1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến

66 17 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sinh viên Việt Nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Tác giả Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Thị Thanh Hạnh, Nguyễn Thị Minh Thùy, Trang Trung Hiếu, Trịnh Huỳnh Anh Thư, Lê Quốc Vũ, Nguyễn Bảo Phúc, Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn Vương Hải Dương
Người hướng dẫn Trần Tuấn Kiệt
Trường học KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
Chuyên ngành Quan hệ công chúng
Thể loại Báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 2,63 MB

Cấu trúc

  • I. BƯỚC 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ (10)
  • II. BƯỚC 2: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VẤN ĐỀ (14)
  • III. BƯỚC 3: KHẢO SÁT Ý KIẾN, NHU CẦU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN (22)
  • IV. BƯỚC 4: KHẢO SÁT CÁC GIẢI PHÁP HIỆN CÓ CỦA VẤN ĐỀ (31)
  • V. BƯỚC 5: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ NGUYÊN NHÂN CỤ THỂ (40)
  • VI. BƯỚC 6: LỰA CHỌN NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ (43)
  • VII. BƯỚC 7: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP (46)
  • KẾT LUẬN (13)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (65)

Nội dung

Biểu đồ 5.1: “Biểu đồ xương cá cấu trúc nguyên nhân vấn đề” Hình 2.1:“ Khảo sát những khó khăn về đặc điểm sức khỏe tâm thần ở nam và nữ sinh viên khi học trực tuyến ở TP.HCM” Hình 2.2:“

BƯỚC 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ

- Những vấn đề chưa được giải quyết vẫn còn tồn tại rất nhiều trong xã hội ngày nay Với mục tiêu là muốn phát hiện ra và tìm ra giải pháp cho những vấn đề đó, nhóm chúng tôi đã tiếp cận với quy trình thiết kế dự án với bước đầu tiên là phát hiện vấn đề Qua đó, chúng tôi có thể hiểu được vai trò quan trọng của việc phát hiện vấn đề, hiểu được thế nào là đề tài lớp, đồng thời phát triển kĩ năng tư duy phản biện nhằm xây dựng đề tài từ những bước đầu tiên.

- Từ chủ đề lớp :Ứng dụng Khoa học - Công nghệ để nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên., các thành viên nhóm đã phát hiện ra những vấn đề thực tế cần được quan tâm và giải quyết như sau:

Bảng 1.1: Những vấn đề các thành viên nhóm đã phát hiện được:

• Sinh viên Việt Nam gặp khó khăn khi học trực tuyến.

• Sinh viên trường Hutech TP.HCM gặp khó khăn về sử dụng micro có dây trong quá trình học.

• Sinh viên Việt Nam lạm dụng công nghệ thông tin

• Sinh viên trường Hutech thiếu kỹ năng tìm kiếm thông tin trên internet

• Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam thiếu máy tính học tập.

• Sinh viên TP.HCM không quản lý thời gian một cách khoa học.

• Sinh viên ở trường đại học Hutech bị lag, sập portal trường khi đăng ký học phần

• Sinh viên, Giảng viên Hutech bị ảnh hưởng khi số lượng thang máy ít, giới hạn tầng

• Sinh viên Hutech gặp khó khăn khi âm thanh của trường chưa thật sự tốt

• Sinh viên, Giảng viên Hutech gặp khó khăn khi ổ cắm điện còn quá ít.

• Sinh viên lạm dụng công nghệ AI trong việc học tại TP.HCM

• Sinh viên HUTECH truy cập trang web quá nhiều cùng một lúc nên đăng ký học phần không được, sập web,…

• Sinh viên tại TPHCM phụ thuộc vào chat GPT.

• Sinh viên Việt Nam không bắt kịp xu hướng tin học văn phòng

• Wifi trường yếu không tìm hiểu thông tin được- sinh viên HUTECH

• Máy tính phòng tin học cũ khó thao tác thông tin- Sinh viên HUTECH

• Sinh viên Hutech gặp khó khăn trong việc không có máy tính học tập.

• Sinh viên Hutech thực hành tin học gặp khó khăn khi nhà trường không có đủ máy tính ở phòng thực hành.

• Âm thanh ở phòng học quá nhỏ và hay có dấu hiệu rè gây khó khăn cho sinh viên Hutech

• Web trường Hutech hay bị quá tải khi sinh viên đăng ký môn học.

•Lớp học không đủ ổ điện sử dụng trong giờ học gây ảnh hưởng sinh viên Hutech.

• Nhiều bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở các tỉnh lẻ không được tiếp xúc nhiều với máy móc, công nghệ

• Hutech có nhiều cơ sở và quá đông làm cho các bạn sinh viên dễ đến trễ buổi học và mất bài

• Loa ở các phòng học tại trường Hutech quá nhỏ

• Trang web trường Hutech dễ bị sập khi đăng kí môn

• Khi học quốc phòng tại khu R trường Hutech quá nắng nóng

• Sinh viên đang làm bài thi bị thoát tại trường HUTECH

• Sinh viên khó khăn khi sử dụng chuột máy tính tại trường HUTECH

• Sinh viên tại trường HUTECH nhờ bạn đi học hộ.

• Sinh viên thiếu ổ cắm điện tại trường HUTECH.

• Sinh viên tại trường HUTECH dễ bị mất thẻ sinh viên

• Sinh viên dễ bị mất thẻ giữ xe tại HUTECH.

• Sinh viên tại trường HUTECH thiếu thiết bị giám sát

• Cơ sở vật chất trường kém chất lượng.

• Wifi, internet không ổn định làm gián đoạn đến tiến độ, hiệu quả học tập.

• Sinh viên quá phụ thuộc công nghệ, không sáng tạo và có ý kiến riêng.・

• Máy chiếu, âm thanh hoạt động không ổn định

• Tài liệu học tập, nghiên cứu môn học của sinh viên Hutech trên hệ thống thư viện chưa được nhiều sinh viên biết đến.

• Thẻ gửi xe của trường Hutech chưa tích hợp hệ thống thanh toán tự động.

• Cơ sở vật chất và hệ thống phản ánh Khu U của sinh viên Hutech còn kém ( lỗi kỹ

• Sinh viên khu AB Hutech liên tục phản ánh chất lượng Internet thiếu ổn định

• Chất lượng cơ sở hạ tầng (loa, máy chiếu, thang máy, ) của Hutech luôn nhận về những phản ứng tiêu cực

• Sinh viên Hutech bị kẹt xe do các bãi giữ xe chưa tối ưu được hệ thống quẹt thẻ

• Giảng viên khó giám sát trong việc giảng dạy. thuật và thiết bị phòng học còn kém )

• Sinh viên Việt Nam còn lạm dụng Chat GPT để làm bài tập.

• Sinh viên ở TP.HCM còn thiếu kỹ năng tin học văn học

• Sinh viên Hutech gặp sự cố sập trang web khi truy cập trang thông tin: https://daotao.hutech.edu.vn/

Sau khi mỗi thành viên nhóm đã phát hiện ra những vấn đề từ chủ đề lớp, chúng tôi đã bắt đầu đánh giá từng vấn đề cá nhân theo những tiêu chí sau:

• Không đòi hỏi chi phí cao để thực hiện.

• Dễ thu thập thông tin cho vấn đề này.

• Có thể hoàn thành trong thời gian của khóa học.

• Mang lại sự hữu ích cho xã hội.

• Dễ dàng tiếp cận được với các bên liên quan đến vấn đề.

• Nhiều người muốn tham gia giải quyết vấn đề này

• Dễ sử dụng kiến thức và kinh nghiệm hiện có của bạn.

Từ những đề tài mà mỗi thành viên đã phát hiện ra như bảng trên, mỗi thành viên đã lựa chọn được một đề tài cá nhân cuối cùng và đã được chấm điểm dựa theo tiêu chí đánh giá:

Bảng 1.2: Những vấn đề được lựa chọn

STT TÊN THÀNH VIÊN ĐỀ TÀI SỐ ĐIỂM

1 Nguyễn Tấn Thành Sinh viên Việt Nam gặp khó khăn khi học trực tuyến 7

2 Trịnh Huỳnh Anh Thư Sinh viên tại Tp.HCM có đang lạm dụng công nghệ AI trong học tập 7

3 Trang Trung Hiếu Sinh viên Việt Nam thiếu kiến thức tin học văn phòng 6

Web trường đại học hay bị quá tải khi sinh viên đăng ký môn học 5

5 Nguyễn Phương Thảo Nhiều bạn sinh viên ở tỉnh lẻ có hoàn cảnh khó khăn chưa được tiếp xúc với công nghệ 5

6 Nguyễn Thị Minh Thùy Sinh viên tại trường HUTECH thiếu thiết bị giám sát 4

Sinh viên Việt Nam quá lệ thuộc vào công nghệ 5

8 Lê Quốc Vũ Sinh viên Việt Nam còn lạm dụng Chat GPT để làm bài tập 7

9 Nguyễn Bảo Phúc Sinh viên Việt Nam phản ánh tình trạng hệ thống an ninh còn thiếu kiểm soát 6

→ Kết luận: Từ những kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, nhóm chúng tôi đã đánh giá và chấm điểm được những ý kiến của các thành viên nhóm, từ đó chúng tôi đã chọn ra được một đề tài đạt điểm cao nhất so với những đề tài khác, thỏa mãn những tiêu chí đưa ra, đó chính là đề tài: “ Sinh viên Việt Nam gặp khó khăn khi học trực tuyến ” của bạn Nguyễn Tấn Thành.

- Để có thể chứng minh vấn đề có thực sự tồn tại hay không, mời bạn tiếp tục với BƯỚC 2.

BƯỚC 2: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VẤN ĐỀ

Nhằm làm rõ vấn đề và chứng minh vấn đề mà nhóm đã chọn thực sự tồn tại và được xác nhận bởi những thông tin chính thống, đáng tin cậy, thay vì chỉ là cảm nhận chủ quan của cá nhân, chúng tôi đã chia các thành viên tìm hiểu những phần khác nhau của vấn đề

2 Nội dung khảo sát a Bảng biểu, số liệu thống kê (Trịnh Huỳnh Anh Thư, Nguyễn Thị Thanh Hạnh, Nguyễn Vương Hải Dương)

Hình 2.1:“Khảo sát những khó khăn về đặc điểm sức khỏe tâm thần ở nam và nữ sinh viên khi học trực tuyến ở TP.HCM”

Có 17.969 nữ (48,4%) và 19.181 nam (51,6%) tham gia khảo sát Kết quả khảo sát cho thấy, trong các áp lực tâm lí mà sinh viên phải chịu thì vấn đề áp lực học tập trực tuyến được ghi nhận cao nhất (65,1%) Khảo sát đã ghi nhận sự thiếu tập trung hoặc không có hứng thú trong học tập, sinh hoạt là vấn đề mà đa số các sinh viên mắc phải (chiếm 56,8%) Bên cạnh đó là tỉ lệ sinh viên mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều (chiếm 56,2%) Đáng chú ý, 48% sinh viên được khảo sát thừa nhận đã cảm thấy bản thân nhiều thiếu sót, tự ti và mơ hồ về mục đích sống của bản thân trong thời gian dịch bệnh.

Hình 2.2 :“Số liệu khảo sát những khó khăn của sinh viên khoa Thư viện - Thông tin học, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG - HCM khi tham gia học trực tuyến”

Khá nhiều khó khăn mà sinh viên Trường KHXH& NV gặp phải trong quá trình học tập trực tuyến, cụ thể là:

+ Thứ nhất, khó khăn do đường truyền không ổn định Có tới 82.8% sinh viên được hỏi cho rằng họ gặp nhiều trục trặc về đường truyền internet trong quá trình học tập trực tuyến

+ Thứ hai, khó khăn về không gian học tập và phương tiện học tập Không gian học tập của sinh viên diễn ra chủ yếu tại nhà riêng (82.8%); còn lại diễn ra ở nhà trọ (14.9%) hoặc nhà người quen (2.2%)

+ Thứ ba, khó khăn khi tiếp cận tài nguyên học tập Có 60.8% sinh viên cho rằng tài liệu tham khảo cho các môn học tương đối khó tiếp cận

+ Thứ tư, khó khăn trong quá trình tương tác của giảng viên và sinh viên Khác với học tập trực tiếp, việc học tập trực tuyến thực hiện các tương tác một cách gián tiếp, thông qua sử dụng các phương tiện kỹ thuật là chủ yếu

+ Thứ năm, khó khăn về mặt sức khỏe, khả năng tiếp thu, thực hành kỹ năng trong học tập trực tuyến

Hình 2.3 :“ Một số khó khăn của sinh viên đối với việc học trực tuyến”

Theo như biểu đồ có thể thấy, 65% sinh viên ngành Công tác xã hội, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế gặp vấn đề với đường truyền internet khi tham gia lớp học online Đây có thể được coi là khó khăn lớn nhất của sinh viên tại đây bởi internet là điều kiện tiên phong để tham gia lớp học trực tuyến và 43% sinh viên mang tâm lý chán nản, không có hứng thú học qua màn ảnh.

Hình 2.4 :“ Số liệu khảo sát những khó khăn sinh viên thường gặp khi học trực tuyến”

Chuyển từ hình thức học trực tiếp sang trực tuyến, bước đầu sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội – Phân hiệu tại Quảng Nam gặp những khó khăn, bỡ ngỡ là không thể tránh khỏi.

+ Khó khăn trong việc trang bị và sử dụng thiết bị học tập: Theo khảo sát thì tỉ lệ sinh viên sử dụng điện thoại thông minh để tham gia học trực tuyến chiếm tỉ lệ khá cao Có đến 115 sinh viên (chiếm 73,2%) sử dụng điện thoại; 36 sinh viên (chiếm 23%) sử dụng laptop và chỉ có 6 sinh viên (chiếm 3,8%) sử dụng máy vi tính để tham gia học tập.

+ Khó khăn trong việc trao đổi, tiếp thu kiến thức tập: Chuyển sang hình thức học online, một số phương pháp dạy học tích cực không thể vận dụng làm mất đi hiệu quả của nội dung môn học. b Biểu hiện và hành vi (Nguyễn Thị Minh Thùy, Nguyễn Bảo Phúc, Trang Trung Hiếu)

Hình 2.5 :“Tình trạng căng thẳng và cô đơn, tẻ nhạt khi học trực tuyến ”

- Các bạn sinh viên học online trong một thời gian dài nên sẽ có nhiều diễn biến tâm lý phức tạp hơn, đa dạng hơn, tập trung ở các biểu hiện như: buồn bã, lo âu, căng thẳng và ngại tiếp xúc với mọi người, thiếu cởi mở Học online không được giao tiếp với bạn bè, ngày nào cũng ngồi học một mình trước máy tính khiến các bạn cảm thấy cô đơn, tẻ nhạt

- Theo nguồn khảo sát, bạn Nguyễn Bảo Huy, SV năm 4 ngành cơ điện tử, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cũng cho rằng khó tiếp thu bài giảng vì mạng chập chờn, chưa kể có những môn chuyên ngành rất khó, học qua màn hình bằng một vài video thì không thể nắm bắt đầy đủ kiến thức “Vì thế, tụi em rất áp lực khi không hiểu bài mà vẫn phải làm bài kiểm tra và thi Đa số phải hỏi thêm thầy hoặc tự mày mò, tìm thêm tài liệu để nghiên cứu”.

Hình 2.6 :“ Lo sợ thiếu kiến thức khi kết nối mạng chập chờn ”

Tình trạng internet không ổn định thường xuyên gây gián đoạn quá trình học tập, làm cho sinh viên mất kết nối với giảng viên và nội dung học Sự bất an và lo ngại về việc bị lạc lõng trong dòng thông tin khiến cho quá trình tiếp thu kiến thức trở nên khó khăn hơn Sinh viên không chỉ cần đối mặt với áp lực về việc duy trì kết nối mạng, mà còn lo lắng về việc họ có thể bị tổn thất về kiến thức quan trọng khi mất kết nối.

Hình 2.7 : “Sinh viên làm việc riêng trong quá trình học trực tuyến ”

Khác với ở trên lớp, môi trường học online ở nhà có nhiều thứ khiến sinh viên mất tập trung hơn Chẳng hạn như tủ lạnh đầy ắp thức ăn, chiếc tivi ngoài phòng khách, hay chiếc giường êm ái nhìn là muốn trèo lên đánh một giấc, Cũng vì vậy mà rất nhiều bạn đã lén làm việc riêng trong giờ học Chẳng hạn như, việc sinh viên mê game thiếu tập trung trong học tập, không tương tác với giáo viên trong lớp học, không hoàn thành hoặc không làm các yêu cầu giáo viên giao c Tác hại và hậu quả (Nguyễn Thị Minh Thùy, Nguyễn Bảo Phúc, Trang Trung Hiếu)

Hình 2 8: “Học trực tuyến gây thiếu các hoạt động thể chất ”

Việc ngồi học sai tư thế, thiếu nề nếp sẽ khiến cơ thể của bị tổn hại Bên cạnh đó, việc ngồi một chỗ liên tục trong thời gian dài còn gây ra những mối lo về cân nặng Sinh viên cảm thấy bồn chồn và bực bội vì không được vận động Điều này cũng tác động đến thói quen ăn uống, do đó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể trong tương lai Hệ lụy là dẫn tới các vấn đề về đau mỏi xương khớp, vai gáy hay thậm chí là thoái hóa cột sống nếu ngồi sai tư thế

Thiếu hoạt động thể chất khiến nhiều trẻ em bị béo phì Nếu không kiểm soát chế độ ăn uống, các em có thể bị co thắt cơ, cứng cơ.

Hình 2 9: “Biếu hiện sợ giao tiếp ngày càng tăng khi học trực tuyến”

BƯỚC 3: KHẢO SÁT Ý KIẾN, NHU CẦU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

Mục tiêu của việc khảo sát vấn đề "Sinh viên Việt Nam gặp khó khăn khi học trực tuyến" là tìm hiểu sâu rộng về những thách thức và khó khăn mà sinh viên đang phải đối mặt trong quá trình học trực tuyến Thông qua việc thu thập dữ liệu từ cộng đồng sinh viên và các bên liên quan, khảo sát này hướng đến việc cung cấp thông tin đầy đủ và đáng tin cậy về tình trạng học tập trực tuyến tại Việt Nam.Vì vậy việc khảo sát ý kiến và nhu cầu của các bên liên quan (giảng viên, sinh viên) để tìm hiểu xem họ có mong muốn giải quyết vấn đề này hay không là rất cần thiết

2 Các hạng mục thực hiện khảo sát

- Đối tượng lấy mẫu khảo sát + Đối tượng 1: Sinh viên và giảng viên.

+ Đối tượng 2: Nhân viên Phòng CTSV Hutech và sinh viên Hutech. a Khảo sát bằng bảng hỏi online qua Google Forms 1

Hình 3.1: “Phiếu khảo sát online qua Google Forms của Nhóm 1 ”

+ Thời gian khảo sát : 30/11/2023 - 03/12/2023 + Đối tượng: Sinh viên và giảng viên

+ Số lượng biểu mẫu thu được: 54 (biểu mẫu) + Mục tiêu: Làm sao giúp sinh viên giảm được những khó khăn và trở ngại khi học trực tuyến

Nhóm chúng tôi đã đưa ra những câu hỏi và khảo sát các bạn sinh viên dựa trên các câu hỏi đó để tổng hợp được những ý kiến xác thực, thực tế nhất để mọi người có cái nhìn khách quan đến vấn đề này.

Hình 3.2 : “Độ tuổi của người thực hiện khảo sát ”

Hình 3.3 : “Giới tính của người thực hiện khảo sát ”

Hình 3.4: “Nghề nghiệp của người thực hiện khảo sát ”

Hình 3.5: “Nơi sinh sống và nơi làm việc của người thực hiện khảo sát ”

Theo khảo sát (Hình 3 và Hình 4), chiếm hơn 90% người thực hiên khảo sát là sinh viên của trường Đại học Công Nghệ TP.HCM (Hutech) và trong đó có hơn 55% sinh viên thuộc Ngành Quan hệ Công chúng Hơn 95% người tham gia khảo sát đều sinh sống, học tập và làm việc ở TP.HCM.

Hình 3.6: “Mật độ tham gia lớp học trực tuyến của các đối tượng khảo sát ”

Thông qua khảo sát, con số 88,9% về việc sinh viên tham gia lớp học trực tuyến trong khoảng 2 năm gần đây là một biểu hiện rõ ràng của sự chuyển đổi trong môi trường giáo dục Sự gia tăng này có thể phản ánh sự chấp nhận và ưu tiên của sinh viên đối với hình thức học trực tuyến, có thể được thúc đẩy bởi những ưu điểm như sự linh hoạt trong học tập và khả năng tiếp cận kiến thức mọi nơi Tuy nhiên, đồng thời cũng mở ra thách thức về tương tác giữa sinh viên và giảng viên cũng như cần thiết để đảm bảo chất lượng giáo dục trực tuyến Sự chuyển đổi này có thể là một xu hướng lâu dài có ảnh hưởng sâu sắc đến cách chúng ta hiểu và thực hiện giáo dục trong tương lai

Hình 3.7: “Các nền tảng được sử dụng khi học trực tuyến ”

Dữ liệu từ khảo sát cho thấy một sự đa dạng lớn về nền tảng học trực tuyến được sử dụng bởi sinh viên, với 97% tham gia qua nhiều dịch vụ khác nhau như Google Meet, Zoom, Microsoft Teams, và có thể các nền tảng khác Điều này phản ánh sự linh hoạt trong việc chọn lựa công cụ học trực tuyến phù hợp với nhu cầu và sở thích của sinh viên Sự đa dạng này cũng có thể phản ánh môi trường giáo dục ngày càng đa dạng và đa chiều Mỗi nền tảng có thể mang lại những ưu điểm và tính năng đặc biệt, giúp sinh viên có trải nghiệm học tập tốt nhất theo cách họ mong muốn Tuy nhiên, cũng có thể đặt ra thách thức về việc quản lý và tích hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Hình 3.8: “Những khó khăn gặp phải khi tham gia học trực tuyến ”

Dữ liệu từ khảo sát về khó khăn mà sinh viên phải đối mặt khi học trực tuyến cung cấp cái nhìn đa chiều về những thách thức trong quá trình học tập từ xa Đặc biệt, 83,3% sinh viên đề cập đến vấn đề tình trạng internet không ổn định, là một thách thức cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kết nối và tiếp cận thông tin giáo dục Với 68,5%, việc ghi nhận sự nhàm chán và khó tập trung trong quá trình học trực tuyến là một hiện thực Điều này có thể do thiếu tương tác trực tiếp và tính chất monotone của việc học từ xa, đồng thời đặt ra thách thức về việc duy trì sự hứng thú và tập trung của sinh viên 55,6% sinh viên đề xuất rằng học trực tuyến ảnh hưởng đến sức khỏe của họ Điều này có thể bao gồm vấn đề về tư duy, thói quen sinh hoạt ít năng động và căng thẳng từ môi trường học tập mới Với 44,4% gặp khó khăn trong việc tham gia và thảo luận nhóm, có thể là do sự thiếu tương tác trực tiếp, khó khăn trong việc đồng bộ lịch trình, và thiếu giao tiếp không gian vật lý Ngoài ra, những khó khăn khác còn được đề cập tới, có thể bao gồm các vấn đề tâm lý, cảm giác cô đơn, hoặc thiếu hỗ trợ học thuật chuyên sâu.

Hình 3.9: “Đánh giá sự cấp thiệt của đề tài “Sinh viên Việt Nam gặp khó khăn khi học trực tuyến” ”

Dữ liệu từ khảo sát cho thấy sự cấp thiết của đề tài “Sinh viên Việt Nam gặp khó khăn khi học trực tuyến” được đánh giá cao bởi cộng đồng người tham gia Với tỷ lệ đáng chú ý là 94,4%, người tham gia khảo sát đã đánh giá đề tài từ mức 3 (bình thường) đến mức 5 (rất cần thiết) Sự đồng thuận này từ cộng đồng người tham gia khảo sát có thể phản ánh một nhận thức chung về tầm quan trọng của vấn đề này trong bối cảnh hiện nay Khảo sát có thể làm nổi bật sự quan tâm và mong đợi của người tham gia đối với nghiêncứu về khó khăn mà sinh viên Việt Nam đang phải đối mặt khi học trực tuyến Các kết quả này cũng có thể tạo động lực và hỗ trợ cho việc tiếp tục nghiên cứu và giải quyết những thách thức này để cải thiện chất lượng giáo dục trực tuyến và hỗ trợ sinh viên hiệu quả hơn.

Hình 3.10: “Đánh giá sự cảm nhận và tính khác phục của vấn đề

“Sinh viên Việt Nam gặp khó khăn khi học trực tuyến” ”

Dữ liệu từ khảo sát cho thấy một phần lớn người thực hiện khảo sát, tỷ lệ trên 75%, cảm nhận vấn đề “Sinh viên Việt Nam gặp khó khăn khi học trực tuyến” là khách quan và có thể khắc phục Điều này cho thấy sự nhận thức tích cực và khả năng lạc quan về việc giải quyết những thách thức mà sinh viên đang phải đối mặt khi học trực tuyến.Việc nhận diện vấn đề là khách quan có thể là một bước quan trọng để xác định các giải pháp hiệu quả Đồng thời, sự tin tưởng rằng những khó khăn này có thể khắc phục là tín hiệu tích cực về khả năng cải thiện tình hình giáo dục trực tuyến

Theo khảo sát về ý kiến giải quyết của từng cá nhân để cải thiện những khó khăn của quá trình tham gia học trực tuyến Có thể kể đến là: “Xây dựng kế hoạch học tập trực tuyến hiệu quả”, “Khắc phục mạng và đường truyền để có chất lượng mạng tốt hơn”, “Tăng cường rèn luyện thể chất song song với học trực tuyến”, “Xây dựng các thư viện số và các nền tảng chia sẻ tài liệu học tập”, “Tạo ra nhìu trò chơi trên máy giúp vừa học vừa khiến sinh viên kh nhàm chán”, …

→ Kết luận: Sự nhất trí rõ ràng từ cộng đồng người tham gia về tầm quan trọng của vấn đề này Một thách thức đa chiều, không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn về khía cạnh tâm lý và xã hội của quá trình học tập trực tuyến Sự nhận thức cao và niềm tin rằng những khó khăn này có thể được vượt qua và khắc phục b Khảo sát bằng cuộc phỏng vấn 2

► Đối tượng phỏng vấn: Bạn Trung Tín - CTV Phòng Cộng tác Sinh viên - Phương pháp: Phỏng vấn trực tiếp

- Địa điểm: Tầng 1, Cơ sở 31/36 Ung Văn Khiêm, P.25, Quận Bình Thạnh, Trường Đại học - Công Nghệ TP.HCM

- Mục tiêu: Tìm hiểu cảm nghĩ của nhân viên phòng ban HUTECH về vấn đề “Sinh viên Việt Nam gặp khó khăn khi học trực tuyến”.

Hình 3.12: “Hình ảnh phỏng vấn Anh Trung Tín (CTV Phòng CTSV – HUTECH) ” Câu 1: Anh có thể giới thiệu đôi chút về bản thân mình không ạ?

➢ Trả lời: Anh tên là Trung Tín, quê quán thuộc tỉnh Gia Lai, hiện tại anh đang sinh sống và làm việc tại Quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Câu 2: Anh đã từng gặp khó khăn trong việc học trực tuyến chưa?

➢ Trả lời: Anh đã từng gặp khó khăn trong việc học trực tuyến rồi

Câu 3: Vậy anh đã gặp phải những khó khăn gì trong việc học trực tuyến?

➢ Trả lời: Anh đã từng gặp rất nhiều khó khăn trong việc học trực tuyến rồi Nhưng khó khăn tiêu biểu nhất đó chính là khó giao tiếp, trao đổi với giáo viên Bên cạnh đó, anh thiếu đi sự tương tác với giảng viên và những điều này sẽ làm giảm đáng kể chất lượng học tập.

Câu 4: Theo anh, vấn đề này có cấp thiết không? Và anh có thể đưa ra một số giải pháp cho vấn đề này được không ạ?

➢ Trả lời: Anh nghĩ vấn đề này khá cấp thiết Bên cạnh đó, anh mong muốn giảng viên và sinh viên thường xuyên tương tác với nhau hơn, Đặc biệt, giảng viên cần phải tăng cường giám sát các em sinh viên.

► Đối tượng phỏng vấn: Bạn Thúy Ngọc – Sinh viên Ngành Quan hệ Công chúng, Khoa KHXH-QHCC

- Phương pháp: Phỏng vấn trực tiếp

- Địa điểm: Tầng 8, Cơ sở 31/36 Ung Văn Khiêm, P.25, Quận Bình Thạnh, Trường Đại học - Công Nghệ TP.HCM

- Mục tiêu: Tìm hiểu cảm nghĩ của sinh viên HUTECH về vấn đề “Sinh viên Việt Nam gặp khó khăn khi học trực tuyến”.

Hình 3.13 : “Hình ảnh phỏng vấn Bạn Thúy Ngọc (Sinh viên Ngành Quan hệ Công chúng, Khoa KHXH-QHCC) ”

Câu 1: Bạn có thể giới thiệu đôi chút về bản thân mình không ạ?

➢ Trả lời: Mình là Thúy Ngọc, 19 tuổi, hiện tại đang sinh sống tại TPHCM và học tập ở trường Đại học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh.

Câu 2: Bạn đã từng gặp khó khăn trong việc học trực tuyến chưa?

➢ Trả lời:Mình đã từng gặp khá nhiều khó khăn trong việc học trực tuyến rồi.

Câu 3: Vậy bạn đã gặp phải những khó khăn gì trong việc học trực tuyến?

➢ Trả lời: Mình đã gặp nhiều khó khăn trong việc học trực tuyến rồi Một trong những khó khăn mình từng gặp phải chính là vấn đề mạng chập chờn Điều này, khiến mình không thể tương tác với giảng viên Bên cạnh đó, mình không thể theo kịp tiến độ bài học và điều này còn khiến mình bị mất tập trung trong lúc theo dõi giáo án

Câu 4: Bạn có thể đưa ra một số giải pháp cho vấn đề này được không ạ?

➢ Trả lời: Mình mong muốn gia đình có thể lắp thêm một số thiết bị mạng để hỗ trợ cho việc học tập

→ Kết luận: Qua những lời chia sẻ của anh Tín và bạn Ngọc về vấn đề, chúng ta có thể nhận thấy được rằng vấn đề đang tồn tại và gặp rất nhiều khó khăn trong việc học trực tuyến, vấn đề thực sự cấp thiết nhưng rất khó khăn để giải quyết triệt để mặc dù có rất nhiều giải pháp.

BƯỚC 4: KHẢO SÁT CÁC GIẢI PHÁP HIỆN CÓ CỦA VẤN ĐỀ

- Mục tiêu: Với các kết quả khảo sát trên, nhóm chúng tôi đã đi sâu hơn vào vấn đề bằng cách tìm kiếm những giải pháp hiện có nhằm tham khảo xã hội đã và đang giải quyết vấn đề khó khăn sinh viên khi học trực tuyếnqua đó hiểu được lí do vì sao vấn đề đến nay vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để

Mỗi thành viên nhóm đã tìm ra được những giải pháp hiện có như sau:

❖ Thành viên 1: Nguyễn Tấn Thành

Tên giải pháp: Lập kế hoạch học tập chi tiết, rõ ràng khi học Online bằng phương pháp “Ma trận quản lý thời gian theo Eisenhower”

Hình 4.1: “Ma trận quản lý thời gian theo Eisenhower ”

Ma trận Eisenhower là một phương pháp quản lý thời gian hiệu quả được sáng tạo bởi vị Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ Dwight D Eisenhower Theo đó, công việc thường được chia ra làm 4 loại chính và chúng ta nên phân chia các loại công việc theo tỉ lệ cũng như ưu tiên thực hiện các công việc theo thứ tự như sau: công việc quan trọng và khẩn cấp chiếm từ 15%

- 20%, công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp chiếm từ 60% - 65%, công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp chiếm từ 10% - 15% và công việc không quan trọng và không khẩn cấp chỉ nên chiếm dưới 5%. Ưu điểm Khuyết điểm

■ Đảm bảo tiến độ và chất lượng học

■ Theo sát danh sách đó mỗi khi bắt đầu bài học

■ Phân bổđược thời gian hợp lý

■ Khó đánh giá thời gian một cách không chính xác

- Giải pháp “Ma trận quản lý thời gian theo Eisenhower”là một cách hiệu quả để đối mặt với những khó khăn mà sinh viên Việt Nam đang gặp phải trong môi trường học trực tuyến Đầu tiên, việc xây dựng một lịch trình học tập chi tiết giúp sinh viên quản lý thời gian một cách hiệu quả, đặt ra ưu tiên cho các hoạt động học tập quan trọng và giải trí hợp lý

- Bằng cách này, sinh viên có thể tránh được tình trạng quá tải công việc, đồng thời tạo ra sự cân bằng giữa việc học và các hoạt động cá nhân Việc phân chia công việc thành các phần nhỏ, cụ thể trong kế hoạch giúp giảm áp lực và tạo ra động lực để tiếp tục hành trình học tập

→ Giải pháp này thật sự khả thi cho sinh viên Việt Nam nhưng đòi hỏi các bạn phải có ý thức rèn luyện và tuân thủ đúng như kế hoạch được đề ra

❖ Thành viên 2: Lê Quốc Vũ

Tên giải pháp: Nâng cao sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên bằng cách phát biểu để cộng điểm.

Hình 4.2 : “Tăng sự tương tác bằng cách phát biểu để cộng điểm ”

Nhằm xác định những rào cản mà sinh viên của khoa gặp phải trong quá trình học trực tuyến để đưa ra những biện pháp để điều chỉnh việc học trực tuyến phù hợp với người học trong tương lai, nhất là khi dịch bệnh Covid-19 có nguy cơ quay trở lại

■ Khi lập kế hoạch quá tập trung vào công việc cá nhân, sinh viên có thể thiếu cơ hội tương tác xã hội

■ Khó khăn không dự kiến hoặc thay đổi bất ngờ trong quá trình học

- Nhóm giải pháp tập trung vào việc đưa ra các phương pháp học tập mới, thú vị hơn Điều này có thể giúp tăng cường sự hứng thú và tương tác của người học, đặc biệt là trong các ngành đòi hỏi kiến thức thực tế và kỹ năng thực hành Việc này có thể giúp nâng cao chất lượng giáo dục và sự hiểu biết thực tế của sinh viên.

- Đề xuất sử dụng nhiều phương pháp học tập khác nhau để kích thích sự chủ động từ phía sinh viên Phương pháp này có thể giúp tăng cường khả năng tự quản lý và tự học của sinh viên, giúp họ phát triển kỹ năng tự nghiên cứu và giải quyết vấn đề

→ Giải pháp tăng cường tương tác giữa người dạy và học viên là sáng tạo, nhưng cần chú ý đến đào tạo giáo viên và tích hợp phản hồi sinh viên.

❖ Thành viên 3: Trịnh Huỳnh Anh Thư

Tên giải pháp: Record Lecture (Ghi hình và trữ bài giảng)

Hình 4.3: “ Record Lecture ” Diễn giải:

Ghi hình và trữ bài giảng giúp sinh viên có thể xem lại bài giảng, đồng thời giảng viên cũng có thể dễ dàng xem lại lớp học đã diễn ra những gì. Ưu điểm Khuyết điểm

■ Phương pháp học tập mới và thú vị

■ Phương pháp học tập đa dạng và chủđộng

■ Công cụtrao đổi thông tin và tương tác

■ Thiếu chi tiết về quản lý lớp học trực tuyến

■ Chưa rõ cụ thể về việc tích hợp công nghệ

■ Chưa đề cập đến phản hồi từ sinh viên Ưu điểm Khuyết điểm

■ Sinh viên và giảng viên dễ dàng xem lại được tiết học

■ Dù sinh viên có bị mạng yếu, giật lag vẫn không mất bài

■ Thông tin chính xác hơn ghi chép tay.

■ Sinh viên dễlơ là trong tiết

■ Bị phụ thuộc vào bài giảng ghi lại

■ Không thểđặt câu hỏi trực tiếp bài giảng

Giải pháp này khá phổ biến và được áp dụng vào đại đa số các lớp học online Giảng viên và sinh viên đều có thể xem lại bài giảng và tình hình lớp học.

❖ Thành viên 4: Trang Trung Hiếu

Tên giải pháp: Xây dựng động lực, tinh thần tự giác học tập trực tuyến bằng ứng dụng Todait

- Ứng dụng điện thoại thông minh tuyệt vời này cho phép bạn theo dõi quá trình học tập của mình, cung cấp cho bạn một loạt phản hồi và phân tích hữu ích giúp bạn lập kế hoạch học tập tốt hơn và giúp bạn có động lực cho công việc hiện tại

- Todait không chỉ là một công cụ lập lịch đơn giản Nó được thiết kế cho những người có khối lượng công việc lớn và những người muốn tạo thói quen học tập thường xuyên nhưng không thể tìm thấy động lực phù hợp Nó theo dõi hiệu suất của bạn, phân tích sự tiến bộ của bạn để cho bạn biết bạn cần phải thực hiện bao nhiêu công việc hàng ngày để đạt được mục tiêu của mình, nhắc nhở bạn thời điểm bắt đầu học và hơn thế nữa. Ưu điểm Khuyết điểm

■ Tiếp thu tri thức một cách chủđộng

■ Tạo động lực, sáng tạo và tích cực trong công việc học tập

■ Mở rộng kiến thức, kéo dài quá trình học tập

■ Phải tựđi tìm tài liệu mà không có sự giúp đỡ

■ Dễđánh mất động lực học tập

■ Dễ bị môi trường xung quanh làm phân tâm

Việc xây dựng động lực, tinh thần tự giác học tập trực tuyến cho bản thân giải quyết được rất nhiều vấn đề trong việc theo đuổi tri thức Đầu tiên, chúng ta sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí di chuyển Bên cạnh đó, việc tự học còn thuận lợi lưu trữ các tài liệu giảng dạy, phụ huynh dễ dàng theo dõi tình trạng học tập của sinh viên Hơn thế nữa, việc tự học còn tạo cơ hội học tập thêm nhiều kỹ năng mới Đặc biệt nhất, việc này còn giúp chúng ta rèn luyện tính tự giác, kỷ luật

BƯỚC 5: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ NGUYÊN NHÂN CỤ THỂ

Mục tiêu: Từ những giải pháp cụ thể được mọi thành viên đưa ra trên bước 4, ta có thể nhận thấy được có rất nhiều nguyên nhân khiến cho sinh viên Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong quá trình học trực tuyến

Thông qua đó, ở bước này, chúng tôi sẽ sẽ trình bày và tìm ra nguồn gốc của những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề này Bằng phương pháp Brainwriting, kết hợp hiệu quả cùng với phương pháp KJ, các thành viên trong nhóm chúng tôi đã đúc kết, sắp xếp trên biểu đồ xương cá.

Bảng thông kê dưới đây (Bảng 5.1) là những nguyên nhân do từng thành viên trong nhóm chúng tôi cung cấp:

• Bởi vì sự cô đơn và áp lực khi học trực tuyến sẽ gây ra căng thẳng.

• Bởi vì tính chất ngồi lâu trước màn hình máy tính/điện thoại sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe.

• Bởi vì thiếu tài chính mua các thiết bị học tập.

• Bởi vì hạ tầng kĩ thuật(internet) không được đảm bảo ổn định.

• Bởi vì môi trường học tập thiếu sự tương tác với nhau gay nhàm chán

• Bởi vì còn thiếu nhân lực

• Bởi vì giảng viên không quá rành về công nghệ

• Bởi vì hạn hẹp tài chính

• Bởi vì một số nơi ngoài vùng phủ sóng/ sóng kém

• Bởi vì thiếu không gian học

• Bởi vì giảng viên, sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm dạy học trực tuyến

• Bởi vì hạn hẹp tài chính

• Bởi vì quản lý thời gian không tốt

• Bởi vì thiếu kiến thức công nghệ thông tin

• Bởi vì môi trường xung quanh làm phân tâm

• Bởi vì thiếu sự tương tác trực tiếp

• Bởi vì học trực tuyến nhiều gây ảnh hưởng đến sức khoẻ

• Bởi vì không có sự tương tác giữa bạn bè và thầy cô.

• Bởi vì kinh tế sinh viên còn hạn hẹp

• Bởi vì vấn đề kỹ thuật và internet không được hỗ trợ kịp thời

• Bởi vì bị hạn chế không gian và thời gian

• Bởi vì mất tập trung trong giờ học

• Bởi vì không thể áp dụng ở môi trường học tập trực tiếp

• Bởi vì nhiều bạn không đủ thiết bị điện tử để học

• Bởi vì nhiều bạn không đủ điều kiện kinh tế để học

• Bởi vì nhiều bạn không thể tập trung vào việc học khi học trực tuyến

• Bởi vì nhiều bạn không thành thạo trong việc sử dụng công nghệ

• Bởi vì mạng không đáp ứng được, mạng yếu, lỗi.

• Bởi vì không tập trung được.

• Bởi vì chưa thích ứng được với công nghệ và phương pháp học

• Bởi vì không lên kế hoạch học tập.

• Bởi vì bài giảng của thầy cô chưa hiệu quả.

• Bởi vì không có sự kết nối giữa giảng viên và sinh viên.

• Bởi vì thiếu thiết bị học tập.

• Bởi vì sinh viên chưa có phương pháp ghi chép bài hiệu quả.

• Bởi vì nhiều yếu tố bên ngoài tác động

• Bởi vì cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng.

• Bởi vì sức khỏe không đảm bảo.

• Bởi vì phần mềm học gặp lỗi.

• Bởi vì khu vực phủ sóng bị nhiễu sống.

• Bởi vì máy tính chưa cập nhật kịp thời

• Bởi vì điều kiện kinh tế của sinh viên còn hạn chế

• Bởi vì giảng viên - sinh viên đều chưa có kinh nghiệm trong việc dạy và học trực tuyến.

• Bởi vì học trực tuyến ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên.

• Bởi vì có nhiều tác nhân ảnh hưởng đến sự tập trung của sinh viên khi học trực tuyến.

• Bởi vì cơ sở hạ tầng giảng dạy thiếu sự ổn định

Bảng 5: Phân tích nguyên nhân vấn đề

Từ các nguyên nhân mà các thành viên trong nhóm tìm được, chúng tôi đã thảo luận

Bước 1: Tìm điểm chung và điểm riêng của từng nguyên nhân.

Bước 2: Chọn ra những đề mục tổng quan và hợp lý nhất.

Bước 3: Sàng lọc để phân chia từng nguyên nhân vào từng mục sao cho hợp lí

Bước 4: Thư ký đưa các đề mục kèm với các nguyên nhân đã phân chia lên biểu đồ xương cá

Hình 5.1: “Biểu đồ xương cá cấu trúc nguyên nhân vấn đề ”

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên gặp khó khăn khi học trực tuyến, chúng tôi đã đúc kết thành 5 khía cạnh tổng quan như sau:

→ Kết luận: Sau thảo luận, thông qua đóng góp ý kiến của từng thành viên, chúng tôi đã nhất trí chọn nguyên nhân “Thiếu sự tương tác trực tiếp giữa sinh viên và giảng viên khi tham gia lớp học trực tuyến”

BƯỚC 6: LỰA CHỌN NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ

Với những nguyên nhân đưa ra từ sơ đồ xương cá nêu trên, nhóm tôi đã quyết định chọn nguyên nhân cốt lõi đó là:

“Thiếu sự tương tác trực tiếp giữa sinh viên và giảng viên khi tham gia lớp học trực tuyến.”

Thiếu sự tương tác trực tiếp giữa sinh viên và giảng viên trong lớp học trực tuyến là một vấn đề quan trọng và có thể được chứng minh thông qua những điểm sau:

❖ Giảm chất lượng giao tiếp:

Trong môi trường học trực tuyến, việc giao tiếp qua màn hình có thể làm giảm chất lượng của thông điệp so với gặp trực tiếp Sự thiếu hụt ngôn ngữ cơ thể và giao tiếp phi ngôn ngữ có thể gây hiểu lầm và làm giảm tương tác

❖ Thiếu giao lưu xã hội:

Lớp học trực tuyến thường thiếu không gian cho sinh viên để tạo ra mối quan hệ xã hội và tương tác với giảng viên và đồng học Việc này có thể làm giảm sự hứng thú và cam kết của sinh viên đối với môi trường học tập.

❖ Khó khăn trong việc đặt câu hỏi và nhận phản hồi:

Trong lớp học trực tuyến, việc đặt câu hỏi và nhận phản hồi trực tiếp từ giảng viên có thể trở nên phức tạp hơn Sự chậm trễ trong truyền đạt thông tin và không có sự hiện diện trực tiếp có thể làm giảm tính tương tác của quá trình học.

❖ Thiếu sự thấu hiểu cá nhân:

Mặc dù có các công nghệ hỗ trợ, việc giảng viên hiểu rõ sinh viên và điều chỉnh giảng dạy theo nhu cầu cá nhân của họ là một thách thức Sự thiếu hụt tương tác trực tiếp có thể làm giảm khả năng này.

❖ Tăng cường sự cô đơn và mất động lực:

Thiếu sự tương tác có thể làm tăng cảm giác cô đơn và mất động lực cho sinh viên, đặc biệt là những người cần sự hỗ trợ và khích lệ từ giảng viên để phát triển tốt nhất.

→ Tổng cộng, sự thiếu hụt tương tác trực tiếp giữa sinh viên và giảng viên trong lớp học trực tuyến có thể ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm học tập và sự phát triển cá nhân của sinh viên

- Tạo cơ hội và khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động xã hội trực tuyến như nhóm thảo luận, dự án nhóm, và sự kiện trực tuyến.

- Khuyến khích giảng viên tương tác chủ động trong quá trình học bằng cách sử dụng các phương tiện giao tiếp trực tuyến

- Xây dựng cộng đồng học tập trực tuyến năng động, nơi mà sinh viên và giảng viên có thể chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, và hỗ trợ lẫn nhau.

- Cung cấp đào tạo kỹ thuật cho giảng viên và sinh viên về cách sử dụng hiệu quả các công nghệ giao tiếp trực tuyến

- Phát triển và triển khai các công nghệ giao tiếp trực tuyến chất lượng cao để tối ưu hóa trải nghiệm tương tác giữa sinh viên và giảng viên ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC

Th ứ tự ưu tiên Điều kiện ràng buộc Điều kiện thỏa mãn Minh chứng

Phải có thiết bị công nghệ kết nối được internet (máy tính, điện thoại)

Nguồn: Báo Thanh Niên https://thanhnien.vn/hang- chuc-ngan-hoc-sinh-tphcm- khong-co-thiet-bi-va-duong- truyen-internet-de-hoc-truc- tuyen-1851107926.htm#

2 Tốc độ đường truyền internet

Yêu cầu phải có đường truyền mạng (từ 25Mbps đến 50Mbps) tốt để có thể kết nối tham gia lớp học.

Nguồn:DVHNN https://dvhnn.org.vn/lap-mang- internet-cho-hoc-tap/

3 Kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin

Phải biết cách sử dụng và có hiểu biết cơ bản về (tin học văn phòng, biết sử dụng microsoft, đánh máy, )

Nguồn: Yersin Đà Lạt https://yersin.edu.vn/cach-hoc- tot-nganh-cong-nghe-thong-tin- html

4 Quyền riêng tư, an ninh và tính bảo mật

Phải đăng nhập dưới sự quản lý thông tin dữ liệu của nhà trường.

Nguồn: Trang thông tin kinh tế của TTXVN https://bnews.vn/canh-bao-lo- hong-bao-mat-khi-su-dung- phan-mem-hoc-truc- tuyen/153929.html

5 Khả năng tái hiện các yếu tố vật lý

Sử dụng các công nghệ tiên tiến như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), để tạo ra môi trường 3D tương tác thực tế.

Nguồn: Viblo https://viblo.asia/p/thuc-te-ao- vr-va-thuc-te-ao-tang-cuong- ar-1Je5EjELKnL

6 Dung lượng bộ nhớ của hệ thống.

Yêu cầu bộ nhớ của hệ thống phải đảm bảo được khoảng 300T để lưu trữ đầy đủ thông tin của khách hàng

Nguồn: GoSELL, https://www.gosell.vn/blog/cac h-thu-thap-va-quan-ly-thong- tin-khach-hang/

Xây dựng một hệ thống bảo mật vững chắc và tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân để đảm bảo các thông tin của người dùng

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông. https://www.mic.gov.vn/mic_2 020/Pages/TinTuc/150080/Mat -an-toan-thong-tin-trong-day- hoc-truc-tuyen Nhung-he-luy- va-giai-phap-cap-bach.html

8 Kiểm soát và quản lý nội dung

Xây dựng hệ sinh thái tương tác không mang theo hoặc các hình ảnh mang yếu tố không xuyên tạc và cổ súy gây hại cho xã hội và cộng đồng

Nguồn: Thư viện pháp luật. https://thuvienphapluat.vn/van- ban/Cong-nghe-thong- tin/Nghi-dinh-72-2013-ND- CP-quan-ly-cung-cap-su-dung- dich-vu-Internet-va-thong-tin- tren-mang-201110.aspx

9 Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và duy trì

Chi phí ước tính lên đến 300 triệu bao gồm các mức phí thiết kế, duy trì hệ thống máy chủ, nâng cấp giao diện,

Nguồn: Gosell.vn https://www.gosell.vn/blog/chi- phi-thiet-ke-va-duy-tri-app/

Bảng 6: Điều kiện ràng buộc

→ Kết luận: Nhóm tôi đã nêu ra nguyên nhân cốt lõi cùng với các mục tiêu và các điều kiện ràng buộc để từđó có thểđề ra giải pháp hợp lý, góp phần giảm bớt những khó khăn vfa trở

Ngày đăng: 05/07/2024, 10:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Huyên Nguyễn, 2021. “Sinh viên gặp áp lực khi học trực tuyến, lo học phí, mâu thuẫn gia đình” <https://laodong.vn/giao-duc/sinh-vien-gap-ap-luc-khi-hoc-truc-tuyen-lo-hoc-phi-mau-thuan-gia-dinh-972032.ldo>. 23/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh viên gặp áp lực khi học trực tuyến, lo học phí, mâu thuẫn gia đình”
2. ThS Bùi Vũ Bảo Khuyên, TS Đào Tuấn Hậu và Nguyễn Thị Mỹ Tiên, 2022. “Một số vấn đề đặt ra trong quá trình học tập trực tuyến của sinh viên Khoa Thư viện - Thông tin học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, 10 - 15.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề đặt ra trong quá trình học tập trực tuyến của sinh viên Khoa Thư viện-Thông tin học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh", Tạp chí Thông tin và Tư liệu, 10-15
3. Trần Thị Ngọc Ny, 2022. “Học tập trực tuyến và những khó khăn của sinh viên từ thực tiễn Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội – Phân hiệu tại Quảng Nam, Tạp chí khoa học Đại học Đông Á, 32- 38.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập trực tuyến và những khó khăn của sinh viên từ thực tiễn Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội –Phân hiệu tại Quảng Nam", Tạp chí khoa học Đại học Đông Á, 32-38
4. Nguy ễ n Trang (2021). Ng ồ i h ọ c tr ự c tuy ế n quá lâu d ễ ả nh h ưởng đế n m ắ t, c ộ t s ố ng, x ươ ng kh ớ p, < https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/ngoi-hoc-truc-tuyen-qua-lau-de-anh-huong-den-mat-cot-song-xuong-khop-904815.vov >, 25/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngồi học trực tuyến quá lâu dễảnh hưởng đến mắt, cột sống, xương khớp
Tác giả: Nguy ễ n Trang
Năm: 2021
5. PV (2021). Gi ả i pháp c ả i thi ệ n các v ấn đề v ề m ắ t do làm vi ệ c và h ọ c online, <https://vtv.vn/suc-khoe/giai-phap-cai-thien-cac-van-de-ve-mat-do-lam-viec-va-hoc-online-20211218150950625.htm>, 25/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp cải thiện các vấn đề về mắt do làm việc và học online
Tác giả: PV
Năm: 2021
6. Bích Phượ ng (2022). Lo l ắ ng l ỗ h ổ ng sau h ọ c tr ự c tuy ế n, <https://nhandan.vn/lo-lang-lo-hong-sau-hoc-truc-tuyen-post694828.html>, 25/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lo lắng lỗ hổng sau học trực tuyến
Tác giả: Bích Phượ ng
Năm: 2022
7. Én Bông (2021). H ọ c sinh nghi ện game gia tăng khi họ c tr ự c tuy ế n kéo dài, <https://www.phunuonline.com.vn/hoc-sinh-nghien-game-gia-tang-khi-hoc-truc-tuyen-keo-dai-a1453566.html>, 26/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học sinh nghiện game gia tăng khi học trực tuyến kéo dài
Tác giả: Én Bông
Năm: 2021
8. Vi ệ t Hùng (2022). H ọ c tr ự c tuy ế n kéo dài d ễ khi ế n h ọ c sinh, giáo viên r ơ i vào stress, tr ầ m c ả m, <https://giaoduc.net.vn/hoc-truc-tuyen-keo-dai-de-khien-hoc-sinh-giao-vien-roi-vao-stress-tram-cam-post224837.gd>, 26/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học trực tuyến kéo dài dễ khiến học sinh, giáo viên rơi vào stress, trầm cảm
Tác giả: Vi ệ t Hùng
Năm: 2022
9. Di ệ p L ụ c (2021). H ọ c online mùa d ị ch ở Anh: Muôn vàn b ấ t c ậ p khi ế n ph ụ huynh đau đầ u, h ọ c sinh chán n ản đến giáo viên cũng cầ n t ư v ấ n tâm lý, <https://kenh14.vn/hoc-online-mua-dich-o-anh-muon-van-bat-cap-khien-phu-huynh-dau-dau-hoc-sinh-chan-nan-den-giao-vien-cung-can-tu-van-tam-ly-20210913211359728.chn>, 26/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học online mùa dịch ở Anh: Muôn vàn bất cập khiến phụhuynh đau đầu, học sinh chán nản đến giáo viên cũng cần tư vấn tâm lý
Tác giả: Di ệ p L ụ c
Năm: 2021
10. H ồ ng H ạ nh (2021). Tr ường đạ i h ọ c lo ng ạ i sinh viên h ọ c tr ự c tuy ế n lâu dài s ẽ th ụ độ ng, thi ế u tính t ự giác, <https://baoquocte.vn/truong-dai-hoc-lo-ngai-sinh-vien-hoc-truc-tuyen-lau-dai-se-thu-dong-thieu-tinh-tu-giac-137322.html>, 27/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường đại học lo ngại sinh viên học trực tuyến lâu dài sẽ thụđộng, thiếu tính tự giác
Tác giả: H ồ ng H ạ nh
Năm: 2021
11. Vân An (2022). Ba bài h ọ c t ừ tr ả i nghi ệ m h ọ c t ậ p tr ự c tuy ế n c ủa sinh viên đạ i h ọ c t ạ i V ươ ng qu ố c Anh, <https://tapchigiaoduc.edu.vn/article/87572/222/ba-bai-hoc-tu-trai-nghiem-hoc-tap-truc-tuyen-cua-sinh-vien-dai-hoc-tai-vuong-quoc-anh/>, 27/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba bài học từ trải nghiệm học tập trực tuyến của sinh viên đại học tại Vương quốc Anh
Tác giả: Vân An
Năm: 2022
12. M ộc Dương (2021), H ọ c tr ự c tuy ế n su ốt 2 năm tác độ ng x ấu đế n giáo viên và h ọ c sinh th ế nào: M ắ t kém, c ộ t s ố ng thoái hoá, stress, thi ếu vitamin D và canxi…,<https://cafef.vn/hoc-truc-tuyen-suot-2-nam-tac-dong-xau-den-giao-vien-va-hoc-sinh-the-nao-mat-kem-cot-song-thoai-hoa-stress-thieu-vitamin-d-va-canxi-2021092517092513.chn>,29/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học trực tuyến suốt 2 năm tác động xấu đến giáo viên và học sinh thế nào: Mắt kém, cột sống thoái hoá, stress, thiếu vitamin D và canxi…
Tác giả: M ộc Dương
Năm: 2021
13. Thu Hằng (2021). H ọ c online kéo dài khi ế n tr ẻ d ễ m ắ c các b ệ nh v ề tâm th ầ n, <http://baotnvn.vn/tin-tuc/Doi-song/14672/Hoc-online-keo-dai-khien-tre-de-mac-cac-benh-ve-tam-than>, 29/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học online kéo dài khiến trẻ dễ mắc các bệnh về tâm thần
Tác giả: Thu Hằng
Năm: 2021
14. P.L (2021). Bi hài h ọ c online: Sinh viên ng ủ quên, "ngáy ngon lành" trong l ớ p, <https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/bi-hai-hoc-online-sinh-vien-ngu-quen-ngay-ngon-lanh-trong-lop-20210225002204059.htm>, 29/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ngáy ngon lành
Tác giả: P.L
Năm: 2021
15. Phương Thúy (2021) . “ Sinh viên h ọ c tr ự c tuy ến: Ngườ i th ấ y thu ậ n l ợi, ngườ i th ấ y khó khăn” , <https://svvn.tienphong.vn/sinh-vien-hoc-truc-tuyen-nguoi-thay-thuan-loi-nguoi-thay-kho-khan-post1374254.tpo.>, 23/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh viên học trực tuyến: Người thấy thuận lợi, người thấy khó khăn

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Những vấn đề các thành viên nhóm đã phát hiện được: - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Bảng 1.1 Những vấn đề các thành viên nhóm đã phát hiện được: (Trang 10)
Bảng 1.2: Những vấn đề được lựa chọn - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Bảng 1.2 Những vấn đề được lựa chọn (Trang 12)
Hình 2.3 :“ Một số khó khăn của sinh viên đối với việc học trực tuyến” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Hình 2.3 “ Một số khó khăn của sinh viên đối với việc học trực tuyến” (Trang 15)
Hình 2.5 :“Tình trạng căng thẳng và cô đơn, tẻ nhạt khi học trực tuyến ” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Hình 2.5 “Tình trạng căng thẳng và cô đơn, tẻ nhạt khi học trực tuyến ” (Trang 16)
Hình 2.7: “Sinh viên làm việc riêng trong quá trình học trực tuyến ” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Hình 2.7 “Sinh viên làm việc riêng trong quá trình học trực tuyến ” (Trang 17)
Hình 2.6:“ Lo sợ thiếu kiến thức khi kết nối mạng chập chờn ” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Hình 2.6 “ Lo sợ thiếu kiến thức khi kết nối mạng chập chờn ” (Trang 17)
Hình 2. 9: “Biếu hiện sợ giao tiếp ngày càng tăng khi học trực tuyến” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Hình 2. 9: “Biếu hiện sợ giao tiếp ngày càng tăng khi học trực tuyến” (Trang 18)
Hình 2. 12: “Học trực tuyến gây ra nhiều bệnh về mắt ” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Hình 2. 12: “Học trực tuyến gây ra nhiều bệnh về mắt ” (Trang 20)
Hình 3.5: “Nơi sinh sống và nơi làm việc của người thực hiện khảo sát ” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Hình 3.5 “Nơi sinh sống và nơi làm việc của người thực hiện khảo sát ” (Trang 24)
Hình 3.6: “Mật độ tham gia lớp học trực tuyến của các đối tượng khảo sát ” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Hình 3.6 “Mật độ tham gia lớp học trực tuyến của các đối tượng khảo sát ” (Trang 24)
Hình  3.8: “Những khó khăn gặp phải khi tham gia học trực tuyến ” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
nh 3.8: “Những khó khăn gặp phải khi tham gia học trực tuyến ” (Trang 25)
Hình 3.7: “Các nền tảng được sử dụng khi học trực tuyến ” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Hình 3.7 “Các nền tảng được sử dụng khi học trực tuyến ” (Trang 25)
Hình 3.13: “Hình ảnh phỏng vấn Bạn Thúy Ngọc (Sinh viên Ngành Quan hệ Công  chúng, Khoa KHXH-QHCC)” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Hình 3.13 “Hình ảnh phỏng vấn Bạn Thúy Ngọc (Sinh viên Ngành Quan hệ Công chúng, Khoa KHXH-QHCC)” (Trang 29)
Hình 4.5 : “ K hông gian học tập theo sở thích cá nhân” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Hình 4.5 “ K hông gian học tập theo sở thích cá nhân” (Trang 35)
Hình 4.9: “Nâng cao chất lượng dạy và học” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Hình 4.9 “Nâng cao chất lượng dạy và học” (Trang 39)
Hình  5.1: “Biểu đồ xương cá cấu trúc nguyên nhân vấn đề” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
nh 5.1: “Biểu đồ xương cá cấu trúc nguyên nhân vấn đề” (Trang 42)
Bảng 6: Điều kiện ràng buộc - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Bảng 6 Điều kiện ràng buộc (Trang 45)
Hình 7.1 : “ Giao di ện hệ thống Tương tác Học trực tuyến 3D” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Hình 7.1 “ Giao di ện hệ thống Tương tác Học trực tuyến 3D” (Trang 47)
Hình 7.2 : “ Giao di ện p hần mềm tương tác G&S” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Hình 7.2 “ Giao di ện p hần mềm tương tác G&S” (Trang 48)
Hình 7.3 : “ Giao di ện n ền tảng học online AHAHA” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Hình 7.3 “ Giao di ện n ền tảng học online AHAHA” (Trang 49)
Hình 7.4 : “ Giao di ện ứng dụng thực tế ảo  Mystery Box ” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Hình 7.4 “ Giao di ện ứng dụng thực tế ảo Mystery Box ” (Trang 50)
Hình 7.5 : “ Giao di ện p hần mềm học tập  Kata ” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Hình 7.5 “ Giao di ện p hần mềm học tập Kata ” (Trang 51)
Hình 7.6: “Giao diện của 2 phần mềm  Google meet và Kahoot ” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Hình 7.6 “Giao diện của 2 phần mềm Google meet và Kahoot ” (Trang 52)
Hình 7.7: “Giao diện ứng dụng học trực tuyến đa tính năng Dolphin” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Hình 7.7 “Giao diện ứng dụng học trực tuyến đa tính năng Dolphin” (Trang 53)
Hình 7.8 : “ Giao di ện ứng dụng Skoolally đa tính năng hỗ trợ học tập” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Hình 7.8 “ Giao di ện ứng dụng Skoolally đa tính năng hỗ trợ học tập” (Trang 54)
Hình 7.9: “Website giao tiếp, học tập thực tế ảo (VR)” - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Hình 7.9 “Website giao tiếp, học tập thực tế ảo (VR)” (Trang 55)
Bảng 7.1: Những giải pháp được lựa chọn - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
Bảng 7.1 Những giải pháp được lựa chọn (Trang 56)
Hình  ả nh: Giao di ệ n c ủ a trang web ( ứ ng d ụ ng) h ọ c 3D - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
nh ả nh: Giao di ệ n c ủ a trang web ( ứ ng d ụ ng) h ọ c 3D (Trang 57)
Hình  ả nh: Giao di ệ n c ủ a trang web ( ứ ng d ụ ng) h ọ c 3D - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
nh ả nh: Giao di ệ n c ủ a trang web ( ứ ng d ụ ng) h ọ c 3D (Trang 58)
Hình  ả nh: Avatar 3D và T ươ ng Tác Th ự c T ế - báo cáo cuối kỳ tư duy thiết kế dự án đề tài dự án nhóm sinh viên việt nam gặp khó khăn khi học trực tuyến
nh ả nh: Avatar 3D và T ươ ng Tác Th ự c T ế (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN