1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ môn văn học nhật bản đề tài tsurezure gusa

41 57 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tsurezure-Gusa - 徒然草
Tác giả Nguyễn Trần Phương Ngọc, Lê Hoàng Ngọc Châu, Phạm Trần Anh Thư, Điểu Thị Huyền Nhung, Lâm Duy Anh, Hồ Ngọc Minh
Trường học Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn Học Nhật Bản
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 514,29 KB

Nội dung

31CHƯƠNG 3: CẢM NHẬN CHUNG VỀ TÁC PHẨM VÀ DÒNG “VĂN HỌC ẨN SĨ” TRONG THỜI TRUNG ĐẠI CỦA VĂN HỌC NHẬT BẢN.... Dòng văn học này đề cao cuộc sống thanh cao, thoát tục của những người ẩn sĩ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NHẬT BẢN HỌC – HỆ CHẤT LƯỢNG CAO



TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN

ĐỀ TÀI: TSUREZURE-GUSA - 徒然草

1 Nguyễn Trần Phương Ngọc 2156191069 Nhóm trưởng

2 Lê Hoàng Ngọc Châu 2156191048 Thành viên

3 Phạm Trần Anh Thư 2156191089 Thành viên

4 Điểu Thị Huyền Nhung 2156191072 Thành viên

5 Lâm Duy Anh 2156191043 Thành viên

6 Hồ Ngọc Minh 2156191063 Thành viên

Nhóm 8 – Danh sách thành viên:

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DÒNG VĂN HỌC ẨN SĨ ( 隠者文学) 4

1.1 Dòng văn học ẩn sĩ (隠者文学) 4

1.2 Tác giả, tác phẩm 8

Tiểu kết chương 1 11

CHƯƠNG II: CẢM NHẬN MỘT VÀI ĐOẠN CỦA TÁC PHẨM BUỒN BUỒN PHÓNG BÚT ( 徒然草) 12

2.1 Đoạn 75 12

2.2 Đoạn 79 17

2.3 Đoạn 92 20

2.4 Đoạn 137 24

Tiểu kết chương 2 31

CHƯƠNG 3: CẢM NHẬN CHUNG VỀ TÁC PHẨM VÀ DÒNG “VĂN HỌC ẨN SĨ” TRONG THỜI TRUNG ĐẠI CỦA VĂN HỌC NHẬT BẢN 32

3.1 Cảm nhận chung về tác phẩm 32

3.2 Dòng văn học ẩn sĩ 34

Tiểu kết chương 3 37

Trang 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Văn học ẩn sĩ Nhật Bản là một thể loại văn học độc đáo và phát triển mạnh mẽ trong thời Trung đại Dòng văn học này đề cao cuộc sống thanh cao, thoát tục của những người ẩn sĩ rời bỏ chốn phồn hoa, nhộn nhịp của đô thị để tìm kiếm những vắng vẻ, hoang sơ để sống cuộc đời an nhàn, tự tại Văn học ẩn sĩ Nhật Bản đã góp phần làm phong phú thêm nền văn học Nhật Bản Nó thể hiện một tinh thần nhân văn cao đẹp, một tâm hồn yêu thiên nhiên và yêu cuộc sống ẩn sĩ Trong tiểu luận

然草) của nhà văn Yoshida Kenko (吉田 兼好) đồng thời nêu cảm nhận của nhóm

về bốn đoạn trích này Từ những cơ sở đó chúng tôi sẽ đưa ra cảm nhận chung của mình về dòng văn học ẩn sĩ Nhật Bản thời trung đại Thông qua cảm nhận chung đó, chúng ta sẽ hiểu hơn về sự độc đáo và đặc sắc mà văn học ẩn sĩ mang lại cho nền văn học Nhật Bản thời bấy giờ Đồng thời chúng ta cũng hiểu được tài hoa của những người ẩn sĩ Nhật Bản, họ không chỉ là những nhà văn, nhà thơ tài năng, mà còn là những tinh hoa tri thức mang trên vai mình trách nhiệm bảo tồn văn hóa và giáo dục trong một thời đại chao lạc Hơn nữa, việc phân tích và nêu cảm nhận về bốn đoạn trích của tác giả Yoshida Kenko cũng đã thể hiện được nền kiến thức vô cùng thâm sâu và phong phú của ông, ông cũng có cái nhìn nhạy bén về thiên nhiên, cái đẹp, có những quan sát hết sức tinh tế và sâu sắc tâm lý của con người Qua đó, chúng ta thấy được dòng văn học ẩn sĩ là một dòng văn học giàu giá trị, mang đậm bản sắc văn hóa Nhật Bản, góp phần làm phong phú thêm cho nền văn học thế giới

Trang 5

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DÒNG VĂN HỌC ẨN SĨ (隠者文学) 1.1 Dòng văn học ẩn sĩ (隠者文学)

Thời kỳ Kamakura (1185-1382), bởi sự thay đổi ý thức hệ của thời đại võ sĩ, ảnh hưởng của nikki (nhật ký) và Nyoubou bungaku có phần giảm sút với thời Heian Hai thể loại là kiko (du ký) và zuihitsu (tùy bút) nổi lên và trở thành hai thể loại quan trọng trong văn học Nhật Bản và đã khẳng định được một thế đứng riêng với các phong cách riêng biệt Hơn nữa, văn học Nhật Bản thời kỳ Trung thế kéo dài từ khi Mạc phủ Kamakura đến khi Mạc phủ Tokugawa ra đời Đây là thời gian chuyển giao giữa thời đại quý tộc sang thời đại võ sĩ, ngoài ra các cuộc nội chiến cũng kéo dài liên miên, do đó đây là thời kỳ văn học bị ảnh hưởng nhiều bởi sự bất ổn về chính trị Trong bối cảnh lịch sử đó, con người đã tìm đến Phật giáo như là một chỗ dựa cho tinh thần Họ bị ảnh hưởng bởi ý nghĩa về sự “vô thường” – “Vạn vật đều sẽ biến đổi, không có gì tồn tại mãi mãi” Hơn nữa, trong một thời nhiều tai ương và thiên tai như vậy, lòng người sẽ mang nhiều nỗi bất an, bất mãn và phiền trách là điều dễ hiểu Một trong những phản ứng đó là bỏ đi tu để xa lánh hiện thực của cuộc đời Thêm vào đó, thời kỳ này bắt đầu xuất hiện các “ẩn sĩ” Họ là những người thích sống một mình ở những nơi xa rời trần thế, đi ở ẩn, kết cỏ dựng am trong núi sâu hoặc lang thang du hành từ vùng này qua vùng khác Họ xem cuộc đời này là vô thường, dốc lòng tu học Phật giáo, lấy sự thanh cao, đạm bạc nơi đời sống tu hành làm niềm vui, viết những tác phẩm chính luận dựa trên ý niệm về sự “vô thường” và

để lại những tác phẩm tùy bút nói lên chí hướng, kinh nghiệm bản thân Đó là dòng

(1118-1190), Ton-A (1289-1372) là những văn hào ẩn sĩ có tiếng Và nổi bật trong những nhà văn ẩn sĩ thời kỳ này phải kể đến là Kamo no Chousei với Houjouki và Kenko với Tsurezure-gusa Các văn nhân ẩn sĩ xa rời thế tục, sống độc lập nên thi ca

và văn chương của họ cũng có phong vị u nhàn tịch mịch Dòng văn học ẩn sĩ là điểm

Trang 6

đặc thù của văn học thời trung cận đại, trong khi dòng văn học nyoubou bungaku là đặc trưng cho thời trung cổ và văn học người kẻ chợ (chounin bungaku) là đại diện cho thời cận đại

Để hiểu rõ hơn về dòng văn học ẩn sĩ, đầu tiên cần phải hiểu ẩn sĩ là gì:

- Ẩn sĩ là những người đã rời bỏ hệ thống quý tộc và các gia đình samurai để sống ẩn dật và khoác áo tu sĩ Hầu hết họ sống trong các ẩn thất ở các ngôi làng miền núi, nhưng cũng có một số ở thành phố và vẫn duy trì các mối quan hệ với thế tục

Họ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Phật giáo và triết học Tịnh Độ, và các tác phẩm của

họ mang tính phê phán sâu sắc

- Ẩn sĩ là những người sống ẩn dật Đó là hành động cách ly và thoát ra khỏi tập đoàn, tránh sự xung đột Xã hội đã có thể khống chế được các nhân, nhưng bên trong, cá nhân vẫn tìm cách kháng lại để giữ được sự tôn nghiêm của mình Khi muốn làm chủ hoàn toàn được mình thì chỉ có cách thoát hẳn ra ngoài xã hội Thế nhưng khi thoát ra thì đều phải nếm trải biết bao nhiêu cô đơn và thống khổ

- Người ta lánh đời vì nhiều lý do Thế nhưng cơ bản vẫn là lý do có tính triết học một khi họ đã cho cuộc đời là một cõi vô thường Chỉ có sự cách ly với đời mới giúp ta tìm ra bản ngã Cho nên ẩn dật là vừa vứt vỏ xã hội và dập tắt thất tình lục dục

- Để hiểu được dòng văn học ẩn sĩ của thời Trung thế Nhật Bản, ta phải hiểu

tư tưởng lánh đời, thoát tục đã chi phối hành động của con người từ Đông sang Tây,

tự cổ chí kim Trong mấy nghìn năm, con người đã ràng buộc con người, cá nhân cũng tự ràng buộc chính mình Lánh đời chính là cắt gỡ một phần nào đó những ràng buộc đó Thiền học giúp người ta thoát khỏi sự ràng buộc bằng cách đưa họ về với tình trạng của gỗ đá của thiền tọa để tìm ra sự đồng nhất của những mâu thuẫn tuyệt đối và dẫn họ tới giác ngộ Còn ẩn giả thì trong cô độc, cố đi kiếm cái đẹp tịch liêu của vạn vật và chân lý của cuộc đời

Trang 7

- Người Nhật dùng chữ ẩn sĩ (inshi-隠士) nhưng thường gọi những kẻ lánh

người lánh đời, tu Phật nhưng không vào chùa và những người không lánh đời hoàn toàn Loại thứ hai là những người vứt bỏ nghề nghiệp để chuyên tâm theo đuổi một lĩnh vực nghệ thuật nào đó Họ sống một đời tự do để có thể theo đuổi con đường nghệ thuật của mình

- Dòng văn học ẩn sĩ có thể vừa do những ẩn sĩ thuộc loại thứ nhất và loại thứ hai viết ra nhưng không phải ẩn sĩ nào cũng muốn viết và có khả năng viết Hơn nữa, trong số các tác phẩm văn học của ẩn sĩ không chỉ có những tác phẩm trực tiếp liên quan đến cuộc đời ở ẩn Các tác phẩm thuộc loại chiến ký như Truyện Heike, Thái Bình Ký, các tác phẩm thuộc loại du ký như Nhật Ký Đêm Mười Sáu, Du ký đường biển, đều do những người ở ẩn viết Đó là văn học ẩn sĩ theo nghĩa rộng Văn học

ẩn sĩ theo nghĩa hẹp mới là “văn chương của những người lánh đời viết về cuộc đời

ở ẩn” và như thế chỉ có Cảm nghĩ trong am (Houjouki) là gần với định nghĩa này nhất, sau đó mới đến Buồn buồn phóng bút (Tsurezure-gusa) vì dù nội dung ca tụng cuộc đời nhàn tĩnh nhưng vẫn nhắc nhiều đến thế tục

Ba dạng thức ẩn sĩ tiêu biểu của Nhật Bản:

- Nhật Bản từ xưa cũng đã có nhiều ẩn sĩ, phần lớn là những nhà sư Phật Ẩn

sĩ gắn liền với văn học có lẽ bắt nguồn từ Saigyo (1118-1243), một nhà sư du hành cuối thời Heian và đầu thời Kamakura Theo nhận xét của Ishida Yoshisada, dòng văn học ẩn sĩ thời Trung thế Nhật Bản thể hiện chủ yếu dưới ba dạng thức: dạng Saigyo, dạng Choumei và dạng Kenko Dạng Saigyo chỉ chú trọng đến cái đẹp u buồn của thiên nhiên (ẩn sĩ và du hành tăng), Choumei lấy cuộc sống nhàn tĩnh cá nhân làm đối tượng (ẩn sĩ chốn lâm tuyền) còn Kenko tập tủng vào con người nói chung (ẩn sĩ giữa thị thành)

Trang 8

- Kenko, ẩn sĩ giữa thị thành:

Nếu Choumei coi cuộc sống nhàn tĩnh thảo am là trên hết, thì một trăm năm sau, Kenko tuy vẫn tiếp tục ngồi trong thảo am để mặc cho ngòi bút lôi cuốn mình nhưng trung tâm suy nghĩ của ông không phải là bản thân cũng như bản thân cuộc đời ẩn dật của mình Ông viết về cuộc sống bên ngoài cửa am, về những người mà ông giao du, từ những quý tộc cung đình, giới quan liêu, tướng lĩnh, các tăng lữ và cho đến cả thường dân trong xã hội

Về mặt nghệ thuật, tuy Tsurezure-gusa không có nét thiên tài trong tuồng Nou của Zeami, trong trà đạo của Rikyuu, trong triết lý Phật giáo của Dougen nhưng có cái nhìn sắc bén và ngưng đọng, thấu suốt thực thể con người Hơn thế, nó không cà

kê không dứt như Makura no Soushi của Sei Shounagon, cũng không có tham vọng dạy dỗ người ta như Shasekishuu của tăng Mujuu Nó chỉ nói vừa đủ và ngừng lại ngay khi độc giả đã cảm thấy nói chừng đó là đủ

“Điều kiện của ẩn sĩ là sự nhận thức về lẽ vô thường, khuynh hướng tìm về cái đẹp hay cầu đạo, yêu thích cuộc đời cô độc u tịch, biết sống cảnh thanh bần Bốn yếu

tố đã hội tụ đủ nơi Kenko Khác chăng là ông không thương cảm, vịnh thán cảnh đời

vô thường như các tác giả đương thời nhưng ý thức về nó như một hiện thực Đó là quan niệm xem cuộc đời như một tuồng huyễn hóa, và nhờ đó, không sợ cái chết và biết phản ứng tích cực hơn trước những sự đổi thay” – Nguyễn Nam Trân

Có thể nói rằng Kenko yêu thích con người trong mọi hình thái của nó, từ xấu

xa đến đẹp đẽ cao thượng Ông không chán đời, trái lại ông xem dục vọng của con người là vũ khí để chống đối lại sức mạnh của vô thường Nếu có tỏ lòng thương cảm, ông cảm thương cho những nỗ lực không kết quả đó Trong một chừng mực nào đó, ta có thể nói ông là người của một thứ chủ nghĩa hiện sinh dưới dạng sơ khai

Trang 9

Cho đến thời của ông, chưa có một tác phẩm nào phong phú như Kenko trong lối diễn ta vì nó đi từ hình thức dạy dỗ, khuyên bảo, phê bình, châm biếm cho đến thuyết phục

1.2 Tác giả, tác phẩm

a Tác giả - Yoshida Kenko

1283 và mất 1350 Ông xuất thân từ dòng họ nhiều đời làm chức quan giữ đền Yoshida nên còn có tên là Yoshida Kaneyoshi

Vào năm ông khoảng 20 tuổi, ông vào hậu cận quý tộc Horikawa, nhờ đó được làm quan lục phẩm dưới đời thiên hoàng Go Nijo (1301-1308) Lúc Thiên hoàng băng hà, ông xuất gia, lấy pháp danh là Kenko, lúc đó ông mới trên dưới 30 tuổi

Yoshida Kenko là người giỏi thơ waka và là nhà thơ waka thuộc trường phái Nijo, môn hạ của Nijo Tameyo là một trong những người được người đời ca tụng là Hòa ca Tứ Thiên vương (Bốn nhà thơ waka trụ cột), ông cũng là học giả cổ văn, thông hiểu phép tắc nghi lễ cổ điển

Ông giao thiệp thường xuyên với Tướng quân Ashikaga Takauji, nhiều võ tướng và nhà thơ nổi tiếng khác

Cuối đời ông về sống ở Marabigaoka bên cạnh chùa Ninnaji ở Kyoto

Ông còn có tập thơ soạn riêng là Kenko Hoshi Kashu

b Tác phẩm Tsurezure-gusa

Tsurezure-gusa (徒然草, Buồn buồn phóng bút, Essays in Idleness hay còn được gọi là The Harvest of Leisure) là một bộ sưu tập các bài luận được viết bởi

Trang 10

Yoshida Kenko trong khoảng từ năm 1330 và hoàn thành vào khoảng năm 1331, lúc

đó có cuộc đảo chính Mạc phủ lần thứ 2 của Thiên hoàng Go Daigo Tác phẩm được coi là viên ngọc quý của văn học Trung thế Nhật Bản và là một trong ba tác phẩm

Tsurezure-gusa bao gồm 243 đoạn văn, có độ dài khác nhau, từ một dòng đến vài trang và độc lập với nhau Nó còn thể hiện đầy đủ các đặc trưng của thể loại tùy bút, không nối kết các đoạn một cách gượng gạo Tsurezure-gusa có lối văn phong bình dị, trong sáng, cân đối và không hề thừa thãi

Nội dung của tác phẩm nói về các thú vui thời kỳ vương triều và khảo sát về các phong tục tập quán, nghi thức trong nếp sinh hoạt của người đời trước Nội dung còn bày tỏ thái độ ngưỡng mộ đối với văn hóa quý tộc cổ xưa đồng thời chú ý đến những sự thay đổi của các giá trị đó

Trong tác phẩm, Kenko đã đưa vào nhiều những giai thoại liên quan đến giới quý tộc cung đình, các tăng nhân, chiến sĩ, nhà buôn, Hay trình bày các quan điểm

về cờ vây, nghệ thuật, nấu ăn, binh pháp, hoa cỏ chim chóc, gió trăng, ý nghĩa cuộc đời, những u uẩn trong tâm lý của con người Tác giả còn khuyên người đọc nên tìm

ra cái đẹp trong lẽ vô thường, nếu đã ghét cái chết thì phải biết yêu thương cuộc sống Tác phẩm cũng đã thể hiện được Kenko là một người có kiến thức vô cùng sâu rộng,

có cái nhìn nhạy bén về thiên nhiên, cái đẹp, có những quan sát hết sức tinh tế và sâu sắc tâm lý của con người

Cùng với Houjouki, Tsurezure-gusa được coi là đại biểu cho dòng văn học ẩn

sĩ Tác phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của Makura no Shoushi và chia sẻ với Houjouki cái nhìn vô thường về cuộc đời, con người

Trang 11

Tsurezure-gusa được đánh giá là cao hơn Houjoki vì chủ trương chiêm nghiệm cái đẹp trong sự biến đổi và được xem là điểm xuất phát của một quan niệm thẩm

mỹ mới, mujo no bi (cái đẹp của sự vô thường), đặc điểm của văn học trung cận đại Nhật Bản

Trang 12

Tiểu kết chương 1

Ở chương 1, nhóm đã đưa ra những khái quát cơ bản về dòng văn học ẩn sĩ bao gồm: ẩn sĩ là gì; những dạng thức ẩn sĩ tiêu biểu Khái quát về dòng văn học này thì văn học ẩn sĩ là một dòng văn học giàu giá trị nội dung và nghệ thuật Nó phản ánh tâm tư, tình cảm của những người trí thức trong bối cảnh lịch sử đầy biến động, đồng thời thể hiện vẻ đẹp tâm hồn thanh cao, tao nhã của người trí thức ẩn sĩ Ở

tác phẩm Tsurezuregusa (徒然草) Điều này sẽ là nền tảng để phân tích những ý nghĩa trong tác phẩm Tsurezure-gusa ở chương 2

Trang 13

CHƯƠNG II: CẢM NHẬN MỘT VÀI ĐOẠN CỦA TÁC PHẨM BUỒN

BUỒN PHÓNG BÚT (徒然草) 2.1 Đoạn 75

第 75 段 つれづれわぶる人

何の用事もなくて独りでいるのが、 人間にとっては最高なのだ。 世の中のしきたりに合わせると、欲に振り回されて迷いやすい。 人と話をすると、ついつい相手のペースに合わせて自分の本心とは違った話しをしてしまう。

世間との付き合いでは、 一喜一憂する事ばかりで、平常心を保つことは出来ない。

あれこれ妄想がわいてきて、損得の計算ばかりする。

完全に自分を見失い、酔っぱらいと同じだ。 酔っ払って夢を見ているようなものだ。

せかせか動き回り、自分を見失い、ほんとうにやるべきことを忘れている。 それは、人間誰にもあてはまることだ。

まだこの世の真理を悟ることはできなくとも、煩わしい関係を整理して静かに暮らし、世間づきあいをやめてゆったりした気持ちで本来の自分を取り戻す。

Trang 14

これこそが、ほんの短い間でも、真理に近づく喜びを味わうといってよいのである。

Đoạn 75: Những người khổ tâm vì ngồi không

Tâm trạng của những người thở than sầu khổ vì tháng ngày trống rỗng, không biết làm gì, nó ra sao nhỉ ? Trong hoàn cảnh đó, (như trường hợp của ta thì nhờ) cái tâm không bị ngoại vật chi phối nên ta sẽ bằng lòng với cảnh một thân một mình

Nếu sống mà chạy theo người đời, tâm ta dễ bị những kích thích của ngoại giới làm cho lầm lạc Còn khi giao tiếp với người hay phải thổ lộ điều gì, cần phải xem chừng để nói những điều người ta muốn nghe thành thử đâm ra lừa dối chính mình Đùa cợt hay tranh chấp với người đều dễ sinh ra vui buồn, hận thù, làm cho lòng mình không được bình yên Còn như suy nghĩ về việc được mất, đâm ra có nhiều tính toán so bì sẽ bị loạn tâm Khi tâm trí đã loạn, ta (mất lý tính) giống như

kẻ say, và tình trạng say sưa sẽ dẫn đến mộng mị Con người ta ai cũng vậy, cứ sống

ồ ạt mà không biết mình đang chúi mũi chạy theo cái gì thì sẽ đánh mất con người thật của mình

Người chưa hoàn toàn giác ngộ trên con đường tu Phật, nhưng biết lìa bỏ cám

dỗ trần tục, đem thân ra gửi nơi nhàn tĩnh, không còn liên hệ đến việc đời, có được tấm lòng bình thản, thì cho dù chỉ là trong thời điểm hiện tại, có thể nói là đã được mãn nguyện

Trong sách Maka Shikan đã có lời dạy : « Mưu sinh, thù tạc, tài nghệ, học thức đều là đầu mối của sự mê lầm Phải dứt bỏ ! »

Trang 15

CẢM NHẬN

Đoạn viết trên thể hiện tình yêu của Yoshida Kenko dành cho “Tsurezure” (つれずれ), được viết ra để an ủi, xoa dịu nỗi buồn chán và cô đơn của một cuộc sống không có gì để làm

Trước hết tác giả chỉ ra rằng, những người thấy buồn bã và bất mãn với cuộc sống, đặc biệt là khi không có mục tiêu cụ thể hoặc không biết làm gì, thường là những người đang theo đuổi theo những xu hướng và kỳ vọng của xã hội Họ áp đặt lên bản thân những khao khát về vật chất, danh vọng, và quyền lực Điều này dẫn đến tâm hồn của họ dễ bị ảnh hưởng bởi những kích thích từ bên ngoài, gây nên sự lạc lõng và mất đi bình yên nội tâm Cuộc sống dưới áp lực của những ham muốn và dục vọng này là nguyên nhân chính khiến tâm trí họ bị lạc lối và cảm giác khó chịu Việc bị chi phối bởi những khao khát này dẫn đến những suy nghĩ và hành động tiêu cực, tạo nên những trạng thái tinh thần đau khổ và gây phiền não không chỉ cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến người xung quanh Tác giả đánh giá cao việc tự do tâm hồn bằng cách lìa bỏ những áp lực và mong đợi từ xã hội, tập trung vào việc xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa và bình yên trong những giây phút hiện tại Điều này giúp họ tránh xa khỏi những mối liên quan vô nghĩa và tìm kiếm hướng đi đúng đắn, mang lại hạnh phúc và sự mãn nguyện trong cuộc sống

Tác giả cũng đặt ra rằng, những mối quan hệ xã hội và các tương tác với người khác có thể là nguồn gốc của tâm trạng trống rỗng và đau khổ Trong quá trình giao tiếp với người khác, chúng ta thường phải chú ý để nói những điều mà người khác muốn nghe, điều này có thể dẫn đến việc tự lừa dối, làm mất đi sự chân thành và trong sáng của bản thân Ngoài ra, những trải nghiệm như những cuộc vui chơi, mâu thuẫn, và tranh chấp với người khác cũng có thể đưa ta vào trạng thái tâm lý vui buồn khác nhau, gây ra cảm giác hận thù và làm cho tâm hồn không thể đạt được sự bình yên Các mối quan hệ xã hội có thể tạo ra những biến động tâm trạng mà ta cần phải

Trang 16

đối mặt, và nếu không được quản lý chặt chẽ, chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm hồn và sự hòa hợp trong cuộc sống

Để vượt qua tâm trạng trống rỗng và sầu khổ, tác giả nhấn mạnh rằng chúng

ta cần học cách sống tự do, không bị trói buộc bởi những yêu cầu về vật chất, danh vọng, và quyền lực Việc sống chân thành và trong sáng, không tự lừa dối, được coi

là yếu tố quan trọng để đạt đến tâm hồn bình yên Hơn nữa, khả năng buông bỏ những ham muốn và dục vọng cùng việc tạo ra những mối quan hệ xã hội lành mạnh cũng

là chìa khóa quan trọng Bằng cách này, chúng ta có thể giảm bớt những áp lực không cần thiết, tạo ra không gian cho sự tự do tâm hồn và đồng thời ngăn chặn những yếu

tố có thể gây xao lạc tâm trí

Tác giả cũng đề cao lối sống nhàn tĩnh, không bị rối bời bởi những vấn đề và thách thức trong cuộc sống Lối sống này không chỉ giúp chúng ta đạt được tấm lòng bình thản và an nhiên mà còn hỗ trợ chúng ta vượt qua những phiền não và khổ đau của cuộc sống Bằng cách tập trung vào sự tĩnh lặng và không vướng bận vào những vấn đề vụ lợi tạm thời, chúng ta có thể tạo nên một không gian tinh thần thanh thản

và bình yên, giúp chúng ta đối mặt với thách thức một cách bình tĩnh và sâu sắc hơn Đoạn văn trên thể hiện quan điểm sống tích cực của tác giả, đẩy mạnh ý tưởng về sự

tự do, bình an, và hạnh phúc Quan điểm này không chỉ là một triết lý cuộc sống mà còn mang theo ý nghĩa quan trọng trong việc giúp chúng ta vượt qua những khó khăn

và thử thách trong hành trình sống Bằng cách tập trung vào lối sống nhàn tĩnh, không vướng bận vào những vấn đề tạm thời, chúng ta có thể xây dựng một tâm hồn bình

an, giúp đối diện với cuộc sống một cách tích cực và mạnh mẽ hơn

Nguyễn Bỉnh Khiêm, một trong những nhà thơ, nhà hiền triết nổi tiếng của nền văn học Việt Nam cũng từng viết trong bài thơ “Nhàn” một câu thơ vô cùng nổi tiếng rằng:

Trang 17

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao”

Ở hai câu thơ này, tác giả đã sử dụng hai hình ảnh đối lập: “nơi vắng vẻ” và

“chốn lao xao” “Nơi vắng vẻ” là nơi thanh bình, tĩnh lặng, không ồn ào, náo nhiệt

“Chốn lao xao” là nơi tấp nập, đông đúc, nhộn nhịp Hai hình ảnh này tượng trưng cho hai cách sống khác nhau Tác giả tự nhận mình là “dại” vì chọn cách sống “nơi vắng vẻ” “Dại” ở đây không có nghĩa là khờ khạo, không biết suy nghĩ, mà là một cách nói của Nguyễn Bỉnh Khiêm để thể hiện sự khác biệt trong cách sống của mình

so với những người khác Những người khác, họ cho rằng sống “chốn lao xao” mới

là khôn, bởi ở đó có thể tìm kiếm được danh lợi, quyền lực Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm lại cho rằng sống “nơi vắng vẻ” mới là khôn, bởi ở đó có thể tìm được sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn Sống “nơi vắng vẻ” không có nghĩa là xa lánh xã hội, mà

là biết cách cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và cuộc sống xã hội Chúng ta vẫn cần tham gia vào các hoạt động xã hội, nhưng cần biết cách giữ cho tâm hồn mình được bình yên, thanh thản Câu thơ đã thể hiện quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm: coi trọng sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn hơn là danh lợi, quyền lực Quan niệm sống này có ý nghĩa sâu sắc, bởi nó giúp con người tránh được những phiền não, khổ đau của cuộc đời Lý tưởng trên của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thật giống với Urabe Kenko, hay giống với Tsurezure của vị thiền sư Nhật Bản này

Tôi vô cùng đồng ý với quan điểm của hai tác giả về lý tưởng sống cao đẹp

đó Khi sống theo người đời, chạy theo những nhu cầu vật chất, danh vọng, quyền lực, con người dễ bị những kích thích của ngoại giới làm cho lầm lạc, mất đi sự bình yên Tôi cũng đồng ý với quan điểm của Kaneyoshi về cách vượt qua tâm trạng trống rỗng, sầu khổ Để vượt qua được những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, chúng

ta cần phải biết cách sống tự do, không bị ràng buộc bởi những nhu cầu vật chất, danh vọng, quyền lực Chúng ta cần phải biết cách sống chân thành, trong sáng,

Trang 18

không lừa dối chính mình Chúng ta cũng cần phải biết cách buông bỏ những ham muốn, dục vọng, những mối quan hệ xã hội không lành mạnh

Tuy nhiên, tâm trạng trống rỗng, sầu khổ không chỉ là tâm trạng của những người sống theo người đời, chạy theo những nhu cầu vật chất, danh vọng, quyền lực

Mà ngay cả những người sống chân thành, trong sáng, không bị ràng buộc bởi những nhu cầu vật chất, danh vọng, quyền lực cũng có thể rơi vào tâm trạng này Bởi vì, cuộc sống vốn dĩ là một chuỗi những thăng trầm, biến động Có những lúc, chúng ta

có thể gặp phải những khó khăn, thử thách, khiến ta cảm thấy chán nản, mệt mỏi, thậm chí là tuyệt vọng Để vượt qua tâm trạng trống rỗng, sầu khổ, chúng ta cần phải

có một bản lĩnh vững vàng, một tinh thần lạc quan, yêu đời Chúng ta cần phải biết cách đối mặt với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, không được buông xuôi, đầu hàng

よく知っている方面については、口数少なく、 聞かれない限りは黙っているのが一番である。

Trang 19

Gây ấn tượng tốt cho ta là loại người ăn nói thận trọng cho dù khi bàn về vấn

đề mình nắm rõ và không mở miệng nếu người khác không đặt câu hỏi

CẢM NHẬN

Đôi khi trong cuộc sống này có những lúc chúng ta nói về một điều gì đó như thể chúng ta biết rất nhiều về nó Và tất nhiên bản thân tôi cũng không ngoại lệ, có những lúc mặc dù không có kiến thức hoặc kinh nghiệm gì về vấn đề đó nhưng mà cách nói chuyện của tôi như thể tôi rất am hiểu về nó và điều này đôi lúc dẫn đến những tình huống rất xấu hổ Nhưng có một điểm rất kỳ lạ đó là khi người khác làm điều tương tự như trên thì theo bản năng tôi lập tức nhận ra việc người đó không hề

có kiến thức về vấn đề này và độ nông cạn của họ trong vấn đề đó, điều này khiến tôi cảm thấy rất khó chịu? Những kiểu người thích tỏ ra mình thông minh xuất hiện

ở mọi nơi, ở mọi khía cạnh trong cuộc sống này và cách tôi đối diện với những loại người như thế này đó là tránh mặt họ để không cảm thấy khó chịu làm ảnh hưởng đến công việc

Trang 20

Trong đoạn trích “ 無能の能ということ” ( Đừng tỏ ra ta đây rành rẽ ) thì tác giả đã khuyến khích người đọc đi theo một chiều hướng rất kỳ lạ đó là chủ động giả

vờ như họ không biết ngay cả khi họ biết điều gì đó Điều này khi nhìn trong cuộc sống hiện tại thì nó không tự nhiên thậm chí còn có gì đó rất kỳ lạ Tại sao chúng ta lại giấu đi năng lực của bản thân mà không thể hiện nó ra với mọi người để nhận được sự thán phục cũng như công nhận của người khác Chúng ta sẽ được tất cả mọi người trong hoàn cảnh lúc đó nhìn với một ánh mắt ngưỡng mộ Tuy nhiên nếu suy nghĩ kỹ thì chúng ta sẽ nhận ra được tác giả rất khéo léo trong quan hệ giữa người với người và biết cách bảo vệ bản thân của mình Điều này không biết có phải do ảnh hưởng của thời đại nên cách suy nghĩ có chút khác nhau hay không nhưng xét theo góc nhìn của tôi thì việc này rất kỳ lạ Trong một xã hội đầy biến động về quân sự lẫn chính trị thì thì việc tỏ ra mình không tham gia hoặc giả vờ không biết là điều tốt nhất Nó có thể giúp chúng ta tránh được nhiều rắc rối không cần thiết hay còn gọi

là rước họa vào thân

Cũng giống với những gì tác giả đã khuyên thì trong môi trường hiện tại tôi cũng thấy được những người sống theo cách sống “giả vờ không biết” Họ là những người thực sự có năng lực trong công việc nhưng không hề khoe khoang những kỹ năng, kinh nghiệm mình có được Họ rất ít nói với người khác nhưng khi những người thân cận, những người mà họ tin tưởng hỏi về cách để giải quyết vấn đề gì đó thì họ sẵn sàng chỉ hết mình mà không giấu giếm mà chỉ dạy một cách nhiệt tình Khi mà họ không nắm vững vấn đề đó thì họ sẽ thừa nhận và cùng nghiên cứu giải quyết vấn đề Điều này tạo nên bầu không khí vui vẻ để cùng nhau học tập và phát triển chứ không tạo nên một bầu không khí khó chịu

Tuy nhiên điều này cũng rất ít xảy ra vì lượng kiến thức của họ rất lớn Việc này có thể gọi là “khiêm tốn" Có một số người khiêm tốn bằng cách họ không nói những điều đao to búa lớn về bản thân mình hoặc khoe mẽ về những gì mình có Còn

có một số người thể hiện điều đó qua vẻ ngoài của họ Khi nhìn vào thì họ cũng giống

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w