1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận Đạo Đức và trách nhiệm xã hội trong marketing

51 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đạo Đức và Trách Nhiệm Xã Hội Trong Marketing
Tác giả Phan Hà Thanh Duy, Hồ Thị Ngọc Lưu, Bùi Lê Khánh Nguyên, Lương Đức Quyền, Trần Nguyễn Kiều Vy
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

Đồng thời, trẻ em cần học cách đối mặt với thất vọng khikhông được đáp ứng mong muốn, như việc không mua được sản phẩm mong muốn.Việc chấp nhận và vượt qua những thất vọng này có thể trở

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

1 Phan Hà Thanh Duy 2221001549

3 Bùi Lê Khánh Nguyên 2221001700

5 Trần Nguyễn Kiều Vy 2221001908

Trang 2

BẢNG THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

ST

T Tên sinh viên MSSV Phân công công việc đóng góp Tỷ lệ

1 Phan Hà Thanh Duy 2221001549

2 Hồ Thị Ngọc Lưu 2221001644

3 Bùi Lê Khánh Nguyên 2221001700

4 Lương Đức Quyền 2221001772

5 Trần Nguyễn Kiều Vy 2221001908

Trang 3

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH Danh mục bảng

Bảng 1 Bảng so sánh chương trình của H&M với các thương hiệu thời trang bền vững khác 34

Danh mục hình ảnh Hình 1 Biểu đồ số liệu về những nguy cơ đối với trẻ trên môi trường mạng Nguồn: Viện Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững 2023 8

Hình 2 Hành trình để mọi trẻ em việt nam được uống sữa mỗi ngày 17

Hình 3 P/S – Bảo vệ nụ cười cho trẻ em miền sông nước 18

Hình 4 Mô tả quy trình “Let’s close the loop” của H&M 30

Trang 4

MỤC LỤC

CÂU 1 1

a Đối tượng trẻ em là một trong những phân đoạn thị trường mục tiêu nhạy cảm, dễ bị tổn thương và gây nhiều tranh cãi trong suốt nhiều năm qua 1

Định nghĩa về trẻ em 1

Đặc điểm tính dễ tổn thương 2

Tác động to lớn của truyền thông đến trẻ em 4

b Những vấn đề đạo đức cần quan tâm khi thực hiện Marketing hướng đến đối tượng trẻ em 6

Xâm phạm quyền riêng tư 7

Thay đổi hành vi và gây áp lực tâm lý 9

Ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất 12

Gây nhầm lẫn và thiếu trung thực 13

c Những nỗ lực đã đạt được và các thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp và các bên liên quan trong đạo đức marketing hướng đến phân khúc trẻ em tại thị trường Việt Nam 14

Nỗ Lực Đã Đạt Được 14

Thách thức đặt ra 20

d Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo các vấn đề đạo đức khi thực hiện marketing hướng đến đối tượng trẻ em 22

CÂU 2: 24

a “Tẩy xanh” (Greenwashing) và những hình thức “tẩy xanh” phổ biến 24

Khái niệm 24

Lý do các doanh nghiệp dùng hình thức Greenwashing trong marketing 25

Những hình thức tẩy xanh phổ biến 26

b Đánh giá tính “tẩy xanh” về chương trình bộ sưu tập may mặc của H&M với tuyên bố “Hãy khép kín quy trình” (Let’s close the loop) 29

Giới thiệu về H&M và chương trình “Hãy khép kín quy trình” 29

Đánh giá tính “tẩy xanh” 30

Trang 5

c Phân tích triết lý đạo đức mà H&M áp dụng khi thực hiện chương trình trên 36

Những gì H&M đã thể hiện trước công chúng 37 Mặt tối của H&M trong chiến dịch: 38

d Những biện pháp giúp các doanh nghiệp trên thị trường tránh “tẩy xanh” 40TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 6

CÂU 1

a Đối tượng trẻ em là một trong những phân đoạn thị trường mục tiêu nhạy cảm, dễ bị tổn thương và gây nhiều tranh cãi trong suốt nhiều năm qua.

Định nghĩa về trẻ em

Theo hiệp ước về Quyền Trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa một đứa trẻ là

"một con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởngthành được quy định sớm hơn." Hiệp nước này được 192 của 194 nước thành viênphê duyệt Trẻ em nhìn chung có ít quyền hơn người lớn và được xếp vào nhómkhông để đưa ra những quyết định quan trọng, và về mặt luật pháp phải luôn cóngười giám hộ

Luật trẻ em năm 2016 ở Việt Nam quy định “trẻ em là người dưới 16 tuổi.”Theo Đ.B.Encônin , trẻ em thường được phân lứa tuổi theo hoạt động chủ đạonhư sau:

1 Từ lọt lòng đến khoảng 15 tháng: được gọi là tuổi hài nhi (ở hai thángđầu được gọi là trẻ sơ sinh) với hoạt động chủ đạo là hoạt động giao tiếp xúccảm trực tiếp với mẹ và người lớn

2 Từ 15 tháng đến 3 tuổi, được gọi là tuổi ấu nhi, với hoạt động chủ đạo làhoạt động với đồ vật

3 Từ 3 tuổi đến 6 tuổi, được gọi là tuổi mẫu giáo với hoạt động chủ đạo làvui chơi mà trò chơi đóng vai theo chủ đề là trung tâm

4 Từ 6 tuổi đến khoảng 12 tuổi, được gọi là tuổi nhi đồng hay đầu tuổi học,với hoạt động chủ đạo là học tập, tương ứng với bậc tiểu học

5 Từ 12 tuổi đến 15 tuổi, được gọi là tuổi thiếu niên hay giữa tuổi học,hoạt động chủ đạo là giao tiếp cá nhân - thân tình, tương ứng với bậc phổ thông

cơ sở

Trang 7

6 Từ 15 tuổi đến khoảng 18 tuổi, được gọi là tuổi thanh niên mới lớn haycuối tuổi học, với hoạt động chủ đạo là học tập - nghề nghiệp; tương ứng vớibậc phổ thông trung học.

Đặc điểm tính dễ tổn thương

Tính dễ bị tổn thương do một số thành phần có trong các sản phẩm dành cho trẻ em

Sức khỏe và an toàn là mối quan tâm hàng đầu vì trẻ em rất dễ bị tổn thươngbởi một số thành phần trong sản phẩm dành cho lứa tuổi này Bởi trẻ em đặc biệtnhạy cảm với các vật liệu độc hại như chì trong đồ chơi hoặc BPA, phthalates trongnhựa, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng từ ngộ độc, dị ứng đến suygiảm phát triển trí tuệ và thể chất lâu dài “BPA, phthalates can thiệp vào chức năngnội tiết tố bình thường của chúng ta, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ởngười và động vật, đồng thời gây ra các vấn đề về phát triển như dậy thì sớm ở trẻ

em gái và chậm lớn ở trẻ em trai Ngoài ra còn có thể có các tác động xấu đến sứckhỏe khác, chẳng hạn như béo phì, bệnh tim mạch và tác động đến gan, thận, phổi

và các cơ quan khác Đây là một số tác động tiềm tàng đối với sức khỏe của conngười” Giáo sư Ming Hung Wong (Đại học Giáo dục Hồng Kông, Trung Quốc) đãchia sẻ những hiểu biết chuyên sâu về Bisphenol A (BPA) và phthalates Bên cạnh

đó, trẻ cũng dễ bị tổn thương bởi các sản phẩm được thiết kế không an toàn: các chitiết sắc nhọn, nhỏ, Theo Tổ chức Tiêu dùng sản phẩm an toàn của Mỹ năm 2022,

có xấp xỉ 145,500 trường hợp điều trị chấn thương khẩn cấp do đồ chơi cho trẻ 12tuổi trở xuống Đáng tiếc hơn, có 11 ca tử vong liên quan đến đồ chơi do mắc nghẹnhoặc nuốt phải vật nhỏ, bi bóng đồ chơi

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch cònnon yếu, khiến chúng dễ bị ảnh hưởng bởi các loại thực phẩm không an toàn hoặckhông phù hợp

Báo cáo của WHO về gánh nặng toàn cầu của các bệnh do thực phẩm tiết lộrằng trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 30% các ca tử vong do ngộ độc thực phẩm, mặc dùchỉ chiếm 9% dân số toàn cầu

Trang 8

Bệnh tiêu chảy là chịu trách nhiệm cho hơn một nửa gánh nặng trên toàn cầubởi các bệnh do thực phẩm, gây ra 550 triệu người mắc bệnh và 230.000 trường hợp

tử vong mỗi năm, trẻ em có nguy cơ đặc biệt với bệnh tiêu chảy do thực phẩm với

220 triệu trẻ bị bệnh và 96.000 trẻ chết mỗi năm Tiêu chảy thường là do ăn thịtsống hoặc nấu chưa chín, trứng, sản phẩm sữa và các sản phẩm tươi sống bị ônhiễm

Bên cạnh đó, thiết kế sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảmbảo an toàn cho trẻ Các sản phẩm cần tránh những bộ phận nhỏ dễ tháo rời có thểgây nghẹt thở, hoặc các chi tiết sắc nhọn, dây dài trên trang sức có thể gây nguyhiểm Có 9 trường hợp tử vong liên quan đến đồ chơi ở Hoa Kỳ trong năm 2021.Nguyên nhân phổ biến bao gồm nghẹt thở do các mảnh nhỏ của đồ chơi và tai nạn

do đồ chơi có động cơ Việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn trong chấtliệu và thiết kế là yếu tố then chốt để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.Hạn chế về nhận thức của trẻ em là một yếu tố nhạy cảm trong việc định hìnhthị trường sản phẩm dành cho lứa tuổi này Trẻ em thường chưa phát triển đủ khảnăng để đánh giá khách quan về chất lượng và giá trị thực của sản phẩm và chúng

dễ bị thu hút bởi vẻ ngoài bắt mắt hoặc tính năng hấp dẫn mà không nhận thức đượcrằng liệu sản phẩm có thực sự cần thiết hay Thêm vào đó, trẻ em thường thiếu hiểubiết về giá trị tiền tệ và chi phí thực tế của sản phẩm, dẫn đến việc không đánh giáđúng mức sự đáng giá của một món hàng Những hạn chế này khiến trẻ em trởthành đối tượng dễ bị tác động bởi các chiến lược tiếp thị, đòi hỏi sự bảo vệ vàhướng dẫn từ người lớn trong quá trình tiêu dùng

Sự phụ thuộc của trẻ em vào người lớn trong việc mua sắm tạo ra một tìnhhuống phức tạp trong thị trường sản phẩm dành cho trẻ Trẻ em thường không cóquyền quyết định trực tiếp việc mua sắm, nhưng chúng có thể gây ảnh hưởng đáng

kể đến quyết định mua hàng của người lớn thông qua việc đòi hỏi

Hiện tượng này được gọi là "sức mạnh quấy rầy" hoặc "quyền lực nài nỉ" củatrẻ em trong marketing Tuy nhiên, người lớn không phải lúc nào cũng có đủ kiếnthức chuyên sâu về các sản phẩm dành cho trẻ em, đặc biệt là về các tiêu chuẩn an

Trang 9

toàn mới nhất hoặc tác động lâu dài của sản phẩm đối với sự phát triển của trẻ Điềunày có thể dẫn đến việc đưa ra những quyết định mua sắm chưa thực sự phù hợphoặc tối ưu cho nhu cầu và sự an toàn của trẻ.

Tâm lý của trẻ em non nớt, chưa vững vàng

Trẻ thường có xu hướng so sánh bản thân với những người xung quanh, đặcbiệt là bạn bè cùng trang lứa Khi nhận thấy bạn bè sở hữu những sản phẩm cụ thể,trẻ có thể cảm thấy áp lực phải có những sản phẩm tương tự để được chấp nhận vàhòa nhập Thiếu vắng những món đồ này có thể dẫn đến cảm giác tự ti, thiếu tự tin,

và thậm chí là cảm giác bị bỏ rơi hoặc kém cỏi hơn bạn bè Áp lực này không chỉảnh hưởng đến tâm lý của trẻ mà còn có thể tạo ra gánh nặng tài chính cho gia đình,đồng thời thúc đẩy văn hóa tiêu dùng không cần thiết từ độ tuổi còn nhỏ

Quá trình phát triển tâm lý của trẻ em khi học cách đưa ra quyết định độc lập vàphát triển sự tự lập dễ dàng bị gián đoạn hay thậm chí bị tác động tiêu cực, dẫn đếnviệc hình thành thói quen tiêu dùng không lành mạnh và hạn chế khả năng ra quyếtđịnh độc lập của trẻ Đồng thời, trẻ em cần học cách đối mặt với thất vọng khikhông được đáp ứng mong muốn, như việc không mua được sản phẩm mong muốn.Việc chấp nhận và vượt qua những thất vọng này có thể trở nên khó khăn hơn, cóthể dẫn đến căng thẳng tâm lý và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tình cảm củatrẻ

Tác động to lớn của truyền thông đến trẻ em

Quảng cáo và tiếp thị nhắm vào trẻ em thường tạo ra những mong muốn và kỳvọng không thực tế, ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý và hành vi tiêu dùng của chúng.Thông qua việc sử dụng màu sắc rực rỡ, âm thanh vui nhộn và hình ảnh sống động,quảng cáo kích thích nhu cầu không cần thiết ở trẻ, khiến chúng mong muốn sở hữunhững sản phẩm mà thực tế không cần thiết (mua quá nhiều đồ chơi) Đồng thời,quảng cáo còn tạo ra những hình ảnh lý tưởng về cuộc sống với các sản phẩm đượcquảng bá, như cảnh trẻ em vui đùa hạnh phúc với đồ chơi mới nhất Điều này tạo áplực tâm lý lên trẻ, khiến chúng cảm thấy cần phải có những sản phẩm đó để đạtđược hạnh phúc và được chấp nhận trong nhóm bạn bè Kết quả là, trẻ em có thể

Trang 10

phát triển những kỳ vọng không thực tế về giá trị của vật chất và mối quan hệ giữa

sở hữu sản phẩm với hạnh phúc cá nhân Hơn thế, trong vấn đề mua sắm không cầnthiết làm phát triển thói quen tiêu dùng không lành mạnh của chúng kèm theo đóthiếu kỹ năng quản lý tài chính Trẻ em thường chưa hiểu rõ giá trị của tiền bạc vàchi phí thực tế của sản phẩm, dẫn đến việc không biết quản lý tài chính một cáchhợp lý

Truyền thông có thể thúc đẩy hành vi bắt chước không lành mạnh ở trẻ em theonhiều cách Trẻ em dễ dàng bắt chước những hành vi tiêu cực từ các chương trìnhtruyền hình hoặc quảng cáo, như bạo lực, hành vi thiếu tôn trọng hoặc thói quen tiêudùng không kiểm soát Sự hấp dẫn của các thiết bị truyền thông và nội dung giải trí

có thể khiến trẻ em dành quá nhiều thời gian trước màn hình, dẫn đến việc giảmhoạt động thể chất, tăng nguy cơ béo phì và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể Sựtiếp xúc quá mức với truyền thông không chỉ làm suy giảm khả năng giao tiếp xãhội của trẻ mà còn tác động xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của chúng

Ví dụ một trường hợp, 1 doanh nghiệp chọn phân khúc trẻ em nhận nhiều chỉtrích:Quảng cáo thực phẩm cho trẻ em – câu chuyện chưa có hồi kết - MISA SMEMcDonald’s, một trong những hãng thức ăn nhanh hàng đầu thế giới, đã gặp phải sựchỉ trích nặng nề vì chiến lược quảng cáo nhắm đến trẻ em Vào năm 2004, hãng bịchỉ trích vì quảng cáo sai lệch và các sản phẩm không an toàn cho sức khỏe, dẫnđến các đơn kiện từ người tiêu dùng McDonald’s bị cáo buộc đã che giấu thông tin

về thành phần sản phẩm và tác động sức khỏe, khiến người tiêu dùng cảm thấy bịlừa dối

Nghiên cứu của Hiệp hội Các Chuyên gia Tâm lý Hoa Kỳ năm 2004 đã làmtăng sự chỉ trích đối với việc quảng cáo nhắm đến trẻ em dưới 7 tuổi, vì trẻ em ở độtuổi này chưa đủ khả năng hiểu các thông điệp quảng cáo Một nghiên cứu khác củaMillward Brown năm 2003 chỉ ra rằng trẻ em ghi nhớ các nhãn hiệu quảng cáo trêntruyền hình tốt hơn gấp ba lần so với người lớn, cho thấy mức độ nhạy cảm cao củatrẻ đối với quảng cáo

Trang 11

Thêm vào đó, nghiên cứu của Henry J Kaiser Family Foundation công bố vàongày 26/2/2004 cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em đã gia tăng đáng kể từ năm 1963-

1970 đến 1999-2000 Nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân chính của sự gia tăng béophì là do quảng cáo sai lệch của các hãng thức ăn nhanh, với 70% trẻ em từ 6-8 tuổitin rằng thực phẩm từ các chuỗi thức ăn nhanh bổ dưỡng hơn so với thực phẩm nhàlàm

Trước áp lực từ dư luận và nghiên cứu khoa học, McDonald’s đã phản ứngbằng cách thêm các món salad vào thực đơn, mặc dù món rau xanh này vẫn chưa đủ

để giải quyết vấn đề sức khỏe toàn diện Những phản ứng này cho thấy sự tác độngmạnh mẽ của áp lực xã hội đối với cách tiếp thị và thành phần sản phẩm của cáchãng thức ăn nhanh đặc biệt đối với phân khúc trẻ em vô cùng nhạy cảm

b Những vấn đề đạo đức cần quan tâm khi thực hiện Marketing hướng đến đối tượng trẻ em.

Marketing đạo đức được định nghĩa là việc áp dụng một cách minh bạch, tincậy và có trách nhiệm các chính sách và hoạt động liên quan đến marketing của cánhân hoặc tổ chức

Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp(Corporate Social Responsibility hay CSR) được hiểu như "Cam kết của doanhnghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ cácchuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi laođộng, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội.Đối với trách nhiệm xã hội trong marketing, khái niệm này được định nghĩanhư những nghĩa vụ liên quan đến các chính sách và hoạt động marketing mà mộtdoanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội Có trách nhiệm với xã hội là tăng đếnmức tối đa các tác động tích cực và giảm đến mức tối thiểu các hậu quả tiêu cực đốivới xã hội

Tóm lại, đạo đức và trách nhiệm xã hội trong marketing là hai khái niệm khácnhau, nhưng có môi quan hệ mật thiết với nhau và trên thực tế thường hay bị sử

Trang 12

dụng lẫn lộn Với tư cách là hai nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xãhội cùng với quan điểm quản trị marketing hiện đại - "marketing xã hội", doanhnghiệp ngày nay luôn phải tìm cách hài hòa lợi ích của các bên liên quan và đòi hỏi,mong muốn của xã hội

Trong đó, công nhận trẻ em là đối tượng đặc biệt cần được đối xử cẩn trọng làmột trong những yêu cầu quan trọng nhất Doanh nghiệp cần đảm bảo an toàn vàphúc lợi của trẻ em trong mọi hoạt động liên quan đến marketing và quảng cáo.Việc bảo vệ và thúc đẩy quyền lợi của trẻ em phải được xem là mục tiêu ưu tiênhàng đầu trong mọi hoạt động marketing của doanh nghiệp Đây không chỉ là tráchnhiệm xã hội mà còn là một yêu cầu đạo đức bắt buộc phải được tuân thủ Tuynhiên thực tế hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đạo đức trong quá trình triển khai cáchoạt động Marketing hướng đến đối tượng là trẻ em:

Xâm phạm quyền riêng tư

Quyền riêng tư của trẻ em là quyền cơ bản được bảo vệ thông tin cá nhân, hìnhảnh, và không gian riêng của trẻ khỏi sự can thiệp, theo dõi, hoặc tiết lộ không phùhợp từ người khác, bao gồm cả người lớn và các tổ chức Quyền này bảo đảm rằngtrẻ em có thể phát triển, học hỏi, và khám phá thế giới trong một môi trường an toàn

và được tôn trọng Nhiều công ty đã lợi dụng trẻ em bằng cách thu thập dữ liệu cánhân thông qua các ứng dụng, trang web, nhằm xây dựng hồ sơ khách hàng và gửiquảng cáo cá nhân hóa Điều này không chỉ vi phạm quyền riêng tư của trẻ, mà còn

có nguy cơ sử dụng thông tin không đúng mục đích, gây ra những hậu quả nghiêmtrọng Có rất nhiều nguy cơ gây hại, không đảm bảo các quyền cơ bản đối với trẻtrên không gian mạng

Biểu đồ số liệu về những nguy cơ đối với trẻ trên môi trường mạng Nguồn:Viện Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững 2023

Trang 13

Hình 1 Biểu đồ số liệu về những nguy cơ đối với trẻ trên môi trường mạng Nguồn: Viện Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững 2023

Những thông tin liên quan đến đời tư và hình ảnh của trẻ em có thể bị trắng trợnđăng tải công khai, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của trẻ để thu thập dữ liệu quá mứccần thiết Ví dụ một số bài báo không ngần ngại chia sẻ thông tin và hình ảnh về trẻ

em là nạn nhân của xâm hại, hoặc công khai hình ảnh con cái của người nổi tiếng là

ca sĩ Thuỷ Tiên - Công Vinh khi gia đình họ mong muốn giữ kín đời tư Một cáobuộc năm 2019 đối với Youtube (công ty mẹ Google) thu thập thông tin cá nhân từtrẻ em dưới 13 tuổi mà không có sự đồng ý của phụ huynh, vi phạm Đạo luật Bảo

vệ Quyền riêng tư Trực tuyến của Trẻ em (COPPA) tại Hoa Kỳ, thu lợi từ việcquảng cáo dựa trên dữ liệu mục tiêu thu thập từ trẻ em YouTube và Google đãđồng ý trả khoản tiền phạt kỷ lục 170 triệu USD Đây là khoản tiền phạt lớn nhấttừng được áp dụng theo COPPA vào thời điểm đó, bao gồm 136 triệu USD cho Ủyban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) và 34 triệu USD cho bang New York.Quy mô rộng hơn có thể kể đến một khảo sát của Viện nghiên cứu khoa học máytính quốc tế, có tới 57% ứng dụng cho trẻ dưới 13 tuổi thu thập và chia sẻ dữ liệuliên quan tới danh bạ điện thoại, vị trí hiện tại và hình ảnh của trẻ cho bên thứ ba màkhông có sự đồng ý của phụ huynh Trong năm 2023 tại Mỹ, có tới 50% phụ huynh

có lo ngại về quyền riêng tư trên không gian mạng của trẻ, đặc biệt với 2 công cụchính mà trẻ thường tiếp xúc là mạng xã hội và ứng dụng học tập

Trang 14

Tuy nhiên, nguy cơ bị xâm phạm quyền riêng tư còn có thể xuất phát từ việcphụ huynh chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân của con cái lên mạng, cho con thamgia các chương trình truyền hình lợi dụng trẻ cho mục đích thương mại Các chươngtrình “Giọng hát Việt nhí”, “Bước nhảy hoàn vũ nhí” liên tục gây tranh cãi khi “giảitrí” trên nước mắt của trẻ thơ Đây là một con dao hai lưỡi, tiềm ẩn vô vàn nguy cơxâm hại trẻ em Mỗi lần bố mẹ chia sẻ thông tin về con trên mạng, đồng nghĩa vớiviệc mở một cánh cửa mời gọi những kẻ xấu xâm nhập vào cuộc sống riêng tư củatrẻ Khi thông tin cá nhân của bị lộ, trẻ sẽ trở thành mục tiêu dễ dàng cho các hoạtđộng lừa đảo, bắt cóc, hoặc xâm hại tình dục Một vụ việc trên kênh YoutubeDaddyOFive (sau đổi tên thành FamilyOFive) của gia đình Martin, phụ huynh xâydựng nội dung bằng cách quay phim và đăng tải các tình huống "trêu đùa" con cái,nhưng thực chất là lạm dụng tinh thần và cả thể chất đối với trẻ, sử dụng phản ứngđau khổ của trẻ làm nội dung giải trí Hành động này đã vi phạm quyền riêng tư vàquyền được bảo vệ của trẻ, kết quả cha mẹ mất quyền nuôi con đối với hai trong sốnăm đứa trẻ và bị kết án 5 năm quản chế vì lạm dụng trẻ em.

Thay đổi hành vi và gây áp lực tâm lý

Quảng cáo thường phóng đại lợi ích của sản phẩm, tạo ra nhu cầu không thực

sự cần thiết ở trẻ em Trong khi đó trẻ em có thể bị thuyết phục để lựa chọn một sảnphẩm cụ thể, dù nó không phù hợp với nhu cầu hoặc sở thích thực sự của chúng Từ

đó gây sức ép lên cha mẹ để mua những sản phẩm không phù hợp Nhiều doanhnghiệp đã lợi dụng sự yêu thích của trẻ em đối với những nhân vật dễ thương, ngộnghĩnh, được yêu thích bởi các bạn nhỏ để tạo ra các chiến dịch quảng cáo mangtính thao túng tâm lý Ngành thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm đồ ăn nhanh, làmột ví dụ điển hình Nhiều nhãn hàng thức ăn nhanh đã lạm dụng hình ảnh các nhânvật hoạt hình nổi tiếng để thu hút sự chú ý của trẻ em Các nhân vật hoạt hình đượcyêu thích trong các bộ phim hoạt hình thường được sử dụng làm đại sứ cho các sảnphẩm như bánh kẹo, đồ uống có ga…Chẳng hạn như nhãn hàng thức ăn nhanhMcDonald’s ký hợp đồng hợp tác với Walt Disney Company, hãng kem BaskinRobbins sử dụng các nhân vật trong phim hoạt hình “Sinbat - Huyền thoại 7biển”… Đặc biệt là trong ngành đồ chơi, các công ty đồ chơi thường hợp tác với các

Trang 15

hãng phim hoạt hình, sử dụng các nhân vật hoạt hình làm đại sứ để sản xuất và kinhdoanh đồ chơi dựa trên các nhân vật trong phim Điều này khiến trẻ em liên tưởngđến những nhân vật quen thuộc và nảy sinh mong muốn sở hữu những sản phẩmnày Nguyên nhân chính của tình trạng lạm dụng này là do các doanh nghiệp nhậnthấy hình ảnh nhân vật hoạt hình giúp sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn trong mắt trẻ

em, từ đó tăng doanh số bán hàng Bên cạnh đó, việc liên kết sản phẩm với các nhânvật hoạt hình yêu thích cũng giúp tạo dựng lòng trung thành của khách hàng ngay từkhi còn nhỏ Hơn nữa, trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, việc sử dụng hìnhảnh nhân vật hoạt hình trở thành một chiến lược để các doanh nghiệp nổi bật hơn sovới đối thủ Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của thực trạng này không thể bỏqua Việc liên tục tiếp xúc với các quảng cáo sử dụng hình ảnh nhân vật hoạt hình

có thể khiến trẻ em hình thành thói quen tiêu dùng vô độ, đòi hỏi cha mẹ muanhững sản phẩm không cần thiết Nhiều sản phẩm được quảng cáo bằng hình ảnhnhân vật hoạt hình lại không tốt cho sức khỏe của trẻ em, như đồ ăn nhanh, đồ uống

có gas Đồng thời, các quảng cáo không chỉ ảnh hưởng đến lựa chọn và quyết địnhcủa trẻ, mà còn có thể dẫn đến sự so sánh, ganh tị không lành mạnh giữa các em.Hình ảnh về một cuộc sống hoàn hảo, những món đồ chơi hấp dẫn trong quảng cáo

có thể khiến trẻ em cảm thấy thiếu thốn và so sánh với bạn bè, gây ra áp lực tâm lý.Đây là những tác động nghiêm trọng đến sự phát triển tâm lý và hành vi của trẻ.Một hình thức xâm phạm quyền lợi của trẻ được bảo vệ khỏi nội dung có hạikhác đó là tạo ra những nội dung không phù hợp với lứa tuổi, một số nội dung sửdụng hình ảnh và từ ngữ cực đoan trong những ngữ cảnh không phù hợp, gây ảnhhưởng đến tâm lý và nhận thức của trẻ Cụ thể hơn, các quảng cáo về cờ bạc, tài xỉu

có thể xuất hiện ở các trang điện tử lậu một cách tràn lan và dễ tiếp cận với mật độnhiều Gán các đường dẫn không chính thống, hình ảnh “hấp dẫn” về cơ thể có thểlừa dối và “đầu độc” tâm sinh lý của các đối tượng dễ bị tổn thương này ThơNguyễn, một Youtuber sáng tạo nội dung cho trẻ nhỏ, từng bị lên án với thước phimđược cho là dính dáng đến búp bê “kumanthong” đầy mê tín dị đoan, điều này sẽgây ra những ám ảnh về tâm lí cho trẻ Ngoài ra, một số thước phim nhanh chónglên xu hướng với các thử thách nguy hiểm tại Mỹ như ăn viên bột giặt, “thử thách

Trang 16

Momo”, “thử thách Cá voi xanh” là nguồn cơn dẫn đến tử vong của trẻ ở nhiềutrường hợp Trong thời điểm 2019, Telegraph đưa tin hàng loạt trẻ nhỏ tự cắt tóc,rạch tay, treo cổ vì học theo xu hướng “Thử thách Momo” trên YouTube.

Bên cạnh đó, nội dung bạo lực trong quảng cáo cũng là một vấn đề đáng lưu ý.Những hình ảnh đánh đập, chửi bới, phá hủy được thể hiện một cách trực tiếp hoặcgián tiếp có thể tác động tiêu cực đến tâm lý trẻ em Nhiều trò chơi, phim ảnh hoạthình hiện nay chứa đựng những cảnh bạo lực, giết chóc một cách trực quan và sốngđộng Mặc dù những trò chơi này hiện vẫn phân biệt đối tượng người chơi theo tuổi,nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có quy định rõ ràng về việc kinh doanh hoặc tải vềcác trò chơi có nội dung bạo lực này Một số tác phẩm có yếu tố bạo lực, chiếntranh tiêu biểu được nhiều trẻ em thích thú như phim Chiến tranh giữa các vì sao,Batman,… Game Liên minh huyền thoại, Free Fire,… Sau khi tiếp xúc các em cóthể bắt chước những hành vi bạo lực này, dẫn đến các vấn đề về hành vi và xã hội

Có nhiều lý do giải thích cho việc này Thứ nhất, nội dung bạo lực thường gây

tò mò và thu hút sự chú ý của người xem, đặc biệt là đối tượng trẻ em Các nhàquảng cáo lợi dụng tâm lý thích tìm tòi, hay tò mò của trẻ em để tạo ra những ấntượng mạnh mẽ, giúp sản phẩm của họ dễ dàng ghi nhớ trong tâm trí người tiêudùng Thứ hai, các sản phẩm liên quan đến bạo lực, như các trò chơi hành động,thường thu hút một lượng lớn người chơi, đặc biệt là nam giới trẻ tuổi Bởi những

bé trai thường có tâm lí luôn muốn thể hiện bản lĩnh của bản thân, chứng minh sựmạnh mẽ của mình thông qua những hành động mà bé cho là “mạnh mẽ” như dùngbạo lực, sức mạnh của bản thân để làm một điều gì đó Vì chưa có sự phát triển đầy

đủ nên đôi khi trẻ đang bị nhầm lẫn giữa bản lĩnh và bạo lực Do đó, các doanhnghiệp sản xuất những sản phẩm này thường sử dụng các hình ảnh bạo lực để thuhút đối tượng khách hàng mục tiêu Cuối cùng, việc sử dụng nội dung gây sốc, baogồm cả bạo lực, là một trong những cách thức quảng cáo của doanh nghiệp để thuhút sự quan tâm, chú ý của khách hàng mục tiêu Và Việc tiếp xúc thường xuyênvới nội dung bạo lực có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triểntâm lý của trẻ em Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em tiếp xúc với bạo lực có xuhướng trở nên hung hăng hơn, dễ dàng sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề Bên

Trang 17

cạnh đó, việc tiếp xúc với bạo lực cũng làm giảm đi khả năng cảm thông, chia sẻcủa trẻ đối với người khác Hơn nữa, những hình ảnh bạo lực có thể gây ra những

ám ảnh tâm lý, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe tinh thần của trẻ

Ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất

Một số quảng cáo về các sản phẩm thực phẩm không lành mạnh như đồ ănnhanh, đồ ngọt, khuyến khích trẻ em tiêu thụ chúng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.Bên cạnh đó, nhiều quảng cáo khuyến khích trẻ em dành thời gian chơi game, xemtivi, thay vì tham gia các hoạt động thể chất Điều này dẫn đến lối sống thụ động,làm giảm cơ hội phát triển toàn diện của trẻ Việc thiếu các hoạt động thể chấtkhông chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể gây ra các vấn đề về tâm lý và xãhội

Nhiều sản phẩm đồ chơi, thực phẩm được quảng cáo một cách hấp dẫn nhưnglại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm do chất lượng kém, thiết kế không an toàn hay chứa cácthành phần gây hại cho trẻ em Điều này có thể gây ra những tổn thương về thể chấtcho các em Thực tế, tại Việt Nam có rất nhiều sản phẩm bất chấp tiềm ẩn nhữngnguy cơ gây hại cho sức khỏe và an toàn của trẻ em nhưng vẫn được quảng cáo mộtcách công khai với những lời giới thiệu hấp dẫn Chẳng hạn như vụ việc 35 học sinh

ở Đà Nẵng nhập viện vì đồ chơi slime, mặc dù được giới thiệu là sản phẩm kíchthích sự sáng tạo và phát triển kỹ năng cho trẻ, nhưng thực tế, chúng lại chứa chấtđộc hại, gây dị ứng và ngộ độc

Tương tự, các loại nước ngọt có gas, đồ ăn nhanh, dù được quảng cáo rầm rộ

và được nhiều trẻ em yêu thích, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe nhưbệnh thận, ảnh hưởng răng miệng và hệ tiêu hóa Việc các doanh nghiệp quảng cáocác sản phẩm như thế một cách bất chấp nguyên nhân chủ yếu là do lợi ích kinhdoanh của các doanh nghiệp Họ cố gắng tăng doanh số bằng cách sử dụng cácchiến lược quảng cáo gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của trẻ em, mà không quan tâmđến những tác động tiêu cực đến sức khỏe và an toàn của các em Một chiến dịchcủa McDonald's “Bữa ăn vui vẻ” được tung ra với những bữa ăn đi kèm món phụkiện, đồ chơi từ các bộ phim nổi tiếng, gợi sự ham muốn và lợi dụng sự ngưỡng mộ

Trang 18

của trẻ để khiến phụ huynh mua bữa ăn tại đây Những chiến dịch như vậy có thểkhiến trẻ tiêu thụ thức ăn nhanh một cách không có chủ ý và không nhận thức được

về lượng calo, chất béo và mặt trái của đồ ăn nhanh

Trong khi đó, ở nhiều quốc gia như Anh, Hàn Quốc, Na Uy và Chile, các chínhphủ đã hoặc đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh, hạn chế quảng cáo các sản phẩm

có khả năng gây hại cho trẻ em Điển hình là đề xuất của nghị sĩ Sophie Scamps tạiAustralia, về việc cấm quảng cáo đồ ăn vặt cho trẻ em từ 6h đến 21h30 do liên quantrực tiếp đến tình trạng béo phì ở trẻ “Trẻ em Australia đang tiếp xúc với rất nhiềuhoạt động tiếp thị mang tính “săn mồi” của đồ ăn vặt và đồ uống có đường trênnhiều phương tiện truyền thông” theo Giáo sư Nitin Kapur đến từ trường Bác sĩHoàng gia Royal College of Physicians Tại Việt Nam, hiện chưa có bất kỳ điều luậtnào quy định về vấn đề này, do đó, các doanh nghiệp vẫn thoải mái sử dụng nhữngchiến lược quảng cáo tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho trẻ em Đây là một lỗ hổng lớncần được chính phủ và các cơ quan quản lý quan tâm và sớm hoàn thiện

Gây nhầm lẫn và thiếu trung thực

Nhiều quảng cáo sử dụng những hình ảnh, lời nói phóng đại hoặc không đúng

sự thật để thu hút trẻ em Trong khi trẻ em là những đối tượng với sự phát triểnchưa hoàn thiện về mặt thể chất và tâm lý nên sẽ thường dễ tin vào vào những gìchúng thấy và nghe trên quảng cáo, dễ bị lừa gạt

Hiện nay có một số doanh nghiệp áp dụng “marketing hoa quả” (FruitMarketing) hay còn gọi là sự định vị các thực phẩm không có lợi cho sức khỏethành thực phẩm có lợi cho sức khỏe bằng cách “bổ sung” các vitamin và hoa quả

Ví dụ, trong các loại nước giải khát V8 Splash của hãng Campell và Kool-Aid củahãng Kraft chỉ có 10% nước ép trái cây, cho dù trên nhãn sản phẩm có in hình tráicây thật Hành vi này rõ ràng là một chiêu trò lừa dối nhằm đánh lừa khách hàng,đặc biệt là trẻ em và phụ huynh, rằng sản phẩm có những lợi ích sức khỏe nhất định.Trẻ em, với tâm lý tin tưởng và tiếp thu thông tin một cách dễ dàng, sẽ bị ảnh hưởngrất lớn bởi những cách tiếp cận như vậy Thay vì mang lại lợi ích, "marketing hoaquả" chỉ làm tăng nguy cơ sức khỏe cho trẻ khi tiêu thụ những sản phẩm không lành

Trang 19

mạnh, nhưng được định vị như thức uống, thực phẩm tốt cho sức khỏe Điều nàykhông chỉ vi phạm các nguyên tắc đạo đức cơ bản trong marketing, mà còn gây ranhững hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

c Những nỗ lực đã đạt được và các thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp và các bên liên quan trong đạo đức marketing hướng đến phân khúc trẻ em tại thị trường Việt Nam.

Nỗ Lực Đã Đạt Được

Nhà nước:

Việt Nam đã ban hành một số luật và quy định liên quan đến bảo vệ trẻ em vàquản lý quảng cáo, như Luật Bảo vệ trẻ em và Luật Quảng cáo Những quy địnhnày áp đặt các yêu cầu nghiêm ngặt về nội dung và hình thức quảng cáo cho trẻ emnhằm mục đích hạn chế các quảng cáo gây hiểu lầm, bạo lực hoặc không phù hợpvới lứa tuổi

Theo Luật Quảng cáo năm 2012, Nhà nước đã có những quy định cụ thể về nộidung quảng cáo không được gây hiểu nhầm, không được sử dụng hình ảnh, ngônngữ không phù hợp với trẻ em Cấm những quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ,lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đếnsức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em

Theo điều 7 của luật quảng cáo 2012, nhà nước cấm quảng cáo các sản phẩm,dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật (Thuốc lá, rượu có nồng độcồn từ 15 độ trở lên, các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 thángtuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi và các bình bú

và vú ngậm nhân tạo.) Đồng thời nghiêm cấm các sản phẩm, dịch vụ có thể gây hạiđến sức khỏe, tính mạng con người và các sản phẩm, dịch vụ gây nghiện

Điều 10 Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo ban hành kèm theo Quyếtđịnh 4149/QĐ-BVHTTDL năm 2017 cũng quy định về những sản phẩm, nội dungquảng cáo không được thể hiện cho trẻ em

Trang 20

Ngoài ra nhà nước cũng đã triển khai nhiều chiến dịch tuyên truyền để nâng cao

ý thức của người dân về tầm quan trọng của công tác bảo vệ trẻ em trước những ảnhhưởng xấu của quảng cáo Chiến dịch “Bảo vệ trẻ em trên truyền thông” năm 2022

đã thành công trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ trẻ em tránh khỏi những tácđộng tiêu cực của quảng cáo trên các kênh truyền thông và internet Chiến dịch nàybao gồm việc đăng các video giáo dục, áp phích và tờ rơi ở những nơi công cộng vàtrường học, cũng như sử dụng mạng xã hội để truyền bá các thông điệp đến cho mọingười Sau một thời gian chiến dịch đã tiếp cận được hàng triệu người dùng trên tất

cả các nền tảng kỹ thuật số, giúp họ nâng cao nhận thức và truyền cảm hứng,khuyến khích họ hành động để bảo vệ trẻ em khỏi những quảng cáo không lànhmạnh

Tóm lại, khi nhà nước ban hành các luật và quy định về quảng cáo cho trẻ emthì sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực Đầu tiên, những quy định này bảo vệ sứckhỏe tâm lý và thể chất của trẻ bằng cách hạn chế những nội dung không phù hợp

và có hại, từ đó giảm thiểu những tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện củatrẻ Nó còn giúp trẻ phát triển lành mạnh và đúng hướng, tránh những thói quenxấu, hành vi tiêu cực Ngoài ra, các quy định này còn nâng cao nhận thức của phụhuynh và xã hội về tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em vàtránh tiếp xúc với các quảng cáo bạo lực và không lành mạnh Ngoài ra, các luật vàquy định này giúp giảm thiểu nguy cơ vi phạm pháp luật, tạo ra một khuôn khổpháp lý vững chắc để chống lại các hành vi quảng cáo tiêu cực và không lành mạnhnhắm vào trẻ em Nhờ đó, các bậc cha mẹ và xã hội ngày càng nhận thức được sựcần thiết phải bảo vệ trẻ em, đảm bảo cho các em được sống trong môi trường lànhmạnh và phát triển toàn diện

Doanh nghiệp:

Nhiều doanh nghiệp lớn đã triển khai các chương trình trách nhiệm xã hội, tậptrung vào việc sản xuất các sản phẩm thân thiện với trẻ em, tổ chức các hoạt độnggiáo dục và bảo vệ trẻ em

Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” của Vinamilk

Trang 21

Năm 2008, Vinamilk đã phối hợp cùng Bộ Lao động - Thương binh & Xãhội (Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam) triển khai “Quỹ 1 triệu ly sữa”, mục tiêuban đầu của quỹ là giúp cho khoảng 50.000 trẻ em nghèo trên toàn quốc có sữauống miễn phí.

Đến năm 2010, chương trình chính thức đổi tên thành “Quỹ Sữa Vươn CaoViệt Nam” với thông điệp “Để mọi trẻ em được uống sữa mỗi ngày” Mục tiêucủa chương trình cũng mở rộng hơn, đó là góp phần nâng cao nền tảng thể chất

và trí tuệ của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn trên cả nước.Tiêu biểu là cột mốc 2016 cùng “40 năm Vươn Cao Việt Nam”, đánh dấu

40 năm thành lập Vinamilk Trong đó, TVC là điểm nhấn mạnh mẽ nhất củaVinamilk trong toàn bộ chiến dịch Với Thông điệp "Hãy tiếp tục đồng hành vàchia sẻ niềm tin cùng Vinamilk nuôi dưỡng ước mơ "Vươn Cao Việt Nam –Vươn Tầm Thế Giới" Song song, Vinamilk đã thực hiện "Quỹ sữa Vươn caoViệt Nam" đến 40.000 trẻ em nghèo tại 40 tỉnh thành khó khăn trên cả nước.Ngoài những thành công về marketing, chiến dịch đã mang lại những giá trịcộng đồng to lớn, thể hiện trách nhiệm xã hội của Vinamilk với công chúng mộtcách rõ nét về tầm quan trọng của sữa với sức khỏe trẻ em

Trải qua thời gian dài, Vinamilk vẫn không ngừng mở rộng và tiếp tục thựchiện chiến dịch Kể cả trong 2 năm 2020-2021, dịch COVID-19 bùng phát vàlan rộng, chương trình vẫn vượt qua nhiều thách thức, trở ngại với các quy địnhgiãn cách để đưa sữa đến với các bé Tính đến tháng 10/2023, đã có hơn 42triệu ly sữa tương đương với 200 tỷ đồng được trao đến cho hơn 500.000 trẻ emtại 63 tỉnh thành trên cả nước

Trang 22

Hình 2 Hành trình để mọi trẻ em việt nam được uống sữa mỗi ngày

Chương trình “P/s - Bảo vệ nụ cười cho trẻ em miền sông nước”

Đây là một chương trình ý nghĩa của thương hiệu P/S nhằm cải thiện sứckhỏe răng miệng cho trẻ em vùng sâu vùng xa Tây Nam Bộ Với mục tiêu manglại nụ cười khỏe mạnh và tự tin cho các em, chương trình không chỉ cung cấpcác sản phẩm chăm sóc răng miệng chất lượng mà còn tổ chức các hoạt độnggiáo dục về vệ sinh răng miệng và tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏerăng miệng ngay từ khi còn nhỏ Thông qua việc khám răng miễn phí, phânphát thuốc và các lớp học vệ sinh răng miệng, chương trình đã giúp nâng caonhận thức và cải thiện sức khỏe răng miệng của hàng nghìn trẻ em Bằng nhữnghành động thiết thực và sự cống hiến, P/S dần dần mang đến những thay đổitích cực, giúp các em có nụ cười khỏe mạnh hơn và tự tin hơn trong tương lai

Trang 23

Hình 3 P/S – Bảo vệ nụ cười cho trẻ em miền sông nước

Trong 15 năm hoạt động, chương trình “P/S Bảo vệ nụ cười Việt Nam” đãthực hiện hàng chục nghìn chuyến khám nha khoa lưu động tại 63 tỉnh thành vàcung cấp chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng cho 15 triệu học sinh tiểuhọc Chương trình đã trao tặng hơn 20 triệu sản phẩm chăm sóc răng miệng,bàn chải đánh răng và cung cấp vật liệu cho các phòng khám nha khoa tại nhiềutrường tiểu học trên cả nước Chương trình đặc biệt được Liên đoàn Nha khoaThế giới (FDI) và Hiệp hội Nha khoa Việt Nam (VOSA) chọn làm đối tác duynhất tổ chức Ngày Sức khỏe Răng miệng Thế giới vào ngày 20/3 tại Việt Nam.Năm 2013, sự kiện này đã thu hút hơn 3.000 sinh viên và ghi nhận hơn 7 triệulượt tham gia đánh răng buổi sáng và buổi tối trên toàn quốc

Các nỗ lực trên của doanh nghiệp đã góp phần tạo ra môi trường kinhdoanh hướng tới phân khúc trẻ em bền vững Phát triển xu thế truyền thôngminh bạch và trung thực, không cung cấp thông tin thiếu chính xác, gây nhầmlẫn và thiếu trung thực Đồng thời, ưu tiên thúc đẩy trẻ em có lối sống lànhmạnh, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng đúng với nhu cầu thể chất, tự tin trongtiêu dùng

Gia đình và nhà trường:

Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em khỏi những tác độngtiêu cực của quảng cáo Các bậc cha mẹ đã và đang tích cực thực hiện các bước để

Trang 24

kiểm soát và giám sát nội dung mà con họ tiếp xúc Đặc biệt, nhiều hộ gia đình Việthạn chế thời gian cho con cái xem TV hoặc sử dụng các thiết bị điện tử để giảmthiểu ảnh hưởng của quảng cáo Theo nghiên cứu của “Tổ chức cộng đồng InternetViệt Nam (VNNIC)”, các bậc cha mẹ thường đặt ra các quy định nghiêm ngặt vềthời gian sử dụng thiết bị để kiểm soát nội dung mà con mình xem

Ngoài việc hạn chế thời gian sử dụng thiết bị, nhiều phụ huynh còn tích cực rènluyện cho con cách nhận biết và phân tích quảng cáo Ngoài ra, các công cụ quản lýnội dung như ứng dụng "Qustodio" có thể giúp phụ huynh quản lý và giám sát cáchoạt động trực tuyến của con mình, từ đó hạn chế tiếp xúc với các quảng cáo khôngphù hợp

Nhờ những nỗ lực của gia đình và nhà trường, giờ đây chúng ta có thể phần nàobảo vệ trẻ em khỏi tác hại của quảng cáo Không chỉ tạo ra môi trường học tập vàsinh hoạt lành mạnh cho trẻ em mà còn giúp bảo vệ trẻ khỏi những quảng cáo cóhại, đồng thời nâng cao khả năng phân tích và nhận biết thông điệp quảng cáo

Các tổ chức phi Chính Phủ:

Các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em khỏinhững tác động tiêu cực của hoạt động Marketing thông qua các chiến dịch, nghiêncứu và khuyến nghị chính sách Những nỗ lực về các bài báo cáo lớn đưa ra thựctrạng giúp trẻ nâng cao nhận thức về những hình ảnh, nội dung mà trẻ tiếp cậnthường ngày Vạch trần các hình thức marketing độc hại hướng tới phân khúc trẻ

em như phóng đại, “marketing fruit”, xâm phạm quyền trẻ em…

UNICEF đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng về tác động của tiếp thị và quảngcáo đối với trẻ em nhằm thu thập dữ liệu chính xác và đưa ra khuyến nghị chínhsách phù hợp “Quảng cáo và Trẻ em” của UNICEF, phân tích tác động của cácchiến lược marketing đối với hành vi của người tiêu dùng và sức khỏe của trẻ em.Báo cáo đưa ra những khuyến nghị cụ thể để bảo vệ quyền trẻ em, bao gồm hạn chếquảng cáo thực phẩm không lành mạnh trên các phương tiện truyền thông tiếp cậntrẻ em Ngoài ra, UNICEF đã phát động chiến dịch toàn cầu mang tên “Bảo vệquyền trẻ em”, kêu gọi các quốc gia và tổ chức quốc tế thực hiện các chính sách

Trang 25

nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của quảng cáo đối với trẻ em Tương tự, “Savethe Children” tập trung vào việc giáo dục trẻ em và cộng đồng về quyền trẻ em cũngnhư các kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi nội dung quảng cáo không lànhmạnh Chương trình “Quyền trẻ em và Tiêu dùng thông minh” do Save the Childrenhợp tác với các trường học thực hiện và cung cấp cho trẻ em những kiến thức, kỹnăng giúp trẻ phân tích thông tin quảng cáo, xác định và phản hồi các chiến lượctiếp thị cần thực hiện Ngoài ra, Save the Children còn thực hiện các chiến dịch'nhận thức' cộng đồng, tổ chức hội thảo dành cho phụ huynh và giáo viên, đồng thờixuất bản các tài liệu giáo dục về tác động của tiếp thị đối với trẻ em Mục đích củacác hoạt động này là nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ emkhỏi những quảng cáo có hại và tạo ra một môi trường an toàn hơn cho trẻ em.

Thách thức đặt ra

Khái niệm đạo đức còn mơ hồ: Khái niệm đạo đức trong marketing vẫn còntương đối mơ hồ, chưa có một tiêu chuẩn chung để đánh giá

Áp lực cạnh tranh: Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, nhiều doanh nghiệp vẫn

ưu tiên lợi nhuận trước đạo đức, dẫn đến việc sử dụng các chiêu thức quảng cáokhông lành mạnh để đạt được mục tiêu tài chính của mình Bên cạnh đó một sốdoanh nghiệp thiếu tuân thủ và tỏ ra thờ ơ đối với các quy định về đảm bảo an toàncho trẻ em khi sử dụng sản phẩm, sử dụng những nguyên vật liệu rẻ, chất lượngkém, không an toàn nhằm tiết kiệm chi phí đầu vào Điều này khiến trẻ em gặpnhững vấn đề về sức khỏe lâu dài như dị ứng, ngộ độc, hoặc các bệnh nghiêm trọngkhác

Sự phức tạp của môi trường truyền thông, kỹ thuật số:

Môi trường truyền thông kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng,trẻ em có thể dễ dàng tiếp cận những nội dung không phù hợp thông qua các nềntảng trực tuyến như YouTube và Facebook YouTube thường xuyên hiển thị quảngcáo về trò chơi điện tử bạo lực, tác động tiêu cực đến nhận thức và hành vi của trẻem

Ngày đăng: 10/11/2024, 14:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w