1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ các vấn đề toàn cầu đề tài quyền con người

37 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền con người
Tác giả Phạm Việt Anh, Vũ Diệu Anh, Đặng Khánh Duy, Trần Thị Minh Duyên, Phạm Thị Hương, Nguyễn Khánh Linh, Hoàng Nhật Linh, Phạm Tú Linh, Jenny Kongphet, Khemphoy Lattanaphayvanh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hoàng Như Thanh
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Các vấn đề toàn cầu
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 5,09 MB

Nội dung

- Tham gia chỉnh sửa, đóng góp, hoàn thiện bài nghiên cứu.- Nghiên cứu tìm hiểu Chính sách về loại bỏ phân biệt chủng tộc trong thực thi pháp luật, Quyền trẻ em, Quyền của người lao động

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

Lớp:

Nguyễn Khánh Linh Hoàng Nhật Linh Phạm Tú Linh Jenny Kongphet Khemphoy Lattanaphayvanh CT47A1

Trang 2

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOACHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

-TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Môn học: Các vấn đề toàn cầu

Đề tài: QUYỀN CON NGƯỜI

Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Hoàng Như Thanh

Sinh viên thực hiện: Phạm Việt Anh (Nhóm trưởng) CT47A1-0055

Vũ Diệu Anh CT47A1-0056 Đặng Khánh Duy CT47A1-0068 Trần Thị Minh Duyên CT47A1-0069 Phạm Thị Hương CT47A1-0079 Hoàng Nhật Linh CT47A1-0088 Nguyễn Khánh Linh CT47A1-0089 Phạm Tú Linh CT47A1-0090 Jenny Kongphet CT47A1-0083 Khemphoy Lattanaphayvanh CT47A1-0085

Hà Nội – 2022 MÔN : CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU

Trang 3

- Tham gia các cuộc họp đầy đủ.

- Có đóng góp vào quá trình xây dựng đề tài

- Phân công, giám sát nhiệm vụ đề tài nghiên cứu chocác thành viên trong nhóm

- Viết phần mở đầu và kết luận, tổng hợp tài liệu thamkhảo

- Tìm hiểu lí do vì sao các quốc gia phải tuân thủquyền con người

- Nghiên cứu tìm hiểu tác động của quyền con ngườiđến quan hệ quốc tế

- Tổng hợp, chỉnh sửa bài, đánh giá quá trình thựchiện của các viên trong nhóm

HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ (100%)

CT47A1-0056

- Tham gia các cuộc họp đầy đủ

- Có đóng góp vào quá trình xây dựng đề tài

- Tham gia chỉnh sửa, đóng góp, hoàn thiện bài nghiêncứu

- Nghiên cứu tìm hiểu Chính sách về loại bỏ phân biệt chủng tộc trong thực thi pháp luật, Quyền trẻ em, Quyền của người lao động, Quyền của phạm nhân

- Nghiên cứu tìm hiểu các hiệp định, chính sách quyềncon người ở cấp độ quốc gia, khu vực (phương Đông và phương Tây)

- Nghiên cứu tìm hiểu tác động của quyền con người đến quan hệ quốc tế

HOÀN THÀN

H TỐT NHIỆM VỤ (100%)

CT47A1-0068

- Tham gia các cuộc họp đầy đủ

- Có đóng góp vào quá trình xây dựng đề tài

- Tham gia chỉnh sửa, đóng góp, hoàn thiện bài nghiên

HOÀN THÀN

H TỐT

Trang 4

Duyên

CT47A1-0069

- Tham gia các cuộc họp tương đối đầy đủ

- Có đóng góp vào quá trình xây dựng đề tài

- Tham gia chỉnh sửa, đóng góp, hoàn thiện bài nghiêncứu

- Nghiên cứu tìm hiểu nhận thức về khái niệm Quyềncon người

- Nghiên cứu tìm hiểu nhận thức về mối đe dọa vớivấn đề bảo vệ Quyền con người

- Nghiên cứu tìm hiểu nhận thức về thủ phạm, nguyên

nhân vi phạm Quyền con người

HOÀN THÀN

H TỐT NHIỆM VỤ (100%)

CT47A1-0079

- Tham gia các cuộc họp đầy đủ

- Có đóng góp vào quá trình xây dựng đề tài

- Tham gia chỉnh sửa, đóng góp, hoàn thiện bài nghiên cứu

- Nghiên cứu tìm hiểu Chính sách về loại bỏ phân biệt chủng tộc trong thực thi pháp luật, Quyền trẻ em, Quyền của người lao động, Quyền của phạm nhân

- Nghiên cứu tìm hiểu các hiệp định, chính sách quyền con người ở cấp độ quốc gia, khu vực (phươngĐông và phương Tây)

HOÀN THÀN

H TỐT NHIỆM VỤ (100%)

CT47A1-0088

- Tham gia các cuộc họp đầy đủ

- Có đóng góp vào quá trình xây dựng đề tài

- Tham gia chỉnh sửa, đóng góp, hoàn thiện bài nghiên

HOÀN THÀN

H TỐT

Trang 5

Linh

CT47A1-0089

- Tham gia các cuộc họp đầy đủ

- Có đóng góp vào quá trình xây dựng đề tài

- Tham gia chỉnh sửa, đóng góp, hoàn thiện bài nghiêncứu

- Nghiên cứu tìm hiểu sự khác biệt trong nhận thức vềquyền con người (Tôn giáo, Trình độ phát triển, Thể chếchính trị và và tiến trình chính trị - lịch sử)

- Nghiên cứu tìm hiểu vấn đề lợi dụng nhân quyền

HOÀN THÀN

H TỐT NHIỆM VỤ (100%)

CT47A1-0090

- Tham gia các cuộc họp đầy đủ

- Có đóng góp vào quá trình xây dựng đề tài

- Tham gia chỉnh sửa, đóng góp, hoàn thiện bài nghiêncứu

- Nghiên cứu tìm hiểu tác động của nhân quyền đến quan hệ quốc tế

- Nghiên cứu tìm hiểu cơ cấu và mục tiêu Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (liên hệ Việt Nam) và Liên minh toàn cầu của các Tổ chức Nhân quyền quốc gia

HOÀN THÀN

H TỐT NHIỆM VỤ (100%)

CT47A1-0083

- Tham gia các cuộc họp đầy đủ

- Có đóng góp vào quá trình xây dựng đề tài

- Tham gia chỉnh sửa, đóng góp, hoàn thiện bài nghiêncứu

- Nghiên cứu tìm hiểu về nhận thức, khái quát chung

về quyền con người

HOÀN THÀN

H TỐT NHIỆM VỤ (90%)

Lattanaphayvan

- Tham gia các cuộc họp đầy đủ

- Có đóng góp vào quá trình xây dựng đề tài

HOÀN THÀN

Trang 6

h CT47A1-0085 - Tham gia chỉnh sửa, đóng góp, hoàn thiện bài nghiên

cứu

- Nghiên cứu tìm hiểu về nhận thức, khái quát chung

về quyền con người

H TỐT NHIỆM VỤ (90%)

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 8

3 Giới hạn, đối tượng nghiên cứu 8

4 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Bố cục 9

NỘI DUNG 9

I NHẬN THỨC VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 9

1 Nhận thức về khái niệm “Quyền con người” 9

2 Nhận thức về mối đe dọa đối với vấn đề bảo vệ con người 10

2.1 Các mối đe dọa chung trên toàn cầu 10

2.2 Các mối đe dọa riêng trong từng khu vực 11

3 Nhận thức về thủ phạm, nguyên nhân vi phạm quyền con người 11

3.1 Các quan niệm về giới hạn quyền hiến định 11

3.2 Sự xung đột trong nhận thức giữa ba thế hệ nhân quyền 12

a Ba thế hệ nhân quyền 12

b Xung đột ba thế hệ nhân quyền 13

4 Nguồn gốc tạo ra sự khác biệt trong nhận thức về quyền con người 13

4.1 Tôn giáo 13

4.2 Trình độ phát triển 18

4.3 Thể chế chính trị và tiến trình chính trị - lịch sử 18

5 Tác động của nhân quyền đến quan hệ quốc tế 20

II CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 20

III CÁC HIỆP ĐỊNH, CHÍNH SÁCH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 21

1 Cấp độ toàn cầu 21

a Nghị định xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ 21

Trang 7

b Công ước về vị thế của người tị nạn 22

c Chính sách về loại bỏ phân biệt chủng tộc trong thực thi pháp luật 22

d Quyền trẻ em 22

e Quyền của người lao động 23

f Quyền của phạm nhân 23

2 Cấp độ quốc gia, khu vực 23

2.1 Phương Đông 23

a Chính sách của Việt Nam 23

b Chính sách của Trung Quốc 24

IV CÁC THỂ CHẾ QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 26

1 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC) 26

2 Liên minh toàn cầu của các Tổ chức Nhân quyền quốc gia (GANHRI) 28

3 Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) 28

V SỰ TUÂN THỦ 29

1 Vì sao các quốc gia phải tuân thủ quyền con người? 29

2 Nguyên nhân vi phạm nhân quyền 30

a Vai trò của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) - chế tài xử phạt 30

b Lợi ích quốc gia 30

3 Biện pháp xử lý đối với các chủ thể không tuân thủ 31

4 Lợi dụng nhân quyền 31

KẾT LUẬN 32

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khát vọng bảo vệ nhân phẩm của tất cả con người là cốt lõi của khái niệmquyền con người Nó coi cá nhân con người là trọng tâm của sự quan tâm Trong suốtthế kỷ XX, quyền con người đã phát triển như một khuôn khổ đạo đức, chính trị, pháp

lý và như một hướng dẫn nhằm phát triển một thế giới tự do khỏi sợ hãi và tự do làmđiều mong muốn

Tuy nhiên, việc đảm bảo tất cả mọi người được bảo vệ theo quyền con ngườimột cách đúng nghĩa không phải là một điều dễ dàng và từ rất lâu, bảo vệ quyền củatất cả con người được xem là một vấn đề nan giải Đây là một vấn đề có tầm bao phủrất rộng, bao gồm rất nhiều nhóm người với chủng tộc, châu lục, giới tính, độ tuổi,tôn giáo… khác nhau Từ những thế kỷ trước, khi vấn đề nhân quyền chưa được coitrọng như ngày nay, hàng loạt các trường hợp vi phạm nhân quyền vô cùng nổi tiếngnhư chế độ nô lệ, cuộc diệt chủng Holocaust, chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi,chiến tranh Việt Nam… chứng minh cho một điều rằng nhân quyền chưa bao giờ làmột vấn đề không cấp thiết vì nó liên quan đến chính vận mệnh của toàn nhân loại.Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng,quyền con người lại càng được quan tâm trên bao giờ hết, trở thành một vấn đề toàncầu Những vấn đề mới phát sinh như khủng bố, biến đổi khí hậu, chiến tranh, tị nạn,

di cư, nô lệ hiện đại… lại trở thành những mối đe dọa lớn đe dọa trực tiếp đến quyềncon người trên toàn thế giới, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội và là mộttrong những nguyên nhân chính dẫn đến những xung đột trong quan hệ quốc tế.Việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu về quyền con người sẽ là một đề tài có ích vớicác vấn đề toàn cầu hiện nay, làm rõ những nhận thức về quyền con người trong quákhứ và trong thời đại mới Với tính thời sự và cấp thiết trên, nhóm sinh viên xin đượcchọn “Quyền con người” làm đề tài nghiên cứu tiểu luận này

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ, tìm hiểu về khái niệm quyền con người, thủ phạm, nguyên nhân đe dọaquyền con người

Phân tích nguồn gốc tạo ra sự khác biệt trong nhận thức của quyền con người.Phân tích tác động của nhân quyền đến quan hệ quốc tế

Tìm hiểu chuẩn mực quốc tế về quyền con người trong giai đoạn hiện nay.Nghiên cứu các hiệp định, chính sách về quyền con người ở cấp độ toàn cầu vàcấp độ khu vực

Tìm hiểu cơ chế hoạt động và mục tiêu của một số thể chế quốc tế về quyềncon người

Tìm hiểu về sự tuân thủ của các quốc gia đối với vấn đề nhân quyền

3 Giới hạn, đối tượng nghiên cứu

Giới hạn: giai đoạn từ năm 1948 đến nay (năm 2022).

Trang 9

Đối tượng nghiên cứu: Quyền con người trong luật pháp quốc tế, vấn đề toàn cầu và

quan hệ quốc tế

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật với các phương phápnhư:

Phương pháp thống nhất lôgic, khái quát hóa

Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp lý thuyết

Phương pháp giả thuyết

Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

Phương pháp lịch sử

Phương pháp so sánh

5 Bố cục

Bài nghiên cứu sẽ được chia thành 5 chương:

Chương I: Nhận thức về quyền con người

Chương II: Chuẩn mực quốc tế về quyền con người trong giai đoạn hiện nay Chương III: Các hiệp định, chính sách về quyền con người

Chương IV: Các thể chế quốc tế về quyền con người

Chương V: Sự tuân thủ

NỘI DUNG

I NHẬN THỨC VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

1 Nhận thức về khái niệm “Quyền con người”

Quyền con người là những giá trị cao quý, kết tinh từ nền văn hóa của tất cảcác dân tộc trên thế giới Đây là tiếng nói chung, mục tiêu chung và phương phápchung của toàn nhân loại để bảo vệ và thúc đẩy nhân phẩm và hạnh phúc của mọingười

Có thể nói đây là một khái niệm phức tạp và rộng lớn, do đó có nhiều địnhnghĩa khác nhau về quyền con người Theo tài liệu của Liên Hợp Quốc thì đến nay, cókhoảng 50 định nghĩa về quyền con người Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủyLiên Hợp quốc:

Quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các

cá nhân và nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự cho phép và tự do cơ bản của con người.

Nhân quyền còn được định nghĩa một cách khái quát là những sự được phép

mà tất cả các thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủngtộc, tôn giáo, địa vị xã hội, đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là conngười Theo từ điển Luật học của Viện Khoa học Pháp lý thì quyền con người làquyền của thành viên trong xã hội loài người - quyền của tất cả mọi người Các địnhnghĩa không giống nhau hoàn toàn nhưng xét chung, quyền con người thường được

Trang 10

hiểu là “những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo

vệ trong luật pháp quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế” 1

2 Nhận thức về mối đe dọa đối với vấn đề bảo vệ con người

2.1 Các mối đe dọa chung trên toàn cầu

a An ninh kinh tế: Có thể thấy dân số thế giới ngày càng tăng mạnh, thế giới đã đạt

mốc 8 tỷ người khi cư dân ấy là một bé gái người Philippines, trong khi đó, sự tiến bộnhanh chóng của khoa học - công nghệ đã cho ra đời nhiều ngành sản xuất mới đòihỏi trình độ và tay nghề nhân công cao hơn rất nhiều, mà chỉ có một bộ phận nhỏ lựclượng lao động có thể đáp ứng các yêu cầu công việc mới khiến cho sức ép cạnh tranhviệc làm ngày càng lớn, đe dọa trực tiếp tới an ninh kinh tế của mỗi cá nhân

b An ninh lương thực: Sẵn có nguồn lương thực chưa phải một điều kiện để bảo

đảm an ninh, bởi vì con người vẫn có thể bị chết đói khi lương thực dồi dào Trongmột thế giới tiến bộ như ngày nay vẫn còn hơn 800 triệu người bị đói Ngoài nhân tốảnh hưởng của thiên tai đối với khả năng sản xuất lương thực, các chính sách và trình

độ quản lý kinh tế của các chính phủ cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến tình trạngkhan hiếm lương thực ở rất nhiều nơi trên thế giới

c An ninh sức khỏe: Ở các nước đang phát triển và phát triển, mỗi năm có hàng

triệu người chết do các căn bệnh truyền nhiễm, ung thư và một số căn bệnh hiểmnghèo khác Những năm gần đây nhiều loại bệnh như HIV/AIDS ngày càng trở nênnguy hiểm, hoặc những dịch bệnh mới bùng phát, điển hình là Covid-19 đã trở thànhmối nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe toàn cầu

d An ninh môi trường: Các mối đe dọa từ môi trường đối với con người có thể chia

làm hai loại: do con người tạo rado thiên thiên tạo ra Những mối đe dọa do conngười tạo ra bao gồm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất đai, sa mạc hóa hoặc nạn chặtphá rừng; ô nhiễm không khí Báo cáo phát triển con người năm 2020 đã cho thấyngày nay có tới 1,1 tỉ người ở các nước đang phát triển không được tiếp cận nguồnnước một cách đầy đủ và khoảng 2,6 tỉ người thiếu các điều kiện vệ sinh cơ bản Cómột điều rất rõ ràng là con người đang gặp phải ngày càng nhiều các trận bão lớn, lũlụt và hạn hán Thế giới đang tiến sát tới thời điểm không thể tránh được thảm họasinh thái

e An ninh cá nhân: Không phải chịu các hành vi bạo lực đối với thân thể ở mỗi cá

nhân là khía cạnh quan trọng nhất của an ninh con người Bất luận ở nước giàu haynghèo, cuộc sống con người ngày càng bị đe dọa bởi nạn bạo lực khó lường trước Cómột số hình thức đe dọa sau: đe dọa từ nhà nước (tra tấn, lao động khổ sai), đe dọa từcác quốc gia khác (chiến tranh, xung đột vũ trang giữa các nhóm xuyên biên giới), đedọa từ các nhóm người khác (căng thẳng và xung đột sắc tộc), đe dọa từ các cá nhânhoặc băng nhóm (tội phạm, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, bạo lực đường phố)

1 Lê Trang Hùng, Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013, Cổng thông

tin điện tử - Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao,

https://vksndtc.gov.vn/vanban/Pages/van-ban-moi.aspx?ItemID=212#:~:text=Quy%E1%BB%81n%20con%20ng

%C6%B0%E1%BB%9Di%20l%C3%A0%20nh%E1%BB%AFng,t%C3%B4n%20tr%E1%BB%8Dng%20v

%C3%A0%20b%E1%BA%A3o%20%C4%91%E1%BA%A3m

Trang 11

… Tuy nhiên, tùy điều kiện của mỗi quốc gia mà các hình thức đe dọa tới an ninh cánhân sẽ khác nhau.

f An ninh chính trị: Liên Hợp Quốc gắn an ninh chính trị với việc "xã hội tôn trọng

các quyền cơ bản của con người" Điều này đồng nghĩa với việc vi phạm nhân quyền

là đe dọa tới an ninh chính trị Tuy nhiên, ở khía cạnh này, bảo đảm an ninh chính trịcòn tập trung vào việc làm sao để con người không phải chịu sự đàn áp, ngược đãicủa các lực lượng thuộc quyền lực nhà nước, đặc biệt là công an và quân đội

2.2 Các mối đe dọa riêng trong từng khu vực

a Biến đổi khí hậu ở châu Á: Châu Á là vùng dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu

và cùng là nơi gây tác động lớn nhất của sự nóng lên toàn cầu Châu Á giữ vai tròquan trọng trong các nỗ lực khử carbon trên toàn cầu vì khu vực này chiếm gần 50%tổng lượng phát thải khí nhà kính Đông Nam Á có mực nước biển dâng nhanh hơnbất kỳ khu vực nào khác trên thế giới và gánh chịu nhiều nguy cơ khí hậu Mặc dùmọi quốc gia ở Đông Nam Á đã ký Hiệp định Khí hậu Paris, nhưng phần lớn nhữngnước này có ít chiến lược để ngăn chặn những rủi ro khí hậu nghiêm trọng nhất 2

b Khủng bố ở Trung Đông và Bắc Phi: Theo các chuyên gia an ninh của hàng chục

quốc gia châu Phi, Trung Đông hiện nay có hơn 40 tổ chức, nhóm khủng bố ở châuPhi và các mạng lưới khủng bố này đang mở rộng sự liên kết với các nhóm khủng bố

ở Trung Đông Các thông tin tình báo cho thấy khủng bố mặc dù bị suy yếu trong thờigian qua nhưng chúng vẫn có khả năng tự vũ trang, thu thập các công nghệ, sử dụngnền tảng điện tử để tuyển dụng thành viên, khởi động các cuộc tấn công bằng vũ khíđơn giản hoặc tấn công cá nhân để gây ra số thương vong lớn nhất 3

c Việc triển khai vũ khí hạt nhân ở châu Âu: Nga đã xây dựng và duy trì số lượng

lớn vũ khí hạt nhân chiến thuật Theo Liên minh các nhà khoa học, một số quan điểmcho rằng, việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ cho phép các chỉ huy thực hiệnmột cuộc tấn công quyết định, tránh việc sử dụng tới những vũ khí hạt nhân lớn nhất -những loại vũ khí có thể gây ra một cuộc tấn công đáp trả "chấm dứt nền văn minhnhân loại" Tại châu Âu hiện nay, "chỉ một vụ nổ hạt nhân cũng có thể khiến hàngtrăm nghìn dân thường thiệt mạng và nhiều người khác bị thương, trong khi bụiphóng xạ có thể gây ô nhiễm một khu vực rộng lớn", ICAN cho hay.4

3 Nhận thức về thủ phạm, nguyên nhân vi phạm quyền con người.

3.1 Các quan niệm về giới hạn quyền hiến định

Trong các xã hội dân chủ, cơ sở tự do dựa trên ý tưởng rằng không quyền nào

có thể được coi là tuyệt đối Đòi hỏi của đời sống xã hội và đặc biệt là những yêu cầu

về trật tự công cộng, dẫn đến những hạn chế về việc thực hiện các quyền cơ bản là

2 Mai Đan (2022), Châu Á hứng chịu mối đe dọa lớn từ biến đổi khí hậu, Báo Tài nguyên và Môi trường,

Trang 12

https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/phan-tich/he-qua-cua-viec-trien-khai-vu-khi-hat-nhan-chien-thuat-o-chau-au-cần thiết cho việc bảo vệ trật tự chung - vốn là bảo đảm cho các quyền này PierreBon cho rằng, trật tự công cộng “đảm nhận một chức năng cụ thể là chỉ giới hạn cácquyền tự do khi điều này là bắt buộc và chỉ giới hạn quyền một cách tương xứng vớiđiều mà việc bảo vệ quyền khác đòi hỏi” Thừa nhận giới hạn quyền trong Hiến pháp

là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể hạn chế việc thực thi các quyền và

tự do Việc giới hạn này là một trong những nguyên nhân cơ sở để vi phạm quyền conngười.5

3.2 Sự xung đột trong nhận thức giữa ba thế hệ nhân quyền

a Ba thế hệ nhân quyền

Các nhà lý thuyết chính trị học cũng đã dành khá nhiều thời gian để tìm ra kháiniệm về nhân quyền Họ cho rằng có ba khái niệm về nhân quyền khác nhau

Khái niệm đầu tiên của nhân quyền hay được gọi là nhân quyền thế hệ thứ nhất

- quyền con người trong lĩnh vực dân sự - chính trị, là những quyền của mỗi cá nhân

mà quốc gia không có quyền tước đoạt John Locke (1632-1704) đã khẳng định rằngcon người trong xã hội phải luôn bình đẳng và tự do với những quyền lợi tự nhiên vốn

có vượt ra khỏi những quy luật quốc gia và quốc tế Hệ thống chính quyền quốc giađược thiết lập nên để bảo vệ những quyền này Theo một số học giả cũng như một vàinhà phê bình Mỹ, đây là những quyền con người duy nhất được công nhận bởi nhữngngười theo chủ nghĩa hiện thực

Nhân quyền thế hệ thứ hai là các quyền con người trong lĩnh vực kinh tế - xã

hội - văn hóa Lý thuyết của Marx tập trung vào những phúc lợi của tầng lớp lao độngcông nghiệp Trách nhiệm của quốc gia là phải nâng cao phúc lợi cho người dân củahọ; quyền lợi của những người công dân sẽ có được từ những cải tiến của nền kinh tế

xã hội Quan điểm này nhấn mạnh về những quyền lợi vật chất tối thiểu mà các quốcgia phải có nhiệm vụ cung cấp cho công dân của mình; cụ thể như các phúc lợi xã hộinhư quyền được học hành, chăm sóc sức khỏe, an ninh xã hội, nơi cư trú mặc dù sựbảo đảm không được rõ ràng cho lắm Nếu như không có sự đảm bảo về những quyềnlợi xã hội và kinh tế thì quyền pháp lý công dân của một người sẽ dễ trở nên vô nghĩa.Chính Liên Bang Xô Viết và những quốc gia dân chủ phương Tây khác trong giaiđoạn Chiến tranh Lạnh đã nhận ra những quyền lợi xã hội hay quyền lợi kinh tế cũngđóng vai trò quan trọng bằng thậm chí còn hơn cả quyền công dân chính trị góp phầnhình thành nên những quốc gia Châu Âu với nhiều phúc lợi xã hội hiện nay

Nhân quyền thế hệ thứ ba ra đời vào cuối thế kỷ XX được nhấn mạnh vào

quyền lợi nhóm và tập thể Một nhóm người sẽ có những quyền dân tộc và hay quyềncho những tộc người thiểu số bản địa trong phạm vi của tổ chức nhà nước, cũng cókhi là quyền của một tổ chức phụ nữ hay trẻ em

5 TS Nguyễn Văn Quân (2019), Tiêu chí hạn chế quyền con người vì lý do trật tự công cộng trong pháp luật một số

nước, Nghiên cứu Lập pháp,

phap-luat-mot-so-nuoc.html

Trang 13

http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210374/Tieu-chi-han-che-quyen-con-nguoi-vi-ly-do-trat-tu-cong-cong-trong-b Xung đột ba thế hệ nhân quyền

Quá trình phát triển các quyền đã dẫn đến sự xuất hiện của một số va chạm,xung đột giữa chúng

Thế hệ nhân quyền thứ hai đòi hỏi phải có sự hỗ trợ về mặt thể chế của nhànước, trong khi đó thế hệ quyền thứ nhất có thể được thực hiện một cách độc lập vàđơn lẻ Như Nhà nước phải can thiệp thông qua luật pháp để tạo ra một hệ thống thểchế cho phép thực hiện, ví dụ, quyền được giáo dục hoặc nghỉ hưu Hay sự can thiệp

và hỗ trợ của nhà nước trong nền kinh tế hạn chế các quyền của thế hệ thứ nhất vàquyền đối với tài sản hoặc các quyền hạn chế quyền lực của nhà nước Người ta ướctính rằng nếu các quyền thế hệ đầu tiên hình thành "địa vị tự do-free status", thì cácquyền kinh tế xã hội có liên quan đến "địa vị xã hội- social status" của cá nhân.Các quyền thế hệ thứ ba không chỉ cần Nhà nước hỗ trợ về mặt thể chế, màchúng cần hạn chế các quyền thế hệ thứ nhất, thông qua cái gọi là “phân biệt đối xửtích cực” Giống như quyền của bất kỳ nhóm thiểu số nào, đòi hỏi phải hạn chế cácquyền của thế hệ thứ nhất Như Luật môi trường cho phép các nhóm xã hội được sốngtrong một môi trường trong lành, sạch sẽ, không có các tác nhân gây hại cho sức khỏenhưng đồng thời cũng kéo theo một số hạn chế đối với các quyền của thế hệ thứ nhấthoặc thứ hai, như quyền sở hữu rừng hoặc quyền lao động

Người ta ước tính rằng tình trạng xung đột giữa các quyền có hai loại:

1 Xung đột chống lại các quan niệm khác nhau về một và cùng một quyền cơ bản

2 Xung đột phát sinh từ việc không thể bảo vệ hoặc thực hiện một quyền cơ bản màkhông vi phạm một quyền cơ bản khác

Việc thực hiện một quyền cơ bản toàn thể, mà không hạn chế một quyền cơ bảnkhác là một điều khó khăn Mâu thuẫn giữa các thế hệ nhân quyền và quyền cơ bảnkhác nhau được giải thích là do chúng xuất phát từ các lợi ích xã hội khác nhau, đượcbảo vệ bởi các quyền khác nhau và từ sự cạnh tranh giữa các giá trị được các quyền

cơ bản khác nhau bảo vệ Ví dụ như sự tồn tại của các quyền thế hệ thứ hai (kinh tế,

xã hội, văn hóa) hoặc cơ quan lập pháp nhà nước, đang gây nguy hiểm cho thế hệnhân quyền đầu tiên (các quyền chính trị và dân sự).6

4 Nguồn gốc tạo ra sự khác biệt trong nhận thức về quyền con người

6 Adrian Vasile Cornescu (2009), THE GENERATIONS OF HUMAN’S RIGHTS, Faculty of Juridical Sciences University “Constantin Brancusi” of TarguJiu, Romania,

https://www.law.muni.cz/sborniky/dny_prava_2009/files/prispevky/tvorba_prava/Cornescu_Adrian_Vasile.pdf? fbclid=IwAR3Ln9jpQ_zkJD8DjR1IFFa1RRxkDfjqiul6N5bLbrsbmEOK90tBJOMk_Z8

Trang 14

niệm về quyền con người Lauren gợi ý rằng tất cả các tôn giáo lớn đều bày tỏ niềmtin rằng con người có phẩm giá cố hữu.

“Tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới bằng cách này hay cách khác đều tìm cách nói về vấn đề trách nhiệm con người với người khác Bất chấp sự khác biệt lớn, mâu thuẫn phức tạp, nghịch lý nội tại, các loại hình văn hóa, và tính mâu thuẫn gay gắt trong kiến giải, tất cả các tôn giáo đều chia sẻ lợi ích chung trong việc giải quyết tính toàn vẹn, giá trị và phẩm giá của tất cả mọi người và

từ đó, nghĩa vụ của con người đối với những những người có sự khác biệt.” 7

Như vậy, nội dung các kinh thánh hay văn kiện tôn giáo gián tiếp đưa ra tiêuchuẩn về hành vi, đạo đức và cách đối xử với những người khác, đặc biệt là nhữngngười khác biệt Tôn giáo có thể ảnh hưởng đến tín ngưỡng và tổ chức xã hội thôngqua:

(1) thông điệp ban đầu của nó,

(2) chức năng ‘hình mẫu’ của người sáng lập nó,

(3) những diễn giải sau đó về thông điệp ban đầu của nó,

(4) thực tiễn tồn tại của nó

Trong lịch sử phát triển của các tôn giáo, Cơ đốc giáo và Hồi giáo là hai nềntôn giáo lớn và phổ biến nhất trên thế giới Đồng thời, lịch sử phát triển của nhân loại

đã từng có một số giai đoạn hai nền tôn giáo xung đột gay gắt lẫn nhau, một trong cácđại diện tiêu biểu là Thập tự chinh trong thời kỳ Trung cổ, để rồi dẫn đến nhiều ngộnhận, chỉ trích về bảo đảm nhân quyền trong đời sống xã hội của hai tôn giáo Trongkhi Cơ đốc giáo thúc đẩy nhân quyền thì điều ngược lại xảy ra với Hồi giáo

Cơ Đốc giáo

Cơ Đốc giáo (Christian) được hình thành dựa trên nền tảng của Do Thái giáo(Judaism) được cải biên dựa theo tập quán của Hy Lạp, La Mã cổ đại và sau này đượcphát triển lên nhờ vào các học thuyết thần học và chủ nghĩa Khai sáng Trong cuốnSáng Thế ký có viết “Chúa tạo nên loài người như hình ảnh của chính Ngài…”8, tức làthực thể con người là hình ảnh của Chúa, hàm ý rằng việc đối xử với người cũnggiống như đối xử với Chúa theo một cách tôn trọng

Nhưng lịch sử cũng phản ánh sự khác biệt lớn giữa thông điệp của Cơ đốc giáo

và hành vi thực tế của người theo đạo Trước cuộc cải cách Giáo hội năm 1517 củaMartin Luther, quan niệm Chúa sẽ thưởng công cho những ai chiến đấu vì chính nghĩarất thịnh hành, các giám mục tin rằng việc gây chiến với các tôn giáo khác được coinhư là một hành động chính nghĩa bảo vệ con người trước các thế lực ngoại đạo, dẫn

7 Lauren, P G., The Evolution of International Human Rights: Visions Seen (University of Pennsylvania Press, 2011),

pg 5, All of the major religions of the world seek in one way or another to speak to the issue of human responsibility to others Despite their vast differences, complex contradictions, internal paradoxes, cultural variations, and susceptibility

to conflicting interpretation and fierce argumentation, all of the great religious traditions share a universal interest in addressing the integrity, worth, and dignity of all persons and consequently, the duty toward other people who suffer without distinction, http://www.jstor.org/stable/j.ctt46nqdn

8 God created humankind in his own image, in the image of God he created them, male and female he created them ,

GENESIS, 1:27, https://bible.org/download/netbible/ondemand/bybook/gen.pdf

Trang 15

đến các cuộc Thập tự chinh Sự diễn giải này đã vấp phải chỉ trích kịch liệt sau này vì

nó đi ngược lại với thông điệp ban đầu của Cơ đốc giáo về đối xử người với người Vìvậy, một thay đổi quan trọng trong cuộc cải cách Giáo hội đã tạo ra một chức năngkhác cho thông điệp của Cơ đốc giáo, đó là chức năng sửa chữa:

“chính nghĩa là không chỉ là chịu đựng tội lỗi trong thế giới mà phải là cố gắng chỉnh sửa chúng.”9

Chẳng hạn, giám mục Bartholomé de Las Casas đã chỉ trích thực dân châu Âu

vì đối xử vô nhân đạo đối với người da đỏ trong thời kỳ thuộc địa hóa Tây Ấn và đòiquyền lợi cho người da đỏ trước nhà vua Charles I của Tây Ban Nha Nhà truyền giáođạo Tin Lành William Wilberforce khởi xướng Phong trào bãi nô để chấm dứt chế độ

nô lệ đối với người châu Phi Henry Dunant, người sáng lập Hội Chữ thập đỏ, cũng làmột người Cơ đốc giáo nhánh Tin Lành

Cơ đốc giáo nhánh Tin lành còn nhấn mạnh lương tâm, tội lỗi cá nhân, kiểmsoát nội bộ, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm Tất cả những đặc điểm này đều10

hướng đến tự do, pháp quyền, dân chủ và nhân quyền Trong tác phẩm “Dân chủ ởMỹ”, Alexis de Tocqueville đã cho thấy tầm quan trọng của đạo Tin Lành trong việcphát triển tự do, dân chủ, pháp quyền ở Mỹ:

“Họ (những người châu Âu) đã mang đến Thế giới Mới một Cơ đốc giáo

mà tôi không thể miêu tả tốt hơn bằng cách gọi nó là dân chủ và cộng hòa: Điều này thuận lợi cho việc thành lập nền cộng hòa và dân chủ trong các vấn

đề Ngay từ khi bắt đầu, chính trị và tôn giáo đã hòa hợp với nhau, và chúng

đã không ngừng như vậy kể từ đó." 11

Hồi giáo (Islam)

Ngược lại, Hồi giáo được cho là đã góp phần cản trở sự phát triển của nhânquyền Điều này bắt đầu với thông điệp ban đầu, được khuếch đại bởi chức năng hìnhmẫu vai trò của người sáng lập, được tiếp tục trong sự hiểu biết sau này về thông điệpgốc và được củng cố bằng thực tiễn sống So với Chúa Giêsu, người không được cho

là đã giết bất kỳ ai, nhà tiên tri Muhammad đã tham gia vào các cuộc chiến tranh,hành quyết, các hình phạt tàn ác và nô dịch Có nhiều trường hợp trong Kinh Koran,trong đó những người không tin vào đấng Allah, người theo Cơ đốc giáo, người DoThái, phụ nữ, tội phạm và kẻ thù bị đối xử một cách bất bình đẳng, miệt thị hoặc tànnhẫn

Điều quan trọng không kém là sự nổi bật của thuyết nhị nguyên đạo đức trongthánh kinh Hồi giáo: “Muhammad là sứ giả của Allah; những người theo Ngài thì

9 Mortinmer Chambers và các tác giả, Lịch sử văn minh phương Tây (Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2004), trg 314.

10 Max Weber, The Protestant ethic and the spirit of capitalism (Routledge, Taylor & Francis e-Library, 2005), trg

51-52 https://selforganizedseminar.files.wordpress.com/2011/07/weber_protestant_ethic.pdf

11 Alexis de Tocqueville, Democracy in America (Indianapolis, 2010), pg 467, They brought to the New World a

Christianity that I cannot portray better than by calling it democratic and republican: This will singularly favor the establishment of the republic and of democracy in public affairs From the onset, politics and religion found themselves

in accord, and they have not ceased to be so since

https://oll-resources.s3.us-east 2.amazonaws.com/oll3/store/titles/2735/Tocqueville_1593-01.pdf

Trang 16

mạnh mẽ chống lại những kẻ ngoại đạo và thương xót lấy nhau” Khía cạnh này đã

bị giới trí thức phương Tây chỉ trích từ rất sớm, điển hình như Karl Marx đã từng viết:

“Kinh Koran và hệ thống pháp luật Hồi Giáo rút ra từ chính Kinh Koran làm giảm tính phức tạp về mặt địa lý và dân tộc học của nhiều người khác nhau, để rồi thành sự phân biệt đơn giản và thuận tiện giữa hai quốc gia dân tộc; những người tôn sùng và những kẻ ngoại đạo Những kẻ ngoại đạo được gọi là "harby", tức là kẻ thù Chủ nghĩa Hồi giáo cấm đoán quốc gia của những kẻ ngoại đạo, tạo thành tình trạng thù địch thường trực giữa người Hồi giáo và người không theo Hồi giáo.” 13

Phật giáo (Buddhism)

Phật giáo được sinh ra trong một xã hội phân tầng đẳng cấp, mâu thuẫn vớinguyên lý cơ bản của phật giáo là bình đẳng theo nghĩa tuyệt đối Do đó, giáo lý đạođức Phật giáo về cơ bản chứa đựng nhiều “luật” về nghĩa vụ và quyền lợi Học thuyết

về ‘ahimsa’ trong Phật giáo làm sáng tỏ quan điểm rằng mọi cá nhân đều tôn trọngphẩm giá vốn có trong cuộc sống của chính họ, tiếp tục yêu thương và bảo vệ ngườikhác một cách vị tha, và không đáng phải gánh chịu đau khổ cho người khác Trong triết học Phật giáo, chu kỳ tái sinh, đóng vai trò biện minh cho nền tảng

sự tồn tại của con người, cho thấy rằng mọi cá nhân sinh ra đều có sự liên hệ mật thiếttheo cách phổ quát và không thể tồn tại độc lập với nhau Do đó, hành động của một

cá nhân duy nhất ảnh hưởng đến phần còn lại Đức Đạt Lại Lạt Ma, người được coi làhiện thân của bồ tát từ bi và là nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng, đã nóirằng tồn tại một trách nhiệm phổ quát trong việc thúc đẩy sự tồn tại của con người.Ông cho rằng mối liên kết không thể tách rời tồn tại giữa trái tim con người và môitrường cần được bồi đắp thông qua tình yêu và sự hiểu biết Đức tính từ bi của Phậtgiáo khuyến khích con người cần phát triển khả năng đồng cảm đến mức có thể hoàntoàn thấu cảm với sự đau khổ của người khác, mà một trong những nghi thức phổbiến mà Phật giáo luôn thực hiện là thiền định – nơi mà con người có thể tưởng tượngmình ở vị trí của người khác

Giáo lý Phật giáo chính thống cũng dạy rằng tra tấn hoặc giết người bị coi là viphạm nhân quyền, gây ra những hậu quả tiêu cực Nghiệp (karma), hay luật nhân quả,

có nền tảng bản thể luận trong luật tự nhiên giống như các luật vật lý điều khiển sựphát triển sinh học Thông qua Luật nhân quả, Phật giáo dạy “kẻ ác tạo nên nghiệpchướng thì nhất định sẽ bị trừng trị thích đáng”, hàm ý rằng bất kể hành động chốnglại quyền con người thì sẽ bị nghiệp chướng quay lại gây hại Điều này hướng đến sựcông lý cho con người

Ấn Độ giáo (Hinduism)

12 Muh ḥammad is the Messenger of Allah And those with him are firm with the disbelievers and compassionate with one

another Qu’ran, Al-fath, 28:29, https://quran.com/al-fath/29

13 Karl Marx, Declaration of War – On the history of the Eastern Question, The Koran and the Mussulman legislation

emanating from it reduce the geography and ethnography of the various people to the simple and convenient distinction

of two nations and of two countries; those of the Faithful and of the Infidels The Infidel is “harby,” i.e the enemy Islamism proscribes the nation of the Infidels, constituting a state of permanent hostility between the Mussulman and the unbeliever Herald Tribune, Apr 15 , 1854 th https://www.marxists.org/archive/marx/works/1854/03/28.htm

Trang 17

Mối liên hệ giữa Ấn Độ giáo và nhân quyền xoay quanh Pháp (dharma) Kháiniệm Pháp đã hàm chứa nhiều khía cạnh của các nguyên tắc nhân quyền hiện đại Từ

Pháp bắt nguồn từ gốc động từ dhr, có nghĩa là “kéo dài” hoặc “duy trì” luật pháp và

trật tự, hay trật tự vĩnh cửu, của thế giới Tất cả các 14 Pháp, mặc dù được diễn đạt theocác nghĩa khác nhau, nhưng đề cập đến các nghĩa vụ phải thực hiện để duy trì và hỗtrợ cá nhân, gia đình, tầng lớp xã hội và toàn thể xã hội Tức là, các 15 Pháp khác nhauchỉ đơn giản là các quy tắc hành động khác nhau mà con người phải áp dụng cho cácgiai đoạn khác nhau của cuộc sống, tầng lớp xã hội khác nhau, khi trở thành một vịvua hay một người dân bình thường,…

Chẳng hạn, trong các tác phẩm của Chanakya về chế độ quân chủ lập hiến hiện

đại, nói rằng “trong hạnh phúc của thần dân có hạnh phúc của nhà vua; trong phúc lợi của họ có phúc lợi của mình Nhà vua sẽ không chỉ coi những gì làm hài lòng ông

là tốt mà còn coi những gì làm hài lòng thần dân của mình là có lợi cho ông”.16 Ởđây, Chanakya đang nói rõ nghĩa vụ của một vị vua phải tuân theo mệnh lệnh dựa trên

Pháp (dharma), luôn đáp ứng được những mong muốn của thần dân và cuối cùng, ông

phải được hướng dẫn bởi lời khuyên đúng đắn của các chính khách lớn tuổi (bô lão)trong xã hội khi đưa ra quyết định về các công việc của Nhà nước

Theo nghĩa ban đầu, Pháp hàm ý duy trì hòa bình và an ninh thông qua luậtpháp và trật tự trong khuôn khổ vũ trụ rộng lớn hơn Do đó, nhìn nhận theo cách này,khái niệm về Pháp dường như có bản chất thế tục và phổ quát và dường như không cómối liên hệ nào với thần thành trong Ấn Độ giáo Eyffinger đã cho rằng:

“Pháp thực sự một đặc điểm khá độc đáo trong tư duy của người Ấn Độ cổ đại về các mối quan hệ quốc tế là sự kiên định của nó đối với chủ nghĩa phổ quát Khái niệm này có ý nghĩa tôn giáo cũng như chính trị, như được minh họa bởi tính phổ quát được mặc định của linh hồn cá nhân Trong lý luận chính trị, khái niệm này được minh họa bằng quan điểm của chính phủ thế giới dựa trên bất bạo động đối với tất cả tạo vật và phẩm chất bừa bãi của loài người Đối với hành vi giữa các quốc gia, không có sự phân biệt nào được công nhận giữa những người theo đạo và những người không theo đạo” 17

Kể từ khi triết học Ấn Độ giáo ra đời, tôn giáo này đã đề cao tư tưởng về sự hòahợp và tình huynh đệ giữa mọi cá nhân và phẩm chất của con người, không phân biệtbất kỳ yếu tố nào như tín ngưỡng, giới tính, chủng tộc hay màu da (vốn là nguyênnhân chính dẫn đến sự phân biệt đối xử ngay cả trong thế kỉ 21) Chính vì nền tôngiáo tôn trọng chủ nghĩa phổ quát của Ấn Độ từ xưa nay đã giúp các thương nhân

14 Surya P Subedi, Are the Principles of Human Rights ‘Western’ Ideas? An Analysis of the Claim of the ‘Asian’

Concept of Human Rights from the Perspective of Hinduism, California Western International Law Journal, Vol.30 No.1, pg 8, https://core.ac.uk/download/pdf/232621131.pdf

Trang 18

châu Âu có thể tiến vào Ấn Độ từ rất sớm và thiết lập thương mại với quốc gia nàytheo các điều kiện bình đẳng với người bản địa

=> Tóm lại, giữa các tôn giáo có cách tiếp cận khác nhau về nhân quyền, phương tây tôn trọng sự tự do tự nhiên, còn phương Đông đặt sự tự do trong khuôn khổ Trong khi nhân quyền của hai nên tôn giáo Phật và Hindu có phần ôn hoà hơn, ngược laik Cơ đốc giáo và Hồi giáo có phân cực hơn nên rất khó có thể dung hoà với nhau, từ đó tạo nên sự xung đột trong nhận thức của các quốc gia về nhân quyền.

4.2 Trình độ phát triển

Trình độ phát triển cũng có tác động đáng kể đến nhận thức và mức độ thựchiện nhân quyền Nội hàm của trình độ phát triển được chia làm hai nhánh bao gồmphát triển quốc gia và phát triển con người Phát triển quốc gia bao gồm các khía cạnhchính trị (sự ổn định), kinh tế (tính cạnh tranh), quốc phòng (an ninh), văn hóa, giáodục, phúc lợi xã hội …; trong khi phát triển con người bao gồm nhận thức (thu nhậnkiến thức, phân biệt đúng sai) và ý thức (hành vi)

Theo nhận định chủ quan, trình độ phát triển càng cao thì nhận thức và mức độtuân thủ nhân quyền càng cao và ngược lại Để giải thích, một quốc gia có trình độphát triển cao, tức quốc gia đó có nền chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi chocông cuộc phát triển kinh tế và thu hút đầu tư; kinh tế phát triển tạo nền tảng cho sứcmạnh quốc phòng đảm bảo hòa bình, thu nhập cá nhân tăng, tài trợ cho giáo dục vàphúc lợi xã hội để từ đó công dân có thể tiếp cận được các đặc quyền hưởng lợi Bêncạnh đó, việc được tiếp cận với giáo dục thúc đẩy phát triển con người về mặt nhậnthức và ý thức trong nhiều vấn đề nhận thức – đạo đức (trong đó có nhân quyền) Đểđưa ra ví dụ, Mỹ và châu Âu được coi là các quốc gia có mức độ thực hiện nhânquyền cao nhất trong khi nhiều quốc gia thuộc châu Phi lại là điểm đen của nhânquyền

Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của trình độ phát triển với nhân quyền chỉ mang tínhchất tương đối và nhất thời bởi vẫn có những sai số nhất định Chẳng hạn, một sốquốc gia Trung Đông có tiềm lực kinh tế mạnh, công dân tiếp cận nhiều với giáo dụcnhưng vẫn bị đánh giá là yếu về thực hiện nhân quyền do là các quốc gia Hồi giáo.Một số các quốc gia mới nổi ở khu vực Đông Nam Á như Việt Nam cũng bị liệt vàodanh sách chú ý của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền với cáo buộc chính phủ hạn chếcác quyền tự do của phạm nhân và lực lượng bất đồng với chính phủ Trong khi đó,phong trào “Black Live Matter” nổ ra thời Covid-19 là hồi chuông cảnh báo của chínhquyền Mỹ về tình trạng nhân quyền của công dân da đen bị xâm phạm nghiêm trọng

4.3 Thể chế chính trị và tiến trình chính trị - lịch sử

Nhân quyền không chỉ được định hình bởi tôn giáo mà còn bởi các quá trìnhchính trị, lịch sử và thể chế trong quá khứ Hơn nữa, các quá trình này có tác độngtrực tiếp đến quyền con người thông qua quốc hội, bầu cử và tòa án, cũng như thôngqua hành vi của các cá nhân trong lực lượng cảnh sát và trại giam, người có thể chọnhoặc không vi phạm nhân quyền của cá nhân Ví dụ, nền dân chủ Hy Lạp và luật pháp

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN