1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận lịch sử văn minh thế giới chủ đề nền văn minh hy lạp cổ đại

56 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nền văn minh Hy Lạp cổ đại
Tác giả Đinh Hải Nam, Dương Phương Thảo, Lê Quỳnh Hương, Kiều Phương Anh, Nguyễn Ngọc Thiên An, Đặng Thị Thanh Phương, Hoàng Thúy Nga, Lê Thiên Hiếu, Trương Gia Bảo
Người hướng dẫn Lý Thị Hải Yến
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Lịch sử văn minh thế giới
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 32,13 MB

Cấu trúc

  • 1. KHÁI QUÁT CHUNG (6)
    • 1.1. Địa lí và dân cư (6)
    • 1.2. Sơ lược lịch sử Hy Lạp cổ đại (7)
      • 1.2.1. Thời kì văn hoá Crét-Myxen và thời Hôme (7)
      • 1.2.2. Thời kì thành bang (thế kỉ VIII-IV TCN) (7)
      • 1.2.3. Sự thiết lập quyền bá chủ ở Hy Lạp (8)
  • 2. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH HY LẠP CỔ ĐẠI (8)
    • 2.1. Chữ viết (8)
      • 2.1.1. Bảng chữ cái Linear B và thời kỳ đen tối của Hy Lạp (8)
      • 2.1.2. Nguồn gốc của bảng chữ cái Alphabet (9)
    • 2.2. Văn học (13)
      • 2.2.1. Khái quát văn học Hy Lạp cổ đại (13)
      • 2.2.2. Thần thoại (13)
      • 2.2.3. Thơ (15)
      • 2.2.4. Kịch (16)
    • 2.3. Tôn giáo (18)
      • 2.3.1. Đạo đa thần (18)
      • 2.3.2. Nghi lễ (20)
    • 2.4. Sử học (23)
    • 2.5. Nghệ thuật (24)
      • 2.5.1. Kiến trúc (24)
      • 2.5.2. Điêu khắc, hội hoạ (28)
    • 2.6. Khoa học tự nhiên (32)
      • 2.6.1. Toán học (33)
      • 2.6.2. Thiên văn học (37)
      • 2.6.3. Vật lý (40)
      • 2.6.4. Y học (42)
    • 2.7. Triết học (45)
      • 2.7.1. Triết học duy vật (45)
      • 2.7.2. Triết học duy tâm (46)
    • 2.8. Luật pháp (48)
      • 2.8.1. Nhà nước Aten (48)
      • 2.8.2. Luật Đracông và những pháp lệnh của Solon (49)
      • 2.8.3. Những pháp lệnh của Clixten (ClisthXnes) (51)
      • 2.8.4. Những pháp lệnh của Ephiantet (EphialtXs) và Piriclet (PériclXs) (51)
      • 2.8.5. Ứng dụng của pháp luật thời Athen vào cuộc sống hiện tại (53)

Nội dung

đặc biệt là đá cẩm thạch.Những điều kiện tự nhiên đó đã giúp cho Hy Lạp cổ đại trở thành một đất nước có nền công thương nghiệp phát triển, đồng thời có thể tiếp thu ảnh hưởng của những

KHÁI QUÁT CHUNG

Địa lí và dân cư

Lãnh thổ của Hy Lạp cổ đại bao gồm: Miền Nam bán đảo Ban Căng, các đảo trên biển Ềgiê và ven biển phía Tây Tiểu Á Trong đó vùng đất quan trọng nhất là miền Nam bán đảo Ban Căng hay chính là vùng lục địa của Hy Lạp Hy Lạp chính là cửa ngõ của 3 châu lục Á - Âu - Phi.

Miền lục địa của Hy Lạp về mặt địa hình được chia làm 3 khu vực: Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ.

Nhờ có 3 mặt giáp biển, có lợi thế lớn với đường bờ biển dài, có nhiều hòn đảo giúp Hy Lạp thuận tiện cho giao thương buôn bán Bờ biển phía đông khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh kín gió, tạo nên các cảng tự nhiên, điển hình như cảng Pi- rê Đây là cảng hành khách lớn nhất châu Âu và lớn thứ hai thế giới về cảng hàng hóa Từ cảng Pi-rê, người Hy Lạp đem hàng hóa giao thương khắp Địa Trung Hải, đến tận vùng Biển Đen.

Hy Lạp chủ yếu chịu ảnh hưởng của khí hậu Địa Trung Hải với mùa hè nóng,khô và mùa đông ôn hòa, ẩm ướt Mặt khác, do địa hình chủ yếu là đồi núi cũng với việc đất đai bị khô cằn do ảnh hưởng của khí hậu và đồng bằng ven biển nhỏ hẹp chỉ thuận lợi cho việc trồng nho và ô liu Bên cạnh đó, Hy Lạp cũng có nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc, đặc biệt là đá cẩm thạch.

Những điều kiện tự nhiên đó đã giúp cho Hy Lạp cổ đại trở thành một đất nước có nền công thương nghiệp phát triển, đồng thời có thể tiếp thu ảnh hưởng của những nền văn minh khác, đặc biệt là nền văn minh cổ đại của phương Đông.

Cư dân của Hy Lạp cổ bao gồm nhiều tộc người: người Êôliêng chủ yếu cư chú ở bắc bán đảo Ban Căng và một phần Trung Bộ (đồng bằng Bêôxi); ngườiIôniêng ở đồng bằng Áttích, ven vùng biển phía Tây Tiểu Á; người Akêăng ở vùngBắc bán đảo Pêlôpônedơ và người Đôniêng ở Bắc bán đảo Pêlôpônedơ, đảo Crét và các đảo khác ở phía Nam biển Êgiê.

Sơ lược lịch sử Hy Lạp cổ đại

1.2.1 Thời kì văn hoá Crét-Myxen và thời Hôme

Thời kì văn hoá Crét và Myxen: Từ sớm, vùng biển Êgiê mà trung tâm là đảo Cret và cùng Myxen bán đảo Pêlêpônedơ đã từng tồn tại những nền văn minh rực rỡ Ở đây có nhiều cung điện, thành quách và có cả chữ viết (Đầu TNK III đến TK XII TCN).

Thời kì Hôme (thế kỉ XI-IX TCN): được phản ánh trong hai tập sử thi Iliat và Ôđixê của Hôme.

1.2.2 Thời kì thành bang (thế kỉ VIII-IV TCN) Đây là thời kì quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại Do sự phát triển của các ngành kinh tế và sự phân hoá dân cư thành 3 giai cấp: quý tộc, bình dân và nô lệ nên đến thế kỉ VIII TCN ở Hy Lạp lại một lần nữa xuất hiện nhiều nhà nước nhỏ Những nhà nước này đều có một thành phố làm trung tâm nên gọi là những thành bang.

Trong số các thành bang ở Hy Lạp, quan trọng nhất là thành bang Xpác và thành bang Aten.

Thành bang Xpác thành lập vào thế kỉ VIII TCN, nằm ở bán đảo Pêlôpônedơ, là nhà nước quý tộc (nếu xét về chế độ chính trị) Đứng đầu là hai vua có quyền lực ngang nhau Bên cạnh hai vua còn có Hội đồng Trưởng lão gồm 30 người (kể cả 2 vua) từ 61 tuổi trở lên Ngoài ra còn có Hội nghị Nhân dân gồm tất cả các đàn ông Xpác từ 30 tuổi trở lên.

Thành bang Aten thành lập vào thế kỉ VIII TCN, nằm ở miền Trung Hy Lạp.Qua nhiều lần cải cách, Aten trở thành bang có chế độ chính trị dân chủ dẫn đàu ở

Hy Lạp cổ địa Đó là chế độ dân chủ chủ nô vì khoảng dân cư Aten là nô lệ và⅘ ngoiạ kiều không được hưởng quyền dân chủ.

1.2.3 Sự thiết lập quyền bá chủ ở Hy Lạp

Năm 337 TCN, về hình thức, các thành bang Hy Lạp vẫn được độc lập nhưng thực chất đã biến chư hầu của Makêđônia.

Năm 168 TCN, Makêđônia bị La Mã tiêu diệt.

Năm 148 TCN, Hy Lạp bị nhập vào đế quốc La Mã Những quốc gia này do trình độ thấp hơn nên tiếp nhận ảnh hưởng văn hoá Hy Lạp và thời kì này gọi là

“thời kì Hy Lạp hoá”.

NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH HY LẠP CỔ ĐẠI

Chữ viết

Hệ thống chữ viết của Hy Lạp cổ đại được phát triển từ hệ thống chữ của nền văn minh Semit trong khoảng thế kỷ thứ VIII trước công nguyên Sau khi hệ thống chữ viết của nền văn minh Mycenae, thường được sử dụng cho việc thống kê và phát minh, bị biến mất trong Thời kỳ đen tối của Hy Lạp đã khiến cho nền văn minh này không còn sở hữu cho mình bất kỳ hệ thống chữ cái nào tới sự phát minh một bảng chữ cái mới.

Nguồn gốc của hệ thống chữ viết được biết với cái tên là “bảng chữ cái” bắt nguồn từ bảng chữ cái Phoenicia, một hệ thống chữ viết được sử dụng bởi người Phoenicia, một nền văn minh cổ đại ở khu vực Levant (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, và Li-băng) Nhưng học giả Barry B Powell lại chỉ ra rằng: “Dưới góc độ lịch sử, “bảng chữ cái alphabet” và “bảng chữ cái alphabet của Hy Lạp” đều là một.

Hệ thống bảng chữ cái của người Hy Lạp cổ là một trong những hệ thống chữ đầu tiên trong lịch sử thế giới có thể giúp cho người đọc hiểu được các chữ cái phát âm như thế nào, kể cả khi họ không hiểu được nghĩa của chữ đó Chính bản thân từ

“bảng chữ cái (alphabet)” cũng là ngôn ngữ của người Hy Lạp, được hình thành từ

2 ký tự đầu tiên trong bảng chữ (là alpha và beta) Và rằng, toàn bộ các hệ thống bảng chữ cái sau này, từ Latin cho tới Kirin hay kể cả bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế, tất cả đều là phiên bản cải biên từ hệ thống chữ cái của Hy Lạp”.

2.1.1 Bảng chữ cái Linear B và thời kỳ đen tối của Hy Lạp

Nền văn minh Mycenae (1700-1100 TCN) phát triển tại hơn 100 trung tâm đô thị tại Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cổ đại và đã bảo tồn được rất nhiều bản ghi chép bằng hệ thống chữ viết với tên gọi là Linear B Linear B được cho là đã được phát triển từ hệ thống chữ Linear A của nền văn minh Minos (2000-1450 TCN) Tuy nhiên, bởi vì chưa có ai có thể dịch được ngôn ngữ từ bảng Linear A, nên mối quan hệ giữa 2 bảng chữ cái này vẫn còn là một bí ẩn đến tận ngày nay.

Bảng chữ cái Linear B bao gồm hơn 80 ký tự và 100 chữ tượng hình Một bảng chữ cái âm tiết, đúng như cái tên của nó, thể hiện các âm tiết của một chữ thông qua các chữ cái Tuy nhiên, bảng chữ cái này chưa thể biểu đạt được những ý tưởng, khái niệm phức tạp nên chúng chỉ được sử dụng trong các bản ghi chép cho việc giao thương, thương mại và phục vụ cung điện hoàng gia.

Nền văn minh Mycenae suy tàn trong thời kỳ diễn ra Sự sụp đổ của thời kỳ đồ Đồng (1250-1150 TCN), mở ra Thời kỳ đen tối của Hy Lạp (1200-800 TCN). Chính trong thời kỳ này Linear B đã bị thất truyền Dẫu cho có nhiều hạn chế, nhưng bảng Linear B vẫn cung cấp được cho hậu thế nhiều bản ghi chép, điều đã không thể xảy ra trong thời kỳ đen tối sau đó Những bản ghi chép đó đã đóng góp rất nhiều cho các nhà khảo cổ học trong việc tìm hiểu kỹ càng, chi tiết hơn về đời sống sinh hoạt của Hy Lạp cổ đại.

2.1.2 Nguồn gốc của bảng chữ cái Alphabet

Trong khoảng giữa 800-700 TCN, bảng chữ cái alphabet được giới thiệu tới người Hy Lạp bởi người Semit (chủ yếu là các thương nhân), tuy nhiên được giới thiệu như thế nào vẫn còn là một bí ẩn Nhà sử học vĩ đại Herodotus (484-425 TCN) đã đưa ra một trong những phiên bản phổ biến nhất về sự kiện này như sau: “Người Semit đã tới Hy Lạp cùng với Cadmus (vua của thành Thebes trong thần thoại Hy Lạp) sau cùng đã định cư trên mảnh đất này và đã dạy cho người Hy Lạp bảng chữ cái Semit Trong khoảng thời gian đầu, chữ viết vẫn được sử dụng giống với những người Semit bản địa, nhưng thời gian dần trôi, cùng với cách phát âm, người Hy Lạp đã thay đổi luôn cả cách viết chữ Tại thời điểm này, phần lớn quốc gia lân cận của Hy Lạp là người Ionia (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) Chính những cư dân Ionia đã học bảng chữ cái từ người Semit; họ đã thay đổi cách viết của một số chữ, nhưng vẫn gọi tên là bảng chữ cái Semit, nhưng chỉ đúng bởi vì bảng chữ cái này được người Semit đem tới Hy Lạp”.

Bảng chữ cái của người Semit

Powell, khác với những người khác, lại bác bỏ điều trên và cho rằng đó là suy nghĩ thơ ngây về lịch sử khi áp đặt một sự kiện trong quá khứ vào hiện tại và truyền thuyết hóa sự kiện thông qua hình tượng Cadmus, vị anh hùng đã lập lên thành trìThebes vĩ đại Những cây bút trước và sau thời đại của Herodotus đã đưa ra những phiên bản của mình về sự ra đời của bảng chữ cái Hy Lạp, một số lại có cùng quan điểm với nhà văn người Latin Gaius Julius Hyginus (64 TCN-17 SCN), hoàn toàn tuyên dương thành quả của thánh thần và số phận, thay vì sự đồng thuận đông đảo từ nguồn gốc của người Semit Powell bình luận rằng: “Chữ viết của người Semit bao gồm một hệ thống 24 ký tự, mỗi một ký tự bao gồm một phụ âm và một nguyên âm chưa rõ ràng (hoặc là không có nguyên âm) Mặc cho nguồn gốc mịt mờ, hệ thống chữ cái này thường được cho là bắt nguồn từ Ai Cập, và được hoàn thiện vào năm 1000 TCN Hệ thống này về sau dần thay thế bảng chữ Akkadian cuneiform dưới sự hậu thuẫn của quốc vương các nước Địa Trung Hải trong thời kỳ văn minh đồ đồng”.

Sau thời gian dài tiếp xúc với bảng chữ cái của người Semit, người Hy Lạp đã có thể tạo ra những điều chỉnh nhằm phát triển bảng chữ cái này cho mục đích sử dụng riêng của người Hy Lạp Trong đó bao gồm cả việc thêm các nguyên tố nguyên âm và 2 chữ cái nữa để đưa tổng số chữ cái từ 22 lên 24 Đây là hệ thống nguyên âm được ghi nhận đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Bảng chữ cái của người Hy Lạp

2.1.2.1 Giai đoạn đầu sử dụng và tác động

Ngay khi bảng chữ cái này được sử dụng thuần thục, đã xuất hiện nhiều hơn các bản ghi chép không chỉ dùng để liệt kê mỗi các phát minh Các câu chuyện truyền miệng, sự phát triển trong thời kỳ đen tối và các câu chuyện cổ tích, sự ra đời của các vị thần, những chuyến phiêu lưu của các vị anh hùng, giờ đây đã có thể được chuyển thể thành dạng chữ viết, điều này diễn ra tương đối nhanh ngay sau khi người Hy Lạp biết tới bảng chữ cái này.

Chính những hoạt động trên đã đem lại những đóng góp to lớn, khổng lồ trong việc lan truyền những giá trị tốt đẹp của văn hóa Hy Lạp bởi những cây bút ưu việt đương thời như là Homer, Hesiod… dẫu cho đại đa số dân số bị mù chữ trong thời kỳ cổ đại Hệ thống chữ cái này đã đưa mọi người tới những thế giới được viết lên bởi những người họ chưa bao giờ gặp, mở ra vô hạn khả năng trong việc tạo ra các hiệu ứng bằng cách sắp xếp hợp lý các chữ cái.

Một trong những ví dụ kinh điển nhất về hiệu ứng tạo ra bởi bảng chữ cái cổ của Hy Lạp là một đoạn văn 3 câu được khắc trên chiếc cốc tên Cốc của Nestor, có thể được coi là quảng cáo bia đầu tiên trong lịch sử nhân loại:

“Who am I? None other than the luscious Drinking cup of Nestor Drink me quickly and be seized in lust by golden Aphrodite”.

(Tạm dịch: Tôi là ai? Không ai khác ngoài chiếc cốc tuyệt hảo của vua Nestor. Uống tôi đi và bạn sẽ đắm chìm trong sắc dục của thần tình yêu”.

Bằng cách ví chiếc cốc thành Cốc của vua Nestor, đoạn quảng cáo trên đã mời chào khán giả tự ví mình như vua Nestor, vị vua thông thái của Pylos từ Iliad Từ đó kích thích trái tim, tâm trí của mọi người khi họ được đặt ngang bằng với các vị anh hùng, thánh thần của Homer, chỉ với 3 câu.

Văn học

2.2.1 Khái quát văn học Hy Lạp cổ đại

Hy Lạp có nền một nền văn học độc đáo, được hình thành từ lâu đời và cho đến nay vẫn giữ được giá trị sâu sắc của nó Văn học Hy Lạp chính là “mảnh đất nuôi dưỡng” nghệ thuật Hy Lạp sau này Nền văn học Hy Lạp bao gồm ba bộ phận chủ yếu và có liên quan chặt chẽ với nhau là thần thoại, thơ và kịch.

“Thần thoại” hay Mitologia (Tiếng Nga), Mythology (Tiếng Anh), đều xuất phát từ chữ Mythos Logos của Hy Lạp (Mythos: truyền thuyết; logos: lời nói, truyện kể, học thuyết).

Thần thoại Hy Lạp là thể loại văn học ra đời sớm, hình thành chủ yếu trong thời kỳ tan rã của xã hội thị tộc, bộ lạc (khoảng thế kỷ XI - IX TCN) và phát triển thành một hệ thống hoàn chỉnh vào thế kỷ VIII – VII TCN.

Thần thoại Hy Lạp bao gồm những câu chuyện hoang đường về: Nguồn gốc vũ trụ loài người; Giải thích các hiện tượng tự nhiên, đời sống và xã hội; Lịch sử thành lập các bang bộ tộc Hy Lạp; Sự tích về các anh hùng Qua đó, nó phản ánh những nguyện vọng của nhân dân trong việc giải thích và đấu tranh với tự nhiên, đồng thời, phản ánh cuộc sống lao động xã hội lúc bấy giờ

Bên cạnh đó, người Hy Lạp cổ đại còn sáng tạo ra các thần bảo hộ các ngành nghề và các lĩnh vực trong cuộc sống Ví dụ: Athena là nữ thần chiến tranh, trí tuệ và nghệ thuật, bà cũng là nữ thần bảo hộ của các ngành nghề chế tác Bà được cho là người đã hưỡng dẫn các nghệ nhân chế tác kim loại, điêu khắc Hay, Demeter là hoá thân của đất và là nữ thần của nghề nông nghiệp, mùa màng v.v Một số tác phẩm của thể loại này như “Theogony” (Gia phả các thần), “Works and Days” của Hesiod (khoảng năm 750 - 765 TCN) Trong đó, cuốn “Theogony” đã cung cấp cho ta một cái nhìn sâu sắc về thế giới quan, niềm tin của người Hy Lạp, bắt đầu từ việc kể về nguồn gốc của vũ trụ và sự xuất hiện của các thế hệ thần từ Chaos ban đầu. Hesiod mô tả việc các vị thần và các thế hệ thần ra đời bao gồm các vị thần Olympus, các vị thần Titan, các vị thần biển cả, các vị thần chthonic (thần cai quản

Tượng bán thân của nhà thơ Hy

Lạp cổ đại thế kỷ thứ 8 TCN

Hesiod. địa ngục) Ngoài ra,"Theogony" cũng kể về cuộc chiến giữa các thần Titan và thần Olympia để thống trị vũ trụ, cuối cùng Zeus trở thành vị thần tối cao Còn “Works and Days” lại cung cấp những thông tin, những hướng dẫn thực tế về nông nghiệp và cuộc sống đạo của người dân Hy Lạp cổ đại

Nói về thơ ca của Hy Lạp cổ đại trước hết phải kể đến hai tập sử thi nổi tiếng:

“The Iliad” và “The Odyssey” của tác giả Homer. Đề tài của “The Idiad” và “The Odyssey” đều khai thác từ cuộc chiến tranh giữa các quốc gia ở Hy Lạp với thành Troy.

“The Iliad” bao gồm 15683 câu, chia ra thành 24 khúc ca, kể về 49 ngày cuối cùng trong năm thứ 10 của cuộc chiến tranh thành Troy Tác phẩm tập trung miêu tả cuộc mâu thuẫn giữa anh hùng Hy Lạp Achilles và vua

Agamemnon vì nàng Briseis Cuối cùng Achilles chết trong chiến trận, kết thúc với lễ hỏa táng và truy điệu cho Hector - hoàng tử và là tướng chỉ huy của thành

Sử thi “Iliad,” một đoạn từ cuốn thứ tám của một bản viết tay bằng tiếng Hy Lạp, cuối thế kỷ V, đầu thế kỷ

VI (Ảnh: Tài sản công)

Một bản thảo quyển I thế kỷ 15 được viết bởi kinh sư John Rhodes (Bảo tàng Anh).

“The Odyssey” bao gồm 12110 câu thơ, chia thành

24 khúc ca, kể về chuyến đi kéo dài 10 năm, sau cuộc chiến thành Troy của Ulysses (hay còn gọi là Odysseus) - người đã nghĩ ra mưu kế “Con ngựa thành Troy” để trở về quê hương Ithaca, về bên người vợ thuỷ chung Penelope và con trai của mình.Sau khi chiến đấu với Cyclops và thoát khỏi Calypso, Odysseus đối mặt với Siren hút hồn và phải vượt qua nhiều khó khăn trước khi trở về nhà Lúc trở về, hai vợ chồng đã nhận ra nhau thông qua chi tiết chiếc giường vốn là một gốc cây ô liu trong phòng ngủ.

Nếu Achilles, người anh hùng trận mạc xuất chúng trong “The Iliad”, là biểu tượng cho sức mạnh thể chất thì Ulysses lại là biểu tượng cho trí tuệ con người Hy Lạp Đây chính là 2 mẫu nhân vật anh hùng văn hoá tiêu biểu của dân tộc Hy Lạp, thuộc kiểu nhân vật siêu mẫu kết tinh từ các truyền thuyết và huyền thoại cổ xưa. Đến thế kỉ VII, VI TCN, thơ trữ tình bắt đầu xuất hiện Một số nhà thơ nổi tiếng có thể kể đến như Archilochus, Alcaeus, đặc biệt nữ thi sĩ Sappo được người

Hy Lạp xưng tụng là “nàng thơ thứ 10” của thơ ca Hy Lạp (bên cạnh 9 nàng tiên bảo trợ cho hoạt động thi ca theo quan niệm của người Hy Lạp).

Có thể khẳng định rằng, thơ trữ tình của Hy Lạp có ảnh hưởng đối với thơ ca của phương Tây sau này về phong cách sáng tác cũng như hình thức và đặt cơ sở cho một hình thức văn nghệ mới ở Hy Lạp là kịch.

Nghệ thuật kịch của Hy Lạp cổ đại xuất hiện vào khoảng thế kỉ VI TCN, bắt nguồn từ các hình thức ca múa hoá trang trong các ngày lễ hội, nhất là lễ hội thần Rượu nho Dionysos Trong những ngày lễ hội này, người ta múa hát hóa trang, khoác da cừu, đeo mặt nạ diễn lại những sự tích trong thần thoại Lúc đầu chỉ có những đội đồng ca hát những bài ca ngợi thần Rượu, sau thêm một diễn viên hát đế, như vậy bắt đầu có đối đáp Cơ sở của kịch bắt đầu xuất hiện.

Sau khi hình thức kịch ra đời, người ta đã xây dựng những sân khấu ngoài trời rất lớn, ví dụ sân khấu ở Aten chứa được 17.000 người, sân khấu ở Mêgalôpôlit (ở trung tâm bán đảo Pêlôpônedơ) chứa được 44.000 người Đồng thời chính quyền thường tổ chức những cuộc thi diễn kịch, có thời kì còn phát tiến cho công dân mua vé xem kịch, do đó nghệ thuật kịch càng phát triển.

Kịch Hy Lạp có hai loại : bi kịch và hài kịch Những nhà soạn kịch tiêu biểu nhất là Aeschylus, Sophocles, Euripides.

Bi kịch có nguồn gốc bắt nguồn từ dân gian và xã hội, là sự kết hợp giữa anh hùng ca với thơ trữ tình Bi kịch Hy Lạp là “một vẻ đẹp của bi kịch cổ đại” (Aristoteles) Một số vở kịch nổi tiếng như “Antigone” và Oedipus Rex (Vua Oedipus) của Sophocless,

Tôn giáo

Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Hy Lạp cổ đại Nó ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong xã hội, từ nghệ thuật và văn học đến chính trị và luật pháp

Hy Lạp cổ đại không có một vị thần duy nhất mà là một hệ thống đa thần giáo với nhiều vị thần và nữ thần cai quản các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.

Thần thoại Hy Lạp có một hệ thống thần linh phức tạp với nhiều vị thần, các vị anh hùng, á thần và sinh vật huyền thoại.

Nổi tiếng có thể nhắc đến là 12 vị thần chính trong hệ thống Olympus bao gồm:

Zeus: Vua của các vị thần, thần sấm sét

Hera: Nữ hoàng của các vị thần, vợ của Zeus

Poseidon: Thần biển cả Demeter: Nữ thần nông nghiệp

Athena: Nữ thần trí tuệ và chiến tranh

Ares: Thần chiến tranh Aphrodite: Nữ thần tình yêu và sắc đẹp Apollo: Thần ánh sáng, âm nhạc và thơ ca

Artemis: Nữ thần săn bắn và hoang dã

Hermes: Sứ giả của các vị thần

Hestia: Nữ thần lửa lò sưởi và gia đình

Người Hy Lạp cổ đại cho rằng, các vị thần của mình mang hình dáng con người, chỉ khác là họ có quyền năng siêu phàm và thần kỳ Đặc biệt, họ:

Có thể chống được thương tích và bệnh tật

Có thể biến hình thành những người hay sinh vật khác trong nháy mắt

Có thể mãi mãi không già

Xuất phát từ việc được tạo nên từ thực tế cuộc sống, các thần của Hy Lạp không phải là những lực lượng xa vời, có quyền tuyệt đối và đáng sợ như các thần ở phương Đông mà là những hình tượng rất gần gũi với con người Thần của Hy Lạp cổ đại còn có tình cảm yêu ghét vui buồn, có khi hẹp hòi, có khi đa tình, ghen tuông v.v…Điển hình như việc thần Zeus - vị thần tối cao, có nhiều vợ nhưng vẫn lén vợ có những mối quan hệ ngoài luồng với các nữ thần khác Hay như nữ thần tình yêu và sắc đẹp Aphrodite tuy đã kết hôn với thần thợ rèn Hephaestus chân thọt nhưng không chung thuỷ với chồng mà lại đi ngoại tình với thần chiến tranh Ares và đã bị thần thợ rèn bắt quả tang. Đối với người Hy Lạp không có gì kỳ lạ về những hành động của thần linh.

Họ không xem Zeus hay Apollo là những tấm gương về đạo đức phải noi theo.Người Hy Lạp cổ không có khái niệm về tội lỗi hoặc xấu ác xuất thân từ tôn giáo.

Tất cả những giới cấm cho tự do của con người đều dựa trên những quy ước xã hội hay luật pháp chứ không trên sự chỉ dạy của tôn giáo.

Trong suốt cuộc sống, người cổ Hy Lạp liên tục tham gia các nghi lễ hoặc lễ hội tôn giáo Mọi khía cạnh trong đời sống của họ, từ xã hội, kinh tế, hôn nhân, cho đến chiến tranh, đều được thể hiện qua các nghi lễ tập trung tôn vinh các vị thần.

Nghi lễ là một phần quan trọng, vì qua đó người cổ Hy Lạp có thể cầu nguyện thần linh phù hộ, tán thành, hoặc bảo đảm Mọi nghi lễ đều liên hệ đến một cuộc trao đổi: Người trần dâng cúng lễ vật cho thần linh để được cứu giúp một điều gì đó.

Mỗi đền thờ dâng cúng cho một vị thần đặc biệt Người cổ Hy Lạp tin rằng, vị thần đó thực sự trú ngụ bên trong đền thờ dành cho mình hoặc nếu một vị thần có nhiều đền thờ thì ông ta sẽ thay phiên thăm viếng chúng.

Tín ngưỡng này cho rằng, các thần hiện diện trong đền thờ có nghĩa là người

Hy Lạp thực sự tôn thờ tượng thần bên trong đền, một lối tín ngưỡng mà người đời này gọi là sự sùng bái thần tượng.

Lịch cổ Hy Lạp đầy rẫy các ngày lễ tôn giáo và lễ hội chính thức Người Hy Lạp không có ngày thiêng liêng cụ thể mà tham gia các nghi lễ tôn giáo trong nhiều dịp lễ hội Thông thường, cá nhân hoặc gia đình có thể đến chiêm bái đền thờ dưới sự giám sát của thầy tu trong đền Nhưng thường thì dân chúng thờ cúng thần linh tại nhà mình Thần bảo hộ chính của gia chủ là thần Zeus, ông cũng lo về cách thể hiện tính hiếu khách của gia chủ.

Tuy nhiên, họ cũng có thể chọn lựa các vị thần của riêng mình để hộ trì gia đạo Họ đặt những hình ảnh của vị thần đó trước cổng nhà hoặc ở những chỗ trang trọng trong nhà Thần Apollo và Hermes thường được chọn lựa ngoài thần Zeus.

Tế lễ và dâng lễ vật:

Cúng tế là nghi lễ thiêng liêng, thể hiện sự trân trọng và biết ơn đối với các vị thần Trong nghi lễ cúng tế, người ta thường dâng lên các vị thần những vật phẩm quý giá, như gia súc (bò, trâu, heo, dê ) hoặc các loại thực phẩm (rượu, thức ăn ). Việc cúng tế thể hiện mong muốn được các vị thần ban phước lành cho gia đình, cộng đồng được bình an, mùa màng bội thu, cuộc sống sung túc.

Dâng lễ vật là một hình thức thể hiện lòng thành kính và cầu nguyện Lễ vật có thể là những vật phẩm đơn giản như hoa quả, hương, đèn hoặc những vật phẩm giá trị hơn như vàng bạc, đá quý Việc dâng lễ vật thể hiện mong muốn được các vị thần lắng nghe lời cầu nguyện, phù hộ cho sức khỏe, tài lộc, công danh.v.v Lối thờ cúng này không phải do người Hy Lạp bày ra mà truyền thống này đã có nguồn gốc từ xa xưa Ý tưởng chủ đạo là người trần dâng cúng một phần thực phẩm cho thần thì bù lại thần sẽ phù hộ gia đình họ được an lành hoặc giúp một điều gì họ cầu khẩn được toại nguyện.

Ngoài ra, người Hy Lạp cho rằng sông, suối, rừng, và các hiện tượng thiên nhiên khác đều có dính líu đến thần linh Bằng cách bỏ sỏi hoặc một lễ vật nhỏ vào dòng sông hoặc vào bất cứ đâu, người ta thừa nhận quyền lực bao trùm của thần linh.

Người Hy Lạp tin rằng thần linh có mặt khắp nơi, và thỉnh thoảng đi xuống trần dưới hình dạng người phàm để theo dõi nhân loại Đó là lý do để giải thích tại sao người phàm đôi khi buột miệng nói ra điều gì càn quấy Sực tỉnh, họ chỉ việc vả lả, Thần nào đó đã nhãy vào miệng tôi và nói ra điều ấy.

Sử học

Sử học (hoặc nghiên cứu lịch sử) của Hy Lạp bao gồm việc khám phá và nghiên cứu về lịch sử của Hy Lạp cổ đại và Hy Lạp hiện đại Việc nghiên cứu sử học Hy Lạp giúp ta hiểu rõ hơn về các giai đoạn lịch sử quan trọng, những sự kiện, nhân vật và xu hướng xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa của quốc gia này.

Từ thế kỷ V TCN, người Hy Lạp bắt đầu có sử học thành văn và xuất hiện những nhà viết sử chuyên nghiệp Sử học Hy Lạp là cội nguồn của sử học phương Tây.

Hêrôđốt (484 – 425 TCN) là một kiều dân Mê-tec ở Aten, được coi là “người cha của sử học phương Tây” Ông du lịch nhiều nơi, thu thập nhiều cứ liệu, tai nghe mắt thấy nhiều điều, và đã viết bộ sách “Tóm tắt các sự kiên”, sau này được gọi là bộ “Lịch sử”, thế kỷ II TCN được các nhà bác học ở

Alexandria chia làm 9 tập, trong đó viết về lịch sử Atxiri, Ai Cập, Ba Tư, Babilon, nhất là “Cuộc chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư”, viết xong năm 430 TCN Trong cuốn “Cuộc hiến tranh Hy Lạp Ba – Tư”, Hêrôđốt ca ngợi lòng yêu nước và những chiến thắng lẫy lừng của người Hy Lạp trước quân Ba Tư, đề cao tính chính nghĩa của cuộc chiến đấu này.

Tác phẩm của ông là nguồn sử liệu quý báu về lịch sử Ai Cập, Babilon, Hy

Lạp Ông còn được coi là nhà dân tộc, nhà tư tưởng và ông cho rằng nhà sử học không chỉ là người kể chuyện mà còn là nhà triết học, phải trả lời cho các câu hỏi: Cuộc sống con người phụ thuộc vào cái gì? Nguyên nhân của chiến tranh, thất bại và thành công?

Tuyxiđít (460 – 395 TCN) là nhà quý tộc thuộc phái bảo thủ ở Aten, tác giả của tác phẩm “Lịch sử cuộc chiến tranh Pêlôpônedơ”, viết về giai đoạn 431 – 411 TCN của cuộc chiến tranh do Aten và Xpác cầm đầu mà bản thân ông cũng từng tham gia lãnh đạo hạm đội Aten, sau bị đưa đi đầy và viết nên tác phẩm này Tư liệu của ông phong phú và xác thực, được phân tích, xem xét kỹ lưỡng Ông là người đầu tiên trong giới sử học, không chỉ ở Hy Lạp mà còn là người đầu tiên ở phương Tây, đã viết một cách nghiêm túc qua việc xem xét, đánh giá các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ hữu cơ với nhau.

Bên cạnh đó, còn có Xênôphôn (khoảng 430 – 359 TCN), là tác giả của

“Anabaxit”, “Lịch sử Hy Lạp” (411 – 362).

Nghệ thuật

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Hy Lạp là một trong những di sản quý báu của nền văn minh Hy Lạp, đặt nền móng và ảnh hưởng sâu sắc tới nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của thế giới cho đến ngày nay, đặc biệt là của phương Tây.2.5.1 Kiến trúc Đặc điểm chung ở mọi khía cạnh này đó là kiến trúc Hy Lạp gắn liền với cuộc sống thực tế của xã hội, với truyền thống văn hoá và đời sống hàng ngày của nhân dân.

Các công trình kiến trúc được xây dựng bằng vật liệu đá thiên nhiên, với hình dáng và kiểu dáng đặc biệt, như cột trụ, mái vòm và những hình khối hình học được xây dựng ở trên những vị trí đồi cao. Đặc trưng nổi bật của kiến trúc Hy Lạp cổ đại là các loại thức cột, có 3 loại thức cột chính tương ứng với 3 thời kì trong kiến trúc hy lạp cổ đại bao gồm thức cột Đôrích, thức cột Iôních và thức cột Coranh.

Thức cột Đôrich ra đời sớm nhất và có đặc điểm đơn giản nhất: cột to, thấp, mũ cột có rãnh sọc đơn giản và không có đế đội.

Thức cột Lonic được thiết kế tinh tế hơn, có đặc điểm là nhỏ, thanh thoát, mũ cột có hoa văn xoắn ốc và đã có đế cột.

Cột Coranh xuất hiện muộn hơn cả với đặc điểm cột mảnh mai tương tự như cột lonic nhưng đã có thêm những đường nét hoa văn uốn lượn đặc biệt ở phần đầu cột.

Thức cột Coranh Ở Hy Lạp, đối tượng chủ yếu của xây dựng là thành phố với những công trình công cộng như nhà hội đồng, nhà hát, đền đài… Và một trong những công trình tiêu biểu nhất trong số đó chính là đền: Parthenon - một công trình đền thờ tiêu biểu chứa đựng tất cả những đặc điểm nêu trên. Đền thờ Parthenon

Parthenon là một ngôi đền thờ nữ thần Athena, được xây dựng vào thế kỷ thứ

5 TCN Ngôi đền được làm bằng đá cẩm thạch Pentelic, với 8 cột Doric ở mặt trước và mặt sau, và 17 cột ở mỗi bên Trên bức tường dài 276m của ngôi đền có những bức phù điêu dựa theo các đề tài thần thoại và sinh hoạt của xã hội lúc bấy giờ Bên trong đền còn có một bức tượng khổng lồ bằng vàng và ngà của nữ thần Athena. Đền Parthenon đã bị hư hại nhiều lần trong suốt lịch sử của nó Tuy nhiên, bất chấp những hư hại ấy, đền Parthenon vẫn là một trong những công trình kiến trúc ấn tượng nhất thế giới Nó là một lời nhắc nhở về sức mạnh, vẻ đẹp và sự sáng tạo của nền văn minh Hy Lạp cổ đại.

Ngoài ra, còn có một số công trình kiến trúc nổi bật khác như: Đền thờ thần Dớt ở Ôlempi, Đền thờ thần nữ Athena - Delphi, … (Hình ảnh minh hoạ từ trái sang).

Bằng những đường nét tinh xảo, các nghệ sĩ điêu khắc và hội hoạ của Hy Lạp đã gạt bỏ được những nguyên tắc xây dựng nhân vật tĩnh, công thức và làm toát lên được sức mạnh tư tưởng của tác phẩm Đối tượng miêu tả thường là các nhân vật trong thần thoại và cả những sinh hoạt trong đời sống hàng ngày.

Nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp gồm 3 giai đoạn phát triển chính.

Thời kỳ cổ sơ (thế kỷ VII-VI TCN):

Trong thời gian đầu, tượng thường trong dáng tĩnh, nghiêm trang, cân đối Tỷ lệ cơ thể cũng như hình khối chưa chuẩn mực, chất liệu sử dụng là đá.

Sang thế kỷ VI trong phong cách làm tượng đã có sự chuyển biến Các tượng thẳng đứng như cây cột dần được thay thế bằng những pho tượng dáng động từ đơn giản đến phức tạp dần Đến nửa đầu thế kỷ V, hình tượng điêu khắc đã thoát khỏi sự chi phối của ước lệ tạo hình cơ sở bằng các tác phẩm chạm nổi ở đền thờ thần diễn tả 12 chiến công người anh hùng Hercules Con người được diễn tả ở nhiều tư thế vận động khác nhau rất sinh động Nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp bước vào thời kỳ mới.

Tác phẩm chạm nổi diễn tả 12 chiến công người anh hùng Hercules.

Những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng khác ở thời kì này có thể kể đến như tượngKouros, Kore (Hình ảnh minh hoạ từ trái sang).

Thời kỳ cổ điển (Từ thế kỷ V tới IV TCN) Đây là thời kì mà nghệ thuật điêu khắc của Hy Lạp đạt được những thành tựu rực rỡ nhất

Tượng Đô-ri-pho (Doryphore)

Từ giữa thế kỷ V, trong lĩnh vực đã hình thành và phổ biến một phong cách mới : những bức tượng người đều có một tỷ lệ chính xác, cân đối và vóc dáng khỏe đẹp.

Tiêu biểu là Tượng Đô-ri-pho (Doryphore) người lực sĩ vác giáo có tỷ lệ 7 đầu cân đối, hài hòa và Người ném đĩa

- một lực sĩ cường tráng đang vận động hết sức của cơ thể để vung tay ném đĩa cho thấy sự phối hợp cái đẹp về dáng, về hình, về tỷ lệ.

Sang thế kỷ IV, điêu khắc Hy Lạp muốn tăng thêm chất liệu thực cho tượng cũng như bớt chất lý tưởng hoá, thể hiện rõ qua tượng thần Zeus, tượng Vệ nữ thành Milo…

Tượng thần Zeus Tượng Vệ nữ thành Milo

Thời kỳ Hy Lạp hoá (thế kỷ III - II TCN)

Tác phẩm Người lính Gô-loa bị trọng thương

Thời gian này, điêu khắc cũng như kiến trúc đều muốn tìm đến một phong cách mới, hoặc tiếp tục phong cách của giai đoạn trước nhưng đẩy cao hơn về mặt biểu hiện những tình cảm đau thương, bi thảm như tác phẩm Người lính Gô-loa bị trọng thương hay Người chiến binh Gô-loa giết vợ và tự sát,…

Tương tự với điêu khắc, trong giai đoạn thế kỷ V - IV TCN, Hy Lạp cũng đạt được những thành tựu nhất định với sự sống động và cá tính trong hội hoạ, tiêu biểu là bức tranh của Pôlinhốt về chiến dịch Maratông - thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của người Hy Lạp trong chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư

Bản sao hiện đại của bức tranh "Trận chiến Marathon".

Ngoài ra, trong thời kỳ Hy Lạp hoá còn có sự xuất hiện của loại tranh ghép mảnh mang tính trang trí và lộng lẫy.

Khoa học tự nhiên

Hy Lạp cổ đại không chỉ là quê hương của triết học mà còn là cái nôi của nền khoa học châu Âu, đặc biệt là khoa học tự nhiên.Trong một xã hội có nhiều bước tiến về kinh tế và một bầu không khí tương đối dân chủ - tự do (dân chủ chủ nô), xuất hiện nhiều nhà khoa học, khám phá tự nhiên và đi đến nhiều thành tựu quan trọng, có giá trị cho sự phát triển của khoa học nhân loại trên rất nhiều lĩnh vực như toán học, thiên văn học, vật lý, y học, sinh học,

Vì vậy, có thể coi Hy Lạp là cái nôi của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau của khoa học tự nhiên và là nơi sản sinh ra những con người khổng lồ, kiến thức uyên bác, với những thành tựu đáng giá đóng góp cho kho tàng khoa học tự nhiên của lịch sử nhân loại

Tranh ghép mảnh "Alexander Đại đế", Tranh ghép mảnh "Sàn nhà Orpheus" từ trái sang.

Toán học thời kì văn minh Hy Lạp cổ đại đã vượt qua những phép tính và bài toán sơ giản các nhà toán học Hy Lạp cổ đại đã khái quát những kiến thức toán học thành các định lí, định đề, nguyên lí vẫn còn được sử dụng trong toán học hiện đại: Định lý Pitago, định lí Talet, định luật Acsimet, Tiên đề Ơcơlit…Họ đã phát minh và đặt cơ sở cho môn hình học Chính những điều đó đã khiến cho toán học và nền khoa học nói chung của Hy Lạp cổ đại phát triển mạnh, vượt qua những thành tựu của người phương Đông cổ đại về lý thuyết toán học.

Các nhà toán học Hy Lạp cổ đại đã phát minh và đặt cơ sở cho môn hình học. Một số thành tựu toán học lớn thời kì văn minh Hy Lạp:

Eratosthenes (khoảng 276 - 193 TCN) là một nhà toán học, thiên văn học, địa lý học người Hy Lạp cổ đại Ông là người đầu tiên tính toán được chu vi Trái Đất một cách chính xác (39.700 km), đường kính, diện tích và chu vi các hình với việc tìm ra giá trị của số đo pi = 3,1324

Thalès (642 – 548 TCN), nhà toán học, thiên văn học và triết học Hy Lạp Ông sinh ra trong một gia đình thương nhân giàu có ở Millè Ông đã có nhiều phát hiện lớn cho Toán học Tiêu biểu là phát biểu về định lý Talet về tam giác đồng dạng, đo được chiều cao của kim tự tháp, tính được chính xác ngày nhật thực ở Milê (28/5/585 TCN) Ông đã chỉ ra rằng:

+ Mọi đường kính thì chia đôi một đường tròn.

+ Các góc đáy của một tam giác cân thì bằng nhau.

+ Góc nội tiếp trong nửa hình tròn là một góc vuông.

+ Là người đầu tiên đo được chiều cao của Kim tự tháp nhờ ông tìm ra nguyên lý đồng dạng và tỷ lệ thức.

+ Dự báo một cách chính xác ngày xảy ra nguyệt thực ở Milê (28 – 05 – 585TCN)

Pitago (580 – 500 TCN), nhà toán học, lý học, triết học, thiên văn học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại, quê ở đảo Xamốt (thuộc biển Egiê), là người đem lại nhiều biến đổi cho nền toán học thế giới, và là người đứng đầu trường phái học thuật Pitago Ông đã phát biểu định luật Pytago nổi tiếng “Tổng bình phương của hai cạnh góc vuông bằng bình phương của cạnh huyền trong một tam giác”

Các đóng góp của ông tiêu biểu của ông cho nền toán học văn minh Hy Lạp: Định lý Pythago

Chứng minh: tổng các góc trong một tam giác bằng 180 độ. Đưa ra những định nghĩa về điểm, đường; khái niệm vô cực và về số vô tỷ. Độ cao âm thanh của một sợi dây căng hai đầu khi cho dao động sẽ phụ thuộc vào chiều dài của sợi dây ấy Chiều dài sợi dây giảm đi mộ nửa thì âm thanh sẽ tăng lên một quãng 8. Được coi là bậc thầy về những con số Ông đã đưa ra những nghiên cứu thú vị về các con số như số chẵn thì xấu, không may; số lẻ thường đem lại may mắn; "số anh em", "số bạn bè"… Đặc biệt ông dùng tư duy về các con số nhằm chứng minh một số luận điểm triết học.

Euclite (330 - 275 TCN): Được xem là một trong những người sáng lập trường toán học thuộc "Đại học" Alecxandri Ông cũng đã để lại cho hậu thế những công trình nghiên cứu bất hủ, nhưng chúng ta biết về đời tư của ông không nhiều Những tác phẩm tiêu biểu của ông: “Catropque hay hình học những tia phản chiếu”,

“Những dữ kiện”, “Phép chia các hình”; đặc biệt là bộ “Elements” - Những khái niệm cơ bản: gồm 13 tập, trong đó ông đã sắp xếp một cách hợp lý, hoàn chỉnh,sáng tạo thêm, chứng minh chặt chẽ hơn tất cả 465 mệnh đề không chỉ về hình học mà cả lý thuyết số và đại số sơ cấp trên tinh thần của hình học, trong đó có tiên đề mang tên ông - Tiên đề Euclite.

Bộ sách Cơ bản gồm 13 cuốn vẫn được giữ đến ngày nay (phần lớn chương trình hình học ở phổ thông ngày nay sử dụng lại hầu như toàn bộ 6 cuốn trong bộ

Cơ bản của ông) Trong lịch sử Toán học, đây là tác phẩm khoa học duy nhất đã tồn tại 2000 năm mà giá trị không hề giảm sút.

Archimede (285 – 212 TCN): Niềm say mê khoa học cùng với kiến thức uyên bác, ông đã để lại cho nhân loại những tri thức khoa học vô giá về lý luận, thực tiễn cho nền toán học. Ông là người phát minh ra nguyên lý đòn bẩy và là tác giả của định luật nổi tiếng mang tên ông về sức đẩy của nước Đặc biệt, ông là người đã đưa ra phương pháp tính diện tích hình nón và hình cầu, tính được trị số Pi nằm giữa hai số 3 x10/71 và 3 x 1/7.

Có thể tóm lược những đóng góp khoa học của Archimede trong một số nghiên cứu tiêu biểu sau: Về trạng thái cân bằng: nghiên cứu về trọng tâm, hình bình hành, hình tam giác, về trọng tâm của đới parabol; Cầu phuơng hình parabol: cho lời giải về cơ học và cả lời giải toán học; Bàn về hình cầu và hình viên trụ; Bàn về cá hình xoắn; Đo đường tròn; Arénaire: về hệ đếm các số lớn.

Khoảng 700 năm trước Công nguyên (TCN), các nhà thiên văn học Hy Lạp đã tìm cách mô tả bầu trời dựa trên những kiến thức toán học Họ quan tâm đến những chu kỳ tự nhiên của thời gian như ngày, tháng, năm hay chu kỳ của Mặt trăng Điều này xuất phát từ nhu cầu thực tế của cư dân trong việc sản xuất lương thực Người nông dân quan sát thời điểm mọc và lặn của một số chòm sao cố định trên bầu trời để định ra mùa vụ.

Khoảng năm 500 TCN, Pythagore đã đạt được một số tiến bộ quan trọng trong thiên văn học Ông cho rằng hình cầu là dạng hình hoàn hảo cho chuyển động, bởi vậy Trái đất phải có dạng hình cầu Ông cũng thừa nhận, Mặt trăng chuyển động quanh đường xích đạo của Trái đất Tư duy này của ông có ảnh hưởng lâu dài trong suốt quá trình phát triển của khoa học, là động lực cơ bản ảnh hưởng đến những nhà khoa học vĩ đại sau này như Newton, Einstein.

Triết học

Được hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên đến thế kỷ VI, triết học Hy Lạp cổ đại được xem là thành tựu rực rỡ của văn minh phương Tây, tạo nên cơ sở xuất phát của triết học châu Âu sau này.

Sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại là kết quả của sự chuyển biến trong các mối quan hệ xã hội trong một thời gian dài, có thể kể đến sự ra đời của chế độ chiếm hữu nô lệ Các cuộc đấu tranh giữa các giai cấp cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của các khuynh hướng triết học Điều kiện địa lí - thiên nhiên thuận lợi cũng đã tạo điều kiện cho Hy Lạp phát triển nhanh chóng ở tất cả các lĩnh vực và tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá, từ đó thúc đẩy sự phát triển của cả khoa học và triết học.

Quan điểm của các nhà triết học tuy đa dạng nhưng luôn gồm hai trường phái chính: triết học duy vật và triết học duy tâm.

Thalès, Anaximene (585 - 525 TCN), Anaximandre (611 – 547 TCN), Héraclite (540 - 480 TCN) – những nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp, đã nêu ra nguồn gốc của vũ trụ, của vạn vật: không khí, lửa, hay vô cực, rồi hình thành nên mọi vật Đặc biệt, Anaximene, Anaximandre là hai nhà triết học có quan điểm biện chứng đầu tiên ở Hy Lạp Héraclite cũng khẳng định rằng: "Vũ trụ cũng như mọi vật, không phải do bất cứ vị thần nào sáng tạo ra Trước kia, hiện nay và sau này, nó là ngọn lửa vĩnh viễn và linh hoạt thiêu đốt theo quy luật và cũng tắt theo quy luật". Đến thế kỉ V, IV TCN, triết học duy vật phát triển thêm một bước nhờ vào nền tảng tiến bộ của khoa học tự nhiên Khác với các bậc tiền nhân, Empédocle (490 - 430

TCN) cho rằng vũ trụ được hình thành không phải chỉ từ các nguyên tố riêng lẻ, mà là từ 4 yếu tố là đất, không khí, lửa, nước Thực vật ra đời đầu tiên, rồi đến động vật và con người Anaxagoras lại cho rằng vũ trụ là do vô số

(Từ trái sang) Thalès, Anaximene, Anaximandre và Héraclite. nguyên tố tạo nên, ánh sáng của Mặt Trăng là từ Mặt Trời, và trên Mặt Trăng cũng có sự sống.

Démocrite (460 - 370 TCN) cho rằng mọi vật đều được cấu thành từ những hạt rất nhỏ chuyển động không ngừng Vũ trụ thường xuyên thay đổi, tính thống nhất của thế giới nằm trong sự muôn màu muôn vẻ của chính nó, điều này được thể hiện ở câu nói “Không thể hai lần cùng tắm trên một dòng sông” của ông Đây là cơ sở cho chủ nghĩa duy vật trong khoa học tự nhiên hiện đại, trái ngược với các học thuyết duy tâm về nguồn gốc của vũ trụ.

Người bạn đường của triết học duy vật Hy Lạp cổ là triết học duy tâm Để chống lại trường phái duy vật, trường phải duy tâm ban đầu xuất hiện dưới hình thức trường phái nguỵ biện Tính duy tâm của trường phái này được thể hiện ở việc chỉ có nhận thức chủ quan hoặc chủ nghĩa tương đối.

Người đầu tiên đại diện cho phái nguỵ biện là Protagoras (485 - 410 TCN). Ông cho rằng mọi nhận thức đều có tính chất chủ quan Cái gì con người nhận thấy hợp lí thì nó thực sự hợp lí - “con người là thước đo của mọi sự vật” Nhưng đồng thời, mỗi sự vật đều có hai mặt, và có thể có hai cách phán đoán hợp lí.

Nhà triết học nguỵ biện lớn nhất của Hy Lạp thời bấy giờ là Socrates (469 -

399 TCN), là người khai sinh ra phép biện chứng bằng phương pháp tìm tòi chân lí bằng đối thoại, hay còn gọi là phương pháp Socrates Tuy nhiên, những tư tưởng của ông được biết đến chủ yếu nhờ các tác phẩm của Platon (427 - 347 TCN), người học trò xuất sắc nhất của ông, đồng thời cũng là nhà triết học duy tâm lớn nhất của

Hy Lạp Platon đã xây dựng học thuyết chính trị trong tác phẩm “Nhà nước và pháp luật”, đồng thời sáng tập Học viện triết học ở Athens, đề cao tư duy biện chứng, nghiên cứu sâu sắc mọi vấn đề của cuộc sống Tư tưởng triết học của Platon có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy tâm ở phương Tây ở nhiều mặt như mĩ học, giáo dục, chính trị.

Vĩ đại nhất trong giới triết học cổ Hy Lạp là Aristotle (384 - 322 TCN) Ông là nhà nhị nguyên luận, tức vừa duy vật vừa duy tâm Bên cạnh đó, ông còn là một học giả uyên bác về nhiều lĩnh vực của khoa học, do đó ông còn được gọi là bộ Bách khoa toàn thư của Hy Lạp Tuy các quan điểm của ông rất phức tạp nhưng chúng đều là nền tảng cho khoa học thế giới, và điều đó càng chứng tỏ ông là bộ óc vĩ đại nhất trong các bộ óc vĩ đại của Triết học cổ đại Hy Lạp.

Luật pháp

Khi nhắc đến lịch sử phương Tây cổ đại, không thể không nhắc đến hệ thống luật pháp đã được lưu hành, áp dụng và phát triển trong suốt thời kỳ mấy ngàn năm.

Hệ thống luật pháp không chỉ là công cụ để giai cấp thống trị quản lý vùng đất của mình mà còn là cơ sở khẳng định nền văn minh một cách cụ thể và chính xác nhất.

Luật pháp phương Tây cổ đại cũng thể hiện sự phát triển tiến bộ hơn so với phương Đông cổ đại Tiêu biểu trong thời kỳ này là luật pháp của nền văn minh Hy Lạp cổ đại.

Nói tới nền văn minh của Hy Lạp cổ đại, thì chúng ta không thể không nhắc đến nhà nước Aten – nhà nước cộng hòa dân chủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Nhà nước Aten được đánh giá là nhà nước dân chủ nhất thời kỳ cổ đại, thậm chí đây còn là hình thức dân chủ sơ khai nhất trong lịch sử từ khi có nhà nước và pháp luật Tính chất dân chủ của nó đặt cơ sở cho nền văn minh Hy Lạp cổ đại và cho toàn bộ nền văn minh Châu Âu thời kỳ cận hiện đại sau này.

Quá trình dân chủ hoá nhà nước Aten gắn liền với các cuộc cải cách của tầng lớp quý tộc chủ nô mới, phản ánh những chuyển biến trong xã hội và chính trị Điển hình là luật Dracông, pháp lệnh của Xôlông, pháp lệnh của Clixten, pháp lệnh củaEphinantét và Pêriclét Luật pháp Aten đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự, bảo vệ quyền lợi của người dân và thúc đẩy sự phát triển của thành bang.

Tương truyền rằng trong quá trình ra đời của nhà nước, Têdê (Thésée) đã thảo ra hiến pháp đầu tiên của Aten Theo hiến pháp này, bộ máy nhà nước của Aten gồm có ba bộ phận chủ yếu là Hội đồng quý tộc, Quan chấp chính và Đại hội công dân.

Tuy ngay khi mới thành lập, nhà nước Aten đã là nhà nước dân chủ, nhưng tầng lớp quý tộc thị tộc vẫn là tầng lớp có thế lực nhất về chính trị và kinh tế Trong bộ máy nhà nước, Hội đồng quý tộc có quyền về tư pháp, giám sát và quyết định mọi việc quan trọng Về kinh tế, thông qua việc cho vay nợ lãi, tầng lớp quý tộc đã chiếm được nhiều ruộng đất của nông dân Tình hình đó làm cho mâu thuẫn xã hội ở Aten ngày càng gay gắt Đặc biệt do sự lũng đoạn về pháp luật của tầng lớp quý tộc, đến cuối thế kỉ VII TCN, quần chúng đã nổi dậy đấu tranh đòi tầng lớp quý tộc phải bãi bỏ lệ xét xử độc đoán dựa trên những tục lệ truyền miệng và phải ban hành luật thành văn.

2.8.2 Luật Đracông và những pháp lệnh của Solon:

Do sự đấu tranh của quần chúng, năm 621 TCN, tầng lớp quý tộc đã giao cho quan chấp chính đương thời là Đracông thảo ra một bộ luật gọi là luật Đracông Đây là một bộ luật hết sức khắc nghiệt, ví dụ chỉ phạm tội ăn cắp vặt như lấy trộm rau quả cũng bị xử tử Sau khi soạn thảo, bộ luật này được khắc lên bia đá đặt ở những nơi công cộng để cho mọi người đều biết.

Mặc dù có nhiều sai sót và trừng phạt tàn bạo, Luật của Draco đã trở thành người đầu tiên trong lịch sử được biết đến để phân biệt giữa vụ giết người không

Hình ảnh một tòa án Aten. chủ ý, thường bị trừng phạt bởi án lưu vong Với những vụ giết người cố ý bị trừng phạt bởi án tử hình

Việc ban bố luật Đracông không giải quyết được các mâu thuẫn trong xã hội vì đạo luật này không đề cập đến vấn đề cải cách xã hội Do đó quần chúng lại tiếp tục đấu tranh, yêu cầu giải phóng con nợ khỏi những món nợ, chia lại ruộng đất, hơn nữa phải cải cách trật tự đang tồn tại.

Trước tình hình đó, năm 594 TCN, tầng lớp quý tộc phải nhượng bộ bằng cách cử Xôlông làm quan chấp chính và giao cho ông nhiệm vụ cải tổ lại chế độ chính trị của Aten Thực hiện trọng trách của mình, ngay sau khi lên cầm quyền, Xôlông đã ban hành các pháp lệnh sau đây:

Pháp lệnh về ruộng đất: Trả lại cho nông dân những thửa ruộng trước đây đã làm vật thế chấp vì không trả được nợ cho quý tộc Đồng thời quy định mức chiếm hữu ruộng đất tối đa.

Pháp lệnh về nô lệ vì nợ: Trả lại tự do cho nô lệ vì nợ; cấm chỉ việc lấy thân mình hoặc vợ con mình để trừ nợ, thậm chí cấm cả việc kí kết những văn tự vay nợ lấy bản thân người vay nợ làm vật bảo đảm.

Pháp lệnh về việc phân chia đẳng cấp và quyền lợi nghĩa vụ của mỗi đẳng cấp: Căn cứ theo tài sản, công dân Aten được chia thành bốn đẳng cấp: Đẳng cấp thứ nhất, Đẳng cấp thứ hai, Đẳng cấp thứ ba, Đẳng cấp thứ tư.

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN