí hậu lại vô cùng thuận lợi thế nên đã góp phần tạo nên nguồn tài nguyên, đặc sắc và phong phú Đặc biệt là đường bờ biển dài hơn 200km đây là một yếu tố quan trọng hình thành nên hương vị món ăn kiên giang, những món ăn mang đậm nền văn hóa xứ biển, không những chỉ thơm ngon về phần vị mà lại còn đặc sắc về phần nhìn, tạo nên một dấu ấn riêng biệt trên bản đồ ẩm thực Việt Nam.

Ngoài ra thì còn được thiên nhiên ưu ái cho vườn quốc gia U minh thượng với nhiều sản vật dân dã mộc mạc Hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp, có các con sông lớn chảy qua như sông Cái Lớn, sông Cái Bé, sông Giang Thành

Bên cạnh đó Kiên Giang có rất nhiều thắng cảnh và các di tích lịch sử nổi tiếng như: Hòn Chông, Hòn Phụ Tử, Hòn Trẹm, núi Mo So, bãi biển Mũi Nai, Đông Hồ, Hòn Đất, Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, rừng U Minh, đảo Phú Quốc… Để khai thác có hiệu quả và triệt để tiềm năng phát triển du lịch, Kiên Giang chú trọng 4 vùng du lịch trọng điểm như: Phú

Quốc, vùng Hà Tiên – kiên Lương, thành phố rạch giá và vùng phụ cận, vùng U MinhThượng [4].

Điều kiện kinh tế - xã hội

1.2.1 Điều kiện về kinh tế

Kiên Giang đa dạng về địa hình, đường bờ biển dài, nhiều sông núi và hải đảo Ngoài ra còn có nguồn tài nguyên phong phú, vị trí cũng như điều kiện thuận lợi đã mang lại cho tỉnh nhiều tiềm năng và lợi thế về kinh tế như: kinh tế nông-lâm nghiệp, kinh tế biển, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông-thủy sản và du lịch; nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu Kiên Giang còn có tiềm năng lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế Kiên Giang có lợi thế vượt trội hơn các tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long về điều này. Được biệt, nông nghiệp trồng lúa nước là nền nông nghiệp chính của tỉnh Ngoài ra thì ngư nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

1.2.2 Điều kiện về xã hội

Theo số liệu thống kê, Kiên Giang có 27 tộc người cùng sinh sống trên địa bàn Trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số, tiếp theo là Hoa và Khmer, dân số khoảng 1,8 triệu người, với ba dân tộc có dân số đông là người Kinh khoảng 84%, người Hoa khoảng 2,7%, người Khmer hơn 13% (đứng thứ ba trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sau Sóc Trăng và Trà Vinh) [5] còn lại thì các dân tộc khác chiếm tỷ lệ khá ít Chỉ khoảng vài chục người.Tỉnh là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và từ 3 dân tộc chiếm đa số mà đã hình thành nên sự đa dạng về văn hóa, công cụ lao động, ngôn ngữ và đặc biệt là sự giao thoa của ẩm thực với nhau Ví dụ rõ dàng nhất là món bún Kèn của người dân Hà Tiên. Đó chính là sự giao thoa của ba nền văn hóa mang đầy tính biểu tượng và không kém phần đặc sắc: Kinh, Hoa, Khmer.

Nét đặc trưng về văn hóa ẩm thực miền Tây Nam Bộ nói chung

Do đặc điểm địa hình cũng như điều kiện sinh hoạt thì ở khu vực Nam bộ nói chung và miền Tây nói riêng, với núi rừng cao xanh, bát ngát đặc biệt là hệ thống sông ngoài, kênh rạch cằn chịt và đặc biệt nhất là vùng biển “bạc” dồi dào tài nguyên đã tạo nên nền văn hóa ẩm thực hết sức đặc trưng Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi mà các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa, Kinh sinh sống nên cũng đã mang đến sự đa dạng trong văn hoá cũng như đời sống tại đây Những lương thực – thực phẩm chính ở miền tây chính là lúa, cá, và cũng như là các loại rau củ quả từ rau đồng cho đến rau rừng.

Với phong cách “mùa nào thức nấy” và quan niệm “ăn để sống” vì vậy mà người dân miền tây đã đa dạng sáng tạo món ăn có đủ các dưỡng chất với các yêu cầu: thơm, ngon, bổ, khoẻ [6]. Ẩm thực miền Tây mang một nét đặc trưng riêng, vô cùng khác biệt so với các vùng miền khác Bạn có thể nếm thử được tất cả những vị chua, cay, mặn, ngọt từ vị giác và hơn thế nữa bạn còn có thể cảm nhận được những hương sắc thiên nhiên đất trời của vùng đất này nhờ sự tươi ngon và đặc biệt từ các nguyên liệu tại miền Tây Nam Bộ.

Mặc dù ẩm thực miền Tây luôn được biết đến là mang đậm chất dân dã và giản dị nhưng lại có sự hài hòa về nguyên liệu và nhiều hương vị khác nhau, tạo nên một chuyến du hành vị giác vừa độc đáo, vừa mới lạ làm hấp dẫn thực khách khi đến với vùng Tây Nam

Bộ Ở đây người dân thường sẽ đưa cái cảm nhận về vị giác lên cao nhất, để lột tả được hết những nét đặc sắc trong hương vị của món ăn ví dụ như cay thì phải cay cho “xé lưỡi” (cắn trái ớt mà chưa chảy nước mắt là chưa đã), mặn thì phải mặn cho “quéo lưỡi” (như nước mắm phải nguyên chất và nhiều), ngọt thì ngọt như chè và cũng có các món chè nổi tiếng và bắt nguồn từ nơi này (chè bà ba, chè đậu, chè bưởi,…) [7].

Các món ăn tại đây đều sẽ được chế biến từ các nguyên liệu thuần tự nhiên và sạch vìở miền Tây Nam Bộ có nguồn thủy hải sản rất phong phú, cũng như là nhiều loại trái cây nổi tiếng như: quýt hồng Đồng Tháp, sầu riêng 6 ri Vĩnh Long, bưởi da xanh hay là dừa sáp Trà Vinh, … Ở đây đặc biệt người dân thường sử dụng “dừa” vào trong các món ăn thường ngày để tạo vị ngọt dịu như thịt kho củ hủ dừ, mắm lóc chưng nước cốt dừa, …

Chao cũng là một nguyên liệu cũng không thể nào thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của người miền tây trong các món nướng, kho và lẩu để tạo vị béo và được mệnh danh là

Chỉ với một nguyên liệu nhưng người dân miền tây có thể sáng tạo ra các nhiều món ăn ngon khác nhau Chỉ với cá lóc thì họ có thể làm ra các món như là bánh canh cá lóc, cá lóc nướng trui, canh chua cá lóc, cá lóc kho, …

Và đặc biệt khi đến miền tây, không nên bỏ qua các loại mắm với lịch sử hơn 150 năm làm mắm tại miền tây (An Giang) Nổi tiếng với các loại bún mắm, lẩu mắm, mắm kho

1.3.3 Bữa ăn Ở miền Tây Nam bộ, người dân thường có truyền thống ngồi ăn cơm cùng nhau ở trên sàn nhà hoặc trên bàn và cùng nhau trò chuyện

Bữa ăn trong nhà có thể dọn ra và ăn trên bộ ngựa, trên bộ vạt tre hay là trên bàn và kể cả trải chiếu, đệm lên mặt đất trong nhà hoặc là ngoài sân đều được, miễn là cơm cá phải đủ đầy Thêm nữa là người Tây Nam bộ cũng có thói quen là ăn bốc với một số món như khi ăn mắm sống, ăn ba khía muối, thịt gà luộc, xôi, cơm nếp .

Người Tây Nam bộ họ không chấp nhặt những lễ nghi trong bữa cơm Khi đã cơm đã được dọn ra, mọi người trong gia đình hay là khách khứa đã đầy đủ thì người chủ nhà hay là người lớn nhất chỉ cần ra hiệu cầm đủa là mọi người chỉ cần tự do ăn chứ không cần phải mời mọc từ trên xuống Đương nhiên trong bữa ăn nào thì cũng phải có tôn ti, trật tự, món nào ngon thì phải nhường cho người lớn tuổi và con cháu không được “cụng ly” ngang hàng với người lớn hơn [9]

Người miền tây thường xuyên uống rượu đế, không chỉ trên bàn nhậu mà cũng kể cả những bữa ăn thường ngày vì họ quan niệm rằng con trai phải có tửu lượng cao mới đáng mặt anh hào.

ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC TỈNH KIÊN GIANG

Nét đặc trưng về văn hóa ẩm thực tỉnh Kiên Giang nói riêng

Với sự phong phú và đa dạng về món ăn, cũng như sự đa dạng của địa hình mà ẩm thực Kiên Giang được chia làm 2 loại: ẩm thực miệt vườn của vùng đồng bằng Sông Cửu Long (U minh Thượng) và ẩm thực biển đảo của các huyện (Phú Quốc, Rạch Giá ) Tuy nhiên nhìn chung thì ẩm thực của tỉnh Mang hương vị của vùng quê Nam bộ nói chung. Ngoài ra nó còn là sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt và bùi béo Tuy nhiên thì vị ngọt của vùng đất này nó không ngọt như của vùng Nam Bộ mà nó có nét ngọt thanh hơn. Đầu tiên chúng ta sẽ nói rõ hơn về ẩm thực vùng sông nước: ẩm thực miền miệt thứ mang đậm nét dân dã, thôn quê, mộc mạc chủ yếu xoay quanh ở hương vị đồng quê đặc trưng Nam bộ [10].

Ngoài ra, Kiên Giang là vùng đất đặc trưng của miền biển, chính vì thế mà ẩm thực nơi đây luôn được những người đầu bếp chế biến cẩn thận mang hương vị tươi ngon đậm đà phong vị miền biển Nam Bộ mà vẫn giữ được độ tươi ngon của nguyên liệu.

Do có địa hình vừa đồng bằng vừa biển nên nguyên liệu của vùng đất này đa dạng và phong phú Nguồn nguyên liệu chế biến món ăn của người dân Kiên Giang được lấy từ những gì có sẵn trong tự nhiên nên việc tìm kiếm thức ăn cho bữa ăn hàng ngày không khó. Ở vùng miệt thứ được mệnh danh là “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh” nhưng nơi đây cũng được thiên nhiên ưu ái cho nguồn sản vật trù phú, đa dạng Nguyên liệu chủ yếu được sử dụng chủ yếu là các loại cá đồng (lóc, trê, rô ) được bắt từ các con sông Hay bởi các loại rau rừng, rau đồng xanh mơn mởn ở khắp nơi vào mùa mưa Các loại rắn, rùa, tôm, cua,

Ngoài ra thì người dân có thể tìm thấy những bữa ăn đơn giản xung quanh nhà của mình.

Ví dụ như đặc sản đồng quê rau choại và trái giác Được biết thì rau choại là một loại rau rừng có vị ngọt tự nhiên giòn ngon và thường được dùng để nấu canh hay nhúng lẩu Trái giác còn được biết là quả nho rừng Đây cũng là loại cây dại sống lâu năm Nó có vị chua thanh nhẹ nhẹ và đi kèm mùi thơm dễ chịu thường dùng để kho cá, nấu canh chua.

Từ các nguyên liệu phong phú đó mà người ta chế biến ra nhiều món ăn dân gian đặc trưng mà không nơi nào so sánh được.Và cũng đã hình thành nên một tập quán mưu sinh cho người dân như: tát đỉa bắt cá, đặt lọp, cắm câu

Ngoài ra nguồn nguyên liệu tươi từ công việc đánh bắt thủy, hải sản của người dân vùng biển Phú Quốc, Rạch Giá Cũng rất đa dạng và phong phú như: Tôm sú, tôm càng xanh, cua một số loài nhuyễn thể khác như sò huyết, sò lông, vẹm xanh Vùng đất này được ưu ái loại ghẹ tươi mới vừa đánh bắt, thịt còn săn chắc và rất ngọt khi chế biến món ăn.

Từ nguồn nguyên liệu tươi ngon đậm hương vị biển ấy mà đã hình thành nên những món ăn mang hương vị hấp dẫn, lạ miệng, nhưng vẫn đảm bảo được độ tươi ngon đặc trưng của ngư dân vùng biển Hầu hết các món ăn đặc sản tại Kiên Giang đều xoay quanh các nguyên liệu từ biển cả mang lại.

Các món ăn được chế biến không quá phức tạp nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Các món ăn thường được kết hợp nhuần nhuyễn nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau Người đầu bếp thuòng dùng nước mắm để nêm hay là cho thêm đường, sử dụng nước dừa, nước cốt dừa để tăng thêm sự đậm đà sức hấp dẫn cho từng món ăn

Người dân thường dùng hành, tỏi, rồi cho bột cari, đinh hương, quế, bột nghệ…để tăng thêm hương vị cho món ăn và đặc biệt là khử mùi tanh của hải sản.

 Hầu hết người dân ở đây đều là những người lao động nên những bữa ăn đóng vai trò rất quan trọng Nó là sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình với nhau Họ thường dành buổi tối để ăn uống với nhau, trò chuyện, và là thời gian để gia đình xum họp sau một ngày làm việc mệt mỏi

 Người phụ nữ sẽ là người chuẩn bị những bữa ăn hằng ngày điều đó cũng thể hiện được tình yêu của họ đối với gia đình, mang lại hơi ấm.

 Bữa ăn của người dân Kiên Giang đi từ những gì dân dã, đạm bạc từ những nguyên liệu có sẵn nhất những món ăn cao sang của vùng biển.

 Trong một mâm cơm gia đình vô cùng phong phú với nhiều món ăn khác nhau như: kho quẹt, rau luộc và không thể thiếu món canh Người dân ở đây ưa chuộng các loại canh đặc biệt là canh chua.

 Khi có khách đến nhà thì chủ nhà thường tiếp đón bằng việc mang những món ăn ngon, đãi khách bằng những gì hào sảng, phóng khoáng nhất Bữa ăn không chỉ đơn thuần là cuộc vui mà còn thể hiện tấm lòng hiếu khách và sự nhiệt tình của con người nơi đây.

2.1.4 Cách bày trí món ăn

Cách bày trí món ăn của nền ẩm thực Kiên Giang thì không có quá nhiều nét nổi bật.Cách bày trí món ăn có phần đơn giản, dân dã nhưng cũng không kém phần tinh tế, tất cả được sắp xếp hài hòa trên một bàn ăn Qua cách bày trí món ăn nó không chỉ đơn giản là nguyên liệu và công thức chế biến mà nó còn là một nét đẹp đặc trưng của người KiênGiang: tính hòa đồng, đa dạng, đậm hương vị.

Đặc trưng tính cách qua nền ẩm thực và phong cách ăn uống của người dân tỉnh Kiên Giang

Người xưa thường nói rằng chỉ cần nhìn vào cách ăn uống của một người nào đó ta cũng có thể đoán được tính cách của người đó Đúng là như vậy, ta cũng có thể nhìn vào ẩm thực của một nơi nào đó để đoán được một phần tính cách con người tại nơi đó Vậy nên khi nhìn vào ẩm thực ở Kiên Giang ta cũng có thể hình dung ra được một vài nét tính cách đặc trưng của con người tại nơi đây Và trong nét đẹp văn hóa ẩm thực ấy đã thể hiện ba khía cạnh tính cách đặc trưng của những người con xứ biển Kiên Giang như:

 Tính cách phóng khoáng, thoải mái và hoà đồng: Chỉ cần nhìn qua cách thức trình bày món ăn không cầu kì, giản dị ta cũng có thể thấy được tính phóng khoáng, thoải mái và hoà đồng của con người nơi đây Khác với sự kín đáo và cầu kì của người miền Bắc, hay sự nghiêm chỉnh quá mức của người Huế Điểm thể hiện nổi bật nhất sự khác nhau này có lẽ việc mời cơm trước mỗi bữa ăn Thông thường đối với người dân miền Bắc và cả ở các tỉnh Bắc Trung Bộ thì việc mời cơm trước bữa cơm là điều rất quan trọng nhưng tại miền Tây nam Bộ nói chung và ở Kiên Giang nói riêng thì việc này đơn giản hơn rất là nhiều, ở đây người nhỏ tuổi chỉ việc chờ người lớn cầm đũa ăn trước là được Vì người dân ở đây muốn mỗi bữa ăn phải được thật thoái mái và đồng thời cũng giảm đi các khoảng cách thế hệ giữa các thành viên trong gia đình.

 Tính cộng đồng: Tính cộng đồng được thể hiện rõ nhất có lẽ việc ở Kiên Giang cứ mỗi buổi sáng người ta sẽ ra ngoài ăn sáng ở các hàng quán rồi ngồi nán lại một chút để có thể trò chuyện Người miền tây nổi tiếng là thân thiện nên họ rất nhanh để có thể bắt chuyện với một người nào đó ở hàng quán ăn rồi tiếp nối bằng những câu chuyện thường ngày xảy ra xung quanh họ Đến Kiên Giang ta rất dễ bắt gặp cảnh mỗi buổi sáng nhiều hàng quán với nhiều người ăn xung quanh Thói quen này một phần xuất phát từ việc mong muốn có được nhiều mối quan hệ, được gắn bó với mọi người xung quanh

 Tính hiếu khách: Có lẻ sụ đon đả, hiếu khách chính là một đức tính đẹp và được bạn bè quốc tế rộng rãi biết đến khi nói về đất nước Việt Nam của chúng ta Và cũng là một mảnh ghép hoàn hảo của đại gia đình đất Việt, người dân Kiên Giang của vô cùng hiếu khách, hiếu khách từ cái nụ cười hiền hòa, đon hậu, hiếu khách từ câu chào, lời nói và hiếu khách từ trong cái hương vị của món ăn, cái vị đậm đà,đưa miệng, cái hương thơm ngon, khó cưỡng làm say lòng của mỗi thực khách khi nếm qua Không phân biệt đâu là người Việt Nam, đâu là khách quốc tế, chỉ càn bạn đặt chân lên mảnh đất này bạn đều sẽ được cảm nhận nét tính cách thật đẹp,thật đặc trưng này trong văn hóa ẩm thực của Kiên Giang

Những món ăn đặc sắc nhất của tỉnh Kiên Giang

Là một vùng đất được mẹ thiên nhiên ưu ái, điều kiện về thời tiết và khí hậu mang nhiều thuận lợi lại là một tỉnh thành giáp biển thế nên tỉnh Kiêng Giang có cho mình một nền ẩm thực hết sức phong phú và đặc sắc làm say mê biết bao các tín đồ đam mê du lịch và ẩm thực Khi đến với Kiên Giang, du khách sẽ được “chiêu đãi” bởi những món đặc sản vừa thơm ngon lại vô cùng đặc sắc như:

Cá trích vốn dĩ không chỉ có ở Phú Quốc nói riêng hay tỉnh Kiêng Giang nói chung, mà hầu hết ở các tỉnh ven biển đều sẽ có loại cá này Thế nhưng khi nhắc đến gỏi các trích du khách thường sẽ nhớ ngay đến tỉnh Kiên Giang bởi lẻ nơi đây có sản lượng cá trích lớn nhất cả nước và có thể đánh bắt quanh năm Đặc biệt hơn cả, theo như đánh giá từ những người “sành ăn” thì thịt cá trích tại vùng biển Tây Nam Bộ lại có độ dày và tươi ngon hơn so với những vùng biển khác của nước ta thêm vào đó là sự sáng tạo, tỉ mỉ và không kém phần khéo léo của người dân nơi đây khi chế miến món gỏi cá trích đã tạo nên một hương vị độc đáo và đặc trưng khiến cho bất cứ ai đã từng nếm qua cũng đều phải xao xuyến. Đối với những người con vùng đất Kiên Giang, món gỏi cá trích có vẻ là một món ăn vô cùng quen thuộc và dân dã Thế những đối với những du khách đến thăm thú nơi đây thì gỏi cá trích lại là một món đặc sản không thể bỏ qua Lát cá tươi ngon, ngọt thịt được cuốn cùng các loại rau thanh mát như chuối bào, rau quế, tía tô lại thêm thứ sốt chấm đặc biệt, chua cay mặn ngọt đều có đủ Tất cả cùng hòa quyện đánh thức vị giác của thực khách dù rằng là những thực khách khó tính nhất

Bún kèn chính là sự kết hợp một cách tính tế và hoàn hảo giữa các nguyên liệu đặc trưng như cá, rau sống, đồ chua và ăn kèm cùng nước dùng được nấu theo một công thức đặc biệt mà thực khách chỉ có thể tìm thấy tại đất biển Kiên Giang Bún “kèn” hay còn được gọi là bún “khèn” là một từ được vay mượn bởi người dân Khmer bởi chính xác thì nguồn gốc của món bún kèn được sáng tạo bởi người Khmer sống tại Hà Tiên Từ “khèn” ý chỉ những món ăn được nấu chung với nước cốt dừa mang đậm hương vị béo nhậy đặc trưng

Bên cạnh đó, bún kèn không chỉ được nấu bởi một loại cá cố định mà sẽ tùy vào sở thích của từng cá nhân, gia đình má sẽ lựa chọn để nấu ra món bún kèn, nhưng những loại cá thường được người dân ưa chuộng bởi độ tươi ngon, tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn như: Cá đưng, cá rựa, cá nhồng hay cá lẹp vàng

 Bánh canh chả ghẹ [11] Đối với người dân của đất hình chữ S đặc biệt là người dân Nam Bộ thì bánh canh là một món ăn khá phổ biến, nhưng ở mỗi khu vực thì lại có cách chế biến khác nhau, như: Bánh canh chả cá Nha Trang, bánh canh Trảng Bàng, bánh canh cá lóc, bánh canh bột xắt Mỗi loại bánh canh đều mang một hương vị riêng, một sức hấp dãn riêng biệt của mình. Nhưng khi về với vùng Tây Nam Bộ sẽ thật thiếu xót khi chúng ta bỏ qua món bánh canh chả ghẹ, một món đặt sản trứ danh của Hà Tiên nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung

Là một tỉnh ven biển thế nên Kiên Giang có một thế mạnh rất lớn về những nguyên liệu hải sản tươi ngon, chất lượng và cũng nhờ đó đã tạo nên những hương vị đặc trưng cho từng món ăn nơi đây và bánh canh chả ghẹ cũng không ngoại lệ Thịt ghẹ tươi khi vừa đánh bắt được sẽ đưa ngay vào khâu chế biến, thứ chả dai dai cùng thịt ghẹ ngọt thơm đặc trưng của xứ biển ăn cùng sợi bánh canh dẻo mềm nịnh miệng thực khách kết hợp cùng nước dùng đặc trưng chắc chắn sẽ có thể làm hài lòng các thực khách ghé qua

Có lẻ cái tên cà xỉu khá xa lạ đối với một số người thế nhưng đối với người con KiênGiang mà nói thì đây chính là một món ăn hết sức quen thuộc Cà xỉu là một loại hải sản sống chủ yêu ở vùng nước lợ, do có phần râu giống với công giá đỗ vì vậy chúng còn được gọi với cái tên giá biển

Tuy rằng có vẻ ngoài kém bắt mắt, một số du khách còn cảm thấy sợ hãi khi lần đầu nhìn thấy bởi chúng trông giống với những loài côn trùng nhưng nếu một lần nếm qua các món ăn từ cà xỉu thì ắt hẳn bạn sẽ bị thuyết phục bởi độ tươi ngon và cảm giác nuông chiều vị giác mà chúng mang lại, một số món ăn làm tù cà xỉu có thể kể đến như: Mắm cà xỉu hay còn được gọi là cà xỉu muối, cà xỉu xào dưa chuột, gỏi cà xỉu

“Ai về Rạch Giá, Kiên Giang Ăn tô bún cá chưa chan tình người”

Quả không sai khi nói rằng, thơ ca luôn ẩn mình xung quan chúng ta, trong lao động, trong học tập, trong tình cảm và cả trong ẩm thực Món bún cá đã được người dân xứ biển đưa vào thơ ca, như thể vừa ca ngợi lại vừa thể hiện niềm tự hào đối với mon ăn đặc sản ấy, món ăn đã gắn liền với người dân bao đời nay và nuôi sống biết bao thế hệ để rồi món ăn ấy trở thành một biểu tượng đặc trưng mà bất kì ai ghe thăm Rạch Giá đều không thể nào bỏ lỡ

Khác so với bún kèn, bún cá đòi hỏi sự công phu trong cách chế biến, cá để nấu bún là cá lóc và phải được chọn lựa thật kỉ càng, sau đó mang đi sơ chế một cách tỉ mỉ để loại bỏ mùi tanh của cá Đặc biệt nhất là quá trình mổ cá, đòi hỏi sự khéo léo rất cao để cả phần lòng vẫn còn nguyên vẹn kể cả gan và mật cá, tránh tình trạng túi mật bị vỡ sẽ làm phần thịt bị đắng đi Sau khi đã hoàn thành việc sơ chế, cá sẽ được mang đi hấp chín và tách bỏ xương và trình bày ra đĩa Khi bắt đầu ăn thì mới cho nước dùng vào phần bún đã chuẩn bị sẵn, sau đó cho cá và các nguyên liệu đi kèm hư hành lá, hành phi và đặc biệt là không thể nào thiếu được rau sống như: Hoa chuối, rau quế và rau muôn bào

Bún cá Rạch Giá sẽ mang một hương vị thanh ngọt, tuy rằng mỗi cá nhân sẽ có cách nấu ra nước dùng khác nhau để tạo nên tính nổi bật riêng, nhưng nhìn chung đối với mon bún cá nước dùng sẽ thiên về thanh đạm, ít dầu mỡ tạo cảm giác thoải mái, nhẹ bụng cho thực khách sau khi đã thưởng thức

 Gỏi sò lông hoa chuối [11]

Quả thật không ngoa khi chúng ta nói rằng Kiên Giang rất được mẹ thiên nhiên ưu ái Bởi những nguyên liệu hải sản nơi đây đều mang một hương vị đặc trưng và đảm bảo về mặt chất lượng Từ cá trích, cà xỉu hay đến cả sò lông củng đều chất lượng vô cùng

Gỏi sò lông là một món đặc sản có nguyên liệu dễ tìm kiếm cũng cách chế biến không hề phước tạp Độ ngon và hương vị của món ăn này chủ yếu sẽ phụ thuộc vào chất lượng từ sò lông Sở dĩ món ăn này nổi tiếng tại tỉnh Kiên Giang là bởi những chú sò được đánh bắt tại biển Rạch Giá không chỉ có độ to nhất định mà phần thịt chắc, ngọt nước, lại còn rất tươi và có màu vàng cam, khi đem trần sơ qua và ăn thử một miếng, bạn ngay lập tức sẽ cảm nhận được độ dai, giòn lại vô cùng béo ngậy Nhờ vào độ thơm, ngon sẵn có ấy lại thêm sự kết hợp hòa quyện giữa các nguyên liệu như hoa chuối, hành tây, ngò, hành phi, rau quế, ớt đặc biệt nhất là nước mắm chua ngọt dùng để trộn gỏi, chắc chắn sự kết hợp ấy trong món gỏi sò lông hoa chuối sẽ khiến cho bạn phải thật sự say đắm ngay tù lần đầu nếm thử

Xôi xiêm là một món ăn rất được ưa chuộng tại vùng đất biển Kiêng Giang, đây là một món ăn có nguồn gốc chính không phải từ Việt Nam mà là du nhập từ nước bạn Thái Lan. Nhưng cũng chính nhờ sự du nhập đó đã tạo nên một hương vị độc đáo và không kém phần thú vị bởi sự kết hợp giữa hai nền ẩm thực khác nhau

Cũng giống như món gỏi sò lông hoa chuối, xôi xiêm là một món ăn có thể dễ dàng chế biến với 2 nguyên liệu chính là gạo nếp và nước dừa xiêm Để có được một bát xôi thơm ngon, hấp dẫn thực khách thì người đầu bếp cần phải hấp xôi sao cho đảm bảo được độ chín mềm vừa đủ Sau đó tiếp tục pha chế phần nước sốt gồm có trứng gà, đường cát, nước dừa xiêm và đường thốt nốt mang đi chưng cách thủy

Nền ẩm thực và nét đẹp văn hóa trong ẩm thực đã có ảnh hưởng gì đến việc phát triển ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch địa phương nói riêng

Du lịch ẩm thực là một trong những loại hình phổ biến Du khách có thể trải nghiệm những món ngon, đặc sản gắn với truyền thống cũng như bản sắc văn hóa của vùng, miền hay một quốc gia Thông qua ẩm thực, du khách được hòa mình với cuộc sống của người dân địa phương theo cách chân thực nhất từ sự trải nghiệm đó ta thấy được sức ảnh hưởng của ẩm thực ở Kiên Giang đến phát triển du lịch tại địa phương nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung và để xem nó ảnh hưởng như thế nào thì chúng ta cùng nhìn lại cách quảng bá ẩm thực nơi đây đến với du khách.

Mùa cao điểm du lịch hè đã đến, xu hướng du lịch hè ẩm thực là xu hướng không thể thiếu Du khách có thể hoà mình vào lễ hội ẩm thực đặc trưng vùng, miền hay tham gia sự kiện, chương trình tour du lịch ẩm thực hay trải nghiệm món ngon, vật lạ tại địa phương.

Nhằm góp phần quảng bá hình ảnh quê hương, con người Kiên Giang qua ẩm thực, khách sạn Sài Gòn - Rạch Giá chọn 10 món ẩm thực, 3 món uống độc đáo, mang đậm nét văn hoá xứ biển Kiên Giang tham dự liên hoan "Ẩm thực hương sắc phương Nam" tại

10 món ngon gồm bồ câu tơ Giang Thành nướng, xôi hấp; nấm mối tôm thuỷ tinh sốt tiêu Phú Quốc; bánh đúc tôm thuỷ tinh An Minh; dồi sụn U Minh Thượng chiên; bún sứa chả cá rô đồng An Biên; cháo nấm mối trứng bắc thảo Hòn Đất; gỏi sứa chanh dây Hòn Sơn; bánh tằm bì xíu mại tôm Rạch Giá; tôm thuỷ tinh An Minh sốt hồng đào; pate nhum Nam

Du bánh mì tươi 3 món nước để uống là dừa nước Miệt Thứ hạt chia đường phèn, nước dừa tắc Gò Quao và nước sâm Minh Lương [15].

Kiên Giang có nét đặc sắc ẩm thực đa dạng, phong phú, được tạo nên bởi sự giao thoa văn hoá của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn Do đó Sài Gòn - Rạch Giá mong giới thiệu với quý khách ẩm thực từ khô đến nước, hải sản ở xứ đảo đến các loại thịt ở đất liền, biên giới

Những món ăn, uống lần này đơn vị mang đến liên hoan nhằm quảng bá để người dân, du khách biết ở Kiên Giang không chỉ nổi danh với món bún cá nổi tiếng được ghi vào câu thơ:

“Lần đầu ăn tô bún cá Chạy về Rạch Giá, bỏ má theo em” [15]

Hay bị nghiện với món nước mắm Phú Quốc mà phải trầm trồ bởi:

"Con cá cơm thơm như con cá bẹ

Em ghiền nước mắm Hòn, em đi theo anh" [15]

Lợi dụng những giá trị về ẩm thực cũng như cách quảng bá về những đặc sản ở Kiên Giang, ta đã hình dung được sức ảnh hưởng của ẩm thực đến với du lịch không hề nhỏ, bởi lẻ du khách du lịch đến nơi đây để trải nghiệm ngoài việc tận hưởng thì ẩm thực là thành phần cốt lỗi tạo nên giá trị và sức ảnh hưởng khiến khách du lịch nhớ đến Kiên Giang.

Và đặc biệt hiểu rõ nó ảnh hưởng đến du lịch Kiên Giang như thế nào thì chúng ta cùng nhìn vào số liệu cụ thể đã được thống kê và công bố tính đến đầu tháng 11 năm 2023 Trong 9 tháng đầu năm, tổng lượt du khách đến tỉnh tham quan, nghỉ dưỡng đạt khoảng hơn 4,7 triệu lượt, tăng đến 42% so với cùng kỳ năm 2022 Trong đó thì lượt khách nước ngoài đón 354.992 lượt người, tăng hơn 6 lần so với cùng kỳ, và một dấu hiệu đáng mừng hơn là lượt khách nước ngoài đến thăm Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng đang tăng dần theo từng năm, báo hiệu một cột mốc phát triển đáng mừng cho ngành du lịch Tổng doanh thu du lịch ước tính đạt hơn 10.180 tỷ đồng, tăng 156% Những con số trên cho thấy ngành "công nghiệp không khói" tại Kiên Giang đang hồi phục một cách đầy mạnh mẽ đặc biệt là sau đại dịch Covid – 19, tạo đà phát triển vững mạnh cho ngành du lịch địa phương trong tương lai [16]

Từ các số liệu trên ta thấy được sức hấp dẫn của du lịch tại tỉnh Kiên Giang nói riêng và Việt Nam nói chung, 1 phần cũng là nhờ sức hút từ ẩm thực vùng miền nơi đây từ khâu quảng bá đến cách phục vụ thì có thể nói ẩm thực Kiên Giang là một thành phần (tham quan, nghỉ dưỡng) để thực khách có thể trải nghiệm tối đa về chất lượng dịch vụ nơi đây. Kiên Giang sự phát triển không ngừng tại vùng đất xưa kia mệnh danh là rừng thiên nước độc.

Nói đến việc kết hợp giữa các loại hình du lịch khác thì ta cũng có thể được biết đến với việc du khách đến Kiên Giang tham gia lễ giỗ Đức Khai Trấn Mạc Cửu – Kiên Giang. Ngoài những hoạt động văn hóa từ lễ hội này ra ta cũng thấy được sẽ các hoạt động về ẩm thực để có thể quảng bá nền ẩm thực nơi đây, cụ thể là hội chợ ẩm thực Hà Tiên được Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã kết hợp Trung tâm xúc tiến thương mại du lịch thị xã tổ chức

[17] Đây là hoạt động nhầm quảng bá các món ăn truyền thống ở Hà Tiên đến với thực khách tạo nên sức ảnh hưởng trong phát triển du lịch, mang đến những trãi nghiệm không chỉ thỏa mãn về mặt thị giác mà còn khai mở về mặt vị giác bởi các món ngon độc đáo và hấp dẫn như: Bánh tằm bì, gỏi cá trích, tôm tích, mắm cà xỉu Hà Tiên

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SẢN PHẨM DU LỊCH CÓ THỂ PHÁT TRIỂN MẠNH TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI TẠI TỈNH KIÊN GIANG.

Xã hội ngày nay đang không ngừng phát triển một cách đầy vượt bậc và cũng chính vì thế mà mức sống của con người ngày càng được nâng cao Song song đó, nhu cầu về mặt vui chơi, giải trí của con người cũng trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn rất nhiều và du lịch chính là một trong những nhu cầu phổ biến nhất Và để cho ngành du lịch của Việt Nam có thể phát triển một cách lâu dài hơn, ổn định hơn, đặc biệt nhất là đáp ứng được tất cả những nhu cầu khác nhau của từng đối tượng du khách, chúng ta phải đem đến cho họ một làn gió mới, một trãi nghiệm mới để tạo nên bước đột phá để có thể phát triển được ngành du lịch chung và nhất là phát triển được du lịch tỉnh Kiên Giang bằng cách đề xuất một sản phẩm du lịch mang tính mới lạ hơn

Trước khi đề ra một loại hình du lịch, chúng ta sẽ tìm hiểu như thế nào một sản phẩm du lịch:

 Hiểu một cách ngắn gọn sản phẩm du lịch là sản phẩm đáp ứng hoặc thoả mãn nhu cầu giải trí, thư giãn hoặc kinh doanh của họ tại những nơi không phải là nơi cư trú của họ được gọi là sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch có thể là một vật phẩm hữu hình Ví dụ, một chỗ ngồi thoải mái trên xe buýt hoặc thức ăn được phục vụ trong khách sạn.

 Hơn nữa, sản phẩm du lịch cũng có thể là một vật phẩm vô hình, chẳng hạn, các dịch vụ mà hãng hàng không cung cấp hoặc danh lam thắng cảnh tại một khu nghỉ mát trên đồi Nhìn chung, trong phần lớn các trường hợp, sản phẩm du lịch là hỗn hợp của cả vật phẩm hữu hình và vật phẩm vô hình Sự pha trộn của các yếu tố khác nhau có thể dẫn đến việc đem tới cho khách du lịch trải nghiệm du lịch toàn diện và sự thoải mái.

Từ khái niệm trên ta có thể thấy những món ăn, cách phục vụ, các lễ hội hay nền văn hóa ẩm thực tại Kiên Giang chính là sản phẩm du lịch và chính xác hơn là những sản phẩm du lịch mang đầy tính biểu tượng và có sức hấp dẫn đối với khách du lịch không những khách nội địa mà còn cả quốc tế, bằng chứng là bản thống kê số liệu (hình 3) đã cho ta thấy lượng khách nội địa và quốc tế đang có xu hướng tăng trưởng rất đáng để mong đợi Vậy để phát triển du lịch trong thời gian tới, sản phẩm du lịch mà nhóm em đề xuất phát triển đó là “du lịch khám phá ẩm thực” – Vậy thế nào là du lịch khám phá ẩm thực? Vốn dĩ trãi nghiệm ẩm thục đã là một phần của du lịch nhằm giúp cho khách du lịch hiểu được rõ hơn về ẩm thực, về văn hóa của địa phương đó Nhưng riêng đối với loại hình nhóm chúng em đã đề ra sẽ mang đến một trãi nghiệm riêng biệt hơn bao giờ hết, nhằm đề cao nền ẩm thực đặc trưng của tỉnh Kiên Giang và quảng bá rộn rg rãi hơn đến với nhiều nơi hơn cả trong nước và quốc tế Trong đó nhóm chúng em lại phân ra thành hai sản phẩm chính để cỏ thể mang đến nhiều sự lựa chọn hơn cho du khách, phù hợp với nhiều đối tượng dù là thanh niên hay người cao tuổi, người độc thân hay đã có gia đình đều có thể trải nghiệm được, bao gồm:

Ngày đăng: 14/04/2024, 23:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w