1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận cuối kỳ môn nhập môn quan hệ quốc tế và quan hệ quốc tế ở phương đông việt nam trong “chính sách hướng á” của australia từ đầu thế kỷ xxi đến nay

21 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan hệ quốc tế ở phương đông Việt Nam trong “chính sách hướng á” của Australia từ đầu thế kỷ XXI đến nay
Tác giả Đặng Thị Lan
Người hướng dẫn Th.S Lục Minh Tuấn
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nhập môn quan hệ quốc tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 391,58 KB

Nội dung

Có thể nói, việc can dự ngày càng tăng vào khu vực Đông Nam Á, đặc biệt qua tổ chức ASEAN sẽ giúp Australia tăng cường tiếng nói trong các diễn đàn ngoại giao khu vực, đồng thời góp phần

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

- -

VIỆT NAM TRONG “CHÍNH SÁCH HƯỚNG Á” CỦA AUSTRALIA TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY

Gi ảng viên hướng dẫn:

Th.S L ục Minh Tuấn Sinh viên th ực hiện: MSSV:

Đặng Thị Lan 2056110176

Thành ph ố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2022

Trang 2

M ỤC LỤC

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ AUSTRALIA VÀ “CHÍNH SÁCH HƯỚNG Á”

C ỦA AUSTRALIA 4

1.1 Vài nét cơ bản về Australia 4

2.2 T ổng quan về chính sách hướng Á” của Australia 5

CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG “CHÍNH SÁCH HƯỚNG Á” C ỦA AUSTRALIA 7

2.1 Giai đoạn sau Chiến tranh lạnh 7

2.2 Giai đoạn từ đầu thế kỷ XXI đến nay 10

2.3 V ị thế của Việt Nam trong “chính sách hướng Á” của Australia 11

CHƯƠNG 3 NHỮNG TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT NHÂN TỐ TRONG “CHÍNH SÁCH HƯỚNG Á” CỦA AUSTRALIA 14

3.1 Tri ển vọng của Việt Nam trong “Chính sách hướng Á” của Australia 14

3.2 Thách th ức của Việt Nam trong “Chính sách hướng Á” của Australia 15

3.3 D ự đoán mối quan hệ giữa Việt Nam và Australia trong những năm tới 16

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN 19

Trang 3

Hình 1: Vị trí địa – chính trị chiến lược của Việt Nam

Hình 2: Australia trên bản đồ thế giới

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ AUSTRALIA VÀ “CHÍNH SÁCH HƯỚNG Á”

1.1 Vài nét c ơ bản về Australia

Australia tên chính thức là Thịnh vượng chung Úc, là một quốc gia ổn định, dân

chủ và đa dạng về văn hóa với lực lượng lao động có tay nghề cao và là một trong những

nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất thế giới Với phong cảnh thiên nhiên đặc sắc và nền

văn hóa cổ xưa giàu có, Australia không giống bất cứ miền đất nào khác Australia là

quốc gia có diện tích lớn thứ 6 thế giới đồng thời là quốc gia duy nhất quản lý toàn bộ

một châu lục đây là một quốc gia nằm ở nam bán cầu, có vị trí địa lý gần gũi với khu vực

Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á So với phương Tây, Châu Á có nhiều gắn bó

với Australia hơn về vị 21 trí địa lý, chủng tộc và văn hóa Người gốc Á ở Australia hiện

nay chiếm tỷ lệ 4% dân số, tỷ lệ này tăng qua hằng năm vì gần một nửa dân nhập cư vào

Australia đều là người Châu Á

Thủ đô của quốc gia là Canberra, thành phố lớn nhất là Sydney Nơi này được

mệnh danh là một trong những quốc gia đáng sống nhất với 3 thành phố được công nhận

là thành phố đáng sống nhất trên thế giới là: Melbourn, Sydney và Canberra

Australia cũng được đánh giá là một quốc gia có nền công nghiệp phát triển với vị

trí 13 trên thế giới theo GDP danh nghĩa năm 2020 Bên cạnh đó, quốc gia này còn được

xếp hạng cao trên các lĩnh vực như y tế, nghiên cứu khoa học,… mà đặc biệt là lĩnh vực

giáo dục

Để xứng tầm với sự phát triển đó, ngày nay chính phủ Australia theo đuổi mục

tiêu mở rộng các mối quan hệ với các quốc gia và vùng lãnh thổ thông qua chính sách

ngoại giao của mình như thiết lập mối quan hệ với nhiều nước trong đó có Việt Nam,

thiết lập mối quan hệ với ASEAN, tham gia nhiều tổ chức kinh tế, chính trị khác như

G-20, Câu lạc bộ Paris, ANZUS,… đặc biệt là thúc đẩy mối quan hệ đối với khu vực Châu

Á – Thái Bình Dương

Trang 5

2.2 T ổng quan về chính sách hướng Á” của Australia

"Chính sách hướng Á” của Australia được manh nha hình thành trong thời kỳ Chiến tranh lạnh Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Australia đẩy mạnh “Chính sách hướng Á” trong bối cảnh quốc tế đang thay đổi trên cơ sở đan xen hai xu hướng “Khu vực hóa” và “Toàn cầu hóa” Trong đó, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng trong

“Chính sách hướng Á” của Australia Trong nhận thức của Australia, việc hội nhập với khu vực Đông Nam Á sẽ mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức, đặc biệt là những lợi ích thiết thực về an ninh và kinh tế Ngoại trưởng Australia Gareth Evans từng khẳng định sự gắn bó của Australia với châu Á trong bài phát biểu ở Tokyo (Nhật Bản) vào năm 1991:

“Chúng tôi biết rằng châu Á là nơi chúng tôi sống và đảm bảo an ninh cho mình, là nơi đặt nền tảng cho sự sống còn và tương lai của Australia” Từ đầu thế kỷ XXI, Australia đẩy mạnh can dự vào khu vực Đông Nam Á thông qua tổ chức ASEAN trên cả phương diện đa phương lẫn song phương Năm 2014, Australia và ASEAN đã thiết lập mối

“Quan hệ đối tác chiến lược”, và là 1 trong 10 đối tác đối thoại của ASEAN Có thể nói, việc can dự ngày càng tăng vào khu vực Đông Nam Á, đặc biệt qua tổ chức ASEAN sẽ giúp Australia tăng cường tiếng nói trong các diễn đàn ngoại giao khu vực, đồng thời góp phần củng cố các mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn giữa Australia với những “cường quốc tầm trung” tại châu Á, từ đó cho phép Australia giải quyết tốt những thách thức chiến lược do sự dịch chuyển cán cân quyền lực quốc tế tạo ra Và Việt Nam có vị thế quan trọng nhất định trong chính sách mới của Australia ở châu Á – TBD

“Chính sách hướng Á” của Australia xuất phát từ chính “lợi ích quốc gia” mà họ hướng tới Với sự bầu cử của chính phủ Abbott ở Australia, “lợi ích quốc gia” có thể là một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên Có thể cho rằng khái niệm này là nguyên tắc quan trọng đối với các chính phủ Liên minh giống như cách mà "quyền lực trung dung"

và "công dân quốc tế tốt" đã dành cho Đảng Lao động Australia (ALP) vào nhiều thời điểm khác nhau Chính phủ xem “lợi ích quốc gia” là việc theo đuổi các lợi ích nằm ở cốt lõi của chính sách ngoại thương và thương mại: an ninh của quốc gia Australia, nghề

Trang 6

nghiệp và chất lượng cũng như mức sống của người dân Tương ứng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của châu Á đầu thế kỷ XXI, Australia đã chọn cho mình một lối đi đúng đắn -

“chính sách hướng Á”, chính sách này vượt trên các lợi ích kinh tế, nhiều cơ hội giá trị để xây dựng các mối quan hệ vững mạnh hơn trên toàn khắp khu vực này, bao gồm qua các liên kết gắn bó hơn về giáo dục, văn hóa và con người với con người Như vậy, ở những năm 90 của thế kỷ XX, quan hệ giữa Úc và các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương không có điểm gì nổi bật, nhưng bước sang những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ giữa các quốc gia này được xác lập rõ ràng và có nhiều bước phát triển nổi bật Và đặc biệt hơn cả, Việt Nam có một vị trí quan trọng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, là cửa ngõ giao thương nhiều nước trên thế giới, vì vậy Australia đã xây dựng mối quan hệ đối ngoại, hợp tác với Việt Nam trên nhiều phương diện trong khuôn khổ “chính sách hướng Á” của mình Tháng 2/1973, Thủ tướng Whitlam chính thức công nhận và thiết lập quan

hệ với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Vào năm 1973, Australia là một trong số rất ít các quốc gia phương Tây nằm ngoài khối Đông Âu có quan hệ ngoại giao với Việt Nam Sau

đó, đã có nhiều chuyến thăm hỏi lẫn nhau giữa 2 nước, mở ra một thời kì đầy triển vọng cho sự hợp tác giữa 2 quốc gia

Trang 7

CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG “CHÍNH SÁCH HƯỚNG Á”

2.1 Giai đoạn sau Chiến tranh lạnh

Về kinh tế, năm 1991 với sự sụp đổ của Liên Xô, chiến tranh lạnh kết thúc, xu hướng của thế giới chuyển sang đa cực nhiều trung tâm với sự vươn lên mạnh mẽ của

Mỹ, Nhật,… Các công ty, tập đoàn đa quốc gia nổi lên thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, hợp tác giữa các nước và Australia cũng không nằm ngoài xu hướng đó Điển hình với

“chính sách hướng Á”, Australia mở rộng mối quan hệ với các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam Việt Nam trong giai đoạn đầu “Đổi mới” đã có những thành tựu phát triển đáng kể trong kinh tế đã thu hút sự chú ý của chính phủ Australia Australia tạo điều kiện hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực thương mại, nền tảng cho quan hệ này được đánh dấu bằng Hiệp định về Thúc đẩy và Bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam và Australia được ký kết vào tháng 3/1991 (Huỳnh Tâm Sáng, 2018,

tr 64) Hiệp định đã xác định tầm quan trọng của việc thúc đẩy đầu tư cho các hoạt động kinh tế và vai trò của việc mở rộng các quan hệ kinh tế và hợp tác kỹ thuật giữa hai nước

Từ sau khi quan hệ ngoại giao Australia – Việt Nam được thiết lập vào năm 1973, mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Australia và Việt Nam ngày càng trở nên sâu rộng hơn Mối quan hệ từng bước củng cố hơn qua các chuyến thăm Australia của các lãnh đạo Việt Nam Cuộc gặp gỡ của Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ Nguyễn Minh Thông (1/1993)

và Phó Tổng giám đốc Tổng công ty dầu khí Việt Nam Nguyễn Ngọc Cư (4/1993) đã mở

ra những cơ hội mới trong hợp tác dầu khí Tháng 4/1993, công ty Broken Hill Proprietary Ltd (BHP) của Australia đã đầu tư 250 triệu USD vào dự án khai thác mỏ Đại Hùng (Big Bear) tại Biển Đông (Vũ Tuyết Loan, 2004)

Nói tóm lại, nhờ sự hỗ trợ của Australia thông qua các dự án, chính sách hợp tác, nền kinh tế của Việt Nam đã có bước phát triển tích cực bên cạnh những sự cạnh tranh khốc liệt về hàng hóa với các cường quốc như Trung Quốc, Mỹ, Nhật,…

Trang 8

Về chính trị - ngoại giao, Australia và Việt Nam chính thức ký kết quan hệ ngoại giao vào năm 1973 đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác sâu rộng trong nhiều lĩnh vực giữa hai

quốc gia, trong đó phải nhắc đến lĩnh vực chính trị - ngoại giao Từ sau Chiến tranh lạnh, Australia tăng cường các cuộc viếng thăm Việt Nam, điển hình là các chuyến thăm và làm việc của Phó Thủ tướng Tim Fisher và Ngoại trưởng Alexander Downer, … Lãnh đạo Việt Nam cũng nhiều lần thực hiện các chuyến viếng thăm và làm việc đến Australia như các chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (2/1992), Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Khoan (11/1992), tổng bí thư Đỗ Mười (2/1997),… Chuyến viếng thăm được xem là bước ngoặt trong quan hệ hai nước là chuyến thăm cấp cao Australia của Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào tháng 5/1993 Chuyến thăm đã khẳng định mạnh mẽ nhu cầu thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Australia, phản ánh tầm nhìn hội nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới

Về An ninh, tình hình thế giới và trong khu vực đầu những năm 1970 có những thay đổi lớn dẫn đến những điều chỉnh đáng kể trong chính sách đối ngoại nói chung của Australia, chính sách đối với khu vực và Việt Nam nói riêng Sự trỗi dậy thần kỳ của các nền kinh tế khu vực trong thời kỳ này, như Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore, cũng như việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam sau Hiệp định Paris, đã mở đầu cho một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Australia và các nước trong khu vực Chính sách đối ngoại của Australia từ những năm của thế kỷ 20 đã thể hiện rõ “định hướng châu Á”, thiết lập quan hệ và tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực Bên cạnh đó, Australia cũng thúc đẩy việc thực hiện chính sách “gắn kết toàn cầu với các nước trong khu vực trên sự bình đẳng về tất cả các khía cạnh quan hệ, chính trị và an ninh văn hóa và xã hội” ở khu vực Đông Nam Á

Với vị thế ngày càng tăng và ảnh hưởng nhiều mặt trên thế giới, Việt Nam ngày càng đóng vai trò chiến lược trong chính sách đối ngoại đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương Việc tăng cường hợp tác với Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Australia trong vấn đề an ninh và phòng thủ đặc biệt đối với khu vực Biển Đông Bên

Trang 9

cạnh đó thị trường hơn 90 triệu dân ở Việt Nam cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Australia

Đây cũng là thời điểm đánh dấu bước ngoặt lớn trong chính sách đối ngoại của Australia đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam Australia đã triển khai các chiến lược hợp tác với các nước Đông Nam Á vì tầm quan trọng của an ninh khu vực và tiềm năng phát triển kinh tế sau này Một loạt các chính sách như “gắn kết toàn cầu với các nước trong khu vực trên bình đẳng về tất cả các khía cạnh quan hệ, chính trị

và an ninh văn hóa và xã hội”, các diễn đàn quốc tế như: ARF, ADMM,… Bên cạnh đó Australia còn hỗ trợ bẳng các khoản viện trợ cho chính phủ Việt Nam, đào tạo quân sự, quốc phòng cho các bộ, đào tạo tiếng Anh cho quân nhân Việt Nam,… Hiện tại Australia

là đối tác lớn nhất của Việt Nam về mảng cung cấp các khóa đào tạo nghề và đào tạo quân sự, quốc phòng cho các bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Hình 3: Bàn giao trang thiết bị do Bộ Quốc phòng Australia

tài trợ cho lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam

Trang 10

2.2 Giai đoạn từ đầu thế kỷ XXI đến nay

Về kinh tế, từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, quan hệ Việt Nam – Australia

đã phát triển mạnh mẽ Việt Nam là mục tiêu trọng tâm trong nỗ lực đẩy mạnh chiến lược tiếp cận Đông Nam Á của Australia, nhất là khi nước này khôi phục viện trợ song phương cho Việt Nam từ năm 1991 Về phía Australia Phó Thủ tướng Tim Fisher và Ngoại trưởng Alexander Downer nhiều lần đến thăm và làm việc tại Việt Nam Quan hệ Australia - Việt Nam hiện đang phát triển ngày một đa dạng và toàn diện hơn Hàng năm chính phủ Australia thường cung cấp một khoản viện trợ đáng kể nhằm giúp việt nam giảm nghèo và phát triển bền vững Chương trình trợ giúp này nằm trong kế hoạch thực hiện cam kết của Australia trong việc xây dựng khu vực châu Á - Thái Bình Dương cố định và thịnh vượng viện trợ của Australia cho Việt Nam tăng đều mỗi năm và góp phần tích cực cho công cuộc đổi mới của Việt Nam Trong năm 2001 Việt Nam nhận được 60 triệu AUD từ nguồn phân bổ cho các chương trình viện trợ cho các nước của Australia và

13 AUD từ các nguồn khác Bên cạnh đó để phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa

2 nước, năm 2009, Việt Nam và Australia đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, sau đó

ký kết quan hệ đối tác chiến lược năm 2018 Điều đó cho thấy sự tương đồng về lợi ích cũng như vai trò và vị trí của 2 nước trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia

Về Chính trị - ngoại giao, từ đầu thế kỷ XXI, trong bối cảnh thế giới đang trong thời kỳ hòa bình, hội nhập, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mối quan hệ giữa Australia và Việt Nam càng có điều kiện được củng cố Chính phủ hai nước Australia - Việt Nam đã thể hiện sự quyết tâm của mình trong việc thúc đẩy mối quan hệ

giữa hai bên, bên cạnh đó người dân hai nước cũng thể hiện thiện chí của mình, thân thiện, cởi mở trong mối quan hệ ngoại giao Những năm đầu thế kỷ XXI thông các chuyến công du qua lại của lãnh đạo cấp cao hai nước, mối quan hệ song phương giữa hai nước càng ngày được thắt chặt, nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau, đồng thời là dịp để giải quyết, thảo luận các vấn đề còn tồn đọng Xuất phát từ tầm nhìn “hướng Á” của Australia, Việt Nam trở thành một trong những đối tác quan trọng của Australia trong

Trang 11

khuôn khổ “chính sách hướng Á” Cả hai quốc gia đều vị trí quan trọng trong khu vực Các chính sách đối ngoại của Australia tác động không nhỏ đến tình hình chính trị, ngoại giao của Việt Nam Australia còn tăng cường hợp tác với ASEAN trong các lĩnh vực khác mang tính toàn cầu và đa quốc gia như nạn buôn bán người, tình trạng di cư bất hợp pháp,… Bước sang thể kỷ XXI, có rất nhiều chuyến thăm giữa các đời thủ tướng của Australia và Việt Nam để thể hiện tình hữu nghị giữa 2 nước

Về An ninh, vị trí địa chính trị - chiến lược của Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung có tầm quan trọng mang tính sống còn đối với an ninh và quốc phòng của Australia Tăng cường hợp tác với Việt Nam có tầm quan trọng đối với an ninh và phòng thủ của Australia, nhất là liên quan đến lĩnh vực chống khủng

bố, chống buôn người, an ninh hàng hải và vấn đề Biển Đông đang diễn biến ngày càng phức tạp, đe dọa sự ổn định của môi trường an ninh khu vực Bên cạnh đó, những tiềm năng to lớn của thị trường hơn 90 triệu dân của Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của Australia Vì vậy, Australia đã chủ động xây dựng và tích cực triển khai các chính sách thúc đẩy quan hệ toàn diện với Việt Nam Từ góc độ địa chính trị, vai trò nổi trội nhất của Việt Nam trong “chính sách hướng Á” của Australia là vai trò cầu nối, hoàn thiện mạng lưới kết nối hợp tác giữa các trung cường trong khu vực tạo thành một khối các quốc gia có cùng chí hướng (like-minded), cùng là những quốc gia tầm trung (middle power)

2.3 V ị thế của Việt Nam trong “chính sách hướng Á” của Australia

Vị thế này được thể hiện trên các bình diện cơ bản như sau: vị trí địa lý, địa kinh

tế, địa chiến lược, địa chính trị Bên cạnh các vị thế như đối tác chính trị đặc biệt gắn chặt với đối tác kinh tế lớn nhấ của Australia hay đối tác kinh tế đầy tiềm năng có khả năng bổ sung cho nền kinh tế Australia – một nền kinh tế nhiều lợi thế về tài nguyên khoáng sản nhưng nghèo nàng về thực phẩm, thủy hải sản thì Việt Nam còn là một đối tác quan trọng trên lĩnh vực an ninh, nhất là trong tình hình có nhiều biến đổi ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chúng Xét về địa thế và hình dáng

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguy ễn Đình Chiến, “Quan hệ Australia - Vi ệt Nam giai đoạ n 2001- 2011”, Luận văn Thạc sĩ, ĐH KHXH&NV TP.HCM, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Australia - Việt Nam giai đoạn 2001-2011
2. Nguyễn Văn Dân, “Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật
3. Trịnh Thị Định (2017), “Australia tham dự cùng Đông Á - Lịch sử phát triển của một định hướng đối ngoại”, Tạp chí phát triển KH&CN, tập 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Australia tham dự cùng Đông Á - Lịch sử phát triển của một định hướng đối ngoại
Tác giả: Trịnh Thị Định
Năm: 2017
4. Trịnh Thị Định, “ASEAN trong chiến lược đối ngoại của Australia: Lịch sử và hiện tại”, ĐH Khoa học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: ASEAN trong chiến lược đối ngoại của Australia: Lịch sử và hiện tại
5. Nguyễn Minh Giang, “Hợp tác an ninh - quốc phòng Việt Nam - Australia: Thực trạng và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, p.63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác an ninh - quốc phòng Việt Nam - Australia: Thực trạng và triển vọng
6. Hồ Thị Mỹ Hạnh (2017), “Chính sách đối ngoại của Australia đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương từ đầu thế kỷ XXI đến nay”, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học, ĐH KHXH&NV TP. HCM, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách đối ngoại của Australia đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương từ đầu thế kỷ XXI đến nay
Tác giả: Hồ Thị Mỹ Hạnh
Năm: 2017
7. Đỗ Thị Hạnh (1999), “Quan hệ của Ôxtrâylia với Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa thập niên 90”, Luận án tiến sĩ lịch sử, ĐH KHXH&NV TP. HCM, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ của Ôxtrâylia với Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa thập niên 90
Tác giả: Đỗ Thị Hạnh
Năm: 1999
8. Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hà (2006, “Cục diện Châu Á – Thái Bình Dương”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục diện Châu Á – Thái Bình Dương
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
10. Huỳnh Tâm Sáng (2019), “Biển Đông trong “Chính sách hướng Á” của Australia từ góc nhìn cường quốc tầm trung”, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biển Đông trong “Chính sách hướng Á” của Australia từ góc nhìn cường quốc tầm trung
Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng
Nhà XB: Nxb. Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM
Năm: 2019
11. Huỳnh Tâm Sáng (2017), “Những lựa chọn cho Australia trong việc thúc đẩy an ninh Biển Đông”, Tạp chí Phát triển Khoa học - Công nghệ, tập 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những lựa chọn cho Australia trong việc thúc đẩy an ninh Biển Đông
Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng
Năm: 2017
1. Báo Dân trí, “Australia và Việt Nam nâng mối quan hệ lên tầm cao mới”, Australia và Vi ệ t Nam nâng m ố i quan h ệ lên t ầ m cao m ớ i | Báo Dân trí (dantri.com.vn) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Australia và Việt Nam nâng mối quan hệ lên tầm cao mới
2. Phan Thị Thu Dung (2018), “Tác động của chính sách đối ngoại Australia đối với an ninh quốc gia Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, QUỐC PHÒNG - AN NINH - ĐỐI NGOẠI - Tạp chí Cộng sản (tapchicongsan.org.vn) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của chính sách đối ngoại Australia đối với an ninh quốc gia Việt Nam
Tác giả: Phan Thị Thu Dung
Năm: 2018
3. Hoa Nguyễn, “Vị thế Việt Nam trong cục diện mới của khu vực”, Vị thế Việt Nam trong cục diện mới của khu vực - BÌNH LUẬN - Tạp chí Cộng sản (tapchicongsan.org.vn) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vị thế Việt Nam trong cục diện mới của khu vực
4. Nguyễn Minh (TTXVN), “Chương mới trong quan hệ hợp tác giữa Australia và Việt Nam”, Chương mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Australia | Kinh tế | Vietnam+ (VietnamPlus) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương mới trong quan hệ hợp tác giữa Australia và Việt Nam
5. Báo tuổi trẻ online: Ngoại trưởng Úc : “Thật tuyệt vời khi ở Việt Nam”, https://tuoitre.vn/ngoai-truong-uc-that-tuyet-voi-khi-o-viet-nam20220627200521558.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thật tuyệt vời khi ở Việt Nam
6. Báo Pháp luật: Mỹ, Anh, Úc, Nhật và New Zealand lập nhóm đối phó Trung Quốc tại Thái Bình Dương, https://plo.vn/my-anh-uc-nhat-va-new-zealand-lap-nhom-doi-pho-tq-tai-thai-binh-duong-post686182.html Link
7. Báo Tuổi trẻ, thời sự quốc tế: châu Á – Thái Bình Dương: Vị thế riêng của nước Úc. https://cuoituan.tuoitre.vn/chau-a-thai-binh-duong-vi-the-rieng-cua-nuoc-uc-2022072210204129.htm?fbclid=IwAR2QMwfzBtk-o3SbtUDUSoE1p6oIeqL_XNHcTwwOJhP1QITqVpY6sbzpRkM Link
9. Vũ Tuyết Loan (2004), ”Chính sách của Ô-xtrây-li-a đối với ASEAN từ 1991 đế n nay: Hi ệ n tr ạ ng và tri ể n v ọng”, Nxb. Khoa họ c Xã h ộ i, Hà N ộ i Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w