1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thi cuối kỳ dự án nhóm 5 phân tích và thảo luận về tình huống công ty google đã rút khỏi thị trường trung quốc

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích và thảo luận về tình huống công ty Google đã rút khỏi thị trường Trung Quốc
Tác giả Nhóm 5
Người hướng dẫn PTS. Dương Hương Giang
Trường học Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Thi cuối kỳ dự án nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,5 MB

Nội dung

Khi tham gia vào môi trường kinh doanh quốc tế, tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp của quốc gia đó đều ý thức được rằng kinh doanh trong môi trường quốc tế phức tạp hơn và khó khăn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

THI CUỐI KỲ DỰ ÁN NHÓM 5

MÔN: KINH DOANH QUỐC TẾ

Đề tài: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN VỀ TÌNH HUỐNG CÔNG TY

GOOGLE ĐÃ RÚT KHỎI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Giảng viên: Dương Hương Giang

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 5 năm 2023

Trang 2

1 GIỚI THIỆU

Bắt đầu tham gia vào môi trường kinh doanh quốc tế, các công ty phải sẵn sàng đối

mặt với nhiều yếu tố như: kinh tế, con người, phong tục tập quán, văn hóa, tự nhiên,

…Vì vậy, kinh doanh quốc tế là một hoạt động rất nhạy cảm đối với mỗi quốc gia và

mỗi quốc gia là mỗi một môi trường, nền văn hóa khác nhau,…Chúng ta cần phải

tìm hiểu và am hiểu về quốc gia đó trước khi bắt đầu kinh doanh

Mỗi quốc gia tồn tại môi trường kinh doanh không giống nhau, nó ảnh hưởng không

chỉ đối với các hoạt động và kết quả kinh doanh của các công ty nước ngoài đang

Trang 3

hoạt động kinh doanh ở nước sở tại, mà còn ảnh hưởng cả đến kết quả hoạt động của

doanh nghiệp kinh doanh nội địa

Hoạt động kinh doanh quốc tế đã và đang được doanh nghiệp của nhiều quốc gia trên

toàn thế giới quan tâm nghiên cứu và thực hiện Môi trường kinh doanh quốc tế là

một trong những lĩnh vực vô cùng rộng lớn, bao quát, bao trùm lên tất cả mọi hoạt

động kinh doanh của toàn thế giới ngày nay

Khi tham gia vào môi trường kinh doanh quốc tế, tất cả các quốc gia và các doanh

nghiệp của quốc gia đó đều ý thức được rằng kinh doanh trong môi trường quốc tế

phức tạp hơn và khó khăn hơn nhiều so với kinh doanh trong nước vì các doanh

nghiệp từ một quốc gia với nền văn hóa hòa toàn khác phải đem hàng hóa, dịch vụ

của mình đi tiêu thụ ở một môi trường hoàn toàn xa lạ về kinh tế; văn hóa, chính trị,

pháp luật,…

Những khó khăn về việc kinh doanh trong môi trường kinh doanh quốc tế như trên,

thì khi mới thành lập tới nay để thâm nhập vào thị trường quốc tế, Google đã gặp rất

nhiều những khó khăn và thách thức Tuy vậy, việc mà Google cần phải làm đó là

thận trọng hơn trong việc lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp nhằm mục

đích xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và áp dụng những phương thức thâm nhập thị

trường để trở nên linh hoạt hiệu quả Google đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng

khâm phục như mở rộng mạng lưới tới hơn 70 văn phòng đặt tại các quốc gia trên

phạm vi toàn cầu và đã trở thành một trong những công ty đa quốc gia thành công

hàng đầu trên thế giới hiện nay về số lược người dùng truy cập và Internet

* Với mong muốn có thể tìm hiểu và biết thêm về “Google”, nhóm đã quết định

lựa chọn đề tài “ Phân tích và thảo luận về tình huống công ty Google đã rút

khỏi thị trường Trung Quốc” Bài dự án sẽ giúp chúng ta biết được ở thị trường

nước ngoài Google đã đạt được những thành tựu và thành công ở tại Mỹ, Châu

Âu và một số quốc gia Châu Á, nhưng lại thất bại ở thị trường Trung Quốc, một

thị trường màu mỡ đông dân nhất thế giới, nguyên nhân và lý do mà Google đã

phải ngã mũ rút lui ở thị trường tiềm năng như vậy Dựa vào đó chúng ta rút ra

được bài học kinh nghiệm cho các công ty công nghệ ở một số tình huống tương

tự như vậy

2 TRÌNH BÀY TÌNH HUỐNG

2.1 GIỚI THIỆU VỀ GOOGLE

Google LLC (Công ty TNHH Google) là một công ty công nghệ đa quốc

gia của Mỹ, chuyên về các dịch vụ và sản phẩm liên quan đến Internet, bao

gồm các công cụ tìm kiếm, công nghệ quảng cáo trực tuyến, phần

mềm và phần cứng điện toán đám mây, , Đây được coi là một trong những

công ty công nghệ Big Four, cùng với Facebook Amazon, , Apple,… Google là

Trang 4

một công trình nghiên cứu bởi hai nghiên cứu sinh Larry Page & Sergey Brin tại

trường Đại học Stanford Họ có giả thuyết cho rằng một công cụ tìm kiếm dựa

vào phân tích các liên hệ giữa các website sẽ đem lại kết quả tốt hơn cách đang

được hiện hành lúc bấy giờ (1996)

Đầu tiên nó được gọi là BackRub tại vì hệ thống này dùng các liên kết đến để

ước tính tầm quan trọng của trang Tên miền google.com được đăng ký vào

ngày 15 tháng 9 năm 1997 Ngày 4 tháng 9 năm 1998, chính thức thành lập

công ty Google, Inc tại một ga ra của nhà Esther Wojcicki (Cũng là nhân viên

thứ 16 của Google, Phó Chủ tịch cấp cao, phụ trách bộ phận quảng cáo) tại

Menlo Park, California Hình dưới đây là ảnh chụp trang web từ kho lưu trữ

Internet về diện mạo của Google vào năm 1998

Trong tháng 2 năm 1999, trụ sở dọn đến Palo Alto Sau khi đổi chỗ hai lần do mở

rộng quy mô công ty, trụ sở nay được đặt tại Mountain View, California tại địa chỉ

1600 “Amphitheater Parkway” vào năm 2003 Kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2015,

Google là công ty con của “Alphabet Inc”

Từ thị trường ban đầu là thị trường web, Google đã bắt đầu thử nghiệm thêm một số

thị trường khác, ví dụ như phát thanh hoặc xuất bản Google kết hợp thành công 2

kênh quảng cáo truyền thông là Internet và Radio bên cạnh đó cũng bắt đầu thử

nghiệm bán quảng cáo trên các kênh quảng cáo offline của công ty, như trên báo và

tạp chí, với các quảng cáo được lựa chọn trên Chicago-Sun Times Năm 2001,

Google đã mua được nhiều công ty nhỏ mới thành lập, chú trọng các tiêu chí lựa

chọn công ty có nhiều sản phẩm và đội ngũ nhân viên tốt điển hình như Pyra Labs,

YouTube, Double Click, Motorola Mobility,…

Trang 5

Bên cạnh các lĩnh vực nêu trên, để mở rộng thêm thì Google đã gia nhập hiệp hội các

công ty và chính phủ về việc phát triển phần mềm và dịch vụ hơn nữa Google đã

công bố về mối quan hệ cộng tác với Nasa Ames Reseach Center và Sun

Microsystem để chia sear và phân loại các công nghệ của nhau, với American Online

của Time Warner để cải tiến dịch vụ video trực tuyến Google đã đầu tư xây dựng 1

triệu phòng chuyên làm việc trong các đề án nghiên cứu báo gồm quản lý dữ liệu trên

điện rộng, công nghệ Nano,…

Ngày 22-03-2010, Google rời khỏi thị trường khổng lồ Trung Quốc (nhưng các dịch

vụ cự thể như bản đồ trực tuyến, âm nhạc vẫn còn tiếp tục hoạt động) Google đóng

cửa “ website google.cn”, thay vào đó chuyển tới trang “google.com.hk” để tránh bị

kiểm duyệt nội dung Nguyên nhân chính dẫn đến việc này được cho là vì bất đồng

quan điểm với chính quyền Trung Quốc

2.1.1 CÁC SẢN PHẨM NỔI BẬT CỦA GOOGLE

Google đã và đang phát triển rất nhiều dịch vụ và công cụ cho cộng đồng nói chung

cũng như trong lĩnh vực kinh doanh nói riêng Sản phẩm dịch vụ của Google mang

thương hiệu mà nhiều người biết đến và tin dùng ở từng lĩnh vực cụ thể như sau:

Quảng cáo: Google Analytics, Google AdSens,…

Báo cáo tài chính trong lĩnh vực quảng cáo tạo cho thấy phần lớn doanh thu bao

gồm việc bán ứng dụng, mua hàng, các sản phẩm nội dung số trên Google,

Youtube, Android, chi phí cấp phép dịch vụ,…

 Công cụ tìm kiếm: Google Search và Google Images (đây là sản phẩm nổi bật

của Google với lượng người dùng đã truy cập nhiều nhất trên thế giới)

 Dịch vụ doanh nghiệp: G Suite, Google for Entrepreneurs,…

 Dịch vụ tiêu dùng:

+ Dịch vụ dựa trên web (Google dịch, Google My Business, Gmail, Google Maps,

Google ảnh, Google +,…)

+ Phần mềm: hệ điều hành Android, Google Chrome, Chrome OS-, ,…

+ Phần cứng: Chromecast, Nexus One, , Google Cardboard,…

 Dịch vụ internet: Google Fiber, Project Fi, Google Station,…

 Sản phẩm khác: Google shopping Express Google, Google Wallet, Alerts,

Family Link, Deep Dream, Dịch vụ Google News,…

 API: Bộ giao diện lập trình ứng dụng do Google phát triển

 Các trang web khác: Google Labs, Google Developers, We Wear Culture,…

Ứng dụng: Google Space, Google Docs, Google Earth,…

Trang 6

 Sản phẩm phục vụ kinh doanh: Google Security Services, Google Apps

Premium Edition,…

2.1.2 SỨ MỆNH CỦA GOOGLE:

Google là hệ thống hóa thông tin của thế giới với sứ mệnh chính là giúp những

thông tin đó trở nên hữu ích, gần gũi, mọi người trên toàn cầu có thể dễ dàng và

nhanh chống tiếp cận những thông tin mình cần với hệ thống tự động của Google

qua việc xem xét các cụm từ tìm kiếm và nội dung trên trang web, cũng như

ngôn ngữ và vị trí của người dùng Vì vậy tìm kiếm đã giúp cho họ có được một

số lượng lớn thông tin ở nhiều nguồn từ đơn giản đến phức tạp, để dàng khám

phá tìm hiều, chọn lọc ra nội dung mình cần tìm kiếm một cách nhanh chống và

an toàn

Để đảm bảo người dùng luôn tiếp cận được thông tin, Google chỉ loại bỏ nội

dung khỏi kết quả tìm kiếm trong một số ít trường hợp nhất định và phải tuân thủ

luật pháp của quốc gia sở tại hoặc đáp ứng yêu cầu của chủ sở hữu trang web

2.1.3 THÀNH TỰU CỦA GOOGLE:

Trong năm 2002 Google đưa ra thị trường “AdWords” là một nền quảng cáo trả

tiền cho mỗi lần nhấp chuột của bên thứ ba “Google AdWords” đã trở thành trung

tâm lợi nhuận khổng lồ cho Google trong suốt 16 năm

“Google AdSense (2003)” sản phẩm mới này đã giúp cho các công ty dễ dàng kết

nối với nhà quảng cáo bằng cách nhấp chuột nhẹ nhàng, dễ dàng, đơn giản và hiệu

quả

Năm 2004, Google đã tiếp tục thành công cho ra sản phẩn mới là Gmail của chính

mình (1/4)

Google đã chiếm khoảng 37.1% tổng doanh thu quảng cáo kỹ thuật số ở Mỹ trong

trong năm 2018 Bên cạnh đó Google đã và đang cung cấp quảng cáo trên hơn 2

triệu trang web của bên thứ ba và tiếp cận lên đến 90% người dùng internet trên toàn

thế giới

Về mặt tài chính:

- Ở năm 2017 đạt doanh thu đạt 110.9 tỷ USD và 99% đến từ công ty Google,

trong đó 87% doanh thu là đến từ các hoạt động quảng cáo

- Công ty chính của Google là “Alphabet” đang xuất sắc đạt được ở mốc 1.000 tỷ

USD giá trị thị trường năm 2018

Trang 7

2.2 TÌNH HUỐNG CẦN PHÂN TÍCH.

Từ lâu dưới sự kiểm duyệt chặt chẽ của chính phủ Trung Quốc thì các dịch vụ của

Google vốn không có chỗ đứng tại quốc gia này Thậm chí trình duyệt của gã

khổng lồ tìm kiếm cũng biến mất nhiều năm liền khỏi quốc gia tỷ dân Mới đây

dịch vụ Translate – Dịch thuật của Google cũng đã được gỡ bỏ khỏi Trung Quốc

2.2.1 DỊCH VỤ GOOGLE BỊ TẮT Ở TRUNG QUỐC.

Không phải sự phản đối hay kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc Nguyên nhân

khiến Google tắt dịch vụ Google Dịch ở quốc gia tỷ dân này, chính là do lưu lượng

người dùng quá thấp Trang chủ của Google Dịch Trung Quốc sẽ được chuyển

hướng đến Google Dịch Hong Kong

2.2.2 GOOGLE GẶP PHẢI SỰ CẠNH TRANH KHỐC LIỆT TỪ DỊCH

VỤ NỘI ĐỊA

- Cục diện thị trường tại quốc gia tỷ dân khác hẳn so với các quốc gia khác Trong

khi Google gần như thống trị tại Mỹ, Châu Âu và một số quốc gia Châu Á khác thì

tại Trung Quốc, Alibaba và Baidu mới là hai ông lớn được nhiều người dùng tin

tưởng sử dụng

- Trong vòng 10 năm gần đây, ở mảng dịch vụ tìm kiếm, Google được xem như

một chiến binh đánh đâu thắng đó, mỗi khi xâm chiếm ở thị trường nào là sẽ độc

chiếm vị trí số 1, bởi lẽ không có quốc gia nào tạo ra được dịch vụ tìm kiếm tốt

như google, nên sẽ không có sự cạnh tranh gay gắt ở đây Dù luôn đứng ở vị trí số

1 ở nhiều quốc gia, nhưng Google lại gặp khó khăn ở thị trường Trung Quốc Một

thị trường đầy tiềm năng mà các công ty công nghệ đều muốn được hoạt động tại

đây

- Có thể Google là dịch vụ tìm kiếm số 1 trên thế giới, nhưng khi hoạt động ở

Trung Quốc, nó chỉ xếp thứ 4 vì các dịch vụ bản địa được ưa chuộng nhiều hơn

Năm 2012, theo thống kê cho thấy ba dịch vụ tìm kiếm của Trung Quốc có chỉ số

phần trăm người dùng rất cao, cụ thể: Baidu chiếm chỉ số cao nhất 71.76%, xếp thứ

2 là Qihoo 10.39%, cuối cùng là Sogou 7.92%, trong khi đó Google chỉ chiếm

5.07%

Trang 8

Tại Trung Quốc, Baidu mới là thị trường chiếm số 1

- Việc Google thất bại trước Baidu là điều dễ hiểu, nhưng với Qihoo một dịch vụ

mới thành lập vào 02/2012 nhưng lại chiếm vị trí cao hơn Google thì thật không

thể chấp nhận được Không chỉ kém ở mảng tìm kiếm phổ thông trên PC,mà đến

mảng tìm kiếm trên mobile, nơi được mọi người đánh giá cao là tiềm năng, Google

cũng xếp sau các đối thủ bản địa

- Cũng trong năm 2012, ba dịch vụ tìm kiếm lớn của Trung Quốc chiếm tới 80%

thị phần gồm: cao nhất vẫn là Baidu 35%, xếp vị trí thứ 2 là Tencent 23%, thứ 3 là

Easou 22%, thì Google và những thương hiệu khác chỉ đạt 20%

- Không những ở hiện tại, mà trong tương lai từ 5-10 năm nữa, việc Google chiếm

lĩnh được vị trí số 1 tại quốc gia đông dân này là một điều hết sức khó khăn

2.2.3 CÁC HÃNG TÌM KIẾM BẢN ĐỊA CỦA TRUNG QUỐC BẮT TAY

NHAU ĐẨY GOOGLE RA KHỎI THỊ TRƯỜNG NƯỚC HỌ

- Thay vì cạnh tranh công bằng với nhau, thì các dịch vụ tìm kiếm ở Trung Quốc

liên kết với nhau để đá Google ra khỏi đất nước của họ

- Có thể thấy rõ, các dịch vụ tìm kiếm này đã hợp tác chia các thị phần tìm kiếm

nhầm tránh dẫm lên nhau Song điều đó tạo ra sự khó khăn cho Google, cụ thể

Baidu sẽ làm nhiệm vụ tìm kiếm các thuật toán bằng tiếng Trung Quốc Thì dịch

vụ Qihoo sẽ đảm nhiệm các mảng như video, nhạc, Sogou sẽ phụ trách mảng tìm

kiếm theo dạng thư viện

- Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, các dịch vụ tìm kiếm bản địa họ đã phân chia

phân bố các nhiệm vụ rõ ràng và cũng đáp ứng được nhu cầu của người dùng, nên

có thể nói sự hiện diện của Google trong thị trường này là dư thừa

Trang 9

Dịch vụ tìm kiếm bản địa Sogou

- Chúng ta có thể thấy có rất nhiều lý do khiến Google thất bại tại thị trường Trung

Quốc, nhưng lý do lớn nhất là nằm ở chính phủ Vì chính phủ nước này luôn ủng hộ

và nới lỏng đối với các dịch vụ tìm kiếm internet của nước họ, nhưng lại quá khắt

khe với các dịch vụ đến từ nước ngoài

- Điển hình là Google đã rút khỏi thị trường Trung Quốc vào tháng 03/2010 vì những

mâu thuẩn và sự kiểm duyệt quá khắt khe về phần nội dung Sau khoảng thời gian

đó, khi người dùng truy cập vào google.cn, sẽ được chuyển tới các máy chủ tại Hồng

Kông, nơi các truy vấn không bị kiểm duyệt chặt chẽ

- Theo người dùng internet chia sẻ, khi truy cập vào website của Google thì hay bị tự

động chuyển sang truy cập dịch vụ tìm kiếm của “ Baidu.com ”

- Thời điểm, Google chính thức rút khỏi thị trường Trung Quốc, cũng là lúc dịch vụ

tìm kiếm Baidu phát triển mạnh mẽ và chiếm toàn bộ thị phần tại quốc gia này

- Chính phủ Trung Quốc quản lý nghiêm khắc đối với nội dung của các công ty đến

từ nước ngoài, thì đối với các tên tuổi trong nước, họ lại hết sức thoải mái và nới

lỏng Có thể thấy rõ khi dịch vụ tìm kiếm nhạc trên Mp3 chiếm tới 40% lượng truy

cập, thì họ vẫn cho người dùng tải miễn phí, không hề bị giới cầm quyền nhắc đến

Hoặc kho ebook lậu lớn nhất thế giới Sogou vẫn ung dung tồn tại

- Hiện tại tương lai của Google tại đất nước đông dân này vẫn hết sức khó khăn, từ

khi họ rút lui khỏi thị trường Trung Quốc vào năm 2010, hãng cũng đã nhiều lần làm

việc với chính phủ để có thể quay lại nhưng vẫn chưa đạt được kết quả nào đáng kể

Trang 10

- Nhưng theo giới chuyên môn nhận định, cho dù Google có được hoạt động tại

Trung Quốc thêm lần nữa, thì triển vọng của Google cũng không mấy khả quan

2.3 LÝ DO CHỌN TÌNH HUỐNG

Google LLC (Công ty TNHH Google) là một công ty công nghệ đa quốc

gia của Mỹ, là dịch vụ tìm kiếm số một thế giới, và đã thành công ở tại Mỹ,

Châu Âu và một số quốc gia Châu Á, nhưng lại thất bại ở thị trường Trung Quốc,

một thị trường màu mỡ đông dân nhất thế giới Qua đây chúng ta sẽ hiểu thêm về

google và cách vận hành, sự kiểm duyệt khắc khe của đất nước Trung Quốc Một đất

nước lớn với sự sáng tạo của chính họ, họ có thể tự tạo ra các dịch vụ tìm kiếm, hay

các app dùng cho nội địa mà không cần dùng hay nhập bất cứ thứ gì từ nước khác

Qua đó cho thấy, để một đất nước khác muốn xâm nhập vào thị trường Trung Quốc

để hoạt động kinh doanh là điều hết sức khó khăn và bất khả kháng vì đất nước họ rất

giàu có và lớn mạnh, họ không thiếu thứ gì

3 TÌNH HUỐNG GOOGLE RÚT KHỎI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

3.1 XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG

HOẠT ĐỘNG MÀ CÔNG TY GẶP PHẢI KHI KINH DOANH TẠI

TRUNG QUỐC

3.1.1 YẾU TỐ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ CÁC DOANH NGHIỆP

BẢN ĐỊA

- Sau hơn 4 năm cố gắng thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, cuối cùng google

cũng chào thua và đành phải chính thức rút khỏi Trung Quốc từ ngày 23/3/2010,

Google phải kéo một số lượng lớn nhân viên của mình ra khỏi thị trường Trung Quốc

(theo dự tính sẽ đem đi khoảng 700 nhân viên trong số khoảng 20.000 nhân viên

đang làm việc ở Trung Quốc)

- Sau rất nhiều nỗ lực thâm nhập vào thị trường màu mỡ này, nhưng vẫn thất bại,

phần nhiều do thị trường nội địa Trung Quốc rất rộng lớn và đầy tiềm năng, nhưng

dân tộc của họ lại khá đoàn kết, chính phủ cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

nội địa vương lên dẫn đầu chiếm lĩnh thị trường nhằm đẩy Google ra khỏi Trung

Quốc Liên tiếp xảy ra nhiều đợt tấn công tin học tinh vi từ đất nước này nhắm vào

các máy chủ Google trên khắp thế giới, Phía Google cũng không cho biết liệu chính

quyền Trung Quốc có dính dáng đến các đợt tấn công mạng này hay không, đồng

thời tại đây những chủ đề mang tính “” nhạy cảm”” thường không thể truy cập được

- Google có mở trang web tìm kiếm Google.vn vào năm 2006 theo trang tin tức

Analysys International, tổng cộng có khoảng 31,3% yêu cầu tìm kiếm bằng tiếng

Hoa trên trang này, tuy nhiên kết quả mang lại chưa bằng đến một nửa từ đối thủ là

Baidu INC với 63,9% Trong lúc ấy, doanh thu mang lại từ các trang web tìm kiếm ở

Trung Quốc là khoảng 1 tỷ đo la Mỹ mỗi năm, của Google tại Trung Quốc chỉ rơi

Ngày đăng: 25/09/2024, 16:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN