Bài thảo luận đề tài thảo luận chính tìm hiểu về hoạt động của tổ chức tài chính vi mô tnhh mtv tình thương tại việt nam”

38 0 0
Bài thảo luận  đề tài thảo luận chính tìm hiểu về hoạt động của tổ chức tài chính vi mô tnhh mtv tình thương tại việt nam”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong đó, hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô TCVM, chương trình, dự án TCVM là một thành tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển của tài chính toàn diện tại Việt Nam, giúp cung c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA TÀI CHÍNH -NGÂN HÀNG

BÀI THẢO LUẬN

Học phần: Tài chính vi mô

Đề tài thảo luận chính: “Tìm hiểu về hoạt động của Tổchức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương tại Việt

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3 VÀ BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Tìm hiểu hoạt động của TYM Tốt

(thư ký)

- Tổng quan về tài chính vi mô - Viết mở đầu và kết luận

28 Dương Yến Nhi Tìm hiểu tình hình tổ chức TYM

Trang 3

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT

TYM Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương ADB Ngân hàng Phát triển châu Á

NHNN Ngân hàng nhà nước

Trang 4

MỤC LỤCPHẦN I: MỞ ĐẦU

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ1.1.Tổng quan về tài chính vi mô:

1.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành tài chính vi mô tại Việt Nam 1.1.2 Các quan điểm về tài chính vi mô

1.1.3 Chức năng của tài chính vi mô 1.1.4 Vai trò của tài chính vi mô

1.2 Tổng quan về tổ chức tài chính vi mô

1.2.1 Các quan điểm về tổ chức tài chính vi mô 1.2.2 Điều kiện để thành lập tổ chức tài chính vi mô 1.2.3 Cơ cấu của tổ chức tài chính vi mô

1.2.4 Các hoạt động của tổ chức tài chính vi mô

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TNHH MTVTÌNH THƯƠNG TẠI VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương:

2.1.1 Giới thiệu chung về tổ chức

2.1.2 Mô hình và quá tình chuyển đổi của tổ chức 2 1.3 Tình hình tổ chức những năm gần đây

2.2 Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương trong nhữngnăm 2019-2021:

2.2.1 Về địa bàn, mạng lưới, khách hàng của tổ chức 2.2.2 Hoạt động tín dụng của tổ chức năm 2019-2020 2.2.3 Hoạt động tiết kiệm của tổ chức năm 2019-2020 2.2.4 Hoạt động bảo hiểm của tổ chức năm 2019-2020

2.2.5 Hoạt động phi tài chính ( hoạt động cộng đồng) của tổ chức năm 2019-2020

Trang 5

2.3 Đánh giá hoạt động của tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương

2.3.1 Những kết quả và thành tựu đã đat được 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨCTÀI CHÍNH VI MÔ TNHH MTV TÌNH THƯƠNG TẠI VIỆT NAM

3.1 Định hướng phát triển trong thời gian tới 3.2 Giải pháp khắc phục các khó khănPHẦN III: KẾT LUẬN

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Chiến lược tài chính toàn diện của Việt Nam được coi là một trong những công cụ quan trọng giúp tăng sinh kế cho người dân và phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ ổn định tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, tăng an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, xóa bất bình đẳng trong xã hội, tạo việc làm Trong đó, hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô (TCVM), chương trình, dự án TCVM là một thành tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển của tài chính toàn diện tại Việt Nam, giúp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho khu vực kinh tế nông nghiệp -nông thôn, các ngách thị trường chưa được các tổ chức tín dụng chính thức khai thác Tài chính toàn diện là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ Chiến lược phát triển TCVM là một phần không thể tách rời trong chiến lược phát triển tài chính toàn diện Trong thời gian qua, TCVM được xem là công cụ hữu hiệu trong chiến lược xóa đói giảm nghèo ở các quốc gia đang phát triển và thu hút được sự quan tâm của chính phủ, nhà tài trợ và các nhà thực hành TCVM có mục tiêu cải thiện điều kiện kinh tế cho nhóm khách hàng yếu thế trong xã hội, giúp họ có cơ hội phát triển, cải thiện cuộc sống, thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính và phi tài chính Tại Việt Nam, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặc biệt quan tâm đến hoạt động và sự phát triển của TCVM Vậy nên nhóm em quyết định tìm hiểu về hoạt động của một tổ chức tài chính vi mô để biết được các quá trình phát triển của nó Và tổ chức bọn em chọn là tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương tại Việt Nam

Trang 7

PHẦN I: NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

1.2.Tổng quan về tài chính vi mô:

1.1.1 Sơ lược lịch sử tài chính vi mô

Lịch sử hình thành và phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam được chia thành 4 giai đoạn: - Giai đoạn khởi đầu ( trước năm 1990 ): Tài chính vi mô là các món vay nhỏ,

không hoặc có đòi hỏi tài sản đặc biệt, không lãi suất hoặc lãi suất cao.

- Giai đoạn mở rộng nhanh ( 1990 – 2000 ): SIDA ( Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển tài trợ dự án tín dụng (1989) cho phụ nữ 7 tỉnh Biên giới phía)

Bắc Việt Nam, UNPD ( Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc) kết hợp với FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc hay Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc ) ( 1990 – 1993 ) tiến hành thử nghiệm dự án VIE/91/P01 - Giai đoạn suy thoái và chuyển giao cho đối tác địa phương ( 2000 – 2005 ): các dự

án, các chương trình có hợp phần tài chính vi mô lần lượt kết thúc, mô hình hoạt động của tài chính vi mô chưa rõ ràng, hoàn chỉnh,chưa rõ về mặt tổ chức, tính pháp lý…

- Giai đoạn chuyển đổi chính thức và phát triển theo chiều sâu ( 2005 – nay ): Tài chính vi mô được hình thành và hoàn thiện theo chuẩn mực quốc tế.

1.1.2 Quan điểm tài chính vi mô

Tài chính vi mô là việc cấp cho các hộ gia đình rất nghèo các khoản vay rất nhỏ (gọi là tín dụng vi mô), nhằm mục đích giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất, hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ Tài chính vi mô thường kéo theo hàng loạt các dịch vụ khác như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, vì những người nghèo và rất nghèo có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài chính, nhưng không tiếp cận được các thể chế tài chính chính thức.

Tài chính vi mô khác tín dụng vi mô ở chỗ: tài chính vi mô đề cập đến các hoạt động cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm, chuyển giao dịch vụ và các sản phẩm tài chính khác đến cho nhóm khách hàng có thu nhập thấp Tín dụng vi mô chỉ đơn giản là một khoản cho vay nhỏ, do ngân hàng hoặc một tổ chức nào đó cấp Tín dụng vi mô thường dành cho cá nhân vay, không cần tài sản thế chấp, hoặc thông qua việc cho vay theo nhóm.

Người nghèo, cũng giống như tất cả mọi người, cần có nhiều loại công cụ tài chính để tích lũy tài sản, bình ổn tiêu dùng và tự bảo vệ mình trước rủi ro Chính vì thế, theo nghĩa rộng, tài chính vi mô là việc tìm ra phương cách hiệu quả và đáng tin cậy để cung cấp ngày càng nhiều hơn các sản phẩm tài chính vi mô.

Trang 8

1.1.3 Chức năng của tài chính vi mô

Chức năng của tài chính vi mô chính là cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng như cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm, giáo dục tài chính cho khách hàng lập ngân sách và tiết kiệm, hỗ trợ tài chính kịp thời cho khách hàng gặp khó khăn Hơn thế nữa, tài chính vi mô còn có chức năng giúp người nghèo hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời góp phần giúp người nghèo tranh, giảm rủi ro về kinh tế và cuộc sống; từ đó tăng thu nhập hộ gia đinh để họ có điều kiện sống ngày một tốt hơn

1.1.4 Vai trò của tài chính vi mô

Tài chính vi mô có vai trò quan trọng trong phát triển Tài chính toàn diện:

Tài chính vi mô có mục tiêu cải thiện điều kiện kinh tế cho nhóm khách hàng nghèo, giúp họ có cơ hội phát triển, cải thiện cuộc sống, thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo Bên cạnh mục tiêu tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận trực tiếp với các dịch vụ tài chính và phi tài chính, các tổ chức tài chính vi mô còn hướng tới mục tiêu là giúp khách hàng có đủ năng lực tiếp cận bền vững với dịch vụ tài chính chính thức Do đó, tài chính vi mô được coi là công cụ phát triển của người nghèo, chứ không chỉ là dịch vụ tài chính đơn thuần.

Trong thời gian qua, tài chính vi mô được xem là công cụ hữu hiệu trong chiến lược xóa đói giảm nghèo ở các quốc gia đang phát triển và thu hút được sự quan tâm của chính phủ, nhà tài trợ và các nhà thực hành Tại Việt Nam, Chính phủ và NHNN đặc biệt quan tâm đến hoạt động và sự phát triển của tài chính vi mô.

Vai trò của tài chính vi mô trong xóa đói giảm nghèo:

Với vai trò là một công cụ đắc lực trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, tài chính vi mô (TCVM) đã giúp Chính phủ đạt được thành tích đáng kể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo Theo đó, tỷ lệ đói nghèo tại Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuống chỉ còn khoảng 6,72% vào cuối năm 2017.

Hoạt động TCVM được đánh giá là có ý nghĩa xã hội sâu sắc và ngày càng lớn mạnh, giúp người nghèo có cơ hội tiếp cận và làm quen với các sản phẩm tài chính Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu ở khu vực TCVM là khá thấp (dưới 1%), còn các khoản vay giá trị thấp cũng giúp các tổ chức cung cấp TCVM phân tán rủi ro hiệu quả hơn Thực tiễn cho thấy, với điều kiện vay vốn đơn giản, không cần tài sản thế chấp, cấp và nhận vốn ngay tại nơi người dân sinh sống, TCVM được xem như một "đòn bẩy" hữu hiệu nhằm tăng cường sự tự tin của phụ nữ, thúc đẩy họ tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, thoát nghèo, từ đó khẳng định vai trò và vị thế trong gia đình và xã hội.

Nhằm thúc đẩy mô hình này phát triển, các dịch vụ tài chính cho phép phụ nữ tối đa hóa lợi ích của thu nhập tiền mặt bằng cách biến thu nhập tiền mặt thành một nguồn thu nhập

Trang 9

lớn có ý nghĩa dưới dạng tài sản có thể được đầu tư, cho vay lại hoặc sử dụng như một khoản bảo hiểm Các chương trình TCVM đặc biệt hữu ích trong việc gia tăng lựa chọn kinh tế của phụ nữ do phụ nữ thường có ít cơ hội tiếp cận với các nguồn tín dụng phi chính thức hơn nam giới.

1.2 Tổng quan về tổ chức tài chính vi mô

1.2.1 Các quan điểm về tổ chức tài chính vi mô

Có nhiều cách để đưa ra khái niệm về Tổ chức tài chính vi mô dựa theo tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động Cụ thể là:

Tổ chức tài chính vi mô là tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng nghèo hơn và dễ bị tổn thương hơn so với khách hàng truyền thống của Ngân hàng, những doanh nghiệp siêu nhỏ.

Tổ chức tài chính vi mô là các tổ chức mà hoạt động chính của nó là hoạt động tài chính vi mô Thông qua việc tiến hành các hoạt động tài chính vi mô, các tổ chức này có được nguồn thu nhập để tồn tại, phát triển và thực hiện được vai trò an sinh xã hội của mình.

Tổ chức tài chính vi mô thuộc dạng doanh nghiệp xã hội nhưng có nguồn thu để tự trang trải, hướng tới phát triển bền vững chứ không hoàn toàn mang tính chất phi lợi nhuận.

Một khái niệm chung nhất về Tổ chức tài chính vi mô theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 là: Tổ chức tài chính vi mô là các trung gian tài chính chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính cho đối tượng khách hàng là người nghèo, những người sản xuất nhỏ, các nhóm cá nhân kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ.

Một số quan điểm về tổ chức tài chính vi mô

Theo quan điểm của Morduch (1999) và Ledgerwood (1999): Tổ chức tài chính vi mô là các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo, chủ yếu là tín dụng tiết kiệm Tổ chức tài chính vi mô bao gồm tất cả các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô kể cả ngân hàng, hợp tác xã tài chính, tổ chức tài chính quy mô nhỏ chính thức và bán chính thức.

Theo Muriu (2011) :Tổ chức tài chính vi mô là loại hình trung gian tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô cho khách hàng khó tiếp cận hoặc không tiếp cận được tới khu vực tài chính chính thức Tổ chức tài chính vi mô là các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô ở khu vực bán chính thức và phi chính thức.

Theo quan điểm của ADB (2000), ADB (2010), Sriam & Upadhyayula (2004), Nguyễn Kim Anh (2013), Lê Thanh Tâm (2018) :Tổ chức tài chính vi mô là một doanh nghiệp xã hội với mục tiêu cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng đáp ứng nhu cầu của các cá nhân hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ Tổ chức tài chính vi mô không vì mục tiêu lợi nhuận, có nguồn thu để tự trang trải và phát triển bền vững.

Trang 10

Theo Luật TCTD số 47-2010:Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chứ tín dụng thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ Tổ chức tài chính vi mô là các tổ chức chính thức được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.

Theo thông lệ quốc tế:Tổ chức tài chính vi mô là các tổ chức chính thức (được NHNN cấp phép hoạt động) và bán chính thức (chương trình, dự án được đăng ký hoạt động với một cơ quan quản lý Nhà nước bất kỳ) có cung cấp dịch vụ tài chính vi mô vì mục tiêu phi lợi nhuận.

1.2.2 Điều kiện để thành lập Tổ chức tài chính vi mô

Tổ chức tài chính vi mô là tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cho những người có thu nhập thấp Hầu hết các tổ chức tài chính vi mô đều cho vay tín dụng vi mô và chỉ nhận gửi những khoản tiết kiệm rất nhỏ từ người vay chứ không phải từ công chúng Trong ngành tài chính vi mô, thuật ngữ này dùng để chỉ các tổ chức được thành lập để cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô, ví dụ: các tổ chức phi chính phủ (NGO), liên minh tín dụng, hợp tác xã tín dụng, ngân hàng thương mại tư nhân, các tổ chức tài chính phi ngân hàng và một bộ phận nào đó của ngân hàng nhà nước.

Xét từ lĩnh vực hoạt động, chúng ta có thể gọi các tổ chức phi chính phủ là các tổ chức tài chính vi mô vì họ tham gia vào việc cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo Tương tự như vậy, một số ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ tài chính vi mô cũng được gọi là tổ chức tài chính vi mô ngay cả khi chỉ một phần rất nhỏ trong tài sản của họ được huy động cho mục đích cung cấp dịch vụ tài chính vi mô.

Đối tượng thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ:

Các tổ chức được phép thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm:

Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam, Qũy từ thiện và Qũy xã hội

Tổ chức phi chính phủ Việt Nam

Các cá nhân và tổ chức khác trong nước và nước ngoài có thể tham gia góp vốn với các tổ chức thuộc đối tượng này.

Ngoài ra, cũng có các tổ chức khác tham gia vào hoạt động tài chính vi mô và đóng một vai trò nhất định trong lĩnh vực tài chính Đó là các trung gian tài chính dựa vào cộng đồng, như liên minh tín dụng, hiệp hội nhà ở hoạt động trên cơ sở hội viên Một số loại hình tổ chức tài chính vi mô khác do các nhà kinh doanh hoặc chính quyền địa phương quản lý thường có quy mô khách hàng lớn hơn so với các tổ chức phi chính phủ và là một bộ phận trong khu vực tài chính chính thức.

Mặc dù loại hình tổ chức tín dụng vi mô này không tiếp cận được sâu tới những người nghèo như các tổ chức phi chính phủ, nhưng nhiều người nghèo đã tiếp cận được vốn của các tổ chức này với mức độ khác nhau ở các nước khác nhau Tất cả các tổ chức vi mô này khi muốn hoạt động đều phải được cấp Giấy phép Điều kiện để được cấp Giấy phép

Trang 11

của các tổ chức này được quy định cụ thể tại Nghị định 28/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam:

Có nhu cầu về hoạt động tài chính quy mô nhỏ.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến về sự cần thiết thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ trên địa bàn.

Có đủ vốn điều lệ theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.

Trụ sở làm việc và cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động tài chính quy mô nhỏ dự kiến thực hiện.

Có người quản trị, kiểm soát và điều hành theo quy định tại Chương III Nghị định này.

Có phương án kinh doanh khả thi.

Đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ nhận tiết kiệm tự nguyện, ngoài quy định nêu tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:

Đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép

Đã có hoạt động nhận tiết kiệm bắt buộc trong 03 năm gần nhất Bộ máy quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động hiệu quả

Hoạt động lành mạnh trong 03 năm gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

Hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý

Đáp ứng được các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật

Hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép gồm:

Đơn đề nghị được cấp Giấy phép, trong đó nêu rõ các nội dung hoạt động và địa bàn hoạt động dự kiến.

Văn bản chấp thuận của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về sự cần thiết thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ trên địa bàn.

Dự thảo điều lệ.

Phương án hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ, trong đó nêu rõ hiệu quả và lợi ích kinh tế.

Danh sách, lý lịch, văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.

Giấy tờ chứng thực mức vốn điều lệ; danh sách và địa chỉ của các tổ chức, cá nhân góp vốn; tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ; tình hình tài chính và các thông tin có liên quan đến tổ chức và cá nhân góp vốn.

Đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ nhận tiết kiệm tự nguyện, phải gửi báo cáo kiểm toán 03 năm tài chính gần nhất.

Tổ chức tài chính quy mô nhỏ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Thủ tục cấp và sử dụng Giấy phép:

Trang 12

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép cho tổ chức tài chính quy mô nhỏ Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời nêu rõ lý do từ chối.

Giấy phép của tổ chức tài chính quy mô nhỏ do Ngân hàng Nhà nước cấp, trong đó quy định cụ thể thời gian hoạt động, địa bàn hoạt động và các hoạt động tổ chức tài chính quy mô nhỏ được phép thực hiện.

Tổ chức tài chính quy mô nhỏ được cấp Giấy phép phải sử dụng đúng tên và hoạt động đúng nội dung quy định trong Giấy phép Giấy phép không được làm giả, tẩy xoá, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn dưới bất kỳ hình thức nào.

1.2.3 Cơ cấu tổ chức tài chính vi mô

Tổ chức tài chính vi mô có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tài chính vi mô bao gồm Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc).

Trong đó, Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành các phòng vận hành, phòng nhân sự, phòng hành chính và phòng kế toán

1.2.4 Các hoạt động của tổ chức tài chính vi mô

Tổ chức tài chính vi mô chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp.

Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới hai hình thức: tiết kiệm bắt buộc và tiền gửi tự nguyện của tổ chức, cá nhân Tiết kiệm bắt buộc là số tiền mà khách hàng tài chính vi mô phải gửi theo quy định và được công bố công khai Tiền gửi tự nguyện là các loại tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm (loại không bắt buộc), trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán của khách hàng khác tại tổ chức tài chính vi mô.

Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài.

Cho vay (không được cấp tín dụng khác) đối với các khách hàng là cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, cá nhân đại diện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, doanh nghiệp siêu nhỏ để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống Ngoài ra, tổ chức tài chính vi mô cũng cho vay đối với khách hàng khác là cá nhân thuộc hộ gia đình, cá nhân đại diện cho hộ gia đỉnh từng là khách hàng tài chính vi mô của tổ chức tài chính vi mô đó nhưng đã thoát nghèo và cận nghèo Việc bảo đảm tiền vay có thể bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn Đồng thời phải duy trì tỷ lệ tổng dư nợ các khoản cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô trong tổng dư nợ cho vay tôì thiểu 90%; tổng dư nợ cho vay đối với mỗi khách hàng không được vượt quá 50 triệu đồng và đối với mỗi khách hàng khác không được vượt quá 100 triệu đồng.

Trang 13

Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại, nhưng không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

Thực hiện các hoạt động khác: - Ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn

- Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô - Cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô - Làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm

Ngoài ra, tổ chức tài chính vi mô còn tổ chức các hoạt động phi tài chính giúp đỡ cá chộ nghèo

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TNHH MTVTÌNH THƯƠNG TẠI VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương:

2.1.1 Giới thiệu chung về tổ chức

Lịch sử ra đời và phát triển:

TYM do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thành lập năm 1992 nhằm góp phần thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ Từ những bước xây dựng nền móng ban đầu, TYM nhận được sự hỗ trợ tận tình của Tiến sĩ Jaime Aristotle B Alip (thời điểm đó là Cố vấn cho Tổ chức Lương Thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc) Ông là người đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập Quỹ Tình Thương sử dụng mô hình Ngân hàng Grameen, Băng – la – đét.

Theo thời gian, TYM mở rộng phạm vi và quy mô với sự trợ giúp về tài chính và kỹ thuật của một số tổ chức quốc tế gồm: Quỹ Châu Á (Asia Foundation), Các tổ chức tương hỗ CARD (CARD MRI), Tổ chức Cordaid, Quỹ Ford (Ford Foundation), Tổ chức tín thác Grameen (Grameen Trust), Quỹ hợp tác quốc tế các Ngân hàng Tiết kiệm Đức (SBFIC), Oxfam, Quỹ Rabobank (Rabobank Foundation) và Quỹ Whole Planet (Whole Planet Foundation).

Năm 1998, TYM trở thành một đơn vị độc lập, tương đương các ban của TW Hội LHPN Việt Nam.Năm 2006, TYM trở thànhchuyển đổi thành đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động vì mục đích xã hội phi lợi nhuận Đến 2010, TYM trở thành tổ chức TCVM được cấp phép đầu tiên tại Việt Nam.

Trang 17

khả năng sinh lời, tăng trưởng và bền vững với những nguồn vốn vay thương mại trong môi trường hoạt động cạnh tranh Những thách thức này đòi hỏi TYM phải có những cải thiện nhanh chóng về năng lực cán bộ cũng như công tác kiểm soát, quản lý tài chính và nâng cao chất lượng dịch vụ của Quỹ.

Chuyển đổi từ Đơn vị sự nghiệp có thu sang TCTCVM được cấp phép (2006 - 2010): Để chuẩn bị cho quá trình thể chế hoá theo Nghị định 28, một mặt, TYM cần nâng cao năng lực tổ chức để có khả năng quản lý một TCTCVM chính thức hoạt động bền vững và hiệu quả Mặt khác, TYM phải chuẩn bị bộ hồ sơ trình NHNN đề nghị cấp phép chuyển đổi trở thành TCTCVM chính thức Tháng 11/2008, TYM đã nộp bộ hồ sơ lần đầu đề nghị NHNN cấp phép chuyển đổi thành TCTCVM chính thức Sau nhiều lần hoàn thiện hồ sơ, ngày 17/8/2010 TYM đã được trao Giấy phép thành lập và hoạt động Như vậy, sau gần 02 năm đề nghị và hoàn thiện hồ sơ, TYM đã trở thành TCTCVM chính thức đầu tiên tại Việt Nam với tên gọi Tổ chức tài chính Quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Tình Thương Tháng 5/2013, TYM chính thức đổi tên thành TCTCVM trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Tình Thương để phù hợp với quy định tại Luật TCTD năm 2010

Với mục tiêu nâng cao năng lực của tổ chức, sau khi trở thành đơn vị sự nghiệp có thu, TYM đã xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển cho Quỹ đến năm 2010 với 06 mục tiêu chính, bao gồm:

Đề nghị NHNN cấp Giấy phép chuyển đổi thành một tổ chức tài chính quy mô nhỏ theo Thông tư 02/2008/TT-NHNN;

Xây dựng nhóm khách hàng dựa trên định hướng cơ cấu tổ chức; Nâng cao trình độ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ;

Duy trì được sự bền vững (tính bền vững về hoạt động và tài chính ổn định); Nâng cao vị thế tại cấu phần thị trường hiện có và mở rộng ra các cấu phần, thị trường mới;

Để thực hiện được kế hoạch chiến lược này, TYM đã hợp tác và nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Tổ chức Hợp tác Quốc tế các ngân hàng Tiết kiệm Sparkasse Đức (SBFIC), Trung tâm Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Philippines, đồng thời tiếp cận được các nguồn vốn khác trong nước Một số hoạt động cơ bản mà TYM thực hiện trong giai đoạn này bao gồm:

Thành lập một HĐQT trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Quỹ;

Tăng cường năng lực cho bộ máy kiểm toán nội bộ để tiến tới nâng cấp thành Ban kiểm soát nội bộ khi thực hiện theo Nghị định 28;

Thay đổi hệ thống tài khoản hiện hành của Quỹ sang hệ thống tài khoản của NHNN;

Củng cố và kiện toàn lại bộ máy tổ chức theo hướng chuyên nghiệp hoá và định hướng nhóm khách hàng mục tiêu;

Trang 18

Tăng cường nâng cao năng lực cho cán bộ, đặc biệt là đội ngũ quản lý cấp trung và cao;

Cơ cấu tổ chức

Về mô hình tổ chức, sau khi chuyển đổi, TYM có cơ cấu tổ chức tối giản hơn với một số thay đổi cơ bản Ở cấp trụ sở chính, Ban kiểm soát báo cáo trực tiếp lên chủ sở hữu là HLHPN Việt Nam và có thể chia sẻ thông tin với Hội đồng thành viên (HĐTV) và Ban Tổng giám đốc, thay vì báo cáo trực tiếp lên HĐQT như trước khi chuyển đổi Bên cạnh đó, Phòng Kiểm toán nội bộ báo cáo trực tiếp lên Ban kiểm soát, có thể chia sẻ thông tin với Ban Tổng giám đốc, thay vì báo cáo trực tiếp lên Giám đốc Ở cấp chi nhánh, TYM không còn cấp khu vực và các chi nhánh có thể thiết lập các phòng giao dịch hoặc các điểm giao dịch trực thuộc Tuy nhiên, khác với trước khi chuyển đổi, theo quy định của NHNN về mạng lưới hoạt động, các phòng giao dịch, điểm giao dịch khác tỉnh, thành phố không thể trực thuộc cùng 01 chi nhánh Sự thay đổi trong phân quyền và hình thức tổ chức này đã giúp cho TYM có thể đảm bảo mục tiêu xã hội, rút ngắn quy trình báo cáo, đồng thời tăng tính độc lập và minh bạch cho các bộ phận trong tổ chức

2.1.3 Tình hình tổ chức những năm gần đây

Hơn 29 năm qua, TYM đã có những tác động tích cực đến cuộc sống của nhiều phụ nữ nghèo và cộng đồng tại những địa bàn có TYM hoạt động

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ: Hơn 40.000 phụ nữ được khám sức khỏe và phát thuốc miễn phí

Hoạt động nâng cao năng lực: Khoảng 240.000 lượt thành viên được tập huấn tại các buổi sinh hoạt chuyên đề, đào tạo.

Công tác xã hội: Nhiều phụ nữ khi tham gia TYM có cơ hội được trau dồi kiến thức và kỹ năng bản han như khả năng giao tiếp, lãnh đạo,… TYM rất tự hào vì hiện nay đã có hơn 15.400 thành viên TYM trở thành lãnh đạo cơ quan, Đang, đoàn thể, HPN các cấp.

Giáo dục: Duy trì nhiều năm học bổng “Chắp cánh ước mơ”, đến nay đã có khoảng 2000 con của thành viên nghèo, khó khăn được nhận hỗ trợ này để giúp các em vượt qua hoàn cảnh và tiếp tục học tập.

Kinh tế: Đến nay đã có hơn 120.000 thành viên TYM đã thoát nghèo bền vững, 7000 chị trở thành doanh nhân vi mô.

“Mái ấm tình thương”: TYM đã hỗ trợ cho 179 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có cơ hội được xây nhà mới.

Cộng đồng: Hơn 300 dự án hỗ trợ xây dựng “Nông thôn mới” đã được TYM thực hiện: hỗ trợ xây, sửa đường, cung cấp trang thiết bị cho trường học, trạm y tế, nhà vệ sinh (Chương trình đồng hành cùng phụ nữ biên cương)

Trang 19

Trải qua quá trình hoạt động và phát triển tổ chức đã và đang đạt được những thanh tựu to lớn Vừa qua, TYM vinh dự được ghi nhận là 1 trong 10 “Tổ chức tài chính trên thế giới hỗ trợ thiết thực nhất cho khách hàng nghèo và yếu thế nâng cao khả năng thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu” Đây là giải thưởng nằm trong khuôn khổ Giải thưởng Tài chính vi mô Châu Âu 2019 với chủ đề “Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu”(EMA 2019)

Những năm gần đây, tại Việt Nam tình hình thiên tai và biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân Theo sứ mệnh được Hội LHPNVN giao phó, TYM hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ nghèo và thu nhập thấp thông qua các hoạt động tài chính và xã hội Hiện nay, TYM phục vụ hơn 160.000 thành viên tại 13 tỉnh thành trải dài từ miền Bắc đến miền Trung, gần một nửa trong số đó là các tỉnh ven biển với gần 50% tổng số thành viên TYM Do vậy, hàng năm thành viên TYM chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi bởi rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu Hơn nữa, nhóm khách hàng mục tiêu của TYM là phụ nữ nghèo và thu nhập thấp với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là nông nghiệp, ngư nghiệp, kinh doanh nhỏ lẻ hộ gia đình hoặc các cơ sở sản xuất thủ công đơn giản, do vậy phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khiến họ trở thành nhóm yếu thế hơn bao giờ hết đối với những rủi ro thiên tai.

TYM bắt đầu thực hiện chương trình nâng cao năng lực về ứng phó rủi ro thiên tai và lập kế hoạch kinh doanh liên tục cho thành viên từ năm 2017, với các hoạt động chính: (1) nâng cao nhận thức cho thành viên về rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu; (2) hỗ trợ, hướng dẫn thành viên lập kế hoạch kinh doanh liên tục trong đó có kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai; (3) xây dựng chính sách tín dụng hỗ trợ thành viên (cụ thể cho đến thời điểm hiện tại TYM đã có loại vốn Hỗ trợ khắc phụ rủi ro thiên tai) và (4) rà soát các quy định chính sách của Ngân hàng nhà nước và pháp luật nhằm đưa ra các khuyến nghị nhằm hỗ trợ người nghèo giảm thiểu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu Đến hết năm 2018, đã có khoảng 65.000 thành viên nghèo, yếu thế và thu nhập thấp của TYM hưởng lợi từ chương trình này.

Những hoạt động thiết thực, hiệu quả và bền vững cho thành viên TYM đã được Ban tổ chức chương trình EMA 2019 đánh giá cao và ghi nhận Đây là động lực to lớn giúp TYM tiếp tục trên con đường phấn đấu vì phụ nữ nghèo và thu nhập thấp tại Việt Nam.

Ngày 12/02/2022, tại buổi Lễ trao tặng Danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho các tập thể của Cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, TYM vinh dự được nhận Cờ thi đua của Chính Phủ vì đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2020 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Cũng tại buổi lễ, TYM đã vinh dự được nhận bằng khen và cờ thi đua của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Ngày đăng: 11/04/2024, 14:53

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan