TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ Nội luật hoá điều ước quốc tế trong Pháp luật Việt Nam

15 4 0
TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ    Nội luật hoá điều ước quốc tế trong Pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NỘI LUẬT HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 4 1. Điều ước quốc tế 4 2. Nội luật hóa điều ước quốc tế 4 3. Các học thuyết về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia; Cách thức nội luật hóa các quy định của điều ước quốc tế 5 BI.NỘI LUẬT HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ..........................................................................................................................6 1. Tổng quan về nội luật hóa điều ước quốc tế trong pháp luật Việt Nam 6 2. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam 7 3. Cách thức nội luật hóa điều ước quốc tế tại Việt Nam 9 4. Thực tiễn nội luật hóa điều ước quốc tế tại Việt Nam 9 4.1. Tình hình chung của việc nội luật hóa điều ước quốc tế 9 4.2 Thực tiễn việc nội luật hóa trong một số lĩnh vực 11 4.2.1. Về quyền con người 11 4.2.2. Về lĩnh vực kinh tế thương mại 11 4.2.3. Về luật biển 12 5. Một số đề xuất hoàn thiện việc nội luật hóa ở Việt Nam 13 IV. KẾT LUẬN 14 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 2 I. MỞ ĐẦU Trong thời kì toàn cầu hóa như ngày nay thì việc hội nhập quốc tế không chỉ là thách thức mà còn tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia. Để quá trình toàn cầu hóa được diễn ra thuận lợi, thì không thể không kể đến những điều ước quốc tế. Nội dung của các điều ước quốc tế có thể liên quan tới tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, chủ quyền quốc gia. Các điều ước quốc tế này có tác dụng trong việc hoạch định hiệu quả chiến lược của đất nước; bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia, …. Để tham gia vào công cuộc hội nhập quốc tế trong thời gian gần đây, Việt Nam đã gia nhập và kí kết vào nhiều điều ước quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau có thể kể đến như các điều ước quốc tế về lĩnh vực kinh tế thương mại (FTA, WTO, AFTA, …), điều ước quốc tế về môi trường (Nghị định thư Montreal, Công ước Marpol, Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, …), ngoài ra Việt Nam cũng tham ra hầu hết các công ước về quyền con người như (Công ước Genève, Công ước về chống tra tấn, Công ước về quyền của người khuyết tật). Một khi đã trở thành thành viên của các điều ước quốc tế, Việt Nam và các quốc gia thành viên cùng kí kết điều ước quốc tế đó sẽ phải thực thi một cách nghiêm túc, tự nguyện và có thiện chí các cam kết và yêu cầu trong các điều ước quốc tế trên cơ sở tôn trọng các cam kết quốc tế đã kí kết. Trong một vài năm trở lại đây, Việt Nam đã thực hiện những quy định trong điều ước quốc tế bằng nhiều phương pháp khác nhau, một trong số các phương pháp ấy chính là nội luật hóa các điều ước quốc tế, thời gian qua, đã có nhiều quy định của các điều ước quốc tế được nội luật hóa thành các quy định pháp luật của Việt Nam, đây cũng chính một trong các nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay. 3 II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NỘI LUẬT HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 1.Điều ước quốc tế Điều ước quốc tế có thể hiểu là một văn bản pháp lý được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận ý chí của các quốc gia được các quốc gia tham gia kí, phê chuẩn, phê duyệt nhằm các mục đích như xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền theo pháp luật quốc tế. Tại Việt Nam, theo Điều 2 Luật Điều ước quốc tế số 1082016QH13: “Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.” Theo công ước Viên năm 1969 thì điều ước quốc tế là “thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận có được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì.”. Để kí kết một điều ước quốc tế cần phải trải qua 2 giai đoạn chính: giai đoạn đầu tiên là thỏa thuận ý chí của các quốc gia hay các chủ thể khác của luật quốc tế, các quốc gia sẽ cùng nhau soạn thảo và cùng thống nhất văn bản điều ước. Giai đoạn tiếp theo là thỏa thuận ý chí của các chủ thể bằng cách công nhận hiệu lực bắt buộc của các quy phạm điều ước. 2. Nội luật hóa điều ước quốc tế Khi đã kí kết điều ước quốc tế các quốc gia tham gia kí kết phải đảm bảo thực thi nghiêm túc các điều ước quốc tế đã được kí kết dựa trên nguyên tắc Pacta sunt servanda buộc các quốc gia đã tham gia kí kết điều ước quốc tế phải tiến hành bước tiếp theo nhằm đảm bảo thực thi nghiêm túc những quy định của điều ước quốc tế đó trong phạm vi quốc gia mình. 4 Một trong những phương pháp thực thi điều ước quốc tế được áp dụng rộng rãi trên thế giới chính là nội luật hóa. Theo từ điển luật học, “Nội luật hóa là chuyển hóa quy định trong điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc thực hiện đối với tổ chức, cá nhân ở một quốc gia. Việc nội luật hóa được tiến hành sau khi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia chính thức xác nhận quy định trong điều ước quốc tế ràng buộc đối với quốc gia đó.”1. Tuy nhiên nội luật hóa điều ước quốc tế chỉ có giá trị bắt buộc thi hành đối với pháp nhân, thể nhân của quốc gia kí kết đối với điều ước quốc tế Khác với việc phê chuẩn hay phê duyệt điều ước quốc tế, nội luật hóa không thừa nhận điều ước quốc tế mà trực tiếp tạo ra sự ràng buộc đối với pháp nhân, thể nhân của quốc gia kí kết với điều ước quốc tế. 3.Các học thuyết về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia; Cách thức nội luật hóa các quy định của điều ước quốc tế Pháp luật quốc tế không quy định quốc gia cần phải thực hiện điều ước quốc tế bằng cách thức cụ thể nào vậy nên các quốc gia có quyền tự do lựa chọn phương thức để thực hiện điều ước quốc tế mà quốc gia đó đã kí kết, gia nhập nhưng phải trên cơ sở tôn trọng, tận tâm và thiện chí dựa trên nguyên tắc Pacta sunt servanda: “Mỗi điều ước quốc tế đang có hiệu lực đều ràng buộc các bên thành viên của điều ước đó và phải được các bên thực thi một các thiện chí.” Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế được thể hiện qua hai học thuyết: Thuyết nhất nguyên luận (monism): Thuyết nhất nguyên luận cho rằng điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia là hai bộ phận của cùng một hệ thống pháp lý .Trường phái nhất nguyên luận xác định cách thức nội luật hóa thông qua việc áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế do đó các quy định của luật pháp quốc tế sẽ được áp dụng trực tiếp vào bên trong các quốc gia hay nói cách khác các cơ quan, tổ chức, cá nhân hay các toà án quốc gia có thể viện dẫn và áp dụng trực tiếp các điều ước quốc tế mà không cần thiết phải ghi nhận lại các quy định của điều ước quốc 1Từ điển Luật học, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, 2015 5 tế vào trong pháp luật quốc gia. Một số quốc gia áp dụng thuyết nhất nguyên luận có thể kể đến như Mĩ, Mexico, các quốc gia theo truyền thống luật châu Âu lục địa. Thuyết nhị nguyên luận (dualism): Thuyết nhị nguyên luận cho rằng luật pháp quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống pháp lý riêng biệt (trong đó luật quốc tế có hiệu lực pháp lý thấp hơn pháp luật quốc gia). Do đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thể viện dẫn điều ước quốc tế trước Toà án quốc gia, trừ khi điều ước đó đã được chuyển hóa vào nội luật bằng những quy định pháp luật trong nước cụ thể đối với các quốc gia theo trường phái nhị nguyên luận, để nội luật hóa một điều ước quốc tế cần phải bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hay ban hành các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Học thuyết nhị nguyên luật được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia Canada, Anh, Malaysia, … Mỗi trường phái đều tồn tại những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì không có sự ép buộc trong việc các quốc gia phải áp dụng điều ước quốc tế như thế nào nên các quốc gia trên thế giới có thể được tùy ý lựa chọn việc áp dụng một trong hai học thuyết hoặc kết hợp áp dụng cả hai học thuyết trên miễn là việc áp dụng điều ước quốc tế phải đảm bảo việc thực thi hiệu quả các cam kết trong các điều ước quốc tế. Những sự lựa chọn khác nhau sẽ dẫn đến các hiệu lực pháp lý và vị trí của điều ước quốc tế trong quan hệ với pháp luật quốc gia sẽ khác nhau kéo theo những hệ quả pháp lý khác nhau trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật. BI.NỘI LUẬT HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1. Tổng quan về nội luật hóa điều ước quốc tế trong pháp luật Việt Nam Để phục vụ cho việc hội nhập quốc tế, Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản khác hoàn chỉnh về điều ước quốc quốc tế từ khá sớm trong số đó có thể kể đến như pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế 1989, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005, Luật điều ước quốc tế 2016, …. 6 Kể từ khi giành được độc lập, Việt Nam đã chủ động tham gia vào nhiều quan hệ quốc tế. Cùng với tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham kí kết nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương. Cho đến nay, Việt Nam công nhận hiệu lực thi hành trực tiếp cho nhiều điều ước quốc tế. Theo báo cáo tổng kết 9 năm thi hành Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 giai đoạn 2006 – 2014 của Bộ Ngoại giao Việt Nam từ ngày 01012006 đến ngày 31102014 Việt Nam đã ký 1023 điều ước quốc tế hai bên; trong đó có 254 điều ước được ký kết nhân danh Nhà nước, 769 điều ước ký kết nhân danh Chính phủ; có 827 điều ước có hiệu lực, 47 điều ước chưa có hiệu lực do các bên đối tác chưa hoàn thành thủ tục, 121 điều ước chưa có hiệu lực do Việt Nam chưa phê chuẩn, phê duyệt, 28 điều ước hết hiệu lực. 2. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam Theo Điều 6 của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 có nêu lên mối quan hệ của điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam: “1. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế. 2.Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về cùng một vấn đề. 3.Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.” Khoản 1 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế năm 2016 cũng quy định “Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 7 Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp’’. Đặc biệt, việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được phép cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam phải được xây dựng trên cơ sở các điều ước quốc tế được nhà nước Việt Nam kí kết, các văn bản quy phạm pháp luật không được trái với các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế trừ Hiến pháp. Từ đó có thể coi thứ tự ưu tiên của các văn bản pháp luật như sau: Hiến pháp là văn bản pháp luật được ưu tiên cao nhất, sau đó đến các điều ước quốc tế mà Việt Nam làm thành viên, ở vị trí được ưu tiên cuối cùng là các văn bản quy phạm pháp luật trong nước. Có thể thấy tại Việt Nam hiện nay, cách thức áp dụng điều ước quốc tế phổ biến nhất là bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hay ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật thực hiện điều ước quốc tế hay nói cách khác chính là nội luật hóa Nội luật hóa các điều ước quốc hóa các điều ước quốc tế không chỉ giúp Việt Nam thực hiện tốt nguyên tắc Pacta sunt servanda, đảm bảo cho điều ước quốc tế đã được kí kết được thực thi đầy đủ và hiệu quả mà còn đóng vai trò là một loại nguồn của pháp luật quốc gia, góp phần hoàn thiện và phát triển hệ thống luật quốc gia. 3. Cách thức nội luật hóa điều ước quốc tế tại Việt Nam Việt Nam có khá đa dạng cách thức nội luật hóa điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia. Cách thức đầu tiên là ban hành văn kiện cấp nhà nước quy định các quy định trong điều ước quốc tế có hiệu lực áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam: Đây cũng chính là hình thức đơn giản nhất để nội luật hóa vì nhà nước sẽ không phải ban

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ -0-0 - TIỂU LUẬN KẾT THÚC MƠN CƠNG PHÁP QUỐC TẾ Nội luật hố điều ước quốc tế Pháp luật Việt Nam MỤC LỤC I MỞ ĐẦU II LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NỘI LUẬT HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Điều ước quốc tế Nội luật hóa điều ước quốc tế .4 Các học thuyết mối quan hệ điều ước quốc tế pháp luật quốc gia; Cách thức nội luật hóa quy định điều ước quốc tế .5 III NỘI LUẬT HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Tổng quan nội luật hóa điều ước quốc tế pháp luật Việt Nam Mối quan hệ điều ước quốc tế pháp luật Việt Nam .7 Cách thức nội luật hóa điều ước quốc tế Việt Nam Thực tiễn nội luật hóa điều ước quốc tế Việt Nam 4.1 Tình hình chung việc nội luật hóa điều ước quốc tế 4.2 Thực tiễn việc nội luật hóa số lĩnh vực 11 4.2.1 Về quyền người 11 4.2.2 Về lĩnh vực kinh tế - thương mại 11 4.2.3 Về luật biển 12 Một số đề xuất hoàn thiện việc nội luật hóa Việt Nam .13 IV KẾT LUẬN 14 V TÀI LIỆU THAM KHẢO .14 I MỞ ĐẦU Trong thời kì tồn cầu hóa ngày việc hội nhập quốc tế khơng thách thức mà tạo nhiều hội phát triển cho quốc gia Để q trình tồn cầu hóa diễn thuận lợi, khơng thể khơng kể đến điều ước quốc tế Nội dung điều ước quốc tế liên quan tới tất lĩnh vực kinh tế, trị, văn hóa xã hội, chủ quyền quốc gia Các điều ước quốc tế có tác dụng việc hoạch định hiệu chiến lược đất nước; bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh lợi ích quốc gia, … Để tham gia vào công hội nhập quốc tế thời gian gần đây, Việt Nam gia nhập kí kết vào nhiều điều ước quốc tế nhiều lĩnh vực khác kể đến điều ước quốc tế lĩnh vực kinh tế - thương mại (FTA, WTO, AFTA, …), điều ước quốc tế môi trường (Nghị định thư Montreal, Công ước Marpol, Công ước khung Liên hợp quốc biến đổi khí hậu, …), Việt Nam tham hầu hết công ước quyền người (Công ước Genève, Công ước chống tra tấn, Công ước quyền người khuyết tật) Một trở thành thành viên điều ước quốc tế, Việt Nam quốc gia thành viên kí kết điều ước quốc tế phải thực thi cách nghiêm túc, tự nguyện có thiện chí cam kết yêu cầu điều ước quốc tế sở tôn trọng cam kết quốc tế kí kết Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam thực quy định điều ước quốc tế nhiều phương pháp khác nhau, số phương pháp nội luật hóa điều ước quốc tế, thời gian qua, có nhiều quy định điều ước quốc tế nội luật hóa thành quy định pháp luật Việt Nam, nguồn pháp luật Việt Nam II LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NỘI LUẬT HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Điều ước quốc tế Điều ước quốc tế hiểu văn pháp lý xây dựng dựa thỏa thuận ý chí quốc gia quốc gia tham gia kí, phê chuẩn, phê duyệt nhằm mục đích xác lập, thay đổi chấm dứt quyền theo pháp luật quốc tế Tại Việt Nam, theo Điều Luật Điều ước quốc tế số 108/2016/QH13: “Điều ước quốc tế thỏa thuận văn ký kết nhân danh Nhà nước Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, ghi nhớ, công hàm trao đổi văn kiện có tên gọi khác.” Theo cơng ước Viên năm 1969 điều ước quốc tế “thỏa thuận quốc tế ký kết văn quốc gia pháp luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận có ghi nhận văn kiện hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với với tên gọi riêng gì.” Để kí kết điều ước quốc tế cần phải trải qua giai đoạn chính: giai đoạn thỏa thuận ý chí quốc gia hay chủ thể khác luật quốc tế, quốc gia soạn thảo thống văn điều ước Giai đoạn thỏa thuận ý chí chủ thể cách cơng nhận hiệu lực bắt buộc quy phạm điều ước Nội luật hóa điều ước quốc tế Khi kí kết điều ước quốc tế quốc gia tham gia kí kết phải đảm bảo thực thi nghiêm túc điều ước quốc tế kí kết dựa nguyên tắc Pacta sunt servanda buộc quốc gia tham gia kí kết điều ước quốc tế phải tiến hành bước nhằm đảm bảo thực thi nghiêm túc quy định điều ước quốc tế phạm vi quốc gia Một phương pháp thực thi điều ước quốc tế áp dụng rộng rãi giới nội luật hóa Theo từ điển luật học, “Nội luật hóa chuyển hóa quy định điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc thực tổ chức, cá nhân quốc gia Việc nội luật hóa tiến hành sau quan có thẩm quyền quốc gia thức xác nhận quy định điều ước quốc tế ràng buộc quốc gia đó.”1 Tuy nhiên nội luật hóa điều ước quốc tế có giá trị bắt buộc thi hành pháp nhân, thể nhân quốc gia kí kết điều ước quốc tế Khác với việc phê chuẩn hay phê duyệt điều ước quốc tế, nội luật hóa khơng thừa nhận điều ước quốc tế mà trực tiếp tạo ràng buộc pháp nhân, thể nhân quốc gia kí kết với điều ước quốc tế Các học thuyết mối quan hệ điều ước quốc tế pháp luật quốc gia; Cách thức nội luật hóa quy định điều ước quốc tế Pháp luật quốc tế không quy định quốc gia cần phải thực điều ước quốc tế cách thức cụ thể nên quốc gia có quyền tự lựa chọn phương thức để thực điều ước quốc tế mà quốc gia kí kết, gia nhập phải sở tôn trọng, tận tâm thiện chí dựa nguyên tắc Pacta sunt servanda: “Mỗi điều ước quốc tế có hiệu lực ràng buộc bên thành viên điều ước phải bên thực thi thiện chí.” Mối quan hệ pháp luật quốc gia điều ước quốc tế thể qua hai học thuyết: - Thuyết nguyên luận (monism): Thuyết nguyên luận cho điều ước quốc tế pháp luật quốc gia hai phận hệ thống pháp lý Trường phái nguyên luận xác định cách thức nội luật hóa thơng qua việc áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế quy định luật pháp quốc tế áp dụng trực tiếp vào bên quốc gia hay nói cách khác quan, tổ chức, cá nhân hay án quốc gia viện dẫn áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế mà không cần thiết phải ghi nhận lại quy định điều ước quốc Từ điển Luật học, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, 2015 tế vào pháp luật quốc gia Một số quốc gia áp dụng thuyết nguyên luận kể đến Mĩ, Mexico, quốc gia theo truyền thống luật châu Âu lục địa - Thuyết nhị nguyên luận (dualism): Thuyết nhị nguyên luận cho luật pháp quốc tế pháp luật quốc gia hai hệ thống pháp lý riêng biệt (trong luật quốc tế có hiệu lực pháp lý thấp pháp luật quốc gia) Do quan, tổ chức, cá nhân viện dẫn điều ước quốc tế trước Toà án quốc gia, trừ điều ước chuyển hóa vào nội luật quy định pháp luật nước cụ thể quốc gia theo trường phái nhị nguyên luận, để nội luật hóa điều ước quốc tế cần phải bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hay ban hành văn pháp luật quan nhà nước có thẩm quyền Học thuyết nhị nguyên luật áp dụng rộng rãi quốc gia Canada, Anh, Malaysia, …  Mỗi trường phái tồn ưu điểm nhược điểm riêng Vì khơng có ép buộc việc quốc gia phải áp dụng điều ước quốc tế nên quốc gia giới tùy ý lựa chọn việc áp dụng hai học thuyết kết hợp áp dụng hai học thuyết miễn việc áp dụng điều ước quốc tế phải đảm bảo việc thực thi hiệu cam kết điều ước quốc tế Những lựa chọn khác dẫn đến hiệu lực pháp lý vị trí điều ước quốc tế quan hệ với pháp luật quốc gia khác kéo theo hệ pháp lý khác q trình xây dựng hồn thiện văn pháp luật III NỘI LUẬT HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Tổng quan nội luật hóa điều ước quốc tế pháp luật Việt Nam Để phục vụ cho việc hội nhập quốc tế, Việt Nam xây dựng hoàn thiện hệ thống văn khác hoàn chỉnh điều ước quốc quốc tế từ sớm số kể đến pháp lệnh ký kết thực điều ước quốc tế 1989, Luật ký kết, gia nhập thực điều ước quốc tế 2005, Luật điều ước quốc tế 2016, … Kể từ giành độc lập, Việt Nam chủ động tham gia vào nhiều quan hệ quốc tế Cùng với tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam tham kí kết nhiều điều ước quốc tế song phương đa phương Cho đến nay, Việt Nam công nhận hiệu lực thi hành trực tiếp cho nhiều điều ước quốc tế Theo báo cáo tổng kết năm thi hành Luật ký kết, gia nhập thực điều ước quốc tế năm 2005 giai đoạn 2006 – 2014 Bộ Ngoại giao Việt Nam từ ngày 01/01/2006 đến ngày 31/10/2014 Việt Nam ký 1023 điều ước quốc tế hai bên; có 254 điều ước ký kết nhân danh Nhà nước, 769 điều ước ký kết nhân danh Chính phủ; có 827 điều ước có hiệu lực, 47 điều ước chưa có hiệu lực bên đối tác chưa hoàn thành thủ tục, 121 điều ước chưa có hiệu lực Việt Nam chưa phê chuẩn, phê duyệt, 28 điều ước hết hiệu lực Mối quan hệ điều ước quốc tế pháp luật Việt Nam Theo Điều Luật ký kết, gia nhập thực điều ước quốc tế năm 2005 có nêu lên mối quan hệ điều ước quốc tế pháp luật Việt Nam: “1 Trong trường hợp văn quy phạm pháp luật điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành viên có quy định khác vấn đề áp dụng quy định điều ước quốc tế Việc ban hành văn quy phạm pháp luật phải bảo đảm không làm cản trở việc thực điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành viên có quy định vấn đề Căn vào yêu cầu, nội dung, tính chất điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ định chấp nhận ràng buộc điều ước quốc tế đồng thời định áp dụng trực tiếp toàn phần điều ước quốc tế quan, tổ chức, cá nhân trường hợp quy định điều ước quốc tế đủ rõ, chi tiết để thực hiện; định kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ ban hành văn quy phạm pháp luật để thực điều ước quốc tế đó.” Khoản Điều Luật Điều ước quốc tế năm 2016 quy định “Trường hợp văn quy phạm pháp luật điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành viên có quy định khác vấn đề áp dụng quy định điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp’’ Đặc biệt, việc áp dụng văn quy phạm pháp luật nước không phép cản trở việc thực điều ước quốc tế mà Việt Nam thành viên Hệ thống văn quy phạm pháp luật Việt Nam phải xây dựng sở điều ước quốc tế nhà nước Việt Nam kí kết, văn quy phạm pháp luật không trái với quy định điều ước quốc tế mà Việt Nam thành viên Trong trường hợp văn quy phạm pháp luật nước điều ước quốc tế có quy định khác vấn đề áp dụng quy định điều ước quốc tế trừ Hiến pháp Từ coi thứ tự ưu tiên văn pháp luật sau: Hiến pháp văn pháp luật ưu tiên cao nhất, sau đến điều ước quốc tế mà Việt Nam làm thành viên, vị trí ưu tiên cuối văn quy phạm pháp luật nước Có thể thấy Việt Nam nay, cách thức áp dụng điều ước quốc tế phổ biến bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hay ban hành văn quy phạm pháp luật thực điều ước quốc tế hay nói cách khác nội luật hóa Nội luật hóa điều ước quốc hóa điều ước quốc tế khơng giúp Việt Nam thực tốt nguyên tắc Pacta sunt servanda, đảm bảo cho điều ước quốc tế kí kết thực thi đầy đủ hiệu mà cịn đóng vai trị loại nguồn pháp luật quốc gia, góp phần hồn thiện phát triển hệ thống luật quốc gia Cách thức nội luật hóa điều ước quốc tế Việt Nam Việt Nam có đa dạng cách thức nội luật hóa điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia Cách thức ban hành văn kiện cấp nhà nước quy định quy định điều ước quốc tế có hiệu lực áp dụng tồn lãnh thổ Việt Nam: Đây hình thức đơn giản để nội luật hóa nhà nước ban hành nhiều quy phạm pháp luật Tuy nhiên đôi lúc cách thức gặp phải số hạn chế điều ước quốc tế thường không đầy đủ hạn chế Cách thức ban hành văn quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung quy định văn pháp luật để cụ thể hoá quy định điều ước quốc tế: cách thức tạo văn quy phạm pháp luật hệ thống pháp luật quốc gia làm thay đổi nội dung điều chỉnh số quy định văn pháp luật hành theo yêu cầu điều ước quốc tế Cách thức nội luật hóa cuối bãi bỏ sửa đổi văn quy phạm pháp luật số quy định văn quy phạm pháp luật quốc gia để không trái với nguyên tắc điều ước quốc tế kí kết: cách thức giúp khắc phục mâu thuẫn nội dung điều chỉnh pháp luật quy định điều ước quốc tế Đây cách thức nội luật hóa phổ biến Việt Nam Có thể thấy rằng, Việt Nam nội luật hóa điều ước quốc tế dựa sở kết hợp lúc hai học thuyết nguyên luận nhị nguyên luận Thể qua việc xác định hiệu lực pháp lý điều ước quốc tế áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế trường hợp pháp luật nước có quy định khác với điều ước quốc tế, mở khả áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế (đây đặc điểm thường thấy trường phái nguyên luận) lúc lại “sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ ban hành văn quy phạm pháp luật để thực hiện” (đây đặc điểm thường thấy thuyết nhị nguyên luận) Thực tiễn nội luật hóa điều ước quốc tế Việt Nam 4.1 Tình hình chung việc nội luật hóa điều ước quốc tế Nhìn chung Việt Nam chủ động nội luật hóa điều ước quốc tế phải phù hợp với điều kiện thực tế đất nước Đến Việt Nam cam kết mạnh mẽ việc thực điều ước quốc tế thể rõ qua Điều 12 Hiến Pháp 2013: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực quán đường lối đối ngoại độc Điều Luật ký kết, gia nhập thực điều ước quốc tế , 2005 lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế sở tơn trọng độc lập, chủ quyền tồn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội nhau, bình đẳng, có lợi; tn thủ Hiến chương Liên hợp quốc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành viên; bạn, đối tác tin cậy thành viên có trách nhiệm cộng đồng quốc tế lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào nghiệp hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ tiến xã hội giới.” Việt Nam tuân thủ nguyên tắc Pacta sunt servanda, nỗ lực nội luật hóa điều ước quốc tế văn pháp luật hành cách chuyển hóa đầy đủ phần nội dung điều ước quốc tế vào quy phạm pháp luật văn pháp luật nội dung điều ước quốc tế quyền người, luật biển, hình sự,… Ngoài Việt Nam chủ động áp dụng điều ước quốc tế vào thực tiễn Tuy nhiên, việc nội luật hóa điều ước quốc tế Việt Nam nhiều hạn chế Hiện khơng có văn pháp luật Việt Nam quy định quy cách nội luật hóa điều ước quốc tế pháp luật Việt Nam khơng có quy trình riêng cho việc xây dựng văn quy phạm pháp luật để nội luật hóa điều ước quốc tế Nội luật hóa điều ước quốc tế chưa thực thực nhanh chóng mà có độ trễ, sau điều ước quốc tế có hiệu lực khoản thời gian để đưa điều ước quốc tế vào thực tiễn, việc ảnh hưởng đến việc thực thi điều ước quốc tế Việc nội luật hóa khơng tiến hành đồng thời, mà rải rác nhiều thời điểm khác Ngoài ra, nhà làm luật chưa xác định rõ hiệu hiệu lực pháp lý điều ước quốc tế 4.2 Thực tiễn việc nội luật hóa số lĩnh vực 4.2.1 Về quyền người Tính đến thời điểm nay, Việt Nam tham gần đầy đủ công ước quyền người Trên sở tôn trọng cam kết quốc tế quyền người, 10 Việt Nam thực việc nội luật hóa cơng ước quốc tế quyền người đạt số thành tựu định lĩnh vực dân sự, trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quyền nhóm dễ bị tổn thương Các quyền người ghi nhận rõ ràng Chương Hiến Pháp 2013, điều ước quốc tế quyền người mà Việt Nam tham gia kí kết áp dụng trực tiếp, nhà nước ta xây dựng nhiều quy định nước ban hành số văn quy phạm pháp luật theo hướng nội luật hóa quy định điều ước quốc tế 4.2.2 Về lĩnh vực kinh tế - thương mại Những điều ước quốc tế lĩnh vực kinh tế - thương mại mà Việt Nam gia nhập bao gồm: AFTA; Bao gồm 10 nước ASEAN; Được ký kết năm 1992 (ASEAN-6); Việt Nam tham gia năm 1995, nước lại tham gia năm sau Hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ; Bao gồm Việt Nam Hoa Kỳ; Ký năm 2000; thực năm 2001 FTA ASEAN – Trung Quốc; Gồm 10 nước ASEAN Trung Quốc; Ký kết năm 2004 FTA ASEAN - Hàn Quốc; Gồm 10 nước ASEAN Hàn Quốc; Ký năm 2006 (riêng Thái Lan ký năm 2009 ) Gia nhập WTO; Việt Nam trở thành thành viên thứ 150; Gia nhập năm 2007 FTA ASEAN - Nhật Bản; Gồm 10 nước ASEAN Nhật Bản; Ký năm 2008 FTA ASEAN - Ấn Độ; 10 nước ASEAN Ấn Độ ;Ký năm 2009 FTA ASEAN - Úc- New Zealand;10 nước ASEAN Úc, New Zealand; Ký năm 2009 FTA Việt Nam – Nhật Bản; Việt Nam Nhật Bản; Ký năm 2009 10 FTA Việt Nam – Chile; Việt Nam Chile; Ký năm 2011 11 FTA Việt Nam - Hàn Quốc; bao gồm nước Việt Nam Hàn Quốc; Ký năm 2015 12 FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á –Âu; Việt Nam với Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan Kyrgyzstan; Ký năm 2015 13 EVFTA;Việt Nam khối EU; Hiện hiệp định kết thúc đàm phán 14 FTA Việt Nam – Khối EFTA; Việt Nam Thụy Sĩ, Nauy, Iceland, Lichtenstein; Đang giai đoạn đàm phán 11 15 Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP-CPTPP); bao gồm New Zealand, Singapore, Chile, Brunei, Việt Nam, Úc, Peru, Nhật Bản, Canada, Malaysia, Mexico (và Hoa Kỳ); Ký năm 2018, có hiệu lực 06 nước phê chuẩn Về thực tiễn nội luật hóa: quy định thuế, hạn ngạch hay quy tắc xuất xứ thường chuyển hóa nhanh chóng vào nội luật FTA có hiệu lực; Tuy nhiên, số lĩnh vực khác, thương mại dịch vụ, việc nội luật hóa thường khơng tiến hành đồng thời, mà rải rác nhiều thời điểm khác Vẫn cịn nhiều vấn đề phát sinh chuyển hóa FTA vào nội luật Việt Nam chưa thống hình thức văn để nội luật hóa cam kết Việt Nam FTA hệ mới, số quy định pháp luật nước, sau nội luật hóa, chưa tương thích chưa chuyển hóa đầy đủ cam kết Việt Nam FTA, Việt Nam chưa xác định phạm vi áp dụng văn quy phạm pháp luật nội luật hóa (nhiều văn nội luật hóa FTA Việt Nam rõ phạm vi áp dụng phù hợp với FTA nội luật hóa) 4.2.3 Về luật biển Ngày 21 tháng năm 2012 Quốc hội thông qua Luật Biển Việt Nam, lần Việt Nam có văn Luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý vùng biển, đảo thuộc chủ quyền quyền chủ quyền Việt Nam, phần lớn quy định Luật ghi nhận lại quy định nội luật hóa quy định Công ước Liên hợp quốc Luật Biển năm 1982 UNCLOS Một số điều Luật Biển Việt Nam nội luật hóa kể đến như: Về đối ngoại (Điều 2, Điều 4, Điều 6), Luật biển Việt Nam khẳng định sách đối ngoại hồ bình Nhà nước ta chủ trương quán ta giải tranh chấp liên quan biển, đảo với nước khác biện pháp hịa bình, phù hợp với Cơng ước Luật Biển năm 1982 Về xác định đường sở (Điều 8), quy định giống Điều UNCLOS Về phạm vi chế độ pháp lý lãnh hải (Điều 11, 12), Luật biển Việt Nam nội luật hóa điều khoản thuộc Mục 3, Phần II Công ước Liên hợp quốc Luật Biển năm 1982 quy định qua không gây hại lãnh hải Về vùng tiếp giáp lãnh hải chế độ pháp lý 12 vùng tiếp giáp lãnh hải (Điều 13, 14) quy định giống với Điều 33 UNCLOS Về phạm vi, chế độ pháp lý vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa (Điều 15, Điều 16, Điều 17 Điều 18) nội luật hóa dựa điều 56, 79,76 UNCLOS Về quyền qua không gây hại lãnh hải (Điều 23) có quy định thêm số hành vi mà tàu thuyền nước ngồi khơng làm qua lãnh hải nước ta khơng có UNCLOS phù hợp với quy định Công ước Luật Biển Về vùng cấm khu vực hạn chế hoạt động lãnh hải quy định điều 26 luật Biển Việt Nam phù hợp với điều 35 UNCLOS “vùng hạn chế hoạt động” mang tính chất tạm thời “vùng cấm tạm thời”, Luật Biển Việt Nam 2012 cịn nhiều quy định khác nội luật hóa từ Công ước Liên Hợp Quốc Luật biển UNCLOS Một số đề xuất để hoàn thiện việc nội luật hóa Việt Nam - Việt Nam cần đẩy mạnh nghiên cứu điều ước quốc tế, xác định rõ hiệu lực pháp lý điều ước quốc tế, q trình nội luật hóa, nhà làm luật không xác định rõ phạm vi áp dụng điều ước quốc tế, dẫn đến nguy mở rộng phạm vi áp dụng quy định Xác định rõ hiệu lực pháp lý giúp quan, tổ chức cá nhân nâng cao nhận thức cam kết quốc tế Việt Nam - Cần phải đặt quy định thống nội luật hóa điều ước quốc tế; thực việc quy định rõ hình thức văn nội luật hóa điều ước quốc tế; xác định nguyên tắc, điều kiện áp dụng hình thức văn quy phạm pháp luật sử dụng để nội luật hóa điều ước quốc tế - Giới hạn phạm vi áp dụng điều ước quốc tế, tránh việc lạm dụng điều ước quốc tế - Nhà làm luật phải đẩy mạnh việc rà sốt đánh giá tính tương thích pháp luật nước điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực quản lý theo quy trình rà sốt chủ trì Bộ Tư pháp trình ban hành văn quy phạm pháp luật phát kịp thời mâu thuẫn, xung đột để chuyển hóa tương 13 thích, phát nội dung thừa, thiếu, chồng chéo để xử lý kịp thời nâng cao chất lượng hiệu hệ thống pháp luật Việt Nam - Tiến hành nội luật hóa đồng thời diện rộng, gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, đẩy mạnh cơng tác phối hợp liên ngành q trình nội luật hóa cam kết quốc tế để tránh xảy tình trạng chồng chéo văn quy phạm pháp luật điều ước quốc tế điều chỉnh nhiều mối quan hệ, liên quan đến nhiều cá nhân, pháp nhân, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội IV KẾT LUẬN Từ phân tích trên, ta thấy điều ước quốc tế nguồn luật quan trọng, nội luật hóa góp phần khơng nhỏ vào việc thúc đẩy hồn thiện pháp luật quốc gia Việc nội luật hóa góp phần làm hài hịa mối quan hệ luật quốc gia luật quốc tế, tạo điều kiện cho việc thúc đẩy hội nhập quốc tế tạo môi trường pháp lý cho việc thực có hiệu điều ước quốc tế song phương, đa phương lĩnh vực Vấn đề nội luật hóa nội dung điều ước quốc tế yêu cầu tất yếu phải tiến hành diện rộng, khoa học, gồm nhiều lĩnh vực khác Đây phương pháp thực thi điều ước quốc tế phổ biến, đảm bảo nguyên tắc Pacta sunt servanda đóng vai trị quan trọng việc thực điều ước quốc tế nước thành viên V TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Bá Diến (chủ biên) Giáo trình cơng pháp quốc tế NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Mai Anh (chủ biên) Đại học Luật Hà Nội Giáo trình luật quốc tế NXB Cơng an nhân dân Hồng Phước Hiệp Nội luật hóa ĐƯQT mà Việt Nam ký kết, gia nhập phục vụ trình hội nhập kinh tế quốc tế Đề tài khoa học cấp Bộ Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Việt Nam 2007 14 Nguyễn Quyết Thắng, Bùi Trương Ngọc Quỳnh Bàn khái niệm nội luật hóa cách thức nội luật hóa quy định điều ước quốc tế phòng, chống tội phạm Tạp chí Khoa học Quốc tế AGU 2020 Phạm Vĩnh Hà, Lê Thị Ngọc Mai Hiệu lực pháp lý điều ước Quốc tế đối sánh với văn quy phạm pháp luật Việt Nam Tạp chí tịa án Nhân dân 2018 Trần Hữu Duy Minh Tạp chí Luật học, số 3(189) Hiệu lực pháp lí việc áp dụng điều ước quốc tế Việt Nam 2016 Bộ xây dựng Báo cáo tính tương thích với điều ước quốc tế nội dung dự thảo luật kiến trúc 2018 Phạm Vĩnh Hà Nhận diện đặc điểm nội luật hóa điều ước quốc tế tư cách tượng pháp lý Tạp chí điện tử luật sư Việt Nam https://lsvn.vn/nhan-dien-cac-dac-diem-cua-noi-luat-hoa-dieu-uoc-quoc-teduoi-tu-cach-mot-hien-tuong-phap-ly.html Đặng Thị Thủy Nội luật hóa cam kết hội nhập quốc tế kỷ nguyên FTA hệ Tạp chí tài https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-traodoi/noi-luat-hoa-cam-ket-hoi-nhap-quoc-te-trong-ky-nguyen-fta-the-hemoi-313889.html 10 Trung tâm WTO Thách thức từ thực tiễn nội luật hóa quy định FTA hệ https://trungtamwto.vn/hiep-dinh-khac/13302-thach-thuctu-thuc-tien-noi-luat-hoa-cac-quy-dinh-trong-fta-the-he-moi 11 Giới thiệu Luật Biển Việt Nam 2012 Sở ngoại vụ ủy ban nhân dân tính Thừa Thiên Huế https://sngv.thuathienhue.gov.vn/?gd=13&cn=308&tc=3070 12 Trần Hữu Duy Minh Nhận định số quy định Luật biển Việt Nam 2012 https://iuscogens-vie.org/2017/08/24/32/ 15 ... tế nội luật hóa thành quy định pháp luật Việt Nam, nguồn pháp luật Việt Nam II LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NỘI LUẬT HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Điều ước quốc tế Điều ước quốc tế hiểu văn pháp. .. ước quốc tế pháp luật Việt Nam Mối quan hệ điều ước quốc tế pháp luật Việt Nam .7 Cách thức nội luật hóa điều ước quốc tế Việt Nam Thực tiễn nội luật hóa điều ước quốc tế Việt Nam ... quốc tế pháp luật quốc gia; Cách thức nội luật hóa quy định điều ước quốc tế .5 III NỘI LUẬT HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Tổng quan nội luật hóa điều ước quốc

Ngày đăng: 27/03/2023, 14:57

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan