BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ NỘI LUẬT HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

14 1 0
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ    NỘI LUẬT HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục I. Mở đầu ......................................................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 3 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................................. 3 3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 3 II. Nội dung ..................................................................................................................................... 4 Phần 1: Nội luật hóa điều ước quốc tế ........................................................................................ 4 1. Định nghĩa các khái niệm cơ bản ............................................................................................ 4 1.1. Khái niệm điều ước quốc tế ............................................................................................ 4 1.2. Khái niệm nội luật hóa .................................................................................................... 4 2. Các đặc điểm của nội luật hóa điều ước quốc tế ..................................................................... 5 2.1. Tính thích nghi tùy biến .................................................................................................. 5 2.2. Tính đa dạng chủ thể ....................................................................................................... 5 2.3. Tính mâu thuẫn nội tại .................................................................................................... 6 2.4. Tính ý chí quốc gia .......................................................................................................... 6 2.5. Tính ảnh hưởng quốc tế ................................................................................................... 7 3. Tính cần thiết của việc nội luật hóa điều ước quốc tế............................................................. 7 3.1. Nội luật hóa giúp cho các điều ước quốc tế dễ dàng tiếp cận hơn với bản thân quốc gia tham gia ký kết ....................................................................................................................... 7 3.2. Nội luật hóa điều ước quốc tế nhằm đảo bảo điều ước quốc tế được thực thi ................ 8 3.3. Nội luật hóa điều ước quốc tế góp phần hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật của quốc gia chủ thể...................................................................................................................... 8 Phần 2: Nội luật hóa điều ước quốc tế trong pháp luật Việt Nam .............................................. 8 1. Thực tiễn thực thi nội luật hóa điều ước quốc tế trong pháp luật Việt Nam .......................... 8 1.1. Trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật .................................................. 8 1.2. Trong lĩnh vực hình sự .................................................................................................... 9 1.3. Trong lĩnh vực thương mại, ngoại thương .................................................................... 10 1.4. Trong lĩnh vực nhân quyền ........................................................................................... 11 2. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả công tác nội luật hóa tại Việt Nam ................................. 12 III. Kết luận.................................................................................................................................... 13 Danh mục tham khảo ..................................................................................................................... 14 2 I.Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ hòa bình như hiện nay, kinh tế chính là nền tảng hàng đầu được các quốc gia đặc biệt quan tâm và tập trung phát triển. Nền kinh tế thị trường phát triển kéo theo quá trình hội nhập hóa giữa các quốc gia trên thế giới trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Hội nhập quốc tế tạo ra môi trường tự do, cởi mở để các quốc gia cùng nhau hoạt động và phát triển trong những lĩnh vực nhất định. Thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của bản thân mỗi chủ thể đó, đồng thời nhằm tạo nên sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm, bao gồm các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, ... Sự gia tăng quan hệ hợp tác quốc tế, dẫn đến sự ra đời của các điều ước quốc tế với vai trò là công cụ pháp luật chủ yếu để điều chỉnh hầu hết các quan hệ quốc tế nảy sinh trong các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Trong công cuộc phát triển đất nước như hiện nay, Việt Nam đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với các khu vực, quốc gia khác trên toàn thế giới. Chính vì vậy, việc Việt Nam tham gia kí kết các điều ước quốc tế hay nội luật hóa điều ước quốc tế là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài: “ Nội luật hóa điều ước quốc tế trong pháp luật Việt Nam”. 2.Mục đích nghiên cứu Có cái nhìn sâu hơn, đa chiều hơn về vấn đề “Nội luật hóa điều ước quốc tế” để nắm bắt được vai trò và tầm quan trong của việc nội luật hóa điều ước quốc tế trong pháp luật Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước. 3.Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp lập luận, phương pháp phân tíchtổng hợp,tham khảo, trích dẫn các tài liệu hoặc các giáo trình uy tín ... 3 II. Nội dung Phần 1: Nội luật hóa điều ước quốc tế 1. Định nghĩa các khái niệm cơ bản 1.1. Khái niệm điều ước quốc tế Điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhân trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó1. Trên quan điểm về thuật ngữ “điều ước” tại Công ước Viên 1969, Luật Điều ước quốc tế 2016 của Việt Nam quy định: “Điều ước quốc tế” lại được định nghĩa như sau: Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác2. 1.2. Khái niệm nội luật hóa Nội luật hóa ta có thể hiểu đơn giản là việc chuyển hóa các quy định trong điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật nhằm phát huy tối đa hiệu lực của các quy phạm pháp luật đó và tạo ra giá trị bắt buộc áp dụng thực hiện đối với các tổ chức, cá nhân ở chính quốc gia chuyển hóa nó. Vì pháp luật của điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống độc lập với nhau nên các quy phạm pháp luật của điều ước quốc tế thường không thể được áp dụng dễ dàng và hiệu quả như các quy phạm pháp luật trong nước. Chính vì vậy để các quy phạm pháp luật của điều ước quốc tế được áp dụng trong nước thì phải được chuyển hóa thành quy phạm pháp luật trong nước. Thông qua quá trình chuyển hóa, các quy phạm pháp luật của điều ước quốc tế phát huy hiệu lực với căn cứ áp dụng mới, mà theo căn cứ này bên cạnh các quốc gia, các chủ thể trong nước cũng là đối tượng áp dụng của pháp luật quốc tế. Thông qua việc chuyển hoá, quy phạm pháp luật quốc tế sẽ được chuyển đổi thành pháp luật trong nước thông qua một, hoặc một số văn bản thi hành như luật, nghị định. Đối với điều ước quốc tế, mỗi điểu ước sẽ được chuyển hoá thành pháp luật trong 1Tiến sĩ Lê Mai Anh, Giáo trình Luật Quốc Tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2018, tr.87. 2Khoản 1, Điều 2, Luật Điều ước quốc tế Việt Nam năm 2016. 4 nước bằng một văn bản pháp luật riêng biệt, phù hợp với quy định của pháp luật quốc gia vể phương diện pháp luật quốc tế, thì không tồn tại loại văn bản thi hành này3. 2.Các đặc điểm của nội luật hóa điều ước quốc tế 2.1. Tính thích nghi tùy biến Đặc điểm này được thể hiện ở việc nội luật hóa điều ước quốc tế chỉ xuất hiện khi có yêu cầu nội luật hóa mà không có bất cứ một tuần tự cố định nào. Quá trình ấy không chỉ thuần túy phụ thuộc vào yêu cầu nội luật hóa mà còn chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố kinh tế chính trị, lịch sử địa lý khác. Nội luật hóa điều ước quốc tế do đó có sự biến động khó lường theo cả không gian và thời gian. Xem xét trên góc độ bình diện của thế giới, ta có thể thấy mỗi quốc gia lại có khái niệm về nội luật hóa và cách tiến hành nội luật hóa khác nhau. Kinh tế xã hội thay đổi và phát triển không ngừng nên việc nội luật hóa điều ước quốc tế của một quốc gia cũng phải thay đổi sao cho phù hợp với từng thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Khi tham gia vào cộng đồng quốc tế, theo thời gian quan niệm của một quốc gia có thể thay đổi hay thậm chí là vị thế của quốc gia đó trên trường quốc tế cũng đã có sự thay đổi. Tất cả nhưng điều đó tạo nên sự tùy biến để thích nghi của nội luật hóa điều ước quốc tế. 2.2. Tính đa dạng chủ thể Chủ thể của nội luật hóa điều ước quốc tế rất đa dạng. Ởgóc độ quốc tế, chủ thể nội luật hóa điều ước quốc tế phải là quốc gia thành viên của điều ước đó, sự chuyển hóa quy phạm điều ước dù bằng phương thức nào suy cho cùng đều nhằm thực thi một cách thực chất các cam kết mà quốc gia đã chấp nhận sự ràng buộc. Trong một số trường hợp đặc biệt (thường rơi vào các điều ước song phương), quốc gia kết ước có thể nhận được đòi hỏi phải tiến hành nội luật hóa theo một hình thức nhất định từ phía chủ thể còn lại4. Ởgóc độ hẹp hơn là quốc gia thì chủ thể của nội luật hóa lại là các cá nhân, tổ chức, cơ quan trong nước có thẩm quyền liên quan đến các thao tác nội luật hóa được xác định trong pháp luật quốc gia. Tuy nhiên ở mỗi quốc gia khác nhau thì chủ thể của quốc gia đó lại khác với những quốc gia khác. Nhưng có thể khái quát chung các chủ thể đó phải là các chủ thể có thẩm quyền lập pháp, hành pháp hoặc 3Nguyễn Bá Diến, “Về việc áp dụng điều ước quốc tế và quan hệ thứ bậc giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế Luật, T. XIX, Số 3, 2003. 4Ths. Phạm Vĩnh Hà, “Nhận diện các đặc điểm của nội luật hóa điều ước quốc tế dưới tư cách một hiện tượng pháp lý”, Trường Đại học Luật Hà Nội,Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. 5 tư pháp nhưng được giao thêm nhiệm vụ nội luật hóa trong phạm vi chức năng của mình chứ không phải là một cơ quan chuyên trách về công tác nội luật hóa. 2.3. Tính mâu thuẫn nội tại Việc phát hiện, triệt tiêu và xử lý những xung đột trong việc lựa chọn áp dụng luật quốc tế hay luật quốc gia là một trong những mục tiêu quan trọng của quá trình nội luật hóa. Nhưng ngược lại nó cũng rất dễ dẫn đến việc tạo ra những xung đột mới. Trong quá trình nội luật hóa những xung đột, mâu thuẫn mới vô tình được tạo ra thậm chí còn có thể xuất hiện ngay trong bản thân hệ thống pháp luật quốc gia. Với nội dung hoàn toàn giống nhau, quy phạm gốc trong điều ước sẽ được áp dụng theo nguyên tắc về sự “ưu tiên của luật quốc tế” hay quy phạm luật quốc gia sẽ được áp dụng theo nguyên tắc “luật ban hành sau”. Qua đó, ta thấy việc tạo ra các xung đột ngoài ý muốn trong quá trình nội luật hóa là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên nhìn nhận ở góc độ tích cực thì việc nội luật hóa điều ước quốc tế vừa là quá trình làm cho pháp luật quốc gia tương thích với pháp luật quốc tế nhưng đồng thời cũng là quá trình làm cho pháp luật quốc tế tương thích với pháp luật quốc gia. 2.4. Tính ý chí quốc gia Việc chuyển hóa các quy phạm điều ước vào pháp luật quốc gia là một quá trình thể hiện rất rõ ý chí của quốc gia. Quốc gia thể hiện ý chí của mình ở việc có đặt ra vấn đề nội luật hóa hay không, có quy định các thủ tục để tiến hành nội luật hóa hay không. Một khi thủ tục nội luật hóa đã được quy định trong luật, các cơ quan có thẩm quyền cùng mọi cá nhân, tổ chức liên quan đều bắt buộc phải thực hiện. Không chỉ vậy, tính ý chí quốc gia còn được thể hiện ở việc nhà làm luật của từng quốc gia xác định điều kiện để một điều ước quốc tế có thể được nội luật hóa. Tính ý chí quốc gia còn thể hiện ở việc quốc gia có ý thức trong việc giám sát sự thi hành các quy phạm “sau nội luật hóa” và xử lý các vi phạm hay không. Đưa các quy phạm của luật quốc tế vào hệ thống pháp luật quốc gia là một việc nhưng có thực hiện được chúng hay không lại là một chuyện khác. Trên thực tế, nhiều quốc gia mới chỉ quan tâm đến việc cụ thể hóa các quyền, nghĩa vụ là nội dung của điều ước quốc tế mà chưa quan tâm xây dựng các chế tài cần thiết để bảo đảm cho các quyền, nghĩa vụ ấy được thực hiện nghiêm chỉnh, khiến cho hoạt động nội luật hóa chưa đem lại được hiệu quả cuối cùng. Trong quá trình nội luật hóa, các quốc gia phải điều chỉnh nội dung luật quốc tế ở một mức độ nhất định nhằm tạo ra sự tươngthích tối ưu, dù về mặt nguyên tắc 6 thì không nên làm vậy mà phải chuyền tải chính xác, phải “chiếm toàn bộ hoặc đa số phần nội dung của quy phạm pháp luật trong nước”5. 2.5. Tính ảnh hưởng quốc tế Ký kết, gia nhập, thực hiện các ĐƯQT nói chung luôn gắn bó mật thiết với các yếu tố chính trị quốc tế, do vậy, hoạt động nội luật hóa dù được tiến hành bởi các chủ thể trong nước và thông qua các thao tác quy định bởi luật trong nước cũng vẫn luôn đưa tới những tác động vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Về nguyên tắc, một khi quốc gia đã tự quy định nghĩa vụ nội luật hóa cho mình thì phải có những biện pháp tích cực, khả thi để thực hiện nghiêm chỉnh những quy định được chuyển hóa ấy. Trong quá trình nội luật hóa, việc không chuyển tải được chính xác nội dung của quy phạm điều ước (dịch sai, hiểu sai, giải thích sai) cũng có thể dẫn đến việc quốc gia cố ý hoặc vô ý vi phạm luật quốc tế. 3. Tính cần thiết của việc nội luật hóa điều ước quốc tế Trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay, việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của bản thân mỗi quốc gia là xu thế toàn cầu. Sự gia tăng quan hệ hợp tác quốc tế, dẫn đến sự ra đời của các điều ước quốc tế với vai trò là công cụ pháp luật chủ yếu để điều chỉnh hầu hết các quan hệ quốc tế nảy sinh trong các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Để phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước như hiện nay, Việt Nam đã đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với các khu vực, quốc gia khác trên toàn thế giới. Chính vì vậy, việc Việt Nam tham gia kí kết các điều ước quốc tế hay nội luật hóa điều ước quốc tế là vấn đề mang tính cần thiết không thể thiếu trong giai đoạn hiện nay. 3.1. Nội luật hóa giúp cho các điều ước quốc tế dễ dàng tiếp cận hơn với bản thân quốc gia tham gia ký kết Các điều ước quốc tế đa phương thường được soạn thảo bằng các ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên hợp quốc đó là: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập. Chính vì vậy những quốc gia tham gia ký kết không sử dụng ngôn ngữ dùng để soạn thảo văn bản điều ước sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu hết và hiểu kỹ toàn bộ nội dung của điều ước đã ký. Thông qua quá trình nội luật hóa thì các điều ước quốc tế được diễn đạt rõ ràng hơn và cụ thể hơn trong hệ thống quy phạm pháp luật theo ngôn ngữ của chính 5Hoàng Phước Hiệp, Nội luật hóa các điều ước quốc tế Việt Nam ký kết và tham gia phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (bản tóm tắt), Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, 2007. 7 quốc gia đó. Nhờ vậy mà quốc gia tham gia ký kết sẽ dễ dàng thực hiện các quy định của điều ước hơn. Không chỉ vậy, nội luật hóa các điều ước quốc tế còn giúp các cá nhân, tổ chức, cơ quan thuộc quốc gia đó dễ dàng tiếp cận và áp dụng điều ước quốc tế đã ký kết. 3.2. Nội luật hóa điều ước quốc tế nhằm đảo bảo điều ước quốc tế được thực thi Việc nội luật hóa không chỉ dừng lại ở việc thừa nhân ký kết và phổ biến sâu rộng các quy định trong điều ước quốc tế mà còn thúc đẩy thực thi các điều ước đó. Nội luật hóa các quy định trong điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật trong nước giúp phát huy tối đa hiệu lực của các quy phạm pháp luật đó. Đồng thời tạo ra tính bắt buộc áp dụng, thực hiện đối với các tổ chức, cá nhân ở chính quốc gia chuyển hóa nó. Nếu không được nội luật hóa, sự ràng buộc của điều ước quốc tế đối với các thể nhân và pháp nhân sẽ bị hạn chế bởi thiếu đi tính áp đặt bắt buộc và cưỡng bức trực tiếp. 3.3. Nội luật hóa điều ước quốc tế góp phần hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật của quốc gia chủ thể Điều ước quốc tế được xây dựng dựa trên lợi ích và sự hợp tác giữa các giữa các chủ thể trong cộng đồng quốc tế. Nhằm đảo bảo trật tự, hòa bình, ổn định của thế giới cũng như quyền lợi chung của các quốc gia thì những nội dung của điều ước quốc tế đều chứa đựng những giá trị pháp lý tiến bộ có tính phổ quát. Khi các chủ thể nội luật hóa các điều ước quốc tế sẽ đồng thời chuyển hóa những giá trị pháp lý phổ quát đó thành những quy phạm pháp luật chung của quốc gia, quá trình này sẽ góp phần làm cho hệ thống luật pháp của quốc gia chủ thể không ngừng được hoàn thiện cả về nội dung, hình thức và biện pháp xây dựng... Phần 2: Nội luật hóa điều ước quốc tế trong pháp luật Việt Nam 1.Thực tiễn thực thi nội luật hóa điều ước quốc tế trong pháp luật Việt Nam 1.1. Trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Việc xây dựng và thông qua các văn bản quy phạm pháp luật thường được xem xét trên cơ sở bảo đảm tính tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc Việt Nam có thể tham gia. Điều này được thấy qua nội dung của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Điều ước quốc tế quy định về thẩm định các văn bản liên quan.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ  BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ NỘI LUẬT HĨA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Mục lục I Mở đầu Lý chọn đề tài Mục đích nghiên cứu 3 Phương pháp nghiên cứu II Nội dung Phần 1: Nội luật hóa điều ước quốc tế Định nghĩa khái niệm 1.1 Khái niệm điều ước quốc tế 1.2 Khái niệm nội luật hóa Các đặc điểm nội luật hóa điều ước quốc tế 2.1 Tính thích nghi tùy biến 2.2 Tính đa dạng chủ thể 2.3 Tính mâu thuẫn nội 2.4 Tính ý chí quốc gia 2.5 Tính ảnh hưởng quốc tế Tính cần thiết việc nội luật hóa điều ước quốc tế 3.1.Nội luật hóa giúp cho điều ước quốc tế dễ dàng tiếp cận với thân quốc gia tham gia ký kết 3.2 Nội luật hóa điều ước quốc tế nhằm đảo bảo điều ước quốc tế thực thi 3.3.Nội luật hóa điều ước quốc tế góp phần hồn thiện phát triển hệ thống pháp luật quốc gia chủ thể Phần 2: Nội luật hóa điều ước quốc tế pháp luật Việt Nam Thực tiễn thực thi nội luật hóa điều ước quốc tế pháp luật Việt Nam 1.1 Trong công tác xây dựng văn quy phạm pháp luật 1.2 Trong lĩnh vực hình 1.3 Trong lĩnh vực thương mại, ngoại thương 10 1.4 Trong lĩnh vực nhân quyền 11 Một số đề xuất nâng cao hiệu công tác nội luật hóa Việt Nam 12 III Kết luận 13 Danh mục tham khảo 14 I Mở đầu Lý chọn đề tài Trong thời kỳ hịa bình nay, kinh tế tảng hàng đầu quốc gia đặc biệt quan tâm tập trung phát triển Nền kinh tế thị trường phát triển kéo theo q trình hội nhập hóa quốc gia giới nhiều lĩnh vực khác Hội nhập quốc tế tạo môi trường tự do, cởi mở để quốc gia hoạt động phát triển lĩnh vực định Thông qua việc tham gia tổ chức, thiết chế, chế, hoạt động hợp tác quốc tế mục tiêu phát triển thân chủ thể đó, đồng thời nhằm tạo nên sức mạnh tập thể giải vấn đề chung mà bên quan tâm, bao gồm lĩnh vực khác kinh tế, trị, xã hội, Sự gia tăng quan hệ hợp tác quốc tế, dẫn đến đời điều ước quốc tế với vai trị cơng cụ pháp luật chủ yếu để điều chỉnh hầu hết quan hệ quốc tế nảy sinh lĩnh vực đời sống quốc tế Trong công phát triển đất nước nay, Việt Nam đẩy mạnh trình tồn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực, quốc gia khác tồn giới Chính vậy, việc Việt Nam tham gia kí kết điều ước quốc tế hay nội luật hóa điều ước quốc tế vấn đề có ý nghĩa quan trọng giai đoạn Để hiểu rõ vấn đề em xin chọn đề tài: “ Nội luật hóa điều ước quốc tế pháp luật Việt Nam” Mục đích nghiên cứu Có nhìn sâu hơn, đa chiều vấn đề “Nội luật hóa điều ước quốc tế” để nắm bắt vai trò tầm quan việc nội luật hóa điều ước quốc tế pháp luật Việt Nam phát triển đất nước Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp lập luận, phương pháp phân tích-tổng hợp,tham khảo, trích dẫn tài liệu giáo trình uy tín II Nội dung Phần 1: Nội luật hóa điều ước quốc tế Định nghĩa khái niệm 1.1 Khái niệm điều ước quốc tế Điều ước quốc tế thỏa thuận quốc tế ký kết văn quốc gia chủ thể luật quốc tế luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận ghi nhân văn kiện hay hai nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, khơng phụ thuộc vào tên gọi cụ thể văn kiện đó1 Trên quan điểm thuật ngữ “điều ước” Công ước Viên 1969, Luật Điều ước quốc tế 2016 Việt Nam quy định: “Điều ước quốc tế” lại định nghĩa sau: Điều ước quốc tế thỏa thuận văn ký kết nhân danh Nhà nước Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, ghi nhớ, công hàm trao đổi văn kiện có tên gọi khác2 1.2 Khái niệm nội luật hóa Nội luật hóa ta hiểu đơn giản việc chuyển hóa quy định điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật nhằm phát huy tối đa hiệu lực quy phạm pháp luật tạo giá trị bắt buộc áp dụng thực tổ chức, cá nhân quốc gia chuyển hóa Vì pháp luật điều ước quốc tế pháp luật quốc gia hai hệ thống độc lập với nên quy phạm pháp luật điều ước quốc tế thường áp dụng dễ dàng hiệu quy phạm pháp luật nước Chính để quy phạm pháp luật điều ước quốc tế áp dụng nước phải chuyển hóa thành quy phạm pháp luật nước Thơng qua q trình chuyển hóa, quy phạm pháp luật điều ước quốc tế phát huy hiệu lực với áp dụng mới, mà theo bên cạnh quốc gia, chủ thể nước đối tượng áp dụng pháp luật quốc tế Thơng qua việc chuyển hố, quy phạm pháp luật quốc tế chuyển đổi thành pháp luật nước thông qua một, số văn thi hành luật, nghị định Đối với điều ước quốc tế, điểu ước chuyển hoá thành pháp luật Tiến sĩ Lê Mai Anh, Giáo trình Luật Quốc Tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2018, tr.87 Khoản 1, Điều 2, Luật Điều ước quốc tế Việt Nam năm 2016 nước văn pháp luật riêng biệt, phù hợp với quy định pháp luật quốc gia vể phương diện pháp luật quốc tế, khơng tồn loại văn thi hành này3 Các đặc điểm nội luật hóa điều ước quốc tế 2.1 Tính thích nghi tùy biến Đặc điểm thể việc nội luật hóa điều ước quốc tế xuất có u cầu nội luật hóa mà khơng có cố định Q trình khơng túy phụ thuộc vào yêu cầu nội luật hóa mà cịn chịu chi phối nhiều yếu tố kinh tế - trị, lịch sử - địa lý khác Nội luật hóa điều ước quốc tế có biến động khó lường theo khơng gian thời gian Xem xét góc độ bình diện giới, ta thấy quốc gia lại có khái niệm nội luật hóa cách tiến hành nội luật hóa khác Kinh tế - xã hội thay đổi phát triển không ngừng nên việc nội luật hóa điều ước quốc tế quốc gia phải thay đổi cho phù hợp với thời kỳ giai đoạn khác Khi tham gia vào cộng đồng quốc tế, theo thời gian quan niệm quốc gia thay đổi hay chí vị quốc gia trường quốc tế có thay đổi Tất điều tạo nên tùy biến để thích nghi nội luật hóa điều ước quốc tế 2.2 Tính đa dạng chủ thể Chủ thể nội luật hóa điều ước quốc tế đa dạng Ởgóc độ quốc tế, chủ thể nội luật hóa điều ước quốc tế phải quốc gia thành viên điều ước đó, chuyển hóa quy phạm điều ước dù phương thức suy cho nhằm thực thi cách thực chất cam kết mà quốc gia chấp nhận ràng buộc Trong số trường hợp đặc biệt (thường rơi vào điều ước song phương), quốc gia kết ước nhận đòi hỏi phải tiến hành nội luật hóa theo hình thức định từ phía chủ thể cịn lại4 Ởgóc độ hẹp quốc gia chủ thể nội luật hóa lại cá nhân, tổ chức, quan nước có thẩm quyền liên quan đến thao tác nội luật hóa xác định pháp luật quốc gia Tuy nhiên quốc gia khác chủ thể quốc gia lại khác với quốc gia khác Nhưng khái quát chung chủ thể phải chủ thể có thẩm quyền lập pháp, hành pháp Nguyễn Bá Diến, “Về việc áp dụng điều ước quốc tế quan hệ thứ bậc điều ước quốc tế pháp luật quốc gia”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật, T XIX, Số 3, 2003 Ths Phạm Vĩnh Hà, “Nhận diện đặc điểm nội luật hóa điều ước quốc tế tư cách tượng pháp lý”, Trường Đại học Luật Hà Nội,Tạp chí Dân chủ Pháp luật tư pháp giao thêm nhiệm vụ nội luật hóa phạm vi chức khơng phải quan chun trách cơng tác nội luật hóa 2.3 Tính mâu thuẫn nội Việc phát hiện, triệt tiêu xử lý xung đột việc lựa chọn áp dụng luật quốc tế hay luật quốc gia mục tiêu quan trọng q trình nội luật hóa Nhưng ngược lại dễ dẫn đến việc tạo xung đột Trong trình nội luật hóa xung đột, mâu thuẫn vơ tình tạo chí cịn xuất thân hệ thống pháp luật quốc gia Với nội dung hoàn toàn giống nhau, quy phạm gốc điều ước áp dụng theo nguyên tắc “ưu tiên luật quốc tế” hay quy phạm luật quốc gia áp dụng theo nguyên tắc “luật ban hành sau” Qua đó, ta thấy việc tạo xung đột ý muốn trình nội luật hóa điều khó tránh khỏi Tuy nhiên nhìn nhận góc độ tích cực việc nội luật hóa điều ước quốc tế vừa trình làm cho pháp luật quốc gia tương thích với pháp luật quốc tế đồng thời trình làm cho pháp luật quốc tế tương thích với pháp luật quốc gia 2.4 Tính ý chí quốc gia Việc chuyển hóa quy phạm điều ước vào pháp luật quốc gia trình thể rõ ý chí quốc gia Quốc gia thể ý chí việc có đặt vấn đề nội luật hóa hay khơng, có quy định thủ tục để tiến hành nội luật hóa hay khơng Một thủ tục nội luật hóa quy định luật, quan có thẩm quyền cá nhân, tổ chức liên quan bắt buộc phải thực Khơng vậy, tính ý chí quốc gia thể việc nhà làm luật quốc gia xác định điều kiện để điều ước quốc tế nội luật hóa Tính ý chí quốc gia cịn thể việc quốc gia có ý thức việc giám sát thi hành quy phạm “sau nội luật hóa” xử lý vi phạm hay không Đưa quy phạm luật quốc tế vào hệ thống pháp luật quốc gia việc có thực chúng hay không lại chuyện khác Trên thực tế, nhiều quốc gia quan tâm đến việc cụ thể hóa quyền, nghĩa vụ nội dung điều ước quốc tế mà chưa quan tâm xây dựng chế tài cần thiết để bảo đảm cho quyền, nghĩa vụ thực nghiêm chỉnh, khiến cho hoạt động nội luật hóa chưa đem lại hiệu cuối Trong trình nội luật hóa, quốc gia phải điều chỉnh nội dung luật quốc tế mức độ định nhằm tạo tươngthích tối ưu, dù mặt nguyên tắc khơng nên làm mà phải chuyền tải xác, phải “chiếm tồn đa số phần nội dung quy phạm pháp luật nước”5 2.5 Tính ảnh hưởng quốc tế Ký kết, gia nhập, thực ĐƯQT nói chung ln gắn bó mật thiết với yếu tố trị quốc tế, vậy, hoạt động nội luật hóa dù tiến hành chủ thể nước thông qua thao tác quy định luật nước đưa tới tác động vượt khỏi biên giới quốc gia Về nguyên tắc, quốc gia tự quy định nghĩa vụ nội luật hóa cho phải có biện pháp tích cực, khả thi để thực nghiêm chỉnh quy định chuyển hóa Trong q trình nội luật hóa, việc khơng chuyển tải xác nội dung quy phạm điều ước (dịch sai, hiểu sai, giải thích sai) dẫn đến việc quốc gia cố ý vơ ý vi phạm luật quốc tế Tính cần thiết việc nội luật hóa điều ước quốc tế Trong thời kỳ hội nhập quốc tế nay, việc tham gia tổ chức, thiết chế, chế, hoạt động hợp tác quốc tế mục tiêu phát triển thân quốc gia xu toàn cầu Sự gia tăng quan hệ hợp tác quốc tế, dẫn đến đời điều ước quốc tế với vai trị cơng cụ pháp luật chủ yếu để điều chỉnh hầu hết quan hệ quốc tế nảy sinh lĩnh vực đời sống quốc tế Để phục vụ cho công phát triển đất nước nay, Việt Nam đẩy mạnh q trình tồn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực, quốc gia khác toàn giới Chính vậy, việc Việt Nam tham gia kí kết điều ước quốc tế hay nội luật hóa điều ước quốc tế vấn đề mang tính cần thiết thiếu giai đoạn 3.1 Nội luật hóa giúp cho điều ước quốc tế dễ dàng tiếp cận với thân quốc gia tham gia ký kết Các điều ước quốc tế đa phương thường soạn thảo ngôn ngữ làm việc thức Liên hợp quốc là: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha tiếng Ả Rập Chính quốc gia tham gia ký kết không sử dụng ngôn ngữ dùng để soạn thảo văn điều ước gặp khó khăn việc hiểu hết hiểu kỹ tồn nội dung điều ước ký Thơng qua q trình nội luật hóa điều ước quốc tế diễn đạt rõ ràng cụ thể hệ thống quy phạm pháp luật theo ngơn ngữ Hồng Phước Hiệp, "Nội luật hóa điều ước quốc tế Việt Nam ký kết tham gia phục vụ trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp (bản tóm tắt), Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, 2007 quốc gia Nhờ mà quốc gia tham gia ký kết dễ dàng thực quy định điều ước Không vậy, nội luật hóa điều ước quốc tế giúp cá nhân, tổ chức, quan thuộc quốc gia dễ dàng tiếp cận áp dụng điều ước quốc tế ký kết 3.2 Nội luật hóa điều ước quốc tế nhằm đảo bảo điều ước quốc tế thực thi Việc nội luật hóa khơng dừng lại việc thừa nhân ký kết phổ biến sâu rộng quy định điều ước quốc tế mà thúc đẩy thực thi điều ước Nội luật hóa quy định điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật nước giúp phát huy tối đa hiệu lực quy phạm pháp luật Đồng thời tạo tính bắt buộc áp dụng, thực tổ chức, cá nhân quốc gia chuyển hóa Nếu khơng nội luật hóa, ràng buộc điều ước quốc tế thể nhân pháp nhân bị hạn chế thiếu tính áp đặt bắt buộc cưỡng trực tiếp 3.3 Nội luật hóa điều ước quốc tế góp phần hồn thiện phát triển hệ thống pháp luật quốc gia chủ thể Điều ước quốc tế xây dựng dựa lợi ích hợp tác giữa chủ thể cộng đồng quốc tế Nhằm đảo bảo trật tự, hịa bình, ổn định giới quyền lợi chung quốc gia nội dung điều ước quốc tế chứa đựng giá trị pháp lý tiến có tính phổ quát Khi chủ thể nội luật hóa điều ước quốc tế đồng thời chuyển hóa giá trị pháp lý phổ quát thành quy phạm pháp luật chung quốc gia, trình góp phần làm cho hệ thống luật pháp quốc gia chủ thể khơng ngừng hồn thiện nội dung, hình thức biện pháp xây dựng Phần 2: Nội luật hóa điều ước quốc tế pháp luật Việt Nam Thực tiễn thực thi nội luật hóa điều ước quốc tế pháp luật Việt Nam 1.1 Trong công tác xây dựng văn quy phạm pháp luật Việc xây dựng thông qua văn quy phạm pháp luật thường xem xét sở bảo đảm tính tương thích với điều ước quốc tế mà Việt Nam thành viên Việt Nam tham gia Điều thấy qua nội dung Luật Ban hành văn quy phạm pháp luật Luật Điều ước quốc tế quy định thẩm định văn liên quan Khoản 1, Điều 6, Luật Điều ước quốc tế năm 2016 quy định: Trường hợp văn quy phạm pháp luật điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành viên có quy định khác vấn đề áp dụng quy định điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp6 Căn vào yêu cầu, nội dung, tính chất điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ định chấp nhận ràng buộc điều ước quốc tế đồng thời định áp dụng trực tiếp toàn phần điều ước quốc tế quan, tổ chức, cá nhân trường hợp quy định điều ước quốc tế đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; định kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ ban hành văn quy phạm pháp luật để thực điều ước quốc tế Bên cạnh đó, khoản 5, Điều 156, Luật Ban hành văn quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: Việc áp dụng văn quy phạm pháp luật nước không cản trở việc thực điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành viên Trong trường hợp văn quy phạm pháp luật nước điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành viên có quy định khác vấn đề áp dụng quy định điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp7 Do đó, quy định điều ước quốc tế mà Việt Nam thành viên thực thi kể trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định đầy đủ Trường hợp pháp luật nước (từ luật trở xuống) có quy định khác trái với điều ước quốc tế, văn quy phạm pháp luật thường ghi nhận việc ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế8 1.2 Trong lĩnh vực hình Sau nghị số 83/2014/QH13 phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc chống tra hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hạ nhục người9 Theo Nghị số 83/2014/QH13, Việt Nam xây dựng, hoàn thiện pháp luật nhằm phù hợp với quy định Cơng ước Chống tra Để nội luật hóa quy định này, lĩnh vực tố tụng hình sự, vấn đề bảo vệ quyền người, quyền công dân quan tâm đặc biệt Bộ luật Hình năm 2015 bổ sung số quy định nhằm nội luật hóa quy định Cơng ước Chống tra như: Khoản 1, Điều 6, Luật Điều ước quốc tế năm 2016 Khoản 5, Điều 156, Luật Ban hành văn quy phạm pháp luật năm 2015 Khoản 4, Điều 4, Bộ luật dân 2015 Nghị số 83/2014/QH13 Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 28/11/2014 nhằm phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc chống tra hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hạ nhục người (Công ước Chống tra tấn) – Bổ sung tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình “tra tấn, đối xử trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hạ nhục phẩm giá nạn nhân” vào tội bắt, giữ giam người trái pháp luật (điểm b khoản Điều 157, mức hình phạt từ năm năm tù đến 12 năm tù) – Bổ sung hành vi khách quan “dùng nhục hình đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người khác hình thức nào” vào tội dùng nhục hình (Điều 373) Điều luật quy định người phạm tội làm nạn nhân tự sát bị phạt tù từ bảy năm đến 12 năm (khoản 3); làm người bị nhục hình chết bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù chung thân (khoản 4) – Bổ sung tình tiết tăng nặng định khung vào tội cung (Điều 374) Trường hợp “dùng nhục hình đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, hỏi cung” bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm (khoản 2); phạm tội thuộc trường hợp: Làm người bị cung chết; dẫn đến làm oan người vô tội; dẫn đến bỏ lọt tội phạm nghiêm trọng tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù chung thân (khoản 4) 1.3 Trong lĩnh vực thương mại, ngoại thương Đây lĩnh vực mà Việt Nam tham gia ký kết nhiều văn bản điều ước quốc tế để phục vụ cho việc mở cửa, hội nhập phát triển kinh tế Đặc biệt từ trở thành thành viên tổ chức thương mại quốc tế (WTO), để thực cam kết ký kết WTO Việt Nam sửa 60 văn hàng trăm nghị định, thông tư hướng dẫn sửa đổi10 Trong số bật, phải kể đến Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 Luật điều chỉnh chủ yếu công tác quản lý nhà nước ngoại thương bao gồm: – Các biện pháp quản lý, điều hành hoạt động ngoại thương có liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế; – Khơng điều chỉnh, can thiệp vào hoạt động cụ thể thương nhân, thương nhân với nhau; vụ 10 – Chỉ điều chỉnh đối tượng hàng hóa mà không điều chỉnh đối tượng dịch “Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO thành tựu khả quan”, Trung tâm WTO (trungtamwto.vn) 10 Luật có nhiều điều khoản dẫn chiếu đến áp dụng điều ước quốc tế Việc ban hành Luật nhằm hồn thiện sách quản lý nhà nước thương mại, đặc biệt thương mại quốc tế Luật Quản lý ngoại thương có 30 điều, khoản viện dẫn áp dụng điều ước quốc tế mà Việt Nam thành viên 1.4 Trong lĩnh vực nhân quyền Tính đến nay, Việt Nam tham gia hầu hết Công ước quốc tế quyền người, cụ thể: (1) Công ước Quyền Dân Chính trị năm 1966 (ICCPR) - gia nhập ngày 24/09/1982; (2) Công ước Quyền Kinh tế, Xã hội Văn hóa năm 1966 - gia nhập ngày 24/09/1982; (3) Cơng ước Xố bỏ hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979 - ký kết ngày 29/07/1980, phê chuẩn ngày 17/02/1982; (4) Cơng ước Xố bỏ hình thức phân biệt chủng tộc năm 1969 - gia nhập ngày 09/06/1982; (5) Công ước Quyền Trẻ em năm 1989 - ký kết ngày 26/01/1990, phê chuẩn ngày 28/02/1990 hai Nghị định thư bổ sung trẻ em xung đột vũ trang (ký kết ngày 08/09/2000, phê chuẩn ngày 20/12/2001) chống sử dụng trẻ em hoạt động mại dâm tranh ảnh khiêu dâm (ký kết ngày 08/09/2000, phê chuẩn ngày 20/12/2001); (6) Công ước Quyền Người khuyết tật năm 2006 - ký ngày 22/11/2007 phê chuẩn ngày 05/02/2015; (7) Công ước Chống tra hình thức đối xử trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hạ nhục người - ký ngày 07/11/2013 phê chuẩn ngày 05/02/201511 Trong số Cơng ước trên, kể tới Công ước quyền người khuyết tật mà Việt Nam ký ngày 22/11/2007, phê chuẩn ngày 05/02/2015 Nhằm đáp ứng yêu cầu thực công ước yêu cầu hội nhập quốc tế lĩnh vực liên quan đến người khuyết tật, Việt Nam ban hành số văn quy phạm pháp luật bao gồm quy định liên quan đến người khuyết tật phù hợp với Công ước quyền người khuyết tật, nhằm nội luật hóa quyền nhóm người 11 V.H., “Việt Nam tham gia hầu hết Công ước quốc tế quyền người”, Trang thơng tin điện tử Biên phịng, Cơ quan Đảng ủy Bộ Tư lệnh đội Biên phòng, 18/12/2018 11 Ngày 18/12/1979, Liên Hợp Quốc thơng qua Cơng ước loại bỏ hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Công ước CEDAW) Việt Nam quốc gia giới ký tham gia Công ước vào ngày 29/7/1980 phê chuẩn vào ngày 27/11/1981 Để nội luật hóa quy định Cơng ước CEDAW, Việt Nam ban hành số luật, đáng ý Luật Bình đẳng giới Nhiều quy định Luật Bình đẳng giới xây dựng theo hướng nội luật hóa quy định điều ước quốc tế chống phân biệt đối xử bình đẳng giới, đảm bảo thể chế hóa quy định điều ước quốc tế để thực 12 Bên cạnh đó, theo tinh thần Cơng ước CEDAW , nội dung tồn phân biệt đối xử giới pháp luật Việt Nam độ tuổi nghỉ hưu phụ nữ (55 tuổi) nam giới (60 tuổi) mà nội dung thể số luật, luật Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm y tế văn quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Theo Nghị số 234/NQ-UBTVQH14 ngày 24/8/2016 Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực Nghị Quốc hội điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, tại kỳ họp thứ Quốc hội khóa XIV cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung số điều Bộ luật Lao động dự kiến thông qua kỳ họp thứ Quốc hội khóa XIV Tuy nhiên, ngày 04/5/2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị số 379/2017/NQ-UBTVQH14 việc rút số dự án luật khỏi dự kiến chương trình, có Luật sửa đổi, bổ sung số điều Bộ luật Lao động Một lý dẫn đến tình trạng nêu cịn nhiều ý kiến chưa thống quy định liên quan trực tiếp đến quyền phụ nữ, có độ tuổi nghỉ hưu Bởi lẽ, việc điều chỉnh độ tuổi nghỉ hữu giới ảnh hưởng đến quyền hội thăng tiến nghề nghiệp, khả tích lũy lương hưu Do đó, cần thiết phải nghiên cứu đầy đủ hơn, đánh giá kỹ lưỡng thấu đáo nội dung này13 Một số đề xuất nâng cao hiệu cơng tác nội luật hóa Việt Nam Thứ nhất, nâng cao công tác rà soát văn quy phạm pháp luật, để nhanh phát quy định mâu thuẫn, chồng chéo, khơng cịn phù hợp để kịp thời xử lý, góp phần nâng cao hiệu công tác xây dựng hồn thiện hệ thống 12 Điều 11 Cơng ước CEDAW quy định quốc gia thành viên “Áp dụng biện pháp thích hợp để xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ lĩnh vực việc làm nhằm đảm bảo quyền sở bình đẳng nam nữ” 13 Trần Thị Thu Hằng, “Một số vấn đề liên quan đến việc nội luật hóa điều ước quốc tế”, Cục Bồi thường nhà nước, Bộ tư pháp 12 pháp luật, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống hệ thống pháp luật đảm bảo tính thống với điều ước quốc tế mà Việt Nam thành viên Thứ hai, quy định rõ hình thức văn nội luật hóa điều ước quốc tế Sở dĩ, nhiều nước giới quy định hình thức văn luật Quốc hội hình thức sử dụng thống nội luật hóa điều ước quốc tế, Việt Nam, chưa có văn ghi nhận việc nội luật hóa điều ước quốc tế thực theo hình thức văn cụ thể Do đó, để bảo đảm tính thống nhất, việc bổ sung hình thức văn quy phạm pháp luật để nội luật hóa quy định pháp luật quốc tế Luật Ban hành văn quy phạm pháp luật Luật Điều ước quốc tế hoàn toàn cần thiết Thứ ba, tầm quan trọng việc nội luật hóa điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành viên phủ nhận, đặc biệt xu Việt Nam thành viên nhiều tổ chức quốc tế Tuy nhiên, trình nội luật hóa cần bảo đảm ngun tắc có tính khả thi, phù hợp với văn hóa, xã hội điều kiện kinh tế Việt Nam III Kết luận Qua tiểu luận ta nói tầm quan trọng việc nội luật hóa điều ước quốc tế vơ to lớn Nó khơng đảm bảo nguyên tắc “Pacta sunt servanda”, tạo sở pháp lý việc tăng cường mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác quốc tế việc giải vấn đề có tính chất quốc tế mà đảm bảo hài hòa pháp luật quốc gia pháp luật quốc tế; thúc đẩy, góp phần hồn thiện pháp luật quốc gia, tăng cường kỹ thuật lập pháp nước Đây việc làm quan trọng xu tồn cầu hóa, đẩy mạnh hội nhập, hợp tác Để tiếp tục phát triển mặt kinh tế - xã hội u cầu địi hỏi nhiệm vụ nội luật hóa điều ước quốc tế đặt ra, cần nghiên cứu, thực tốt giải pháp phù hợp làm cho hệ thống pháp luật Việt Nam hồn thiện, tương thích với giá trị luật pháp quốc tế Do nhiều hạn chế mặt kiến thức khả phân tích, lập luận nên q trình làm em khơng tránh khỏi thiếu sót, mong thầy giáo thơng cảm góp ý để tiểu luận em hoàn thiện Em xin trân thành cảm ơn! 13 10 11 12 13 Danh mục tham khảo Tiến sĩ Lê Mai Anh, Giáo trình Luật Quốc Tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2018, tr.87 Khoản 1, Điều 2, Luật Điều ước quốc tế Việt Nam năm 2016 Nguyễn Bá Diến, “Về việc áp dụng điều ước quốc tế quan hệ thứ bậc điều ước quốc tế pháp luật quốc gia”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật, T XIX, Số 3, 2003 Ths Phạm Vĩnh Hà, “Nhận diện đặc điểm nội luật hóa điều ước quốc tế tư cách tượng pháp lý”, Trường Đại học Luật Hà Nội,Tạp chí Dân chủ Pháp luật Hồng Phước Hiệp, "Nội luật hóa điều ước quốc tế Việt Nam ký kết tham gia phục vụ trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp (bản tóm tắt), Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, 2007 Khoản 1, Điều 6, Luật Điều ước quốc tế năm 2016 Khoản 5, Điều 156, Luật Ban hành văn quy phạm pháp luật năm 2015 Khoản 4, Điều 4, Bộ luật dân 2015 Nghị số 83/2014/QH13 Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 28/11/2014 nhằm phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc chống tra hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hạ nhục người (Công ước Chống tra tấn) “Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO thành tựu khả quan”, Trung tâm WTO (trungtamwto.vn) V.H., “Việt Nam tham gia hầu hết Công ước quốc tế quyền người”, Trang thông tin điện tử Biên phòng, Cơ quan Đảng ủy Bộ Tư lệnh đội Biên phịng, 18/12/2018 Điều 11 Cơng ước CEDAW quy định quốc gia thành viên “Áp dụng biện pháp thích hợp để xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ lĩnh vực việc làm nhằm đảm bảo quyền sở bình đẳng nam nữ” Trần Thị Thu Hằng, “Một số vấn đề liên quan đến việc nội luật hóa điều ước quốc tế”, Cục Bồi thường nhà nước, Bộ tư pháp 14 ... quốc tế Thơng qua việc chuyển hố, quy phạm pháp luật quốc tế chuyển đổi thành pháp luật nước thông qua một, số văn thi hành luật, nghị định Đối với điều ước quốc tế, điểu ước chuyển hoá thành pháp... quốc tế Trong công phát triển đất nước nay, Việt Nam đẩy mạnh q trình tồn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực, quốc gia khác toàn giới Chính vậy, việc Việt Nam tham gia kí kết điều ước quốc tế... tế pháp luật Việt Nam” Mục đích nghiên cứu Có nhìn sâu hơn, đa chiều vấn đề “Nội luật hóa điều ước quốc tế” để nắm bắt vai trị tầm quan việc nội luật hóa điều ước quốc tế pháp luật Việt Nam phát

Ngày đăng: 25/03/2023, 17:57

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan