Nguồn gốc hình thành của chùa - Các ngôi chùa có lẽ đã được hình thành khi các tổ chức hùng mạnh muốn tìm sự ủng hộ của Phật giáo để củng cố quyền lực của họ và xây dựng các ngôi chùa để
SƠ LƯỢC VỀ CHÙA VÀ MẢNH ĐẤT NAM BỘ
Định nghĩa, khái quát về chùa
- Chùa được coi là một kiến trúc tôn giáo dùng để thực hiện các hoạt động tín ngưỡng Chùa được xây dựng phổ biến ở các nước Nam Á như Ấn Độ, Nepal, Bhutan, cùng với một số nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Việt Nam Tuy nhiên, chùa ở một số nơi có thể thờ nhiều tôn giáo khác nhau như Hindu giáo, các vị thần trong truyền thuyết người Khmer, nhưng chủ yếu, chùa thường là nơi thờ Phật.
- Chùa được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: Tăng gia lam, Già lam, Phạm sát, Lan nhã Tùng lâm, Tinh xá, Đạo tràng, hoặc tự viện…
Đặc điểm chùa
- Chùa Việt Nam có lối kiến trúc rất đa dạng, nhưng phổ biến là được xây theo hình chữ "công" Một số chùa được xây theo hình chữ "tam", chữ
Các lối kiến trúc chùa theo kiểu chữ “Nhất”, “Tam”, “Đinh”, “Công”
+Hình chữ Tam (三) gồm 3 tòa ngang, từ cửa vào lần lượt là chùa Hạ, Trung, Thượng Mỗi tòa có những tượng riêng Chùa chữ tam hiện nay còn không nhiều Tiêu biểu là chùa Tây Phương ở Hà Tây, chùa Kim Liên ở Hà Nội.
Hình ảnh chùa Tây Phương, Hà Tây (hình trái) và chùa Kim Liên, Hà
+Hình chữ Công, hình chữ H nằm ngang, gồm hai tòa ngang được nối với nhau bởi một tòa dọc (gọi là ống muống)
●Tòa ngang ở ngoài là Tiền đường, hay Bái đường, cũng còn gọi là chùa Hộ vì hay để tượng Hộ pháp
●Tòa dọc gọi là Thiêu hương hay cũng là Chính điện, nơi để bàn thờ chính.
●Tòa ngang cuối là Thượng điện, hay Hậu điện.
+Hình chữ Đinh, hình chữ T lộn ngược, thực ra là giản lược của chùa chữ Công
●Tòa ngang vẫn là Bái đường, Tiền đường.
●Tòa dọc gọi là chuôi vồ, là Chính điện
- Trong khuôn viên chùa, người ta xây dựng các hạng mục công trình theo hai cách:
+Một là cấu trúc theo mô hình chữ “quốc”.
+Hai là cấu trúc theo hình chuôi vồ và phân chia thành năm khu vực kiến trúc: trung tâm, tiền, hậu, tả, hữu.
- Tại khu vực trung tâm, công trình kiến trúc được ưu tiên là tòa Tiền đường, Tòa Tam Bảo, hai tòa hành lang và nhà Tổ
- Hai tòa hành lang được xây dựng vuông góc với Tòa Tiền đường và nối từ hai đầu nhà tiền đường với hai đầu nhà Tổ, tạo thành khối kiến trúc khép kín Thông thường, Tòa Tiền đường của những ngôi chùa thuộc Phật giáo đại thừa của các làng hầu hết có hướng Tây hoặc Tây - Nam.
Nguồn gốc hình thành của chùa
- Các ngôi chùa có lẽ đã được hình thành khi các tổ chức hùng mạnh muốn tìm sự ủng hộ của Phật giáo để củng cố quyền lực của họ và xây dựng các ngôi chùa để các nhà sư có thể tu hành và thuyết giảng Đối với nguồn gốc của chùa, trong thời kỳ đức Phật Thích Ca, đã có hai ngôi tinh xá sớm xuất hiện và nổi tiếng nhất ở Ấn Độ.
- Phật giáo, theo hiểu biết hiện nay của giới nghiên cứu lịch sử, đã được truyền vào nước ta từ rất sớm - từ những năm đầu công nguyên.
Sơ lược về Nam Bộ
- Nam Bộ (miền Nam) là một trong 3 miền địa lý của Việt Nam (Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ)
- Phần lớn địa hình Nam Bộ là đồng bằng phù sa thuộc hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long, Nam Bộ được chia làm hai vùng là Đông Nam Bộ (miền Đông) và Đồng bằng sông Cửu Long (hay còn gọi là Tây Nam Bộ, miền Tây).
- Trước đây là lãnh thổ của nước Phù Nam và Chân Lạp nhưng dân cư rất thưa thớt.
- 1623, chúa Nguyễn chính thức yêu cầu triều đình Chân Lạp để cho dân Việt mở rộng địa bàn khai phá trên những vùng đất thưa dân và lời đề nghị này được Vua Chân Lạp chấp thuận Vào thời điểm đó, cư dân Việt đã có mặt ở hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn.
- 1698, xứ Gia Định được chia thành 3 dinh: Phiên Trấn, Trấn Biên và Long Hồ.
- 1834, vua Minh Mạng gọi khu vực này là Nam Kỳ.
- 12/1845, ba nước An Nam (Việt Nam), Xiêm (Thái Lan) và Cao Miên (Campuchia) đã ký một Hiệp ước, trong đó chính thức công nhận 6 tỉnh Nam Kỳ thuộc Việt Nam
- 1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định, mở đầu cuộc xâm lược đất Việt.
- 13/4/1862 triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định và Định Tường) nhượng cho Pháp.
- 1867, Pháp đơn phương tuyên bố toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp.
- 1887, Nam Kỳ trở thành một vùng lãnh thổ nằm trong Liên bang Đông Dương
- 1933, quần đảo Trường Sa được sáp nhập vào Nam Kỳ thuộc Pháp.
- 3/1945, Thống sứ Nhật Nashimura đổi Nam Kỳ thành Nam Bộ.
- 1945, thời Đế quốc Việt Nam, chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố sáp nhập Nam Kỳ lại thành một bộ phận của nước Việt Nam.
- 23/9/1945, Thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn rồi dần dần đánh rộng ra chiếm lại Nam Bộ Chính phủ Nam Kỳ quốc được thành lập theo sự chỉ đạo của Pháp hòng tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam với tên Nam Kỳ Quốc.
- 1946, trước khi sang Pháp tìm kiếm một giải pháp hòa bình, Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đồng bào Nam Bộ, ông khẳng định: "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!"
- 22/5/1949, Quốc hội Pháp chính thức bỏ phiếu thông qua việc trả Nam Bộ cho Quốc gia Việt Nam Nam Bộ trở thành lãnh thổ nằm trong Quốc gia Việt Nam.
- Xét về mặt nguồn gốc và lịch sử, miền Nam có sự đa dạng về các chủng loại dân tộc, bao gồm các dân tộc bản địa (Việt Nam, Mường, H'Mông, Khmer) và các dân tộc di cư từ phía Bắc (Thái, H'Mông, Dao, Tây Tạng,
Miến Điện, Hán), và sau đó đó là biển Nam Đảo (Nam Đảo) Mặt khác, tình trạng cư trú đa chủng tộc tạo ra môi trường thuận lợi cho việc trao đổi văn hóa Một mặt, nó gây chia rẽ các dân tộc địa phương và góp phần làm suy giảm đáng kể sự đoàn kết, gắn kết văn hóa giữa các dân tộc địa phương, làm phức tạp thêm tình hình văn hóa
- Sự phân bố các dân tộc và lịch sử di cư đã dẫn tới sự hình thành các vùng sinh thái, dân tộc khác nhau ở Việt Nam
Ví dụ: dân cư - dân tộc vùng đồng bằng và ven biển (Việt Nam - Mường), dân cư - dân tộc vùng thung lũng (Thái Lan); Dân số - các dân tộc miền núi thấp và vùng cao (Môn - Khmer, Nam Đảo); Dân số - các dân tộc miền núi cao (Môn - Dao, Tạng - Miến) Những yếu tố sinh thái dân tộc này đã làm nảy sinh nhiều truyền thống văn hóa khác nhau, góp phần làm phong phú và đa dạng hóa nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Hình ảnh người Kh’mer thực hiện điệu múa truyền thống (hình trái) và người Hoa trong một cuộc diễu hành ngày lễ (hình phải)
- Sự đặc biệt của văn hóa miền Nam là tốc độ giao lưu văn hóa nhanh chóng.Nhờ có sự tiếp xúc với nhiều nền văn minh khác nhau đã tạo cho văn hóa miền Nam một tính cách cởi mở, thân thiện, giàu tinh thần học hỏi và hướng ngoại Điều này ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống ở đây, từ ẩm thực, trang phục, âm nhạc đến tôn giáo và tư tưởng Tuy nhiên, văn hóa Nam Bộ vẫn có sự đa dạng nhất định, nhờ có sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống của các dân tộc nguyên thủy như Việt, Hoa, Khmer và những yếu tố văn hóa mới được sinh ra từ điều kiện tự nhiên Những yếu tố này được thể hiện cả trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây.
- Ngoài ra, các nét văn hóa đặc trưng của Nam Bộ cũng được thể hiện qua nghệ thuật truyền thống, kiến trúc độc đáo và cách sống của người dân.
MỘT SỐ NGÔI CHÙA NỔI TIẾNG Ở NAM BỘ
Chùa Lá Sen (Chùa Phước Kiển)
Chùa Phước Kiển nằm ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, được thành lập trước thời vua Thiệu Trị Theo sư trụ trì Thích Huệ Từ thì trước đây ngôi chùa rất lớn, uy nghiêm, sở hữu không gian khoáng đãng, thanh tịnh, mát mẻ, Phước Kiển Tự còn từng là cơ sở hoạt động cách mạng Tuy nhiên không may là vào năm 1966, bom đạn chiến tranh đã làm sập hoàn toàn ngôi chùa Sau năm 1975, chùa được xây lại với kiến trúc đơn giản không cầu kỳ bao gồm: cổng vào, tháp thờ Phật Quan Âm và chính điện
- Những hố bom được các sư thầy trong chùa dùng làm hồ sen Vừa khỏa lấp được vết tích của chiến tranh vừa có chỗ để khách du lịch tham quan Trong ao sen có một loài sen kỳ lạ và hiếm thấy không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả các nước Đông Nam Á.
- Ao sen ở Chùa có hình vuông tượng trưng cho đất, lá sen có hình tròn tượng trưng cho trời Lá sen khổng lồ, to như những cái nia, vành cong gần cả tấc tay, nom rất điêu nghệ Nếu không tận mắt nhìn thấy, chắc chắn ai cũng sẽ nghĩ đây chỉ là lá sen làm bằng nhựa, dưới lá có sắt thép chống đỡ:
+Hoa sen nở trong 3 ngày và mỗi ngày nở 2 lần, chuyển màu liên tục Từ màu trắng hồng ban đầu, mỗi lần hoa nở sẽ sẫm hơn một chút đến khi tàn sẽ có màu tím.
+Chùa Phước Kiển còn hấp dẫn du khách với câu chuyện còn lưu lại về rùa thần và hạc thần.
Ao sen chùa Phước Kiển
- Không chỉ vậy, chùa Phước Kiển còn hấp dẫn du khách với câu chuyện còn lưu lại về rùa thần và hạc thần Năm 1948 có người mang đến tặng chùa một con rùa Con rùa này suốt ngày cứ quanh quẩn bên vị sư hằng ngày nghe tụng kinh niệm phật Đến năm 1966, chiến tranh tàn phá khiến cho chùa tan hoang, rùa bị bắt mất nhưng sau đó tự bò về chùa
Chùa Vĩnh Tràng
- Chùa nằm ở đường Nguyễn Trung Trực, ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
- Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa thờ phật lớn nhất ở tỉnh Tiền Giang và được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1984.
- Năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh
Trường với ước muốn cho chùa được "Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa" Tuy nhiên, người dân xung quanh chùa đến nay vẫn quen gọi là chùa Vĩnh Tràng nên tới giờ vẫn được biết rõ tên Vĩnh Tràng hơn.
- Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo nhất Nam bộ, điểm nhấn của chùa Vĩnh Tràng là cổng tam quan với nghệ thuật ghép mảnh sành, sứ Từ nhiều màu sắc của các loại sành sứ khác nhau, những nghệ nhân xưa đã khéo léo xếp đặt thành nhiều bức tranh minh họa sự tích về nhà Phật, truyện tích dân gian, đề tài tứ linh, tứ quý, hoa lá, mây trời,
- Chùa Vĩnh Tràng được xây theo lối kiến trúc dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m², dài 70 m, rộng 20 m, được xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1 m, xung quanh xây tường vững chắc
- Phía trong gian chính điện và nhà tổ được xây theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc của Việt Nam, nối hai gian này là một khoảng nhỏ có hòn non bộ ở giữa, hòn non bộ này phác họa lại cảnh thiên nhiên sinh động mang đậm bản sắc Việt Nam Nếu khách du lịch đứng trên hòn non bộ và nhìn về mặt sau của gian chánh điện, hai bên nhà cầu, mặt trước nhà tổ, thì khách du lịch sẽ thấy lối kiến trúc Rô-ma với những hàng đá hoa màu của Pháp được trang trí trên thành nóc, trên những cột xây bằng xi măng kiểu cách.
- Đi vào từng gian thì khách du lịch sẽ thấy một màu vàng óng ánh có trên các hình chạm hay trên các tượng phật Những đôi long trụ trong gian chính điện là những cây cột tròn to làm bằng gỗ quý với kiến trúc theo kiểu
- Trước chùa có 2 cổng Tam quan kiểu võ tinh xảo, xây theo kiểu cổ lầu để hình hòa thượng Lê Ngọc Xuyên đứng trên bậc đúc bằng xi măng, cửa ngõ này cẩn toàn bằng đồ sứ Trung Hoa, sứ Việt Nam in hình long, lân, quy, phượng Canh, mục, ngư tiều, các câu đối cũng cẩn bằng miểng chai nổi màu sắc óng ánh
- Nhìn từ xa, khách du lịch sẽ có ánh nhìn về ngôi chùa mang phong cách Châu Âu Riêng tại phần trước bên ngoài chánh điện, du khách sẽ thấy có những hoa văn theo kiểu thời Phục Hưng hay vòm cửa theo kiểu La Mã, bông sắt của Pháp và gạch men của Nhật Bản Đặc biệt, du khách cũng sẽ thấy những nét chữ quen thuộc như là chữ Hán viết theo lối chữ triện cổ kính, chữ quốc ngữ viết theo lối chữ Gô-tích Tuy nhiên, bên trong chánh điện và nhà tổ lại mang đậm nét kiến trúc Việt Nam, các hoành phi, tượng gỗ được chạm khắc rất khéo léo và tinh xảo với những hình ảnh vui tươi và sống động
- Có thể nói toàn bộ cái đẹp của chùa Vĩnh Tràng đều tập trung vào nghệ thuật tạo hình, trong đó chiếm đa số là phần tượng.
- Tượng Phật Di Lặc Bức là tượng cao 20 mét được xếp vào danh sách top
10 tượng Phật khổng lồ nổi tiếng thế giới năm 2020.
- Trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, chùa Vĩnh Tràng còn là nơi ẩn cư à nuôi dưỡng các chiến sĩ cách mạng Trải qua chiều dài lịch sử, qua hai cuộc chiến tranh tàn phá, nhưng những nét cổ kính của ngôi chùa vẫn còn được gìn giữ gần như nguyên vẹn.
Chùa Vĩnh Tràng từ lâu đã trở thành điểm hành hương và địa điểm du lịch Tiền Giang nổi tiếng Vào những ngày như mồng một, mười bốn, ngày rằm chùa đón rất nhiều đoàn khách trong và ngoài nước về hành hương.
- Tên gọi: Chùa Tây An Núi Sam hay còn gọi là Tây An Cổ Tự
- Địa chỉ: Đường Vòng Núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc,
An Giang Nằm ở ngã ba thuộc phường Núi Sam, cách trung tâm thành phốChâu Đốc khoảng 5km, chùa nằm trong khu du lịch Núi Sam Châu Đốc, là một khuôn viên quần thể di tích nổi tiếng.
- Ý nghĩa tên gọi: Có rất nhiều ý kiến khác nhau để giải thích cho cái tên Tây An Một số người cho rằng tên này xuất phát từ việc chùa nằm ở phía Tây của An Giang, một số khác lại cho rằng, tên chùa là kết hợp giữa các yếu tố tạo nên ngôi chùa như vật liệu từ Trấn Tây, Tây Thành và chùa nằm ở An Giang.
- Lịch sử: chùa Tây An do Nguyễn Nhật An – một vị quan dưới triều
Nguyễn đời Minh Mạng xây dựng vào năm 1820 Hải Tịnh là pháp hiệu của vị hòa thượng đầu tiên được Nguyễn Nhật An thỉnh về chùa Tây An để làm trụ trì Tới năm 1847, chùa thỉnh thêm một vị hòa thượng nữa pháp danh là Pháp Tang.
- Chùa Tây An từ lâu đã được xem như là một biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu giữa kiến trúc cổ Việt Nam và Ấn Độ, nơi đây là một điểm đến của nhiều du khách để đến vừa tham quan vừa chiêm bái đức Phật.
- Chùa tọa lạc trên nền cao, thoáng và rộng, phía sau là núi Sam sừng sững cùng với màu xanh thẫm càng làm ngôi chùa nổi bật lên Điểm nhấn vô cùng ấn tượng của chùa Tây An là mặt chính với ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ nhưng lại không thiếu phần hài hòa.
- Chùa cất theo lối chữ “tam”, được xây dựng với các vật liệu bền như gạch ngói và xi măng.
- Chùa Tây An mang “hơi thở” kiểu dáng chùa Khmer và biểu tượng của Phật giáo Nam tông Điểm nhấn thể hiện rõ sự giao lưu của hai nền văn hóa Việt – Khmer tại ngôi chùa này chính là việc trang trí hình tượng đầu rắn thần Naga Đầu rắn thần Naga bảy đầu hướng về phía trước vòm hình củ hành của ba ngôi cổ lầu Hình tượng rắn thần Naga của Bàlamôn giáo và Phật giáo của người Khmer mang ý nghĩa giữ gìn những báu vật của Phật trong chùa, tương tự như quan niệm của chùa Khmer
Chùa Bà Đen
- Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m, thuộc xã Thạnh Tân, cách thành phố Tây Ninh 11km.
- Chùa đã tồn tại hơn 300 năm, lúc đầu chỉ là miếu nhỏ sau được xây dựng như ngày nay Vị thần được thờ chính trên núi là Bà Đen còn gọi là Linh Sơn Thánh Mẫu.
- Chùa Bà Đen Tây Ninh hay còn gọi là Linh Sơn Tiên Thạch tự (chùa Bà, chùa Phật, chùa Thượng) tọa lạc ở độ cao hơn 200m giữa lưng chừng núi
- Ngôi chùa được hình thành từ năm 1745 và được xây dựng vào năm 1763 Chùa Bà Đen đã trải qua nhiều lần trùng tu, lần mới đây nhất là khánh thành vào năm 1997 Đây là ngôi chùa cổ xưa nhất tại Tây Ninh và có kiến trúc hài hòa mang nhiều nét đẹp đặc trưng của kiến trúc đền chùa Việt Nam.
- Ngôi chùa có tuổi đời hơn 300 năm này thờ Linh Sơn Thánh Mẫu (tục gọi là Bà Đen) Tục truyền rằng, Bà Đen chính là nàng Đênh, con một vị quan ở đất Trảng Bàng, xuất gia đầu Phật rồi chết trên núi, sau linh hiển phù hộ giúp đỡ dân chúng trong vùng những lúc mất mùa đói kém hoặc gặp chuyện oan ức.
- Tới chùa Bà Đen Tây Ninh, bạn có thể cầu may mắn, sức khỏe, công danh,tài lộc…
- Theo truyền thuyết, khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, Bà Đen xuất hiện trong mộng của chúa và chỉ cho loại trái cây trên núi có thể cứu đói binh sĩ Năm 1790, Nguyễn Ánh cất điện thờ.
- Nơi thờ tự chính của chùa là hang đá rộng khoảng 5 m2, đặt điện thờ Bà Đen, người được vua Gia Long phong thánh hiệu "Linh Sơn Thánh Mẫu" Tiền đường thờ Tiêu Diện, tầng trên thờ Bồ Tát Di Lặc Phía ngoài là sân thờ Bồ Tát Quan Âm.
- Chùa Linh Sơn Tiên Thạch được khởi công xây dựng vào ngày 26 – 11 –
1996 và lạc thành vào ngày 19 – 12 – 1997
- Hiện nay, chùa Bà Đen Tây Ninh còn lưu giữ hai cột đá xanh được tạc từ đầu thế kỷ XX ở tiền đường Chánh điện rộng hơn 200m2 với nhiều cột kèo, gian thờ sơn son thếp vàng Đặc biệt, chùa còn giữ hai cột đá xanh được tạc thời Tổ Tâm Hòa (1919) ở tiền đường, mỗi cột cao 4.5m, đuờng kính 0.45m, chạm hình rồng uốn lượn rất đẹp.
- Ở sân chùa Phật có tôn trí tượng đài Bồ tát Quan Âm Tiền đường thờ tượng Tiêu Diện Tầng trên thờ Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền Điện Phật thờ tượng đức Trung Tôn chính giữa (tư liệu của chùa cho biết tượng đức Bổn sư Thích Ca thiền định cao 2,5m) và chư Phật, Bồ Tát: bộ tượng Di Đà Tam Tôn, đức Phật Thích Ca, tượng Đản sanh, Bồ Tát Địa Tạng, Ngọc Hoàng…
- Tượng Phật Thích Ca cao 2,5m, hai bên là các tượng Bồ Tát, Thập Bát La Hán uy nghiêm Nơi thờ tự chính của chùa là hang đá nhỏ có bức tượng Ngọc Linh Sơn Thánh Mẫu nặng 240kg được điêu khắc tinh xảo.
- Hai bên có bàn thờ tượng Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Thế Chí Trước điện Phật có tượng Tứ Thiên Vương: Ma Lễ Thọ, Ma Lễ Hồng, Ma Lễ Hải, Ma
Lễ Thanh; tượng đức Hộ Pháp Vi Đà Hai bên vách có bàn thờ Thập bát La Hán, Thập Điện Minh Vương, Mục Kiền Liên, Quan Thánh Sau điện Phật, có bàn thờ Tổ sư Đạt Ma và các vị Tổ của chùa.
- Đặc biệt, ở điện Phật có tôn trí ngọc Xá lợi Phật, bảo vật do Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được Vua Sãi Thái Lan tặng, và Hòa thượng đã cúng dường cho chùa vào năm 2000.
- Chùa có khu bảo tháp Tổ Giữa là tháp Tổ Tâm Hòa, Tổ Giác Phú, Tổ Giác Điền Hai bên là tháp Tổ Trừng Tùng và Tổ Thanh Thọ.
*Lễ hội ở chùa Bà Đen:
Diễn ra từ mùng 4 tháng Giêng âm lịch và kéo dài đến hết tháng, hội Xuân núi Bà gồm vô vàn các sự kiện, lễ hội truyền thống, cùng hàng loạt hoạt động tín ngưỡng tôn giáo đặc sắc.
Là lễ hội quan trọng nhất ở núi Bà: kéo dài trong 3 ngày Tại đây tổ chức các trò chơi và nghi lễ dân gian như hát bóng rối chầu mời, hát chặp bóng tuồng hài, múa dâng bông, dâng mâm ngũ sắc và múa đồ chơi Sau đó cúng các cô hồn, uổng tử và chẩn tế cho bá tánh để đọc kinh sám hối siêu độ cho các oan hồn.
CHÙA NAM BỘ ĐỐI VỚI VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT VÀ GIÁ TRỊ NIỀM TIN
Sự tích hợp văn hóa trong kiến trúc chùa Nam Bộ
III.1.1 Tích hợp văn hóa truyền thống với tín ngưỡng địa phương Nam Bộ
- Bắt nguồn từ các đặc điểm văn hoá Nam Bộ từ thế kỷ XVII, kiến trúc chùa và ngôi nhà chung thường mang tính tâm linh kết hợp thờ phụng đa dạng với Phật, Thánh, Thần, Anh hùng vị quốc vong thân.
- Sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người ở vùng đất phương Nam thể hiện sinh động qua hình ảnh chùa chiền, thánh đường, tháp Chàm Tất cả đều mang những màu sắc tôn giáo khác nhau và được thể hiện ở các chi tiết nhà ở của các cư dân vùng đất này Kiến trúc nhà ở buổi sơ khai của nhiều cư dân là nhà sàn trên cột, nhằm tránh thú dữ, khí hậu ẩm thấp, lụt lội Người Khmer lúc đầu ở nhà sàn cổ truyền nhưng khi cộng cư với người Việt đã tiếp thu nhà đất, nhà có chái của người Việt
Ngói và diềm ngói Óc Eo (Lê Thị Liên);
Hoa văn gốm Óc Eo (Nishimura Masanari)
III.1.2 Tích hợp văn hóa truyền thống với văn hóa bản địa
- Để nói về văn minh bản địa, phải kể đến kỹ thuật chế tác gốm sứ của Phù Nam Trong đó, Phù Nam là một quốc gia cổ trong lịch sử Đông Nam Á, xuất hiện khoảng thế kỉ 1 trước Công Nguyên Trong thời kỳ hưng thịnh, vương quốc này đã kiểm soát nhiều nơi, trong đó có vùng đất phía Nam Trung Bộ Việt Nam Nhiều thế kỷ trước, kỹ thuật chế tác gốm sứ đã là thành tựu lớn của Phù Nam Hầu hết các di chỉ khảo cổ ở Nam Bộ đều có chứa các vật dụng gốm với hoa văn phong phú, thường mang dạng kỷ hà hoặc cách điệu của hoa lá, sóng nước Người Phù Nam cũng đã sử dụng gạch đất nung để xây dựng từ rất lâu đời Sự kết hợp giữa công trình kiến trúc và hồ nước cũng khá phổ biến Chế tác gỗ, đá cũng là một kỹ thuật nổi bật của người nơi đây, đặc biệt là liên kết "mộng" (không đóng đinh như hiện nay) rất tinh xảo và mang giá trị nghệ thuật cao Nhiều công trình hỗn hợp gạch đá đã được tìm thấy Thường là những kiến trúc gạch đá hỗn hợp đơn lẻ, bao gồm nhóm Prei Cek, đền Chót Mạt, Chòm Mả (cầu An Hạ), Cái Tháp (Đức Hòa), và bình đồ có dạng vuông.
- Người Việt đã tiếp tục phát triển và nâng cao kỹ thuật gốm sứ địa phương qua quá trình tích hợp song song với kỹ thuật gốm sứ truyền thống Việt Nam Đặc biệt là đưa chúng vào lĩnh vực xây dựng, người ta tìm thấy rất nhiều vật trang trí bằng gốm sứ được chế tác tỉ mẩn trong kiến trúc chùa Nam Bộ.
Ví dụ: bộ “Thất Hiền” trên nóc chùa Giác Lâm, tượng “Rồng sứ”, “Cá hóa long” trên mặt dựng chùa Long Thiền, nhóm tượng trang trí “Lưỡng long chầu nguyệt”, tượng “Nhật Ông – Nguyệt Bà” trên nóc chùa Bửu Phong…
- Đặc biệt, cặp sóng đôi kiến trúc và hồ nước được dân gian sử dụng rộng rãi Nâng lên tầm cao mới qua tích hợp văn hóa, hồ chứa nước mưa, ao sen hoặc cách điệu thành non bộ – sơn thủy trang trí bên cạnh kiến trúc trong tổng thể kiến trúc chùa,… là những tồn tại cụ thể Nhờ vào tính thực dụng và yếu tố thẩm mỹ hài hòa mà bản thân nó mang lại cho công trình kiến trúc, cặp sóng đôi này trở thành đặc tính kiến trúc phổ biến tại Nam Bộ.
Trang trí gốm sứ trên mặt đứng chùa Long Thiền; Thần Mặt Trời (Gốm sứ)
- Kỹ thuật mộng gỗ đã được tích hợp vào chế tác gỗ của người Việt, đồng thời với kỹ thuật mộng gỗ truyền thống, đã cho ra đời nhiều hình thức mộng gỗ mới Đáng chú ý, các mối kết cấu phức tạp trong bộ khung sườn gỗ của chùa Nam Bộ cũng được xây dựng nhờ sự tiếp thu và phát triển từ kỹ thuật kết cấu gỗ truyền thống Việt Nam.
- Trong văn hóa bản địa Nam Bộ, nghệ thuật tạo hình cũng rất phong phú, qua các di chỉ khảo cổ cho thấy: Hình tượng trang trí thường sử dụng hoa văn hình kỷ hà Một số hình cách điệu như các loại hoa văn, sóng nước, răng sói, hoa lá… đa số là đường nét kỷ hà thuần túy Nghệ thuật trang trí kỷ hà này thường được xếp vào loại nghệ thuật trừu tượng (âm tính)
*Tích hợp văn hóa truyền thống và văn hóa Trung Hoa:
- Nền kiến trúc Việt Nam truyền thống, nhìn chung, trong giao lưu văn hóa đã có mối quan hệ mật thiết với nước láng giềng Trung Hoa, nhất là giai đoạn ngàn năm Bắc thuộc Trong suốt quá trình phát triển và giao lưu văn hóa với Trung Hoa, kiến trúc truyền thống của Việt Nam đã được tác động và đóng góp bởi nền kiến trúc Trung Hoa
- Trong giai đoạn thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc, nền kiến trúc Trung Hoa đã có một sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến kiến trúc Việt Nam Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam vẫn bảo vệ được đặc tính truyền thống vốn có của mình nhờ vào đặc tính tích hợp văn hóa Các “chuẩn mực” kiến trúc Trung Hoa khi vào Nam Bộ chỉ tồn tại các cá thể bộ phận kiến trúc được chọn lựa, cải tiến và đưa vào công trình Chúng giữ vai trò phối hợp, tạo sự “lạ lẫm” hoặc đột biến trong tổng thể chung kiến trúc chùa Nam Bộ Đối với một số chùa của người Hoa hoặc gốc Hoa, trong tổng quát hình thức kiến trúc, vẫn còn giữ được bản sắc riêng của họ; tuy nhiên, trong chi tiết bộ phận, đôi chỗ đã được tích hợp với kiến trúc Việt, tạo sự thăng hoa mang sắc thái địa phương Nam Bộ.
Long, lân, cá hóa long gốm sứ Việt được phối với ngói ống trúc chùa Hoa
*Tích hợp văn hóa truyền thống và văn hóa Khmer:
- Tích hợp một số đặc tính trong kiến trúc chùa Kh’mer Nam Bộ, người Việt đã chọn lọc và nâng cao chúng thành những kiểu thức và phương thức xây dựng cho chùa Việt ở Nam Bộ
- Trong tổng thể kiến trúc chùa Nam Bộ, so sánh mối tương quan với tổng thể chùa Kh’mer, có thể thấy: Tháp cổng cầu kỳ, đồ sộ của người Kh’mer được đơn giản hơn thành cổng “nhất quan”, “nhị quan” hay “tam quan” với dáng vẻ thanh thoát mang tính cách truyền thống Cột phướn biến thành cột cờ trước chùa, tạo điểm cao đột biến cần thiết nhấn mạnh tổng thể Đây là nét đặc thù đối với kiến trúc chùa Kh’mer Nam Bộ so với truyền thống Bởi lẽ, hầu hết chùa Nam Bộ không xây dựng các tháp cao như các tháp Hòa Phong, Phổ Minh, Bình Sơn, Báo Nghiêm,… làm điểm nhấn trong không gian như Bắc Bộ Cột phướn hay cột cờ, trong lúc này, là cách thay thế đơn giản và tốt nhất Mãi sau này khi tiếp cận với kỹ thuật xây dựng tiên tiến phương Tây, khoa học xử lý móng trên nền đất yếu đã cho phép xây dựng các tháp cao, nhưng không nhiều như: Tháp chuông chùa Xá Lợi, tháp Tổ chùa Vĩnh Nghiêm, tháp cốt Huệ Nghiêm … Mặt khác, chính điện và trai đường chùa Việt được bố trí “bát dần” nối tiếp nhau không nằm riêng lẻ, tuy nhiên trai đường vẫn là nếp nhà rộng rãi như nhà Sala của chùa Kh’mer (khác với chùa Bắc và Trung Bộ).
Rắn Naga 7 đầu của Kmer trang trí tại chùa Tây An
*Tích hợp văn hóa truyền thống và văn hóa Chăm Islam:
- Là một trong các dân tộc cơ bản hình thành dân cư Nam Bộ, tập trung cư trú chủ yếu ở Châu Đốc – An Giang khoảng gần hai vạn người Một vài nơi khác như Tây Ninh, Đồng Nai, TP HCM cũng có người Chăm di trú, nhưng không nhiều, đa số làm nghề buôn bán nhỏ (thương nghiệp) Họ có quan hệ chặt chẽ và thường xuyên, mang tính khép kín Chính vì vậy, ảnh hưởng văn hóa của họ đối với người Việt không nhiều, nhất là đối với đại đa số nhân dân nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long Về tôn giáo, hầu hết người Chăm – Châu Đốc đều theo Đạo Hồi và sinh hoạt theo tập tục Hồi giáo Phần lớn họ là những tiểu thương nghèo, kiến trúc dân gian ít có gì đặc sắc, duy chỉ có các Thánh Đường Islam hoặc ngôi nhà làng của bô lão “Sang Palay” là có giá trị hơn cả
- Đặc trưng kiến trúc cơ bản lớn nhất trong việc tích hợp kiến trúc Chăm đối với kiến trúc chùa người Việt chính là đơn giản hóa kiểu mái “vòm cung tròn” (còn gọi là mái “củ hành”), tạo thành điểm nhấn đặc biệt trên tổng thể kiến trúc mặt đứng Kiểu kiến trúc này có thể thấy trong kiến trúc Chùa Tây An, chùa Phi Lai-Ba Chúc tại Châu Đốc Kiểu trang trí cửa vòm cung tròn cũng được kết hợp với kiến trúc Kh’mer, tạo thành chi tiết kiến trúc cửa lạ lẫm, đặc sắc mang sắc thái “Châu Đốc” của cả ba tộc người Việt- Chăm-Kh’mer Hãn hữu, cột xoắn ốc và tượng thần phục sức theo kiểu La-
Hy, trong các Thánh Đường Islam, cũng được tiếp biến trong chùa người Việt tại Châu Đốc – Nam Bộ.
Vòm củ hành trên nóc chùa Tây An
*Tích hợp văn hóa truyền thống và văn hóa phương Tây:
- Tại Châu Âu, kiến trúc phương Tây thời kỳ hiện đại (đầu thế kỷ 20), xuất hiện nhiều trào lưu và trường phái khác nhau, nhưng khi “du nhập” vào Việt Nam cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, kiến trúc vẫn mang dấu ấn các giai đoạn kiến trúc trước đó của Châu Âu, trong đó trường phái “nghệ thuật mới” (Art nouveau) có ảnh hưởng nhiều đến kiến trúc Nam Bộ
Kiến trúc theo trường phái Art Nouveau
- Trường phái Art Nouveau với các đặc trưng cơ bản:
+Phong cách: Nhấn mạnh cái đẹp đường nét, dùng sắt trang trí.
+Thủ pháp: Đường cong, giàu nhịp điệu, đen trắng rõ ràng, có sức mạnh. +Hoa văn: Bắt chước thiên nhiên, hoa lá, thảm cỏ …
GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CHÙA NAM BỘ
Trên toàn đất nước Việt Nam nói chung và đối với vùng Nam Bộ nói riêng, những ngôi chùa là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh cũng như tín ngưỡng sâu sắc Đồng thời, chùa cũng là nơi sinh hoạt tôn giáo, là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư Vì vậy, những ngôi chùa ở Nam bộ thường là những công trình kiến trúc – trang trí có nhiều giá trị về mặt thẩm mỹ, thể hiện nét văn hoá - nghệ thuật và là không gian thiêng liêng nhất.
III.2.1 Giá trị nghệ thuật trong kiến trúc chùa Nam Bộ
Kiến trúc chùa Nam Bộ là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, phản ánh tài năng và sự sáng tạo của người xưa Chùa Việt, hay cụ thể hơn là chùa Nam Bộ mang trong mình vẻ đẹp tôn nghiêm, thanh thoát và tĩnh lặng Dựa theo chức năng, phương vị mà các công trình trong chùa được kết hợp linh hoạt với kinh nghiệm xây chùa của người xưa, hay dân dã hơn là kinh nghiệm trong kiến trúc nhà ở của người dân Nam Bộ.
- Hầu hết những ngôi chùa toạ lạc vùng Nam Bộ đều có tổng thể công trình kiến trúc gồm: hàng rào, cổng chùa, chánh điện, nhà tăng, nhà thiêu, tháp để cốt Toàn bộ giá trị của nghệ thuật kiến trúc tập trung chủ yếu nhất ở ngôi chánh điện, được xây dựng ở vị trí trung tâm và nền cao hơn so với các công trình khác.
- Kiến trúc chùa Nam Bộ thường dựa trên các tỉ lệ của hình tam giác làm cho ngôi chùa thêm phần cứng cáp và chắc chắn cho ta cảm giác mềm uyển chuyển, tạo thông thoáng đồng thời đón nhiều ánh sáng vào bên trong ngôi chùa, cùng với sự kết hợp điêu khắc hoa văn tỉ mỉ, tinh tế, đa dạng và phong phú, từ đó tạo thành một tổ hợp lớn không tách rời nhau giữa trang trí và kiến trúc.
- Đi sâu vào trong, những kiến trúc chùa Nam bộ thường tuân theo những quy tắc dựa trên quan niệm tín ngưỡng của mỗi tôn giáo Cụ thể, cửa sổ và cột trong chùa thường là những con số 3, 5, 7, 9 Trên bàn thờ Phật thường có lọng 3 tầng biểu hiện tam bảo, 5 tầng biểu hiện 5 hoá thân của Phật, 7 tầng mang ý nghĩa phải qua 7 kiếp người mới chết, số 9 biểu trưng cho số không gian ngôi chùa
- Tổng thể kiến trúc của những ngôi chùa ở Nam Bộ luôn được xây dựng tỉ mẩn như một tác phẩm điêu khắc thực thụ Với ba phần cơ bản là: mái, cột - thân chùa - nền, tam cấp là ba phần khối: thực- hư - thực hoặc đặc - loãng - đặc, khối: dương - âm và dương Có thể nói những kiến trúc chùa ở Nam Bộ là một khối tổng thể của sự độc đáo, giàu giá trị nghệ thuật, tạo nên nét đặc thù riêng
Tóm lại, các công trình kiến trúc chùa ở Nam Bộ không những đem lại những giá trị nghệ thuật đáng trân trọng và bảo tồn mà còn phần nào thể hiện hết tâm tư tình cảm, óc sáng tạo và tài năng thẩm mỹ của người Nam Bộ Vì vậy có thể nói, ngôi chùa là một sự điển hình, một sự độc đáo của vùng sông nước tạo nên nét đẹp đặc thù mà chỉ ở người Nam bộ mới có.
III.2.2 Giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm hội hoạ và điêu khắc của chùa Nam Bộ
- Không đơn thuần là nơi tụ hợp, hành lễ, bản thân những ngôi chùa Nam Bộ là một tác phẩm đặc sắc Nghệ thuật chạm khắc, hội hoạ trong các chùa Nam Bộ đã đạt đến độ tinh xảo Sự điêu luyện của bàn tay nghệ nhân thể hiện rõ ràng nhất qua nghệ thuật chạm lộng hai mặt của những thanh gỗ bao lam.
- Nghệ thuật điêu khắc trang trí trong chùa được coi là một nghệ thuật có tính thẩm mỹ cao Những phù điêu được chạm trổ trên tường với hình tượng liên quan đến cảnh thiên nhiên và cuộc đời Đức Phật rất tinh tế và sống động Các hoạ tiết và màu sắc được lấy nguyên liệu từ văn hoá dân gian và tính tự nhiên của vật thể Nhưng đôi chỗ cũng sử dụng các màu thanh cao, nhẹ nhàng hơn như màu trắng hoặc lam trắng.
- Ở những ngôi chùa Nam Bộ, việc điêu khắc – trang trí rất được chú trọng và được dùng khắp mọi chỗ như góc mái, cột, diềm mái, hoa văn hay tượng đều mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc và thẩm mỹ cao…Điểm đặc sắc nhất phải kể đến là mái chùa, thường lợp bằng ngói máng xối hay ngói vảy cá Nền bên dưới được lát bằng gạch tàu hoặc gạch bông (theo chất liệu hiện đại) Các màu sắc và hoa văn tuỳ theo nét riêng của mỗi chùa mà có nét độc đáo và thẩm mỹ.
- Các tác phẩm điêu khắc tại chùa, như tượng Phật, tượng Bồ Tát, và các linh vật khác, không chỉ là biểu tượng tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật Hội họa trong chùa, từ tranh tường đến các bức bích họa, kể lại những câu chuyện Phật giáo, phản ánh sự sâu sắc trong tư duy và quan điểm nghệ thuật của người Nam Bộ.
- Mỗi chùa Nam Bộ có thể được xem như một bảo tàng, lưu giữ và trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, văn hóa dân gian Sự phong phú trong nghệ thuật trang trí, từ các yếu tố nhỏ nhất như họa tiết trên mái ngói đến cấu trúc tổng thể của chùa, là minh chứng cho sự tinh tế và độc đáo của nghệ thuật Nam Bộ.
Giá trị của chùa Nam Bộ đối với đời sống người dân
- Các cư dân Nam Bộ với tính cách hào sản, bao dung và cởi mở đã chủ động tiếp nhận các tôn giáo ngoại sinh như Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Ấn độ giáo, Hồi giáo Các tôn giáo với tư tưởng bác ái khuyến thiện phù hợp tính cách con người nơi đây Mức độ tiếp nhận văn hóa giữa các dân tộc có sự khác nhau, chẳng hạn người Việt tiếp thu Nho giáo một cách chọn lọc, còn Nho giáo lại ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống tinh thần của người Hoa
- Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống tinh thần của các cư dân Việt, Hoa, Khmer Đạo Phật Thiên chúa giáo cũng ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống tinh thần của người Việt Thái độ bao dung, cởi mở đã khiến người Việt sẵn sàng đón nhận các tôn giáo ngoại sinh trong đó có Thiên chúa giáo Trong khi đó Hồi giáo và Ấn Độ giáo lại ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Chăm trên vùng đất phương Nam.
- Sự giao lưu văn hóa còn được thể hiện ở việc thờ cúng bà Thiên Hậu, ông Bổn, Ngũ Hành của người Hoa trong cùng chùa Phật giáo Tiểu thừa của người Khmer Đặc điểm chung trong sinh hoạt tôn giáo của các cư dân là tính cộng đồng Mọi sinh hoạt tôn giáo của các cư dân đều diễn ra ở Chùa, Thánh đường, tháp Chàm,… Ngoài ra, còn có sự giao lưu tín ngưỡng giữa các dân tộc Các cư dân đều có cùng tâm thức tín ngưỡng giống nhau như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thần, thờ Mẫu,
- Bên cạnh đó, sinh hoạt tín ngưỡng của các cư dân vùng đất phương Nam mang đậm yếu tố văn hóa biển và văn hóa nông nghiệp chẳng hạn tục thờ cúng cá Voi, tục thờ cúng thần sông, thần mưa (thể hiện qua lễ nghi cầu mưa, cầu bao).
- Về phong tục: Các tộc người ở vùng đất phương Nam có những phong tục giống như phong tục cổ truyền của cư dân Đông Nam Á như tục gửi vật phẩm cho người chết, tục ngăn ngừa sự quấy phá của vong hồn, tục mở đường xuống âm phủ Chẳng hạn tục ngăn ngừa sự quấy phá của vong hồn, ở người Khmer có tục là vẽ hình cá sấu trên những phướn màu trắng, còn người Việt treo trước nhà những mảnh sành hay gai nhọn để xua đuổi ma quỷ, xua đuổi vong hồn người chết… Tục gửi vật phẩm cho người chết thì người Việt, người Hoa thực hiện bằng hình thức đốt vàng mã …, còn người Khmer là gạo, dừa, đôi đũa,… Ngoài ra giữa các cư dân có ảnh hưởng lẫn nhau qua phong tục sử dụng trầu cau trong cưới hỏi Ở người Khmer có lễ cắt bông cau (cau trong bẹ); người Chăm có tục ngậm lá trầu; người Hoa, người Việt dùng cau trầu trong lễ hỏi, cưới.
- Về lễ hội: các tộc người ở phương Nam đều tham dự lẫn nhau Ở một số nơi mà ba dân tộc Việt, Hoa, Khmer cộng cư, các đồng bào này đều ăn Tết Nguyên Đán và Tết Chol Chnamthơmây Trong hai cái Tết này, các cư dân đều thăm mộ tổ tiên, cúng chùa, tế lễ trong nhà và tham dự các cuộc hội hè vui chơi Vào lễ Thanh Minh của người Hoa, người Việt cũng đi viếng mộ tổ tiên, người Khmer cũng đi lễ chùa viếng tháp Vào những ngày Tết Nguyên Đán người Việt còn lưu giữ nét truyền thống là tục trồng Nêu, cúng Táo Quân Tục trồng cây nêu cũng tác động đến người Hoa
- Về văn hóa thành văn, văn chương chữ Nôm trên vùng đất phương Nam có bước phát triển cả thơ lẫn văn Trong sự phát triển của văn học phương Nam thế kỷ XVI – XVIII phải kể đến sự đóng góp của các Nho sĩ người Hoa Và ở thế kı̉ XVII, văn học công giáo có bước phát triển với sư ra đời của chữ Quốc Ngữ.
- Trong lĩnh vực văn hóa dân gian cũng diễn ra hiện tượng giao lưu văn hóa rõ nét Kho tàng tục ngữ, câu đố, ca dao, đồng dao của các dân tộc Việt, Khmer, Chăm đều vay mượn những nội dung của nhau Đây không chỉ là hiện tượng giao thoa văn hóa mà là sự đồng cảm tư duy sâu sắc Chẳng hạn trong truyện cổ tích người Khmer còn nhiều truyện có đề tài và nội dung gần gũi với truyện cổ tích của người Việt như truyện Chan Sanh, Chan Thông (Thạch Sanh – Lý Thông) Truyện của người Hoa cũng như Tuồng Tàu (Hát Bội) đã đi vào đời sống tinh thần của người Việt, Khmer rõ nét như Đơn Hùng Tín, La Thông, Tiết Nhơn Quý
- Hiện nay, các hình thức tôn giáo không ngừng phát triển tại Nam Bộ Nhiều phòng khám, chữa bệnh của các tôn giáo đã và đang hoạt động hiệu quả, góp phần cùng Nhà nước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân Các hoạt động từ thiện xã hội được đông đảo chức sắc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo tích cực thực hiện dưới nhiều hình thức, như hỗ trợ vốn sản xuất, mở trường, lớp tình thương, xây dựng trung tâm bảo trợ xã hội, cấp học bổng, khám chữa bệnh, hỗ trợ thiên tai, hiến máu, giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn, qua đó, thể hiện tình yêu thương, chia sẻ, đùm bọc của con người Việt Nam “lá lành đùm lá rách”.