“Thời trang xanh” hay còn được gọi là “thời trang bền vững” được xem là một xu hướng phát triển bền vững trong ngành công nghiệp thời trang, với mục đích tối đa hóa hiệu quả sử dụng tài
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
bbb b bbb
BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
ĐỀ TÀI
SỰ VẬN HÀNH CỦA THỜI TRANG XANH TẠI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thanh
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương I: Cơ sở lý thuyết 5
1 Khái niệm phát triển bền vững 5
2 Thời trang xanh (thời trang bền vững) là gì? 6
3 Các tiêu chí đánh giá về tính bền vững 6
a Bền vững môi trường sinh thái 6
b Bền vững kinh tế 8
c Bền vững xã hội 8
Chương II: Liên hệ thực tiễn 10
1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững ở Việt Nam 10
2 Thực trạng về thời trang xanh 13
3 Đánh giá về thời trang xanh qua từng khịa cạnh 16
a Bền vững môi trường sinh thái 16
b Bền vững kinh tế 19
c Bền vững xã hội 20
Chương III: Giải pháp phát triển thời trang xanh ở Việt Nam 22
1 Về phía Nhà nước 22
2 Về phía nhà sản xuất sản phẩm thời trang xanh 22
3 Về phía người tiêu dùng sản phẩm thời trang xanh 23
KẾT LUẬN 25
Tài liệu tham khảo 26
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những thập niên qua, với những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ và
sự đột phá của cách mạng 4.0 đã đem đến nhiều cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Xu hướngđầu tư cho các hoạt động sản xuất thông minh, xây dựng chính phủ điện tử, đô thị thôngminh, công nghiệp và nông nghiệp thông minh… đã và đang trở nên phổ biến Nhìn lại,tăng trưởng kinh tế với sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra nhiều đột phá lớnnhưng chưa dẫn đến sự tiến bộ trên diện rộng Mô hình khai thác tài nguyên thiên nhiên ởquy mô không bền vững gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, suy giảm đa dạngsinh học, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu… đồng thời kéo theo nhiều vấn
đề xã hội phức tạp khác cũng như ảnh hưởng đến cơ hội kinh tế cho các thế hệ tương lai
Để giải quyết bài toán này, xu thế tăng trưởng xanh trở thành một lựa chọn tất yếu và làmục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới Đây cũng là cách tiếp cận mới của Việt Namtrong tăng trưởng kinh tế, hướng tới sự phát triển hài hòa kinh tế - xã hội với phục hồi vàbảo tồn hệ sinh thái tự nhiên
Hiện nay ngành công nghiệp thời trang là một trong những ngành công nghiệp gây
ô nhiễm nhất trên thế giới, trung bình thải ra 1,2 tỷ tấn CO2 mỗi năm, nhiều hơn so vớimáy bay và tàu biển Việc sản xuất và phân bổ các loại cây trồng, sợi, và quần áo sử dụngtrong ngành công nghiệp thời trang đều góp phần vào việc gây ô nhiễm môi trường baogồm nhiều dạng ô nhiễm khác nhau như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và ô nhiễm đất.Ngành công nghiệp dệt may là ngành công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước ngọt lớn thứhai trên thế giới Một số yếu tố chính góp phần vào ngành công nghiệp gây ô nhiễm này làviệc sản xuất quá mức các mặt hàng thời trang, việc sử dụng các loại sợi tổng hợp, và sự ônhiễm nông nghiệp của các loại cây trồng được sử dụng trong ngành thời trang Vì vậy,ngược lại với thời trang nhanh, thời trang bền vững, thời trang xanh là xu hướng tất yếutrong tương lai góp phần trong quá trình phát triển bền vững và tăng trưởng xanh của ViệtNam
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về tác động của thời trang bền vững với mục tiêuphát triển bền vững của Việt Nam, chúng em lựa chọn đề tài “Sự vận hành của thời trangbền vững ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu
Trang 42 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thời trang bền vững
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm xác định những tác động của thời trangbền vững đối với Việt Nam và sự ứng dụng của thời trang bền vững trong thị trườngViệt Nam
Trang 5Chương I: Cơ sở lý thuyết
1 Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là hoạt động phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiệntại nhưng không ảnh hưởng đến thế hệ tương lai thỏa mãn nhu cầu của mình Phát triểnbền vững không chỉ là cách thức phát triển mà còn là lối sống, thể hiện sự hòa hợp giữacon người với con người; giữa con người với thiên nhiên
Phát triển bền vững là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia
sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa… riêng để hoạch định chiếnlược phù hợp nhất với quốc gia đó
Tính bền vững được thể hiện dưới 3 góc độ
- Bền vững về môi trường sinh thái: sự phát triển không làm suy thoái hoặc hủy diệtmôi trường
- Bền vững về môi trường kinh tế: đảm bảo sự tăng trưởng, hiệu quả và ổn định
- Bền vững về môi trường xã hội: nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống chomọi người
Các chỉ số phát triển bền vững
- Chỉ số phát triển con người (HDI) : chỉ số tuổi thọ trung bình, chỉ số phát triểngiáo dục, chỉ số thu nhập bình quân đầu người
Trang 6- Chỉ số tự do của con người (HFI): việc làm, tôn trọng quyền con người, an ninh,không có bạo lực…
- Mức độ sử dụng nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển: tri thức, sản xuất, tựnhiên
2 Thời trang xanh (thời trang bền vững) là gì?
“Thời trang xanh” hay còn được gọi là “thời trang bền vững” được xem là một xuhướng phát triển bền vững trong ngành công nghiệp thời trang, với mục đích tối đa hóahiệu quả sử dụng tài nguyên và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
Trên thực tế, thuật ngữ thời trang bền vững đã được Liên hợp quốc sử dụng vào năm
1972 và nó được định nghĩa là thuật ngữ dùng để mô tả quần áo được thiết kế để sử dụnglâu dài hơn, được sản xuất trong các hệ thống sản xuất có đạo đức bằng cách sử dụng vậtliệu và quy trình không gây hại cho môi trường và người lao động và trong đó kết hợpcác nguyên tắc thương mại công bằng với các điều kiện lao động không có bóc lột sứclao động và sử dụng các vật liệu tái chế hoặc có nhãn sinh thái, được các chuyên giatrong ngành thời trang và thị trường tiêu dùng ưa chuộng
Trong thời trang bền vững, người tiêu dùng cũng cần phải có một nhận thức rõ ràng
về tác động của việc mua sắm và tiêu dùng đến môi trường Xu hướng đầu tiên là “xanh”ngay từ khâu sản xuất, chọn nguyên liệu thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế,
xử lý an toàn và thiết kế sản phẩm có độ bền cao Xu hướng tiếp theo là “xanh” trong quátrình sử dụng Thay vì để những món đồ xinh đẹp, thậm chí mới tinh nằm yên trong tủ đồ
và ngày càng giảm giá trị, thì hãy “tuần hoàn” chúng, có thể tái sử dụng càng lâu càngtốt, hoặc nếu không thể tái sử dụng thì chúng sẽ được dùng làm nguyên liệu thô thay vìvứt bỏ
Một số thương hiệu thời trang đã bắt đầu áp dụng các chính sách và quy trình sảnxuất bền vững để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việcphải làm để thúc đẩy sự phát triển của thời trang bền vững và giảm thiểu tác động củangành công nghiệp thời trang đến môi trường
Trang 73 Các tiêu chí đánh giá về tính bền vững
a Bền vững môi trường sinh thái
Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhaugiữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu Sự rối loạn bất ổnđịnh ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng Con người và xãhội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên Thông qua quá trình lao động,con người khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên Cũng qua quá trình đó con người xãhội dần dần có sự đối lập với tự nhiên
Bền vững môi trường sinh thái là một khái niệm đưa ra để chỉ sự duy trì và bảo vệmôi trường sinh thái trong thời gian dài, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và
xã hội của con người
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bền vững môi trường sinh thái, và mỗi yếu tố đều
có tác động khác nhau đến môi trường Sau đây là một số yếu tố quan trọng:
Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động không chỉ đến môi
trường mà còn đến đời sống của con người Hiện tượng nóng lên toàn cầu, tăng caomực nước biển, và các hiện tượng khác đang làm thay đổi môi trường sống của conngười và động vật
Ô nhiễm: Ô nhiễm không khí, nước và đất đai đang gây ra những tác động nghiêm
trọng đến sức khỏe con người và các hệ sinh thái Các loại ô nhiễm này thường xuấtphát từ các hoạt động công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và xây dựng
Sự suy giảm đa dạng sinh học: Sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra trên khắp
thế giới, do sự tàn phá môi trường sống của các loài sinh vật Các hoạt động như khaithác rừng, đập các con sông, và sự đô thị hóa đang làm mất đi những môi trườngsống của các loài động vật và thực vật
Sử dụng tài nguyên không bền vững: Việc sử dụng tài nguyên không bền vững là
một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, bao gồm cả hiện tượnglãng phí tài nguyên Các tài nguyên như nước, đất, khoáng sản, năng lượng và cácloại động vật và thực vật được sử dụng quá mức, và không được khai thác và sử dụngmột cách bền vững
Các hoạt động kinh tế: Các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao thông, xây dựng và
nông nghiệp cũng đóng một vai trò quan trọng đến bền vững môi trường sinh thái
Trang 8Các hoạt động này có thể gây ra ô nhiễm, tàn phá môi trường và sử dụng tài nguyênmột cách không bền vững.
b Bền vững kinh tế
Bền vững kinh tế là một khái niệm chỉ sự phát triển kinh tế trong thời gian dài mộtcách bền vững, không gây ra tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội và kinh tế Bềnvững kinh tế có nghĩa là đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh và sản xuất được thựchiện theo cách đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không gây thiệt hại cho các thế hệ tương lai.Bền vững kinh tế được hình thành, tác động dựa trên các yếu tố sau:
Tài nguyên: Việc sử dụng và bảo vệ các tài nguyên môi trường quan trọng như nước,
không khí, đất đai, rừng và đại dương sẽ ảnh hưởng đến bền vững kinh tế
Kinh tế: Sự tăng trưởng kinh tế phải được thực hiện một cách bền vững, hạn chế sử
dụng các nguồn tài nguyên không bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môitrường
Xã hội: Bền vững kinh tế cũng phải đảm bảo sự công bằng và đa dạng về mặt xã hội,
bao gồm việc giảm bớt bất đẳng xã hội và đảm bảo sự tham gia của tất cả các tầnglớp trong quá trình phát triển kinh tế
Công nghệ: Sự tiến bộ về công nghệ và các giải pháp mới cũng ảnh hưởng đến bền
vững kinh tế, bao gồm cách tiếp cận sử dụng tài nguyên mới và cải tiến trong việcsản xuất và tiêu thụ hàng hóa
Chính sách: Chính sách về môi trường và phát triển bền vững cũng ảnh hưởng đến
bền vững kinh tế, bao gồm các chính sách về quản lý tài nguyên, tiêu thụ năng lượng
và khí thải, và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh có tính bền vững
Thị trường: Sự thay đổi trong nhu cầu và xu hướng tiêu thụ cũng có ảnh hưởng đến
bền vững kinh tế, bao gồm việc tăng cường sự quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ
có tính bền vững và thay đổi các quy tắc và chuẩn mực tiêu chuẩn để thúc đẩy sựphát triển bền vững
c Bền vững xã hội
Bền vững xã hội là một khái niệm chỉ sự phát triển của xã hội trong thời gian dài mộtcách bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa các yếu tố về môi trường, kinh tế và xã hội
Trang 9Bền vững xã hội đòi hỏi sự đảm bảo các quyền và nhu cầu cơ bản của con người, tăngcường sự đa dạng văn hóa và giảm bớt bất đẳng xã hội.
Bền vững xã hội được đòi hỏi từ các yếu tố:
Kinh tế: Một nền kinh tế bền vững có thể đóng góp đáng kể vào bền vững xã hội
bằng cách tạo ra việc làm, thu nhập ổn định và cơ hội phát triển kinh tế Tuy nhiên,nếu kinh tế quá phụ thuộc vào một ngành hoặc một số lĩnh vực, hoặc nếu có sự chênhlệch giàu nghèo lớn, điều này có thể dẫn đến sự bất ổn và bất bình đẳng xã hội
Môi trường: Bền vững xã hội cần phải đảm bảo bảo vệ môi trường và tài nguyên cho
thế hệ tương lai Nếu môi trường bị suy thoái và tài nguyên bị lãng phí, điều này cóthể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cộng đồng
Chính trị: Sự ổn định chính trị là một yếu tố quan trọng trong việc đạt được bền
vững xã hội Nếu có sự bất ổn chính trị, hoặc nếu quyền lực tập trung quá mạnh, điềunày có thể dẫn đến sự bất bình đẳng và bất ổn xã hội
Văn hóa và giáo dục: Bền vững xã hội cần đảm bảo sự đa dạng về mặt văn hóa và
giáo dục để đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của cộng đồng Nếu có sự giải trí,phân biệt chủng tộc hoặc giới tính, điều này có thể dẫn đến sự bất công và bất bìnhđẳng trong xã hội
Quản lý và trách nhiệm xã hội của các tổ chức và doanh nghiệp: Các tổ chức và
doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp vào bền vững xã hội bằng cách tăng cườngtrách nhiệm xã hội và đảm bảo hoạt động của họ không gây ra tác động tiêu cực đến
xã hội Nếu các tổ chức và doanh nghiệp không đảm bảo trách nhiệm xã hội củamình
Trang 10Chương II: Liên hệ thực tiễn
1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững ở Việt Nam
Phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm đã trở thành mục tiêu của nhiều quốc gia trênthế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung đó Sớm nhận thức được yêucầu cấp bách, sống còn này, Đảng, Nhà nước ta lựa chọn chiến lược phát triển bền vững,sáng tạo, bao trùm làm mô hình phát triển đất nước là một đòi hỏi tất yếu khách quan vàcoi đây là nội dung, yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước
Quản điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững ở Việt Nam:
- Phát triển gắn kết bền vững, sáng tạo, bao trùm là nội dung, là yêu cầu xuyên suốttrong quá trình phát triển đất nước
Phát triển bền vững bao hàm sự phát triển sáng tạo; đổi mới sáng tạo không ngừng,đặc biệt là đổi mới sáng tạo công nghệ Cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ là cơ sở, điều kiện, tiền đề để phát triểnbền vững hơn
Phát triển bền vững, sáng tạo, nhưng bao trùm (bao trùm tất cả mọi người dân trong
xã hội, không ai bị “bỏ rơi” phía sau; bất cứ người dân nào cũng được quan tâm để pháttriển toàn diện) Con người là mục tiêu, là động lực, là nguồn lực cho phát triển bềnvững, sáng tạo, bao trùm
Phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm cả kinh tế, xã hội, môi trường, trên cơ sở gắnkết chặt chẽ, hữu cơ giữa phát triển kinh tế bền vững với phát triển văn hóa, xã hội bềnvững, bao trùm lên tất cả mọi người, không để ai bị “bỏ rơi” phía sau, đồng thời gắn chặtchẽ với phát triển môi trường bền vững Phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn chặt chẽ,hài hòa, hợp lý với tiến bộ, công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả tàinguyên thiên nhiên, bảo vệ vững chắc môi trường
Phát triển văn hóa, xã hội bền vững trên cơ sở xây dựng xã hội thực sự dân chủ, kỷcương, đồng thuận, công bằng, văn minh; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại; xây dựng gia đình ấm no, tiến
bộ, hạnh phúc, nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân; con người được phát triển toàndiện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, năng lực sáng tạo; thực hiện tiến bộ, côngbằng xã hội trong từng chính sách phát triển kinh tế - xã hội
Trang 11Phát triển kinh tế bền vững, phát triển xã hội bền vững gắn chặt với xây dựng môitrường sống tự nhiên hài hòa, tốt lành, thân thiện với con người; giảm thiểu các tác độngtiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường; quản lý, khai thác hợp lý và sử dụng cóhiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là các nguồn tài nguyên không tái tạođược; từng bước thực hiện “tăng trưởng xanh”, phát triển kinh tế các-bon thấp; phòngngừa, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo vệ môi trường cho thế
hệ hôm nay và cho thế hệ mai sau; chủ động phòng, chống, hạn chế tác hại của thiên tai,chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng; phát triểnkinh tế, phát triển xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu
- Đổi mới đồng bộ, mạnh mẽ, phù hợp giữa kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựngnước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh là cơ sở, là tiền đề quan trọng để phát triển bền vững
Quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa trong thực hiện đổi mới Đổi mới chính trị phải đồng
bộ, phù hợp với đổi mới kinh tế, trọng tâm là đổi mới hơn nữa nội dung, phương thứclãnh đạo của Đảng trong điều kiện một đảng cầm quyền; xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; phát huy thực sự dânchủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương để thúc đẩy đổimới toàn diện và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựngnước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.Lấy việc thực hiện mục tiêu chung này làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả củaquá trình đổi mới và phát triển Thể chế hóa và thực hiện nghiêm, có hiệu quả cơ chế:Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng về kinh tế, nâng caohiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị vàcủa toàn xã hội, đặc biệt là đội ngũ trí thức, các doanh nhân, doanh nghiệp,
- Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị.Các cấp ủy đảng, chính quyền, các bộ, ngành và địa phương; các cơ quan, doanhnghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mỗi người dân đều phải chung tay pháttriển đất nước bền vững, sáng tạo, bao trùm Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chứcxây dựng quy hoạch, chiến lược, chính sách, kế hoạch hành động, các chương trình, đề
án, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước bền vững, sáng tạo, bao
Trang 12trùm đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Tăng cường năng lực cho các bộ, ngành,địa phương, cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện, lồng ghép, giám sát, đánh giá các mụctiêu phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm Huy động mọi nguồn lực xã hội; tăng cường
sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, doanhnghiệp và các bên liên quan nhằm bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu phát triểnđất nước bền vững, sáng tạo, bao trùm
- Con người là trung tâm của sự phát triển, phát triển vì con người, do con người.Phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân; phát huy tối đa nhân tố con người vớivai trò là trung tâm, là chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bềnvững, sáng tạo, bao trùm Phát huy, khơi dậy khát vọng dân tộc và sức mạnh của khối đạiđoàn kết toàn dân tộc; phát huy vai trò nền tảng của giá trị văn hóa, con người Việt Namcho phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm Bảo đảm quyền con người, quyền công dân
và các điều kiện để mọi người được phát triển toàn diện Nâng cao năng lực và tạo cơ chế
để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh
mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực pháttriển đất nước Phát huy lợi thế dân số và con người Việt Nam, nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng dụng nhân tài, chăm lo lợiích chính đáng và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mọi ngườidân, thực hiện công bằng xã hội
- Đổi mới sáng tạo, phát triển đột phá lực lượng sản xuất trên nền tảng trình độ khoahọc - công nghệ ngày càng cao; đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất tiến bộ phùhợp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ thực sự là động lực phát triển, là đột pháchiến lược, là lực lượng sản xuất quan trọng trong nền kinh tế tri thức, kinh tế số; thúcđẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo quốc gia trong phát triển đất nước
Phát triển nhanh, hài hòa các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp Tăngcường tiềm lực và nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tếnhà nước Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hìnhthức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã Đẩy mạnh phát triển các hình thức tổchức sản xuất, kinh doanh với sở hữu chung mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn để loại hình kinh tế này trở thành phổ biến trong nền kinh
Trang 13tế, thúc đẩy xã hội hóa sản xuất, kinh doanh và sở hữu Hoàn thiện cơ chế, chính sách đểphát triển mạnh kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.Khuyến khích phát triển mạnh kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Xây dựng nền kinh tế có tính tự chủ ngày càng cao trong điều kiện chủ động, tíchcực hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng để phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm.Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời tranh thủ ngoạilực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, bền vững, sáng tạo,bao trùm và xây dựng nền kinh tế có tính tự chủ ngày càng cao, nâng cao sức chống chịu
và khả năng thích ứng của nền kinh tế Không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế và sứcmạnh tổng hợp của đất nước để chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và có hiệuquả Lấy phát triển để duy trì ổn định, tạo nền tảng cho phát triển bền vững, sáng tạo, baotrùm, sớm thu hẹp và bắt kịp các quốc gia phát triển
2 Thực trạng về thời trang xanh
Không chỉ là một ngành nghề sáng tạo và luôn đổi mới, thời trang ngày nay còn phảiđáp ứng những yêu cầu cấp thiết của môi trường sinh thái “Thời trang xanh” đangchứng tỏ là xu hướng của tương lai khi xuất hiện trên nhiều sàn diễn thời trang danh giá
và ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn
Trong sự phát triển, thời trang vốn bị đánh giá là một ngành công nghiệp không thânthiện với môi trường Theo nghiên cứu của Liên Hợp Quốc, ngành thời trang tiêu thụnhiều tài nguyên nước đứng thứ 2 so với các ngành khác, tạo ra 10% lượng khí thảicarbon và gần 20% lượng nước thải toàn cầu Ước tính 85% hàng dệt may trên thế giới…kết thúc tại các bãi rác, và thông thường, những vật dụng này không dễ hoặc không thểphân hủy Nhiều chuyên gia nhận định “thời trang mì ăn liền” (Fast Fashion) chiếm phầnlớn sự lãng phí này
Tuy nhiên, thực trạng đó đang dần thay đổi nhờ một số xu hướng thời trang mới đặttính bền vững lên hàng đầu Khái niệm “thời trang bền vững” trước đây dường như chỉdành cho các thương hiệu nhỏ, nhưng nay đã được các hãng thời trang lớn, các nhà thiết
kế nổi tiếng hướng tới Họ có xu hướng tìm đến những chất liệu thân thiện với môitrường, có nguồn gốc tự nhiên hoặc được tái chế từ các nguồn nguyên liệu khác, khônglạm dụng chất hóa học và phẩm màu độc hại