ĐỀ BÀI : Nhóm hãy tự xây dựng một tình huống thảo luận củamột môn học bất kì bao gồm cả nội dung của vấn đề thảoluận và phân tích các phương pháp có thể sử dụng trong tìnhhuống thảo luận
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-
-BÀI TẬP NHÓM
MÔN: NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG
PHÁP HỌC LUẬT
ĐỀ BÀI : Nhóm hãy tự xây dựng một tình huống thảo luận của một môn học bất kì (bao gồm cả nội dung của vấn đề thảo luận) và phân tích các phương pháp có thể sử dụng trong tình huống thảo luận đó Theo nhóm làm thế nào để kích thích việc thảo luận chủ động, tích cực và hiệu quả của sinh viên đại học
luật?
LỚP : N05.TL1 NHÓM : 01
Trang 2Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2023
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ
THAM GIA BÀI TẬP NHÓM
Nhóm: 01
Lớp: N05.TL1
Môn học: Nghề luật và phương pháp học luật
Đề bài: Nhóm hãy tự xây dựng một tình huống thảo luận của một môn học bất
kì (bao gồm cả nội dung của vấn đề thảo luận) và phân tích các phương pháp có thể sử dụng trong tình huống thảo luận đó Theo nhóm làm thế nào để kích thích việc thảo luận chủ động, tích cực và hiệu quả của sinh viên đại học luật? Thời gian làm việc nhóm : Thời gian từ ngày 1/10/2023 đến 14/10/2023,cả nhóm cùng làm
ST
T
3 Nguyễn Việt Anh 483303 x
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2023
Nhóm trưởng
Kết quả điểm bài viết :
Giảng viên chấm :
Kết quả điểm thuyết trình :
Giảng viên chấm :
Điểm kết luận cuối cùng :
Giảng viên chấm :
1
Trang 3MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU 2
B NỘI DUNG 2
1 Tình huống thảo luận cụ thể và các phương pháp được sử dụng 2
1.1 Nội dung tình huống 2
1.2 Các phương pháp được sử dụng trong tình huống thảo luận 2
1.2.1 Phương pháp IRAC 2
1.2.2 Phương pháp diễn án / đóng vai 2
1.2.3 Phương pháp nghiên cứu tình huống 2
2 Phương pháp kích thích việc thảo luận chủ động, tích cực và hiệu quả của sinh viên Đại học Luật 2
C KẾT LUẬN 2
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……….16
2
Trang 4A LỜI MỞ ĐẦU
Khi bước chân vào ngưỡng cửa Đại học, chắc hẳn mỗi sinh viên đều có trong mình những trăn trở, lo ngại cho tương lai bởi mỗi môn học sẽ có tính đặc thù và cần những phương pháp học khác nhau Vì vậy, để giúp sinh viên tìm được cho mình phương pháp học phù hợp, hiệu quả, tiết kiệm thời gian nhất, Trường Đại học Luật Hà Nội đã sắp xếp học phần “Nghề luật và phương pháp học luật” ngay tại kỳ học đầu tiên Học phần không chỉ trang bị cho sinh viên những kiến thức,
kĩ năng của nghề luật, các vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp mà còn cung cấp cho sinh viên một số phương pháp cần thiết cho việc học tập đạt hiệu quả tại Trường Đại học Luật Hà Nội như: phương pháp tình huống, phương pháp nghiên cứu tình huống/vụ án, phương pháp đọc và nghiên cứu bản án, phương pháp hỏi đáp Socratic, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp viết bài luận pháp luật, phương pháp thi kiểm tra, Trong đó, phương pháp thảo luận là một phương pháp phổ biến được áp dụng hầu hết các môn học tại Trường Đại học Luật Hà Nội
Phương pháp thảo luận là phương pháp tạo ra một cuộc trao đổi, tương tác qua lại với nhau giữa giảng viên và sinh viên hay giữa các thành viên trong lớp học Trong đó, những thành viên tham gia buổi thảo luận thường đặt những câu hỏi để làm rõ những quan điểm, chia sẻ những ý kiến cá nhân, hay thể hiện sự không đồng tình với các ý tưởng được trình bày khác Ngoài ra, những thành viên trong cuộc thảo luận có thể xây dựng một tình huống cụ thể và dùng những phương pháp khác nhau để phân tích tình huống, giúp sinh viên phát triển khả năng tư duy logic, giải quyết vấn đề và tăng cường khả năng giao tiếp, Để áp dụng phương pháp này, Nhóm 1 thuộc lớp N05.TL1 đã xây dựng tình huống học
bộ môn Luật Hình Sự bàn về vấn đề Bạo hành trẻ em hiện nay để thảo luận, đồng thời phân tích những phương pháp nhóm đã sử dụng trong quá trình thảo luận, qua đó nêu lên những cách kích thích việc thảo luận chủ động, tích cực và hiệu quả cho sinh viên Đại học Luật
3
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5B NỘI DUNG
1 Tình huống thảo luận cụ thể và các phương pháp được sử dụng
1.1 Nội dung tình huống
Trong những năm gần đây, tình trạng bạo hành trẻ em trở thành một vấn đề nổi cộm và số lượng trẻ em bị bạo hành cũng ngày càng gia tăng nhanh ở mức báo động UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc) cũng đã cảnh báo về số lượng trẻ em bị bạo hành: “Hơn một nửa số trẻ em trên thế giới –một tỷ trẻ em cho biết đã từng trải qua một số hình thức bạo lực trong năm trước” Theo số 1
liệu thống kê năm 2021 của Tổng đài quốc gia hỗ trợ trẻ em 111 ở Việt Nam, có
362 ca bạo hành trẻ em, chiếm 51,27% (cao hơn cùng kỳ năm 2020 là 167 ca tương đương 3,36%) Điều này có thể thấy được tình trạng bạo hành trẻ em hiện2
nay quá nguy hiểm, cần xã hội lên án và bảo vệ trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bạo hành trẻ em, một trong số đó là những đứa trẻ không được chăm sóc và dạy dỗ chu đáo sẽ có tâm lý lệch lạc, tự
do, ngang bướng, thích sử dụng bạo lực, thậm chí bất cần, dễ dàng phạm tội khi
bị rủ rê, lôi kéo Đồng thời, sự thiếu nhận thức của gia đình và xã hội trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành còn bị xem nhẹ, chưa được đề cao và trẻ em cũng còn thiếu nhận thức, chưa được giáo dục đầy đủ trong việc bảo vệ bản thân khỏi việc bị bạo hành Cuối cùng, đáng bạo động hơn là tình trạng bạo hành trẻ em trong gia đình luôn cao hơn, bởi có những gia đình vì có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế hay những gia đình có người thân như bố hoặc mẹ cuốn vào những tệ nạn xã hội nên khi bị dồn nén về mặt tâm lý thì họ sẽ đánh chính con mình Điều này thể hiện rõ nhất trong đợt dịch Covid-19, vì giãn cách xã hội và cùng với nhiều điều bất cập trong cuộc sống nên số lượng trẻ em bị bạo hành gia tăng một cách nhanh chóng Năm 2020, Việt Nam có gần 2.000 vụ bạo hành trẻ bị phát hiện , 97% số vụ bị phát hiện , kẻ gây hại đều là người thân, quen với nạn nhân 3
1 UNICEF: “Violence against children” https://www.unicef-irc.org/research/violence-against-children/ , truy cập 11/10/2023
2 Báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm 2021 của tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em: http://tongdai111.vn/tin/bao-cao-hoat-dong-6-thang-dau-nam-2021-cua-tong-dai-quoc-gia-bao-ve-tre-em-111 , truy cập 11/10/2023
3 Mai Ngọc, “Đừng bắt những đứa trẻ phải tự chống đỡ (2022)”, Báo Công an nhân dân, nguồn :
https://cand.com.vn/Phong-su/dung-bat-nhung-dua-tre-phai-tu-chong-do-i655205/ , truy cập 11/10/2023
4
Trang 6Hành động bạo hành trẻ em sẽ dẫn đến những tác động xấu về mặt tâm lý, thể chất của trẻ em, thậm chí có thể dẫn đến thiệt mạng Chính những lý do trên ,ta thấy được việc bạo hành trẻ em cần được xã hội quan tâm và đưa ra những giải pháp cụ thể để hạn chế như: xử lý bằng pháp luật vì điều này đã được pháp luật nghiêm cấm“ Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em” Ngoài ra, có4
thể sử dụng biện pháp khác như: tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi người thấy được việc bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành là một việc cấp bách trong thời gian gần đây và cần được giải quyết
1.2 Các phương pháp được sử dụng trong tình huống thảo luận
1.2.1 Phương pháp IRAC
Phương pháp I.R.A.C là một phương pháp phân tích vấn đề pháp lý phổ biến được sử dụng trong lĩnh vực pháp luật đối với sinh viên luật và dân luật nói chung IRAC là từ viết tắt của Isue (vấn đề) – Rule (quy định) – Application (áp dụng) – Conclusion (kết luận) Các trường đào tạo ngành luật và luật sư ở Mỹ, Anh hay Úc đều được đào tạo phương pháp này để ứng dụng không chỉ trong giải quyết các vấn đề pháp lý mà còn được ứng dụng như một kỹ năng tư duy pháp luật, tìm kiếm luật, ý kiến pháp lý, thư từ pháp lý, hay ứng dụng để nghiên cứu hồ sơ vụ việc , Có thể nói, phương pháp IRAC giúp người học hình thành 5
lập luận rõ ràng, logic cũng như hỗ trợ chia nhỏ các vấn đề pháp lý phức tạp trong mô †t vụ viê †c thành các phần nhỏ hơn và dễ hiểu hơn Bằng phương pháp IRAC, sinh viên có mô †t góc nhìn cụ thể áp dụng vào tình trạng bạo hành trẻ em hiê †n nay đối chiếu qua từng chữ cái biểu thị của nó Ta sẽ có mô †t góc nhìn toàn diê †n về vấn đề pháp lý này qua các phần phân tích khái niê †m và tính thực hành của từng giai đoạn trong viê †c ứng dụng giải quyết hiê †n trạng bạo hành trẻ em Giai đoạn đầu của phương pháp được thể hiê †n trong chữ cái I (Issue - Vấn đề) cần yêu cầu định hình vấn đề của vụ viê †c Mục đích của phần này đó chính
là giải quyết được câu hỏi “Vấn đề pháp lý gì đang được tranh luận là gì?” Bước
4 Quy định khoản 3, điều 6 Luật trẻ em 2016
5 Luật sư HT Legal Việt Nam, “Tham khảo IRAC một cách tư duy pháp lý ở Mỹ”, nguồn:
https://www.htlegalvn.com/-tham-khao-irac-mot-cach-tu-duy-phap-ly-o-my-310.html , truy cập 12/10/2023
5
Trang 7đầu tiên của suy nghĩ và lập luận pháp lý là xác định được vấn đề pháp lý từ các bằng chứng, dữ kiện của vụ việc Một vụ việc có thể có một hay nhiều vấn đề pháp lý Để có thể phát hiện ra vấn đề pháp lý nhất thiết phải có kiến thức luật
đủ rộng để có thể “nhận ra” những dấu vết pháp lý trong các bằng chứng, dữ kiện Ít nhất chúng ta phải hình dung được ngành luật nào, chế định nào điều chỉnh vụ việc chúng ta đang xử lý Nói cách khác là “vấn đề pháp lý” nào tồn tại trong vụ việc Khi đă †t vào viê †c tìm hướng đi giải quyết vấn đề bạo hành trẻ em, xác định được vấn đề pháp lý chung là “bạo hành trẻ em”, vấn đề chi tiết sẽ phụ thuô †c vào các trường hợp khác nhau Ví dụ: Nếu trẻ em bị hành hạ, ngược đãi, đánh đập; có hành vi dùng vũ lực, tổn hại đến sức khỏe và các hành vi cố ý trói, đánh trẻ em Nếu căn cứ vào các hành vi nêu trên thì có thể kết luâ6 †n: Vấn đề pháp lí ở đây là bạo lực về thể chất
Sau khi đã xác định được vấn đề pháp lý, đến với giai đoạn tiếp theo R (Rule/ Relevant laws - Quy định) Ở phần này, nhiệm vụ của sinh viên là trình bày được những quy định pháp luâ †t liên quan đến giải quyết “vấn đề pháp lý” để tìm ra chính xác quy định cụ thể áp dụng, điều chỉnh vụ việc Đây là lúc cần kiểm định tất cả các nguồn luật của ngành luật: Kiểu luật, ngoại lệ (điều khoản mở - áp dụng ở Việt Nam), tập quán, phản biện, nguyên tắc chung và cả những án lệ liên quan Cụ thể hơn, hành vi bạo hành trẻ em ở Viê †t Nam dưới nhiều hình thức có thể bị truy cứu trách nhiệm về hành chính như trong Điều 27 của Nghị định 144/2013/NĐ-CP7 về xử phạt đối với vi phạm về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo
vệ, chăm sóc trẻ em (Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với các hành xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em) và trách nhiê †m hình sự về một trong các tội được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 8
như: tội hành hạ người khác, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác, tội vô ý làm chết người, tội giết người Viê9 †c tìm ra quy định pháp luâ †t phù hợp để giải quyết vấn đề pháp lý chứng tỏ rằng đã có định hướng
6 Khoản 6 Điều 4 Luật trẻ em 2016 quy định về các hành vi bạo lực trẻ em
7 Điều 27 của Nghị định 144/2013/NĐ-CP
8 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
9 Nguyễn Khánh Huyền, “Mức xử phạt dành cho người có hành vi bạo hành trẻ em (2022)”, nguồn:
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thoi-su-phap-luat/muc-xu-phat-danh-cho-nguoi-co-hanh-vi-bao-hanh-tre-em-1233.html , truy cập 11/10/2023
6
Trang 8chính xác để đi đến các bước giải quyết vấn đề sau đó Quy định càng rõ ràng, mạch lạc thì khi đưa vào lý luâ †n ứng dụng sẽ tạo nhiều ưu thế, khiến lâ †p luâ †n logic và thuyết phục hơn
Khi đã biết quy định áp dụng, ta cần áp dụng quy định đó vào vụ việc thực tế, chính là đi đến giai đoạn A (Application - Šp dụng) Phần Application sẽ yêu 10
cầu giải thích quy định liên quan đã được phát hiện ở trên, kết hợp với các bằng chứng, dữ kiện của vụ việc để đi đến kết luận Kết luận này không phải là kết luận trong Conclusion phía dưới mà kết luận cho các câu hỏi kiểu như: Liệu có bằng chứng, dữ kiện cho thấy tất cả các điều kiện ở quy định M đã được thỏa mãn hay chưa? Phần này là phần quan trọng nhất trong giải quyết vấn đề pháp
lý, bởi lẽ việc kết nối giữa I và R chính là A, tức là kết nối vấn đề pháp lý, sự kiện pháp lý với quy định pháp luật liên quan để đưa ra được những phân tích cụ thể Khi trình bày vụ viê †c nào đó tại bước này, ta đã phải đảm bảo thực hiê †n được mục tiêu: Đưa bằng chứng - Giải thích - Phản biê †n đối với kết luâ †n của mình Đă †c biê †t trong trường hợp xử lý vấn đề về “Bạo hành trẻ em”, ta có thể hình dung như sau: Xác định đứa trẻ bị bạo hành bằng cách lấy những dấu vết bạo hành trên cơ thể, phân tích đó là hành vi bạo hành tác động bởi cái gì và đưa những bằng chứng đó để tố cáo tội phạm Từ đây, sinh viên sẽ vâ †n dụng luật vào tình huống để chứng minh rằng vì sao dùng điều luật này mà không vận dụng điều luật khác để giải quyết vấn đề Từ đó, tự hoàn thiê †n bản lý luâ †n của bản thân, đi đến mô †t kết luâ †n toàn diê †n và có ít lỗ hổng nhất
Sau khi đã trải qua các giai đoạn I - R - A (Vấn đề - Quy định - ‹ng dụng), sẽ đến phần C (Conclusion - Kết) để tổng hợp ý kiến cuối cùng của “Vấn đề pháp lý” Phần kết luận thường đưa ra câu trả lời tổng kết cho các phần trên, đặc biệt
là phần Application Sinh viên cũng lưu ý rằng bước này không đưa thêm thông tin hay lập luận mới Kết luâ †n này sẽ không tuyê †t đối trả lời đúng hay sai mà chỉ
10 Cách sử dụng phương pháp IRAC https://www.yubrain.com/vi/nhan-van/phuong-phap-phan-tich-irac-va-ly-luan-phap-ly/ , truy cập 11/10/2023
7
Trang 9là kết quả từ sự phân tích và tư duy logic căn cứ trên quy định và sự kiện mô †t cách hợp lý nhất11
Nhóm đã áp dụng phương pháp IRAC vào một tình huống cụ thể: Một gia đình A luôn ngược đãi, áp bức con cái để lại những vết bầm tím, vết thương sâu trên người con Có thể thấy rằng vấn đề pháp lý (I – Issue) ở đây là bạo lực gia đình Theo pháp luật (R – Rule), việc đánh đập, gây thương tích lên con cái của mình là vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ
em Ngoài ra còn có chế tài xử phạt đi kèm như phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với các hành vi xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em và phải chịu mọi chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em Tuy nhiên, điều luật áp dụng
xử phạt tùy vào từ mức độ Xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp này chưa hợp lý mà cần đến pháp luật xử lý vi phạm hình sự như ở Điều 185 hay Điều 140 (Phạt tù 2 – 5 năm hay 1 – 3 năm tùy mức độ tổn thương) Nhóm đã đi đến giai12
đoạn phân tích và áp đụng (A – Application): Bác bỏ lập luận trước để có suy luận chính xác hơn Đến với bước kết luận (C – Conclusion), nhóm đã kết luận: Đối với gia đình A, hành vi này sẽ nên bị xử phạm theo mức độ vi phạm hành chính và hình sự do có những hành vi làm con bị tổn hại về thể xác và tinh thần
Có thể nói, phương pháp IRAC là mô †t phương pháp rất thực tế và logic Với phương pháp này, người dùng có thể phân tích vấn đề pháp lý một cách có hệ thống và chính xác, giúp đưa ra các quyết định pháp lý chính xác và hiệu quả Trong nhiều tình huống khác nhau, phương pháp IRAC có thể được sử dụng linh hoạt và có nhiều biến thể như: (I) – R – A – C, I – R (A) – C, I – R – A, nhưng tựu chung lại, phương pháp vẫn hướng đến giải quyết vấn đề pháp lý theo thang bâ †c logic tăng dần
1.2.2 Phương pháp diễn án / đóng vai
Phương pháp diễn án/đóng vai là phương pháp mà người học đặt mình vào vị trí một bên liên quan (bên nguyên đơn, bên bị đơn, bên cơ quan tư pháp) trong
11 Luật sư HT Legal Việt Nam, “Tham khảo IRAC một cách tư duy pháp lý ở Mỹ”, nguồn:
https://www.htlegalvn.com/-tham-khao-irac-mot-cach-tu-duy-phap-ly-o-my-310.html , truy cập 12/10/2023
12 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2022 số 12/2022/QH15
8
Trang 10một tình huống pháp lý Trong môi trường học luật hiện nay, phương pháp diễn án/đóng vai là phương pháp mà người học sẽ được đóng vai những nhân vật gắn liền với những tình huống pháp lý cụ thể và tìm cách giải quyết vụ việc đó Đây
là một trong những phương pháp giảng dạy - học tập chủ động, hiện đại, ngày càng được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là trong các cơ sở đào tạo luật hiện nay, trong đó có cả trường Đại học Luật Hà Nội
Khi áp dụng phương pháp vào việc thảo luận về vấn đề tình trạng bạo hành trẻ em hiện nay, nhóm thấy được sự hiệu quả và tính phổ biến của phương pháp bởi mọi người sẽ dễ hình dung những hành động bạo hành, cũng như cách thức
xử phạt tội phạm gây ra trong một phiên toà sẽ như nào Quá trình vận dụng phương pháp đóng vai của nhóm gồm những bước sau :13
Trước ngày đóng vai: khi nghiên cứu hồ sơ, sinh viên cần xác định rõ nội dung của vấn đề, vấn đề pháp lý, nguyên nhân chính dẫn đến vụ việc cũng như chuẩn bị những chứng cứ, tài liệu cần thiết để bảo vệ cho luận điểm của mình Đồng thời, sinh viên cần phải vận dụng kĩ năng phân tích và lập luận để tìm ra được quy định pháp luật có liên quan Bên cạnh đó, sinh viên cần phải rèn luyện
kĩ năng đặt câu hỏi nhằm nhận được câu trả lời của đối phương để hội đồng xét
xử hiểu rõ hơn về vụ án, tạo ra những điểm có lợi cho đội của mình
Trong quá trình tiến hành đóng vai: sinh viên phải đảm nhận vai trò của người “giải quyết vấn đề” như luật sư thực hiện biện hộ hay kiểm sát viên thực hiện quyền công tố Với các vai trò này, các sinh viên phải tìm ra được một giải pháp tốt nhất để thuyết phục thẩm phán Ngoài ra, việc đặt câu hỏi, phát biểu và đối đáp khi tranh luận cũng đòi hỏi sinh viên cần có kĩ năng lập luận, tư duy
phản biện thuyết phục, lắng nghe và bình tĩnh trong phiên tòa Ví dụ: Mẹ kế đánh con gái 8 tuổi tử vong ở TP.HCM ( đây cũng là một vụ án nổi về việc bạo hành trẻ em hiện nay) 14 Đầu tiên, sinh viên phải nghiên cứu hồ sơ, vấn đề của
13 Phan Thùy Dương, “Tài liệu về phương pháp học ngành luật - viện luật so sánh”, nguồn:
https://www.scribd.com/document/514099217/Tai-Li%E1%BB%87u-V%E1%BB%81-Ph
%C6%B0%C6%A1ng-Phap-H%E1%BB%8Dc-Nganh-Lu%E1%BA%ADt-Vi%E1%BB%87n-Lu%E1%BA
%ADt-So-Sanhra , truy cập ngày 11/10/2023
14 Dương Lan,“Những vụ bạo hành trẻ em rúng động dư luận: Căm phẫn cùng nỗi đau đáu”(2022), Báo Thanh Niên, nguồn:, nguồn:
https://thanhnien.vn/nhung-vu-bao-hanh-tre-em-rung-dong-du-luan-cam-phan-cung-noi-9