1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận cuối kỳ môn một số vấn Đề dân tộc người việt Đề tài lễ hội truyền thống Đình quan nhân

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lễ hội truyền thống đình Quan Nhân
Tác giả Mai Thị Cẩm Bình
Người hướng dẫn Ts. Đinh Thị Thanh Huyền
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Nhân học
Chuyên ngành Một số vấn đề dân tộc người Việt
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Một trong những giá trị tiêu biểu của lễ hội các làng xã người Việt là giá trị văn hóa và giá trị liên kết cộng đồng qua tôn giáo, tín ngưỡng.. Nhưng vẫn còn tồn tại trong đó, vẹn nguyên

Trang 1

Đề tài: Lễ hội truyền thống đình Quan Nhân

Giảng viên: TS Đinh Thị Thanh Huyền Sinh viên: Mai Thị Cẩm Bình

Hà Nội, 2024

Trang 2

2

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích nghiên cứu 5

3 Đối tượng nghiên cứu 5

4 Câu hỏi nghiên cứu 5

5 Giả thuyết nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 6

PHẦN II: LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐÌNH QUAN NHÂN 7

CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 7

1.1 Đình làng 7

1.2 Lễ hội truyền thống 8

CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN CỦA LỄ HỘI ĐÌNH QUAN NHÂN 10

2.1 Vài nét về phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội 10

2.2 Vài nét về đường Quan Nhân 10

2.3 Toàn thể không gian kiến trúc Đình Quan Nhân 11

2.3.1 Vị trí 11

2.3.2 Đình Quan Nhân 12

CHƯƠNG 3: LỄ HỘI ĐÌNH QUAN NHÂN 14

3.1 Hội Lệ 15

3.1.1 Tổ chức Hội Lệ 15

3.1.3 Hội lệ trong bối cảnh đô thị hóa, hiện đại hóa 16

3.2 Lễ hội 5 làng Mọc 17

3.2.1 Nguồn gốc 17

Trang 3

3

3.2.2 Tổ chức lễ hội 5 làng Mọc 17

3.2.3 Thành phần tham gia lễ hội 5 làng Mọc 18

3.2.4 Tiến trình thực hiện lễ hội 5 làng Mọc 21

CHƯƠNG IV: LỄ HỘI ĐÌNH QUAN NHÂN TRONG BỐI CẢNH ĐƯƠNG ĐẠI 23

4.1 Dấu ấn làng xã trong không gian đô thị thể hiện qua lễ hội 23

4.1.1 Về cảnh quan 23

4.1.2 Về lối sống 24

4.2 Những biến đổi của lễ hội trong bối cảnh đô thị hóa 25

KẾT LUẬN 27

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 4

Lễ hội là một trong những hoạt động văn hóa cổ truyền tiêu biểu của nhiều dân tộc ở nước ta cũng như trên thế giới Lễ hội ra đời và tồn tại gắn với quá trình phát triển của nhiều dân tộc và làng xã người Việt Lễ hội cũng phản ánh nhiều giá trị trong đời sống kinh tế và văn hóa xã hội cộng đồng Một trong những giá trị tiêu biểu của lễ hội các làng xã người Việt là giá trị văn hóa và giá trị liên kết cộng đồng qua tôn giáo, tín ngưỡng Chính những giá trị to lớn ấy là một trong những lý do quan trọng làm cho lễ hội có sức sống lâu bền và tồn tại với lịch sử của các cộng đồng lăng xã cho đến ngày nay

Xã hội hiện đại đang bắt nhịp với sự phát triển của thế giới, con người đang quan tâm đến thực trạng tách rời giữa con người với môi trường tự nhiên, với lịch sử xa xưa

và truyền thống văn hóa dân tộc Chính trong môi trường như vậy, con người lại có nhu cầu tìm về với cội nguồn của mình, hòa mình vào với cộng đồng và bản sắc văn hóa của mình trong cái chung của nhân loại Trong nền văn hóa truyền thống cổ truyền, lễ hội cổ truyền là một biểu tượng có thể giải đáp vấn đề trên Đó cũng chính là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ hội truyền thống

Dưới tác động của đô thị hóa, hiện đại hóa, phố Quan Nhân, phường Nhân Chính

có sự biến đổi về lối sống và thay đổi “từ làng ra phố” về cơ cấu dân cư, về sinh kế của người dân và các cơ sở hạ tầng khác Nhưng vẫn còn tồn tại trong đó, vẹn nguyên không gian làng xã truyền thống, điều này thể hiện qua khu quần thể di tích đình Quan Nhân

và lễ hội đình Quan Nhân được tổ chức tại đây Lễ hội đình Quan Nhân thể hiện đậm

Trang 5

5

đà dấu ấn kàng xã Việt Nam, nhưng trong bối cảnh đương đại liệu nó có những biến đổi như thế nào? vai trò của nó trong đời sống của người dân tại đây?

Dựa trên những thắc mắc đó, tôi thực hiện nghiên cứu “Lễ hội đình Quan Nhân”

nhằm mô tả rõ việc tổ chức thực hiện lễ hội trong không gian đô thị hiện đại đồng thời

so sánh những biến đổi trong bối cảnh đương đại và trong một không gian có sự thay đổi từ làng thành một thành phố hiện đại

3 Đối tượng nghiên cứu

• Nội dung nghiên cứu: Lễ hội đình Quan Nhân

• Phạm vi nghiên cứu: Đình Quan Nhân, đường Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

4 Câu hỏi nghiên cứu

• Lễ hội đình Quan Nhân đã thay đổi như thế nào trong bối cảnh đô thị hóa hiện đại hóa?

5 Giả thuyết nghiên cứu

• Lễ hội đình Quan Nhân không có nhiều thay đổi trong bối cảnh đương đại, người dân vẫn còn nhiều quan tâm đến các lễ hội truyền thống của làng

Trang 6

6

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Để tiến hành thực hiện hiện đề tài,

tôi thực hiện tổng hợp và phân tích các nguồn tài liệu thứ cấp là sách, báo, các bài viết tại các thư viện cũng như các trang Webs chính thức Các tài liệu này liên quan đến các chủ đề của bài nghiên cứu, cụ thể như sau:Các tài liệu về ghi danh, xếp hạng di tích cũng như ghi danh di sản văn hóa phi vật thể, các tài liệu về di tích và lễ hội đình Quan Nhân như nguồn gốc và lịch sử, nhân vật được thờ phụng, các lần trùng tu tôn tạo, quá trình phục hồi di tích và lễ hội, giá trị văn hóa- khoa học và lịch sử, nghệ thuật Những nguồn tài liệu thứ cấp này rất quan trọng, giúp tôi xác định được khoảng trống trong nghiên cứu, đồng thời là cơ sở để phân tích các vấn đặt ra trong bài nghiên cứu

Phương pháp điền dã dân tộc học: Đây là phương pháp quan trọng nhất để giải

quyết các vấn đề trong bài nghiên cứu Để thực hiện bài nghiên cứu, tôi thực hiện phương pháp điền dã dân tộc học với hai thao tác kĩ thuật chính là quan sát tham dự và phòng vẫn sâu

Về quan sát tham dự: tôi đã quan sát trực tiếp và gián tiếp thông qua các đoạn phim mô tả về lễ hội đình Quan Nhân trong hai năm 2017 và 2023 Tôi cũng quan sát

lễ hội đình Quan Nhân, sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phương, quan sát các hoạt động tổ chức và quản lý di tích và lễ hội

Về phỏng vấn sâu: Tôi đã phỏng vấn các đối tượng bao gồm cán bộ quản lý đình Quan Nhân và phỏng vấn cộng đồng địa phương là người dân của tại phố Quan Nhân

và người dân sống gần khu vực đình Quan Nhân

Phương pháp này được sử dụng để khai thác các thông tin liên quan đến di tích

và lễ hội đình Quan Nhân (Nguồn gốc, xuất xứ, quá trình xây dựng, hình thành di tích

- lễ hội, nhân vật, sự kiện, các điển tích, câu truyện truyền thuyết liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương và cộng đồng; đến sự biến đổi và mở rộng của lễ hội trong bối cảnh đô thị hóa, hiện đại hóa

Trang 7

7

PHẦN II: LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐÌNH QUAN NHÂN

CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1.1 Đình làng

Đình làng có vị trí, vai trò quan trọng trong xã hội Việt Nam thời phong kiến, nhất là vùng đồng bằng Bắc bộ Đình làng được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ra đời vào thời Lê –Mạc, là một thiết chế văn hóa tín ngưỡng, một biểu tượng của tính cộng đồng, trung tâm văn hóa, hành chính của làng xã truyền thống

Đình làng là một thiết chế văn hóa - tín ngưỡng tổng hợp, có ba chức năng chính là: Tín ngưỡng, hành chính và văn hóa Rất khó để xác định chức năng nào có trước, chức năng nào được bổ sung Hơn nữa, ba chức năng đan xen, hòa quện với nhau đến mức khó có thể phân biệt

Trong các đình làng Việt Nam, vị thần được thờ cúng là Thành Hoàng làng, vị vua tinh thần, thần hộ mệnh của làng Những người có công đóng góp cho làng sau khi chết được dân làng thờ làm “hậu thần”, hàng năm cúng giỗ ở đình Có người khi còn sống đóng góp cho làng trên cơ sở có khoán ước với làng, được ghi thành văn bản, đôi khi được khắc vào bia đá Họ được “bầu hậu” khi chết đi được thờ làm “hậu thần” và được làng hương khói hàng năm

Đình làng thực sự là trụ sở hành chính - nơi mọi công việc về hành chính của làng đều được tiến hành ở đó Từ việc xét xử các vụ tranh chấp, pham tội, phạt vạ, khao vọng, từ thu tô thuế đến việc bắt lính, bỏ các xuất phu đinh, tiếp khách, trạm nghỉ của quan trên… Chủ thể tiến hành các hoạt động hành chính ở đình làng là các vị có chức danh Đình làng với tư cách là trụ sở hành chính đã trở thành biểu tượng của tính tự trị

và sự cố kết cộng đồng trong suốt chiều dài lịch sử của mình

Đình làng là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cả làng xã truyền thống “Cây đa, bến nước, sân đình” là hình ảnh đã đi vào tâm hồn của người dân quê Đỉnh cao của các hoạt động văn hóa ở đình làng là lễ hội Làng vào hội cũng được gọi là vào đám, là hoạt động có quy mô và gây ấn tượng nhất trong năm đối với dân làng Ở các làng quê Việt

Trang 8

lễ vẫn là yếu tố chính Lễ được hình thành bởi nhân vật được thờ, hệ thống di tích nghỉ

lễ, nghỉ thức, thở cùng (tế, lễ, rước, xách, hèm ), huyển tích, cảnh quan mang tính thiêng, kể cả hành vì tường như tục Hội được cấu thành bởi những hình thức sinh hoạt vui chơi, những trò bách khí, không gian, thời gian, cảnh quan môi trường, tâm lý hội

và hành động Hội (người tổ chức và người dự hội), di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (2005): Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thầu gình, phản ảnh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ "nhân khang, vật thịnh" Lễ hội là hoạt động của một tập thể người, liên quan đến tín ngưỡng

và tôn giáo Do nhận thức, người xưa rất tin vào đất trời, sông núi vì thể ở các làng, xã thường có miếu thờ thiên thần, thổ thần, thủy thần, sơm thần, lễ hội cổ truyền đã phản ánh điều đó Tôn giáo có ảnh hưởng đáng kể đối với lễ hội Tôn giáo thông qua lễ hội

Trang 9

đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng sinh hoạt văn hóa, phải sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội Cho nên, trong lễ hội, phần lễ là phần gốc rễ, chủ đạo, phần hội là phần phải sinh tích hợp

Như vậy, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về "lễ hội", tùy thuộc vào góc

độ tiếp cận, nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều đã vạch rõ hai cơ cấu chức năng trong một chính thể của hiện tượng lễ hội Bao gồm một hệ thống hành vi nghi thức biểu đạt thể ứng xử của cộng đồng hướng tới đối tượng nhất định và tổ hợp những hoạt động văn hóa như sự hưởng ứng tinh thần được công bố bởi nghi lễ

“Lễ hội dân gian" là thuật ngữ dùng để chỉ những lễ hội được sáng tạo và lưu truyền theo phương thức dân gian (chủ thể của các lễ hội dân gian là người dân, họ là người trực tiếp tổ chức và hưởng thụ các giá trị lễ hội do chính họ sáng tạo) Có lễ hội dân gian truyền thống và lễ hội dân gian hiện đại Lễ hội dân gian truyền thống được hiểu là lễ hội đã xuất hiện trước thời điểm tháng 8-1945, chủ yếu ở các làng, bản, ấp, gần với nông dân, ngư dân, thợ thủ công Loại lễ hội này được cộng đồng tổ chức định

kỳ, lập đi, lập lại, với các sinh hoạt văn hóa tương đối ổn định, là bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân vào thời gian nhàn rỗi của chu kỳ sản xuất nông nghiệp trước đây Theo tác giả Nguyễn Chí Bền, lễ hội dân gian truyền thống còn gọi là lễ hội cổ truyền, nếu giả định như một mô hình thì nó có 4 thành tố cơ bản như sau: nhân vật thờ phụng, trò diễn, các vật dâng cúng, nghi thức thờ cúng

Trang 10

10

CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN CỦA LỄ HỘI ĐÌNH QUAN NHÂN

2.1 Vài nét về phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Trong khoảng 20 gần đây, Hà Nội chứng kiến sự mở rộng nhanh chóng về quy

mô diện tích Các truyền thống vùng ven được đưa vào các khu vực nội đô như làng Phú Mỹ, làng Mễ Trì, làng Vòng, làng Nhân Chính, làng Khương Đình, Dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình độ thị hóa, Nhân Chính thực hiện quá trình chuyển đổi mạnh mẽ từ các khuôn mẫu truyền thống sang các khuôn mẫu hiện đại, từ lối sống nông dân sang lối sống của thị dân (mặc dù trước đây dân cư trong khu vực này chủ yếu là nông dân và thợ thủ công nghiệp), một số những hế thống quan niệm xã hội cũ đã và đang dần biến đổi

Bắt đầu từ đó, các làng truyền thống trở thành phường Phường Nhân Chính là phường được thành lập chỉ mới đầu những năm 1997, thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội Nhân Chính hiện nay thuộc cửa ngõ phía Tây Nam của của thành phố Hà Nội, nay là quận Thanh Xuân Trước đây xã Nhân Chính gồm những làng cổ đã qua gần nghìn năm xây dựng và phát triển Xã gồm có 4 thôn: Giáp Nhất, Quan Nhân, Chính Kinh và Cự Lộc; phía bắc giáp xã Trung Hòa nay là phường Trung Hòa; phía nam dọc đường số 6, nay là đường Nguyễn Trãi và phía Tây giáp các xã Trung Văn và Mễ Trì, nay là phường

Mễ Trì Phường Nhân Chính hiện nay có diện tích 165,08 ha (1,65 km2), dân số năm

2022 là 50.982 người, mật độ dân số đạt 30.883 người/km² Trước đây, thành phần cư dân chủ yếu là nông dân và thợ thủ công nghiệp nhưng dưới sự tác động của quá trình

đô thị hóa, các nhóm thị dân mới đến sinh sống tại đây khá đông Phường vẫn còn gìn giữ các di tích đậm dấu ấn làng xã

2.2 Vài nét về đường Quan Nhân

Trước đây khu phố này còn được gọi là làng Quan Nhân, thuộc xã Nhân Chính Nhân Chính được gọi là đất Kẻ Mọc (tên Nôm), trong đó gồm 5 làng đó là làng Giáp Nhất, làng Quan Nhân, làng Chính Kinh, làng Cự Lộc và làng Phùng Khoang Đây gọi

là 5 làng Mọc, trong đó có làng Quan Nhân

Trang 11

11

Ban đầu đây chỉ là một khu trang trại: “Một người làng Mọc cũ đỗ tiến sĩ nên được cấp ruộng đất dinh cơ lập nghiệp, sau đó chọn đây là nơi để xây dựng nhà cửa, đưa người nhà, họ hàng đến ở, tập chung xung quanh cho đông thành một xóm Đến thế kỷ XIX thì Quan Nhân là một trong số những lànng đông dân nhất trong những làng Mọc”

2.3 Toàn thể không gian kiến trúc Đình Quan Nhân

2.3.1 Vị trí

Làng Quan Nhân có 7 xóm: xóm Cầu Ba, xóm Ninh Phúc, xóm Ao Nghè, xóm Sòi, xóm Cổng Hậu, xóm Chùa và xóm Vườn Điều Đình Quan Nhân ở xóm chùa và là một ngôi đình được xây to nhất trong số những ngôi đình của 5 làng Mọc

Đình Quan Nhân còn được gọi là đình trong, thuộc làng Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân Tương truyền đình xưa kia ở xứ đồng “nền đình”, sau được dời vào giữa làng Đình hiện nay được xây dựng trên một khu đất cao và rộng tại xóm Quan Nhân, nhìn theo hướng Đông Bắc

Trong quần thể di tích liên quan đình Quan Nhân còn phải kể đến: chùa Quan Nhân - ngay cạnh đình Quan Nhân, phủ Dực Đức thờ Thánh Bà Trương Mỵ Nương, nhà Mộc Dục là nơi tắm Thánh trong những ngày lễ hội (xưa), đình Hội Xuân nơi rước kiệu Thánh Ông, Thánh Bà ra ngự trong những ngày lễ hội và Văn chỉ của làng Các công trình này đã tạo thành một quần thể kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo hợp nhất của làng Tổng diện tích lên tới hơn 5543 mét vuông Ban quản lý di tích gồm 1 trưởng ban,

2 phó trưởng ban và điều đặc biệt rằng đây là những người không có nhiệm vụ quản lý phường hoặc tổ dân phố

Trang 12

Các hạng mục kiến trúc đình được dựng theo kiểu nội công ngoại quốc gồm có Cổng đình, Tả vu, Đại bái, Hậu cung, Ống muống, nhà bia và hệ thống sân, vườn hoa, tường bao xung quanh khu di tích Ngoài ra, phía bên tả liền toà Đại bái có Tầu Voi là nơi để voi thờ phục vụ lễ hội Nơi thờ Thành hoàng làng được đặt ở chốn thâm nghiêm nhất gọi là Hậu cung.

Cổng đình Quan Nhân được xây dựng theo kiểu Nghi môn trụ gồm 2 trụ chính, tiếp đến là hai bức tường lửng có đắp hoạ tiết hoa văn chữ “triện”, rồi đến hai bên mở hai cửa nhỏ Ở giữa hai trụ chính là lối ra vào rộng rãi đến sân đình Tiếp với lớp sân

Trang 13

13

đình là hiên tòa Đại bái với gian giữa có bậc lên xuống bằng đá xanh, hai bên có hai nghê đá chầu quay mặt vào giữa tạo thành bậc lan can lên xuống Đại bái được dựng 5 gian 2 chái theo kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, tới hai bức hình phong và hai trụ biểu, một bên là rồng một bên đắp hổ, trên hai trụ biểu có đắp nghê chầu nhau

Hậu cung là toà nhà 3 gian 2 dĩ nằm phía trong cùng, song song với Đại bái là nơi bài trí khám thờ Đức Thành hoàng và Bách quan văn võ cùng nhiều đồ thờ tự Toà hậu cung được làm theo kiểu tường hồi bít đốc, vì kèo đơn giản, đề tài chạm khắc ít, tập trung chủ yếu ở khám thờ và ở các bức cốn hiên phía trước Hậu cung với các đề tài

tứ quý, hoa lá, hồi văn…

Phía sau Hậu cung là nhà bia, tàu ngựa được dựng đơn giản, trong đó đặt các bia hậu của đình và đôi ngựa thờ Phía ngoài bên trái Đại bái là tàu Voi Voi được mang rước trong những ngày hội làng

Chính nơi Tàu Voi của đình là kho thóc thu thuế của Nhật đã được các tổ chức Thanh niên cứu quốc, Đội tự vệ, quần chúng nhân dân tổ chức lấy thóc chia cho dân quanh vùng cứu đói vào ngày 21-7-1945 Tin Việt Minh phá kho thóc của Nhật thắng lợi đã làm cho địch hoang mang, nhân dân càng tin tưởng hơn vào cách mạng Cũng tại đây, vào trung tuần tháng 12-1946, đồng chí Vương Thừa Vũ trực tiếp tổ chức, động viên, thành lập một Tiểu đội các chiến sĩ bảo vệ Thủ đô và dự buổi lễ tuyên thệ “Quyết

tử cho Tổ quốc quyết sinh” của các chiến sĩ “Vệ quốc đoàn” Không khí trang nghiêm, oai hùng của Vệ quốc đoàn đã nhanh chóng lan truyền sang lực lượng tự vệ và nhân dân Nhân Chính ngày đó Trước ngày Toàn quốc kháng chiến, về cơ bản, quân và dân Nhân Chính đã ở tư thế sẵn sàng đánh địch bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương

Đình Quan Nhân bảo lưu được nhiều di vật có giá trị, trong đó phải kể tới tấm bia dựng năm Chính Hoà 22 (1701) đời vua Lê Hy Tông; tấm bia đồng khắc năm Tự Đức thứ 6 (1853) chép về sự tích vị thần được thờ; ngoài ra còn hệ thống bi ký, sắc phong; hệ thống các bức hoành phi, câu đối, cửa võng; chuông đồng; khánh đồng cùng nhiều di vật thờ tự khác

Trang 14

14

Đình đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật năm

1989 Ngày 27-8-2006, nhân dân Quan Nhân, Nhân Chính vinh dự được tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và gắn biển Di tích cách mạng – kháng chiến cho di tích đình Quan Nhân

Đình Quan Nhân – Nguồn ảnh: Tạp chí người Hà Nội

CHƯƠNG 3: LỄ HỘI ĐÌNH QUAN NHÂN

Trong làng xã cổ truyền có ba yếu tố phản ánh tính cộng đồng, đó là: đất đai, phong tục tập quán và tôn giáo Quản lý của làng trên cơ sở lối sống của làng họ mạc (huyết thống), tôn giáo chung, sinh hoạt chung (đất công, công trình công cộng như đình, chùa, miếu, nhà thờ họ và các khu sinh hoạt của xóm, tập tục chung) Các yếu tố văn hoá quần chúng đó đã tạo nên một tâm lý chung cổ kết cộng đồng, có tác dụng liên kết cộng đồng, họ hàng Trong đó, lễ hội như là một biểu tượng văn hoá của cộng đồng

ấy

Ngày đăng: 13/11/2024, 15:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w