Ưu điểm, nhược điểm của kế toán chi phí đầu tư XDCB...16 Trang 4 LỜI MỞ ĐẦU Sản phẩm của các dự án đầu tư XDCB là các loại công trình được hình thànhtrong một quá trình đầu tư XDCB theo
lOMoARcPSD|39270540 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Khoa Kế toán - Kiểm toán BÀI THẢO LUẬN MÔN HỌC: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 ĐỀ TÀI THẢO LUẬN: KẾ TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ Lớp HP : 2167ACC1411 Nhóm thực hiện : 3 Giáo viên hướng dẫn : TS Phạm Thanh Hương HÀ NỘI - 2021 Downloaded by sau xanh (saudinh2@gmail.com) lOMoARcPSD|39270540 LỜI CẢM ƠN “Để hoàn thành tiểu luận này, nhóm 3 chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Trước hết nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại Học Thương Mại vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – TS Phạm Thanh Hương đã quan tâm, giảng dạy tận tình, chi tiết, tạo điều kiện hết mức có thể, giúp chúng em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào môn học cùng sự hướng dẫn tận tình giúp chúng em thực hiện đề tài bài tiểu luận này Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía cô để bài thảo luận nhóm được hoàn thiện hơn Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.” Chúng em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 2 tháng 11 năm 2021 Nhóm trưởng Nguyễn Thị Thảo Ly 1 Downloaded by sau xanh (saudinh2@gmail.com) lOMoARcPSD|39270540 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 Phần I: Lý thuyết : Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản ( XDCB) 4 1 Nội dung và các phương thức đầu tư XDCB 4 1.1 Nội dung công tác đầu tư XDCB 4 1.2 Các phương thức đầu tư xây dựng cơ bản .6 2 Kế toán đầu tư XDCB 7 2.1 Chứng từ kế toán 7 2.2 Vận dụng TK kế toán .8 3 Phương pháp kế toán đầu tư xây dựng cơ bản 8 Phần II: Bài tập giả định một doanh nghiệp 11 Phần III: Kết luận 16 1 Ưu điểm, nhược điểm của kế toán chi phí đầu tư XDCB 16 2 Kiến nghị 17 2 Downloaded by sau xanh (saudinh2@gmail.com) lOMoARcPSD|39270540 LỜI MỞ ĐẦU Sản phẩm của các dự án đầu tư XDCB là các loại công trình được hình thành trong một quá trình đầu tư XDCB theo trình tự: lập dự án đầu tư, khảo sát thiết kế, tổ chức thi công, kiểm tra giám sát chất lượng… Với đặc thù như vậy, chỉ cần một khâu hay một chủ thể nào đó không có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý hay đạo đức nghề nghiệp sẽ dẫn đến những thất thoát, lãng phí, rất lớn đến nguồn lực doanh nghiệp Chính vì thế mà ngành kế toán từ khi ra đời tại Việt Nam đã bắt đầu chú trọng vào mảng kế toán chi phí đầu tư XDCB Thực hiện kế toán chi phí đầu tư sẽ góp phần giúp cho các chủ đầu tư loại bỏ các chi phí bất hợp lý, tiết kiệm cho nguồn vốn doanh nghiệp, đồng thời cũng giúp đẩy nhanh tiến độ quyết toán dự án và đảm bảo tính minh bạch cho các hoạt động đầu tư Trong những năm qua, để phát triển kinh tế, xã hội, chủ đầu tư XDCB chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí toàn xã hội Việc đầu tư XDCB đã phát huy được những hiệu quả nhất định, nhưng chưa tương xứng với mức độ đầu tư, bởi công tác quản lý đầu tư còn bộc lộ nhiều thiếu sót, dẫn đến thất thoát vốn trong đầu tư XDCB Do vậy, áp dụng kế toán để đánh giá được tính kinh tế, tính hiệu quả, tính hiệu lực trong một dự án đầu tư là rất cần thiết Qua kế toán sẽ kiểm tra, đánh giá, xác định cụ thể hơn trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư trong từng khâu và từng chủ thể tham gia hình thành nên sản phẩm Vì vậy, để tìm hiểu sâu hơn về kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản nên nhóm 3 quyết định chọn đề tài: “KẾ TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ” 3 Downloaded by sau xanh (saudinh2@gmail.com) lOMoARcPSD|39270540 Phần I: Lý thuyết : Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản ( XDCB) 1 Nội dung và các phương thức đầu tư XDCB 1.1 Nội dung công tác đầu tư XDCB Đầu tư XDCB là việc bỏ vốn để xây dựng các công trình, mua sắm TSCĐ nhằm tạo nên năng lực sản xuất mới cần thiết cho doanh nghiệp Khi thực hiện đầu tư XDCB doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch dự toán đầu tư, dự toán phải được thẩm định xét duyệt trong dự toán công trình đầu tư XDCB bao gồm các khoản mục chi phí sau: Chi phí xây lắp: − Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng − Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công (đường thi công, điện, nước, nhà, xưởng…) nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (nếu có) − Chi phí xây dựng các công trình và hạng mục công trình − Chi phí lắp đặt thiết bị công trình − Chi phí gia công lắp đặt thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có) − Chi phí di chuyển lớn thiết bị thi công và lực lượng xây dựng (Trong trường hợp chỉ định thầu nếu có) Chi phí thiết bị: − Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công (nếu có), các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt của công trình (bao gồm thiết bị lắp đặt và thiết bị không cần lắp đặt) − Chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container (nếu có) tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường − Thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình 4 Downloaded by sau xanh (saudinh2@gmail.com) lOMoARcPSD|39270540 Chi phí XDCB khác: Chi phí khác được phân theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng, cụ thể: * Giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm: − Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi − Chi phí tuyên truyền, quảng cáo dự án (nếu có) − Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án (nếu được phép) − Chi phí và lệ phí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư * Giai đoạn thực hiện đầu tư gồm: − Chi phí khởi công công trình (nếu có) − Chi phí đền bù và tổ chức thực hiện trong quá trình đền bù đất đai, hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí phục vụ cho công tác tái định cư và phục hồi (đối với công trình xây dựng của dự án đầu tư có yêu cầu tái định cư và phục hồi) − Chi phí khảo xát xây dựng, thiết kế công trình, chi phí mô hình thí nghiệm (nếu có) − Chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí cho việc phân tích, đánh giá kết quả đấu thầu xây lắp, mua sắm thiết bị… − Chi phí ban quản lí dự án − Chi phí bảo hiểm công trình − Chi phí và lệ phí thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công, tổng dự toán công trình * Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng: − Chi phí thực hiện quy đổi vốn, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình 5 Downloaded by sau xanh (saudinh2@gmail.com) lOMoARcPSD|39270540 − Chi phí tháo dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm (trừ giá trị thu hồi)… − Chi phí thu dọn vệ sinh công trình, tổ chức nghiệm thu, khánh thành và bàn giao công trình − Chi phí đào đạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất (nếu có) − Chi phí thuê chuyên gia vận hành và sản xuất trong thời gian chạy thử (nếu có) − Chi phí nguyên liệu, năng lượng và nhân lực cho quá trình chạy thử không tải và có tải (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được)… − Chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng công trình Chi phí dự phòng: Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí XDCB khác Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở, độ dài thời gian xây dựng công trình theo kế hoạch thực hiện dự án và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế Khi tiến hành đầu tư XDCB, doanh nghiệp phải tiến hành các bước sau: − Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Công việc chủ yếu là nghiên cứu xác định sự cần thiết, quy mô đầu tư và lập, tổ chức thẩm định xét duyệt dự án, dự toán đầu tư − Giai đoạn thực hiện đầu tư: Công việc chủ yếu là tổ chức lựa chọn phương thức đầu tư, thực hiện thi công và kiểm tra giám sát quá trình thi công các công trình, nhận bàn giao các khối lượng xây lắp hoàn thành − Giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa công trình vào khai thác sử dụng: 6 Downloaded by sau xanh (saudinh2@gmail.com) lOMoARcPSD|39270540 Công việc chủ yếu là tổ chức nghiệm thu bàn giao, thanh quyết toán công trình, vận hành thử và bảo hành công trình khi đưa vào sử dụng, quyết toán vốn đầu tư 1.2 Các phương thức đầu tư xây dựng cơ bản Phương thức giao thầu gồm các hình thức sau: +) Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án: Chủ đầu tư tổ chức chọn thầu và trực tiếp ký hợp đồng với một hoặc nhiều tổ chức tư vấn để thực hiện công tác khảo sát, thiết kế công trình, soạn thảo hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu.Sau khi chủ đầu tư kí hợp đồng với đơn vị trúng thầu xây lắp, nhiệm vụ giám sát, quản lý quá trình thi công đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình vẫn do tổ chức tư vấn đã được lựa chọn đảm nhiệm.Áp dựng với các dự án dầu tư của nhà nước về cơ sở hạ tầng +) Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án: Chủ đầu tư tổ chức chọn thầu và kí hợp đồng với một tổ chức tư vấn thay mình làm chủ nhiệm điều hành dự án đứng ra giao dịch, kí kết hợp đồng với các tổ chức khảo sát, thiết kế cung ứng đầu tư, thiết bị để thực hiện các nhiệm vụ của quá trình thự hiện dự án, đồng thời chịu trách nhiệm giám sát, quản lý toàn bộ quá trình thực hiệm dự án.Hình thức này chỉ áp dụng với các dự án có quy mô lớn, thời gian xây dựng dài, kỹ thuật xây dựng phức tạp +) Hình thức chìa khoá trao tay: Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu dự án để lựa chọn một nhà thầu đảm nhận toàn bộ công việc trong quá trình thực hien dự án Chủ đầu tư chỉ trình duyệt thiết kế kĩ thuật, tổng dự toán, nghiệm thu và nhận bàn giao khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng Tổng thầu xây dựng có thể giao thầu lại việc khảo sát thiết kế, mua sắm thiết bị, hoặc một phần khối lượng công tác xây lắp cho các nhà thầu phụ.Hình thức này thường được áp dụng trong việc xây dựng các công trình nhà ở, công trình dân dụng và công trình sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản 7 Downloaded by sau xanh (saudinh2@gmail.com) lOMoARcPSD|39270540 Phương thức tự làm: Chủ đầu tư sử dụng lực lượng được phép hành nghề xậy dựng của mình để thực hiện khối lượng xây lắp công trình Hình thức này thường áp dụng với các công trình có quy mô nhỏ mang tính cải tạo, nâng cấp tài sản và chủ đầu tư có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện 2 Kế toán đầu tư XDCB 2.1 Chứng từ kế toán Hóa đơn GTGT Phiếu chi, báo nợ Bảng kê thanh toán tạm ứng (kèm theo chứng từ gốc) Biên lai nộp thuế, lệ phí Biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành Hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch HĐXD Các báo cáo quyết toán vốn đầu tư 2.2 Vận dụng TK kế toán Để phản ánh CF ĐTXDCB, kế toán sử dụng TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang, chi tiết TK 2412-XDCB, tài khoản này được sử dụng để tập hợp toàn bộ chi phí đầu tư XDCB và tình hình quyết toán đầu tư XDCB ở doanh nghiệp Kết cấu của TK này như sau : Bên Nợ: - Chi phí ĐTXD, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh - Chi phí đầu tư, cải tạo, nâng cấp TSCĐ Bên Có: - Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư xây dựng, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng 8 Downloaded by sau xanh (saudinh2@gmail.com) lOMoARcPSD|39270540 - Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán được duyệt - Giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển khi quyết toán Dư Nợ: - Chi phí ĐTXDCB và sửa chữa lớn TSCĐ dở dang hiện còn 3 Phương pháp kế toán đầu tư xây dựng cơ bản Tập hợp chi phí đầu tư XDCB: 1 Theo phương thức tự làm - Khi ĐT XDCB thực hiện trên cùng hệ thống sổ kế toán, kế toán ghi: Nợ TK 241: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (2412) Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 152, 153, 214, 334, 111, 1112… - Khi ĐT XDCB thực hiện trên cùng hệ thống sổ kế toán riêng + Khi nhận vật tư tiền vốn để phục vụ đầu tư, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 152, 153… Có TK 336: Phải trả nội bộ + Khi phát sinh chi phí đầu tư XDCB, kế toán ghi: Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản (2412) Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 152, 153, 214, 334, 111, 112… 2 Theo phương thức giao thầu - Chi phí xây lắp: + Khi nhận khối lượng xây lắp hoàn thành từ nhà thầu, kế toán ghi: Nợ TK 241: Chi phí đầu tư xây dựng (2412) 9 Downloaded by sau xanh (saudinh2@gmail.com) lOMoARcPSD|39270540 Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111,112, 331… - Chi phí thiết bị: + Khi chuyển thiết bị cần lắp đến cho nhà thầu thiết bị sẽ được theo dõi chi tiết thiết bị đưa lắp đặt, kế toán ghi: Nợ TK 152: Nguyên vật liệu Có TK 152: Nguyên vật liệu + Khi khối lượng lắp đặt hoàn thành nhà thầu bàn giao, kế toán ghi: Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản (2412) Có TK 152: Nguyên vật liệu + Đối với thiết bị không cần lắp, khi xuất hiện bị đến công trình, kế toán ghi: Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản (2412) Có TK 152: Nguyên vật liệu - Chi phí XDCB khác: + Khi phát sinh các chi phí XDCB khác, kế toán ghi: Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản (2412) Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 152, 153,214,334,111,112… + Khi phát sinh chi phí đi vay nếu thỏa mãn điều kiện vốn hóa, kế toán ghi: Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản Có TK 111, 112, 242, 335, 343… Quyết toán công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng: (1) Nếu thực hiện trên cùng hệ thống sổ kế toán: 10 Downloaded by sau xanh (saudinh2@gmail.com) lOMoARcPSD|39270540 Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư XDCB (kể cả giai đoạn trước hoạt động) được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) tại thời điểm phát sinh: + Nếu phát sinh lãi tỷ giá, ghi: Nợ các TK liên quan Có TK 515 – doanh thu hoạt động tài chính + Nếu phát sinh lỗ tỷ giá, ghi: Nợ TK 635 – chi phí tài chính Có các TK liên quan Khi công trình hoàn thành, tài sản được bàn giao và đưa vào sử dụng: nếu quyết toán được chuyển ngay thì căn cứ vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư được duyệt để ghi sổ Nếu quyết toán chưa được chuyển thì ghi tăng giá trị của tài sản hình thành qua đầu tư theo giá tạm tính ( giá tạm tính là chi phí thực tế đã bỏ ra để có được tài sản, căn cứ vào TK 241 để xác định giá tạm tính) Cả hai trường hợp đều ghi: Nợ TK 211, 213 Có TK 241 – XDCB (2412) (giá được duyệt hoặc giá tạm tính) Khi quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành được duyệt thì kế toán điều chỉnh lại giá tạm tính theo giá tài sản được duyệt, ghi: - Nếu giá trị tài sản hình thành qua đầu tư XDCB được duyệt có giá trị thấp hơn giá tạm tính: Nợ TK 138 - phải thu khác (chi phí duyệt bỏ phải thu hồi) Có TK 211, 213 - Nếu giá trị tài sản hình thành qua đầu tư XDCB được duyệt có giá trị cao hơn giá tạm tính: Nợ TK 211, 213 11 Downloaded by sau xanh (saudinh2@gmail.com) lOMoARcPSD|39270540 Có các TK liên quan - Nếu TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư XDCB và được cấp có thẩm quyền cho phép tăng nguồn vốn kinh doanh thì đồng thời ghi: Nợ TK 441 – nguồn vốn đầu tư XDCB Có TK 241 – XDCB dở dang (các khoản thiệt hại được duyệt bỏ) Có TK 411 - vốn đầu tư của chủ sở hữu (giá trị tài sản được duyệt) - Nếu TSCĐ hình thành bằng quỹ phúc lợi và dùng vào các mục đích phúc lợi, Khi chủ đầu tư phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, kế toán ghi tăng quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ: Nợ TK 3532 – quỹ phúc lợi Có TK 3533 - quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (2) Nếu kế toán đầu tư XDCB thực hiện trên hệ thống sổ kế toán riêng: - Bộ phận ĐT XDCB khi bàn giao công trình, kế toán ghi: Nợ TK 336 – phải trả nội bội Có TK 241 - xây dựng cơ bản (2412) - Bộ phận SXKD khi nhận bàn giao TSCĐ, kể tên ghi: Nợ TK 211, 213 Có TK 136 - phải thu nội bộ Sổ kế toán: - Sổ kế toán tổng hợp: + Theo hình thức kế toán nhật kí chứng từ, kế toán sửa chữa TSCĐ sử dụng NKCT số 7, bảng kê số 5, sổ cái TK 241 + Theo hình thức nhật kí chung, kế toán sửa chữa TSCĐ sử dụng sổ nhật kí chung và sổ cái TK 241 - Sổ kế toán chi tiết: 12 Downloaded by sau xanh (saudinh2@gmail.com) lOMoARcPSD|39270540 Sổ chi tiết theo dõi chi phí XDCB của TK 2412 Phần II: Bài tập giả định một doanh nghiệp Phương thức giao thầu: Doanh nghiệp sản xuất A kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, giao thầu cho công ty xây lắp B xây thêm 1 nhà xưởng Phần công tác mua sắm vật tư thiết bị xây dựng cơ bản và chi phí kiến thiết cơ bản khác do Ban quản lý công trình của DN A đảm nhận, công trình này được đài thọ bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản Bộ phận kế toán XDCB hạch toán chung hệ thống sổ kế toán với bên sản xuất kinh doanh Số dư đầu tháng 10/2021 của một số tài khoản như sau: (đơn vị tính: 1.000 đ) TK 2412 : 120.000 TK 341 : 500.000 Trong quý 4/2021 có tài liệu về XDCB giao thầu như sau: 1 Xuất kho thiết bị không cần lắp đưa vào công trình 40.000 Nợ TK 2412 : 40.000 Có TK 152 : 40.000 2 Xuất kho thiết bị cần lắp giao cho công ty B để lắp đặt 300.000 Nợ TK 152 : 300.000 Có TK 152 : 300.000 3 Thiết bị lắp đặt hoàn thành, nhà thầu bàn giao cho công ty A Nợ TK 2412 : 300.000 Có TK 152 : 300.000 4 Tập hợp chi phí của ban quản lý công trình và chi phí khác về XDCB gồm: − Tiền lương : 30.000 − Nhiên liệu : 2.000 − Tiền tạm ứng thanh toán : 3.100 13 Downloaded by sau xanh (saudinh2@gmail.com) lOMoARcPSD|39270540 − Lãi vay ngân hàng phải trả : 2.400 Nợ TK 2412 : 37.500 Có TK 334 : 30.000 Có TK 152 : 2.000 Có TK 141 : 3.100 Có TK 335 : 2.400 5 Bên nhận thầu B có làm thiệt hại 1 số tài sản là 60.000 , công ty A yêu cầu bồi thường Nợ TK 138 : 60.000 Có TK 2412 : 60.000 6 Công trình nhà xưởng hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng Công ty A chuyển khoản thanh toán cho bên thi công Kế toán đã ghi tăng TSCĐ và kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh Biên bản quyết toán của công trình là : Giá chưa có thuế : 1.200.000 Thuế GTGT 10%: 120.000 Nợ TK 2412 : 1.200.000 Nợ TK 133 : 120.000 Có TK 112 : 1.320.000 Nợ TK 211 : 1.200.000 Có TK 2412 : 1.200.000 Nợ TK 441 : 1.200.000 Có TK 411 : 1.200.000 Phương thức tự làm: Có tình hình XDCB tại doanh nghiệp chủ đầu tư bên A theo phương thức tự làm như sau: ( đơn vị tính: 1.000 đ) I) Số dư đầu tháng TK 2412 : 532.000 Trong đó: − Công trình X: 212.000 14 Downloaded by sau xanh (saudinh2@gmail.com) lOMoARcPSD|39270540 − Công trình Y: 208.000 − Công trình Z: 109.000 II) Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1 Chi phí đầu tư XDCB cho công trình X: − Chỉ phí thiết bị XDCB xuất sử dụng cho công trình: 34.000 − Lương phải trả cho CNV XDCB: 57.000 − Khấu hao TSCĐ sử dụng để thi công: 6.500 − Chi phí khác bằng tiền mặt: 8.400 − Trích theo lương các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ 23,5% tính vào chi phí Nợ TK 2412 (X): 34.000 Có TK 152: 34.000 Nợ TK 2412 (X): 57.000 Có TK 334: 57.000 Nợ TK 2412 (X): 6.500 Có TK 214: 6.500 Nợ TK 2412 (X): 8.400 Có TK111: 8.400 Nợ TK 2412 (X): 13.395(= 57.000*23,5%) Có TK 338: 13.395 2 Chi phí đầu tư XDCB cho công trình Y: − Chi phí thiết bị XDCB xuất sử dụng cho công trình: 31.000 − Lương phải trả cho CNV XDCB: 27.000 − Khấu hao TSCĐ sử dụng để thi công: 5.700 − Chi phí khác bằng tiền mặt: 8.500 − Trích theo lương các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ 23,5% tính vào chi phí 15 Downloaded by sau xanh (saudinh2@gmail.com) lOMoARcPSD|39270540 Nợ TK 2412 (Y): 31.000 Có TK 152: 31.000 Nợ TK 2412 (Y): 27.000 Có TK 334: 27.000 Nợ TK 2412 (Y): 5.700 Có TK 214: 5.700 Nợ TK 2412 (Y): 8.500 Có TK 111: 8.500 Nợ TK 2412 (Y): 6.345 (= 27.000*23,5%) Có TK 338: 6.345 3 Nghiệm thu công trình Y và đưa vào sử dụng theo giá tạm tính 271.000: Nợ TK 211: 271.000 Có TK 2412 (Y): 271.000 4 Chi phí đầu tư XDCB công trình Z bao gồm: − Mua thiết bị XDCB trị giá 300.000, thuế GTGT 10% bằng tiền mặt, đưa thẳng đến lắp tại công trình − Lương phải trả cho CNV XDCB: 96.000 − Khấu hao TSCĐ sử dụng để thi công: 15.200 − Chi phí khác bằng tiền mặt: 15.000 − Trích theo lương các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ 23,5% tính vào chi phí Nợ TK 2412 (Z): 300.000 Nợ TK 1332: 30.000 Có TK 111: 330.000 Nợ TK 2412 (Z): 96.000 Có TK 334: 96.000 Nợ TK 2412 (Z): 15.200 16 Downloaded by sau xanh (saudinh2@gmail.com) lOMoARcPSD|39270540 Có TK 214: 15.200 Nợ TK 2412 (Z): 15.000 Có TK 111: 15.000 Nợ TK 2412 (Z): 22.560 (= 96.000*23,5%) Có TK 338: 22.560 5 Bộ phận XDCB của doanh nghiệp đã bàn giao công trình X hoàn thành đưa vào sử dụng Toàn bộ các khoản chi phí đã tập hợp trên sổ kế toán đều được hợp lý và tính vào nguyên giá của công trình Nguồn vốn đầu tư vào công trình này là quỹ đầu tư phát triển Tổng chi phí dựa trên TK 2412 (X) là 331.295 Nợ TK 211: 331.295 Có TK 2412 (X): 331.295 Nợ TK 414: 331.295 Có TK 411: 331.295 6 Sau khi quyết toán được duyệt, giá thành công trình Y là 281.000, các chi phí khác không được duyệt vào giá thành ghi giảm nguồn vốn đầu tư XDCB Tổng chi phí dựa trên TK 2412 (Y) là: 286.547 => phần chi phí không được duyệt và giá thành là 286.547 – 281 000= 5.545 Nợ TK 441: 5.545 Có TK 2412 (Y): 5.545 Nợ TK 211 (Y): 10.000 (= 281.000 - 271.000) Có TK 2412 (Y): 10.000 Phần III: Kết luận 1 Ưu điểm, nhược điểm của kế toán chi phí đầu tư XDCB Tài khoản 214 được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình và ở mỗi hạng mục công trình phải được hạch toán chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB 17 Downloaded by sau xanh (saudinh2@gmail.com) lOMoARcPSD|39270540 và được theo dõi lũy kế kể từ khi khởi công đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng (Thông tư 200/2014/ TT – BTC) Ưu điểm + Quản lý: giúp nhà quản lý dễ dàng kiểm tra, nắm bắt được các nội dung chi phí của từng công trình, hạng mục để có những quyết định giúp vốn đầu tư bỏ ra đạt hiệu quả cao nhất, dễ dàng trong việc phê duyệt giá quyết toán của dự án sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng + Kế toán: phần lớn các chi phí phát sinh đều rõ ràng, chi tiết trong nội dung nên về kế toán đầu tư XDCB có thể thu thập, xử lý và phân tích thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời Nhược điểm: vì ở mỗi hạng mục phải được hạch toán chi tiết từng nội dung nên khi doanh nghiệp thực hiện đầu tư nhiều dự án cùng lúc có thể dẫn đến sự nhầm lẫn, khó nắm bắt tình hình 2 Kiến nghị Vì giai đoạn chuẩn bị là một trong những yếu tố quan trọng nên doanh nghiệp cần tìm đến những đơn vị chuyên môn có những kinh nghiệm lâu năm về việc thi công dự án của công ty; dịch vụ tư vấn thiết kế công trình miễn phí nên không lo phát sinh thêm chi phí Lập dự toán công trình so sánh tổng dự toán giữa 2 phương thức tự làm và giao thầu Phương thức tự làm: - Yêu cầu bộ phận thực hiện thi công trình bày kế hoạch về tiến độ chi tiết của từng công tác, hạng mục tương ứng với thời gian - Nắm bắt được tiến độ của công trình để vận chuyển các thiết bị, nguyên liệu, dụng cụ đúng thời điểm tránh tốn thời gian và chi phí vận chuyển Phương thức giao thầu 18 Downloaded by sau xanh (saudinh2@gmail.com) lOMoARcPSD|39270540 - Nghiên cứu sự cần thiết đầu tư và quy mô đầu tư để lập dự toán phát triển và loại bỏ các chi phí không hợp lý trong quá trình thực hiện dự án - Lập kế hoạch về tiến độ chi tiết của từng công tác, hạng mục tương ứng với thời gian để chọn nhà thầu có năng lực phù hợp với dự án mang lại hiểu quả tốt nhất - Hợp đồng giao thầu cần chi tiết về yêu cầu thời gian, mức chi phí phải bồi thường nếu không bàn giao dự án đúng thời gian và chất lượng dự án quy định tránh để chậm tiến độ gây phát sinh thêm những chi phí không cần thiết Để tránh gây thất thoát chi phí và hạn chế khó khăn trong việc theo dõi nội dung chi phí thì các đơn vị chủ đầu tư không nên đầu tư vào nhiều dự án cùng một lúc 19 Downloaded by sau xanh (saudinh2@gmail.com)