ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TIỂU LUẬN GIỮA KỲ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHOA HỌC PHÂN TÍCH VỀ QUYỀN LY HÔN THEO YÊU CẦU CỦA MỘT BÊN DƯỚI GIÁC ĐỘ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI..
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHOA HỌC PHÂN TÍCH VỀ QUYỀN LY HÔN THEO YÊU CẦU CỦA MỘT BÊN
DƯỚI GIÁC ĐỘ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
TỪ BỘ LUẬT GIA LONG CHO ĐẾN PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý Giảng viên giảng dạy: PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC PHÂN TÍCH 3
1 Về khoa học và phương pháp nghiên cứu khoa học: 3
1.1 Về khoa học: 3
1.2 Về phương pháp nghiên cứu khoa học: 3
2 Khái quát về phương pháp phân tích khoa học: 4
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC PHÂN TÍCH 5
1 Bối cảnh lựa chọn quy phạm pháp luật dùng để phân tích: 5
2 Phân tích quy phạm pháp luật và những vấn đề liên quan đến quyền con người: 5
2.1 Quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên trong Hoàng Việt luật lệ ( Bộ Luật Gia Long): 5
2.2 Quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên trong pháp luật Việt Nam Cộng Hoà: 7
2.3 Quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên trong pháp luật Việt Nam từ sau Cách mạng tháng tám đến năm 2000: 9
2.4 Quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên trong Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành: 11
KẾT LUẬN 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC PHÂN TÍCH
1 Về khoa học và phương pháp nghiên cứu khoa học:
1.1 Về khoa học:
Được hiểu rằng là một hệ thống kiến thức về những định luật, cấu trúc và cách vận hành của thế giới tự nhiên, được đúc kết qua từng giai đoạn lịch sử thông qua việc quan sát, mô tả, đo đạc, thực nghiệm, phát triển lý thuyết bằng các phương pháp khoa học
Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên
cơ sở thực tiễn xã hội Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học Trong đó:
- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống
hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên Quá trình nầy giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực
tế Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học
- Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ
hoạt động NCKH, các họat động nầy có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,…
1.2 Về phương pháp nghiên cứu khoa học:
Trước hết Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự
Trang 4nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lãnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường
2 Khái quát về phương pháp phân tích khoa học:
Khi nhân loại các lĩnh vực nghiên cứu, các khoa học nghiên cứu, con người nhận ra các phương pháp khoa học từ đó cũng sẽ bị phân hóa theo hơi hướng, các tiêu chuẩn đặc thù như sự ứng dụng, sự phản hồi kết quả, tối ưu hóa phương pháp nghiên cứu đó theo lĩnh vực khoa học đặc thù Có thể hiểu, đối với những khoa học tư duy, ngành khoa học tự nhiên thì thường sẽ thấy phương pháp định lượng, thống kê hay phương pháp kiểm nghiệm xuất hiện dày đặc hơn so với nghiên cứu về các ngành khoa học xã hội, khoa học nhân văn
Trong các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội, những nhóm phương pháp có thể kể đến như nhóm các phương pháp Logic chung & phổ biến, phương pháp nghiên cứu lý thuyết-lý luận, phương pháp thực chứng, thực nghiệm, Trong đó phương pháp phân tích là một trong những phương pháp nền tảng
Phương pháp phân tích (分 : Phân; 析 : Tích)1: Đây là cách phân chia một vấn
đề đang cần nghiên cứu ra thành các cụm vấn đề hợp thành (nhóm, tiêu đề) nhằm mục đích nghiên cứu toàn diện các khía cạnh của vấn đề
Làm bất cứ việc gì cũng phải có phương pháp Làm nghiên cứu thì lại càng phải có phương pháp Phương pháp là cách thức làm để dẫn chúng ta đến đích Phương pháp và phương pháp luận về cơ bản là giống nhau Nếu như phương pháp là những cách thức cụ thể thì phương pháp luận lại thiên về hướng tiếp cận vấn đề nghiên cứu Các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học có tính
lý luận cho nên thường mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học (như thế giới quan) để tiếp cận và nhận thức thế giới
1 Theo từ điển Hán-Việt: Phân tích nghĩa là chia ra làm nhiều phần, mổ xẻ để tìm hiểu kỹ càng sự việc
Trang 5CHƯƠNG II: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC PHÂN TÍCH
1 Bối cảnh lựa chọn quy phạm pháp luật dùng để phân tích:
Qua một bài báo của VTV24 có nhan đề rằng “Lý giải về xu hướng kết hôn muộn” được đăng tải vào ngày 02/01/2024 đã khiến em có phần nào nỗi ưu tư về việc kết hôn ở giới trẻ, đó là phần nút thắt Học viên suy nghĩ thêm liệu rằng ắt phải có lý do nào đó để một bộ phận không nhỏ giới trẻ “ái ngại” về việc kết hôn đến vậy Đối chiếu với quy định pháp luật, một điều các nhà làm luật không luật hoá các hành vi cụ thể của hôn nhân đó chính là thời điểm tiền hôn nhân, khi các
cá thể tìm hiểu, yêu đương và dẫn đến hôn phối Thay vào đó, các nhà làm luật luật hoá các quy định về điều kiện kết hôn, quy định quyền và nghĩa vụ trong và sau hôn nhân (sự chấm dứt hôn nhân), về tử hệ, về cấp dưỡng,… Theo một cách chi tiết và đảm bảo quyền lợi nhất tính đến thời điểm áp dụng pháp luật hiện tại Một trong những quy phạm pháp luật đã xuất hiện từ lâu, mang đậm ý chí của cá thể phối ngẫu trong quan hệ hôn nhân hay nói cách khác cũng mang “dáng vóc” thể hiện mạnh mẽ về quyền con người chính là “Quyền ly hôn theo yêu cầu của một bên” trong quan hệ hôn nhân Đặc quyền này không chỉ mang bản chất pháp lý, có tính logic luật học mà còn mang tính xã hội sâu sắc về sự phát triển của
xã hội, sự bình đẳng về giới và hơn nữa thể hiện như một quyền cơ bản của con người trong việc chọn lựa bạn tình hay chấm dứt hôn trạng của chính họ
Học viên mạnh dạn chọn quyền này để đi phân tích, làm rõ các vấn đề của quyền này dưới giác độ lịch sử, văn hoá và quyền con người
2 Phân tích quy phạm pháp luật và những vấn đề liên quan đến quyền con người:
Trước khi phân tích quy phạm pháp luật hiện hành, học viên sẽ làm rõ những quy định này hoặc những quy định có tính chất tương đương trong các văn bản quy phạm pháp luật ra đời trước đó
2.1 Quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên trong Hoàng Việt luật lệ ( Bộ Luật Gia Long):
2.1.1 Phân tích tổng quan về các quy phạm pháp luật liên quan:
Chương mục về sự ly hôn được quy định cụ thể trong Luật Gia Long theo các
đề mục ví dụ như: Giá thú, hôn sự, ly hôn,… Trong đó, màu sắc của việc ly hôn
Trang 6theo yêu cầu của một bên chỉ thuộc về bậc phu tử (người nam giới trong mối quan
hệ phối ngẫu), người vợ không có quyền yêu cầu một sự ly hôn theo luật định Đối với bộ luật này có sự phân biệt giữa nguyên cớ xuất thê (bỏ vợ), phân dị và sự ly hôn thuận tình
Một cách khái quát về xuất thê, điều này có thể thấy rõ trong các Duyên cớ ly
hôn trong Luật Gia Long khi người vợ thuộc một trong bảy trường hợp “thất xuất” 2
thì người chông có thể tự ý đơn phương bỏ vợ (lỗi thuộc về người vợ)
Bên cạnh việc bỏ vợ theo yêu cầu của người chồng (khi người vợ phạm thất xuất) thì có một loại khiến cho hiệu lực ly hôn xảy ra khi định chế này cho phép quyền lực nhà nước tham gia chế tài đối với giá thú của người dân, đó là ly hôn
theo các lỗi “nghĩa tuyệt” 3
2.1.2 Phân tích & đánh giá dưới giác độ về quyền con người của các quy phạm pháp luật:
Nhìn chung, những quy định pháp luật dưới thời Nhà Nguyễn còn mang đậm nét Phong kiến Á đông, khi quyền con người chưa được xác định cụ thể và rõ ràng, trong
đó, quyền của người phụ nữ khi sinh thời đến khi gả đi làm vợ bị hạn chế gần như tuyệt đối Qua phân tích trên cho thấy những điều bị hạn chế cơ bản như:
- Người phụ nữ về nhà chồng không được đối xử công bình;
- Duyên cớ ly hôn hoàn toàn phụ thuộc vào lỗi xuất phát từ phía phái nữ, người phụ nữ có thể được “gả qua tay” như một món hàng
2 Thất xuất điều lệ:
1 Vô tử (không có con, nhất là con trai);
2 Dâm dật (ngoại tình, lẳng lơ);
3 Bất sự cậu cô (không phụng sự cha mẹ chồng)
4 Đa ngôn (lắm lời, hàm hồ);
5 Đạo thiết (trộm cắp);
6 Đố kỵ (ghen tuông);
7 Ác tật (mắc bệnh hiểm nghèo)
3 Nghĩa tuyệt: là những trường hợp đoạn tuyệt ân nghĩa vợ chồng, đây là quy định bắt buộc họ phải bỏ
nhau dựa theo lỗi của cả hai phía vợ chồng và chế tài bằng quyền lực nhà nước
(VD : Điều 332 Luật Gia Long về việc vợ thông gian; Điều 108 Về vợ bỏ khỏi nhà chồng;… Nhà nước buộc cặp hôi phối đoạn tiêu giá thú)
Trang 7Bên cạnh những bất bình đẳng trong hôn phối ấy người phụ nữ còn chịu thiệt thòi
ở nhiều khía cạnh khác như sự phân chia hôn sản (tài sản có trong thời kỳ hôn nhân), về tục lệ chịu tang chế, tái giá hoặc làm vợ lẽ,…
→ Pháp luật Nhà Nguyễn đã có cơ chế cho ly hôn theo yêu cầu từ một phía, bước đầu đã khái quát được nguyên tắc cơ bản của Dân luật như là một nguyên tắc tự do ý chí, tuy nhiên, do là một chế độ phong kiến nên sự định kiến về giới còn rất nặng nề, điều này dường như là nguyên nhân chính kìm hãm, hạn chế quyền con người, quyền
của phái nữ
2.2 Quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên trong pháp luật Việt Nam Cộng Hoà:
2.2.1 Phân tích tổng quan về các quy phạm pháp luật liên quan:
Theo quy định về “Duyên cớ ly hôn” được quy định trong Dân luật Nam kỳ giản yếu (Projet de Code Civil) thì được hiểu rằng “Hôn thú bị đoạn tuyệt trong trường hợp một người phối ngẫu mệnh một (qua đời) và trong trường hợp ly hôn” Bênh cạnh đó, sự ly hôn này tan rã do toà án tuyên phán theo lời yêu cầu của một trong hai vợ, chồng (theo yêu cầu của một bên) hoặc đồng thời của hai vợ chồng (thuận tình ly hôn)
Đối chiếu với quy định trong bộ Dân luật này, có thể chỉ ra 5 quan niệm khác nhau về ly hôn:
Một là, Sự để vợ (bỏ vợ): Người chồng (với tư cách gia trưởng) có quyền đuổi vợ ra khỏi gia đình
Hai là, Ly hôn do ý chí đơn phương của một người phối ngẫu
Ba là, Ly hôn do sự thoả thuận giữa hai vợ chồng
Bốn là, ly hôn với tính chất là một biện pháp chấm dứt một tình trạng không thể kéo dài được
Năm là, Ly hôn với tính chất như một hình phạt,
→ Tựu trung, Dân luật giản yếu chấp nhận sự ly hôn (ly hôn theo yêu cầu) nếu một người phối ngẫu phạm lỗi, có bản án toà tuyên thất trung hoặc có sự kiện về thuận tình ly hôn (có ràng buộc điều kiện) Đối chiếu các quy định pháp luật cùng
Trang 8thời điểm khác, Dân luật Bắc và Dân luật Trung cũng chấp nhận ly hôn với những duyên cớ như trên nhưng bổ sung thêm nội dung sẽ cho ly hôn nếu một trong hai người phối ngẫu bị mất trí.4
Bên cạnh đó, định chế ly hôn được tái lập do sắc luật năm 1964 dưới nền Đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà ấn định các duyên cớ ly hôn và một trong số đó là việc nhân thân người phối ngẫu bị ngược đãi, bạo hành hay nhục mạ Bộ Dân luật 1972 dưới nền Đệ nhị Việt Nam Cộng Hoà cũng có quy định tương tự về duyên cớ ly hôn như trên
Mở rộng hơn về phân tích lỗi của một bên phối ngẫu do có sự ngược đãi, bạo hành hay nhục mạ được định nghĩa trong Dân luật5 và được hiểu về hình thức có điều kiện như việc ấy phải tái diễn lâu dài, làm vợ chồng không sống được với nhau, có sự vi phạm về bổn phận của nhau
2.2.2 Phân tích & đánh giá dưới giác độ về quyền con người của các quy phạm pháp luật:
Kế thừa màu sắc pháp luật của thời Nhà Nguyễn cùng với sự định hướng của Bộ Dân luật Pháp quốc, chế định hôn nhân dưới chánh thể Việt Nam Cộng Hoà đã có màu sắc tiến bộ hơn, ưu tiên quyền con người hơn qua việc đảm bảo sự tự do ý chí của cặp
vợ chồng Tuy có nhiều điểm hạn chế về việc cấm ly hôn hay ly hôn với những điều kiện ngặt nghèo theo Luật Gia đình 1959 nhưng các sắc lệnh, văn bản sửa đổi sau đó liên quan đến sự đồng nhất bộ Dân luật hoặc quy định các tội phạm ảnh hướng đến giá thú trong Hình luật đã khắc phục những điều kiện ngặt nghèo này
Cũng tại những quy định này cũng làm rõ các nguyên cớ ly hôn phụ thuộc cốt yếu vào sự ngoại tình và sự ngược đãi, bạo hành hay nhục mạ trong thời gian dài và ưu tiên
nó làm cơ sở cho sự xin ly hôn
→ Quyền con người dưới chánh thể Việt Nam Cộng Hoà được bảo đảm và rõ ràng hơn
so với pháp luật Nhà Nguyễn tuy nhiên vẫn mang đậm nét văn hoá á đông, phụ nữ vẫn nhận về sự bất bình đẳng (do một phần từ quy định nạp thê, thiếp)
4 Xem điều 120 Dân luật Bắc
5 Xem điều 170 Dân luật giản yếu
Trang 92.3 Quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên trong pháp luật Việt Nam từ sau Cách mạng tháng tám đến năm 2000:
2.3.1 Phân tích tổng quan về các quy phạm pháp luật liên quan:
a) Giai đoạn 1945 đến 1960:
Ngay sau khi cách mạng tháng tám thành công, Hiến pháp đầu tiên ban hành ngày 9-11-1946 đã khẳng định những quyền cơ bản của công dân Trên cơ sở đó, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ban hành Sắc lệnh số 97-SL vào ngày 22-05-1950 nhằm xoá bỏ những hủ tục trong hôn nhân Đồng thời công nhận các quyền về dân sự và hôn nhân gia đình đối với công dân Việt Nam Về vấn đề ly hôn, ngày 17/11/1950, Chủ tịch nước cũng đã ban hành thêm Sắc lệnh số 159/SL Sắc lệnh này quy định về căn cứ, thủ tục và hậu quả của việc ly hôn cũng như các vấn đề liên quan Việc ly hôn này cũng hàm chứa và đảm bảo ý chí của các bên tham gia vào quan hệ hôn nhân, viện dẫn theo quy định dưới đây:
“Điều 2: Toà án có thể cho phép vợ hoặc chồng ly hôn trong những trường hợp sau này: 1- Ngoại tình;
2- Một bên can án phát giam;
3- Một bên mắc bệnh điên hoặc một bệnh khó chữa khỏi;
4- Một bên bỏ nhà đi quá hai năm không có duyên cớ chính đáng;
5- Vợ chồng tính tình không được hoặc đối xử với nhau đến nổi không thể sống chung được Điều 3: Vợ chồng có thể xin thuận tình ly hôn”
Đối với quy định trên đã làm rõ hai vấn đề cốt lõi đó là Duyên cớ để ly hôn
và Sự ly hôn dựa trên ý chí của các chủ thể tham gia vào quan hệ hôn nhân Khác với Bộ Luật Gia Long của triều đại trước đó, Sắc lệnh này không có sự phân biệt nam nữ rạch ròi mà vận dụng tính phổ biến, áp dụng chung của pháp luật lên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
b) Giai đoạn 1960 đến 1987; Giai đoạn 1987 đến 2001:
Để hoàn thiện hơn cho hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình thì tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá 01 đã chính thức thông qua Luật hôn nhân và gia đình
Trang 101959 Với hệ thống các nguyên tắc được cụ thể hoá trong 6 chương, 35 điều quy định cơ bản về các vấn đề trong quan hệ hôn nhân Tương tự như những văn bản pháp quy trước đó, Luật Hôn nhân và gia đình này cũng quy định đối với trường hợp Ly hôn theo yêu cầu một bên như sau:
“Khi một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra và hoà giải Hoà giải không được, Toà án nhân dân sẽ xét xử Nếu tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, thì Toà án nhân dân sẽ cho ly hôn”
Điểm mới của Luật này so với Sắc lệnh 159 trước đó hay ở chỗ là không còn giới hạn lại những duyên cớ ly hôn mà để cho các chủ thể đưa ra nguyên cớ thực tiễn vào làm nguyên cớ ly hôn tuy nhiên cũng phải đáp ứng với các điều kiện do toà án ấn định hoặc theo kết quả mà toà án thu thập, đánh giá
Luật hôn nhân và gia đình được ban hành ngày 29/12/1986 đã thay thế cho Luật hôn nhân và gia đình 1959 trước đó Trên cơ sở kế thừa, văn bản quy phạm pháp luật này gồm 10 chương, 57 điều nhằm phù hợp với tình hình thực tế của đất nước cũng có nội dung quy định tương tự và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng mang màu sắc không đổi
2.3.2 Phân tích dưới giác độ đảm bảo quyền con người của các quy phạm pháp luật:
Từ thuở sơ khai lập pháp, chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà làm luật thời kỳ cách mạng đã biết cách vận dụng, tận dụng những tri thức có sẵn từ chế định thời Nhà Nguyễn vào trong kỹ thuật lập pháp của nước ta Để rồi từ đó như một bàn đạp tách rời chúng, định hướng lập pháp dần theo mô hình Chủ Nghĩa Xã Hội, hướng quốc gia đến mục tiêu Xã Hội Chủ Nghĩa Quyền con người cũng dần được đảm bảo và có sự tham gia thụ lý, điều tra từ Toà án để giữ cho những nguyên cớ ly hôn thêm phần đủ cơ sở Tuy nhiên, việc quy định không rõ ràng và đồng thời cũng là thời kỳ khốc liệt của chiến tranh nên phần nào đó Luật vẫn chưa giải quyết vấn đề rõ ràng như:
+ Cớ sự ly hôn là gì ? Toà án sẽ tham gia điều tra đến đâu ?
+ Giải quyết hôn thú trong thời chiến ra sao ? Sự ly hôn từ một phía cần cân nhắc làm sao ?