1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ môn văn hóa doanh nghiệp một số vấn đề về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp csr hiện nay

67 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cụ thể:Ủy ban châu u EC, sau này là Liên minh châu u EU đã định nghĩa CSR lànghĩa vụ mà qua đó các công ty có trách nhiệm thực hiện những hành động vượt lêntrên nghĩa vụ pháp lý và các m

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

NHÓM 8 - CÂU 5

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP (CSR) HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Ngô Thị Hồng Minh

Họ và tên - MSSV: Nguyễn Trần Nhật Duy - 2356050008Lã Ngọc Điệp - 2356050012

Xin Thăng Hồng - 2356050025

Nguyễn Hồ Quang Huy - 2356050026Nguyễn Thái Linh - 2356050036Nguyễn Ngân Nhạn - 2356050048Nguyễn Thị Thúy Phương - 2356050055Nguyễn Thị Hiếu Thảo - 2356050062Nguyễn Hồng Xuân Thắm - 2356050066Phạm Tấn Thịnh - 2356050068

TP.HCM, ngày 15 tháng 6 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU _2CHƯƠNG 2: NỘI DUNG 5

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP

-CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY - CSR _5

1.1 Tổng quan về CSR 51.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 51.1.2 Quá trình hình thành và phát triển các hoạt động trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp _71.1.3 Các phương diện của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp _91.1.4 Ý nghĩa của hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp _121.2 Hoạt động CSR đúng đắn 151.2.1 Thực trạng hoạt động CSR gây tranh cãi 151.2.2 Các tiêu chuẩn đánh giá CSR _161.2.3 Cách áp dụng CSR hiệu quả 18

Phần 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG THAM GIA XÃ HỘI VÀ TRÁCH

NHIỆM XÃ HỘI _22

2.1 Tổng quan về hoạt động tham gia xã hội 222.1.1 Khái niệm hoạt động tham gia xã hội _222.1.2 Vai trò hoạt động tham gia xã hội 222.1.3 Hình thức hoạt động tham gia xã hội _232.2 Mối quan hệ giữa hoạt động tham gia xã hội và trách nhiệm xã hội _25

2.2.1 Mạng lưới phát triển của doanh nghiệp 252.2.2 Mục tiêu về nội lực doanh nghiệp để phát triển CSR _282.2.3 Mô hình phát triển bền vững của doanh nghiệp _32

Phần 3: SO SÁNH KHÁI NIỆM “TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI” VÀ “VIỆC LÀM TỪTHIỆN” 36

3.1 Tổng quan về việc làm từ thiện 363.1.1 Định nghĩa và thực trạng của việc làm từ thiện 363.1.2 Các hình thức của việc làm từ thiện doanh nghiệp _393.1.3 Ý nghĩa của việc làm từ thiện doanh nghiệp 433.2 So sánh trách nhiệm xã hội và việc làm từ thiện của doanh nghiệp 46

Trang 3

3.3 Định hướng doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội và việc làmtừ thiện 55

3.3.1 Lợi ích của việc phân biệt trách nhiệm xã hội và việc làm tử thiện củadoanh nghiệp _553.3.2 Một số đề xuất khi triển khai hoạt động CSR _57

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN _59DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO _61BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN _66

Trang 4

CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và xu hướng tiêu dùng có trách nhiệm ngàycàng gia tăng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) nổi lên như một khái niệmquan trọng, đánh giá uy tín và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Không chỉđóng góp giải quyết các vấn đề chung của xã hội như bảo vệ môi trường và nâng caochất lượng cuộc sống, CSR còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho chính doanhnghiệp, góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu, thu hút khách hàng, nhà đầu tư vàđối tác tiềm năng, đồng thời tạo dựng môi trường làm việc tích cực, góp phần giữ chânnhân tài.

Tuy nhiên, việc tiến hành các hoạt động này lại gặp phải nhiều khó khăn vàthách thức như nhận thức về CSR mới dừng lại ở các hoạt động tài trợ, thiếu nhữngchính sách khuyến khích, hỗ trợ từ phía chính phủ và đánh giá từ chính doanh nghiệplà các hoạt động CSR không đem lại lợi ích cụ thể Nguyên nhân gây ra điều này cóthể đến từ các vấn đề trong việc huy động nguồn lực, xây dựng đội ngũ nhân viên cónăng lực và tâm huyết với hoạt động CSR, tăng cường mối quan hệ hợp tác với cácbên liên quan Nhưng nguyên nhân lớn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải dẫn đếntriển khai hoạt động CSR chưa hiệu quả là do vấn đề nhận thức sai lệch gây ra một sốlầm tưởng về “hoạt động CSR đúng đắn”, cho rằng trách nhiệm xã hội chỉ tập trung tốiđa vào các hoạt động tham gia xã hội hay nhầm lẫn giữa “trách nhiệm xã hội” và “việclàm từ thiện”.

Bên cạnh những nỗ lực thực sự hướng đến sự phát triển bền vững của cộngđồng, ta thấy vẫn còn tồn tại những góc khuất khiến nhiều người đặt câu hỏi về bảnchất và tính hiệu quả của hoạt động CSR Và vấn đề lớn nhất là nhận thức chưa đúngđắn về các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Bài tiểu luận này sẽ đi sâu

phân tích để trả lời những câu hỏi quan trọng: Thế nào là hoạt động CSR đúng đắn?Liệu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc tăng cường tối đacác hoạt động tham gia xã hội? "”Trách nhiệm xã hội"” và "”việc làm từ thiện"”của các doanh nghiệp có cùng một ý nghĩa không?

Bài viết bao gồm 3 chương lớn nhằm trả lời cho các vấn đề thường gặp và đưara nhận thức đúng đắn về hoạt động CSR:

Trang 5

Chương 1: Mở đầuChương 2: Nội dung

Phần 1: Tổng quan về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - Corporate SocialResponsibility - CSR

3.2 So sánh trách nhiệm xã hội và việc làm từ thiện của doanh nghiệp

3.3 Định hướng doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội và việc làm từthiện

Chương 3: Kết luận

Trang 6

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG

1 TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY - CSR

-1.1 Tổng quan về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (tiếng Anh: Corporate Social Responsibility,viết tắt là CSR) là một vấn đề được đề cập tương đối phổ biến và thu hút ngày càngnhiều sự quan tâm của công chúng Hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận và định nghĩa“trách nhiệm xã hội doanh nghiệp” Song, chưa có khái niệm thống nhất nào cho vấnđề này.

Thuật ngữ “trách nhiệm xã hội doanh nghiệp” được định nghĩa lần đầu tiên vàonăm 1953, trong quyển Social Responsibility of the Businessman (tạm dịch: “Tráchnhiệm xã hội của doanh nhân”) của tác giả Howard Bowen Định nghĩa của Bowen đãđặt nền tảng cho sự phát triển của CSR trong suốt nhiều thập kỷ vừa qua CSR đượcđịnh nghĩa là những ràng buộc các doanh nghiệp thực hiện các chính sách, ra cácquyết định và thực hiện các hành động được kỳ vọng mang lại mục đích và giá trị chocộng đồng Với định nghĩa này, Bowen được xem như là “cha đẻ” của CSR (Carroll,1999).

Những năm 60 của thế kỷ 20 đánh dấu một bước tiến trong việc định nghĩatrách nhiệm xã hội doanh nghiệp Vấn đề này nhận được ngày càng nhiều sự quan tâmcủa giới học thuật Nhiều nhà nghiên cứu đã có những nỗ lực trong việc định nghĩachính xác hơn về CSR, tiêu biểu trong giai đoạn này có thể kể đến Frederick (1960),Davis (1960), Walton (1967) Mỗi nhà nghiên cứu có một định nghĩa khác nhau vềCSR, tuy nhiên điểm chung giữa các nghiên cứu này đều nhắc đến những hoạt độngtuân thủ pháp luật, mang tính tự nguyện, đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp vàđáp ứng “kỳ vọng của công chúng” Frederick (1960) đã định nghĩa trách nhiệm xã hộicủa các doanh nghiệp là vận hành hệ thống kinh tế đáp ứng được kỳ vọng của xã hội[ ] sản phẩm và phân phối phải nâng cao tổng phúc lợi kinh tế - xã hội.

Giai đoạn từ năm 1970 trở đi, dù không có nhiều định nghĩa về CSR ra đờinhưng vẫn có một số quan điểm đáng chú ý Keith Davis (1973), một trong những họcgiả có uy tín nhất trong giai đoạn này, cho rằng CSR là sự ràng buộc các doanh nghiệptrong quá trình đưa ra các quyết định phải đánh giá hệ quả của các quyết định đó lên

Trang 7

hệ thống xã hội bên ngoài, sao cho vừa đóng góp các lợi ích xã hội đồng thời với cácmục tiêu kinh tế mà doanh nghiệp đang tìm kiếm Nổi bật nhất có thể kể đến địnhnghĩa về CSR của Archie Carroll trong tác phẩm A Three-Dimensional ConceptualModel of Corporate Social Performance (1979) Tác giả đưa ra khái niệm trách nhiệmxã hội doanh nghiệp bao gồm bốn phương diện: kinh tế, pháp lý, đạo đức, nhân đạo vàcác trách nhiệm tự nguyện khác mà xã hội đặt lên doanh nghiệp tại một thời điểm xácđịnh Định nghĩa này của ông sau đó được mô tả như một kim tự tháp của CSR(Carroll 1991)

Sau năm 2000, vấn đề trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trở nên phổ biến trongcả giới kinh doanh và giới học thuật, nhiều nghiên cứu về CSR từ đó cũng ra đời Cácnghiên cứu gần đây chỉ ra rằng hơn 40% tổng số các nghiên cứu về CSR được xuấtbản sau năm 2005 Tuy nhiên, không có nhiều khái niệm mới về trách nhiệm xã hộidoanh nghiệp được các nhà nghiên cứu đưa ra mà phần lớn là nghiên cứu các vấn đềliên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hoặc quan niệm của các tổ chứclớn trên thế giới Cụ thể:

Ủy ban châu u (EC), sau này là Liên minh châu u (EU) đã định nghĩa CSR lànghĩa vụ mà qua đó các công ty có trách nhiệm thực hiện những hành động vượt lêntrên nghĩa vụ pháp lý và các mục tiêu kinh doanh hoặc kinh tế.

Tổ chức về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Hy Lạp (2000) cho rằng tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết tự nguyện của các doanh nghiệp thực hiệntốt các hoạt động xã hội và môi trường trên cả những quy định của pháp luật và tất cảnhững đối tượng chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của doanh nghiệp như người laođộng, các cổ đông, các nhà cung cấp, các nhà đầu tư, người tiêu dùng”.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (2001) (tiếng Anh: Organization forEconomic Cooperation and Development, viết tắt: OECD) định nghĩa CSR là sự đónggóp của doanh nghiệp vào phát triển bền vững, không chỉ là trách nhiệm của doanhnghiệp trong việc đảm bảo thu nhập cho các cổ đông, lương cho người lao động, sảnphẩm và dịch vụ cho khách hàng mà còn là trách nhiệm đối với các giá trị của xã hộivà của môi trường Từ giai đoạn này, trách nhiệm của xã hội trong vấn đề môi trườngcũng được nhấn mạnh hơn, được xem là một trong những yếu tố được quan tâm hàngđầu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hội đồng doanh nghiệp thế giới về phát triển bền vững (2002) (tiếng Anh:World Business Council for Sustainable Development, viết tắt: WBCSD) quan niệm

Trang 8

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết liên tục của doanh nghiệp và góp phầnphát triển kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động vàgia đình họ, cũng như cộng đồng địa phương nói chung.

Một số nhà nghiên cứu sau này phát triển khái niệm theo hướng đề cập đến cáchoạt động của một công ty hay các quy trình của một tổ chức Turker (2009) địnhnghĩa CSR là các hành vi của doanh nghiệp, nhằm mục đích tác động tích cực đến cácbên liên quan và vượt ra ngoài lợi ích kinh tế của nó Aguinis (2011) cho rằng CSRbao gồm các hành động và chính sách của tổ chức theo hoàn cảnh cụ thể có tính đếnkỳ vọng của các bên liên quan và chủ yếu chú trọng vào kết quả hoạt động của ba yếutố kinh tế, xã hội và môi trường.

Thông qua các nghiên cứu, những định nghĩa, quan niệm về trách nhiệm xã hộidoanh nghiệp hiện có, có thể rút ra rằng: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lànhững cam kết tự nguyện trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh vừa phục vụmục đích kinh tế của doanh nghiệp, vừa mang lại lợi ích cho xã hội, môi trường, đápứng kỳ vọng của công chúng, sự phát triển chung của xã hội Trong tình hình hiện nay,CSR ngày càng được nhấn mạnh hơn đến khía cạnh đóng góp của doanh nghiệp chosự phát triển bền vững.

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển các hoạt động trách nhiệm xã hộicủa doanh nghiệp

Nửa cuối thế kỉ 18 và đầu thế kỉ 19, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhấtdiễn ra đã thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội ở các nước tư bản Trong thời kìnày, nền kinh tế quy mô nhỏ, chủ yếu dựa trên lao động chân tay được thay thế bằngmáy móc quy mô lớn Các doanh nghiệp bắt đầu dành sự quan tâm đến người lao động

và tìm cách nâng cao năng suất lao động Từ đó, những ý tưởng về chiến lược từ thiệncủa doanh nghiệp (corporate philanthropy), tiền thân của khái niệm CSR, dần đượcđịnh hình - Carroll (2009) Tuy nhiên, cách tiếp cận này coi doanh nghiệp như các tổ

chức chính phủ phải thực hiện trách nhiệm xã hội vì thế được cho là gây ảnh hưởng

tiêu cực đến doanh nghiệp Nghiên cứu của Hay & Gray (1974) đã chỉ ra rằng, nhữngnăm đầu của thế kỷ 19, xã hội Hoa Kỳ đối diện với sự khan hiếm về kinh tế (nhu cầuvề hàng hóa hoặc dịch vụ lớn hơn lượng hàng hóa hoặc dịch vụ sẵn có) Do đó, cácdoanh nghiệp xem việc tăng trưởng kinh tế và tích lũy của cải là mục tiêu hàng đầu.Người ta tin rằng sự phát triển kinh tế nhanh chóng có thể đạt được tốt nhất bằngcách dùng lợi nhuận kinh doanh để phục vụ cho mục đích tái sản xuất.

Trang 9

Những năm cuối Thời đại tiến bộ (1890 - 1918) mở ra một thời đại mới choviệc doanh nhân gánh vác trách nhiệm xã hội Walton (1970) chỉ ra quan điểm của giới

kinh doanh lúc bấy giờ: “ kiếm tiền chỉ là một nửa nhiệm vụ, nửa còn lại là sử dụngnó một cách hiệu quả” Các nhà kinh doanh đã bỏ ra một số tiền đáng kể để cải thiện

xã hội Nhìn chung, ở giai đoạn này, trách nhiệm xã hội chưa phổ biến mà chủ yếu làdoanh nhân hỗ trợ cộng đồng bằng thu nhập cá nhân Do cuộc Đại khủng hoảng vàonhững năm 1930, cộng với ảnh hưởng của hai cuộc Chiến tranh thế giới, trách nhiệmxã hội doanh nghiệp chưa nhận được sự quan tâm rộng rãi.

Từ thập niên 50 của thế kỷ 20, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpđược quan tâm nghiên cứu và ứng dụng phổ biến hơn Howard Bowen (1953) đã đặtnền móng cho việc xây dựng khái niệm về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, mở ramột kỷ nguyên hiện đại của nó Tuy nhiên, do quan niệm CSR bước đầu được hìnhthành và chuẩn hóa, nên đặc trưng của giai đoạn này là cuộc tranh luận giữa 2 trườngphái khác biệt cơ bản về hệ thống quan điểm.

Đại diện cho chủ thuyết quản trị “đại diện” Milton Friedman (1970) cho rằng:“Doanh nghiệp chỉ có một trách nhiệm duy nhất là tối đa hóa lợi nhuận, gia tăng giá trịcổ đông, trong khuôn khổ luật chơi của thị trường là cạnh tranh trung thực và côngbằng.” Người quản lí công ty, hay người đứng đầu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệmđối với cổ đông - người chủ sở hữu của công ty Do đó, nếu người quản lí công tymuốn có thể toàn quyền thực hiện các trách nhiệm xã hội dựa trên nhận thức và tìnhcảm của riêng mình và bằng thời gian, tiền bạc của cá nhân, chứ không được nhândanh doanh nghiệp, càng không được sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp nếu khôngđược cổ đông ủy thác.

Thay vào đó, phái quản trị “đại diện” cho rằng, các trách nhiệm xã hội thuộc vềnhà nước - chủ thể cung cấp các dịch vụ công, vì lợi ích công cộng và phi lợi nhuận,còn trách nhiệm chính của doanh nghiệp đem lại lợi nhuận, tạo ra việc làm và thu nhậpcho người lao động và đóng thuế cho nhà nước Nhà nước sẽ sử dụng tiền thuế đó đểphục vụ lợi ích cộng đồng một cách hiệu quả nhất Do đó, nếu doanh nghiệp vừa đóngthuế, vừa thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thì cũng có nghĩa họ là ngườiquyết định việc chi tiêu khoản thuế đó.

Từ những lập luận trên, trường phái “đại diện” cho rằng các chương trình củadoanh nghiệp mang danh thực hiện trách nhiệm xã hội chỉ là hình thức PR đạo đứcgiả, mà mục đích thực chất vẫn là thu lợi nhuận.

Trang 10

Phái “đa bên”, gồm những người ủng hộ CSR, không bác bỏ hoàn toàn nhữnglập luận của phái “đại diện” nhưng họ đưa ra một lập luận khác cũng hết sức thuyếtphục Họ cho rằng bản thân công ty khi đi vào hoạt động đã là một chủ thế của xã hội,sử dụng nguồn lực của xã hội và môi trường, do đó có thể tác động tiêu cực tới xã hộivà môi trường Vì vậy, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước xã hội về những tácđộng do hoạt động sản xuất kinh doanh của mình gây ra Quan điểm CSR này hướngtới sự phát triển bền vững, đồng thời thỏa mãn sự kỳ vọng của các bên liên quan nênđã được sự đón nhận đông đảo của mọi người, đặc biệt là giới kinh doanh.

Cuối thế kỷ 19, với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, khái niệm CSR được mởrộng sang nhiều khía cạnh, các doanh nghiệp từ đó xem trách nhiệm xã hội doanhnghiệp ngày càng quan trọng Ở giai đoạn 1980 - 2000, CSR đã trở thành một phongtrào thực thụ, lớn mạnh và phát triển rộng khắp thế giới Người tiêu dùng tại các nướcÂu - Mỹ đã đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn dành cho doanh nghiệp Họ không chỉquan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn coi trọng cách thức các công ty sản xuất,kinh doanh đảm bảo không ô nhiễm môi trường, không tổn hại đến xã hội Hàng loạtphong trào của người tiêu dùng cũng ra đời vào giai đoạn này, nhằm tẩy chay nhữngdoanh nghiệp vi phạm những tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội.

Trong thế kỷ 21, việc thực hiện trách nhiệm xã hội trở thành một phần thiết yếucủa chiến lược kinh doanh Hoạt động CSR đã được triển khai trên diện rộng trênphạm vi toàn thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển Để thúc đẩy và tạo ra sự thốngnhất trong hoạt động CSR toàn cầu, nhiều tổ chức đã đưa ra các tiêu chuẩn, tạo căn cứquan trọng để các doanh nghiệp có thể triển khai như: BSCI (Bộ tiêu chuẩn đánh giátuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh 2003) do Hiệp hội Ngoại thương (FTA)ban hành, tiêu chuẩn ISO 2600 (tiêu chuẩn CSR của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩnhóa), hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)

1.1.3 Các phương diện của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Mô hình CSR phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là mô hình kim tự tháp CSRcủa Carroll (1991) Theo ông, có bốn phương diện chính của CSR bao gồm: tráchnhiệm kinh tế (economic responsibilities), trách nhiệm pháp lý (legal responsibilities),trách nhiệm đạo đức (ethical responsibilities) và trách nhiệm nhân đạo hay từ thiện(philanthropic responsibilities) Bốn khía cạnh của CSR đã tồn tại song song từ lâuđời, tuy nhiên trước đây, các doanh nghiệp hầu như chỉ quan tâm đến phương diện

Trang 11

kinh tế và pháp lý Từ đầu thế kỉ 21, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện mớicàng ngày được chú trọng.

Kể từ khi tình hình ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu trên thế giới trở thànhmột trong những mối quan tâm hàng đầu, phương diện trách nhiệm môi trường của

doanh nghiệp bắt đầu được đề cập Frederick (1994) khẳng định việc bổ sung tráchnhiệm môi trường vào trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là cần thiết và phù hợp trongbối cảnh trách nhiệm xã hội có nhiều thay đổi.

Hình 1 Mô hình kim tự tháp của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp theo Carroll (1991)

a) Phương diện kinh tế

Theo Henderson (2001), trách nhiệm kinh tế là thành tố cơ bản của tráchnhiệm xã hội doanh nghiệp, nếu không vận hành kinh doanh, doanh nghiệp không thểcống hiến cho xã hội Carroll (1979, 1991) cho rằng, doanh nghiệp, với vai trò là “đơnvị kinh tế cơ bản”, để tồn tại trên thị trường cạnh tranh khắc nghiệt thì bắt buộc phảitạo ra được lợi nhuận Montazeri và cộng sự (2020) cũng chia sẻ một quan điểm

tương tự, đó là: “Các tổ chức doanh nghiệp là thành phần kinh tế căn bản trong xã hội,do đó cần tìm kiếm lợi nhuận thông qua cung cấp việc làm và các sản phẩm với mứcgiá phải chăng đến khách hàng và cộng đồng” Vì thế, phương diện kinh tế của tráchnhiệm xã hội doanh nghiệp nhắm đến các hoạt động tạo ra giá trị vật chất, dịch vụ cógiá trị và là sản phẩm của quá trình vận hành cộng đồng - Alcívar và cộng sự (2020).Tóm lại, mục tiêu của doanh nghiệp là thực hiện tốt trách nhiệm kinh tế để tạo ra lợi

Trang 12

nhuận và đảm bảo hoạt động ổn định, qua đó tiến đền đảm bảo thực hiện các tráchnhiệm cần thiết cho xã hội.

b) Trách nhiệm pháp lý

Theo Manne & Wallich (1972), trách nhiệm pháp lý đề cập đến việc tuân thủcác quy định pháp luật của doanh nghiệp trong vận hành, qua đó các chuẩn mực đạođức hiện định hoặc được pháp luật quy định có thể được áp dụng lên tất cả các thànhphần của nền kinh tế Nói cách khác, các mục tiêu kinh tế cần được thực hiện trongkhuôn khổ pháp luật (Carroll 1979) Dalton & Cosier (1982) cho rằng, trách nhiệmpháp lý của doanh nghiệp được quyết định bởi công chúng hay chính phủ - đại diệnchính thức của công chúng Do đó, chính phủ cần cẩn trọng trong việc ban hành vàđảm bảo thực thi những quy định, qua đó đảm bảo các doanh nghiệp có thái độ phùhợp trong các vấn đề về xã hội và môi trường (Campell 2007) Các doanh nghiệp cầntuân thủ các văn bản pháp luật, đồng thời đảm bảo tính ổn định về mặt pháp lý.

c) Trách nhiệm đạo đức

Trách nhiệm đạo đức của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thường được gắnvới sự kì vọng của công chúng Phương diện này bắt nguồn từ “các giá trị và chuẩnmực mới nổi” và không được thể chế hóa hoặc không thể chế hóa thành các quy địnhcó tính pháp lý (Carroll 1991).Vì chưa trở thành luật nên các chuẩn mực này khôngmang tính cưỡng chế, nhưng xã hội “kì vọng” doanh nghiệp thực hiện và nó có thểmang tính pháp lý trong tương lai Những chuẩn mực đạo đức của địa phương, vùngmiền lãnh thổ, các quốc gia khác nhau sẽ có đặc điểm khác nhau Do đó tạo nên tínhđa dạng trong phương diện đạo đức của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.

d) Trách nhiệm từ thiện/ nhân đạo

Ở giai đoạn đầu khi mới hình thành khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp,CSR được thường được hiểu là sự sẵn sàng cống hiến cho xã hội, đặc biệt là nhữngđặc biệt là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn như người vô gia cư, trẻ mồ côi,hay nạn nhân của thiên tai Nói cách khác, các hoạt động từ thiện của doanh nghiệp bịhiểu sai Nó không phải là toàn bộ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà chỉ là mộtphương diện trong đó - phương diện nhân đạo.

Phương diện nhân đạo trong CSR được định nghĩa là việc ủng hộ và củng cốcác nỗ lực của người lao động thực hiện các dịch vụ và hoạt động cộng đồng trongthời gian làm việc (Holmes 1976) Ở phương diện này, doanh nghiệp là một chủ thể

trong xã hội, do đó có trách nhiệm cống hiến các nguồn lực đến cộng đồng và cải thiện

Trang 13

chất lượng cuộc sống Trách nhiệm nhân đạo có thể được thực hiện qua quyên góphiện kim, hiện vật, tặng quà cứu trợ và trách nhiệm quản lí trong xã hội (Fitch 1976).Kim và cộng sự (2016) khẳng định: Công ty cần phải đáp ứng kì vọng của các bên liênquan thông qua nỗ lực tăng cường phúc lợi và chất lượng cuộc sống của con người.Bởi suy cho cùng, khách hàng và cộng đồng chính là đối tượng chính tiêu thụ nhữngsản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, đem lại lợi nhuận và sự thành công củadoanh nghiệp.

e) Trách nhiệm môi trường

Phương diện môi trường của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là phương diện

ra đời sau này Theo Litz (1996), trách nhiệm môi trường tập trung vào các phát kiến,hiệu suất gắn với sinh thái (eco - efficiency), ngăn ngừa ô nhiễm và quản trị môitrường Doanh nghiệp khi sản xuất và kinh doanh sẽ gây ra những tác động không hề

nhỏ đến môi trường, ảnh hưởng này diễn ra lâu dài và khó nắm bắt Vì vậy, để giảmthiểu tối đa những ảnh hưởng của doanh nghiệp lên môi trường sinh thái, doanhnghiệp phải có trách nhiệm tuân thủ các hệ thống các quản lý theo quy chuẩn quốc tế

(Abbott & Monsen (1979) Snider (2003) chỉ ra rằng doanh nghiệp chủ động thực hiệntrách nhiệm môi trường sẽ thu được những lợi ích trong dài hạn.

1.1.4 Ý nghĩa của hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

a)Đối với các đối tượng có liên quan đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp

Phương diện kinh tế là thành tố cơ bản của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.Do đó, bất kì hoạt động CSR nào đều liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanhcủa doanh nghiệp Những đối tượng thụ hưởng đầu tiên và quan trọng nhất của cáchoạt động CSR là: người lao động, các cổ đông và khách hàng của doanh nghiệp.

Đầu tiên, doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ mang đến điều kiệnlao động tiêu chuẩn, môi trường lao động chất lượng cho người lao động Qua đó,người lao động tạo ra những đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của doanh

nghiệp Tác giả Dương Văn Bá (2022) đã chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp đáp ứng đượcnhững yêu cầu chế độ lương thưởng, chính sách đãi ngộ và đào tạo tốt, môi trườnglàm việc tốt (hay nói cách khác là thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối vớingười lao động), thì sẽ tạo ra được một đội ngũ lao động trung thành, gắn bó, yêuthích công việc, tự hào về hình ảnh doanh nghiệp và quyết tâm làm việc vì lợi íchchung của doanh nghiệp Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí trong việc

Trang 14

tìm kiếm và đào tạo nhân sự mới, giữ chân đội ngũ lao động năng suất cao Có thểthấy, lợi ích kinh tế của doanh nghiệp được nâng lên rõ rệt, đồng thời tạo ra văn hóadoanh nghiệp độc đáo trong nội bộ.

Đối với cổ đông, việc thực hiện CSR đảm bảo cho họ lợi ích lâu dài, ổn định.Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cổ đông là sử dụng hiệu quả nguồn vốn, cungcấp và báo cáo thông tin về hoạt động của doanh nghiệp minh bạch, rõ ràng Khidoanh nghiệp đảm bảo của trách nhiệm của mình, nó sẽ tạo được niềm tin bền chặt vớicác cổ đông, các đối tác Niềm tin là yếu tố quyết định góp phần tạo ra lợi nhuận cổphiếu hay hủy hoại giá trị cổ phiếu trong một khoảng thời gian ngắn Do đó, khi có sựtin tưởng, sự gắn bó chặt chẽ giữa cổ đông và đội ngũ quản lí, doanh nghiệp sẽ có mộtnguồn vốn ổn định cho sự vận hành, còn cổ đông thu về được khối lợi nhuận tươngứng.

Việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp sẽ đảm bảo được giá trị và lợiích tối đa cho khách hàng Hiểu đơn giản, việc doanh nghiệp đảm bảo hoạt động CSRđối với khách hàng nghĩa là những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đưa ra thị trường củadoanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chất lượng sản phẩm an toàntrong suốt quá trình sử dụng, giá cả hợp lí phải chăng Với xu hướng tiêu dùng thôngminh trong thế giới phẳng hiện nay, khách hàng ngày càng khắt khe hơn, không chỉquan tâm đến chất lượng sản phẩm, họ còn quan tâm đến cách thức doanh nghiệp tạora sản phẩm đó Nếu sản phẩm vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, vừa cócách thức sản xuất thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội,đồng nghĩa với việc đảm bảo lợi ích của khách hàng, thì doanh nghiệp sẽ nhận được sựủng hộ của đông đảo người tiêu dùng Điều này không chỉ giúp khách hàng thỏa mãnnhu cầu cá nhân mà còn giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, góp phần đảm bảo sựphát triển bền vững.

b) Đối với bản thân doanh nghiệp

Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội không chỉ để đáp ứng kì vọng củaxã hội mà còn để tạo ra những lợi ích cho chính doanh nghiệp Nhiều nghiên cứu đãchứng minh rằng việc đảm bảo thực hiện các phương diện của CSR sẽ giúp doanhnghiệp thu được những giá trị dài hạn.

Nhiều nghiên cứu kết luận có mối quan hệ tích cực giữa CSR và hiệu quả tàichính của doanh nghiệp Theo báo cáo của tập đoàn Goldman Sachs (2007) trên 6ngành công nghiệp (năng lượng, khai khoáng, sản xuất thép, chế biến thực phẩm, đồ

Trang 15

uống và truyền thông), các doanh nghiệp mà những vị lãnh đạo áp dụng các chínhsách xã hội và môi trường nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, đều đạt đượcnhiều thành công trên thị trường chứng khoán, với mức tăng hơn 25% một năm Còntrong từng lĩnh vực kinh doanh riêng, 72% doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hộikinh doanh tốt hơn các đối thủ cạnh tranh cùng ngành Việc thực hiện các hoạt động

CSR giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả tài chính bằng cách giảm chi phí sản xuấtbằng cách sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực củadoanh nghiệp đến môi trường Nhờ vậy, doanh nghiệp không phải tiêu tốn nguồn vốnđể xử lý những vấn đề môi trường, hay an toàn lao động trong quá trình sản xuất, kinhdoanh.

Đi kèm với những lợi ích về kinh tế, hoạt động CSR còn đem lại hiệu quả trongviệc định vị thương hiệu trên thị trường Việc doanh nghiệp đảm bảo trách nhiệm xãhội sẽ thu hút được sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là khách hàng, giới truyềnthông, đồng nghĩa với doanh nghiệp đã xây dựng được hình ảnh tốt trong mắt côngchúng Qua đó, doanh nghiệp nhận được sự ủng hộ đông đảo và bền vững từ cộngđồng, doanh nghiệp không cần thực hiện những chiến dịch PR, quảng cáo để phủ sónghình ảnh thương hiệu mà vẫn giữ được vị trí ổn định trên thị trường đầy cạnh tranh.Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp có được hình ảnh tích cực trên thị trường sẽ giúp chodoanh nghiệp tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng, đối tác Điều này ảnh hưởngtrực tiếp đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

Như đã nói ở trên, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động vàđảm bảo môi trường làm việc thuận lợi và điều kiện làm việc tốt Khi doanh nghiệpđảm bảo CSR đối với người lao động, doanh nghiệp sẽ tạo ra giá trị tự thân để thu hútvà giữ chân người lao động Nghiên cứu của Albinger và Freeman (2000) đã chỉ rarằng, các hoạt động CSR có những tác động tích cực đến việc tuyển dụng nhân sự củadoanh nghiệp Turker (2008) khẳng định CSR cũng giúp gia tăng lòng trung thành củanhân viên đối với doanh nghiệp Tóm lại, việc thực hiện trách nhiệm xã hội là cần thiếtđể tạo tiền đề cho các hoạt động tuyển dụng và duy trì nguồn lao động ổn định.

c) Đối với cộng đồng, xã hội

Theo một nghiên cứu của Ismail (2009), CSR có những tác động mạnh mẽ đốivới sự phát triển của xã hội Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp giúp gắn kết chặt chẽhơn mối quan hệ giữa cộng đồng và các tổ chức kinh doanh Điều này không chỉ giúpdoanh nghiệp duy trì sự phát triển bền vững mà thông qua sự phát triển đó, doanh

Trang 16

nghiệp quay trở lại tác động tích cực đến xã hội Hoạt động CSR giúp xã hội khắcphục những vấn đề nổi cộm đang tồn tại như thất nghiệp, tình trạng đói nghèo, tệ nạnxã hội

d) Đối với môi trường

Từ đầu thế kỉ 21, các hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên lĩnh vựcmôi trường được doanh nghiệp chú trọng Bởi trong quá trình sản xuất và kinh doanh,doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu lấy từ môi trường và đưa ra ngoài môitrường những chất thải của quá trình đó Vấn đề này buộc doanh nghiệp phải có nhữngchiến lược để giảm thiểu những tác động tiêu cực của nó đến môi trường, bảo vệ môitrường sinh thái, kiến tạo trái đất Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới hiện nay đã kínhững cam kết rõ ràng để đảm bảo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, điển hình là việcgiảm thiếu dấu chân carbon (carbon footprint) của doanh nghiệp đối với môi trường.Các phong trào vì môi trường của doanh nghiệp cũng được đầu tư và phổ biến rộngrãi Kết lại, các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần duy trì tínhtoàn vẹn của môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có, giữ gìn môitrường sinh thái trong sạch, lành mạnh.

1.2 Hoạt động CSR đúng đắn

1.2.1 Thực trạng hoạt động CSR gây tranh cãi

Trong thời đại hiện nay, CSR đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiếnlược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới Mặc dù nỗ lực này thườngđược tôn trọng và khen ngợi nhưng việc thực hiện các hoạt động CSR vẫn đối diệnnhững thách thức và gây ra nhiều tranh cãi Điều này phần lớn là do sự khác biệt vềcách hiểu và cách thức triển khai CSR, cũng như sự không nhất quán trong các chiếnlược và hành động của doanh nghiệp.

Một trong những nguyên nhân chính gây tranh cãi về CSR là sự đa dạng vềmục tiêu và phạm vi của các chiến dịch Một số doanh nghiệp sử dụng CSR như mộtphần của chiến lược tiếp thị, nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng mà không thực sựtập trung vào việc cải thiện môi trường hoặc xã hội Ví dụ, một công ty sản xuất thựcphẩm có thể tạo ra một chiến dịch "hỗ trợ nông dân" nhưng thực tế lại sử dụng nguồnnguyên liệu không bền vững hoặc gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

Ngoài ra, sự không minh bạch trong việc đo lường và báo cáo về các hoạt độngCSR cũng góp phần làm tăng sự tranh cãi Một số doanh nghiệp có thể tuyên bố rằnghọ đã đầu tư một số lượng lớn tiền vào các dự án xã hội, nhưng thực tế, các dự án đó

Trang 17

có thể chỉ đem lại lợi ích nhỏ hoặc không đáng kể cho cộng đồng Chính sách báo cáokhông minh bạch và thiếu tính nhất quán trong việc đo lường hiệu quả của CSR có thểdẫn đến sự nghi ngờ và không tin tưởng từ phía cộng đồng và các nhà đầu tư.

Ví dụ cụ thể về sự tranh cãi xung quanh CSR có thể thấy qua các trường hợpnổi tiếng như Volkswagen và scandal về khí thải, khi công ty đã sử dụng phần mềmgian lận để thao túng kết quả kiểm tra khí thải của các xe hơi của họ Điều này đã làmmất đi niềm tin của người tiêu dùng và cộng đồng trong cam kết của công ty đối vớimôi trường và xã hội.

Định nghĩa của "greenwashing" cũng phản ánh thực trạng này Các doanhnghiệp có thể sử dụng các biện pháp quảng cáo mà không thực sự thúc đẩy sự bềnvững, như việc sử dụng nhãn "organic" mà không tuân thủ các tiêu chuẩn, chỉ nhằmthu hút sự quan tâm của người tiêu dùng mà không đảm bảo tính chân thành tronghành động của mình.

Chung quy lại, các hoạt động CSR mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệpvà cộng đồng nhưng sự tranh cãi vẫn luôn tồn tại Để thực sự mang lại giá trị cho xãhội, các chiến dịch CSR cần phải được thiết kế và thực hiện một cách cẩn thận và chânthành, với sự minh bạch và sự nhất quán trong việc đo lường và báo cáo hiệu quả.

1.2.2 Các tiêu chuẩn đánh giá CSR

Để đảm bảo rằng các hoạt động CSR của một công ty được thực hiện đúng đắnvà hiệu quả, việc áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá là không thể thiếu Các tiêu chuẩnkhông chỉ giúp đo lường hiệu quả của các chiến lược CSR mà còn đảm bảo rằng cáchoạt động này đồng nhất với các nguyên tắc và tiêu chí đạo đức và bền vững.

a) WCA (1990)

WCA là viết tắt của Workplace Condition Assessment – dịch sang tiếng Việt làChương trình đánh giá điều kiện làm việc, cung cấp một giải pháp hữu ích, tiết kiệmchi phí cho các đơn vị sản xuất kinh doanh muốn tìm cách cải tiến điều kiện làm việc,góp phần vào việc tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành theo ngành công nghiệp và thựchành sản xuất tốt.

b) WRAP (2000)

WRAP là viết tắt của từ Worldwide Responsible Accredited Production – Tổchức công nhận trách nhiệm xã hội trong sản xuất toàn cầu, là bộ tiêu chuẩn đánh giátrách nhiệm xã hội đối với các tổ chức sản xuất gia công hàng dệt may.

Trang 18

Việc áp dụng WRAP trong hệ thống sản xuất giúp nhà máy thuộc lĩnh vực sảnxuất, gia công hàng dệt may đảm bảo rằng họ hoạt động phù hợp với luật pháp cũngnhư đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về đạo đức tại nơi làm việc.

c) SA8000 (2001)

SA8000 là tiêu chuẩn quốc tế ra đời vào năm 2001 (được xây dựng dựa trên:Công ước Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền, các công ước của Tổ chức Lao động Quốctế, các quy chuẩn nhân quyền quốc tế và luật lao động của nước sở tại).

Tiêu chuẩn SA8000 gồm các tiêu chí đảm bảo quyền lợi cơ bản của người laođộng trong doanh nghiệp, trong đó đặc biệt yêu cầu sự công khai, minh bạch trong cáchoạt động sản xuất, kinh doanh Các doanh nghiệp có thể tham gia với tư cách thànhviên hoặc tham gia với tư cách xin cấp chứng nhận.

d) BSCI (2003)

BSCI viết tắt của cụm từ Business Social Compliance Initiative – Bộ tiêu chuẩnđánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh ra đời năm 2003 từ đề xuất củaHiệp hội Ngoại thương (FTA), được thiết kế để cải thiện điều kiện làm việc cho cácnhà cung cấp của các công ty thành viên tham gia BSCI.

BSCI cung cấp một hệ thống giúp các doanh nghiệp cải thiện dần các điều kiệnlàm việc trong chuỗi cung ứng của họ, thông qua việc đánh giá theo bộ tiêu chuẩn quytắc ứng xử BSCI Sau khi đánh giá xong, kết quả sẽ được cập nhật trên trang củaBSCI, có xếp hạng báo cáo từ A đến E Doanh nghiệp đạt hạng C sẽ đủ điều kiện đểbán hàng Hạng A, B thì 2 năm sẽ đánh giá lại tổng thể Hạng C, D thì 12 tháng đánhgiá lại một lần.

e) ISO 45001 (2018)

ISO 45001 là một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được pháttriển và ban hành bởi ISO (Ủy ban tiêu chuẩn hóa quốc tế) vào ngày 12 tháng 3 năm2018 Bộ tiêu chuẩn này được ban hành với mục tiêu giúp giảm chấn thương và cáccăn bệnh gây ra do nghề nghiệp, thúc đẩy quá trình bảo vệ sức khỏe thể chất và tinhthần của người lao động.

ISO 45001 chính thức được ban hành vào năm 2018, đây cũng là phiên bản làISO 45001 hiện tại Trước khi ISO 45001:2018 ra đời thì OHSAS 18001 là tiêu chuẩnđể quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được áp dụng Đây là một tiêu chuẩn chocác hệ thống quản lý an toàn và nghề nghiệp của Anh cập nhật năm 2007.

f) SMETA (2019)

Trang 19

SMETA Là viết tắt của cụm từ Sedex Members Ethical Trade Audit – phươngpháp đánh giá việc thực hành đạo đức của doanh nghiệp Tương tự như BSCI, SMETAcũng không phải tiêu chuẩn, nó là phương pháp đánh giá và báo cáo về việc thực hànhđạo đức và trách nhiệm xã hội.

Sau khi đánh giá, kết quả sẽ là bản báo cáo được tải lên trangsedexadvance.sedexonline.com bằng tài khoản của doanh nghiệp Báo cáo này sẽ đượcxem bởi khách hàng, nhà cung cấp của doanh nghiệp chứ không được cấp chứng nhận.

1.2.3 Cách áp dụng CSR hiệu quả

CSR là chủ đề đang nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay Bất kể quy mô lớnhay nhỏ, luôn có những cách làm CSR hiệu quả mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cóthể áp dụng.

a) Tích hợp CSR vào văn hóa doanh nghiệpa.1) Cải thiện chính sách công ty

CSR không chỉ dành riêng đối với nhóm đối tượng bên ngoài mà còn được thựchiện cho nội bộ của doanh nghiệp Việc gắn các nguyên tắc CSR vào sứ mệnh, giá trịvà hoạt động hàng ngày của công ty đảm bảo rằng các thực hành có trách nhiệm trởthành một phần không thể thiếu trong văn hóa tổ chức.

Sau COVID-19, nhiều doanh nghiệp đang điều chỉnh lại định hướng và ưu tiêncủa các hoạt động CSR Cụ thể, doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến chất lượngcuộc sống của nhân viên Các hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ lối sống lành mạnh, cânbằng về cả thể chất lẫn tinh thần đang được thiết kế và triển khai nhiều hơn.

Cải thiện chính sách công ty là yếu tố quan trọng nhất cho bất kỳ doanh nghiệpnào cam kết thực hiện các hoạt động CSR bởi việc này đồng nghĩa rằng các doanhnghiệp đã khẳng định sự quyết tâm để hành động Thông qua việc cải thiện chính sách,các chương trình CSR của doanh nghiệp sẽ được diễn ra một cách chiến lược hơn, lâudài hơn và tạo ra nhiều hiệu quả hơn Theo đó, các doanh nghiệp có thể đưa các hoạtđộng CSR như tăng số lượng ngày nghỉ phép, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, chăm lođời sống tinh thần cho nhân viên, v.v ở trong tổ chức…

a.2) Xây dựng văn phòng làm việc thân thiện với môi trường:

Trên thực tế, các hoạt động CSR hiện nay đã phát triển khá đa dạng, không chỉđơn thuần là các hoạt động thiện nguyện dành cho vài nhóm đối tượng nhỏ lẻ, mà bắtđầu hướng tới giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường có tính chiến lược hơn Mộtkhi doanh nghiệp có được thiện cảm của xã hội thì đương nhiên khả năng phát triển

Trang 20

bền vững và lâu dài của doanh nghiệp sẽ tăng cao Đây cũng là phương thức để tạodựng các giá trị nền tảng mà không phải chỉ dựa vào marketing hay truyền thông là cóthể thực hiện.

Thực tế có rất nhiều cách để doanh nghiệp đi theo hướng bền vững hơn, từ đómang lại lợi ích cho không chỉ nhân viên, tổ chức mà còn toàn bộ hành tinh này Theođó, yêu cầu nhân viên tắt máy tính khi không sử dụng, đảm bảo tắt đèn điện trước khirời khỏi phòng hay lựa chọn không gian làm việc đáp ứng bộ tiêu chí bền vững toàncầu với chứng nhận LEED như tòa nhà OfficeHaus là ý tưởng mà doanh nghiệp có thểtham khảo.

b) Đơn giản hoá các hoạt động CSR

Một trong những cách đơn giản để vừa khiến nhân viên tích cực tham gia cáchoạt động CSR, vừa giúp doanh nghiệp duy trì CSR như chiến lược lâu dài trong sựphát triển tổng thể là tổ chức các hoạt động ít tốn công sức và không đòi hỏi thời gian.

Việc hoạt động CSR dễ dàng hay phức tạp không phải yếu tố duy nhất để đánhgiá mức độ tác động lên cộng đồng và xã hội Điều này còn phụ thuộc vào chiến lược,tầm nhìn và cách thức thực hiện của mỗi doanh nghiệp Đối với những công ty ở bướcđầu triển khai chiến dịch CSR thì các ý tưởng đơn giản lại có thể góp phần tạo độnglực và gắn kết nhân viên hiệu quả Quyên góp tiền bạc, quần áo cũ, thực phẩm hay đồgia dụng là các ví dụ điển hình mà phần lớn nhân viên có thể dễ dàng thực hiện.

Đơn cử như vào năm ngoái, AIA đã phát động thử thách 21 ngày hoàn thànhnhiệm vụ 20.000 bước chân/ngày “Walk to Run”, vừa dễ dàng thực hiện lại góp phầnnâng cao sức khỏe thể chất cho nhân viên Theo đó, với mỗi 10.000 bước chân là cácnhân viên đã đóng góp 20.000 VNĐ vào quỹ Vaccine phòng Covid-19 cho người dânViệt Nam.

Hay như Office Haus, đơn vị cho thuê tòa nhà văn phòng cao cấp tọa lạc tạitrung tâm Celadon City, đã tích cực đóng góp một phần kinh phí cho các hoạt độngthiện nguyện “Chủ Nhật Đỏ”, “GBC Badminton” tại khu vực tọa lạc trong thời gianvừa qua.

Có thể nói, CSR là hoạt động mang tính chất đầu tư cho doanh nghiệp Xét vềmặt thương hiệu, các doanh nghiệp thực hiện CSR sẽ đạt được sự tín nhiệm từ phíakhách hàng và đối tác cao hơn so với những doanh nghiệp khác Mặt khác, việc xâydựng và triển khai các dự án CSR còn góp phần xây dựng văn hóa công ty, thu hút và

Trang 21

giữ chân nhân tài Đây vốn được xem là một “bài toán khó” mà chưa chắc công sức,thời gian và tiền bạc có thể tìm được “lời giải” phù hợp.

c) Cân bằng CSR và lợi ích của doanh nghiệp

CSR là một hoạt động được khuyến khích trong một doanh nghiệp Tuy nhiênnếu một doanh nghiệp luôn theo đuổi việc thực hiện CSR mà bỏ qua những lợi ích củadoanh nghiệp hay ngược lại đều sẽ để lại những hệ lụy không mong muốn cho cảdoanh nghiệp cũng như xã hội Trong một thế giới ngày càng nhận thức sâu sắc vềtrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, việc cân nhắc giữa thực hiện CSR và lợi íchkinh doanh là vô cùng quan trọng Theo Tổ chức Kinh tế Hợp tác và Phát triển(OECD), thực hiện CSR không chỉ mang lại lợi ích cho xã hội mà còn tạo ra những cơhội kinh doanh mới Ví dụ, công ty Nike đã triển khai chương trình "Nike Grind", táichế và sử dụng lại các vật liệu để sản xuất giày thể thao Điều này không chỉ giúpgiảm phát thải mà còn giảm chi phí sản xuất, tăng cường hiệu quả kinh doanh và tạo ramột hình ảnh tích cực cho công ty.

Nghiên cứu của Carroll (1991) đã chỉ ra rằng việc thực hiện CSR có thể manglại lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp Ví dụ, công ty Walmart đã đầu tư vào các chươngtrình giáo dục và đào tạo cho người lao động trong cộng đồng Điều này không chỉgiúp cải thiện chất lượng lao động mà còn tăng cường sự hài lòng của nhân viên, giảmtỷ lệ nghỉ việc và tăng hiệu suất làm việc Kết quả là, Walmart đã gặt hái được nhiềuthành công kinh doanh và duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành bán lẻ.

Việc thực hiện CSR không chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn là một cơ hội đểthúc đẩy sự sáng tạo và tăng cường cạnh tranh Theo Porter và Kramer (2006), việctích hợp mục tiêu xã hội vào chiến lược kinh doanh có thể kích thích sự sáng tạo vàtạo ra sản phẩm và dịch vụ mới Ví dụ, Google đã đầu tư vào năng lượng tái tạo và cácdự án bảo vệ môi trường, không chỉ vì trách nhiệm xã hội mà còn để tạo ra những sảnphẩm và dịch vụ mới, từ đó củng cố vị thế cạnh tranh của họ trên thị trường.

Cuối cùng, việc thực hiện CSR không chỉ tạo ra giá trị ngắn hạn mà còn tạo ragiá trị dài hạn cho cả doanh nghiệp và xã hội Theo báo cáo của McKinsey (2019), cácdoanh nghiệp thực hiện CSR tốt thường có lợi nhuận cao hơn và rủi ro kinh doanhthấp hơn Ví dụ, công ty Toyota đã đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các công nghệsạch và tiết kiệm năng lượng, giúp họ giảm chi phí sản xuất và tạo ra những sản phẩman toàn và thân thiện với môi trường, từ đó củng cố vị thế của họ trên thị trường và tạora giá trị cho cả xã hội.

Trang 22

d) Nghiên cứu và đánh giá nhu cầu của cộng đồng

Để thực hiện đúng đắn CSR, việc nghiên cứu và đánh giá nhu cầu của cộngđồng là một yếu tố không thể phớt lờ Theo Michael E Porter và Mark R Kramer(2011), trong bài báo "Creating Shared Value" được công bố trên Harvard BusinessReview, việc hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của cộng đồng là một phần quan trọngcủa việc tạo ra giá trị chung Nghiên cứu và đánh giá nhu cầu của cộng đồng giúpdoanh nghiệp hiểu rõ về môi trường xã hội và văn hóa địa phương Thông qua việcnày, họ có thể thiết kế các chương trình CSR phù hợp với bản sắc văn hóa và cần thiếtcho cộng đồng đó Việc nghiên cứu và đánh giá này giúp xác định các vấn đề cụ thểmà doanh nghiệp có thể giải quyết thông qua các hoạt động CSR của mình Ví dụ, nếumột cộng đồng đang gặp khó khăn về giáo dục, việc tập trung vào các chương trình hỗtrợ giáo dục có thể đem lại lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp và cộng đồng Cùng vớiđó, nghiên cứu và đánh giá nhu cầu của cộng đồng giúp tăng cường lòng tin và mốiquan hệ giữa doanh nghiệp và cộng đồng Khi doanh nghiệp đáp ứng được các nhu cầuthực sự của cộng đồng, họ có thể tạo ra một tác động tích cực và lâu dài, từ đó xâydựng một hình ảnh tích cực về thương hiệu của mình trong cộng đồng đó Hoạt độngnghiên cứu và đánh giá nhu cầu của cộng đồng là một bước quan trọng trong việc thựchiện CSR đúng đắn Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về môi trường xã hội địaphương, xác định các vấn đề cụ thể và tạo ra tác động tích cực và lâu dài cho cả doanhnghiệp và cộng đồng.

e) Thiết lập mục tiêu cụ thể và chiến lược cho các hoạt động CSR

Trong việc thực hiện CSR, thiết lập mục tiêu cụ thể và chiến lược cho các hoạtđộng CSR là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua Theo Carroll và Shabana (2010)trong "The Business Case for Corporate Social Responsibility: A Review of Concepts,Research and Practice", thiết lập mục tiêu rõ ràng và chiến lược cụ thể giúp doanhnghiệp tập trung và hiệu quả hơn trong việc thực hiện các hoạt động CSR Việc thiếtlập mục tiêu cụ thể giúp doanh nghiệp định rõ những gì họ muốn đạt được thông quacác hoạt động CSR của mình Bằng việc xác định các mục tiêu cụ thể như cải thiệnchất lượng môi trường, hỗ trợ cộng đồng địa phương, hoặc tăng cường trách nhiệm xãhội, doanh nghiệp có thể tập trung và tổ chức tài nguyên một cách hiệu quả hơn Songsong với đó, thiết lập chiến lược cho các hoạt động CSR giúp doanh nghiệp đảm bảorằng các hoạt động này phản ánh và hỗ trợ mục tiêu kinh doanh lâu dài của họ Bằngcách tích hợp CSR vào chiến lược kinh doanh chung, doanh nghiệp có thể tạo ra một

Trang 23

tác động tích cực không chỉ đối với cộng đồng mà còn đối với sự phát triển và bềnvững của chính mình Ngoài ra, việc sở hữu một mục tiêu cụ thể và chiến lược cho cáchoạt động CSR giúp doanh nghiệp đo lường và đánh giá hiệu suất của mình một cáchrõ ràng và có mục tiêu Thông qua đó họ có thể điều chỉnh và cải thiện các hoạt độngCSR của mình theo thời gian, tạo ra những tác động tích cực và bền vững hơn cho cảxã hội và doanh nghiệp.

Tóm lại, việc thiết lập mục tiêu cụ thể và chiến lược cho các hoạt động CSR làmột phần không thể thiếu trong việc thực hiện CSR đúng đắn Điều này giúp doanhnghiệp tập trung, tích hợp CSR vào chiến lược kinh doanh chung và đo lường hiệusuất một cách rõ ràng và mục tiêu.

f) Đo lường và báo cáo kết quả

Trong việc thực hiện CSR, việc đo lường và báo cáo kết quả là một yếu tố quantrọng để đảm bảo rằng các hoạt động CSR không chỉ có tác động tích cực mà còn đạtđược các mục tiêu cụ thể đã đề ra Theo Kotler và Lee (2005) trong "Corporate SocialResponsibility: Doing the Most Good for Your Company and Your Cause", việc đolường và báo cáo kết quả giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hiệu suất của các hoạtđộng CSR và cung cấp thông tin quan trọng cho quá trình quản lý và ra quyết định.

Đầu tiên, đo lường kết quả giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu suất và tácđộng của các hoạt động CSR đối với cộng đồng và môi trường xã hội Bằng cách này,họ có thể xác định những điểm mạnh và điểm yếu, từ đó điều chỉnh và cải thiện cáchoạt động trong tương lai Thứ hai, báo cáo kết quả là cách để doanh nghiệp chia sẻthông tin với các bên liên quan, bao gồm cả cộng đồng, cổ đông, nhà đầu tư, và côngchúng Từ đó, doanh nghiệp tạo ra sự minh bạch và tin cậy, góp phần xây dựng mộthình ảnh tích cực về thương hiệu và cam kết với trách nhiệm xã hội Cuối cùng, hoạtđộng này giúp doanh nghiệp duy trì sự liên tục và bền vững trong hoạt động CSR đểcó thể điều chỉnh chiến lược và hoạt động của mình để đáp ứng được những thay đổitrong môi trường kinh doanh và xã hội.

Tóm lại, việc đo lường và báo cáo kết quả là một phần không thể thiếu của quátrình thực hiện CSR đúng đắn, góp phần giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất, chia sẻthông tin với các bên liên quan và duy trì sự liên tục và bền vững trong hoạt động CSRcủa mình.

Trang 24

2 MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG THAM GIA XÃ HỘI VÀ TRÁCHNHIỆM XÃ HỘI

2.1 Tổng quan về hoạt động tham gia xã hội

2.1.1 Khái niệm hoạt động tham gia xã hội

Curtin và McGarty’s (2016) đã định nghĩa về những nhà hoạt động xã hội “lànhững người tích cực làm việc vì các mục đích xã hội hoặc chính trị và đặc biệt lànhững người làm việc để khuyến khích người khác ủng hộ những mục đích đó” Địnhnghĩa rộng hơn cho phép chúng ta kết hợp nhiều hành động và vấn đề mà nhà hoạtđộng tham gia Từ đó, hiểu một cách đơn giản hoạt động tham gia xã hội là nhữnghành động mang tính cộng đồng do các tổ chức, cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hộithực hiện Mục tiêu chung của các hoạt động này hướng đến việc đem lại quyền và lợiích hợp pháp cho xã hội nói chung, con người nói riêng, đảm bảo cho sự phát triển bềnvững của xã hội và mang đến cho con người cuộc sống ngày càng hạnh phúc, tươi đẹphơn.

2.1.2 Vai trò của hoạt động tham gia xã hội

Trong bối cảnh kinh doanh cạnh tranh gay gắt hiện nay, các doanh nghiệpkhông chỉ chú trọng vào lợi nhuận mà còn ngày càng quan tâm đến việc xây dựng hìnhảnh thương hiệu và trách nhiệm xã hội Hoạt động tham gia xã hội đóng vai trò quantrọng trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp hiện đại, mang lại lợi ích thiếtthực cho cả cộng đồng và chính doanh nghiệp.

Đối với cộng đồng, doanh nghiệp hỗ trợ nhóm người yếu thế khi tham gia cáchoạt động xã hội như hiến máu nhân đạo, quyên góp sách vở, quần áo cho trẻ emnghèo, người già neo đơn, góp phần giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn,cải thiện chất lượng cuộc sống của họ Doanh nghiệp tham gia các hoạt động bảo vệmôi trường như trồng cây xanh, dọn dẹp vệ sinh môi trường, tuyên truyền nâng cao ýthức bảo vệ môi trường, doanh nghiệp góp phần xây dựng môi trường sống xanh -sạch - đẹp cho cộng đồng Các hoạt động hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi, tổchức các hoạt động văn hoá, thể thao, giáo dục,… của doanh nghiệp góp phần pháttriển cộng đồng, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

Đối với bản thân doanh nghiệp, các hoạt động tham gia xã hội giúp hình ảnhthương hiệu được nâng cao Tham gia các hoạt động xã hội mang đến cho doanhnghiệp một hình ảnh một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng, từ đó tạo dựnguy tín và lòng tin trong mắt khách hàng, đối tác và công chúng Thu hút khách hàng

Trang 25

cũng là một trong những lợi ích mà các hoạt động tham gia xã hội mang lại: Doanhnghiệp tham gia các hoạt động xã hội hiệu quả sẽ thu hút được lượng khách hàng tiềmnăng và gia tăng lòng trung thành của khách hàng hiện có bởi họ ngày càng quan tâmđến việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của những doanh nghiệp có chung giá trị và camkết xã hội với họ Hơn nữa, việc gia tăng các hoạt động tham gia xã hội là yếu tố giữchân nhân tài: Nhân viên có xu hướng gắn bó lâu dài với những doanh nghiệp có tráchnhiệm xã hội cao Doanh nghiệp tham gia các hoạt động xã hội tạo cơ hội cho nhânviên tham gia, cống hiến và kết nối với cộng đồng, từ đó nâng cao tinh thần làm việc,gắn kết với doanh nghiệp và tự hào về nơi họ làm việc Trong môi trường kinh doanhcạnh tranh gay gắt, việc tham gia các hoạt động xã hội giúp doanh nghiệp tạo dựng sựkhác biệt và thu hút sự chú ý của khách hàng Suy đến cùng việc tham gia hoạt độngxã hội góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Hoạt động xã hộigóp phần giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển cộngđồng, từ đó tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển bềnvững Doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội cao sẽ nhận được sự ủng hộ từ cộng đồngvà chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một số hoạt động tham gia xã hội của các doanh nghiệp có thể kể đến như:Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã hỗ trợ chương trình "Quà tặng cuộcsống" - cung cấp sữa cho trẻ em nghèo; tập đoàn FPT tham gia chương trình "Vì tầmvóc Việt Nam" - hỗ trợ trẻ em khuyết tật; công ty cổ phần Masan Group tham giachương trình "Masan sẻ chia" - hỗ trợ người dân khó khăn trong đại dịch Covid-19;tập đoàn TH True Milk tổ chức chương trình "TH True Milk - Sữa học đường" - cungcấp sữa cho trẻ em học sinh…

2.1.3 Hình thức hoạt động tham gia xã hội

Hoạt động xã hội bao gồm nhiều loại hình khác nhau, nhưng có thể tóm gọnthành ba loại chính:

Thứ nhất là loại hoạt động từ thiện Theo Đặng Nguyên Anh (2016): “Từ thiệnxã hội là một việc làm mang ý nghĩa nhân văn, muốn giúp đỡ những người có hoàncảnh khó khăn, kém may mắn, nhằm mục đích mang lại hạnh phúc cho mọi người”.Mục tiêu chính của hoạt động này bao gồm: Cung cấp những nhu cầu thiết yếu nhưthực phẩm, quần áo, thuốc men, chỗ ở, cho những người nghèo, người già neo đơn,trẻ em mồ côi, người tàn tật, ; giúp đỡ họ có được điều kiện sống tốt hơn, cải thiệnsức khỏe, tinh thần và hòa nhập cộng đồng; hoạt động thúc đẩy lòng nhân ái, sự sẻ

Trang 26

chia, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tốtđẹp hơn…

Hoạt động từ thiện diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú, phù hợp với khảnăng và điều kiện của mỗi cá nhân, tổ chức Một số hình thức của từ thiện có thể kểđến: Hiến máu nhân đạo; quyên góp tiền, quần áo, thực phẩm, sách vở, đồ dùng họctập, cho các tổ chức từ thiện hoặc trực tiếp đến những người khó khăn; tổ chức cácchương trình thiện nguyện như giao lưu, văn nghệ, hội chợ, để gây quỹ từ thiện; xâydựng các mái ấm tình thương - nơi ở cho những hộ gia đình nghèo, neo đơn; các hoạtđộng xây dựng nhà cửa, sơn sửa cơ sở vật chất, dọn dẹp vệ sinh môi trường,

Thứ hai là loại hoạt động phát triển cộng đồng Theo Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội: “Phát triển cộng đồng là quá trình cộng đồng tự giải quyết những trởngại, khó khăn trong cuộc sống để có được sự hài lòng hơn theo thời gian Sự hài lòngở đây chính là sự hài lòng của người dân trong cộng đồng với cuộc sống của họ tạithời điểm đó, quyền lợi căn bản của mọi người dân trong cộng đồng được đảm bảo”.Một số mục tiêu của các hoạt động phát triển cộng đồng cũng được Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đưa ra: “Đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ bản của mọi người nhằmnâng cao chất lượng sống của người dân; cơ hội phát triển cho tất cả các nhóm trongcộng đồng theo hướng công bằng, bình đẳng; đảm bảo sự tham gia của người dân vàotiến trình phát triển ; ổn định an ninh xã hội”.

Các hoạt động phát triển cộng đồng cũng được thực hiện dưới đa dạng hìnhthức như: xây dựng đường xá, cầu cống, trường học, trạm y tế, ; các hoạt động cảithiện môi trường sống; hoạt động hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, tạoviệc làm cho người dân; nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách xây dựng trường học,đào tạo giáo viên, nâng cao chuyên môn nghề nghiệp, ; tổ chức các hoạt động khámsức khỏe, tuyên truyền, giáo dục về sức khoẻ; hoạt động bảo tồn văn hóa cũng là mộthình thức của hoạt động phát triển cộng đồng.

Thứ ba là loại hoạt động vận động xã hội Vận động xã hội là vận động các tầnglớp người dân trong xã hội hướng đến việc xây dựng một xã hội trưởng thành Nóicách khác, mục tiêu lớn nhất của hoạt động này là thúc đẩy các chính sách hoặc hànhvi xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội, hướng đến một xã hội công bằng, văn minhvà phát triển bền vững Các hoạt động vận động xã hội một phần phản ánh tiếng nóicủa cộng đồng, giúp họ có tiếng nói trong các vấn đề liên quan đến cuộc sống của

Trang 27

mình Các hoạt động này thúc đẩy nhận thức cộng đồng, giúp nâng cao nhận thức cộngđồng về các vấn đề xã hội từ đố khuyến khích họ tham gia giải quyết các vấn đề này.

Hoạt động vận động xã hội cũng có nhiều hình thức phong phú phù hợp vớitừng đối tượng cụ thể: Các hoạt động về tuyên truyền, giáo dục như tổ chức hội thảo,diễn đàn với mục đích cung cấp thông tin về các vấn đề xã hội; hoạt động tổ chức cácchiến dịch vận động, thu thập chữ ký, biểu tình, ; hợp tác với các tổ chức phi chínhphủ, các tổ chức xã hội để cùng nhau thực hiện các hoạt động vận động xã hội; sửdụng các phương tiện truyền thông trực tuyến, mạng xã hội để cung cấp thông tin, huyđộng được sự tham gia của cộng đồng.

Ngoài ra còn rất nhiều hình thức hoạt động xã hội khác như hoạt động giáo dục,tuyên truyền; hoạt động nghiên cứu khoa học, mà mỗi cá nhân, doanh nghiệp có thểtham gia tùy theo điều kiện và khả năng của mình Theo Khảo sát của PwC năm 2023:86% doanh nghiệp Việt Nam cho biết họ đang tích cực tham gia vào các hoạt động xãhội, tăng 10% so với năm 2022 Có thể thấy rõ ràng một tín hiệu tích cực là các doanhnghiệp ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia vào các hoạt độngxã hội Hơn nữa, trong thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp thực hiện những hoạt độngcó tính thực tiễn cao, giải quyết các vấn đề tồn đọng trong cộng đồng dưới nhiều hìnhthức đa dạng khác nhau Tham gia các hoạt động xã hội là một trách nhiệm và nghĩavụ của doanh nghiệp Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tối ưu, các doanh nghiệp cầncân nhắc kỹ lưỡng mức độ tham gia và thực hiện các hoạt động một cách bài bản,chuyên nghiệp nhất.

2.2 Mối quan hệ giữa hoạt động tham gia xã hội và trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hoạt động tham gia xã hội là hai kháiniệm khác nhau, tuy vậy lại luôn song hành và tăng cường hỗ trợ phục vụ cho mụcđích phát triển cộng đồng xã hội và lợi ích doanh nghiệp Nhóm chúng em xin trìnhbày một số quan điểm liên quan đến mối quan hệ giữa hai khái niệm này.

2.2.1 Mạng lưới phát triển của doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp khi công bố trách nhiệm xã hội (CSR) luôn chú trọng vàocác hoạt động tham gia xã hội, phục vụ cho lợi ích cộng đồng Tuy vậy, sự quan tâmvề các trách nhiệm đối nội của doanh nghiệp “dường như" bị lãng quên, gây ảnhhưởng đến bộ máy vận hành bên trong của doanh nghiệp.

Để xác định các lớp cơ bản để hình thành trách nhiệm xã hội (CSR), nhiều môhình đã được triển khai, trong đó “Kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của doanh

Trang 28

nghiệp” của Giáo sư Archie B.Carroll, Đại học Georgia (1991) được xem là phổ biếnnhất, định hướng các hoạt động vận hành của doanh nghiệp Với mô hình trên, Giáo sưArchie giới thiệu 4 trách nhiệm bao gồm: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý,trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện Trong đó, trách nhiệm kinh tế và tráchnhiệm pháp lý được xem là nền tảng để hình thành doanh nghiệp

Đầu tiên, về trách nhiệm từ thiện, đây là không gian có diện tích nhỏ nhất, nằmở đỉnh đầu của Kim tự tháp Các doanh nghiệp chú trọng tham gia các hoạt động từthiện cũng là cách để thể hiện trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp đã tuyên bố, từ đónhận được sự quan tâm của công chúng, xã hội Các hoạt động này xuất phát từ ý địnhtự nguyện của doanh nghiệp, đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng hoặc các bên liên quan,được thể hiện dưới nhiều hình thức như trao tặng hiện kim, hiện vật, đóng góp các sảnphẩm dịch vụ, tình nguyện của nhân viên Nếu hoàn thành tốt hoạt động từ thiện, đâylà cách để công chúng thừa nhận tính thành công và tính nhân đạo của doanh nghiệp,đồng thời mang lại các tác động tích cực hai chiều cho cả cộng đồng và doanh nghiệp.Thực tế, khi thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát gây ảnh hưởng không chỉ đếnkinh tế mà còn tác động đến đời sống người dân, trong tháng 3/2020, Tập đoàn THTrue Milk và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp trao tặng 1triệu ly sữa đến tận tay lực lượng y tế, quân đội và người cách ly Ngoài ra, Tập đoànTH còn thực hiện các chương trình như tặng máy thở cho bệnh viện, thực hiện cácchương trình khuyến mãi, giảm giá các mặt hàng cho người tiêu dùng, đảm bảo nguồncung sản phẩm nông sản trong hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn Những hoạt động trêngây được hiệu ứng tích cực đến cộng đồng, hỗ trợ công tác thiện nguyện phục vụ xãhội.

Tiếp theo, bên dưới trách nhiệm từ thiện là trách nhiệm đạo đức Đây là cáchoạt động mà doanh nghiệp thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức mà không liênđới đến những ràng buộc pháp lý Đây là những hoạt động mà doanh nghiệp khôngcần phải làm, tuy vậy nó lại thể hiện được tinh thần nhân đạo một cách tối thiểu, phùhợp với các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo thời kỳ Do vậy, vẫn có nhiều doanhnghiệp thực hiện trách nhiệm đạo đức một cách tự nguyện, nhằm mục đích thể hiện sựcông bằng của doanh nghiệp và gia tăng độ tin cậy của khách hàng đến doanh nghiệp.

Thực tế, doanh nghiệp Cocoon chứng minh được trách nhiệm đạo đức của mìnhthông qua việc khẳng định sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm thuần chay 100% tại ViệtNam Cocoon lo sợ rằng các sản phẩm mỹ phẩm có thử nghiệm lên động vật là không

Trang 29

an toàn cho việc bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường xung quanh, từ đó nói“không” với việc sử dụng các thành phần có xuất xứ từ động vật và cam kết 100%thực vật lành tính, an toàn cho sức khỏe Các sản phẩm mà Cocoon đã sản xuất đềugắn liền với một số nông sản đặc hữu tại Việt Nam như: Cà phê Đắk Lắk, Bơ Ca caoTiền Giang, Đường thốt nốt An Giang, Sen Hậu Giang, Bí đao, Bưởi… và nhận vềnhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng.

Cuối cùng và quan trọng nhất là hai lớp trách nhiệm kinh tế và trách nhiệmpháp lý Có thể thấy theo mô hình, đây là hai lớp dưới cùng, được xây dựng để tạo nềntảng vững chắc cho các lớp bên trên Tuy vậy, vẫn có nhiều doanh nghiệp bỏ qua sựquan trọng của hai loại trách nhiệm này Trách nhiệm kinh tế nhằm xác định mục tiêusản xuất hàng hoá/dịch vụ đáp ứng quy luật cung - cầu của xã hội và bán chúng để thulợi nhuận, phục vụ cho việc vận hành doanh nghiệp và các nhà đầu tư Nói một cáchdễ hiểu, đây chính là trách nhiệm doanh nghiệp cần phải suy xét đầu tiên để phát triểnmột doanh nghiệp bền vững Nhiều startup quá sa đà vào các hoạt động thiện nguyệnmà quên đi cốt lõi công ty là lợi nhuận để tiếp ứng cho các nhân viên và quy trình.Nếu làm tốt trách nhiệm này, doanh nghiệp không chỉ phát triển chính mình mà còn“nuôi sống” nhiều nhân viên Theo thông cáo báo chí kết quả khảo sát mức sống dâncư năm 2023 (Tổng cục Thống kê), thu nhập bình quân của một người/tháng vào năm2023 đạt 4,96 triệu đồng, tăng 6,2% so với năm 2022 Như vậy, có thể thấy tầm quantrọng của trách nhiệm kinh tế đến doanh nghiệp và nhân viên là rất cần thiết để xâydựng và phát triển doanh nghiệp Bên cạnh đó, trách nhiệm pháp lý cũng cần phải xemxét một cách kỹ lưỡng Doanh nghiệp hoạt động dưới sự giám sát của pháp luật vàphải tuân thủ pháp luật, đặc biệt là Luật Kinh doanh Nắm vững và thích ứng trước cácthay đổi của pháp luật là điều kiện giúp doanh nghiệp hoạch định các chiến lược kinhdoanh đến đối tượng phù hợp, tối ưu hoá các nguồn lực đối nội và đối ngoại và quảntrị rủi ro đạt hiệu quả cao Trách nhiệm pháp lý đặt ra 5 nhiệm vụ quan trọng để doanhnghiệp xem xét bao gồm: Điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môitrường, an toàn và bình đẳng, khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm.Một số doanh nghiệp bất chấp mọi hậu quả để tìm cách “lách luật", thực hiện hành vivi phạm pháp luật Ví dụ, Cục Cảnh sát môi trường (C36) Bộ Công an phối hợp vớiĐoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Tài nguyên - Môi trường bắt quả tang nhà máy côngty Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải vào ngày 19/9/2008 Cơ quanchức năng nhận định hàm lượng các chất ô nhiễm trong khối lượng nước thải là rất

Trang 30

cao, các chỉ số ô nhiễm môi trường vượt tiêu chuẩn từ vài chục đến hàng trăm, xyanuavượt tiêu chuẩn 76 lần… Tuy đã từng vi phạm và bị xử phạt hành chính về hành vi gâyô nhiễm môi trường trước đây, công ty Vedan vẫn tiếp tục vi phạm, gây ảnh hưởngnghiêm trọng đến môi trường và người dân sinh sống nên cơ quan chức năng có đủcăn cứ khởi tố vụ án hình sự Điều đó đặt ra bài học cảnh tỉnh cho các doanh nghiệpphải chấp hành và thực hiện nghiêm túc pháp luật.

Như vậy, có thể thấy, ngoài các hoạt động tham gia xã hội, trách nhiệm xã hộicũng liên đới đến các công việc của đối nội và đối ngoại Vậy nên, bên cạnh việc thựchiện các hoạt động tham gia xã hội để chứng minh sức ảnh hưởng của trách nhiệm xãhội (CSR), các doanh nghiệp cũng cần tập trung vào xây dựng mạng lưới phát triểnbên trong của chính mình.

2.2.2 Mục tiêu về nội lực doanh nghiệp để phát triển CSR

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) không chỉ mang lại lợi ích chocộng đồng và môi trường mà còn mang lại nhiều lợi ích cho chính doanh nghiệp Cácmục đích xuất phát bên trong doanh nghiệp khi thực hiện CSR bao gồm:

a) Môi trường

Doanh nghiệp cần nhìn nhận môi trường không chỉ là nguồn nguyên liệu sảnxuất mà còn là điều kiện cơ bản để tồn tại Hoạt động sản xuất quá mức có thể dẫn đếnô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Do đó, việc thực hiện các hànhđộng CSR như tái chế và phục hồi môi trường sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệptrong việc giảm chi phí và tạo dựng uy tín.

Một ví dụ cho việc bảo vệ môi trường của doanh nghiệp Unilever là tiên phongtrong việc thay đổi quan điểm về nhựa từ việc coi nó như một vấn đề rác thải sang việcxem nhựa là một nguồn tài nguyên có thể tái chế và tái sử dụng Thay vì chỉ đơn thuầnloại bỏ nhựa sau khi sử dụng, Unilever đã phát triển một mô hình kinh tế tuần hoàncho nhựa Điều này có nghĩa là họ không chỉ tập trung vào việc giảm lượng nhựa tiêuthụ mà còn đặt mục tiêu trong việc tận dụng lại và tái chế nhựa đã sử dụng để tạo rasản phẩm mới.

Bằng cách này, Unilever không chỉ giúp giảm lượng rác thải nhựa đổ ra môitrường mà còn giảm áp lực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên Họ đang định hình mộttương lai phát triển bền vững không chỉ cho doanh nghiệp của mình mà còn cho cộngđồng và môi trường Điều này cho thấy cam kết của Unilever đối với việc tạo ra một

Trang 31

thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc sử dụng tài nguyên một cách thông minh và bềnvững.

Một ví dụ khác là The Body Shop, doanh nghiệp không chỉ cam kết chống lạiviệc thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật mà còn sử dụng nguyên liệu có nguồn gốcbền vững Những nỗ lực này đã giúp thương hiệu thu hút sự quan tâm của khách hàngđối với các sản phẩm thuần chay và thân thiện với môi trường, đồng thời xây dựnghình ảnh thương hiệu uy tín.

Thử nghiệm trên động vật luôn là một vấn đề gây tranh cãi trong ngành côngnghiệp mỹ phẩm Tuy nhiên, The Body Shop đã thể hiện sự cam kết bền bỉ thông quaviệc ban hành lệnh cấm thử nghiệm mỹ phẩm lên động vật trên phạm vi toàn cầu Kểtừ năm 1989, thương hiệu này đã liên tục đấu tranh chống lại các thử nghiệm trênđộng vật, và vào năm 2017, họ đã khởi xướng chiến dịch công khai mang tên "ForeverAgainst Animal Testing" , nhằm thu thập chữ ký và đề nghị Liên Hợp Quốc xem xétviệc ban hành lệnh cấm thử nghiệm trên động vật trong ngành mỹ phẩm một cách vĩnhviễn.

Nhờ sự nỗ lực của mình, The Body Shop đã thu được 8 triệu chữ ký và gópphần vào quá trình thảo luận tại Liên Hợp Quốc về việc ban hành lệnh cấm này Trướcđó, họ đã hợp tác với Cruelty Free International và đóng góp vào việc ban hành lệnhcấm thử nghiệm trên động vật tại Anh, cũng như tham gia vào việc ban hành lệnh cấmtương tự của Liên minh Châu u Những nỗ lực này đã làm cho The Body Shop trởthành một trong những nhãn hiệu hàng đầu về sự bảo vệ động vật và sự phát triển bềnvững.

b) Người lao động

Đảm bảo môi trường làm việc an toàn, chế độ lao động công bằng và cơ hộiphát triển nghề nghiệp là những cách quan trọng để doanh nghiệp đáp ứng trách nhiệmcủa mình đối với nguồn nhân lực Bằng cách này, doanh nghiệp có thể thu hút và giữchân nhân viên, từ đó tiết kiệm chi phí tìm kiếm và đào tạo nhân sự mới.

Các ví dụ về việc này có thể kể đến bài viết của Josh Bersin, người sáng lập nêncông ty cùng tên, về việc giữ chân nhân viên đã nêu ra các yếu tố mà một doanhnghiệp nên xem xét khi tính toán chi phí thực khi nhân viên bỏ việc như thuê nhânviên mới bao gồm chi phí truyền thông quảng cáo, sàng lọc, phỏng vấn và tuyển dụng;chi phí onboarding một người mới bao gồm cả thời gian đào tạo và quản lý; chi phínăng suất: có thể một nhân viên mới mất 1-2 tháng để đạt được năng suất của một

Trang 32

người thử việc hiện có; cuối cùng, khi nhân viên nghỉ việc làm vị trí bị bỏ trống,không có người phụ trách, các nhân viên còn lại trở nên quá tải khối lượng công việc,nhân viên mới mất nhiều thời gian hơn và thường không giỏi trong việc giải quyết vấnđề.

VNG, một doanh nghiệp công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, không chỉ phát triểnmạnh mẽ về quy mô với gần 4.000 nhân viên đến từ hơn 20 quốc gia khác nhau, màcòn mở rộng hoạt động đến 10 thành phố trên toàn cầu Đáp ứng với sự đa dạng vềngười lao động, VNG đã triển khai dự án VNG Palette vào năm 2023, nhằm tôn vinhsự đa dạng về thế hệ, ngành nghề, địa lý và tính cách trong công ty Điều này thể hiệncam kết của công ty trong việc tạo ra một môi trường làm việc tôn trọng và hòa nhập,từ đó giúp họ thực hiện mục tiêu vươn tầm thế giới.

Thông tin từ cuộc khảo sát của GPTW năm 2022 cũng cho thấy sự thành côngcủa VNG trong việc tạo ra một môi trường công bằng và công nhận giá trị của mọinhân viên Với tỷ lệ cao (96%) nhân viên cho biết họ không gặp phải sự phân biệt đốixử dựa trên tuổi tác hoặc giới tính Điều đáng chú ý là sự đa dạng về thế hệ và giớitính trong tổ chức, với 40% nhân viên thuộc Gen Z và gần 39% là nữ giới Sự tự hàocủa nhân viên về công ty mình cũng được thể hiện rõ khi có đến 94% nhân viên chobiết họ tự tin chia sẻ với người khác về công ty mình đang làm việc Điều này cho thấymôi trường làm việc tích cực và sự tôn trọng đối với sự đa dạng là một trong nhữngyếu tố quan trọng giúp VNG thu hút và giữ chân nhân tài, đồng thời tạo dựng uy tín tốttrong cộng đồng xã hội và trên thị trường lao động.

c) Cổ đông

Doanh nghiệp cần điều hành hiệu quả để tạo ra giá trị gia tăng cho cổ đông vàcông bố thông tin minh bạch Hành động này giúp tạo niềm tin cho nhà đầu tư và giảmmâu thuẫn lợi ích trong hoạt động doanh nghiệp.

Microsoft đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về việc sử dụng 100% năng lượng tái tạovà giảm 50% lượng khí thải carbon vào năm 2030 Điều này không chỉ thể hiện sựcam kết của họ trong việc bảo vệ môi trường mà còn phản ánh tầm nhìn và tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp Bằng cách này, Microsoft không chỉ đóng góp tíchcực vào việc giảm biến đổi khí hậu mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững và tạo ragiá trị cho xã hội Kết quả của những cam kết này không chỉ thể hiện ở mặt môi trườngmà còn ảnh hưởng đến khía cạnh tài chính và quản trị của công ty Microsoft thu hútsự quan tâm của các nhà đầu tư có lòng yêu môi trường, xã hội và quản trị (ESG)

Trang 33

thông qua việc thực hiện các cam kết này Điều này không chỉ giúp họ tăng cường uytín và danh tiếng trên thị trường mà còn nâng cao giá trị cổ phiếu của công ty.

d) Đối tác

Các đối tác của doanh nghiệp cần được đối xử công bằng và có trách nhiệm xãhội Hợp tác với các đối tác có thể bao gồm việc thiết lập các chuỗi cung ứng bềnvững, thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động và môi trường trong toàn bộ chuỗi cung ứng,và thực hiện các dự án hợp tác xã hội và môi trường.

Nike đã thực hiện các hoạt động hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp nhằmcải thiện điều kiện làm việc cho công nhân Các hoạt động này bao gồm việc nâng caomức lương, đảm bảo an toàn lao động và tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế Kếtquả của việc này là Nike đã củng cố mối quan hệ với các nhà cung cấp, đồng thời cảithiện chất lượng sản phẩm và giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc vi phạm đạo đức laođộng Điều này cho thấy cam kết của Nike trong việc xây dựng một chuỗi cung ứngcông bằng và bền vững, từ đó tạo ra lợi ích cho cả doanh nghiệp và cộng đồng laođộng.

e) Khách hàng

Doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường,cải thiện chất lượng và an toàn của sản phẩm, cung cấp thông tin minh bạch về nguồngốc và quy trình sản xuất, và hỗ trợ các chương trình xã hội và môi trường mà kháchhàng quan tâm Hoạt động CSR hướng về khách hàng được thể hiện trong các chínhsách liên quan đến tiêu chuẩn đạo đức trong quảng cáo, chất lượng sản phẩm, quytrình sản xuất, giá cả,… Nghiên cứu của Davidson III và Worrel (1988) đã chỉ ra rằngnếu một DN không đối xử công bằng với khách hàng của mình, thì lòng tin của kháchhàng đối với doanh nghiệp đó sẽ bị giảm sút, điều này sẽ dẫn đến những bất lợi chodoanh nghiệp và làm giảm hiệu quả hoạt động Ngược lại, nếu một doanh nghiệp đốixử công bằng với khách hàng và đảm bảo mức độ hài lòng cao, thì sự tin tưởng củakhách hàng đối với DN đó có nhiều khả năng tăng lên.

f) Cộng đồng

Mối quan hệ với cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và pháttriển doanh nghiệp Việc đáp ứng các yêu cầu của cộng đồng và giải quyết các vấn đềxã hội sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra một văn hóa tổ chức mạnh mẽ và xây dựng uy tíntrong cộng đồng.

Ngày đăng: 22/06/2024, 22:59

Xem thêm: