1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tiểu luận cuối kỳ môn Đạo Đức và trách nhiệm xã hội trong marketing

63 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tiểu Luận Cuối Kỳ Môn Đạo Đức Và Trách Nhiệm Xã Hội Trong Marketing
Tác giả Trần Phan Khải Nguyên, Đào Thị Huyền Trang, Võ Ngọc Ái Nhi, Nguyễn Tấn Nhật, Nguyễn Minh Long
Người hướng dẫn Th.S Võ Thị Kim Ngân
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Đạo Đức và Trách Nhiệm Xã Hội Trong Marketing
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

Đối tượng trẻ em là một trong những phân đoạn thị trường mục tiêu nhạy cảm, dễ bị tổn thương vì: Đầu tiên, quá trình phát triển nhận thức trẻ em trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, đặc

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA TRUYỀN THÔNG MARKETING

BÀI THI CUỐI KỲ MÔN ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

TRONG MARKETING

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Võ Thị Kim Ngân

Họ và tên sinh viên thực hiện: MSSV

Trần Phan Khải Nguyên 2221001708

Đào Thị Huyền Trang 2221001853

Võ Ngọc Ái Nhi 2221001729

Nguyễn Tấn Nhật 2221001712

Nguyễn Minh Long 2221001639

Lớp học phần: 2421702074411

Thành phố Hồ Chí Minh – Học kỳ 2, 2024

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH TRƯƠNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Nhóm sinh viên thực hiện:

1 Trần Phan Khải Nguyên - MSSV: 2221001708

2 Nguyễn Tấn Nhật - MSSV:2221001712

3 Nguyễn Minh Long - MSVV: 2221001639

4 Đào Thị Huyền Trang - MSVV:2221001853

5 Võ Ngọc Ái Nhi - MSVV: 2221001729

Thành phố Hồ Chí Minh – Học kỳ 2, 2024

Trang 3

BẢNG ĐÁNH GIÁ TỈ LỆ ĐÓNG GÓP

CỦA CÁC THÀNH VIÊN

Phần trăm đóng góp

1 Trần Phan Khải Nguyên

Câu 1

100%

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Phân khúc đối tượng trẻ em 1

Hình 2: Chiến dịch Back to School của H&M 4

Hình 3: Các doanh nghiệp chung tay đồng hành cùng trẻ em Việt Nam 17

Hình 4: Các em nhỏ tại Nậm Vì ( Điện Biên) có thêm hộp sữa là “người bạn mới” 17

Hình 5: Vượt hơn 600km đường đèo, những hộp sữa đã mang theo cà niềm vui, tình yêu thương đến với trẻ em vùng cao 18

Hình 6: Nhãn hàng Susu và Hero của Vinamilk tiếp tục lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường tới người tiêu dùng nhỏ tuổi qua MV “Vũ điệu giữ Trái Đất xanh” 19

Hình 7: Nhiều sản phẩm trên thị trường nhái bao bì RamuKid 20

Hình 8: Sản phẩm tã bỉm của Motaro 21

Hình 9: Nhãn hàng Kiddy 22

Hình 10: Chương trình “Giáng Sinh Yêu Thương” 22

Hình 11: Chiến dịch quảng cáo xe bus tại TP.HCM của Dầu ăn Kiddy 23

Hình 12: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm, tặng quà các thầy cô giáo, các cháu học sinh đang theo học tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội 25

Hình 13: Ông Nguyễn Việt Phương – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy THVN – Chủ tịch Quỹ Tấm lòng Việt 26

Hình 14: Lễ khai mạc khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí cho trẻ em tại tỉnh Bắc Giang 27

Hình 15: Logo của H&M 37

Hình 16: Chiến dịch Let’s closse the loop 37

Hình 17: Quy trình tuần hoàn khép kín của chương trình 38

Hình 18: Banner chương trình Let’s close the loop 40

Hình 19: Hệ thống tái chế Loop của H&M 41

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TVC Television Video Commercials Quảng cáo truyền hình

CSR Corporate social responsibility Trách nhiệm đối với xã hội

của doanh nghiệp

ESG Enviroment-Social-Government Tiêu chuẩn đo lường hoạt

động phát phát triển bền vững của doanh nghiệp( Môi trường – Xã hội – Quản trị doanh nghiệp)

Trang 6

MỤC LỤC Câu 1: 1

a/ Đối tượng trẻ em là một trong những phân đoạn thị trường mục tiêu nhạy cảm, dễ

bị tổn thương và gây tranh cãi trong suốt nhiều năm, vì sao? 1

b/ Hãy phân tích các vấn đề đạo đức cần quan tâm khi thực hiện marketing hướng đến đối tượng trẻ em? 6

c/ Phân tích những nỗ lực đã đạt được và các thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp

và các bên liên quan trong đạo đức marketing hướng đến phân khúc trẻ em tại thị trường Việt Nam? 15

d/ Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo các vấn đề đạo đức khi thực hiện marketing hướng đến đối tượng trẻ em? 30

Câu 2: 32

a/ Bạn hiểu như thế nào là "tẩy xanh" (greenwashing)? Trình bày những hình thức

"tẩy xanh" phổ biến? 32

b/ Dựa trên các hình thức "tẩy xanh" phổ biến, hãy đánh giá tính "tẩy xanh" về

chương trình bộ sưu tập hàng may mặc của H&M với tuyên bố "Hãy khép kín quy trình" (Let's close the loop)? 36

c/ Bạn hãy phân tích triết lý đạo đức mà H&M áp dụng khi thực hiện chương trình trên? 41

d/ Có những biện pháp nào giúp các doanh nghiệp trên thị trường tránh "tẩy xanh"? 43

Trang 7

Câu 1:

a/ Đối tượng trẻ em là một trong những phân đoạn thị trường mục tiêu nhạy cảm, dễ bị tổn thương và gây tranh cãi trong suốt nhiều năm, vì sao?

Theo luật Trẻ em số 102/2016/QH13 được Quốc hội ban hành: “Trẻ em là người dưới

16 tuổi” Đối với các nhà nghiên cứu Marketing và nghiên cứu tâm lý, họ chia phân khúc trẻ em như sau:

Hình 1: Phân khúc đối tượng trẻ em

 Trẻ từ 0 - 2 tuổi, hầu hết trẻ em đơn giản là không có khả năng nhận thức về lòng trung thành với thương hiệu và nhận thức về thương hiệu Đã có một số nhận thức về thương hiệu ở độ tuổi 12 tháng, nhưng không nhiều và chắc chắn

là không đủ để trì hoãn bất kỳ động lực thúc đẩy nào

 Trẻ ở nhóm tuổi 3–7 và 8–12, nhận thức về thương hiệu và các mô hình ảnh hưởng riêng biệt phát triển từ trẻ em đến cha mẹ (đáng chú ý nhất là đối với các

bà mẹ) để mua những gì họ muốn Chúng ta có thể xác định các phân khúc tâm

lý tương tự ở cả hai nhóm, với các biến thể về quy mô khi chúng ta chuyển từ giai đoạn trẻ hơn sang giai đoạn lớn hơn Sự khác biệt trong việc thực hiện chỉ

Trang 8

là vấn đề hiểu cuộc sống và hoạt động hàng ngày của họ và cách liên hệ với những hành vi đó theo cách có ý nghĩa.

 Trẻ ở nhóm tuổi 13–15 rất thú vị vì chúng phát triển từ trẻ em thành thiếu niên, nhưng xét về mặt tiếp thị, chúng ta cần nhận ra thực tế là những thiếu niên trẻ tuổi luôn mong muốn hành động như những thiếu niên lớn tuổi hơn (16–19 tuổi) Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn truyền tải thông điệp đến nhóm này, bạn phải nhắm đến đối tượng mà họ muốn trở thành – những thiếu niên trong độtuổi 16–19

Đối tượng trẻ em là một trong những phân đoạn thị trường mục tiêu nhạy cảm, dễ

bị tổn thương vì:

Đầu tiên, quá trình phát triển nhận thức trẻ em trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, đặc biệt là những trẻ dưới 12 tuổi, chưa phát triển đầy đủ khả năng tư duy phản biện, khả năng phân biệt trẻ em nhỏ tuổi thường không thể phân biệt giữa quảng cáo và nội dung giải trí khiến chúng dễ bị ảnh hưởng bởi các thông điệp quảng cáo, không hiểu được ý định đằng sau các chiến lược tiếp thị, đặc biệt là những thông điệp liên quan đến cảm xúc và mong muốn Chúng có thể tin rằng việc sở hữu một sản phẩm nào đó sẽ mang lại hạnh phúc hoặc sự chấp nhận xã hội Dẫn đến hệ quả sau này vì sự phát triển nhận thức không chỉ ảnh hưởng đến cách trẻ em tiếp nhận quảng cáo mà còn có thể ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng và giá trị của chúng trong tương lai Nếu trẻ em không được giáo dục về cách phân tích và đánh giá thông tin, chúng có thể tiếp tục trở thành

những người tiêu dùng dễ bị tổn thương khi trưởng thành.”Người phát ngôn

Somerfield, thuộc nhóm điều tra tại Anh nhận xét sau khi khảo sát hơn 2000 gia đình

về tầm ảnh hưởng của quảng cáo đến trẻ em Kết quả chỉ ra rằng: "Rõ ràng, tivi có những tác động rất lớn đối với cuộc sống của trẻ em Nếu ảnh hưởng đó đúng như nghiên cứu đưa ra về tình trạng béo phì, thái độ vòi vĩnh hay tiêu xài hoang phí từ quảng cáo mang lại thì tình hình thật đáng lo ngại".”

Trang 9

Thứ hai, thể chất của trẻ em đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, do đó rất dễ nhạy cảm với bất kỳ tác động nào đó, hay thậm chí là các sản phẩm mà trẻ sử dụng hằng ngày, điều này vô hình chung gây ra mối nguy hại tiềm tàng khi các sản phẩm màtrẻ sử dụng từ nhỏ sẽ hình thành thói quen phụ thuộc vào các sản phẩm này sau này, nếu các sản phẩm này không phù hợp hoặc không lành mạnh với sức khỏe của trẻ thì

có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe trong tương lai Nhiều quảng cáo nhắm đến trẻ

em với các sản phẩm có thể không tốt cho lợi ích của chúng, chẳng hạn như thực phẩm không lành mạnh, đồ uống có đường phá vỡ các chế độ ăn khoa học và các lựa chọn giải trí ít vận động như dành nhiều thời gian cho game, Điều này đã dẫn đến những longại về tác động của quảng cáo đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ em, góp phần vào các vấn đề như béo phì và lối sống kém Một số sản phẩm mà doanh nghiệp không quy định giới hạn độ tuổi như đồ chơi khiến trẻ ăn phải, ảnh hưởng sức khỏe Ngoài ra,Phấn rôm trẻ em Johnson & Johnson chứa bột talc gây ung thư tử cung cho người lớn, trẻ em là người trực tiếp sử dụng sản phẩm này và có nguy cơ gây hại, ảnh hưởng về lâu về dài cho sức khỏe

Cuối cùng, trẻ em thuộc nhóm người dễ bị tổn thương, có những nhu cầu đặc biệt cần được đáp ứng và là đối tượng được xã hội quan tâm, ưu tiên bảo vệ Việc bảo đảm quyền trẻ em đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam bởi đây là lực lượng làm chủ xã hội trong tương lai, góp công sức, trí tuệ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Tại Việt Nam, Luật Trẻ

em 2016 xác định: "Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển" và "Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phùhợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt". 

Đối tượng trẻ em là một trong những phân đoạn thị trường mục tiêu gây tranh cãi nhiều năm vì:

Trang 10

Trong thời đại kỹ thuật số, các trang web, nền tảng truyền thông xã hội và trò chơi trực tuyến thường bao gồm các quảng cáo tương tác kết hợp liền mạch với nội dung mà trẻ

em thích Do đó, quảng cáo trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động tiếp thị cho trẻ em và đóng vai trò quan trọng trong việc định hình mong muốn, sở thích của trẻ Nhiều chiến dịch marketing ra đời, lợi dụng hình ảnh của trẻ em

để đạt được mục đích kinh doanh Hơn thế nữa, họ đã quảng cáo với những thông tin sản phẩm không được minh bạch chính xác và gây hiểu lầm, khiến trẻ em và phụ huynh tin tưởng và dùng theo Từ đó, gây ra những tranh cãi xoay quay chiến dịch về quyền lợi và an toàn của trẻ. 

Ví dụ cho điều này, từ mùa hè năm 2023, H&M khởi động chiến dịch thời trang Back to School (trở lại trường học) dành cho trẻ em Các video và hình ảnh quảng cáo được đăng trên tài khoản Instagram vàFacebook H&M, với chung slogan “làm cho những cái đầu quay lại

Trái với mong đợi nhận được sự ủng hộ từkhách hàng, H&M hứng chịu làn sóng chỉ trích dữ dội đến từ các nhà hoạt động xã hội và phụ huynh cùng người tiêu dùng khác Họ cho rằng chiến dịch quảng cáo đẩy trẻ em vào tình huống nguy hiểm

Ngoài ra, thị trường mục tiêu hướng tới đối tượng 'trẻ em' rất độc đáo, đây là thị trườngduy nhất mà khách hàng không phải là người tiêu dùng vì trẻ em hoàn toàn phụ thuộc cha mẹ Thường ý kiến của trẻ có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của ba mẹ,

Hình 2: Chiến dịch Back to School của

H&M

Trang 11

cách phổ biến nhất để trẻ em đạt được mong muốn của mình là cằn nhằn cha mẹ cho đến khi có được thứ mình muốn thông những sản phẩm mà chúng thấy trong quảng cáo.  Nếu cha mẹ từ chối mua món đồ mà đứa trẻ yêu cầu, điều đó thường có thể dẫn đến xung đột giữa cha mẹ và con cái dẫn đến căng thẳng gia đình Ví dụ, bên cạnh bạn

bè cùng trang lứa đều sở hữu món đồ chơi đang “ hot” trên thị trường, thiết kế theo kiểu nhân vật yêu thích, việc từ chối của phụ huynh do điều kiện kinh tế hay thiếu niềmtin về chất lượng - điều mà trẻ khó hiểu được, phần nào khiến trẻ hụt hẫng, bị ảnh hưởng cảm xúc, thấy tổn thương so với bạn bè Còn nếu mua để làm hài lòng trẻ và việc nài nỉ vẫn lặp lại có thể góp phần vào việc gia tăng nợ nần, căng thẳng tài chính trong gia đình

Ở Việt Nam đã có những luật bảo vệ trẻ em về sức khỏe tinh thần và thể chất như Luật Trẻ em 2016 và quy định về việc quảng cáo đối với các đối tượng trẻ em Điều 10 Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo ban hành kèm theo Quyết định 4149/QĐ-

BVHTTDL năm 2017 Tuy  nhiên việc thực hiện các quy định đó trong đời sống chưa đạt kết quả như mong muốn Thời gian tới để góp phần ngăn chặn, giảm các vấn nạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của  trẻ em, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của toàn dân với những nhóm giải pháp toàn diện, thiếtthực

Tóm lại, sự phát triển không ngừng của quảng cáo trên phương tiện truyền thông cùng với việc trẻ em không có khả năng đánh giá và kiểm soát các nguồn khiến chúng dễ dàng trở thành con mồi cho các nhà quảng cáo bất chấp đạo đức Marketing, các chuẩn mực xã hội, lách qua các khoảng trống pháp lý thúc đẩy các giá trị méo mó, như chủ nghĩa vật chất và sự tuân thủ, có thể làm suy yếu sự phát triển của các giá trị xã hội quan trọng ở trẻ em Khai thác sự ngây thơ của trẻ  - nhóm dân số dễ bị tổn thương về tinh thần lẫn thể chất - vẫn đang diễn ra hằng ngày hằng giờ Bên cạnh sự thiếu các quyđịnh nghiêm ngặt của pháp luật để bảo vệ trẻ em khỏi các chiến thuật tiếp thị xâm lấn

Trang 12

b/ Hãy phân tích các vấn đề đạo đức cần quan tâm khi thực hiện marketing hướng đến đối tượng trẻ em?

Đạo đức tiếp thị là các chiều kích mô tả thái độ đạo đức của các nhà tiếp thị đằng sau hoạt động tiếp thị hoặc quảng cáo Ngoài ra, nó cũng phụ thuộc vào cách các nhà tiếp thị tiến hành quảng cáo, quyết định liệu nó sẽ mang lại giá trị tích cực hay tiêu cực cho người tiêu dùng mục tiêu Tuy nhiên, người ta biết rằng quảng cáo thường được thực hiện trong một khuôn khổ có xu hướng thiên về giá trị của tiếp thị thực sự Ví dụ, nếu một quảng cáo nhắm mục tiêu đến trẻ em vi phạm độ tin cậy, tính minh bạch, tính toàn vẹn hoặc quyền riêng tư của trẻ em, thì nó được coi là hành vi phi đạo đức

Tiếp thị có đạo đức không chỉ quan trọng trong việc xây dựng danh tiếng tốt cho doanhnghiệp mà còn tạo ra tác động tích cực đến người tiêu dùng Khi các công ty ưu tiên các hoạt động tiếp thị có đạo đức, họ có nhiều khả năng thiết lập được lòng tin với người tiêu dùng, tăng lòng trung thành với thương hiệu và tạo ra hình ảnh thương hiệu tích cực Mặt khác, các hoạt động tiếp thị phi đạo đức có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực, chẳng hạn như sự mất lòng tin của người tiêu dùng, mất uy tín, các vấn đề pháp lý và tổn thất tài chính

Một số vấn đề đạo đức cần quan tâm khi thực hiện marketing hướng đến đối tượng trẻ em:

Nội dung của quảng cáo khiến trẻ em tổn thương về thể chất và tinh thần

Tính trung thực và minh bạch chưa được đảm bảo

Thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm có thể ảnh hưởng xấu đến khách hàng và làm giảm uy tín của doanh nghiệp Do đó, thông tin sản phẩm khi quảng cáo cần được mô

tả một cách chính xác về các sản phẩm và dịch vụ của mình Không nên nói quá, phóngđại làm cho trẻ tin và sau khi trải nghiệm thực tế thì bị thất vọng trầm trề Ngoài ra, cácnhà quảng cáo cần phải rõ ràng về mặt thông tin của sản phẩm và giá cả phải đúng với tình trạng thực tế của sản phẩm.Ví dụ: Một số quảng cáo về đồ chơi(xe điều khiển từ

Trang 13

xa hay robot, ) thường được trình bày với những tính năng nổi bật như có thể bay, nhảy cao, hoặc có khả năng hoạt động giống như một chiếc xe thật Tuy nhiên, khi mua

về, sản phẩm thực tế thường không thể hiện đúng như trong quảng cáo Trẻ em, do thiếu kinh nghiệm và khả năng phán đoán, có thể cảm thấy bị lừa dối và thất vọng vì sựkhác biệt này Bên cạnh đó, tính minh bạch và trung thực luôn là một yếu tố quan trọngtrong hoạt động quảng cáo nhằm để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Ngoài ra, trung thực cũng đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp tiến hành quảng cáo nói riêng và kinh tế thị trường nói chung. 

Lạm dụng sự non dại để lừa dối trẻ 

Trẻ em, với tâm hồn trong sáng và lòng tin tuyệt đối, dễ dàng bị cuốn vào những chiêu trò thao túng của các doanh nghiệp Tuy nhiên, việc lợi dụng sự ngây thơ này để lừa dối trẻ là điều không nên Trong thời đại công nghệ số, các thiết bị di động đã trở thànhngười bạn đồng hành không thể thiếu của trẻ em Nhưng đằng sau những ứng dụng vui nhộn, hấp dẫn là những chiếc bẫy quảng cáo tinh vi Các nhà phát triển ứng dụng thường lợi dụng sự tò mò của trẻ để đưa ra những lời mời gọi hấp dẫn, khiến trẻ dễ dàng bị cuốn vào và thực hiện những hành động mua sắm không mong muốn Điều nàykhông chỉ gây tốn kém cho gia đình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khác Khi cha mẹbận có những công việc cần làm, họ sử dụng điện thoại, máy tính như một cách để giải trí cho trẻ em mà không có hoặc có rất ít sự giám sát dẫn đến một số quảng cáo được lồng ghép vào các trò chơi, phim hoạt hình khiến trẻ buộc phải nhấp vào chúng, không thoát ra được và có thể mua đồ bằng tiền của cha mẹ Trẻ em cần được đối xử với sự tôn trọng và yêu thương Việc làm mất đi quyền tự quyết của trẻ em hay lừa dối chúng,

đó không chỉ là việc làm sai trái, bạn còn làm hỏng danh tiếng doanh nghiệp của mình

Quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu trẻ em

Việc sử dụng hình ảnh trẻ em trong quảng cáo đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu là vấn đề quan trọng trong vấn đề đạo đức khi thực hiện Marketing Các doanh nghiệp cần có sự đồng ý rõ ràng từ phụ huynh và

Trang 14

người giám hộ trước khi sử dụng hình ảnh của trẻ em trong quảng cáo Điều này đòi hỏi phải có sự đồng ý rõ ràng, minh bạch bằng văn bản từ phụ huynh hoặc người giám

hộ để làm bằng chứng hợp pháp Bên cạnh sự đồng ý, phải đưa ra cho mọi người thấy đầy đủ thông tin với mục đích sử dụng hình ảnh Ngoài ra, cần cam kết rằng khi sử dụng hình ảnh của trẻ thì không được xâm phạm quyền riêng tư, hình ảnh phải được sửdụng một cách tôn trọng và không gây tổn thất về danh dự và tinh thần của trẻ Các thông tin và hình ảnh của trẻ em phải được bảo mật một cách an toàn Hơn nữa, doanh nghiệp cần có các biện pháp bảo mật dữ liệu thích hợp để ngăn chặn việc truy cập, sử dụng trái phép hình ảnh của bé Coca-Cola và Chiến Dịch “Share a Coke”: Coca-Cola thực hiện chiến dịch "Share a Coke" với hình ảnh các chai Coca-Cola in tên riêng của khách hàng, bao gồm cả trẻ em Trước khi sử dụng hình ảnh của trẻ em trong các chiếndịch quảng cáo, Coca-Cola đã yêu cầu sự đồng ý từ phụ huynh hoặc người giám hộ hợp pháp

Hình ảnh và thông tin cá nhân của trẻ em nên được lưu trữ một cách an toàn và chỉ sử dụng đúng mục đích đã được thông báo Tuy nhiên, với sự phát triển của thời đại công nghiệp kỹ thuật số đi kèm sự thiếu hiểu biết và hành vi vô tình của trẻ đã dễ dàng trở thành đối tượng bị đánh cắp thông tin thông qua các trang web không rõ nguồn gốc, ứng dụng trò chơi, Việc này thường xảy ra khi không có sự giám sát và sự đồng ý củacha mẹ, khiến thông tin cá nhân của trẻ bị thu thập và sử dụng một cách trái phép qua việc nhập email, thông tin các nhân Không chỉ dừng lại ở việc khai thác thông qua hành vi vô tình của trẻ, mà nhiều trường hợp doanh nghiệp còn thông qua lợi dụng sự đồng ý của ba mẹ với việc đưa ra các điều kiện và điều khoản phức tạp phải thực hiện

để sử dụng sản phẩm hay dịch vụ, khiến cha mẹ chấp nhận mà không nhận ra rằng họ đang cung cấp thông tin, hình ảnh của trẻ cho các doanh nghiệp thứ ba sử dụng một cách thiếu minh bạch với nhiều  mục đích khác nhau Một vấn đề nghiêm trọng khác, trách nhiệm của các công ty trong việc bảo vệ thông tin, hình ảnh trẻ chưa được thực hiện tốt, chưa đảm bảo an toàn  như những gì họ cam kết khi một số trường hợp, hình ảnh và thông tin của trẻ bị rò rỉ do việc kiểm soát thiếu chặt chẽ của doanh nghiệp khi

Trang 15

không mã hóa dữ liệu Điều này khiến các kẻ gian đánh cắp thông tin của trẻ với mục đích xấu, đặt ra vô số tiềm tàng về an toàn và tâm lý của trẻ sau này.

Khai thác sức lao động và hình ảnh của trẻ em với mục đích tiếp thị, quảng cáo

Đối với các nhãn hàng và marketers, việc sử dụng hình ảnh trẻ em trong các hoạt động tiếp thị giúp họ có thể tiếp cận với các bậc phụ huynh và cả các em bé Không chỉ thế, nếu biết sử dụng đúng cách, thương hiệu có thể tạo ra mối gắn kết cảm xúc và xây dựng brand loyalty xuyên suốt hành trình trưởng thành của các bé Thế nhưng, câu hỏi đặt ra lúc này là liệu có những giới hạn nào khi sử dụng hình ảnh trẻ em trong quảng cáo, khi mà các em ấy vẫn còn quá nhỏ để tự đưa ra quyết định nên phải phụ thuộc vào quyết định của bố mẹ, nhãn hàng.  Khi các em tham gia vào các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị với lịch làm việc dày đặc có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần và ảnh hưởng đến giáo dục và phát triển cá nhân của trẻ Với lịch làm việc dày đặc, trẻ không có thời gian để học tập và phát triển các kỹ năng xã hội so với bạn bè đồng tranglứa, các doanh nghiệp, nhãn hàng lạm dụng hình ảnh tình cảm và ngây thơ của trẻ em, coi trẻ em như một “công cụ" để thu hút khách hàng hoặc với mục đích vị lợi được coi

là trái với đạo đức, sử dụng hình ảnh của trẻ em để gợi lên cảm xúc, lòng thương hại từngười tiêu dùng dẫn đến việc thương mại hoá tình cảm và giá trị của trẻ,

 bên cạnh đó việc công khai hình ảnh và danh tính của trẻ với mọi mục đích như quảng cáo, chia sẻ hoặc các mục đích thương mại có thể là “miếng mồi ngon” cho những thành phần không tốt trên internet Vào tháng 02/2024, The New York Times đã đăng tải bài viết hé lộ rằng một số bà mẹ mở tài khoản Instagram cho con gái phải đối mặt với việc bị quấy rối, công kích bởi những người đàn ông trưởng thành, lạ mặt có sở thích biến thái trên internet. 

Việc tuân thủ quy định của doanh nghiệp

Các nhà tiếp thị phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn hiện có liên quan đến quảng cáo cho trẻ em Điều này bao gồm việc tuân thủ các tiêu chuẩn ngành và quy định của chính phủ được thiết kế để bảo vệ trẻ em khỏi các thực hành marketing khai thác

Trang 16

Marketing đạo đức nên vượt ra ngoài việc tuân thủ đơn thuần và cố gắng thực hiện các thực hành tốt nhất ưu tiên phúc lợi của trẻ em.

Việc tuân thủ các quy định về quảng cáo dành cho trẻ em là vô cùng quan trọng và có nhiều lý do chính đáng Bởi vì Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương và không có khả năng phân tích, đánh giá thông tin quảng cáo như người lớn Quảng cáo không minh bạch hoặc sai sự thật có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực và gây hại cho trẻ em thể hiện sự Bảo Vệ Quyền Lợi và Sự An Toàn của Trẻ Em.ví dụ như Năm 2016, tại Mỹ, công ty Campbell Soup đã bị chỉ trích vì quảng cáo súp có chứa nhiều muối nhưng lại được quảng cáo là thực phẩm lành mạnh cho trẻ em Việc quảng cáo sai lệch này có thểdẫn đến thói quen ăn uống không lành mạnh và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ Ngoài

ra xây dựng lòng tin và uy tin đối với khách hàng cũng hết sức quan trọng nên việc tuân thủ các quy định pháp lý về quảng cáo giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì lòng tin từ khách hàng Phụ huynh muốn chắc chắn rằng những sản phẩm và dịch vụ

mà họ chọn cho con cái mình là an toàn và đáng tin cậy Bên cạnh đó còn giúp doanh nghiệp tránh các hậu quả pháp lý và tài chính cho doanh nghiệp về việc vi phạm các quy định quảng cáo có thể dẫn đến các hình phạt nặng nề từ phía cơ quan chức năng, bao gồm tiền phạt và các biện pháp xử lý khác, gây thiệt hại tài chính nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của doanh nghiệp

Tác động lâu dài của thương hiệu đến hành vi tiêu dùng của trẻ

Việc tiếp xúc sớm với marketing có thể hình thành hành vi và sở thích tiêu dùng trong tương lai của trẻ em Các vấn đề đạo đức nên bao gồm các tác động lâu dài tiềm ẩn củacác chiến lược marketing đến sự phát triển của trẻ em và sự hiểu biết của chúng về tiêu dùng Trẻ em có thể lựa chọn và được cung cấp đầy đủ thông tin, việc xác định trẻ em

là người tiêu dùng không chỉ là kết quả của việc say sưa với quảng cáo trên truyền hình

mà còn của các yếu tố môi trường và mức độ nhận thức của trẻ qua nền giáo dục nhận được từ nhà trường hoặc gia đình Trẻ có thể có xu hướng trung thành với những thương hiệu mà trẻ đã quen thuộc từ thời thơ ấu, điều này có thể ảnh hưởng đến quyết

Trang 17

định mua sắm của chúng trong suốt cuộc đời Các công ty bắt đầu xây dựng lòng trung thành với thương hiệu từ khi trẻ còn nhỏ Điều này có nghĩa là các nhà tiếp thị nhắm đến trẻ em ngay từ những năm đầu đời, với hy vọng rằng khi lớn lên, những đứa trẻ này sẽ tiếp tục ủng hộ và mua sản phẩm của thương hiệu mà chúng đã quen thuộc từ nhỏ Các thương hiệu như Similac hoặc Enfamil thường quảng cáo sản phẩm của họ cho các bậc phụ huynh ngay từ khi trẻ còn trong giai đoạn sơ sinh Khi trẻ lớn lên và bắt đầu ăn dặm, nếu chúng đã quen thuộc với một thương hiệu cụ thể, khả năng cao là cha mẹ sẽ tiếp tục chọn thương hiệu đó cho các sản phẩm khác như bột ăn dặm hay sữa.

Sức ảnh hưởng của trẻ em đối với quyết định mua sắm của cha mẹ

Điều này vô tình tạo ra những tình huống đạo đức, đặc biệt khi trẻ em được khuyến khích gây áp lực lên cha mẹ để mua sản phẩm Đặt ra các câu hỏi đạo đức về trách nhiệm của các nhà tiếp thị trong việc tránh khuyến khích các hành vi thao túng có thể làm căng thẳng mối quan hệ gia đình và dẫn đến chi tiêu không cần thiết Trẻ em vốn

bị thu hút bởi hình ảnh màu sắc, những cảm xúc nhất thời mà thiếu sự nhận thức, bất đồng quan điểm với cha mẹ có thể gây khó khăn để đưa ra quyết định tiêu dùng Các công ty tiếp tục quảng cáo kích thích tập trung cho trẻ em tạo ra nhu cầu mà quên đi sự hiện diện của phụ huynh là vấn đề cần quan tâm Hay việc các chiến dịch marketing thường khai thác cảm xúc của phụ huynh, đặc biệt là nỗi lo lắng về việc cung cấp cho con cái những điều tốt nhất Quảng cáo có thể gợi lên cảm giác tội lỗi nếu cha mẹ không mua sản phẩm cho con, từ đó thúc đẩy họ chi tiền Các quảng cáo cho thực phẩm, đồ uống thường nhắm đến trẻ em bằng cách sử dụng hình ảnh hấp dẫn và nhân vật hoạt hình hay sử dụng các hình ảnh của trẻ em, nhân vật mặc đồ đẹp và vui vẻ để trẻ nài nỉ mua và cha mẹ có thể cảm thấy áp lực phải đáp ứng yêu cầu của con cái để không làm chúng thất vọng mà bỏ qua các yếu tố khác chất lượng, giá tiền Cần tránh khai thác động lực này và thay vào đó, khuyến khích tiêu dùng có trách nhiệm Trẻ em

có sức ảnh hưởng với cha mẹ, trẻ em là khách hàng trung thành, trẻ em mang lại giá trị trọn đời cho khách hàng lớn hơn và trẻ em là mục tiêu dễ dàng. 

Trang 18

Khuyến khích chủ nghĩa tiêu dùng

Việc Marketing khuyến khích chú trọng vào vật chất thông qua quảng cáo sản phẩm bằng việc nhấn mạnh rằng việc sở hữu một sản phẩm cụ thể sẽ mang lại hạnh phúc, sự chấp nhận xã hội hoặc thành công khiến trẻ lầm tưởng Ví dụ, quảng cáo đồ chơi thường cho thấy trẻ em vui vẻ và hạnh phúc khi chơi với sản phẩm, từ đó tạo ra một liên kết giữa sản phẩm và cảm xúc tích cực Nhiều quảng cáo sử dụng hình ảnh của những người nổi tiếng hoặc các nhân vật hoạt hình mà trẻ em yêu thích để quảng bá sản phẩm Khi trẻ em thấy những người mà chúng ngưỡng mộ sử dụng sản phẩm, chúng có thể cảm thấy áp lực phải sở hữu những sản phẩm đó để được chấp nhận hoặc cảm thấy mình "cool" hơn Ngoài ra cũng tạo ra một môi trường mà trẻ em cảm thấy cần phải sở hữu những sản phẩm nhất định để không bị tách biệt khỏi bạn bè Như việcnhóm bạn cùng lớp đều có một loại đồ chơi hoặc trang phục đang mốt, một đứa trẻ có thể cảm thấy áp lực phải có được món đồ đó để không bị coi là "khác biệt", “lạc lõng” Bằng cách liên tục quảng cáo đồ chơi mới, các nhà sản xuất tạo ra mong muốn thỏa mãn tức thời và góp phần vào tâm lý vứt bỏ ở trẻ em Sự ám ảnh liên tục mua đồ chơi mới này có thể dẫn đến việc thiếu trân trọng những tài sản hiện có, không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến giá trị và sức khỏe tổng thể của trẻ em Trẻ em có thể coi trọng vật chất hơn là các giá trị tinh thần như tình bạn, gia đình hay

sự sáng tạo Các sản phẩm công nghệ như điện thoại thông minh hay máy tính bảng thường nhấn mạnh rằng việc sở hữu những thiết bị mới nhất sẽ mang lại cho bạn sự kếtnối, sự hiện đại và thậm chí là địa vị xã hội khiến trẻ em có thể cảm thấy cần phải có những thiết bị này để không bị tụt lại phía sau so với bạn bè

Ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức của trẻ về các yếu tố văn hoá

Cũng vì việc ý thức chưa đủ phát triển để có thể tinh ý nhận diện, phân biệt lời nói đùa,không thể hiểu theo cách nói ẩn ý của người lớn khi tiếp xúc các quảng cáo có những nội dung không chọn lọc khiến trẻ hiểu sai, không phân biệt thực tế và quảng cáo và cónhững hành vi bắt chước yếu tố bạo lực như các nhân vật, ứng xử không phù hợp, có

Trang 19

định kiến về giới tính Khi phương tiện truyền thông chứa đầy bạo lực thường được quảng cáo và tiếp thị cho trẻ em Các đồ chơi thường được trẻ nhỏ sử dụng như súng hoặc vũ khí giả khiến trẻ em tham gia vào các cuộc chiến giả tưởng gây ra sự phản cảm

và khuyến khích hành vi bạo lực.  

Theo Chiến dịch vì Tuổi thơ không thương mại, trẻ nhỏ đang cố gắng khám phá bản dạng giới tính của mình và những thông điệp định kiến giới có thể cản trở điều đó Những sản phẩm định kiến giới tính và thường mang tính khiêu dâm này được tiếp thị cho trẻ em và các sản phẩm Công chúa Disney chỉ là một ví dụ Người ta thường thấy những bộ phim bạo lực hơn như Transformers được tiếp thị dành riêng cho trẻ em trai Một số thương hiệu thời trang đã bị chỉ trích vì sử dụng hình ảnh trẻ em trong các quảng cáo có phong cách khiêu gợi hoặc không phù hợp với độ tuổi Việc một bộ sưu tập thời trang trẻ em cho thấy trẻ em trong những trang phục quá trưởng thành hoặc tạodáng không phù hợp, điều này có thể gây ra sự phản cảm và làm tổn thương tâm lý của trẻ em

Các thương hiệu cần phải hiểu và tôn trọng các giá trị văn hóa của trẻ em để tránh gây tổn thương và tạo ra mối liên kết tích cực Bằng cách truyền tải thông điệp phù hợp và tích cực, các thương hiệu không chỉ có thể xây dựng lòng trung thành mà còn góp phầnvào sự phát triển nhận thức và giá trị của trẻ em trong xã hội của chiến dịch marketing

có thể ảnh hưởng đến cách trẻ em nhìn nhận về bản thân và thế giới xung quanh Việc truyền tải thông điệp tích cực và phù hợp với văn hóa có thể giúp trẻ em phát triển nhận thức đúng đắn về giá trị bản thân và sự đa dạng Khi các thương hiệu thể hiện sự hiểu biết và tôn trọng văn hóa của trẻ em, họ có thể tạo ra mối liên kết mạnh mẽ hơn với các em và gia đình Ví dụ, trong các quảng cáo, LEGO thường cho thấy trẻ em từ các nền văn hóa khác nhau cùng chơi và sáng tạo, điều này không chỉ giúp trẻ em cảm thấy được đại diện mà còn truyền tải thông điệp về sự đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau. 

Những hệ lụy đến sức khỏe của trẻ khi Marketing các sản phẩm không lành mạnh

Trang 20

Quảng cáo sản phẩm không lành mạnh đem lại nhiều hệ lụy sức khỏe cho trẻ thường liên quan đến thực phẩm có hàm lượng đường, muối, chất béo bão hòa cao hoặc các thành phần không tốt cho sức khỏe Những quảng cáo này có thể làm trẻ em tin rằng những sản phẩm này là lựa chọn tốt hoặc cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của chúng.Quảng cáo cho các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh thường sử dụng hình ảnh hấp dẫn, màu sắc tươi sáng và âm nhạc vui tươi để thu hút sự chú ý của trẻ em Một quảng cáo

có thể cho thấy một nhóm trẻ em vui vẻ khi ăn hamburger và khoai tây chiên, tạo ra cảm giác rằng việc tiêu thụ những thực phẩm này là một phần của cuộc sống vui vẻ và thú vị Điều này có thể khiến trẻ em cảm thấy rằng thức ăn nhanh là lựa chọn tốt nhất cho các bữa ăn, bất chấp những tác động tiêu cực đến sức khỏe Các loại nước ngọt có

ga thì quảng cáo thường và thú vị của sản phẩm Một quảng cáo có thể cho thấy trẻ em tham gia vào các hoạt động thể thao hoặc vui chơi, và sau đó thưởng thức một chai nước ngọt, nhấn mạnh vào sự tươi mát tạo ra ấn tượng rằng nước ngọt là một phần không thể thiếu trong các hoạt động vui chơi Hay một quảng cáo có thể cho thấy trẻ

em chia sẻ kẹo trong một buổi tiệc sinh nhật và việc tiêu thụ kẹo là một phần quan trọng của các dịp lễ hội, dẫn đến việc trẻ em tiêu thụ quá nhiều đường và calo không cần thiết

Sản phẩm kém chất lượng tác động tiêu cực đến sức khỏe trẻ em và môi trường

Sản phẩm dành cho trẻ em thường được thiết kế với tiêu chí an toàn và thân thiện với trẻ nhỏ Tuy nhiên việc lợi dụng việc ý thức chưa đủ phát triển để có thể tinh ý nhận diện, phân biệt sản phẩm có lợi hay có hại của trẻ em để sản xuất và buôn bán những mặt hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm nhằm tăng doanh thu cho cá nhân, doanh nghiệp Mới đây, tại một số nơi ở châu Á, chính quyền đã phát hiện hàng loạt sản phẩm nhựa cho trẻ em làm từ chất độc hại, vượt ngưỡng cho phép tới hơn 800 lần Theo các nhà khoa học, các sản phẩm nhựa chất lượng thấp, có mùi hôi, chưa qua kiểm định có chứa thành phần hóa chất sẽ gây hại tới sức khỏe, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra nhiễm độc, ngộ độc, dậy thì sớm và các bệnh về ung thư, tim, vô sinh Việc không quản lý

Trang 21

chặt chẽ, kiểm soát về mặt số lượng cùng sự phớt lờ, thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất để cho ra mắt có những sản phẩm có thể gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường và trực tiếp đến sức khỏe cho trẻ. 

Tận dụng nhu cầu tức thời của trẻ bằng việc tăng giá sản phẩm

Các doanh nghiệp thường tận dụng cơ hội khi sản phẩm của họ trở thành xu hướng để tăng lợi nhuận Bằng cách đẩy giá lên cao hơn so với giá ban đầu, họ tạo ra một cảm giác khan hiếm và cấp bách, kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng Chiến lược này đặc biệt hiệu quả với các sản phẩm nhắm đến đối tượng trẻ em, vốn dễ bị ảnh hưởng bởi các xu hướng và có xu hướng theo đuổi những gì đang hot

c/ Phân tích những nỗ lực đã đạt được và các thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp và các bên liên quan trong đạo đức marketing hướng đến phân khúc trẻ

em tại thị trường Việt Nam?

Trong một thế giới ngày càng số hóa và cạnh tranh gay gắt như thị trường Việt Nam ngày nay, việc tiếp thị đến trẻ em đã trở thành một sân chơi phức tạp đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về đạo đức Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang không ngừng nỗ lực

để xây dựng hình ảnh tích cực và tạo ra giá trị thực sự cho các khách hàng nhỏ tuổi Tuy nhiên, hành trình này cũng đi kèm với những thách thức không nhỏ." Sau đây là những nỗ lực mà doanh nghiệp và các bên liên quan đã đạt được và những thách thức

mà doanh nghiệp và các bên liên quan phải đối mặt

Nỗ lực mà doanh nghiệp và các bên liên quan đã đạt được:

Doanh nghiệp

- Trước áp lực từ công chúng và pháp luật, hầu hết các công ty lớn trên thế giới cũngnhư tại Việt Nam đã chủ động lồng ghép CSR ((corporate social responsibility) hay còn gọi là trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp) vào quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh Nhiều chương trình đã được thực hiện như: Sử dụng nhiên liệu tái sinh, phát triển sản phẩm thân thiện, an toàn chất lượng giảm khí thải công

Trang 22

nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp xanh và Hợp tác với các tổ chức xã hội để thực hiện các hoạt động từ thiện vì cộng đồng Xây dựng các quy chuẩn quảng cáo dành cho trẻ em hạn chế các nội dung tiêu cực và không phù hợp, tạo thông điệp ý nghĩa

- Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều doanh nghiệp thực hiện rất tốt CSR, trong đó một

số doanh nghiệp có thể đề cập tới như:

Công ty Cổ phần Sữa Vinamilk Việt Nam là một trong những DN triển bền vững thôngqua việc thực hiện tốt các tiêu chí đầu tư Environment (Môi trường), Social (Xã hội) vàGovernance (Quản trị) (ESG) về đạo đức trong trách nhiệm đối với xã hội Năm 2020, Vinamilk nằm trong số các DN tiên phong và được giới đầu tư đánh giá cao về áp dụngcác tiêu chí ESG trong hoạt động kinh doanh với điểm ESG cao hơn 58% so với trung bình Ngành Ý tưởng xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn bằng hệ thống biogas tại các trang trại bò sữa, biến chất thải thành tài nguyên như phân bón, nước, khí đốt… đã giúp Vinamilk giảm thiểu chất thải và khí nhà kính, vận hành các trang trại thân thiện với môi trường Hơn nữa, Vinamilk đã thực hiện nhiều chương trình dinh dưỡng cho trẻ em với quy mô lớn, được thực hiện dài hạn như Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam hay chương trình Sữa học đường Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, các hoạt động này không những không bị gián đoạn mà còn được Vinamilk đẩy mạnh để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em theo cam kết của công ty Cũng trong đại dịch, Công ty đã đóng góp tích cực cho các công tác phòng chống dịch, chi mua thiết bị y tế và hỗ trợ cộng đồng cùng với lực lượng tuyến đầu trên cả nước

- Các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan quản lý ngày càng có nhận thức cao về trách nhiệm xã hội, đặc biệt trong đó là bảo vệ quyền lợi, sự phát triển của trẻ em,

họ thường xuyên tổ chức các cuộc thi, hội thảo, chiến dịch truyền thông với mục đích nâng cao quyền lợi của trẻ em

Với thông điệp “Tất cả vì trẻ em Việt Nam hành động và mang đến những cơ hội tốt nhất cho trẻ em" Vietcombank cùng các DN đã chung tay hỗ trợ bằng những món quà

Trang 23

tặng thiết thực để tiếp sức cho các em.Phố đi bộ Hoàn Kiếm và xung quanh quảng

trường Đông Kinh Nghĩa Thục Hồ Gươm những ngày cuối tuần (2-4/6) diễn ra nhiều hoạt động hướng đến tháng Hành động vì trẻ em 2023 Chuỗi hoạt động này do Cung thiếu nhi Hà Nội, Viện phát triển bền vững và kinh tế số đồng tổ chức đã thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài nước cũng như thiếu nhi thủ đô tham gia

Hình 3: Các doanh nghiệp chung tay đồng hành cùng trẻ em Việt Nam

Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt

Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình

năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp

sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn

cảnh khó khăn khắp cả nước Không

chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho

Hình 4: Các em nhỏ tại Nậm Vì ( Điện Biên)

Trang 24

hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình…

Bắt đầu từ năm 2008, đến nay, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam vẫn là chương trình chămsóc dinh dưỡng cho trẻ em có quy mô triển khai lớn nhất cũng như được thực hiện dài hạn của Vinamilk Với sứ mệnh “Để mọi trẻ em được uống sữa mỗi ngày”, tính đến nay, Vinamilk đã trao tặng hơn 42 triệu hộp sữa dinh dưỡng và gửi gắm yêu thương đến cho hơn 500.000 trẻ em trên khắp Việt Nam với tổng giá trị hỗ trợ tương đương hơn 200 tỷ đồng

Hình 5: Vượt hơn 600km đường đèo, những hộp sữa đã mang theo cà niềm vui, tình

yêu thương đến với trẻ em vùng cao

- Các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam ngày càng nỗ lực và nghiên cứu kĩ để tạo ra những chiến dịch quảng cáo hướng đến đối tượng trẻ em với nội dung hài hước, đáng yêu, dí dỏm nhưng vẫn không thiếu đi sự hấp dẫn và truyền tải các thông điệp mang tính giáo dục cao, họ đang thực hiện một bước đi thông minh và

Trang 25

có ý nghĩa Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tích cực riêng trong mắt trẻ em mà còn lấy được lòng của công chúng, đóng góp vào sự phát triển toàn diện của trẻ em và xã hội.

Hình 6: Nhãn hàng Susu và Hero của Vinamilk tiếp tục lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường tới người tiêu dùng nhỏ tuổi qua MV “Vũ điệu giữ Trái Đất xanh”.

Tinh thần giữ Trái Đất xanh vốn không chỉ lồng ghép trong các sản phẩm truyền thông của Vinamilk, mà còn được thể hiện thông qua nhiều sáng kiến bền vững như: Trồng 1,12 triệu cây xanh khắp cả nước, lắp đặt năng lượng mặt trời giảm thiểu gần 85.000 tấn CO2 (tương đương trồng 4,6 triệu cây xanh), xây nhà máy và trang trại trung hòa 17.560 tấn CO2 (tương đương với 1,7 triệu cây xanh) và gần đây nhất là hồi sinh rừng ngập mặn Cà Mau (theo aFamily).Với định hướng sáng tạo những nội dung giải trí lồng ghép thông điệp giáo dục lành mạnh, cũng như đầu tư vào công nghệ và ưu tiên hợp tác cùng các nghệ sĩ có ảnh hưởng tích cực, Vinamilk thể hiện tâm huyết trong việc nuôi dưỡng thế hệ tương lai phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần Được biết, đây là định hướng được “ông lớn” ngành sữa chú trọng đầu tư trong thời gian tới

“Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực bắt kịp

xu hướng và thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn hàng Việt nhiều hơn Khi thị trường cạnh tranh gay gắt thì việc xây dựng lòng tin nơi khách hàng, minh bạch thông tin,

Trang 26

nguồn gốc, chất lượng sản phẩm là yếu tố tạo ra lợi thế để tăng trưởng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu và giúp doanh nghiệp có vị trí vững vàng trên thị trường,” bà Trần Thị Phương Lan cho hay.

Nhằm giúp các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc phân biệt hàng chính hãng và hàng giả, hàng nhái Ramukid đã tổng hợp một số hình ảnh chi tiết về sản phẩm xịt ngừa sâu răng bản thường và bản Premium

Hình 7: Nhiều sản phẩm trên thị trường nhái bao bì RamuKid

Ra đời năm 2021, giữa tâm bão dịch bệnh COVID-19, nền kinh tế toàn cầu chao đảo, khó khăn nhưng với nỗ lực phi thường cùng chiến lược kinh doanh sáng tạo đã giúp Motaro đứng vững và có sự vươn mình mạnh mẽ trên hành trình đạt đến mục tiêu - thương hiệu tã bỉm hàng đầu Việt Nam. 

Các sản phẩm tã bỉm của Motaro được cải tiến mọi mặt, vượt trội hơn hẳn tã bỉm truyền thống, như: Sản phẩm được thiết kế mỏng hơn đến 35%, tăng khả năng thấm hútgấp 3 lần, trang bị vạch báo tràn, công nghệ đệm mây cùng tinh chất chống hăm tã hiệuquả Để mang tới nhiều hơn những sản phẩm chất lượng nhất, vì sức khỏe và sự phát triển của trẻ em Việt, Motaro đã thúc đẩy sự hợp tác với các nhà phân phối hàng đầu tại

Trang 27

Việt Nam Trong hơn 1 năm qua, công ty đã ký kết hợp tác với hơn 7000 đại lý, nhà phân phối và hàng chục nghìn nhà bán lẻ tại 63 tỉnh thành.

Hình 8: Sản phẩm tã bỉm của Motaro

Đứng trước thực trạng có nhiều bậc phụ huynh chỉ quan tâm đến việc làm sao bổ sung thật nhiều chất đạm, vitamin hay tinh bột cho con em mình mà không biết chất béo vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu đời, Kiddy đã đem đến cho người tiêu dùng một sản phẩm dầu ăn đặc chế cho trẻ em, đáp ứng đầy đủ nhu cầu

về dinh dưỡng chất béo của trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi Bên cạnh dầu cá hồi nhập khẩu, sản phẩm còn chứa nhiều thành phần bổ dưỡng khác như: dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu mè và dầu gạo cao cấp Kiddy sản xuất bằng dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế để cải tiến chất lượng sản phẩm, loại bỏ mùi tanh đặc trưng của dầu cá, nên không những không khó ăn mà còn rất được các bé yêu thích Sản phẩm dùng cho trẻ ở

độ tuổi từ 06 tháng đến 3 tuổi, được sản xuất bởi Công ty Calofic Kiddy trở thành một trong những sản phẩm dầu ăn hàng đầu được các mẹ tin tưởng, bổ sung vào bữa ăn trong những năm tháng đầu đời của con em mình

Trang 28

Hình 9: Nhãn hàng Kiddy

Nhãn hàng Kiddy không chỉ góp phần mang đến cho người tiêu dùng một sản phẩm uytín về chất lượng mà còn tham gia nhiều hoạt động xã hội Tháng 12/2012 Kiddy còn đồng hành cùng chiến dịch

bổ sung vitamin A cho trẻ từ

3 – 36 tháng tuổi tại TP

HCM và tổ chức chương

trình “Giáng Sinh Yêu

Thương” tại một số bệnh

viện lớn trên cả nước, đem

lại niềm vui ấm áp cho hàng

ngàn bệnh nhi trong dịp

giáng sinh.  Hình 10: Chương trình “Giáng Sinh Yêu Thương”

Trang 29

Chiến dịch quảng cáo xe bus tại TPHCM của Dầu ăn Kiddy nhanh chóng thu hút sự

chú ý lớn từ người đi đường Với thời gian triển khai dài hạn, lại đặt quảng cáo trên các tuyến xe trong nội đô, quảng cáo tạo ra lượt hiển thị khổng lồ, gia tăng mức độ nhận diện sản phẩm

Người tiêu dùng:

- Thói quen người tiêu dùng những năm gần đây đã thay đổi, việc phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại hay các đại lý chính hãng đã giúp người tiêu dùng dành sự quan tâm nhiều đối với các sản phẩm an toàn, có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý rõ ràng… Điều đó cho thấy, thị trường tiêu dùng Việt đangdần phát triển về chiều sâu.Theo kết quả cuộc khảo sát người tiêu dùng bình chọnhàng Việt Nam chất lượng cao năm 2023 do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao công bố mới đây, người tiêu dùng không chỉ chú trọng những yếu

tố cơ bản như chất lượng, giá cả , mà ngày càng quan tâm tới các yếu tố về an toàn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng Người tiêu dùng ngày càng thông thái, góp phần loại bỏ các loại hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm hướng tới phân đoạn trẻ em như

đồ chơi nhựa, mỹ phẩm, thức ăn…, góp phần bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất của con em

“Cuộc khảo sát người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao 2023 thực hiện từ tháng 9/2022 đến nay, khảo sát trực tiếp (offline) và trực tuyến (online) nhằm thu thập ý kiến đánh giá, bình chọn của người tiêu dùng trên phạm vi toàn quốc Kết quả ghi nhận hơn 61.000 lượt bình chọn cho cộng đồng doanh nghiệp, từ khảo sát trực

Hình 11: Chiến dịch quảng cáo xe bus tại

TP.HCM của Dầu ăn Kiddy

Trang 30

tiếp những điểm bán, khảo sát trực tiếp người tiêu dùng cùng lúc diễn ra tại những thành phố trực thuộc trung ương là các trung tâm kinh tế của các vùng miền như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ Kết quả cuộc khảo sát chỉ ra rằng, người tiêu dùng không chỉ chú trọng những yếu tố rất cơ bản như chất lượng, giá cả mà ngày càng quan tâm các yếu tố về an toàn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ Riêng đối với sản phẩm ở một số nhóm ngành, gồm: thực phẩm, đồ uống thì những yếu tố về an toàn sử dụng ngày càng được người tiêu dùng quan tâm hơn trước”

Nhân dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Tháng hành động Vì Trẻ em 2024, sáng 31/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, tặng quà các thầy cô giáo, các cháu học sinh đang theo học tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội (Trung tâm) Cùng đi với Thủ tướng Chính phủ có Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và địa phương

Trang 31

Hình 12: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm, tặng quà các thầy cô giáo, các cháu học sinh đang theo học tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội

- Chính phủ Việt nam ngày càng chú trọng đến nội dung quảng cáo hướng đến đối tượng trẻ em, chính phủ đưa ra các quy định ngày một chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn cho các doanh nghiệp khi làm quảng cáo cho sản phẩm của mình nhằm bảo

vệ trẻ em trước các nội dung mang tính độc hại như bạo lực, tình dục, các nội dung cổ xuý lệch lạc

Xây dựng và thúc đẩy hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí an toàn của trẻ em trên môi trường mạng theo tinh thần được nêu trong Quyết định 830/QĐ-TTg ngày 01/06/2021 phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025” Tăng mức độ tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ em ở cáctrường học, gia đình. 

Tổ Chức Xã Hội:

Ngày đăng: 29/11/2024, 11:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w