1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận lịch sử văn minh thế giới đề bài những thành tựu về văn học và nghệ thuật trung quốc cổ đại

23 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONGTIỂU LUẬN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾGIỚIHọc kỳ II nhóm 2, năm học 2022 - 2023Đề bài NHỮNG THÀNH TỰU VỀ VĂN HỌC VÀ: NGHỆ THUẬT TRUNG QUỐC CỔ ĐẠISi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾGIỚI

(Học kỳ II nhóm 2, năm học 2022 - 2023)

Đề bài NHỮNG THÀNH TỰU VỀ VĂN HỌC VÀ:

NGHỆ THUẬT TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Thị Thanh Thư

Giảng viên hướng dẫn: Giáo sư /Tiến sĩ Nguyễn Cảnh Toàn

Trang 2

Hà Nội – 2023

LỜI MỞ ĐẦU

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, sông Hoàng Hà đã trở thành biểu tượng “cái nôi” của nền văn minh Trung Hoa Đây cũng là một trong những nơi đầu tiên mà con người sinh sống Vì vậy, cùng với những biến động trong dòng chảy lịch sử và những đóng góp sáng tạo của các thế hệ người Trung Quốc, nhân dân Trung Hoa đã tạo nên một nền văn hóa hết sức rực rỡ so với thế giới đương thời, đặc biệt ta không thể không nhắc đến những thành tựu văn học và nghệ thuật vô cùng nổi bật vào thời điểm ấy Đó là một nền văn minh có ảnh hưởng lớn không chỉ với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam chúng ta, mà còn với các nền văn minh khác trên thế giới như Ấn Độ, Ả Rập, Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm tòi những tác phẩm kinh điển cùng những nét nghệ thuật đặc sắc và nổi bật của nền văn minh Trung Hoa không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn những giá trị to lớn mà còn đưa chúng ta vào thế giới của sự sáng tạo vô tận của người dân Trung Hoa.

Trang 3

1.2.3 Tiểu thuyết thời Minh, Thanh 6

CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC 8

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hnh 1 Kinh Thi: Quan thư (Chu Nam) của vua Thanh Càng Long 13 Hnh 2 Thơ Đường: Tĩnh Dạ Tứ của Lý Bạch 13 Hnh 3 Các tác phẩm: Thủy Hử, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng 14 Hnh 4 Đàn t bà 14 Hnh 5 Tranh Thủy Mặc 15

Trang 5

CHƯƠNG 1.VĂN HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI1.1 Khái quát

Văn học là một lĩnh vực phát triển rất sớm ở Trung Quốc Nơi đây đã phát triển lên một nền văn học vô cùng phong phú.Từ thời Chiến Quốc Xuân Thu, văn học Trung Quốc bắt đầu phát triển Dưới thời Tây Hán, tư tưởng Nho giáo rất được khuyến khích và được phát triển mạnh mẽ Vào thời nhà Tùy, khoa cử ra đời, trong đó văn học trở thành thước đo chính để đánh giá nhân tài; Vì vậy, văn học Trung Quốc ngày càng có nhiều thành tựu to lớn Vào thời kỳ này có nền văn học có nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, thơ, kịch, tiểu thuyết trong đó tiêu biểu nhất là thơ - tiểu thuyết của Đường.

1.2 Những thành tựu về văn học

1.2.1 Kinh thi

 Kinh Thi là tập thơ ca đầu tiên và cũng là tác phẩm văn học đầu tiên của Trung Quốc, được sáng tác trong khoảng 500 năm từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu Thời đó, thơ cũng là lời của bài hát Vì vậy, vua Chu và vua các nước chư hầu thường sai các viên quan phụ trách về âm nhạc của triều đình sưu tầm thơ ca của các địa phương để phổ nhạc Những bài thơ sưu tầm, phần lớn được tập hợp lại thành một tác phẩm gọi là Thi Trên cơ sở đó, Khổng Tử đã chỉnh lí lại một lần nữa Đến thời Hán, khi Nho giáo được đề cao, Thi được gọi là Kinh Thi Với 305 bài, Kinh thi chia làm ba phần: Phong, Nhã, Tụng.

 Phong là dân ca các nước (gồm 15 nước) nên gọi là Quốc Phong.

 Nhã là âm nhạc vùng vương triều nhà Chu trực tiếp thống trị gồm Đại Nhã và Tiểu Nhã Nhiều người cho rằng Đại Nhã là những bài thơ do tầng lớp quý tộc lớn sáng tác còn Tiểu Nhã là những bài thơ do các tầng lớp quý tộc nhỏ sáng tác ra

1

Trang 6

 Tụng là loại thơ ca tán tụng công đức của các ông vua thường dùng trong tế tự ở trong miếu như Thượng Tụng, Chu Tụng, Lỗ Tụng và hầu như đều do các quan phụ trách tế lễ và bói toán sáng tác ra.

Quốc Phong chiếm một nửa số bài trong Kinh thi, cũng là phần có giá trị nhất vì nội dung của nó mang đậm tính nhân văn và tính hiện thực sâu sắc Bằng lời thơ gọn gàng thanh thoát mộc mạc nhưng đầy hình tượng, những bài dân ca này đã mỉa mai hoặc lên án sự áp bức bóc lột và cảnh giàu sang của giai cấp thống trị, nói lên nỗi khổ cực của nhân dân Ví dụ, trong bài “Chặt gỗ đàn” có đoạn viết:

Không cấy không gặt, Lúa có ba trăm Không bắn không săn,

Sân treo đầy thú Này ngài quân tử Chớ ngồi ăn không.

Tuy nhiên, chiếm tỉ lệ nhiều nhất và hay nhất là những bài thơ mô tả tình cảm yêu thương gắn bó hoặc buồn bã nhớ nhung hoặc bâng khuâng mong đợi giữa trai gái vợ chồng Điển hình trong bài thơ “Cắt cây sắn dây” Vương Phong có viết:

Em đi cắt dây sắn mới một ngày, Mà tưởng ba tháng này không được thấy mặt nhau,

Em đi cắt cỏ hương mới một ngày, Mà tưởng ba thu này không được thấy mặt nhau,

Em đi hái ngải cứu mới một ngày, Mà tưởng ba năm này không được thấy mặt nhau.

Là một tập thơ được sáng tác trong 5 thế kỉ, Kinh Thi không những mang giá trị về văn học mà nó còn là một tấm gương phản ánh tình hình xã hội Trung Quốc đưong thời Ngoài ra tác phẩm

2

Trang 7

này còn được các nhà Nho đánh giá cao về tác dụng giáo dục tư tưởng của nó Chính Khổng Tử đã nói: "Các trò sao không học Thi? Thi có thể làm cho ta phấn khởi, có thể giúp ta mở rộng tầm nhìn,

có thể làm cho mọi người đoàn kết với nhau, có thể làm cho ta biết oán giận Gần thì có thể vận dụng để thờ cha, xa thì thờ vua Lại biết được nhiều tên chim muông cây cỏ" (Trích “Luận ngữ -Dương hóa”)

Kinh Thi chủ yếu tứ ngôn, phần lớn mang hình thức “trùng chương điệp cú”, ngôn ngữ chất phát, cách điệu mới mẻ, mà hậu thế khái quát thủ pháp biểu hiện trong Kinh thi thành, Phú, Tỷ, Hứng Kinh thi đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến văn học Trung Quốc sau này.

1.2.2 Thơ Đường

Thơ Đường là đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc Hàng ngàn năm đã trôi qua nhưng đến nay những bài thơ Dường vẫn làm say mê lòng người bởi những nội dung và giá trị tuyệt vời của chúng Trong gần 300 năm tồn tại, thời Đường đã để lại tên tuổi của trên 2000 nhà thơ với gần 50.000 tác phẩm Cùng với sự thăng trầm về chính trị, thời Đường được chia thành 4 thời kì là: Sơ Đường (618-713), Thịnh Đường (713-766), Trung Đường (766-827) và Văn Đường (827-904) Thịnh Đường chủ yếu là thời kì trị vì của Đường Huyền Tông với hai niên hiệu Khai Nguyên (713-741) và Thiên Bảo (742-755) Đây là thời kì tương đối ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế và đặc biệt đây là thời kì phát triển rất cao về văn hóa Thơ Đường không những có số lượng rất lớn mà còn có giá trị rất cao về tư tưởng và nghệ thuật Hơn nữa, đến thời Đường, thơ Trung Quốc cũng có một bước phát triển mới về luật thơ Các nhà thơ đời Đường sáng tác theo 3 thể: Từ, Cổ phong, Đường luật.

Từ là một loại thơ đặc biệt ra đời giữa đời Đường, kết hợp chặt chẽ với âm nhạc Vì viết theo những điệu có sẵn nên sáng tác từ thường gọi là điền từ.

3

Trang 8

Cổ phong là thể thơ tương đối tự do, không bị ràng buộc về số chữ trong một câu (nhưng thường là 5 và 7 chữ), số câu trong bài, về cách gieo vần (có thể gieo cả vần trắc lẫn vần bằng), về niêm, luật, đối (tuy vậy cũng có bài tiếp thu một số yếu tố của thơ luật để tạo nên các kiểu trung gian) Đường luật gồm 3 dạng chính: bát cú (tám câu, có thể là "thất ngôn" hoặc "ngũ ngôn"), tuyệt cú (bốn câu) và bài luật (còn gọi là trường luật), có nghĩa là một bài thơ luật kéo dài Có thể coi thất ngôn bát cú là dạng cơ bản vì từ nó có thể suy ra các dạng khác.

Trong số các thi nhân đời Đường còn lưu tên tuổi đến ngày nay: Lý Bạch, Đỗ Phủ thuộc thời Thịnh Đường và Bạch Cư Dị thuộc thời Trung Đường Có thể nói đây là ba nhà thơ tiêu biểu, nổi bật nhất trong nền thơ ca thời bấy giờ.

Lý Bạch (701-762) tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê Miên Châu (Tứ Xuyên), 12 tuổi đã làm thơ, học rộng, biết nhiều lại giỏi về kiếm thuật Ông từng được Đường Huyền Tông trọng dụng, làm Hàn lâm cung phụng, nhưng chán cảnh luồn cúi, ưa phóng khoáng nên đã từ quan bỏ đi chu du khắp nơi Lý Bạch là nhà thơ lãng mạn vĩ đại sau Khuất Nguyên Thơ ông tập trung miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, thắm đượm tình yêu đất nước, yêu nhân dân sâu sắc, đồng thời cũng thể hiện tính cao ngạo, coi thường quyền quý, lớn tiếng đã kích các thế lực phong kiến đen tối, Nhưng bên cạnh những áng thơ kinh điển, ông cũng có những bài thơ “đắm mình “trong rượi và thoát tục du tiên Đặc điểm nghệ thuật: thơ Lý Bạch đẹp, hào hùng, bút thế linh hoạt, ý thơ có màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn Bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư" sau đây là một ví dụ điển hình cho chất nghệ thuật ấy:

“Nắng rọi hương Lô khói tía bay, Xa trông dòng thác trước sông này: Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước, Tưởng dải Ngân hà tuột khỏi mây.”

Ông đã lại trên 1200 bài thơ, tiêu biểu nhất là bài: “Hàn lộ nan, Xa ngắm thác núi Lư, Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt, ”

4

Trang 9

Đỗ Phủ (712-770) tự Tử Mỹ, hiệu Thiếu Lăng Dã Lão, tổ tiên người Tương Dương (Hồ Bắc) Ông sinh ra ở huyện Cũng (Hà Nam) trong một gia đình quan lại nhỏ sa sút Ông đi thi nhiều lần nhưng không đỗ, 40 tuổi mới làm chức quan nhỏ trong 7 năm Ông sống trong thời đại mà xã hội thời Đường đi từ thịnh đến suy Cuộc đời lận đận lúc bấy giờ đã giúp ông hiểu thấu cuộc sống khổ cực của nhân dân Chính vì vây, phần lớn thơ của Đỗ Phủ đều tập trung miêu tả những cảnh bất công trong xã hội, miêu tả cảnh nghèo khổ và những nỗi oan khuất của nhân dân lao động, vạch trần sự áp bức bóc lột và xa xỉ của giai cấp thống trị.Ví dụ trong bài thơ "Từ kinh đô về huyện Phụng Tiên" ông đã mô tả tỉ mỉ với dụng ý tố cáo cảnh xa hoa phè phỡn của Đường Huyền Tông, Dương Quý Phi và cả tập đoàn quý tộc ở Ly Sơn với những câu:

“Bóng đèn ngọc chập chờn sáng rực Quan Vũ lâm chầu chực đông sao! Vua tôi sung sướng xiết bao Kẻ ra bàn tắm người vào bàn ăn Làn mây khói lồng che mặt ngọc Những nàng tiên ngang dọc thềm trong Áo cừu điêu thử người dùng

Đàn vang sáo thét, não nùng sướng tai Móng dò ninh người xơi rỉm rót Thêm chanh chua, quất ngọt, rượu mùi.”

Nhưng tiếp sau đó ông nêu lên cảnh trái ngược trong xã hội: “Cửu son rượu thịt để ôi

Có thằng chết lả xương phơi ngoài đường.”

Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại trong lịch sữ văn học Trung Quốc Bên cạnh nội dung tư tưởng sâu sắc, là nghệ thuật biểu hiện siêu phàm, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thơ ca sau này Trong số 1400 bài thơ truyền đời của ông, tiêu biểu nhất là các tác

5

Trang 10

phẩm: “Phó Phụng Tiên huyện Vinh Hoài”,“Ngũ bách tự”,“Bắc chinh, Thạch Hào lại” (Viên lại ở Thạch Hào)

Lý Bạch và Đỗ Phủ được ví như hai ngôi sao sáng chói trên thi đàn cổ điển Trung Quốc.

Bạch Cư Dị (772-846) tự Lạc Thiên, quê Hạ Khuê (Thiểm Tây), xuất thân trong một gia đình quan lại, đậu tiến sĩ làm quan to trong triều, sau bị giáng chức xuống làm Tư Mã Giang Châu Ông là người đề xướng dùng thể tân nhạc để viết những đề tài mới về thời sự Bạch Cư Dị đã đi theo con đường sáng tác của Đỗ Phủ, ông chủ trương thơ ca phải phản ánh nổi thống khổ của nhân dân, đồng thời vạch trần cuộc sống hoang dâm và nền chính tị lừa bịp của giai cấp thống tri Thơ của Bạch Cư Dị không những có nội dung hiện thực tiến bộ mà có nhiều bài đã đạt đến trình độ rất cao về nghệ thuật Đáng chú ý hơn nữa là trong những bài thơ lên án giai cấp thống trị, ông đã dùng những lời lẽ khi thì chua cay, khi thì quyết liệt Ví dụ khi lên án sự ức hiếp tàn nhẫn của các quan lại đối với nhân dân trong việc thu thuế, trong bài "Ông già Đỗ Lăng" ông đã viết:

Quan trên biết rõ mà không xét, Thúc lấy đủ tô cầu lập công Bán đất cầm dâu nộp cho đủ, Cơm áo sang năm trông vào đâu? Lột áo trên mình ta,

Cướp cơm trong miệng ta, Hại người hại vật là hùm sói,

Cứ gì cào móng nghiến răng ăn thịt người.

Sau khi bị giáng chức, ông trở nên bi quan nên tính chiến đấu ở trong những bài thơ cuối đời của ông không được mạnh mẽ như trước nữa Mặc dù vậy, ông vẫn là một nhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn của Trung Quốc thời Đường.

6

Trang 11

Số lượng thơ ông khá nhiều: 2800 bài, tiêu biểu là các bài “Trường hận ca”, “Tỳ bà hành”, “Tần trung ngâm”,… Đỉnh cao

của thơ Bạch Cư Dị là hai bài “Trường hận ca” và “Tỳ bà hành”.

Tóm lại, thơ Đường là những trang giấy rất chói lọi trong lịch sử văn học Trung Hoa thời kì cổ đại, đồng thời, thơ Đường đã đặt cơ sở nghệ thuật, phong cách và luật thơ cho nền thi ca Trung Quốc vào khoảng thời gian sau này Thơ Đường cũng có ảnh hưởng lớn đến thơ ca Việt Nam.

1.2.3 Tiểu thuyết thời Minh, Thanh

Thời Minh, Thanh đã ra đời một loạt những tiểu thuyết tiếng tăm bất hủ Trước đó, ở các thành phố lớn thường có những người chuyên làm nghề kể chuyện, đề tài của họ thường là những sự tích lịch sử Dựa vào những câu chuyện ấy, các nhà văn đã viết thành các tiểu thuyết chương hồi Những tác phẩm lớn và nổi tiếng trong giai đoạn này là Truyện “Thủy hử” của Thi Nại Am, “Tam quốc chí diễn nghĩa” của La Quán Trung, “Tây du kí” của Ngô Thừa Ân, “Nho Lâm ngoại sử” của Ngô Kính Tử, “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cần v.v

 Truyện “Thủy hử” kể lại cuộc khởi nghĩa nông dân của Lương Sơn Bạc do Tống Giang lãnh đạo Qua tác phẩm này, tác giả không những đã thuật lại rõ ràng quá trình diễn biến của cuộc khởi nghĩa mà còn hết sức ca ngợi tài trí và sự dũng cảm của các vị anh hùng nông dân, do đó thời Minh -Thanh, tác phẩm này bị liệt vào loại sách cấm Mặc dù vậy, những câu chuyện của các anh hùng Lương Sơn Bạc vẫn được lưu truyền trong dân gian và đã có tác dụng cổ vũ tinh thần rất lớn đối với sự đấu tranh của nông dâ nchống sự áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến Thời Minh tiêu biểu nhất là bộ “Tam quốc chí diễn nghĩa “Thủy Hử””, và “Tây du kí” Bộ ba tiểu thuyết này trở thành di sản quý báu trong nền văn học Trung Quốc và trong kho tàng văn học thế giới  “Tam quốc chí diễn nghĩa” bắt nguồn từ câu chuyện ba

người Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa ở vườn đào 7

Trang 12

lưu truyền trong dân gian Nội dung miêu tả cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị phức tạp giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô.

 “Tây du kí” viết về chuyện nhà sư Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang Tây Thiên lấy kinh Phật, trải qua rất nhiều gian nan nguy hiểm ở dọc đường, cuối cùng đã đạt được mục đích.Tác giả đã xây dựng cho mỗi nhân vật của tác phẩm một tính cách riêng, trong đó nổi bật nhất là hình ảnh Tôn Ngộ Không, một nhân vật hết sức thông minh, mưu trí, dũng cảm và nhiệt tình, đồng thời qua Tôn Ngộ Không, tính chất chống phong kiến của tác phẩm được thể hiện rõ rệt.

 “Nho lâm ngoại sử” là một bộ tiểu thuyết trào phúng viết về chuyện làng nho Qua tác phẩm này, Ngô Kính Tử đả kích chế độ thi cử đương thời và mỉa mai những cái xấu xa của tầng lớp trí thức dưới chế độ thi cử đó.

 “Hồng lâu mộng” viết về câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộc phong kiến và câu chuyện yêu đương giữa một đôi thiếu niên, nhưng qua đó,tác giả đã vẽ nên bộ mặt của xã hội phong kiến Trung Quốc trong giai đoạn suy tàn Bằng cách xây dựng cho hai nhân vật chính của tác phẩm là Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc tính các chống đối chế độ thi cử, chế độ quan trường, đạo đức và lễ giáo phong kiến, khát vọng tự do và hạnh phúc, đồng thời dành cho những người thuộc tầng lớp bị coi là thấp kém những tâm hồn cao đẹp và tình cảm chân thành, tác giả đã đánh trực tiếp và khá mạnh vào hệ ý thức của giai cấp phong kiến lúc bấy giờ Vì vậy, “Hồng lâu mộng” được đánh giá là tác phẩm có giá trị nhất trong kho tàng văn học hiện thực Trung Quốc cổ đại.

8

Trang 13

CHƯƠNG 2.NGHỆ THUẬT CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC

2.1 Khái quát

Nghệ thuật Trung Quốc bao gồm nhiều mảng nghệ thuật phong phú và đa dạng như nghệ thuật dân gian, văn học, hội họa, âm nhạc, sân khấu, kiến trúc và nghệ thuật vườn cảnh Đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu, âm nhạc Trung Hoa cổ đại đã cho ra đời các loại hình nghệ thuật đặc sắc như: múa dân gian truyền thống, âm nhạc dân gian với nhiều loại nhạc cụ dân tộc (đàn tam thập lục, sáo, nhị, đàn tì bà, đàn nguyệt, trống ) Không những thế, Trung Hoa cổ đại còn nổi tiếng với nền kinh kịch cổ truyền mang đầy đủ các nét nghệ thuật cả hát, múa, biểu diễn, sân khấu và nội dung mang kịch tính.

2.2 Các loại hình nghệ thuật của Trung Quốc cổ đại

Ngay từ 7.000 hoặc 8.000 năm trước, tổ tiên người Trung Quốc đã bắt đầu loại hình múa và sử dụng nó như một phần sinh hoạt cộng đồng của họ Vào thời Thương, nghệ thuật múa đã trở thành một thành phần chính của các nghi lễ liên quan đến cầu nguyện và thờ cúng Các điệu múa cung đình bắt đầu trong thời kỳ đó Múa cung đình đạt đến đỉnh cao vào thời nhà Đường Ảnh hưởng của múa thời nhà Đường lan rộng đến Hàn Quốc, Nhật Bản và Ba Tư; ngày nay người ta có thể tìm thấy sự quyến rũ của múa thời Đường trong các điệu múa của các quốc gia đó.

Múa Trung Quốc bao gồm cả múa võ và múa dân dụng, múa tay không và múa vũ khí Trong nghệ thuật dân gian đơn giản hơn, các vũ công sẽ sử dụng nhiều nhạc cụ khác nhau trong khi nhảy, bao gồm liềm, rìu, ô, mũ rơm và khăn quàng cổ Việc sử dụng tay áo và Những chiếc khăn choàng dài, những chiếc khăn choàng dài, cũng góp phần tạo nên những hình thức khiêu vũ độc đáo.

Múa dân gian đôi khi đặc trưng cho một vùng: múa lân ở các tỉnh Hà Bắc và Quảng Đông, loại hình múa ở tỉnh Vân Nam, múa lân ở phía đông bắc, v.v Tất cả đều có những đặc điểm khác nhau.

9

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w