1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ môn văn hóa nam bộ giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sốngngười dân nam bộ

29 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giá Trị Văn Hóa Của Đạo Cao Đài Trong Đời Sống Người Dân Nam Bộ
Tác giả Nguyễn Hoàng Phương Thảo
Người hướng dẫn Th.S Trương Thị Lam Hà
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn Hóa Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022 - 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 663,39 KB

Nội dung

Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống người dân Nam Bộ...16TỔNG KẾT...23 Trang 3 MỞ ĐẦUĐã đến lúc dừng lại việc tranh cãi giữa các người theo đạo rằng đạo nào mới làcao cả hơn,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA: VĂN HÓA HỌC

-TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: VĂN HÓA NAM BỘ

NGƯỜI DÂN NAM BỘ

Giảng viên : Th.S Trương Thị Lam Hà Sinh viên : Nguyễn Hoàng Phương Thảo MSSV : 2156140151

Lớp : K15.1

Năm học: 2022 - 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Dẫn nhập 2

1.1 Lý do chọn đề tài 2

1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

1.3 Đối tượng nghiên cứu 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu 4

1.5 Dự kiến kết quả sau nghiên cứu 5

Phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của đạo Cao Đài 5

2 Khái quát về đạo Cao Đài 5

2.1 Khái niệm tôn giáo và đạo Cao Đài 5

2.2 Nguồn gốc của đạo Cao Đài 6

2.3 Những giáo lý, luật lệ, tổ chức của đạo Cao Đài 7

3 Văn hóa và giá trị văn hóa của đạo Cao Đài 10

3.1 Văn hóa và giá trị văn hóa 10

3.2 Giá trị văn hóa đạo Cao Đài 10

4 Giá trị văn hóa của Đạo Cao Đài trong đời sống người dân Nam Bộ 14

4.1 Vùng đất Nam Bộ và đời sống cư dân 14

4.2 Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống người dân Nam Bộ 16

TỔNG KẾT 23

PHỤ LỤC 23

Trang 3

MỞ ĐẦU

Đã đến lúc dừng lại việc tranh cãi giữa các người theo đạo rằng đạo nào mới làcao cả hơn, mới là thực sự linh thiêng và mới thực đáng để được người người nhà nhàhướng theo và gửi gắm sự sùng đạo cùa mình vào đó Thực tế, tuy lời dạy của các vịgiáo sĩ truyền đạt có phần khác nhau, nhưng tựu trung lại thì ý nghĩa nội hàm vẫnhướng con người đến cái đẹp, cái tốt và sự hoàn hảo nhất của chính mình, Có niềm tintín ngưỡng, cho dù không chính thức theo tôn giáo nào thì mỗi người vẫn hoàn toàntrở nên tốt đẹp hơn nếu ngheo theo những lời Đấng trên giảng dạy Nếu nói Phật làđấng tối cao theo cách dạy của Phật giáo còn Chúa là người đứng đầu thế giới theo lờiThiên chúa giáo lưu truyền, thì ở đạo Cao Đài, Thượng đế mới là khai sáng thế giới vàhình thành mọi sự vật, kể cả chính chúng ta, con người ngày nay Không thể xác nhậnđâu là đúng hay đâu là vô lý, nhưng tất cả họ đều mong muốn những người theo tínngưỡng tôn giáo nào cũng có được sự yên bình và tốt đẹp Đạo Cao Đài cũng mangcho mình những giá trị cao cả trong đời sống của người theo đạo nói chung và ngườidân Nam bộ nói riêng vì chính đây là nơi tôn giáo tín ngưỡng này được ra đời từnhững điều tốt đẹp, hoàn hảo nhất của người khi ấy

1 Dẫn nhập

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong mỗi chúng ta luôn có 2 đời sống vật chất và tinh thần Đời sống vật chất mang đến những gí trị bên ngoài vê ăn mặc ở, tiền bạc hay của cải; và bên cạnh đó đờisống tinh thần cũng góp phần không hề nhỏ để làm mỗi một chúng ta hoàn hảo hơn, niềm tin, tín ngưỡng và tôn giáo là những nơi có thể mang đến bình yên trong tâm khảm con người Người ta thường gửi gắm những mong cầu, ước nguyện vào đấng siêu nhiên, mong những điều đang thực hiện được suôn sẻ hay những điều khó khăn

sẽ qua đi Những vị hòa thượng tụng kinh cầu an chúc phúc đại diện cho Phật giáo haynhững vị cha mỗi ngày làm lễ rửa tội cho tín đồ Thiên chúa giáo Nhưng không chỉ có thế, đạo Cao Đài cũng là một nhánh tôn giáo bản địa được rất nhiều tín đồ theo đuổi,

là nơi gửi gắm đời sống tinh thần của rất đông bộ phận người dân sùng bái

Trang 4

Đạo Cao Đài là một tôn giáo lớn ở Việt Nam ra đời năm 1926 tại vùng đất thánh Tây Ninh với hơn 2,5 triệu tín đồ hoạt động chủ yếu ở vùng đất Nam Bộ Người dân đến với đạo Cao Đài để tìm điểm tựa tinh thần tâm linh, hơn thế nữa họ hướng đến một cuộc sống thiện lành, đạo đức Ở đây họ được sinh hoạt trong không gian tôn giáo

có tổ chức, nếp sống văn hóa Đạo Cao Đài tiếp thu dung hòa được những tinh hoa văn hóa từ các tôn giáo khác nhờ quá trình giao lưu tiếp biến bên cạnh đó phát huy những giá trị truyền thống Vậy nên mỗi năm đạo Cao Đài thu hút một số lượng lớn người dân Nam Bộ đến gắn kết lâu dài với đạo từ đó thấy được giá trị của đạo Cao Đài trong đời sống người dân

Hiện nay, tôn giáo có sức ảnh hưởng rất lớn với đời sống con người ở nhiều khíacạnh, giữ một vai trò quan trọng trong lĩnh vực tinh thần Kéo theo đó là những giá trị văn hóa không nhỏ mà tôn giáo mang đến trong đời sống của người có đạo và môi trường xung quanh nó tác động đến Đạo Cao Đài xuất hiện đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân Nam Bộ trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học, nghiên cứu sinh Tuy nhiên những giá trị văn hóa của đạo Cao Đài rất ít được đề cập đến, nên

để có cái nhìn sâu hơn, hiểu rõ hơn về vấn đề nên em đã chọn đề tài “Những giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống người dân Nam Bộ”

1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.2.1 Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám Năm 1929 Đào Trinh Nhất nhà báo sau khi cộng tác với Tòa Thánh Tây Ninh trong việc dịch kinh sách đã viết “Cái án Cao Đài”

Sau khi “Cái án Cao Đài” ra đời, ông Băng Thanh đã viết “Cải án Cao đài” để phản biện quan điểm của Đào Duy Nhất

Trong cùng thời gian này, học giả người Pháp ông G Coulet khi nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng Việt Nam đã đề cập đến đạo Cao Đài

Trong những tài liệu của chính quyền Pháp về đạo Cao Đài có nhiều báo cáo quan trọng có giá trị như những nghiên cứu khoa học đó là tập báo cáo số 7 năm 1934

mang tựa đề Le Cao-daisme (1925 – 1934) của Louis Matry.

Trang 5

1.2.2 Giai đoạn sau Cách mạng Tháng Tám Trong hai năm 1948, 1949 G Goborn – nhà văn người Pháp (và là một chức sắc

của đạo Cao Đài) đã cho xuất bản tại Paris một số ấn phẩm về đạo Cao Đài: Lịch sử đạo Cao Đài, Lịch sử và triết lý đạo Cao Đài

Tác giả Trần Văn Giàu trong công trình: Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám đã nói về đạo Cao Đài với tựa đề: “Đạo Cao

Đài”

Năm 1981, bà Jayne Susan Werner, một nhà nghiên cứu người Mỹ công bố

chuyên khảo chủ đề “Chính trị nông dân và giáo phái: Nông dân và chức sắc trong đạo Cao Đài ở Việt Nam”

Năm 1993, trong sách Một số tôn giáo ở Việt Nam (Ban tôn giáo của chính phủ

xuất bản, Hà Nội – 1993) giành 30 trang viết về đạo Cao Đài

Vào giữa những năm 1990, một công trình nghiên cứu về đạo Cao Đài của Đặng Nghiêm Vạn chủ biên cùng tập thể Viện Nghiên cứu Tôn giáo công bố với tựa đề

“Bước dần tìm hiểu về đạo Cao Đài”

Năm 1999, Viện Nghiên cứu Phương Đông, Matxcova xuất bản “ Đạo Cao Đài: Một phong trào tôn giáo mới” của Sergei Blagov

Năm 2001, Nhà xuất bản Trẻ xuất bản tập sách: Cao Triều Phát – Nghĩa khí Nam Bộ của tác giả Phan Văn Hoàng giới thiệu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Chưởng quản Cao Đài Minh Chơn đạo Hậu Giang

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Những giá trị văn hóa của đạo Cao Đài ảnh hưởng trong đời sống của người dân Nam Bộ hiện nay

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích- tổng hợp lí thuyếtPhương pháp lịch sử

Phương pháp phân tích – tổng hợp

Trang 6

Phương pháp quan sát khoa học

1.5 Dự kiến kết quả sau nghiên cứu

Đạo Cao Đài mang những giá trị văn hóa truyền thống

Tác động của những giá trị văn hóa trong đời sống người dân Nam Bộ

Phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của đạo Cao Đài

2 Khái quát về đạo Cao Đài

2.1 Khái niệm tôn giáo và đạo Cao Đài

Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C.Mác: “Tôn giáo làtiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó làtinh thần của trật tự không có tinh thần”

Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của Ph.Ăngghen: “Tôn giáo

là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài,cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày …”

Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.”

Đạo Cao Đài tên gọi đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có nghĩa là một đạo Lớn mở ra để cứu giúp con người thoát khỏi cảnh khổ luân hồi trở về cõi Thiêng liêng “Đại đạo” là nền đạo lớn được Thượng Đế khai mở làm Giáo chủ với tôn chỉ:

“Qui nguyên Tam giáo, phục nhất Ngũ chi.”

“Tam Kỳ Phổ Độ” tức là Phổ Độ nền Đại Đạo lần thứ ba Ở hai thời kỳ Phổ Độ

là Nhất Kỳ Phổ Độ là thời kỳ hình thành nên các tôn giáo thế giới, các tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng Đế sáng lập ra vũ trụ và hình thành các tôn giáo phổ độ chúng sanh; Nhị Kỳ Phổ Độ là thời kỳ chấn hưng chấn hưng nền tôn giáo thế giới, các tín đồ Cao Đài cho rằng sau một thời gian phổ độ, các giáo lý được Thượng đế truyền dạy theo thời gian đã bị các tín đồ diễn giải sai lạc, không còn mang đúng giáo lý nguyên thủy của Ngài nên Ngài đã truyền dạy một lần nữa Nói đến Tam Kỳ Phổ Độ là một nền Đạo lớn mở ra vào Thời Kỳ Thứ Ba để cứu giúp (phổ độ) toàn cả chúng sanh Đức Chí Tôn chỉ mở ra một nền Đại Đạo tại nước Việt Nam bao gồm hết thảy Tam giáo vàNgũ chi, thống nhứt thành một mối, để nhơn loại không còn bị chia rẽ nhau Thời kỳ

Trang 7

ngũ chi hợp nhất tam giáo quy nguyên tức là hợp nhất với Thượng Đế để nhận ân huệ

và sự che chở bảo bọc của Ngài

Đạo Cao Đài được biết đến là một tôn giáo độc thần Nói về nguồn gốc Đạo Cao Đài thì vào thế kỷ thứ XX đạo này được thành lập tại Miền Nam nước ta Những tín

đồ, chức sắc Đạo Cao Đài lập ra để thờ tượng Thượng Đế Bởi họ tin rằng người đã sáng lập ra các tôn giáo và tất cả mọi thứ ở vũ trụ này Ngọc Hoàng Thượng Đế là Đấng Cao Đài, nên cũng gọi là Cao Đài Thượng Đế và nền Đại Đạo được mở ra vào thời Tam Kỳ Phổ Độ gọi là Cao Đài Đại Đạo hoặc gọi tắt là đạo Cao Đài

Đạo Cao Đài được biết đến là một tôn giáo mới sáng lập, nó tập hợp nhiều nhiều yếu tố từ tất cả các tôn giáo lớn khác nhau ở Việt Nam kế thừa tinh hoa do các Đấng: Thần, Thánh, Tiên, Phật mở ra, dưới sự chưởng quản của Thượng Đế Đứng đầu việc thờ phụng là Thượng Đế, sau đó là tất cả các thành phần khác từ các tôn giáo, những người góp công trong đời sống

2.2 Nguồn gốc của đạo Cao Đài

Từ giữa thế kỷ XIX, song song với các tôn giáo cũ, hàng loạt các giáo phái mới

ra đời Nhiều phong trào xã hội, chính trị xuất hiện gắn liền với tôn giáo Những tôn giáo đó đều có chung một đặc điểm là: điểm xuất phát, biến đổi ít nhiều về mặt giáo lý

và nghi thức, dưới danh nghĩa cải cách, canh tân, thêm hoặc bớt những yếu tố mới trong điều kiện giao lưu văn hóa được mở rộng Các đạo giáo mới đó có mục đích hấpdẫn về tôn giáo, chính trị, kinh tế, văn hóa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gọi tắt là đạo Cao Đài, đã tồn tại từ thế kỷ XX và phát triển được do đáp ứng được những nhu cầu này, tìm ra được một sức hút tôn giáo, một cung cách thích hợp tâm linh của những người nông dân tứ xứ Nam Bộ, trong đó có Tây Ninh

Trong giai đoạn đấu tranh chống thực dân Pháp, do bị Pháp đẩy vào con đường cùng càng thúc đẩy quần chúng tìm đến niềm tin tôn giáo, trong đó đạo Cao Đài, để mong được sự che chở của Đấng trên, và một phần do tôn giáo này khi mới xuất hiện

ít nhiều mang tính phản kháng xã hội đương thời Do một vấn đề tư tưởng khác là sự khủng hoảng của các tín ngưỡng tôn giáo bấy giờ thúc đẩy sự phát triển của đạo Cao Đài Nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân Nam Bộ rất lớn Khi đạo Cao Đài chưa hình thành, số đông người theo đạo Phật, Nho giáo và một số ít theo đạo Công giáo Nhưngđến giai đoạn này, những tôn giáo ấy không còn uy tín như trước và mất dần vị trí

Trang 8

trong đời sống tâm linh người dân Nam Bộ Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, người dân thể hiện sự nghi ngờ, thù ghét với đạo Công Giáo Vì thế, sự suy sụp của các tôn giáo đã đem đến một chỗ đứng cho đạo Cao Đài tạo điều kiện đạo Cao Đài ngày càng phát triển lớn mạnh

Là một tôn giáo mới nhưng Cao Đài lại nhận được sự đón nhận của người dân Nam Kỳ mạnh mẽ Nhà nghiên cứu Lê Anh Dũng trích tài liệu do Jayne Susan

Werner tham khảo từ một báo cáo gửi cho Toàn quyền Đông Dương ngày 14/12/1934 cho thấy “đạo Cao Đài đã có từ năm trăm ngàn tới một triệu tín đồ vào năm 1930, lúc

đó tổng dân số Nam Kỳ khoảng bốn đến bốn triệu rưỡi người Ngoài sự cởi mở, chấp nhận sự đa dạng tín ngưỡng của vùng đất mới khẩn hoang Nam Kỳ thì sự tham gia của các công chức trong đạo Cao Đài đã ít hưởng ít nhiều đến sự hưởng ứng của quần chúng” Nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “người Nam Bộ tính hay nhút nhát nên những việc vận động quần chúng lớn lao phải có sự tham gia của công chức vì người dân “tin rằng công chức luôn luôn đàng hoàng, không làm quốc sự [làm chính trị]”.”Bản thông báo thành lập đạo Cao Đài mà ông Lê Văn Trung gửi cho Quyền thống đốc Nam Kỳ: “Nhân danh đông đảo những người Việt Nam đã hoàn toàn tán thành những điều nghiên cứu này (nguyên nhân thành lập và sứ mệnh của đạo Cao Đài) và có danh sách kèm theo, những người ký tên dưới đây hân hạnh tuyên bố cho ông biết là chúng tôi sẽ truyền bá cho toàn thể nhân loại giáo lý thiêng liêng này.”

“Tin tưởng rằng nền tôn giáo mới này sẽ mang đến cho tất cả chúng ta hòa bình và hòa hiệp, những người ký tên dưới đây yêu cầu ông hãy chính thức tiếp nhận tuyên ngôn của chúng tôi”, trích thông báo gửi chính quyền thuộc địa Nam Kỳ về việc thànhlập đạo Cao Đài Sau thông báo đó, đạo Cao Đài tổ chức một buổi lễ kéo dài suốt ba tháng để giới thiệu các chức sắc đầu tiên của Hội thánh Cao Đài và thu nhận tín đồ từ khắp nơi

2.3 Những giáo lý, luật lệ, tổ chức của đạo Cao Đài

2.3.1 Giáo lý cơ bảnNội dung giáo lý của đạo Cao Đài là sự chắp vá, nhào trộn, kết hợp, vay mượn các giáo lý các tôn giáo lớn trên thế giới để tạo ra giáo lý hợp nhất các tinh hoa

Có chủ trương “Qui nguyên tam giáo” (Phật giáo – Đạo giáo – Nho giáo) lấy nềntảng hợp nhất từ ba tôn giáo lớn sự từ bi của đạo Phật, bác ái của Đạo giáo, công bằng

Trang 9

của Nho giáo “Hợp nhất ngũ chi” thống nhất 5 ngành đạo (Phật đạo - Thích ca Mâu

ni, nhân đạo – Khổng tử, thần đạo – Khương Thái Công, thánh đạo – Giê su, tiên đạo – Lão Tử) làm giáo lý Dẫn đến sự dung hợp tôn giáo trong đạo Cao Đài một cách phức tạp

Đề cao sự huyền diệu, thiêng liêng của cơ bút (tục cầu hồn, cầu tiên và sự thâm nhập của tâm linh học)

2.3.2 Luật lệLuật lệ của đạo Cao Đài theo Tân luật, Pháp Chánh truyền

Đạo Cao Đài đặt ra nhiều luật lệ, lễ nghi để hướng con người tu tập và xử thế.Luật đạo có nhiều nhưng có một số nội dung tiêu biểu là “ngũ giới cấm”, “tứ đại điềuqui”,…

Thứ nhất: Ngũ giới cấm (tức 5 điều cấm kỵ) : bất sát sinh, bất du đạo, bất tửunhục, bất tà dâm, bất vọng ngữ

Thứ hai: Tứ đại điều quy: 4 điều trau dồi đức hạnh: Tuân lời dạy bề trên, lấy lẽhoà người (ôn hoà), chớ khoe tài kiêu ngạo, giúp người nên Đạo (cung kính), đừngvay mượn không trả (khiêm tốn), đừng kính trước, khinh sau

Bên cạnh đó, đạo Cao đài còn còn rất chủ trọng đến việc giáo dục tín đồ về đạođức theo tiêu chuẩn đạo đức của Nho giáo như: tam cương (quân, phu, phụ: vua - tôi,cha- con, vợ- chồng) ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín); đối với phụ nữ thì tamtòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), tứ đức (công, dung, ngôn,hạnh)

Đạo quy định việc ăn chay 6 ngày gọi là lục trai, 10 ngày gọi là thập trai .Linh tượng thờ tự của đạo Cao Đài là hình con mắt, gọi là Thiên Nhãn Biruttượng này có nghĩa con mắt của Thượng Đế luôn dõi theo tín đồ, mọi việc làm của họđược soi xét nên họ phải tránh những điều trái đạo lý làm người

Các lễ của đạo Cao Đài: Hằng ngày có 4 khóa lễ vào các giờ: sáng sớm, giữatrưa, chập tối và đêm khuya Hằng tháng có 2 ngày lễ vào ngày rằm và mồng một âmlịch Hằng năm có các ngày lễ chính (âm lịch) là ngày 9 tháng Giêng, 15 tháng hai, 8tháng tư, 15 tháng bảy, 15 tháng tám, 15 tháng mười và ngày 15 tháng Chạp

Trang 10

2.3.3 Tổ chứcĐạo Cao đài có nhiều hệ phái; mỗi phái lập Giáo hội riêng

Theo quy định của đạo Cao đài, ở cấp Trung ương sẽ có ba đài, gồm: Bát quáiđài (phần vô hình) là nơi thờ phượng của đạo gồm các vị Thánh, Thần, Tiên, Phật do

Lý Thái Bạch (còn gọi là Lý Đại Tiên) thay mặt Thượng Đế làm chưởng quản; HiệpThiên đài (phần hữu hình) vừa là cơ quan lập pháp vừa là cơ quan tư pháp Về mặt lậppháp, thông thường trước khi ban hành những điều về nội dung tôn giáo hoặc liên quan đến xã hội, Hiệp Thiên đài tổ chức cầu cơ hiệp thông với Đấng Thiêng liêng đểđược chỉ giáo và Cửu trùng đài (phần hữu hình) là cơ quan hành pháp gồm có 09viện: Hộ - Lương - Công, Học - Y - Nông, Hòa - Lại- Lễ Chức sắc của Cửu Trùngđài chia ra làm 03 ngành gồm: Thái (thuộc Phật), Thượng (thuộc Lão), Ngọc (thuộcNho); mỗi ngành nắm 03 viện, cụ thể: Ngành Thái nắm ba viện Hộ - Lương- Công;ngành Thượng nắm ba viện Học - Y - Nông; ngành Ngọc nắm 03 viện Hòa - Lại- Lễ.Xem hình ảnh (1), (2)

Việc duy trì quyền lực của lãnh đạo Giáo hội đạo Cao đài được duy trì và thựchiện theo chế độ "tam viên" là: Hội nhơn sanh, Hội thánh và Thượng hội, trong đó:Hội Nhơn sanh bao gồm đại biểu tín đồ được cử từ các Họ đạo; Hội Nhơn sanh họpmỗi năm một lần vào rằm tháng bảy; Hội thánh bao gồm phẩm chức sắc từ Giáo hữuđến Chánh phối sư của Cửu trùng đài và các chức phẩm tương đương của Hiệp thiênđài; Hội thánh mỗi năm họp một lần vào rằm tháng mười; Thượng hội gồm các chứcsắc từ phẩm Đầu sư trở lên của Cửu trùng đài và các chức phẩm tương đương củaHiệp Thiên đài Thượng hội mỗi năm họp một lần vào rằm tháng giêng Bên cạnh đócòn có Hội Vạn linh gồm đại biểu của Hội Nhơn sanh, Hội thánh và Thượng hội Hộivạn linh họp bất thường để giải quyết những công việc trọng đại của đạo và bầu giáotông (nếu khuyết) Hội Vạn linh được coi là ngang quyền với Đức chí tôn tại thế.Tiểu kết

Qua tìm hiểu cơ bản về đạo Cao Đài – một tôn giáo bản địa Việt Nam, với một

hệ thống giáo lý, giáo luật, tổ chức khá phức tạp nhưng lại thể hiện tính hệ thống chặtchẽ đó là sự pha trộn hài hòa các ưu điểm của những tôn giáo lớn Do phù hợp với nhu

Trang 11

cầu của người dân Nam Bộ nên đạo Cao Đài phát triển mạnh mẽ sau thời Phổ Độ thứ

ba, cứu giúp, siêu độ chúng sinh, là chỗ dựa tinh thần tâm linh cho người dân nênnhanh chóng trở thành một tôn giáo lớn ở Nam Bộ cho đến hiện tại

3 Văn hóa và giá trị văn hóa của đạo Cao Đài

3.1 Văn hóa và giá trị văn hóa

“Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần được con ngườisáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động, thực tiễn, trong sự tương tác giữ conngười với môi trường tự nhiên và xã hội.”

Nghiên cứu văn hóa sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học dựa trênmục đích và cách tiếp cận của từng ngành Mỗi ngành trong các khoa học về có nhiệm

vụ nghiên cứu một lĩnh vực văn hóa nào đó Từ đó khái niệm văn hóa đa dạng nhiềuđịnh nghĩa khác nhau Tính đa nghĩa của văn hóa có trong nhận thức lý luận và cảthực tiễn Mang tính lịch sử, biến đổi theo thời gian lịch sử

“Giá trị văn hóa là toàn thể những thành tựu sáng tạo, trong đó bao gồm các phátminh khoa học, các tác phẩm nghệ thuật, các công trình kiến trúc xuất sắc, mà conngười đã sáng tạo được” Mai Văn Hai, Mai Kiệm

“Giá trị văn hóa (cultural value) là yếu tố cốt lõi của văn hóa, nó được sáng tạo

và kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi trường tựnhiên và xã hội nhất định.” Ngô Đức Thịnh

Giá trị văn hóa được hiểu là những sáng tạo của con người được cộng đồng chấpnhận, thành mục tiêu, hành động của con người trong xã hội hướng tới Giá trị văn hóa

là nhận thức, ứng xử, biểu tượng, thế giới quan của con người trong cuộc sống

3.2 Giá trị văn hóa đạo Cao Đài

Dưới góc nhìn của văn hóa thì đạo Cao Đài mang tính khoa học với các giá trịvăn hóa đặc trưng Biểu hiện qua những đặc điểm dưới đây:

Tính toàn cầu trong tôn giáoTính triết lý về quan điểm vạn giáo nhất lýTính triết học trong nhân sinh quan

Trang 12

Tính văn minh trong nghi lễTính chung thủy trong đời sông gia đìnhTính dân chủ trong sinh hoạt

Tính dân tộc trong lễ nhạcTính văn hóa vật thếTính truyền thống trong việc nhập thế phụng sự nhân sinh3.2.1 Tính toàn cầu trong tôn giáo

Biểu hiện của tính toàn cầu hóa trong đạo Cao Đài là thờ biểu tượng Thiên nhãn,

là mắt trời, hình ảnh con mắt người đang mở thể hiện sự nhìn thấu thế gian, mọi việccon người làm đều được suy xét bởi Thượng Đế, điều này giúp con người trung thựcvới hành động của mình Có Đấng Cao Đài chứng giám, tín đồ của đạo luôn hướngthiện, tu chỉnh sống đạo đức, thương yêu nhân loại Nhờ có con mắt mà mỗi ngườichúng ta có thể nhìn thấu mọi việc xung quanh Thấy các hiện tượng tự nhiên và xãhội nhìn nhận và tư duy về các hiện tượng ấy nên con người vô cùng trân trọng conmắt Vậy nên Thiên nhãn tượng trưng cho sự minh bạch trung thực của con ngườidưới sự suy xét của Thượng Đế

3.2.2 Tính triết lý về quan niệm vạn giáo nhất lýĐạo Cao Đài có quan niệm các tôn giáo trên thế giới đều cùng một gốc sinh ra,đều thờ Đấng Thượng Đế được sự dung hợp từ các tôn giáo lớn vào Cao Đài Trênbàn thờ của đạo Cao Đài có các đấng phật, tiên, thánh, thần đại diện của các tôn giáo

là Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo tượng trưng cho quan điểm tam giáo đồng nguyênhay vạn giáo nhất lý, tức là các tôn giáo đều có chung một chân lý để giác ngộ nhânloại toàn cầu hướng đến sự hoàn thiện, hoàn mỹ của con người Chân lý của các tôngiáo là hướng đến sự hoàn thiện nên con người đã tu dưỡng, rèn luyện bản thân, xãhội sẽ tiến đến một xã hội đạo đức

3.2.3 Tính triết học trong nhân sinh quan Đạo Cao Đài có tính triết học thể hiện ở việc cầu cơ chắp bút còn gọi là cơ bútdùng hiện tượng tâm linh để sáng tạo một tôn giáo, xây dựng cơ sở thờ tự Khoa học

Trang 13

đã chứng minh sự hiện hữu của linh hồn, khi con người chết đi thì phần linh hồn vẫntồn tại Trong con người có ba thể thể xác (hữu hình), chơn thần (bán hữu hình), linhhồn (vô hình), chơn thần là phương tiện kết nối giữa thể xác và linh hồn, phối hợphướng dẫn con người tạo ra tôn giáo, quản lý hình thành giáo lý, giáo luật của đạo.Nhưng hiện nay đạo Cao Đài không còn sử dụng hiện tượng cơ bút mà thay vào đó làcác chức sác họp bàn với nhau đưa ra quyết định thống nhất thể hiện tính dân chủ,bình đẳng.

Về quan niệm nhân sinh quan của Cao Đài có những điểm sau: linh hồn conngười là một siêu thực thể trường tồn bất diệt, linh hồn kết hợp với thể xác tạo thànhcon người có sự sống hoàn hảo Con người hoàn toàn có quyền tự chủ dìu dắt thiênlương của mình, mỗi người phải được tự do sống theo tính phận của mình Cõi trần làmột trường học, con người là những học trò đang theo học trên trường đời, số mạng

và tương lai của con người phụ thuộc vào nhân quả của mỗi người

3.2.4 Tính văn minh trong nghi lễ Tính văn minh của Cao Đài thể hiện ở việc những nghi lễ cúng bái không dùngnhững thứ đồ xa xỉ, dùng đồ màu trắng, lễ phẩm dùng trái cây, hoa, cúng vong linh tạiđàn lễ thì dùng đồ chay Đạo Cao Đài là một tôn giáo tiến bộ, văn minh không mê tín

dị đoan, đồng cốt, giết sinh vật tế lễ, đốt giấy tiền vàng mã Họ dùng tam bửu là bamón quý giá nhất của con người gồm tinh, khí, thần qua ba thứ: bông (tinh) tượngtrưng cho thể xác, rượu (khí) tượng trưng cho trí khôn, trà (thần) tượng trưng cho linhhồn Lễ cầu siêu vong linh của tín đồ Cao Đài là 581 ngày là mãn tang, so với phongtục của Việt Nam là 3 năm thì đạo Cao Đài thời gian ngắn hơn một nửa, rút ngắn dànhthời gian để làm ăn không nặng về việc sinh ly tử biệt bởi quan niệm linh hồn vẫn mãitrường tồn

3.2.5 Tính thủy chung trung cuộc sống gia đìnhĐạo Cao Đài đề cao tính thủy chung trong mối quan hệ vợ chồng và trong cuộcsống gia đình Mỗi người chỉ một vợ một chồng Các chức sắc Cao Đài được quy định

là không được bỏ vợ, bỏ chồng nên họ thường thủy chung với gia đình để làm gươngcho các tín đồ, đồng đạo Mặt khác, đạo Cao Đài khuyên người đi tu để làm điều cóích cho gia đình, xã hội, không hại đến gia đình chia ly Gia đình đạo Cao Đài cond

Trang 14

ffuowcj thể hiện dưới khía cạnh xã hội học.Tân luật của đạo Cao Đài viết: “Cấmngười trong đạo, từ ngày ban hành luật này về sau, không được cưới hầu thiếp Rủi cóchích lẻ giữa đường thì được chấp nối,… Vợ chồng người đạo không được để bỏnhau”.

3.2.6 Tính dân chủ trong sinh hoạtTrong giao tiếp hằng ngày, người của đạo Cao Đài xưng hô với nhau là “huynh”,

“đệ”, “tỷ”, “muội” coi nhau như anh em trong nhà Đức Cao Đài khi xuất hiện cơbút xưng hô với các đệ tử là “thày”, chỉ dạy cho các tín đồ Đây là cách xưng hô thểhiện đạo Cao Đài không phân biệt giai cấp trong sinh hoạt, họ dân chủ, bình đẳng,chan hòa trong tu luyện không có khoảng cách với nhau

3.2.7 Tính dân tộc trong lễ nhạcĐạo Cao Đài cũng có văn hóa tinh thần riêng thể hiện qua lễ nhạc, kinh cầu.Mang âm hưởng văn hóa dân gian Nam Bộ với điệu nam xuân, nam ai, thể thơ songthất lục bát, thất ngôn tứ tuyệt, Khi hành lễ có ban lễ nhạc sử dụng các dụng cụ âmnhạc truyền thống như đàn cò, đàn kìm, sáo, phách, Ngày 11-10-1996, trong buổi nóichuyện về nhạc truyền thống dân tộc Việt Nam và nhạc lễ Cao Đài tại Thánh thất TừVân (Phú Nhuận, TP.HCM), Giáo sư Trần Văn Khê nhắc lại kỷ niệm về thời nhỏ ởVĩnh Long với các chức sắc Cao Đài như Đầu sư Nguyễn Văn Ngợi (Cao Đài TiênThiên) và Trần Văn Quế (Truyền Giáo Cao Đài) Ông nói: “Tôi viết thơ cho thày tôi

là Trần Văn Quế, xin thày cho biết rõ coi trong đạo Cao Đài tổ chức việc nhạc như thếnào Một hôm, thày tôi gửi cho tôi một bức thư trong đó có chép lại một bài cơ bút đãgiáng xuống (quy) định cho tất cả nhạc trong đạo Cao Đài Lần đó tôi mới giựt mìnhthấy tất cả nhạc Cao Đài đều do nhạc trong dân gian Việt Nam, trong truyền thốngViệt Nam đưa vào, không phải từ phương xa tới, không phải từ một nước ngoài đi tới.Chính từ trong dân gian mà đưa ra,… Tôi biết chắc căn bản âm nhạc Cao Đài như thếnào Tôi mới hiểu tại sao có điệu ai, tại sao có điệu oán, tại sao có điệu xuân… Tất cảcác điệu nhạc lễ đều có mặt trong nghi lễ của đạo Cao Đài mà (còn là) âm nhạc trongphong cách nhạc lễ miền Nam Việt Nam chứ không phải miền Trung hay miền Bắc.Tức là âm nhạc trong đạo Cao Đài dựa vào âm nhạc truyền thống dân gian của miềnNam một cách rõ ràng”

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w