HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAOTIỂU LUẬN CUỐI KỲLỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI NHỮNG THÀNH TỰU KHỔNG LỒ MANG TẦMVÓC VĨ ĐẠI CỦA THỜI KỲ PHỤC HƯNG Giảng viên : Lý Tường
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
NHỮNG THÀNH TỰU KHỔNG LỒ MANG TẦM VÓC VĨ ĐẠI CỦA THỜI KỲ PHỤC HƯNG
Giảng viên : Lý Tường Vân
Sinh viên : Nguyễn Ngọc Mai
MSSV : QHQT50C11442
1
Trang 2MỤC LỤC
I Đặt vấn đề 3
II Khái quát chung về vấn đề 3
1 Bức tranh toàn cảnh về giai đoạn lịch sử Phục Hưng 3
2 Khái quát chung về nhận định của Friedrich Engels 4
III Một số nét về giai đoạn lịch sử Phục Hưng 5
1 Bối cảnh lịch sử 5
IV Những thành tựu khổng lồ được tạo nên bởi những con người khổng lồ trong thời kỳ Phục Hưng
6
1 Về khoa học tự nhiên 6
2 Về tư tưởng nhân đạo 7
3 Về văn học 9
2
Trang 3Lời dẫn dắt
Con người là trung tâm của vạn vật Ngay từ thuở lần tiên xuất hiện trên mặt đất,
để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, với trí tuệ thông thái và các kỹ thuật tinh xảo, con người đã sáng tạo ra vô vàn những giá trị vật chất và tinh thần Vô tình hay hữu tình và những sáng tạo ấy lại trở thành những giá trị vô cùng to lớn, góp phần tạo ra những giá trị văn hóa không thể thay thế trong suốt lịch sử hàng nghìn năm nhân loại Trong đó vào khoảng thế kỷ XIV, một trào lưu văn hóa mới xuất hiện mà người ta gọi là thời kỳ Phục Hưng Thời kì này, con người đã thực sự khẳng định khả năng của họ trên các lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, kiến trúc
Họ đã trở thành những con người lịch sử cùng tầm vóc vĩ đại của chính mình, trở thành biểu tượng của muôn đời sau
II Khái quát chung về vấn đề
1 Bức tranh toàn cảnh về giai đoạn lịch sử Phục Hưng
Phong trào Văn hóa Phục Hưng diễn ra từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVII ở Châu
Âu Đó là một phong trào văn hóa phát triển trên một quy mô rộng lớn, với nhiều lĩnh vực và mang nội dung của ý thức hệ tư sản Phong trào Văn hóa Phục Hưng diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử Tây Âu đang đối diện với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng Trước hết, đó là thời kỳ chế độ chuyên chế phong kiến thắng lợi tại một số nước tiên tiến ở Tây Âu như Anh và Pháp,… làm chỗ dựa cho giai cấp tư sản, cũng là thời kỳ chủ nghĩa dân tộc đang dần dần hình thành và trở thành tiền đề
tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản nổ ra sau đó Vào thời điểm này, rất nhiều cuộc phát kiến địa lý đã nổ ra, đem lại sự giàu có cho Châu Âu, mở rộng phạm vi hoạt động và phát triển của khoa học, thúc đẩy sự phát triển của quan hệ tư bản chủ nghĩa
Phong trào Văn hóa Phục Hưng mang tính chất chung tư sản sâu sắc Nó lên án nghiêm khắc Giáo hội Kitô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến, đề cao giá trị
3
Trang 4con người tự do cá nhân và tinh thần, bản sắc dân tộc Nó cũng đề cao khoa học tự nhiên và xây dựng thế giới quan duy vật đầy tiến bộ Phong trào này ý thức được trách nhiệm của nó là giúp người dân thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhận thức được bản chất của thế giới
2 Khái quát chung về nhận định của Friedrich Engels
Đánh giá về ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng, Friedrich Engels đã viết:
“Đó là một cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại nhất mà loài người chưa từng thấy, một thời đại cần đến những con người khổng lồ và đã sinh ra những con người khổng lồ, khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tình và về tính cách, khổng lồ
về tài năng mọi mặt và về sự hiểu biết sâu rộng của họ” Friedrich Engels đã
đánh giá một cách đúng đắn và sâu sắc về Phong trào Văn hóa Phục Hưng Có thể nói đây là một cuộc cách mạng tiến bộ mà loài người chưa từng thấy bởi Phong trào Văn hóa Phục Hưng là cuộc đấu tranh đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng, chống lại nền văn hóa lỗi thời, lạc hậu của chế độ phong kiến cũ và xây dựng một nên văn hóa mới mang đậm tinh thần nhân văn của giai cấp tư sản Thời đại tiến bộ này lần đầu con người được chứng kiến bởi Thời kì Văn hóa Phục Hưng đã để lại nhiều tên tuôi với những đóng góp lớn lao về nhiều lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, khoa học, tự nhiên,… Các tên tuổi lẫy lừng ấy có thể kể đến như
M Xéc-van-téc; W Sếch-xpia, Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ,… Engles gọi họ là những con người khổng lồ về tư tưởng bởi những tác phẩm nghệ thuật hay những phát kiến mà họ đem tới cho nhân loại Lần đầu tiên, con người chứng kiến một cuộc cách mạng vĩ đại mang tầm vóc khổng lồ đến như thế, thời đại ấy đã sản sinh ra những con người tuyệt vời, họ tuyệt vời về cả tư tưởng, nhận thức, nhân cách, sự nhiệt huyết lẫn tài năng tuyệt đỉnh của mình
III Một vài nét về Thời kì Phục Hưng
1 Bối cảnh lịch sử
4
Trang 5- Về Kinh tế: Từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVII ở Tây Âu là thời kỳ quá độ
từ chế độ phong kiến sang chế độ TBCN Phương thức sản xuất phong kiến vẫn chiếm địa vị thống trị Tuy nhiên, sức sản xuất ở Tây Âu có sự phát triển mạnh mẽ Những phát minh và sự tiến bộ của kỹ thuật sản xuất đã thúc đẩy các ngành kinh tế thủ công nghiệp và nông nghiệp phát triển; nhiều công cụ lao động được cải tiến và hoàn thiện Trên cơ sở phát triển của sức sản xuất
và kinh tế hàng hoá, hình thái sản xuất đầu tiên của kinh tế tư bản CN là công trường thủ công đã xuất hiện ở các nước ven Địa Trung Hải, nhất là ở Italia, sau đó lan sang Anh, Pháp, thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển Từ đó giúp cho con người thời kỳ này sản xuất có kế hoạch, tiết kiệm thời gian và đem lại năng suất lao động cao hơn, tạo ra nhiều của cải, vật chất hơn
- Về Xã hội: Đồng thời với sự phát triển của sản xuất và thương nghiệp, trong
xã hội Tây Âu thời kỳ này xuất hiện sự phân hoá giai cấp ngày càng tăng Tầng lớp tư sản xuất hiện gồm các chủ xưởng công trường thủ công, xưởng thợ, chủ thuyền buôn, vai trò và vị trí của họ trong kinh tế và xã hội ngày càng lớn Giai cấp tư sản ra đời còn yếu ớt về quyền lực chính trị song đã mang theo những quan niệm nhân sinh và thế giới quan khác với giai cấp phong kiến Với tiềm lực kinh tế, tầng lớp tư sản càng khao khát có được quyền lực chính trị Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng chống lại Giáo hội và Chế độ phong kiến để mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là điều tất yếu phải nổ ra
- Về chính trị: Cuối thời kỳ Trung Cổ, sự thắng thế của chủ nghĩa chuyên chế phong kiến trước thần quyền của Giáo hội đã chấm dứt tình trạng phân tán, chiến tranh liên miên và mở ra sự phát triển của kinh tế và thương nghiệp Tuy vậy, những luật lệ hà khắc và thuế khóa nặng nề đã thôi thúc những người nông dân đứng lên đấu tranh Lần lượt những cuộc nổi dậy của nông
5
Trang 6dân diễn ra ở Anh, Pháp, Đức vào thế kỉ XIV đã làm lung lay quyền lực của chế độ phong kiến Đặc biệt, cuộc cách mạng tư sản Netherland TK XV đã lần đầu thủ tiêu quan hệ sản xuất phong kiến và mở ra con đường cho chủ nghĩa tư bản Đồng thời, những cuộc thập tự chinh và nhất là Đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, làm chồng chất thêm nỗi đau khổ của nhân dân đã khiến cho con người ta lần đầu tiên đặt ra những nghi vấn
về Đức tin và những lời dạy của Nhà thờ và Giáo hội
IV Những thành tựu khổng lồ được tạo nên bởi những con người khổng lồ trong Thời kỳ Phục Hưng
1 Về khoa học tự nhiên
Thời kỳ Phục Hưng chứng kiến nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực khoa học tự nhiên Lĩnh vực này đặc biệt phát triển và lĩnh hội được nhiều thành tựu tích cực, điển hình như: Nicolaus Copernicus (1473 – 1543) đã đề xuất quan niệm nhật tâm của
hệ mặt trời, chấm dứt huyền thoại Ptolemy, sau khi chứng minh trái đất quay quanh mặt trời Ông đề xướng quan niệm về tính phổ biến của những liên hệ tự nhiên, lý luận phải phù hợp với bản tính của sự vật, đồng thời thừa nhận ý nghĩa quan trọng của sự trừu tượng trong quá trình nhận thức Galileo Galilei (1564 -1642): Các phát kiến khoa học của Galilei có ý nghĩa triết học sâu sắc, giúp ông xây dựng quan niệm về thế giới một cách khách quan Ông đã đi đến khẳng định tính thống nhất vật chất của toàn vũ trụ, chứng minh bằng những cứ liệu khoa học thuyết nhật tâm của Copernicus Quá đề cao vai trò của toán học trong nhận thức, Galilei cho rằng ngôn ngữ cơ bản của giới tự nhiên là ngôn ngữ hình học Từ đây ông quy mọi sự vật của thế giới vào các dạng hình như tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, đồng thời phủ nhận tính vô cùng, đa dạng của thế giới Các quan niệm của Galilei về thế giới là “tuyên ngôn” mở đầu cho quan niệm duy vật máy móc về giới tự nhiên René Descartes (1596 - 1650) được coi là cha đẻ của chủ nghĩa duy
lý cận đại Ông áp dụng phương pháp quy nạp hợp lý của khoa học, nhất là của
6
Trang 7toán học vào triết học Trước đó, triết học phái Kinh viện hoàn toàn dựa theo sự so sánh và đối chiếu với quan điểm của nhà thờ Bác bỏ phương pháp này, Descartes cho rằng "Trong khi tìm kiếm con đường thẳng đi đến chân lý, chúng ta không cần phải quan tâm tới những gì mà chúng ta không thể thấu đáo một cách chắc chắn như việc chứng minh bằng đại số và hình học" Qua đó ông chỉ ra rằng "không điều gì được xem là đúng cho đến khi nền tảng để tin rằng nó đúng được thiết lập"
Sự chắc chắn duy nhất làm điểm xuất phát cho các nghiên cứu của ông được ông bày tỏ bằng câu nói nổi tiếng "Cogito, ergo sum" nghĩa là "Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại"
Nicolaus Copernicus (1473 – 1543)
2 Về tư tưởng nhân đạo
Các nhà tư tưởng lớn đặc biệt nhận thức được tầm quan trọng trong đề cao giá trị con người, đặc biệt là trong vẻ đẹp của nhận thức và tinh thần Các tư tưởng coi
“con người là thước đo tất thảy mọi vật” đi ngược lại hoàn toàn với giáo điều của Giáo hội rằng con người phải phục tùng, phải sống khổ hạnh để có được sự cứu vớt của Chúa Tư tưởng nhân đạo ở đây không còn lấy Thượng đế mà lấy chính con người làm trung tâm và thước đo tất thảy mọi việc; các giá trị hiện thực của con người được đề cao Giờ đây, không phải quan hệ giữa Chúa và thế giới, mà chính
là quan hệ giữa con người và thế giới trở thành vấn đề trung tâm của các khuynh hướng triết học Giovanni Pico della Mirandola: Trong tác phẩm “Bài ca về phẩm giá con người”, Pico đã chứng minh sự quan trọng của tinh thần khám phá tri thức
7
Trang 8của con người tác phẩm 900 Mệnh đề của ông đã đặt nền móng đầy đủ và chắc chắn cho sự khám phá tri thức ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là nền tảng cho thuyết Tiến hóa của con người sau này Pico tin rằng “sự sở hữu một linh hồn bất tử sẽ khiến anh ta giải thoát những hệ thống thứ bậc trong xã hội”, “một linh hồn tội lỗi chỉ đáng bị trừng phạt nhất thời, không phải thời hạn vĩnh viễn”, điều này đã phản nghịch lại giáo lý Nhà thờ và bị tuyên bố là dị giáo năm 1487 Là một danh họa Leonardo de Vinci (1452-1519) luôn coi trọng nghệ thuật – hoạt động sáng tạo của con người Ông khẳng định con người là vũ khí vĩ đại nhất của tạo hóa Theo ông, chỉ có nghệ thuật mới có thể giúp con người nhận thức được các đặc tính về chất của các sự vật, chỉ có nghệ thuật mới mang lại cho chúng ta một bức tranh sinh động về thế giới; còn khoa học chỉ có khả năng khám phá ra các đặc tính về lượng của các sự vật, phát hiện ra các quy luật chung của thế giới mà thôi “ Những chướng ngại không thể đè bẹp tôi Mỗi chướng ngại lại mang tới quyết tâm không
gì lay chuyển Kẻ đã cố định ngôi sao thì tâm trí chẳng đổi thay.” Thomas More - nhà nhân đạo nổi tiếng người Anh, một trong những nhà sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản không tưởng Phê phán mọi bất công và tệ nạn xã hội Anh thời đó, ông ví đây là chế độ mà trong đó “cừu ăn thịt người” - ám chỉ sự bất công trong xã hội Theo Morơ, nguyên nhân của mọi bất công và tệ nạn xã hội là sự thống trị của chế
độ tư hữu Ông nói: “ở đâu có tư bản thì ở đó tiền là thước đo tất cả, làm sao mà ở
đó có được sự công minh và công việc quốc gia đúng đắn”
3 Về văn học
Xuyên suốt thời kỳ Phục Hưng, ta đã chứng kiến nhiều nhân vật lịch sử vĩ đại mang tầm vóc lớn lao trong suy nghĩ và tư tưởng, đồng thời cũng là về thành tựu cũng như tài năng vượt bậc của chính họ Đến với lĩnh vực văn học, ta càng thêm sáng tỏ tầm vóc ấy qua tác phẩm “Thần khúc” của Dante Ông đã miêu tả những tội ác của các lãnh chúa phong kiến, những kẻ tham lam, tàn bạo, sống xa hoa, hưởng thụ đồng thời cũng lên án những bất công, áp bức, những nỗi thống khổ mà
8
Trang 9người dân phải chịu dưới ách thống trị của những kẻ cầm quyền Ví dụ như ở thế giới địa ngục, trong sự giam cầm đó là những kẻ phạm tội như tội xấu bụng, cuồng bạo, bọn tà đạo, hành hung, lừa đảo, nhất là những kẻ phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân, ta đã thấy rõ được thái độ của Dante rằng ông đã đưa ra những hình phạt thích đáng cho những tên tội nhân với những tội ác tày trời như vậy Dante đã lên án sự tha hóa của giáo hội thông qua hình tượng của những kẻ tham lam, sống ích kỷ, thích tha hoa, hưởng thụ Tư tưởng phê phán xã hội phong kiến và lên án giáo hội trong “Thần khúc” là một đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học thời kì Phục hưng Tư tưởng này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp con người thoát ra khỏi sự áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị và giáo hội Ở “Thần khúc”, ta còn nhận thấy được ý thức đề cao giá trị của con người mà Đan-tê mang tới Trong địa ngục, Dante đã gặp gỡ những người bị trừng phạt vì những tội ác như tham lam, ích kỷ, bạo lực, phản bội, Qua đó, Dante muốn lên
án những tội ác và kêu gọi con người sống theo đạo đức, lương thiện Trong luyện ngục, Dante đã gặp gỡ những người đang chịu hình phạt vì những tội lỗi nhẹ hơn
Họ vẫn có cơ hội được cứu rỗi nếu họ biết hối cải và sửa đổi bản thân Điều này cho thấy Dante tin tưởng vào khả năng hoàn thiện của con người Trong thiên đường, Dante đã gặp gỡ những người được hưởng phúc vì những đức tính cao đẹp như yêu thương, hy sinh, tha thứ, Họ là những biểu tượng cho những giá trị tốt đẹp của con người
Không chỉ vậy, Dante đề cao giá trị của con người ở tình yêu Tình yêu là một trong những giá trị cao đẹp nhất của con người Nó là nguồn sức mạnh giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách Trong Thần khúc, tình yêu được thể hiện
ở nhiều cấp độ khác nhau, từ tình yêu giữa cha mẹ và con cái, tình yêu giữa vợ chồng, tình yêu giữa bạn bè, tình yêu giữa con người và Thiên Chúa
9
Trang 10“Thần khúc” – Đan-tê
Kết luận: Qua phân tích trên, ta có thể khẳng định Thời kỳ Phục Hưng là giai đoạn
lẫy lừng nhất trong lịch sử nhân loại Thời đại này đã góp phần thay đổi tư tưởng con người và ảnh hưởng tới các nước Châu Âu cũng như nhân loại sau này Thời
kỳ này đồng thời đã sản sinh ra những con người khổng lồ vĩ đại, những con người mang tầm vóc của vũ trụ, dám tạo nên những thay đổi mang tính thời đại từ tài năng và khối óc của chính họ
Tài liệu tham khảo
1 Nguyễn Hữu Vui “Lịch sử triết học” [2002], NXB Chính Trị
2 Nguyễn Văn Ánh.“Giáo trình Lịch sử văn minh thế giới” [2020], NXB Giáo dục Việt Nam
3 “Các tư tưởng Triết học thời kỳ Phục hưng - Cận đại.” 16 June 2023,
https://dethihsg247.com/cac-tu-tuong-triet-hoc-thoi-phuc-hung.html Accessed 16 November 2023
4 “Cuộc đời của Rene Descartes - Giảng dạy - Học tập - Khoa lý luận chính trị.” Đại học Duy Tân, 18 December 2019, https://kmacle.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/106/1131/cuoc-doi-cua-rene-des cartes Accessed 16 November 2023
5 “ĐÓNG GÓP CỦA TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG VỀ VẤN
ĐỀ CON NGƯỜI 1 Ở Tây Âu, bước sang thời.” Tạp chí Khoa học và Công nghệ,
https://jos.husc.edu.vn/backup/upload/vol_2/no_2/64_fulltext_3.2.%20LLC T%20-%2 0Nguyen%20Thi%20Kieu%20Suong.pdf Accessed 9 November 2023
10