1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù tấtnhiên và ngẫu nhiên vận dụng để nhận thức và giải quyết vấn đề côngnhận thực thi và bảo vệ quyền con người

16 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Từ Nội Dung Và Ý Nghĩa Phương Pháp Luận Của Cặp Phạm Trù “Tất Nhiên Và Ngẫu Nhiên”, Vận Dụng Để Nhận Thức Và Giải Quyết Vấn Đề Công Nhận, Thực Thi Và Bảo Vệ Quyền Con Người
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thu Hoài, Nguyễn Tiến Hưng, Vũ Quỳnh Hương, Nguyễn Thị Hường, Lê Trần Minh Khang, Đinh Ngọc Khánh, Nguyễn Đặng Quang, Cao Khánh Linh, Nguyễn Bảo Linh, Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn Quý Linh, Phan Khánh Linh, Trần Diệu Linh
Trường học Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Triết học Mác – Lênin
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Nếu cái chung không được quyết định bởi bản chất nội tại mà chỉ là những sự lặp lại một số những thuộc tính ổn định nào đấy của sự vật, khi đó, cái chung là hình thức thể hiện của cái ng

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC

BÀI TẬP NHÓM MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ BÀI: Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “tất nhiên và ngẫu nhiên”, vận dụng để nhận thức và giải quyết vấn đề công

nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người.

LỚP : 4826 NHÓM : 03

Hà Nội - 2023

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN Ngày:……… Trường: Đại học Luật Hà Nội

Tổng số thành viên của nhóm: 13 thành viên

……… + Vắng:……….Có lý do:……….Không lý do:

…………

Chủ đề: Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “tất nhiên

và ngẫu nhiên”, vận dụng để nhận thức và giải quyết một vấn đề của thực tiễn

nhóm Đánh giá của giảng viên

m (số)

Điểm (chữ) kí tên GV

1 482625 Nguyễn Thị Thu Hoài X

2 482626 Nguyễn Tiến Hưng X

3 482627 Vũ Quỳnh Hương X

4 482628 Nguyễn Thị Hường X

5 482629 Lê Trần Minh Khang X

6 482630 Đinh Ngọc Khánh X

7 482631 Nguyễn Đặng Quang

Khánh

X

8 482632 Cao Khánh Linh X

9 482633 Nguyễn Bảo Linh X

10 482634 Nguyễn Ngọc Linh X

11 482635 Nguyễn Quý Linh X

12 482636 Phan Khánh Linh X

13 482637 Trần Diệu Linh X

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm

Kết quả như sau:

- Kết quả bài viết:

+ Giáo viên chấm thứ nhất:……… Hà Nội, ngày…tháng…năm + Giáo viên chấm thứ hai:……… Trưởng nhóm

- Kết quả điểm thuyết trình:

2

Trang 3

+ Giáo viên chấm thuyết trình:…………

Điểm tổng kết:………

3

Trang 4

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 4

B NỘI DUNG 5

I KHÁI NIỆM 5

1.1 Khái niệm 5

1.2 Lưu ý 5

II QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN 5

2.1 Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng 6

2.2 Tất nhiên và ngẫu nhiên không tồn tại một cách biệt lập với nhau mà tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau 6

2.3 Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau 7

III Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN 7

IV VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ TẤT NHIÊN NGẪU NHIÊN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN, THỰC THI VÀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI 8

4.1 Khái quát vấn đề 8

4.2 Phân tích vấn đề 9

4.3 Kết luận vấn đề 11

C KẾT LUẬN 13

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

A MỞ ĐẦU

Phép biện chứng duy vật là “linh hồn sống” và “cái quyết định” của chủ nghĩa Mác, bởi khi nghiên cứu các quy luật phát triển phổ biến của hiện thực khách quan và của nhận thức khoa học, phép biện chứng duy vật thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất của hoạt động nhận thức và thực tiễn Chức năng này thể hiện ở chỗ, con người dựa vào các nguyên lý, được cụ thể hóa bằng các cặp phạm trù và quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng để đề ra các nguyên tắc tương ứng, định hướng hoạt động lý luận và thực tiễn của mình Trong bối cảnh của triết học, cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích và hiểu biết về thế giới xung quanh chúng ta Tất nhiên thường được liên kết với những sự kiện hoặc hiện tượng xảy

ra theo một quy luật nhất định, không thay đổi Trong khi đó, ngẫu nhiên liên quan đến những sự kiện không theo quy luật, không thể dự đoán trước được Sự hiểu biết về cặp phạm trù này không chỉ giúp chúng ta tiếp cận triết học một cách sâu sắc hơn, mà còn giúp chúng ta áp dụng triết học vào việc giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống

Trong bài báo cáo này, nhóm 3 chúng em xin trình bày về chủ đề vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên

để giải quyết vấn đề

5

Trang 6

B NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT

1.1 Khái niệm

Tất nhiên là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác

Ngẫu nhiên là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ không bản chất,

do nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện; có thể xuất hiện thế này hoặc xuất hiện thế khác

Ví dụ: Khi bạn chăm học, hiểu bài, luôn làm đầy đủ bài tập về nhà và chủ động ôn tập, nắm bắt kiến thức thì đi thi bạn sẽ được điểm cao – đó là điều tất nhiên Nhưng hôm đi thi bạn lại ngủ quên hay hỏng xe, dẫn đến việc đến trễ và bài thi không được tốt – đó là điều ngẫu nhiên

1.2 Lưu ý

phạm trù tất nhiên có quan hệ với phạm trù cái chung nhưng không đồng nhất với cái chung Cái tất nhiên là cái chung, song không phải cái chung nào cũng là tất nhiên Nếu cái chung được quyết định bởi bản chất nội tại của sự vật, khi đó cái chung gắn liền với cái tất nhiên, là hình thức thể hiện của cái tất nhiên Nếu cái chung không được quyết định bởi bản chất nội tại mà chỉ

là những sự lặp lại một số những thuộc tính ổn định nào đấy của sự vật, khi đó, cái chung là hình thức thể hiện của cái ngẫu nhiên

Ví dụ: Trong hội phụ nữ của một huyện thì tập hợp toàn phụ nữ, cái chung này là cái tất nhiên; nhưng theo khảo sát của hội thì tất cả các hội viên đều có đã

có con, đây là cái chung và là sự trùng hợp hoàn toàn ngẫu nhiên

bất kỳ hiện tượng nào cũng có nguyên nhân, cả cái tất nhiên lẫn ngẫu nhiên đều có nguyên nhân: cái tất nhiên gắn liền với nguyên nhân cơ bản, nội tại của sự vật, hiện tượng; cái ngẫu nhiên là kết quả tác động của một số nguyên nhân bên ngoài

Ví dụ: Trong quá trình trồng lúa: Người nông dân chọn chất lượng giống lúa tốt, cung cấp đầy đủ nước, bón phân thì lúa sẽ cho năng suất tốt – đó là điều tất nhiên, xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản, nội tại: có giống tốt, được cung cấp nguồn nước đầy đủ, bón phân Nhưng chẳng may có bão lũ, sâu bệnh gây hại và dẫn đến mất năng suất – đó là điều ngẫu nhiên, xuất phát từ một số nguyên nhân bên ngoài: sâu bệnh, thiên tai dẫn đến mất mùa

II QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN

Giữa tất nhiên và ngẫu nhiên luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau Quan hệ đó được thể hiện ở những mặt sau:

6

Trang 7

2.1 Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng

Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, đều xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau và không phụ thuộc vào ý thức của con người Nếu xem những hiện tượng con người đã nhận thức được nguyên nhân và chi phối nó là tất nhiên, còn những hiện tượng con người chưa nhận thức được nguyên nhân là hiện tượng ngẫu nhiên thì sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan, vì thừa nhận

sự tồn tại của tất nhiên và ngẫu nhiên là do nhận thức của con người quyết định Tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò nhất định trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng: tất nhiên đóng vai trò chi phối sự phát triển, còn ngẫu nhiên có thể làm cho sự phát triển ấy diễn ra nhanh hay chậm

Ví dụ: Xem xét sự phát triển của một cây táo:

- Tất nhiên: cây táo phát triển sẽ cho ra đời quả táo, không thể là một loại quả khác (không kể trường hợp lai tạo, chiết, ghép cành,…) Đây là cái tất nhiên, đóng vai trò quyết định, chi phối sự phát triển

- Ngẫu nhiên:

+ Có một đàn chim bay ngang và tặng cho cây một chút phân hữu cơ, giúp cây phát triển nhanh hơn, thời gian ra quả sớm hơn, quả táo khi chín cũng ngọt hơn,… Đây là cái ngẫu nhiên tích cực, thúc đẩy sự phát triển diễn ra nhanh hơn + Nhưng nếu gặp phải sâu hại hay thiên tai sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cây táo đó, thời gian ra quả chậm hơn, năng suất thấp hơn Đây là cái ngẫu nhiên tiêu cực, làm chậm quá trình phát triển của cây

2.2 Tất nhiên và ngẫu nhiên không tồn tại một cách biệt lập với nhau

mà tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau

Sự thống nhất hữu cơ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên thể hiện ở chỗ: tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số ngẫu nhiên; còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho tất nhiên

Tất nhiên và ngẫu nhiên không tồn tại biệt lập dưới dạng thuần túy: Tất nhiên bao giờ cũng là khuynh hướng của sự phát triển, nhưng khuynh hướng ấy mỗi khi tự bộc lộ mình thì bao giờ cũng phải bộc lộ ra dưới một hình thức ngẫu nhiên nào đó so với chiều hướng chung, bản thân cái tất nhiên ấy chỉ có thể được tạo nên từ những ngẫu nhiên Tất cả những gì ta thấy trong hiện thực và cho là ngẫu nhiên thì đều không phải là ngẫu nhiên thuần túy, mà là những ngẫu nhiên bao hàm cái tất nhiên, che giấu đi cái tất nhiên, đằng sau chúng bao giờ cũng ẩn nấp cái tất nhiên nào đó

Khi nhấn mạnh điều này thì Ăngghen lại cho rằng: "Cái mà người ta quả quyết cho là tất yếu lại hoàn toàn do những ngẫu nhiên thuần túy cấu thành, và cái được coi là ngẫu nhiên, lại là hình thức dưới đó ẩn nấp cái tất yếu" 1

Ví dụ: Một người đi dự hội thảo khoa học, ngẫu nhiên gặp lại người bạn cấp ba, cả hai mừng rỡ ôn lại chuyện xưa và cho rằng đó là ngẫu nhiên hội ngộ Nhưng sự thật là nếu cả hai không phải là bạn học cấp ba, thì có ngồi cạnh nhau

1 C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.21, t.431

7

Trang 8

trong hội thảo khoa học cũng không có những kỉ niệm để ôn lại Do đó, đây là trong cái ngẫu nhiên ẩn giấu cái tất nhiên

2.3 Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau

Tất nhiên và ngẫu nhiên không tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thường xuyên thay đổi, phát triển và trong những điều kiện nhất định chúng chuyển hóa lẫn nhau: tất nhiên có thể biến thành ngẫu nhiên, ngẫu nhiên lại trở thành tất nhiên

Ví dụ: Vấn đề trao đổi vật ngang giá trị:

+ Trong xã hội công xã nguyên thủy, việc đổi vật này lấy vật khác là một việc hoàn toàn ngẫu nhiên, con người chỉ đơn thuần dùng vật mình đã có đủ đổi lấy vật mình chưa có

+ Hiện nay, việc sử dụng tiền là phương tiện thanh toán đã trở thành điều tất nhiên Tiền được coi là thước đo giá trị cho các vật phẩm, hàng hóa Như vậy, việc trao đổi vật ngang giá trị từ ngẫu nhiên đã trở thành một điều tất nhiên Đây là quá trình phát triển, chuyển đổi từ trạng thái ngẫu nhiên sang tất nhiên

Sự chuyển hóa giữa tất nhiên và ngẫu nhiên còn thể hiện ở chỗ: trong quá trình vận động và phát triển, thông qua mối liên hệ này thì đó là ngẫu nhiên, còn thông qua những mối liên hệ khác thì đó là tất nhiên và trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển hóa cho nhau Hay nói cách khác, ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối

Ví dụ: Xem xét vấn đề bạn X là một học sinh giỏi của trường Y:

+ Đối với trường Y, việc trường có một học sinh giỏi là điều tất nhiên, còn việc bạn X lại là học sinh giỏi là ngẫu nhiên, nếu X không là học sinh giỏi thì cũng sẽ có những bạn khác

+ Đối với bạn X, xuất phát từ việc bạn chăm chỉ học tập, luôn theo dõi bài giảng của thầy cô và làm bài tập về nhà, tự giác tìm tòi học hỏi thêm nên việc bạn X trở thành học sinh giỏi là một việc tất nhiên

Như vậy, đặt trong mối quan hệ với trường Y, bạn X là học sinh giỏi là việc ngẫu nhiên nhưng đặt trong mối quan hệ với bạn X, việc X là học sinh giỏi

là điều đương nhiên Ở đây, ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ mang tính tương đối, tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau

III Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

tất nhiên nhất định phải xảy ra đúng như thế nên trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào tất nhiên chứ không thể dựa vào ngẫu nhiên và như vậy, nhiệm vụ của khoa học là tìm ra mối liên hệ tất nhiên của hiện thực khách quan

tất nhiên không tồn tại dưới dạng thuần túy nên trong hoạt động nhận thức chỉ có thể chỉ ra được tất nhiên bằng cách nghiên cứu những ngẫu nhiên mà tất nhiên phải đi qua

ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển, thậm chí còn có thể làm cho tiến trình phát triển của sự vật, hiện tượng đột ngột biến đổi; do vậy,

8

Trang 9

không nên bỏ qua ngẫu nhiên mà phải có những phương án dự phòng trường hợp các sự cố ngẫu nhiên xuất hiện bất ngờ

ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ là tương đối nên sau khi nhận thức được các điều kiện có thể tạo ra sự chuyển hóa trên, có thể tạo ra điều kiện thuận lợi để “biến” ngẫu nhiên phù hợp với thực tiễn thành tất nhiên và tất nhiên không phù hợp thực tiễn thành ngẫu nhiên

IV VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ TẤT NHIÊN NGẪU NHIÊN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN, THỰC THI VÀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI

4.1 Khái quát vấn đề

Quyền con người là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành cho con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không phải được tạo ra bởi pháp luật hiện hành Đây là những quyền tự2 nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm do đấng tạo hóa ban cho con người như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con người mà bất kỳ chính phủ nào cũng phải bảo vệ

Quyền con người không những được nhìn nhận trên quan điểm các quyền

tự nhiên mà nó còn được nhìn nhận trên quan điểm các quyền pháp lý Theo đó,

Việc công nhận, thực thi và bảo vệ những quyền này được xem là tất nhiên

vì chúng là những quyền cơ bản mà mỗi con người đều có từ khi sinh ra, không phụ thuộc vào bất kỳ điều kiện nào Những quyền này không phải do ai đó ban cho, mà chúng tồn tại như một phần không thể tách rời của con người

Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực thi và bảo vệ quyền con người có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố “ngẫu nhiên” Điều này có thể bao gồm các sự kiện lịch sử, văn hóa, chính trị, kinh tế và xã hội Những yếu tố này có thể tạo ra những thuận lợi hay khó khăn, thách thức trong việc công nhận, thực thi và bảo

vệ quyền con người

Tóm lại, việc công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người là điều tất nhiên nhưng chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố ngẫu nhiên như điều kiện tự nhiên, chế độ chính trị, tình hình kinh tế, xu hướng xã hội

2 Chales Debbash, Jacques Bourdon, Hen Marie Pontier, Jean Claude Rissi,

Nxb Dalloz, 2001 (Bản dịch tiếng Việt của Nxb Thế giới, Hà Nội, 2005, tr 193.

3 United Nations, UNHCHR,

New York and Geneva, 2006, p 8.

9

Trang 10

4.2 Phân tích vấn đề

Giữa tất nhiên và ngẫu nhiên luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, mối liên hệ giữa cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên trong vấn đề công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người được thể hiện cụ thể như sau:

4.2.1 Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại khách quan và đều có vai trò đối với sự vận động, phát triển

Quyền con người là những quyền cơ bản mà mỗi người từ khi sinh ra đều

có và không phụ thuộc vào bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào, tồn tại độc lập với ý thức con người, không phụ thuộc, do ai ban cho, chúng tồn tại như một phần không thể tách rời với con người Dưới đây là một số quyền con người cơ bản: + Quyền sống: Mọi người đều có quyền sống, tức là không ai có quyền cướp đi mạng sống của người khác Quyền này cũng bao gồm quyền được bảo

vệ khỏi những hành vi bạo lực và hành hạ

+ Quyền tự do: Mọi người đều có quyền tự do cá nhân, tức là quyền được

tự do di chuyển, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, và tự do tổ chức

+ Quyền công bằng: Mọi người đều có quyền được đối xử công bằng, không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, hoặc quốc tịch Điều này bao gồm quyền được bảo vệ khỏi sự phân biệt đối xử và quyền tiếp cận công lý + Quyền không bị đối xử bất công: Mọi người đều có quyền không bị đối

xử bất công, bao gồm quyền không bị tra tấn, không bị nô lệ, và không bị bắt buộc lao động

Việc công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người là tất nhiên, quy định

sự vận động, phát triển: xã hội đi từ chỗ không công nhận, hạn chế quyền con người, đến công nhận, đề cao quyền con người, phát triển từ chỗ người dân bị xem là nô lệ, món hàng, tài sản của người khác trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ, rồi từng bước công nhận một phần, tiến lên công nhận đầy đủ các quyền con người như hiện nay Sự phát triển của xã hội trong vấn đề công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người đã chứng minh cho vai trò quyết định đến sự vận động, phát triển của cái tất nhiên

Bên cạnh đó, những yếu tố ngẫu nhiên cũng có thể ảnh hưởng đến việc công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người, chúng bao gồm những biến cố hoặc điều kiện mà chúng ta không thể dự đoán, không phụ thuộc vào ý thức của con người Một số yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến việc công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người:

+ Điều kiện tự nhiên: Các thảm họa tự nhiên như động đất, bão lụt hay đại dịch có thể gây mất mát, khó khăn lớn, ảnh hưởng đến các quyền con người như quyền sống, quyền học tập, quyền lao động,…

+ Chế độ chính trị: Trong các chế độ chính trị phản dân chủ như chế độ độc tài, chế độ phân biệt chủng tộc, chế độ phát xít, các quyền con người bị bóp nghẹt, mọi người bị xâm phạm nghiêm trọng về các quyền con người của mình Chẳng hạn như, chế độ độc tài luôn ra sức hạn chế quyền tự do ngôn luận, quyền

tự do tín ngưỡng của mọi người,…

10

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN