Đảm bảo cung cấp đủkiến thức, giúp người học hiểu được khái niệm văn hóa, văn hóa học, những điều kiệntự nhiên và xã hội hình thành nên nền văn hóa Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại.. Qua
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MÔN VĂN HÓA VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Hoa
Sinh viên thực hiện : Đỗ Minh Phương –A39576 Lớp : VHVN.3 – Nhóm 4
HÀ NỘI, 17/03/2022
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại Thăng Long đã đưa môn học Văn hóa Việt Nam vào trương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên bộ môn - Cô Nguyễn Thị Hoa đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học Văn hóa Việt Nam của cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu,
là hành trang để em có thể vững bước sau này
Bộ môn Văn hóa Việt Nam là môn học thú vị, vô cùng bổ ích Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, giúp người học hiểu được khái niệm văn hóa, văn hóa học, những điều kiện
tự nhiên và xã hội hình thành nên nền văn hóa Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý
để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Lời cuối cùng, em xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam kết toàn bộ nội dung của đề tài là kết quả nghiên cứu của riêng em và được sự hướng dẫn khoa học của Ts Nguyễn Thị Hoa Các kết quả, số liệu trong đề tài
“Văn hóa vùng Trung Bộ” là trung thực và hoàn toàn khách quan Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được em thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài tiểu luận của mình
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
LỜI CAM ĐOAN 3
NỘI DUNG CHÍNH 5
I PHẦN MỞ ĐẦU 5
II TRIỂN KHAI 6
III KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 5NỘI DUNG CHÍNH
Có nhiều định nghĩa về văn hóa tuy nhiên phổ biến và được phần đông người công nhận là định nghĩa sau đây: Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau gồm có tất cả những giá trị tinh thần và vật chất mà con người làm ra trong quá trình lao động, sinh sống thực tiễn suốt chiều dài lịch sử Qua văn hóa, người ta có khả năng đánh giá trình độ phát triển của xã hội qua các thời kì lịch sử nhất định
Do văn hóa là một phạm trù lớn gồm có nhiều phương diện không giống nhau trong đời sống xã hội nên nó cũng mang trong mình nhiều nhiệm vụ to lớn, cụ thể như: – Văn hóa góp phần làm ổn định tình trạng xã hội, do văn hóa là những thứ đã xuất hiện trong một thời gian khá dài, đi sâu vào trong nhận thức của từng người dân, do vậy mọi hành vi của người dân đều chịu sự điều chỉnh bởi một khuôn khổ tập quán, đạo đức của dân tộc
Chính thế nên mà văn hóa đã góp phần làm sửa đổi và nâng cấp các mối tương quan trong xã hội, mang lại chất lượng sống tốt hơn cho người dân về cả mặt vật chất và tinh thần
Sinh viên được học tập các nền tảng tri thức về khoa học xã hội và nhân văn cũng như các tri thức liên quan văn hoá, lý luận học văn hoá và văn hoá ứng dụng đời sống Và
có cơ hội tìm hiểu về những lối sống khác nhau cũng như các nền văn hoá khác nhau, bởi đặc biệt Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc Bên cạnh đó, Văn hoá Việt Nam còn bổ sung các kỹ năng mềm cho sinh viên như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, ứng dụng tri thức vào đời sống thực tiễn và có ý thức trách nhiệm xã hội
Từ những hiểu biết về văn hóa, thì không gian văn hóa được hiểu như sau:
– Không gian văn hóa theo nghĩa hẹp là những khu vực, môi trường có các hoạt động văn hóa hoặc gắn với văn hóa như không gian văn hóa công cộng, không gian văn hóa kiến trúc, không gian văn hóa du lịch, thương mại (nối có những nét đặc sắc về văn hóa gắn với hoạt động du lịch, thương mại), không gian văn hóa cồng chiêng (khu vực tập trung nhiều hoạt động có sử dụng cồng chiêng và các yếu tố gắn liền với nó),… – Đối với khái niệm không gian văn hóa theo nghĩa rộng thì hiện nay chưa có một định nghĩa được thống nhất
Trang 6Sự thống nhất do cùng cội nguồn đã tạo ra bản sắc chung của văn hóa Việt Nam Còn tính đa dạng của các tộc người lại làm nên những đặc trưng bản sắc riêng của từng Vùng văn hóa Sự khác biệt này được phản ánh trong nhiều câu tục ngữ (đôi khi khá dí dỏm) về đặc sản và tính cách của mỗi vùng Những năm gần đây, việc phân vùng văn hóa trong lãnh thổ Việt Nam hiện tại đã được nhiều học giả bàn đến (Ngô Đức Thịnh, 1993; Huỳnh Khái Vinh, 1995; Đinh Gia Khánh – Cù Huy Cận, 1995…); trong đó, để
có cái nhìn tổng quát thì cách phân thành 6 vùng (Trần Quốc Vượng, 1997) có thể xem
là hợp lí Đó là: vùng văn hóa Tây Bắc, vùng văn hóa Việt Bắc, vùng văn hóa Bắc Bộ, vùng văn hóa Trung Bộ, vùng văn hóa Tây Nguyên, vùng văn hóa Nam Bộ
1 Khái quát vùng văn hóa Trung Bộ
1.1 Lịch sử hình thành
Thời Pháp thuộc, Trung Bộ là một xứ bảo hộ lấy tên là Trung Kỳ, vốn có từ thời vua Minh Mạng của Nhà Nguyễn Tên gọi Trung Bộ ra đời từ thời Đế quốc Việt Nam năm
1945 Trung Bộ còn được gọi là Trung Phần (1948–1975) thời Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa
1.2 Vị trí, địa hình
- Diện tích: 95838 km2 (2011)
- Dân số: 19046,5 nghìn người (2011)
- Mật độ dân số: 199 người/km2
Nhìn từ góc độ hành chính, lâu nay người ta hay xếp Thanh- Nghệ – Tĩnh cũng thuộc Trung Bộ, và coi là Bắc Trung Bộ Có nhà địa lí học nói rằng, trên một ý nghĩa nào đó, châu thổ sông Mã, sông Cả chỉ là sự “nối dài” của châu thổ Bắc Bộ Điều đó có cơ sở
về mặt văn hoá Từ trước, sau công nguyên, Thanh – Nghệ Tĩnh đã thuộc không gian văn hoá Đông Sơn, trước đó nữa, có những di tích có tính chất của văn hoá Phùng Nguyên, nếu phải nhìn xa hơn thì cồn sò hến Đa Bút, cồn Cổ Ngựa và các di chỉ hang động xứ Thanhlà thuộc về không gian văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn Cả giới địa học và dân tộc học, văn hoá học đều coi miền núi Thanh- Nghệ Tĩnh đã là sự nối dài cùng một dải của sơn hệ Tây Bắc Bắc Bộ Cố nhiên, Thanh- Nghệ Tĩnh đã là không gian văn hoá Việt cổ (Lạc Việt) cũng với cách nghĩ như vậy
Trang 7-> Do vậy, vùng văn hoá Trung Bộ là thuộc vùng đất thuộc lãnh thổ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận và Thành phố Đà Nẵng
Nói đến miền Trung, như một tổng thể hệ thống nằm trong tổng thể hệ thống Việt Nam, người ta thường chú ý đến các đặc điểm sau:
Thứ nhất, địa hình miền Trung hẹp theo chiều ngang Đông Tây, trước mặt là biển Đông, sau lưng là dãy Trường Sơn
Thứ hai, địa hình miền Trung Bộ chia cắt theo chiều dọc Bắc Nam bởi các đèo là những dãy núi đồi tách từ Trường Sơn đâm ngang ra biển Nếu tính từ Tam Điệp, đèo
Ba Dội thuộc xứ Thanh thì cứ một đèo, một đèo lại một đèo lặp đi lặp lại qua đềo Hoàng Mai, đềo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông…
Dưới chân đèo là các sông lớn nhỏ đều chảy ngang theo chiều Tây Đông ra biển, sông ngắn, nước biếc xanh, ít phù sa, châu thổ hẹp, nhiều cửa sông sâu tạo thành các vịnh, cảng Vận động tạo sơn còn “ném” ra biển xa các đảo và quần đảo như Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Hòn Gió (Quảng Bình), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hòn Tre (Khánh Hoà),…tạo ra những bình phong ngăn chặn bớt sóng gió biển Đông
Suốt dải đất miền Trung, đường bờ biển Việt Nam “ưỡn” cong, “lồi” ra phía sau biển Đông Sát bờ biển, từ Quảng Nam trở vô Nam có các dải cồn cát chạy dọc dài Bắc Nam ghi dấu những đường biển cũ Giữa các dải cồn cát là một vùng trũng nổi phân
bố xóm làng và ruộng lúa ngày nay Chân cồn là những bàu nước ngọt
Thứ ba là khí hậu, miền Trung lại có mùa mưa lệch pha với hai đầu Bắc Nam của đất nước, lại gặp gió Tây rất khô nóng thổi từ Lào qua (gió Lào) tạo ra sự khô rang cho miền Trung
2 Những điểm chung về văn hóa vùng Trung Bộ
Mặt khác, với Đại Việt, từ năm 1059, vùng Quảng Bình thuộc về nhà Lý, năm 1336, Châu Ô, Châu Lý (tức vùng Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế ngày nay) thuộc về nhà Trần, năm 1470, vùng đất từ núi Thạch Bi (nay thuộc Phú Yên) trở ra thuộc nhà Lê Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ xứ Thuận Hoá Từ đó, Nguyễn Hoàng bắt đầu
“kinh doanh dải đất” (chữ dùng của GS Đinh Gia Khánh) miền Trung Nói khác đi là
sự nghiệp khai phá miền Trung được đẩy lên một bước mới Rồi hai trăm năm chiến
Trang 8tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, miền Trung trở thành lãnh địa được các chúa Nguyễn tạo ra với ý thức đối kháng với Đàng Ngoài Kinh đô của vương triều này là vùng đất Phú Xuân
Phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVIII làm lung lay chế độ phong kiến Năm
1788, Nguyễn Huệ lên ngôi vua ở Phú Xuân, đất nước được thống nhất trên cơ bản Năm 1802, dựa vào thế lực của phương Tây, Nguyễn Ánh chiến thắng vương triều Tây Sơn, cai quản một đất nước thống nhất Từ 1802 đến 1945, nhà Nguyễn đặt kinh đô ở Huế Như vậy là miền Trung đã có một thời ít nhất với ba vương triều: các chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, có xứ Huế là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của cả nước Trải qua tiến trình lịch sử, vùng Trung Bộ là trạm trung chuyển, đất đứng chân để người Việt tiến về phía Nam mở cõi, lại là vùng biên viễn của Đại Việt, nơi diễn ra sự giao lưu trực tiếp giữa người Việt và người Chăm Chính những đặc điểm tự nhiên, xã hội, lịch sử này của Trung Bộ sẽ tạo cho vùng văn hoá Trung Bộ những đặc điểm riêng so với các vùng văn hoá Việt Nam
* Đặc điểm văn hóa:
- Văn hóa ăn ở:
Người dân miền Trung chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng duyên hải sát biển và thưa hơn ở vùng ven sát với Lào và Campuchia Điều này đã dẫn đến hình thành các khu đô thị, các thành phố sát biển phát triển với những cảnh đẹp và đô thị phát triển như Khánh Hòa, Đà Nẵng, Thành phố Đà Nẵng- 1 trong những thành phố tập trung đông dân cư nhất của Trung Bộ
Nếu kiến trúc nhà ở truyền thống của người Việt thường đơn giản gồm nhà, sân, vườn,
ao thì nhà ở truyền thống miền Trung có gì phù hợp với văn hóa ở của người dân nơi đây? Kiến trúc nhà ở miền Trung bao gồm nhiều nếp nhà được xây dựng với mái liền
kề Trong đó nhà trên để đặt bàn thờ tổ tiên còn nhà dưới để sinh hoạt Đa số nhà miền Trung được xây dựng là nhà 4 mái có đầu hồi Diện tích nhà miền Trung cũng xây dựng lớn hơn so với miền Bắc Hệ thống nhà truyền thống này cũng là 1 nét đẹp trong văn hóa mà người miền Trung luôn bảo tồn và giữ gìn Tây Nguyên cũng là 1 phân cuả Trung Bộ với nét văn hóa ở nhà sàn, tập trung trong 1 buôn làng, 1 bản,…
Miền Trung ở sát với biển, nên trong văn hóa đời thường, bữa ăn của cư dân Việt Nam
ở Trung Bộ đã bắt đầu có sự thay đổi nghiêng về đồ biển và hải sản Nói cách khác, yếu tố biển đã đậm đà hơn trong cơ văn hóa ăn của người dân nơi đây.Mặt khác, người
Trang 9dân Việt ở miền Trung, do tính chất khí hậu, nói rộng hơn là điều kiện tự nhiên chi phối, nên sử dụng nhiều chất cay trong bữa ăn Nhắc đến văn hóa ăn, ta có thể nhắc đến 1 nền văn hóa ẩm thực đầy đa dạng của miền Trung ở các tiểu vùng như xứ Huế,
xứ Nghệ , …với nhiều nét riêng biệt của từng vùng mà không có nơi nào có được
- Văn hóa biển
Phương tiện đánh cá: ghe mành, ghe bầu, thuyền thúng, thuyền chai,…
Nghề sinh sống: nghề giã cào đơn, giã cào đôi, cào ngao, bắt cáy, đập hàu, câu mực, vớt sứa, nuôi trồng thủy sản,
Ẩm thực: ăn kèm với các gia vị mang tính nhiệt, đậm mùi, cay nồng ( ớt, gừng, nghệ, hành, tỏi,…) chế biến đơn giản xong vẫn giữ được vị tươi ngọt của thực phẩm
Tín ngưỡng: Thờ cá ông và các vị thần biển ( Thủy Long công chúa, Long Vương, Ngũ xà, )
- Văn hóa Chăm Pa
Nhìn chung thì nghệ thuật Champa có trước nghệ thuật Việt và đã đạt đỉnh cao ngay khi nghệ thuật Việt độc lập chưa ra đời
Dù chịu ảnh hưởng sâu sắc nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của văn minh Ấn Độ, nhưng người Chăm xưa đã biết nhìn đời sống và tôn giáo theo những cảm quan riêng của mình Sự tiếp thu có chọn lọc đó đã tạo ra thế giới nghệ thuật Chăm một vẻ đẹp rất riêng, gần gũi nhưng lại thiêng liêng, quen thuộc nhưng lại độc đáo, tinh tế, không lẫn lộn Chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng nữ thần vẫn tồn tại ở cộng đồng người Chăm Đàn ông lo việc ngoài nhà, đàn bà lo việc trong nhà và gia phả; con theo họ mẹ, họ bên mẹ được xem là gần Nhưng gái cưới chồng cho con Con trai ở rể nhà vợ, khi chết nhà vợ
có trách nhiệm thờ cúng đến hết tang, sau đó mang hài cốt trả lại cho dòng họ nhà trai tiếp tục thờ Chỉ con gái được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già
Kiến trúc nhà ở, nếp sống sinh hoạt, trang phục nam, nữ của người Chăm có nhiều điểm khác biệt và nét tinh tế riêng, rất hấp dẫn khách du lịch
Dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, trong đó hai lễ hội quan trọng chính là Lễ hội Katê (Ninh Thuận, Bình Thuận) và Lễ hội Ponagar (Khánh Hoà) Các lễ hội này mang tính tôn giáo tín ngưỡng, tuy nhiên bao giờ cũng đi kèm với các trò vui như ngâm thơ, chơi nhạc hoặc trình diễn các nghề khéo tay Chămpa cổ có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng tôn thờ Nữ thần Mẹ của vương quốc là Pô Inư Nagar theo truyền thống tín ngưỡng Mẫu hệ
Trang 10lâu đời của cư dân Đông Nam Á Tín ngưỡng này còn tồn tại khá đậm nét trong xã hội người Chăm hiện nay Từ khi tiếp nhận ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, người Chăm cổ theo Ấn Độ giáo Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ một hay cả 3 vị thần của Tam Vị nhất thể là Brahma-Visnu-Siva Tuy nhiên, người Chăm
cổ tôn sùng thần Siva hơn cả Các văn bia cổ bằng Phạn ngữ ở Di tích Mỹ Sơn cho biết người Chăm đã tôn Siva là chúa tể của muôn loài, là cội rễ của nước Chămpa Thần Siva thường được thờ bằng ngẫu tượng sinh thực khí nam giới Ngoài ra người Chăm
cổ còn theo Phật giáo với Trung tâm Đồng Dương (Quảng Nam) phát triển cực thịnh hồi thế kỷ IX-X
Tiêu biểu cho quá trình tiếp biến văn hóa ở Trung Bộ của người Việt là tiếp thu tín ngưỡng thờ bà mẹ xứ sở (Po yan Ina Nagar) của người Chăm Với tín ngưỡng thờ Mẫu
ẩn trong tâm thức, khi vào Trung Bộ người Việt gặp tín ngưỡng này của người Chăm,
họ đã tiếp thu các nữ thần Chăm và chuyển hóa thành các nữ thần Việt Nữ thần Mưjưk của người Chăm được biến thành bà Chúa Ngọc Câu chuyện mà Phan Thanh Giản ghi trên bia kí ở sau Tháp Bà, là câu chuyện đã Việt hóa sự tích một nữ thần chăm tại điện hòn Chén, thánh mẫu Vân Hương (tức thánh Mẫu Liễu Hạnh) được đưa vào điện thần cùng với bà chúa ngọc Nói cách khác đi là, sự tiếp biến văn hóa đã khiến diện mạo tín ngưỡng của người Việt ở Trung Bộ thay đổi, so với người Việt Bắc Bộ
3 Các sắc thái địa phương
Tiểu vùng văn hoá xứ Huế:
- Kiến trúc Huế:
Kiến trúc ở Huế rất phong phú, đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại Những công trình kiến trúc công phu, đồ sộ nhất chính là quần thể kiến trúc dưới triều các vua Nguyễn Mỗi công trình kiến trúc là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, đặc sắc, độc đáo, thể hiện một phần những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng biệt đã góp phần làm cho Huế trở thành "bài thơ đô thị tuyệt tác" Với phong cách riêng, quần thể kiến trúc kinh thành, đền đài, lăng tẩm, nhà cửa nơi đây đã hoà quyện cùng ngoại cảnh thiên nhiên thơ mộng của sông suối, núi rừng, bãi đồi xứ Huế Quốc
Sử Quán triều Nguyễn khi nói lên lý do chọn Huế làm kinh đô đã từng viết: "Nơi miền núi, miền biển đều họp về, đứng giữa miền Nam, miền Bắc, đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng, đường thuỷ thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ thì có